Tiểu luận Thực trạng TTCK ở Việt Nam và những rủi ro lớn

Thị trường CK Việt Nam đang trên con đường phát triển, bên cạnh những mặt tích cực không thể không có những hạn chế và rủi ro nhất định. Vì vậy để thị trường CK Việt Nam phát triển chúng ta cần phải quan tâm đến rủi ro và hạn chế tối ta những rủi ro đó – Đây cũng là lý do tôi đã lựa chọn đề tài này để viết bản thu hoạch cơ bản cho bản thân mình.

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng TTCK ở Việt Nam và những rủi ro lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi më ®Çu Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 đến nay đã  có những bước phát triển đáng kể. Tuy còn non trẻ nhưng TTCK Việt Nam bước đầu đã góp phần hình thành một mô hình thị trường vốn tương đối toàn diện, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Bằng chứng là ngày đầu khai trương thị trường chính thức tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM, chỉ có 2 công ty niêm yết thì đến nay (ngày 13/12/2006) đã có 66 công ty niêm yết, tăng 34 công ty so với cuối năm 2005. Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết đến 13/12/2006 đạt khoảng 10.560 tỷ đồng, tăng 528% so với cuối năm 2005 (đến năm 2005 khoảng 2.000 tỷ đồng). Tổng giá trị vốn hoá thị trường của cổ phiếu đến ngày 13/12/2006 là 95.250 tỷ đồng, tăng mạnh so với cuối năm 2005 (đến năm 2005 là 7.390 tỷ đồng). Có thể nói năm 2006, TTCK Việt Nam tăng trưởng nhanh so với các năm trước đây. Sự kiện nổi bật tác động đến TTCK Việt Nam là việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Những bước đi trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, đặc biệt những bước tiến quan trọng thời gian gần đây đã có tác động mạnh đến TTCK Việt Nam. Hơn nữa, Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007 sẽ là bước đột phá mới của TTCK Việt Nam trong việc thu hút các tổ chức NN. Sự tăng giá quá nhanh của các cổ phiếu niêm yết chắc chắn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giá thị trường sụt giảm. Do vậy, các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân cần cẩn trọng khi quyết định mua hoặc bán cổ phiếu. Còn đối với các nhà đầu tư tổ chức, cho dù có lợi thế về tính chuyên nghiệp so với các nhà đầu tư cá nhân, song nếu nguồn vốn đầu tư vào chứng khoán là vốn đi vay cũng cần phải tính toán kỹ để đảm bảo bù đắp rủi ro đầu tư chứng khoán. Có nhiều loại chứng khoán trên thị trường vốn, tại sao người ta không chỉ chọn những loại có doanh lợi cao nhất để đầu tư? Nguyên nhân dẫn đến những quyết định đầu tư khác nhau là vì các loại đầu tư này có độ rủi ro khác nhau. Thông thường, rủi ro càng cao thì doanh lợi kỳ vọng càng lớn. Đặc biệt trong chứng khoán, trước khi mua hay bán người đầu tư cũng cần quan tâm đến mức độ rủi ro của chứng khoán đó – đó là một trong những yếu tố quyết định thắng hay bại của nhà đầu tư. C¬ së lý luËn cña lùa chän ®Ò tµi 1.1 Quan niệm vể rủi ro và mức bù đắp rủi ro trong đầu tư chứng khoán Rủi ro được hiểu là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, là khả năng xẩy ra của những điều không mong muốn và khi nó xẩy ra thì mang lại những tổn thất. Khác với sự không chắc chắn, rủi ro có thể đo lường được. Hiện nay, thuật ngữ “rủi ro” và “nguy cơ rủi ro” (hay tổn thất) thường được sử dụng lẫn cho nhau, ở đây phải hiểu nguy cơ rủi ro là một tình huống được tạo nên bất kỳ lúc nào và có thể gây tổn thất hay lợi ích có thể có mà chúng ta không thể tiên đoán được. Vì vậy, rủi ro trong đầu tư chứng khoán là khả năng (hay xác suất) xẩy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, hay cụ thể hơn là khả năng làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai khác với mức sinh lời dự kiến ban đầu. Vì vậy, tất cả các yếu tố làm cho mức sinh lời thay đổi so với dự kiến ban đầu đều được coi là những rủi ro. Sự chênh lệch giữa mức sinh lời bình quân của các tài sản rủi ro so với mức sinh lời của tài sản không có rủi ro được gọi là mức bù đắp rủi ro. 1.2 Phân loại rủi ro Trong đầu tư chứng khoán người ta phân rủi ro thành rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống. Rủi ro có hệ thống hay rủi ro thị trường là rủi ro tác động đến toàn bộ thị trường hoặc hầu hết các loại chứng khoán. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất…đó là các yếu tố nằm ngoài công ty, không thể kiểm soát được.Rủi ro không hệ thống là loại rủi ro chỉ tác đến một chứng khoán hoặc một nhóm nhỏ các chứng khoán.Rủi ro này do các yếu tố nội tại của công ty và nó có thế kiểm soát được. Rủi ro hệ thống. Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là khả năng biến động của mức sinh lời do những thay đổi của lãi suất trên thị trường gây ra. Trong thực tế các nhà đầu tư thường coi tín phiếu kho bạc là không có rủi ro , vì vậy lãi suất của tín phