Ngày nay, nhu cầu về thực phẩm nói chung, nhu cầu về mặt hàng thuỷ sản không ngừng tăng lên. Xã hội càng phát triển, thì nhu cầu về ăn uống đòi hỏi ngày một phong phú và đa dạng, Thuỷ sản không chỉ là một món ăn của người dân trong mỗi nước, mà còn là mặt hàng dùng làm xuất khẩu . Chính vì thế việc nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu trong nước, đặc biệt là nhu cầu của thị trường thế giới, để từ đó chọn giống nuôi trồng tạo ra nhiều chũng loại sản phẩm Thuỷ sản phù hợp với từng khu vực thị trường trên thế giới về nhu cầu, phong tục tập quán của họ. Do đó, việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu cho mặt hàng này làm nền tảng cho đầu ra hữu hiệu, từ đó kích thích đầu tư nuôi trồng. Qua việc nghiên cứu đề tài đã cho em thấy nhu cầu còn rất lớn của mặt hàng này , việc Chính phủ đưa ra nhiều chính sách khuyến khích đầu tư phát triển mặt hàng này, và coi đó như là mặt hàng chủ lực cho quá trình phát triển kinh tế quốc gia là rất đúng đắn. Qua nghiên cứu giúp thấy được thực trạng thị trường thuỷ sản hiện nay, từ đó giúp đưa ra phương hướng cũng như những giải pháp phát triển cho phù hợp với xu thế.
Với thời gian cũng như trình độ có hạn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, bởi vậy em xin sự góp ý của Cô để lần nghiên cứu tiếp theo đề tài của em được hoàn thiện hơn./.
47 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục vụ phát triển sản xuất và cải thiện đời sông nhân dân.
c)Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch tích cực:
Hàng nguyên liệu thô năm 1991 chiếm trên 92% tổng kim ngạch xuất khẩu, đến nay chỉ còn khoản 60%. Hàng chế biến và chế biến sâu (trong đó có hàng chế tạo) năm 1991 chỉ chiếm khoản 8%, năm 1999 đã lên khoản 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản năm 1991 chiếm tỷ trọng 53% tổng kim ngạch đến nay xuống còn khoản 36,5%; nhóm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1991 chiếm 47% thì năm 1999 đã tăng lên 63,5%. Đã hình thành một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Năm 1991 mới có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (đạt kim ngạch 100 triệu USD trở lên) là dầu thô, thuỷ sản, gạo, dệt may; mặt hàng đạt kim ngạch coa nhất là dầu thô cũng chỉ đạt 581 triệu USD. Đến năm 1997, đã tăng thêm 8 mạt hàng xuất khẩu chủ lực mới là cà phê, cao su, điều, giầy dép, than đá, hàng điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ và rau quả; trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì có một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao là cao su, giầy dép, hàng điện tử, nhân điều, chè, gạo... Có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khả năng tác động tới thị trường khu vực và thị trường thế giới là gạo xuất khẩu đứng thứ hai thế giới ( sau Thái Lan), nhân điều đứng thứ hai thế giới ( sau ấn Độ), cà phê đứng thứ tư thế giới (sau Brazin, Colombia, Mexico). Nếu chỉ tính riêng cà phê robusta thì Việt Nam đứng số 1 ở châu á và thế giới.
d)Chất lượng hàng xuất đã nâng lên đáng kể:
Bước đầu tạo ra sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trương thế giới, đông thời tác động tích cực đến chất lượng sản phẩm trong nước. Hiện nay gạo, dầu thô, thuỷ sản, hàng dệt may, giầy dép, cà phê, nhân điều, hạt tiêu... xuất khẩu từ Việt Nam đã được thừa nhận đạt chất lượng quốc tế. Các nhà sản xuất trong nước đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều hàng nội đã có chất lượng không thua kém hàng ngoại như: xi măng, thép, đường, xe đạp, quạt điện, phích nước, bóng điện...
e)Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư, liên doanh nước ngoài tăng nhanh:
Tuy mới tham gia voà tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nhưng loại hình này đã có mức tăng trưởng nhanh. Nếu như thời kỳ 1988 – 1991 chưa tính kim ngạch xuất khẩu dầu thô thì mới chỉ xuất khẩu được 52 triệu USD, năm 1992 lên 112 triệu USD, năm 1995 lên 440 triệu USD, năm 1996: 786 triệu USD thì năm 1997 đã dạt 1,5 tỷ USD, năm 1998: 1,982 tỷ USD, năm 1999: 2,45 tỷ USD. Khoản 75% kim ngạch xuất khẩu của loại hình doanh nghiệp này là các hàng chế biến sâu, dùng lao động, công nghệ tạo ra giá trị mới trong đó giầy dép và dệt may chiếm khoảng 35% và đã có một số mặt hàng chúa hàm lượng kỷ thuật cao như hàng điện tử, may và khí cụ công nghệp...
Về tình hình những tháng đầu năm 2001 các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng là cà phê ( tăng 50%), thuỷ sản (tăng 30%), cao su (tăng 20%), rau quả( tăng 15%) ... những tháng đầu năm 2001 kim ngạch xuất khẩu tháng sau luôn cao hơn tháng trước và tháng 7 là đỉnh điểm của 9 tháng đầu năm; tháng 8 giảm so với tháng 7 và ước tháng 9 giảm so với tháng 8. Đều đó thể hiện qua bảng số liệu thông kê sau :
Bảng 3 : So sánh tình hình xuất khẩu cùng thời kỳ giữa
năm 2000 với năm 2001
Thực hiện 6 tháng năm2001
6 tháng năm 2001 so với cùng kỳ năm 2000(%)
Lượng (Nghìn tấn)
Giá trị
(Triệu USD)
Lượng (Nghìn tấn)
Giá trị
(Triệu USD)
Khu vực kinh tế trong nước
4133
116,8
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
3452
112,5
Mặt hàng chủ yếu
Dầu thô
8694
1771
123,2
119,0
Dệt, may
931
112,7
Giày dép
747
96,3
Thuỷ sản
826
146,7
điện tử, máy tính
307
79,5
Cà phê
547
254
151,1
84,8
Gạo
2180
341
134,5
106,3
Thủ công mỹ nghệ
118
86,8
Hạt tiêu
43,7
71
140,2
55,8
Cao su
118
67,5
108,3
100,7
Hạt điều
15,7
60
116,5
86,0
Than đá
2014
49
134,3
109,6
Rau quả
167
216,9
Chè
14,8
16,6
74,0
67,7
Lạc
19,5
10
68,7
65,1
Nguồn: Số liệu tổng cục thống kê
- So sánh kết quả xuất khẩu các tháng đầu năm 2001 với các tháng cùng kỳ năm 2000 cho thấy xu hướng biến động tốc độ tăng trưởng tương đối giống nhau, cụ thể là tháng 7 đều có kim ngạch cao nhất, tháng 4 cùng tăng trưởng chậm so với tháng 3, từ tháng 8 bắt đầu giảm tăng trưởng và đến tháng 9 cùng là mức thấp nhất kể từ tháng 6.
Bình quân xuất khẩu 9 tháng xuất khẩu hàng hoá đạt 1.295 triệu USD/tháng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay (bình quân 9 tháng đầu năm 2000 đạt 1.151 triệu USD/tháng và năm 1999 đạt 910 triệu USD/tháng).
Với mục tiêu kế hoạch xuất khẩu 13%, để hoàn thành kế hoạch 2001 thì quí IV phải phấn đấu xuất khẩu 4.694 triệu USD, tức là bình quân mỗi tháng phải đạt 1.565 triệu USD, tăng 270 triệu USD so với bình quân 9 tháng đầu năm và tăng 264 triệu USD so với cùng kỳ năm 2000, đây là mức rất cao với tình hình xuất khẩu hiện nay (giá tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực liên tục giảm hoặc đứng ở mức thấp, thị trường thế giới biến động không lợi với xuất khẩu của ta, nhất là sau vụ khủng bố 11/9 ở Hoa Kỳ), đòi hỏi các nhà kinh doanh và các cơ quan quản lý phải phấn đấu quyết liệt mới có thể hoàn thành được.
Ngược lại với quy luật hàng năm, 9 tháng đầu năm nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) luôn thấp hơn các doanh nghiệp 100% vốn trong nước, cụ thể là bình quân mỗi tháng năm 2000 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,8% và các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 1%, trong khi đó 9 tháng đầu năm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,9% và các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 1,4 %.
Tăng trưởng xuất khẩu của thị trường chủ yếu.
So với cùng kỳ năm 2000, xuất khẩu sang một số thị trường tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung (10,5%) là: Ailen, áo, Ba Lan, Bỉ, các Tiểu Vương quốc ả Rập Thống nhất, Hàn Quốc, Mexicô, Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Trung Quốc, Ucraina và một số thị trường kém hơn cùng kỳ năm 2000 là: Na Uy, New Zealand, Nhật Bản, úc, Phần Lan, Philippin, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ.
Tăng trưởng xuất khẩu của các nhóm hàng chủ yếu
- Nhóm nông lâm, thuỷ sản: 9 tháng đầu năm xuất khẩu tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2000 (9 tháng đầu năm 2000 tăng 7%), do khối lượng xuất khẩu tăng 30,6%, làm tăng kim ngạch khoảng 774 triệu USD và do giá giảm 15,3%, làm giảm kim ngạch khoảng 506 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì nhóm này tăng trưởng 30,6%).
Mặt hàng có khối lượng xuất khẩu tăng nhanh là: hạt tiêu (51,4%), cà phê (40,4%), gạo (16,5%), hạt điều nhân (21,5%).
Mặt hàng có giá xuất khẩu giảm mạnh là: cà phê, hạt tiêu, hạt điều nhân, gạo, chè.
- Nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản: 9 tháng đầu năm tăng 6,6% (9 tháng đầu năm 2000 tăng 81%), do khối lượng xuất khẩu tăng 17,8%, làm tăng kim ngạch khoảng 455 triệu USD và do giá giảm 9,4%, làm giảm kim ngạch khoảng 286 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì nhóm này tăng trưởng 17,8%). Nhóm này có dầu thô tăng khối lượng xuất 17,1% và giá xuất khẩu giảm 9,5%; than đá tăng khối lượng xuất 40,3% và giá xuất khẩu giảm 7,6%.
- Nhóm công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp: 9 tháng đầu năm tăng 0,7% (9 tháng đầu năm 2000 tăng 15,7%), do khối lượng xuất khẩu tăng 7,7%, làm tăng kim ngạch khoảng 252 triệu USD và do giá giảm 7%, làm giảm kim ngạch khoảng 230 triệu USD (nếu giá không giảm thì nhóm này tăng trưởng 7,7%). Nhóm này có hàng linh kiện điện tử giảm 18,8%, hàng dệt may giảm 8,7%, các mặt hàng khác có tăng trưởng nhưng không nhiều.
Tóm lại, xuất khẩu 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2000 tăng 18% về khối lượng, làm tăng kim ngạch khoảng 1.897 triệu USD và giá giảm 6,4% làm giảm kim ngạch khoảng 793 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2001 tăng 18%).
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng xuất khẩu
Nhà nước và doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, tình hình biến động số lượng thị trường xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2000 (theo thống kê Hải quan) của nông sản chủ lực như sau:
Bảng 4 : Tình hình biến động thị trường xuất khẩu
TT
Mặt hàng
Số lượng thị trường xuất khẩu
Tăng (+), giảm (-)
Năm 2000
8 tháng 2001
1
Thuỷ sản
31
39
+8
2
Gạo
25
37
+12
3
Cà phê
31
41
+10
4
Rau quả
28
40
+12
5
Cao su
24
33
+9
6
Hạt tiêu
33
41
+8
7
Hạt điều nhân
13
25
+12
8
Chè
22
28
+6
9
Lạc nhân
12
20
+8
Nguồn : Bộ Thương Mại
- 9 tháng đầu năm đều tăng so với cùng kỳ năm 2000, nhiều thị trường tăng trưởng nhanh về tốc độ và tỷ trọng; nhiều mặt hàng chủ lực tăng khối lượng xuất khẩu (như đã nêu trên); về nhóm hàng khác có nhiều ý kiến đánh giá tăng cả giá và khối lượng xuất khẩu (giá tăng khoảng 9%, khối lượng tăng khoảng 19%).
- Từ tháng 7 đến nay, tỷ giá VNĐ/USD tăng so với các tháng trước, có lợi cho xuất khẩu. Sau ngày 11/9 đến nay, USD mất giá khoảng 0,25% đã làm các doanh nghiệp thiệt hại không nhỏ.
- Chính phủ và các Bộ/ngành có nhiều biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu như: tăng cường tổ chức các Đoàn đi nước ngoài đàm phán mở rộng thị trường; tổ chức các Đoàn đi các nơi trọng điểm, giải quyết các yêu cầu của địa phương; tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp, tập hợp phản ảnh các khó khăn để tháo gỡ kịp thời; ban hành nhiều chính sách, giải pháp, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó nổi bật là:
+ Trao đổi, đàm phán Hiệp định thương mại với Chi lê, Peru, Modava, estoni, Bungari, Pakistan, Nigeria, Ma Rốc, Hoa Kỳ và đang xúc tiến đàm phán Hiệp định thương mại với Bruney, NewZealand, Tanzania, Zimbabuê, Sip.
+ Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg, ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005; Nghị quyết 05/2001/NQ, ngày 24/5/2001 về bổ sung giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001; Thông báo số 58/TB-VPCP về việc đẩy mạnh xuất khẩu và quản lý nhập khẩu; công bố kết quả thưởng xuất khẩu năm 2000 và triển khai thưởng xuất khẩu năm 2001, trong đó bổ sung thêm một số nông sản, thực phẩm...
Nguyên nhân chủ yếu hạn chế xuất khẩu
Thứ nhất, 9 tháng đầu năm giá các mặt hàng chủ lực giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2000 (gồm toàn bộ nông sản xuất khẩu chủ lực, dầu thô, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử, linh kiện máy tính...) đã làm kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 1.023 triệu USD.
Thứ hai, từ tháng 4 đến nay nhập khẩu tăng trưởng chậm, nhiều chuyên gia phân tích mối quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu cho rằng đây cũng là yếu tố hạn chế xuất khẩu.
Thứ ba, 9 tháng đầu năm kinh tế Hoa kỳ, Nhật Bản, EU và một số nền kinh tế lớn khác tăng trưởng chậm, thậm chí có dấu hiệu suy thoái, nội tệ suy giảm, sức mua của dân cư giảm sút... đã góp phần làm giảm khả năng xuất khẩu của ta, nhất là với các mặt hàng chủ lực như hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử. Sau sự kiện 11/9 tại Hoa kỳ, thị trường thế giới biến động tăng thêm bất lợi cho xuất khẩu của ta (riêng tháng 9 giảm so với dự kiến đầu tháng khoảng 11%).
Thứ tư, hoạt động xúc tiến thương mại nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xuất, nhập khẩu, nhất là việc hỗ trợ thông tin cho sản xuất các mặt hàng có khả năng tiêu thụ trên thị trường, giới thiệu, khuyếch trương thương hiệu Việt Nam trên thị trường...vì vậy, tỷ trọng thị trường mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng trưởng chậm (như đã nêu trên) và thị trường mới không nhiều.
Thứ năm, Hiệp Định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ chưa được phê chuẩn.
2)Thị trường xuất khẩu của việt nam thời gian qua:
Thị trường hàng hoá của Việt Nam đã có những thay đổi lớn trong thời kỳ 1991 – 1999, bảo đảm được tiêu thụ hàng hoá của việt nam khi thị trường truyền thống là Liên Xô(cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã. Vào năm 1985 khu vực Liên Xô(cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu còn chiếm tới 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta nhưng đến năm 1990 tỷ lệ này xuống còn khoảng 42,4%; năm 1991 giảm mạnh, chỉ còn 11,1%, năm 1995 còn 2,5% Và từ năm 1998 đến nay chỉ còn chiếm xấp xỉ 2% kim ngạch xuất khẩu. Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, các nước châu á nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính của ta, năm 1991 đã vọt lên gần 77% nhưng những năm sau này, nhờ nỗ lực khai thông hai thị trường mới là Châu Âu và Bắc Mỹ, tỷ trọng Châu á giảm dần nhưng vẫn còn rất cao(hơn 61,5% vào năm 1998 và năm 1999 là 57,7%), vị trí của thị trường EU tăng đáng kể.
a)Trong các nước Châu á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò to lớn:
Trong thời kỳ 1991 – 1995, Nhật Bản thường xuyên chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta nhưng đến năm 1999 chỉ còn 21,3%. Tỷ trọng của ASEAN chỉ có sự thay đổ lớn khi xem xét cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu xét theo tiêu chí này thì tỷ trọng ASEAN tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 1985 khối này mới chiếm 2,4% kim ngạch xuất – nhập khẩu của ta nhưng tới năm 1990đã tăng đến thành 16,5%, năm 1995 là 24% và tới năm 1998 đã là 27,6%.
b)Tỷ trọng của EU nói riêng và của Châu âu nói chung tăng khá đều trong thời gian qua:
Cụ thể, năm 1991 EU mới chiếm 5,7% kim ngạch xuất khẩu của ta nhưng tới năm 1999 đã chiếm tới 21,7% góp phần đưa tỷ trọng của Châu âu lên tới gần 28%. Bước đột biến trong quan hê thương mại với EU đến vào năm 1992, Khi ta ký với EU Hiệp định khung về buôn bán hàng dệt may. Kim ngạch xuất khẩu sang EU đã tăng rất nhanh trong thời gian sau đó(năm 1990 ta mới xuất được147 triệu USD sang EU thì năm 1995 đã tăng lên thành 672 triệu USD và tới năm 1998 đã là 2.116 triệu USD và năm 1999 đạt 2.499 triệu USD). Đặc biệt, đây là thị trường mà ta thường xuyên xuất siêu.
c)Quan hệ thương mại với Bắc Mỹ, trong đó chủ yếu là Mỹ, đã có bước phát triển nhanh khi Việt nam và Mỹ bình thường hoà quan hệ vào năm 1995:
Trước năm 1995, Việt nam hầu như không có kim ngạch xuất khẩu vào mỹ. Tới năm 1995, năm đầu tiên bình thường hoá quan hệ, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đã đạt 170 triệu USD, đưa tỷ trọng của Mỹ từ 0% lên 3,1%. Đến năm 1998, dù chưa ký được hiệp định thương mại và hàng xuất của ta còn gặp nhiều khó khăn trên thị trường Mỹ do chưa hưởng qui chế MFN, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ vẫn đạt 469 triệu USD, chiếm 5% kim ngạch xuất khẩu và năm 1999 đạt 504 triệu USD chiếm tỷ trọng 4,4%. Đây cũng là thị trường mà ta thường xuyên xuất siêu, nếu hiệp định thương mại được ký kết thì xuất siêu vẫn còn tăng. Có thể nói Mỹ là một thị trường khổng lồ với sức mua lớn, nhu cầu đa dạng. Đây là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có chúng ta. Hàng hoá tiêu thụ tại Mỹ rất đa dạng về chủng loại phù hợp với các tầng lớp người tiêu dùng theu kiểu “ tiền nào của ấy” với những hệ thống cửa hàng phục vụ người giàu, trung lưu và người nghèo. Mỹ có nhiều quy định pháp luật chặt chẽ và chi tiết trong mua bán, các quy định về chất lượng, kỷ thuật...Vì thế, khi các nhà xuất khẩu chưa nắm rõ hệ thống qui định về luật lệ ở Mỹ thường cảm thấy khó khăn làm ăn tại thị trường này. Một lưu ý đưa ra ở đây, đó là các nhà sản xuất Việt Nam cần nhớ là sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ thường phải đáp ứng những yêu cầu rất đặc biệt, vì vậy nhà xuất khẩu Việt Nam không nên tin rằng chỉ cần xuất khẩu sang được Châu Âu là có thể xuất sang Mỹ theo phương thức tương tự. Thông lệ nhập hàng hoá sang Mỹ cũng cần được các nhà xuất khẩu Việt Nam nghiên cứu và làm quen. Những vấn đề mà các nhà nhập khẩu Mỹ hy vọng nhà xuất khẩu Việt nam làm là qui trình cơ bản nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ, những điều cần ghi trên hoá đơn thương mại mà nhà sản xuất của ta cung cấp cho người mua ở Mỹ. Đánh dấu xuất xứ hàng hoá, phân loại hải quan, lưu giữ hồ sơ, đánh giá, điều kiện nhập khẩu đặc biệt
d)Thị trường Châu Đại Dương( chủ yếu là Austalia) cũng đã có bước phát triển trong thời gian qua:
Tỷ trọng của thị trường này trong xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 0,2% vào năm 1991 lên 5,3% vào năm 1998 và năm 1999. Thị trường Châu phi và nam Mỹ không có biến chuyển rõ rệt trong thời gian qua, năm 1999 vẫn chiếm chưa đầy 1% kim ngạch xuất khẩu của ta. Thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá của ta đã bị cạnh tranh gay gắt lại diễn ra quyết liệt hơn khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước trong khu vực, mặt hàng ta lại tương tự với hàng xuất khẩu của các nước này. Giá xuất khẩu bình quân của hầu hết nông sản chủ yếu đều giảm giá. Sự tăng trưởng xuất khẩu vào Châu Âu, Bắc mỹ... đã bù đắp được cho sự sụt giảm kim ngạch trên thị trường Châu á và giữ cho kim ngạch xuất khẩu chung trong năm 1998 tăng được 2,4% so với năm 1997. Đây là thành công không nhỏ, nhất là trong hoàn cảnh các nước xung quanh chỉ tăng chút ít hoặc không tăng thậm chí còn giảm.
II/ Thị trường xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam trong những năm qua
Từ tình hình xuất khẩu các mặt hàng nói chung, qua đó cho thấy tính đa dạng và phong phú của mặt hàng xuất khẩu, cũng như thực trạng thị trường xuất khẩu các mặt hàng đó. Qua đó cho ta cái nhìn tổng thể về tình hình xuất khẩu cũng như thị trường các mặt hàng xuất khẩu nói chung, từ đó giúp có cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu cũng như thị trường xuất khẩu thuỷ sản nói riêng.
1/ Đặc điểm mặt hàng thuỷ sản và lợi thế của Việt nam về mặt hàng thuỷ sản.
a/Đặc điểm mặt hàng thuỷ sản
+) Là nhóm hàng thuộc ngành sản xuất vật chất: Thực vậy, để tạo ra sản phẩm tiêu thụ được ngay, và đi vào tiêu dùng ngay người ta không phải tổng hợp ngay ban đầu các yếu tố đầu vào với một cơ cấu tương thích và hợp lý để tạo ra sản phẩm đó, mà điều đặc biệt và khác so với việc tạo ra các sản phẩm khác là phải qua một quá trình chọn giống và nuôi trồng. Ban đầu người ta chọn giống, từ giống mẹ người ta tạo ra nhiều giống con, qua quá trình nuôi, chăm sóc đến một thời gian khi mà trọng lượng của chúng thích hợp cho tiêu thụ, ngoài ra người ta đánh bắt trong tự nhiên, người ta không hao phí công sức cho nuôi trồng, cũng như những chi phí khác để tạo ra các loại thuỷ sản đó. Nói chung sản phẩm một măt phụ thuộc vào tự nhiên, mặt khác phụ thuộc vào sự nuôi trồng chăm sóc của ta từ đó tạo ra khối lượng thuỷ sản lớn hay nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chúng là mặt hàng sản xuất vật chất.
+) Đa dạng về chủng loại : Thuỷ sản là thuật ngữ nói chung cho toàn bộ các sản phẩm sống và tồn tại trong môi trường nước, được phân thành nhóm sống ở môi trường nước ngọt, nhóm sống ở nước lợ, nhóm sống ở nước mặn( biển). Mỗi môi trường nước có nhiều chủng loại sống và tồn tại khác nhau, Như đã nói ở trên chúng ta có thể nuôi trồng để tạo ra, và cũng có thể đánh bắt do chính môi trường đó tạo ra. Cụ thể ở đây là nhóm cá như : cá biển ( cá ngừ, cá song, cá mú...), cá nước ngọt( cá quả, cá cỏ, cá mè, cá hồi...), loài thân mềm( hến, ốc, sìa...), cua , ghẹ...Tất cả các loài đó một mặt có sẵn trong tự nhiên mặt khác chúng ta cũng có thể nuôi tạo giống để tạo ra. Với sự đa dạng về chủng loại đó, cho thấy mặt hàng này có tiềm năng rất lớn , nếu đầu tư phát triển một cách thích hợp sẽ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế.
+) Hàng chế biến còn ở dạng thô: Do trình độ, cũng như sự quan tẩm trong khai thác và chế biến mặt hàng thuỷ sản, chúng ta phần lớn đang còn ở dạng thô, dạng ban đầu là chủ yếu, chúng ta xuất khẩu phần lớn vẫn còn ở dạng như thế. Do đó giá trị mặt hàng đem tiêu thụ trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài chưa cao. Đặc biệt là các công ty đông lạnh chế biến thuỷ sản, các công ty chế biến xuất khẩu thỷ sản phần lớn công nghệ lạc hậu, chưa có dây chuyền chế biến thích hợp , do đó hàng thuỷ sản tạo ra có giá trị không cao, mặt khác trình độ cán bộ công nhân viên còn hạn chế nên đã có phần nào gây hạn chế cho việc đầu tư công nghệ cũng như tìm phương án tốt cho việc tạo ra mặt hàng thuỷ sản có giá trị về mặt thị trường.
b/Lợi thế của việt nam về mặt hàng thuỷ sản
+) Nước ta có lợi thế đa dạng sinh học căn cứ để định ra đối tượng, mùa vụ và phương thức nuôi trồng thuỷ sản: Như ông cha ta thường nói nước ta có “ rừng vàng biển bạc” , nước ta có địa hình thuận lợi cho các loài thuỷ sản quy tụ và phát triển. Thật vậy, nước ta là cuối nguồn của nhiều con sông lớn như sông hồng, sông mê kông... là nơi sinh sôi nảy nở của nhiều loại thuỷ sản có giá trị, môi trường thuận lợi cho chúng phát triển. Nhiều dòng nước chảy đặc biệt làm cho nhiều luồng cá từ nhiều nơi khác đến sống và phát triển, từ đó tạo nên tính đa dạng phong phú về nhiều loại thuỷ sản . Đó là tiềm năng lớn mà nhiều nước khác không có
+) Có lợi thế về độ lớn và tính đa dạng các loại hình mặt nước thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Chúng ta có tính đa dạng về loại hình mặt nước nào là nguồn nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Mỗi vùng nước đều có sự đa dạng về chủng loại thuỷ sản, nhóm sống ở môi trường nước ngọt, lợ , mặn đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu thụ. Ta có dọc chiều dài đất nước là biển, hệ thống sông ngòi dày đặc, rất nhiều loài sinh sống. Biển đông tập hợp nhiều loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, hàng năm khai thác với khối lượng lớn mang thu nhập lớn đến cho người dân cũng như đóng góp cho ngân sách nhà nước không nhỏ.Năm 2001, diện tích nuôi thuỷ sản đạt 1,9 triệu hécta ( tăng 439 nghìn hécta so với năm 2000), nhờ đó sản lượng nuôi trồng cũng tăng lên( riêng tôm 6 tháng đầu năm 2001 đạt 80 nghìn tấn, tăng 24%)
+) Xuyên suốt chiều dài đất nước là biển tập trung nhiều vùng trọng điểm về thuỷ sản: Dọc chiều dài đất nước đã tập trung nhiều vùng đánh bắt trọng điểm, nơi từ xưa đến nay luôn tập trung nhiều loại thuỷ sản với khối lượng lớn và có giá trị cao ( do đặc điểm của nguồn nước) như Hải Phòng, Thanh Hoá, Thuận An (Huế), Đà Nẵng, Quảng Nam, Dung Quất, quần đảo Cát Bà... Nơi hàng năm khai thác khối lượng lớn các loại thuỷ ssản có giá trị cao. Đặc biệt, ở những nơi đó có nhiều vùng nước lợ thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, hàng năm thu hoạch của người dân mang lại giá trị không nhỏ.
Qua đó cho thấy chúng ta có lợi thế rất lớn về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, và cũng là nguồn tiềm năng lớn mà chúng ta đã và đang khai thác, không những thế mà đến nay đã trở thành ngành mũi nhọn cho phát triển đất nước góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2/Thực trạng thị trưòng xuất khẩu thuỷ sản
a)Tổng quan tình hình xuất khẩu thuỷ sản
Năm 1980, lần đầu tiên ngành thuỷ sản đạt kim ngạch xuất khẩu 11,2 triệu Rúp và cũng chỉ xuất khẩu sang khu vực 1 ( các nước xã hội chủ nghĩa). Mãi 15 năm sau thuỷ sản xuất khẩu mới đạt 500 triệu USD và sang được cả khu vực 2 ( các nước tư bản chủ nghĩa). Nhưng chỉ sau 5 năm, đến năm 2000 chúng ta đã vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD. Đây không phải đơn thuần chỉ là thúc đẩy mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, mà còn là mối quan hệ hữu cơ giữa người sản xuất với người tiêu thụ và với thiên nhiên.
+) Kim ngạch xuất khẩu Thuỷ sản
Bảng 5 : Kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu giai đoạn 1990-1999
Đơn vị : tỷ
1990
0.239
1991
0.2851
1992
0.307
1993
0.368
1994
0.460
1995
0.560
1996
0.670
1997
0.776
1998
0.58
1999
1
Nguồn: Bộ thuỷ sản và niên giám thống kê
Qua bản số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản đã tăng dần qua các năm, như vậy nhu cầu về mặt hàng này đã tăng, thể hiện sự chấp nhận của thị trường về mặt hàng này. Với đặc điểm của mặt hàng, chứng tỏ tiềm năng tiêu thụ rất lớn và không ngừng. Cũng qua đó có thể thấy rằng thế mạnh cho các doanh nghiệp khi khai thác mặt hàng này là rất lớn.
Riêng năm 2001, chỉ tính 8 tháng đầu năm, sản lượng tôm đông lạnh đã tương đương mức cùng kỳ năm ngoái là 52%, cá 69%, tôm hùm 117%, mực 45%. Sản phẩm nuôi và sản phẩm khai thác cũng cân bằng nhau. Riêng mấy ngày đầu tháng 8/2001 giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu 55.661 USD. Trong tháng, giá trị xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng mạnh, ước tính đạt mức 175.000 USD mức cao nhất từ trước đến nay. Bên canh đó Việt Nam được Uỷ ban EU công nhận đưa vào danh sách 1 các nước được nhập khẩu thuỷ sản vào EU, đặc biệt là mặt hàng xuất khẩu nhuyễn thể 2 manhe vỏ vào EU, đó là bước tiến vượt bậc của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản nước ta. Theo dự kiến đến năm 2003, toàn bộ các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu của ta sẽ đều đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm của EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Đều đó sẽ tạo ra bước đột phá của ta trong việc lấy lòng tin và mở rộng thị trường của các thị trường khó tính đó. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản, hải sản trên thế giới tiếp tục tăng ở mức cao như tại thị truờng Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Ta có bản số liệu thống kê về cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu theo số lượng tính đến năm 1999 như sau:
Bảng 6 : Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản
Mặt hàng
Theo số lượng
(%)
Theo giá trị
(%)
Tôm đông lạnh
66,2
67,2
Cá đông lạnh
20,8
5,6
Mực đông lạnh
6,9
10,8
Các sản phẩm khô
5,1
11,8
Sản phẩm khác
1
4,6
Nguồn : Bộ Thuỷ sản
Như vậy trong các sản phẩm xuất khẩu về khối lượng tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn, đó là sản phẩm mà hiện nay thu hút người dân nuôi trồng rất lớn, chương trình nuôi tôm càng xanh xuất khẩu đã được Bộ Thuỷ sản triển khai và đi vào hoạt động, hàng vạn ha đất đã được khai thác nạo vét trở thành những hồ nuôi tôm.
Về mặt giá trị của cơ cấu của sản phẩm thỷ sản xuất khẩu có thể tham khảo bảng số liệu thống kê sau:
Về mặt giá trị thì tôm đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn, đều đó chứng tỏ tiềm năng của mặt hàng này rất lớn, và việc đầu tư phát triển là hướng đi đúng đắn có tầm chiến lược.
Về mặt Chất lượng hàng thuỷ sản thì đã có bước tiến đáng kể, dần dần đã được các thị trường khó tính như Nhật, EU và Hoa Kỳ chấp nhận, đó là bước tiến lớn của ta trong việc nhận thức tạo ra những sản phẩm có giá trị đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngày nay, mặt hàng này đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, họ đã đầu tư một lượng vốn không nhỏ trong việc khai thác và phát triển ngành hàng này, nhiều doanh nghiệp đã giàu lên nhanh chóng.
b)Thực trạng thị trường xuất khẩu thuỷ sản
Từ khi đổi mới, đặc biệt là Mỹ đã bỏ cấm vận vào năm 1995 thị trường tiêu thụ mặt hàn thuỷ sản đã thay đổi cơ bản, nhu cầu tiêu dùng không ngừng tăng lên ở thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế. Bản số liệu dưới đây cho ta biết tỷ lệ thị trường của các mặt hàng thuỷ sản cụ thể của năm 1999 :
Bảng 7 : Cơ cấu mặt hàng theo thị trường
Đơn vị : %
Tôm đông lạnh
67,2
Mực đông lạnh
5,6
Cá đông lạnh
10,8
Các sản phẩm thô
11,8
Sản phẩm khác
4,6
Nguồn: Bộ Thuỷ Sản
Qua đó cho thấy thị trường sản phẩm Tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn, như vậy nhu cầu của thị trường về mặt hàng này rất lớn, và có triển vọng. Ngày nay chúng ta đã và đang đầu tư rất lớn về đánh bắt và nuôi trồng Tôm là rất đúng đắn, đặc biệt là nuôi đã đem lại nguồn thu rất lớn cho người dân và ngân sách, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.
Tính riêng cho từng thị trường đối với mặt hàng thuỷ sản nói chung, ta có bản thống kê sau.
Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu thuỷ sản(tính đến năm 1999):
Bảng 8 : Tỷ trọng thị trường xuất khẩu thuỷ sản năm 199
Nhật
39%
Trung Quốc và Hồng Kông
16%
Mỹ
13%
EU
11,6%
Các nước Châu á khác
15%
Các thị trường khác
5,4%
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam
Như vậy, mặt hàng thuỷ sản của ta vào thị trường Nhật chiếm tỷ trọng lớn, cho dù thị trường này rất chặc chẽ trong việc kiểm tra chất lượng, cũng như cá vấn đề khác. Ta cũng vào được thị trường Mỹ và EU với tỷ trọng đáng kể, đặc biệt đây là những thị trường rất khó tính với những qui định về tiêu chuẩn về chất lượng, điều kiện, thủ tục để vào được thị trường này. Đều đó, cho thấy chúng ta đã có bước tiến đáng kể trong việc mở rộng thị trường, và ngày càng đáp ứng những yêu cầu của các thị trường khó này, từ đó mở rộng nhu cầu của họ.
Trong những năm gần đây, tỷ trọng thị trường của mặt hàng thuỷ sản của các thị trường nói trên đã thay đổi theo hướng tiến triễn , thuận lợi , đều đó thể hiện qua bản số liệu sau:
Bảng 9 : Tỷ trọng thị trường xuất khẩu Thuỷ sản năm 2000
Nhật
41%
Trung Quốc
5%
Mỹ
14%
EU
10%
Châu á
23%
Các thị trường khác
7%
( Nguồn : Trung tâm thông tin, Bộ Thuỷ sản)
Các thị trường nhập khẩu hàng thuỷ sản của việt nam là Nhật, Mỹ, Trung Quốc, các nước EU và một số nước khác. Đáng chú ý là giá trị thuỷ sản xuất khẩu vào Mỹ đã xấp xĩ với thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản.( đầu năm 2001: 25,35% so với 26,98% ). Tuy nhiên đầu năm 2001, do sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, các thị trưeờng chính như Nhật, Mỹ đã ảnh hưởn không ít đến thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam; giá trị thuỷ sản giảm mạnh vào cuối quý I, đầu quý II. Tôm sú bỏ đầu cỡ 4- 6 con/pound giảm giá từ 26USD/kg xuống còn 22 USD/kg, cở 6- 8 con / pound từ 25 USD/kg xuống còn 20,9 USD/kg; cỡ 16- 20 con/pound từ 17,05 USD/kg xuống còn 13,5 USD/kg. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó việc đạt được kết quả như vậy là đáng khích lệ.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2001 đã có những thay đổi lớn khi Mỹ đã vươn lên mạnh mẽ trong tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của việt nam, đạt giá trị 210,4 triệu USD, chiếm 25,3% thị phần, gần bằng thị trường lớn nhất hiện nay của thuỷ sản Việt nam là Nhật Bản ( 224,4 triệu USD, chiếm 26,9% thị phần). Thị trường Trung Quốc đã vượt qua EU ới giá trị 106,9 triệu USD, chiếm 12,8% thị phần ( EU là 48,7 triệu USD, chiếm 5,8%). Về cơ cấu mặt hàng, tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất ( 37.635 tấn, đạt 39,4%), tiếp theo là cá, mực đông lạnh...Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã đạt 813,03 triệu USD, trong khi kế hoạch xuất khẩu của cả năm 2001 là 1,6 tỷ.
Một số nhận định xuất khẩu thuỷ sản sang một số thị trường lớn trên thế giới đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Lượng hàng thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ tăng 83,8%, sang thị trường Hồng Kông tăng 120%, thị trường EU tăng 55%. Hiện nay, Nhật Bản vẫn là thị trường dẫn đầu về nhập thuỷ sản Việt nam với 25,9% tổng giá trị, bên cạnh thị trường Hoa Kỳ cũng không ngừng tăng và gần đạt tới 23,8%
Về Thị trường Châu á thời gian qua, do khủng hoảng tài chính năm 1997 đã có những biến động bất lợi tuy nhiên thị trường thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt nam là Nhật Bản đa hồi phục đã hồi phục, nên nhập khẩu vào thị trường này đã tăng trở lại. Những tháng đầu năm 2001 thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật tăng 43,2% so với cùng thời kỳ năm 2000, dự báo thời gian tới khả năng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản tăng cao hơn nữa.
Riêng Thị trường Châu âu tính đến năm 2000 có 40 đơn vị chế biến thuỷ sản xuất khẩu được vào danh sách 1 của EU, nên trong thời gian sắp tới chắc chắn thuỷ sản xuất khẩu sẽ tăng nhanh ở các nước EU.
Riêng Thị trường Bắc Mỹ , thị trường Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng ổn định và đã xảy ra tình trạng cạnh tranh nhập khẩu thuỷ sản của Việt nam giữa Mỹ và Nhật Bản, đẩy giá một số mặt hàng lên cao. Giá tôm sú của ta tăng 2- 3 USD/kg so với cùng cở loại. Nhiều loại cá nước mặn, nước ngọt được người tiêu dùng Mỹ ưa dùng, đặc biệt cá ngừ đã xuất khẩu trực tiếp vào được Mỹ. Khả năng tiêu thụ hàng thuỷ sản của thị trường Mỹ rất lớn. Sau hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, triển vọng phát triển thương mại với thị trường này là rất khả quan, trong đó có vai trò quan trọng cua hàng thuỷ sản xuất khẩu.
2/Đánh giá về thị trờng xuất khẩu thuỷ sản việt nam thời gian qua:
Qua thực trạng thị trường xuất khẩu nói trên, có thể nhận thấy những mặt đạt được cũng như những mặt hạn chế sau:
a)Những đạt được:
+/ Nhu cầu của thị trường mặt hàng thuỷ sản không ngừng tăng lên: Do thuỷ sản là mặt hàng tiêu thụ thuộc dạng vật chất, chỉ sử dụng được một lần, và đó cũng là sản phẩm mà người ta dùng thường xuyên. Hay nói cách khác đó là mặt hàng thiết yếu của cuộc sống con người, và là món ăn giàu dinh dưỡng cho con người, chính vì thế mà nhu cầu của mặt hàng này ngày càng tăng cùng với sự tăng lên về mặt dân số.
+/ Thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia: Do đặc điểm của mặt hàng đã thu hút không ít doanh nghiệp tham gia kinh doanh, họ góp phần tạo ra giá trị kinh tế xã hội rất lớn. Họ đã tập trung khai thác các vùng đất trước đây bỏ hoan, để đầu tư khai thác nuôi trồng thuỷ sản và làm cho các vùng đất này trở nên có giá trị. Đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở các vùng đó, một mặt nâng cao đời sống của người dân ở các vùng đó mặt khác giảm gánh nặng cho nhà nước. Bên cạnh đó nâng cao dân trí cho người dân, làm cho họ chủ động và hăng say trong lao động nâng cao ý thức làm giàu hợp pháp.
+/ Chính phủ cũng có nhiều chính sách khuyến khích hợp lý
Chính phủ có chủ trương đúng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho phép vùng trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2001, diện tích nuôi trông thuỷ sản đạt 1,091 triệu ha, tăng gần 44 vạn ha so với năm 2000. Nhiều chương trình tài chính của nhà nước hỗ trợ cho người dân làm giàu như quỹ tín dụng... Nhà nước đầu tư khoa học kỷ thuật, công nghệ thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học như nhân giống, tạo ra những giống mới có năng suất cao.
+/ Đa dạng hoá được măt hàng thuỷ sản
Xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng còn do chúng ta đã từng bước được đa dạng hoá mặt hàng và tăng tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản. Đặc biệt sản phẩm cá xuất khẩu tăng 68,17% so với thời gian trước, cua ghẹ nhuyễn thể, thuỷ sản phối chế tăng 62,14%; hàng khô tăng 154,4% so với những năm trước. Tôm đông lạnh cũng tăng được 6%.
+/ Xuất hiện nhiều nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm có chất lượng.
Nhiều nhà máy chế biến công suất lớn, trang thiết bị hiện đại, nhất là bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay, 61 doanh nghiệp đã được vào danh sách xuất khẩu hàng sang EU, hàng chục doanh nghiệp cũng chuẩn bị được EU xét duyệt. Tỷ trọng hàng chế biến giá trị gia tăng cũng tăng nhanh( đạt 30% giá trị xuất khẩu) là nhờ có những chính sách tạo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao cho chế biến xuất khẩu, nhờ các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời cũng kể đến các doanh nghiệp cũng cố gắn đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị tiên tiến theo hướng chú trọng sản xuất và xuất khẩu hàng hoá giá tri gia tăng.
+/ Đời sống của người dân đã được nâng cao nhờ đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản
+/ Giải quyết được hàng ngàn lao động, giảm bớt tình trạng thất nghiệp hiện nay
+/ Góp phần hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế nhằm nâng cao vị thế của việt nam trên trường quốc tế.
+/ Tạo tính chủ động cho người dân trong việc khai thác tiềm năng sẵn có của đất nước.
b)Những tồn tại:
+/ Đa số mặt hàng thuỷ sản còn ở dạng thô nên giá trị xuất khẩu mang lại còn thấp
+/ Thị trường có mở rộng nhưng chưa lớn mạnh
+/ Khả năng tiêu thụ còn hạn chế cả về số lượng cũng như chất lượng
+/ Các doanh nghiệp kinh doanh về mặt hàng này còn mang nặng tính lợi ích trước mắt mà bỏ qua tính lâu dài
+/ Tính chủ động trong việc tạo nguồn cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp chư cao
+/ Nhà nước chưa chú trọng thích đáng trong việc cung cấp thông cũng như tìm kiếm thị trường cho các doanh nghiệp
+/ Khủng hoảng tài chính năm 1997 ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiêu thụ mặt hàng này
c)Nguyên nhân của tồn tại
+/ Các nhà đầu tư còn chừng chừ, e ngại trong việc bỏ vốn đầu tư
+/ Đa số công nghệ chế biến còn ở dạng lạc hậu, tao ra sản phẩm có chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+/ Đội ngũ kỷ sư thuỷ sản còn mới, số lượng ít chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành thuỷ sản
+/ Trình độ cán bộ quản lý chưa cao, thiếu tính chuyên môn về nghiệp vụ ngoại thương
+/ Chính sách khuyến khích của nhà nước chưa thích đáng, còn lỏng lẻo chưa lớn mạnh
+/ Thiếu tính chiến lược trong việc mở rộng thị trường cũng như gợi mở nhu cầu
+/ Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997
+/ Nền kinh tế thế giới thời gian gần đây có xu hướng giảm sút
+/ Việc nhà nước thành lập các phòng thương mại ở nước ngoài chưa nhiều , ảnh hưởng rất lớn đến tìm hiểu nhu cầu , mở rộng thị trường.
+/ Một số chính sách chưa đồng bộ cũng ảnh hưởng đến tiến trình phát triển mặt hàng thuỷ sản.
Phần III
Một số biện pháp phát triển thi trường xuất khẩu thuỷ sản
I/ Quan điểm phát triển xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta
1/Tận dụng nguồn lợi tự nhiên các đối tượng sẵn có hoặc đIều kiện tự nhiên để phát triển các đối tượng có đầu ra có tính cạnh tranh, có thể tiêu thụ với sản lượng và hiệu quả cao trên thị trường xuất khẩu hoặc nội địa
2/Phát triển một cách bền vững đối với các chỉ tiêu tăng trưởng, sinh thái, môi trường và trong mối quan hệ hài hoà với các ngành kinh tế có chung địa bàn hoạt động(giao thông, du lịch.. .)
3/Tiếp tục triển khai chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, ổn định và chuyển đổi nghề nghiệp, tiến đến hạn chế đến mức cho phép đánh bắt hải sản vùng ven bờ để tăng thêm nguyên liệu cho chế biến đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Kết hợp kinh tế thuỷ sản với quốc phòng an ninh, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
4/Phát triển hình thức nuôi trồng thuỷ sản nhằm khai thác tiềm năng đất đai, mặt nước, tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Chuyển mạnh sang hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh để nâng cao năng suất và sản lượng, góp phần phục vụ cho xuất khẩu. Xây dựng chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản làm căn sứ cho đầu tư lâu dài và có các chính sách phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
5/Thực hiện chương trình xuất khẩu, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực từ khâu tạo ra nguyên liệu đến sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm, tăng cường các hoạt độngnghiên cứu xúc tiến để mở rộng thị trường, tăng kim ngach xuất khẩu đáp ứng nhu cầu tích luỹ, mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất và đóng góp cho ngân sách nhà nước.
6/Tiếp tục ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lướng sản phẩm. Đặc biệt ưu tiên hướng nghiên cứu cho điều tra nguồn lợi và công nghệ phù hợp phục vụ khai thác xa bờ và phát triển thêm nghề mới, bảo vệ nguồn lợi gần bờ. Tập trung các hoạt động nghiên cứu khoa học và đầu tư công nghệ vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi biển và nuôi các vùng triều, phổ biến các mô hình nuôi tôm, cá cao sản và bền vững để dân áp dụng rộng rãi.
7/Mở rộng hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế, phát huy tốt hiệu quả các dự án hỗ trợ kỹ thuật song phương và đa phương, thu hút thêm nguồn vốn, công nghệ, mở rộng thị trường và đào tạo cán bộ trong lĩnh vực thuỷ sản.
8/Tập trung vật tư tiền vốn để xay dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp tục đổi mới qui trình và thủ tục đầu tư theo các nguồn vốn và các đối tượng được đầu tư.
9/Tăng cường các biện pháp phòng chống thiên tai, bảo đảm an toàn cho người
II/Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản
1/Phát triển thị trường xuất khẩu các đối tượng thuỷ sản ở vùng biển xa bờ.
a)Thị trường cá ngừ:
Khai thác sản phẩm này đã được khẳng định có hiệu quả trong vùng biển xa bờ của ta và tập trung ở các loại cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây dài, cá ngừ chù và cá ngừ ồ. Trên thị trường thế giới các sản phẩm từ cá ngừ( tươi, đông lạnh, hộp) là một trong nhóm sản phẩm đứng đầu về khối lượng ngoại thương, về giá trị đứng thứ hai, chỉ sau đối tượng tôm. Thị trường tiêu thụ cá ngừ chủ yếu Nhật Bản, Mỹ và EU. Thái Lan cũng là nước nhập khẩu cá ngừ với khối lượng lớn nhưng chủ yếu là nguyên liệu để đòng hộp và tái xuất khẩu. Về giá bán, các loài cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và vây dài đông lạnh có giá không thấp hơn tôm sú cho lắm( Một số doannh nghiệp cuả ta xuất được cá nừ vây vàng với giá trung bình 14 – 14,5 USD/kg). Hiện nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ ( trong quí I/2001 sản lượng cá ngừ tươi xuất khẩu đạt 4.417 tấn, giá trị 22,8 triệu USD, tăng 2,3 lần so với quí I/2000), song với tổng khối lượng xuất khẩu chưa đến 10 nghìn tấn một năm như những năm qua, thị phần của ta còn quá nhỏ bé trên thị trường cá ngừ thế giới và còn tiềm năng gia tăng xuất khẩu trong những năm tới.
b)Thị trường mực ống đại dương:
Thị trường tiêu thị chủ yếu là Nhật Bản và các nước EU, kối lượng khá ổn định. Tuy giá trị và giá đều thấp hơ nhiều so với tôm và cá ngừ, nhưng đây vẫn là đối tượng thương mại cao trên thị trường thế giới. ở Việt Nam, ngư dân khai thác chính bằng nghề câu trong cả vùng gần bờ và xa bờ và đạt hiệu quả khá cao(vào mùa câu mực năm 2000, một thuyền câu ở Ninh Thuận, Bình Thuận có thể đạt giá trị sản phẩm bình quân 1triệu đồng /1 đêm câu).
c)Thụ trường của một số đối tượng khác:
Hiện nay hiểu biết của chúng ta về nguồn lợi xa bờ còn hạn hẹp, đặc biệt là từ độ sâu 100m trở ra. Tuy nhiên, những điều tra trước đây của chương trình hợp tác Việt – Xô ( trong vùng 100m nước sâu trở vào) đã phát hiện sự có mặt của một số bãi tôm biển sâu, tôm vỗ.. ấn Độ là nước khai thác và xuất khẩu đối tượng tôm biển sâu khá thành công. Đây là những đối tượng cần tìm hiểu kỷ hơn để khai thác trong thời gian tới.
2/Các đối tượng thuỷ sản ở gần bờ và ven bờ
a)Thị trường tôm :
Đây là nhóm đối tượng có giá trị thương mại cao nhất trong ngoại thương thuỷ sản thế giới. Nhiều loài tôm biển đã được nuôi, trong đó tôm sú là loài có sản lượng nuôi cao nhất trên thế giới( sản lượng 550 – 750 nghìn tấn/năm). Hiện nay, chúng ta cũng đang tập trung vào nuôi tôm sú. Với phong trào chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác diễn ra từ đầu năm 2001, ta đã có diện tích nuôi tôm sú trên 400 nghìn hecta. Sản lượng tôm sú nuôi của Việt Nam đã lên tới vị trí thứ hai trong các nước nuôi tôm sú, sau Thái Lan.Riêng với tôm sú, gần đây cũng phát triển nuôi tôm rảo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằn, đây là đối tượng có sức hấp dẫn nhất và giá đơn vị cũng vào loại cao nhất trong các đối tượng thuỷ sản trên thị trường quốc tế. Mặt khác, kỷ thuật nuôi tôm cũng đã tương đối phổ cập trên thế giới, đầu tư thuận lợi và chu kỳ sản xuất rất ngắn(3 đến 4 tháng) nên nuôi tôm là nghề được các nước vùng nhiệt đới, đặc biệt là các nước đang phát triển hết sức quan tâm phát triển. Ngay trong năm 2001, nhiều nước đã dặt ra kế hoạch gia tăng nuôi tôm biển như Thái Lan, ấn Độ, Inđonêxia, Bănglađét, Trung quốc, Braxin, Chilê, Mêhicô.. . Nhiều nước cũng chú trọng phát triển nuôi loài tôm Nam Mỹ(tôm chân trắng) để xuất khẩu chủ yếu vào các nước Bắc Mỹ. Như vậy, cuộc cạnh tranh để xuất khẩu tôm chắc chắn sẽ ngày càng gây gắt và khốc liệt. Nếu chỉ tập trung vào một đối tượng là tôm sú thì nước xuất khẩu sẽ khó tránh khỏi sự đe doạ một cách nghiêm trọng. Đồng thời, nếu chỉ tập trung nuôi đơn một đối tượng tôm sú, môi trường sẽ dễ dàng bị thoái hoá, gây hậu quả lâu dài. Do đó, trong kế hoach cần quan tâm đến tính linh động sãn sàng chuyển đổi đối tượng, luân canh hoặc xen canh với các đoói tượng khác.
b)Thị trường cá:
Có nhiều loài cá có thể phát triển nuôi với hiệu quả cao ở nước ta, trong đó triển vọng nhất là cá vược, cá song(mú), cá măng biển, cá bơn, cá giò.. . Đây là đối tượng có đầu ra tốt, có thể nuôi trông trên biển hoặc nuôi trong các ao, đầm. Một số đối tượng trước đây đã được nuôi khá phổ biến như : cá vược, cá măng, nhưng nay đã mai một dần, chỉ có một số cơ sở đã hình thành, chủ yếu là liên doanh với nước ngoài. Cái khó cơ bản của nuôi cá biển ở nước ta hiện nay là vấn đề con giống. Song, đối với nhiều loài như cá vược, cá măng.. . nhiều nước đã sản xuất con giống một cách rất phổ cập. Do đó cần nghiêm túc xem xét lại vấn đề này ở Việt Nam.
c)Thị trường các loài giáp xác, nhuyễn thể như tôm hùm, cua, ghẹ.. nghêu, ngao, sò huyết, điệp, trai ngọc, ốc hương.. .đã được phát triển và càng được chú trọng, như cầu thế giới rất lớn về các sản phẩm nay,. Do đó, cần có đầu tư thích đáng nhằm tăng cao về số lượng cũng như giá trị trong xuất khẩu ra thị trường thế giới.
3/Thị trường các đối tượng thuỷ sản nước ngọt:
Các sản phẩm nước ngọt này trứoc đây thường bị coi là ít giá trị, chỉ phục vụ cho tiêu dung nội địa. Trên thực tế, phải thấy rằng chỉ xét riêng về phục vụ tiêu dùng nội địa, vai trò của thuỷ sản cũng rất lớn, là phần thực phẩm không thể thiếu cho người dân Việt Nam. Giá trị tiêu dùng nội địa không kém gì so với xuất khẩu. Đặc biệt, các mô hình nuôi cá ruộng trũng, nuôi ao hồ nhỏ, hồ chứa, sông, suối đã đóng góp phần sản phẩm rất quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo, cải thiên đời sống cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa,đồng thời nâg cao hiệu quả sử dụng đất. Không chỉ có tiêu dùng nội địa, ngay cả đối với xuất khẩu, nhiều sản phẩm thuỷ sản nước ngọt cũng rất có triển vọng.
a)Thị trường cá rô phi:
Trên thị trường thế giới, cá rô phi là một đối tượng nước ngọt được tiêu thụ lớn, với sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm. Thị trương cá rô phi cũng rất rộng lớn, từ Mỹ, các nước Châu âu đến Nhật Bản và nhiều nước Châu á khác. Các loài được nuôi và tiêu thụ nhiều nhất là cá rô phi hồng sông Nin và cá rô phi lam( Nam Mỹ).
b)Thị trường tôm cang xanh:
Nay phát triển rất rầm rộ, nhu cầu thế giớ rất lớn, do đó phục vụ tiêu dung nội địa và có triển vọng rất lớn cho xuất khẩu.
c)Thị trường cua sông nước ngọt(cà ra):
Chủ yếu nuôi ở vùng Nam Bộ. Là đối tượng có thể xuất khẩu tốt sang Trung quốc và các nước Đông Nam á khác.
d)Cá hồi sông nước ngọt:
Có thể nhậo nội để nuôi ở các sông suối, hồ chứa vùng tây nguyên, từ đó xuất khẩu sang các nước có nhu cầu về loại cá này, xét cho thấy khi xuất khẩu coá giá trị cao.
e)Thị trường cá tra và cá basa:
Là loài cá da trơn, được nuôi lồng trên sông hoặc nuôi trong ao(hầm). Việt Nam đang xuất khẩu philê sang Mỹ, Hồng Công, các nước EU và một số thị trường khác. Trên thị trường Mỹ, philê cá basa của Việt Nam đang gần như độc chiếm vị trí số một của mặt hàng nhập khẩu này, tuy khối lượngvà giá trị còn rất ít so với sản lượng cá nheo nuôi của Mỹ. Tuy nhiên, tiêu thụ sản phẩm này có thể gặp một số trở ngại, vì hiện nay một số nước , trước hết là Trung Quốc, đã nhập nội cá nheo Mỹ để nuôi phục vụ xuất khẩu trở lại sanng Mỹ. Một số nước Đông Nam á như Thái Lan cũng đang có chương trình phát triển cá basa và cá tra xuất khẩu.
Như vậy ngoài các đối tượng thuỷ sản mà chúng ta đang định hướng nuôi trồng và phát triển xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng như đã nói ở trên thì còn rất nhiều loài thuỷ hải sản khác có thể tiêu thụ hoặc xuất khẩu tốt. Nếu phát triển được đồng đều , đa dạng, chắc chắn giá trị mà ngành thuỷ sản mang lại cho nền kinh tế quốc dân sẽ còn tiếp tục tăng trưởng lâu dài trong tương lai.
III/Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản
1/Nhanh chóng đổi mới công nghệ, thay đỏi cơ cấu mặt hàng có lợi thế và thị trường đang có nhu cầu lớn để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản.
2/Thay đổi mô hình tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản phù hợp với cơ chế thị trường trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá.
3/Tăng cường các hoạt động mở rộng thị trưong tiêu thụ sản phẩm
a) Tạo nguồn nguyên liệu thuỷ sản có khối lượng lớn, chất lượng tốt, ổn định kịp thời cung cấp cho chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa
b)Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại hàng thuỷ sản Việt nam trên thị trưòmg thế giới để tăng cường quảng cáo khuyếch trương hàng thuỷ sản Việt Nam, nghiên cứu thị trường, tìm đối tác.. .
c) Nâng cao khả năng sử dụng mạng lưới Internet để giới thiệu chào hàng ra nước ngoài.
4/Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo các doanh nghiệp giỏi và công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản.
5/Đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới cơ chế chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản nói riêng.
6/Tạo ra khung pháp lý khuyến khích đầu tư nuôi trồng thuỷ sản,
7/Tạo ra cơ sở hạ tầng cho ngành thuỷ sản.
8/Chính sách khai thác tiềm lực thuỷ sản hợp lý hiệu quả và biến ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mủi nhọn.
9/Nhà nước tích cực tham gia ký kết các hiệp định thương mại, thành lập các tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu phong tục tập quán .. nhằm cung cấp thông tin cơ bản cho các doanh nghiệp.
Kết Luận
Ngày nay, nhu cầu về thực phẩm nói chung, nhu cầu về mặt hàng thuỷ sản không ngừng tăng lên. Xã hội càng phát triển, thì nhu cầu về ăn uống đòi hỏi ngày một phong phú và đa dạng, Thuỷ sản không chỉ là một món ăn của người dân trong mỗi nước, mà còn là mặt hàng dùng làm xuất khẩu . Chính vì thế việc nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu trong nước, đặc biệt là nhu cầu của thị trường thế giới, để từ đó chọn giống nuôi trồng tạo ra nhiều chũng loại sản phẩm Thuỷ sản phù hợp với từng khu vực thị trường trên thế giới về nhu cầu, phong tục tập quán của họ. Do đó, việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu cho mặt hàng này làm nền tảng cho đầu ra hữu hiệu, từ đó kích thích đầu tư nuôi trồng. Qua việc nghiên cứu đề tài đã cho em thấy nhu cầu còn rất lớn của mặt hàng này , việc Chính phủ đưa ra nhiều chính sách khuyến khích đầu tư phát triển mặt hàng này, và coi đó như là mặt hàng chủ lực cho quá trình phát triển kinh tế quốc gia là rất đúng đắn. Qua nghiên cứu giúp thấy được thực trạng thị trường thuỷ sản hiện nay, từ đó giúp đưa ra phương hướng cũng như những giải pháp phát triển cho phù hợp với xu thế.
Với thời gian cũng như trình độ có hạn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, bởi vậy em xin sự góp ý của Cô để lần nghiên cứu tiếp theo đề tài của em được hoàn thiện hơn./.
Danh mục tài liệu tham khảo
1/Giáo trình kinh tế thương mại
2/Giáo trình quản trị kinh doanh thương mại
3/ Tạp chí thương mại
4/Tạp chí thuỷ sản
5/Chuyên đề xuất nhập khẩu
6/Tạp chí thị trường và giá cả
7/Trang web : www.vneconomy.com
www.mot.gov.vn
www.dei.vn
8/ Các tài liệu khác
Mục lục
Mở đầu 1
Phần I : Thị trường và vai trò của nó đối với hoạt động
kinh doanh của doanh ngiệp 5
I/Khái niệm thị trường 5
1/ Khái niệm thị trường 5
2/ cơ sở hình thành thị trường 6
3/ Mô tả thị trường 7
II/ Vai trò của thị trường đối với hoạt động của các doanh nhiệp 9
Phần II : Thực trạng thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua 11
I/ Tổng quan về tình hình xuất khẩu và thị trường xuất khẩu
của Việt nam thời gian qua 11
1/Tình hình xuất khẩu Việt nam thời gian qua 11
2/ Thị trường xuất khẩu của Việt nam thời gian qua 22
II/ Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua 25
1/ Đặc điểm mặt hàng thuỷ sản và lợi thế của Việt Nam
về mặt hàng thuỷ sản 25
2/ Thực trạng thị trường thuỷ sản Việt nam 28
3/ Đánh giá thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thời gian qua 34
Phần III Một số biện Pháp phát triển thị trường xuất khẩu
thuỷ sản 38
I/ Quan điểm phát triển thuỷ sản 38
II/ Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản 39
III/ Một số biện Pháp phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản 44
Kết Luận 45
Danh mục tài liệu tham khảo 46
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0642.doc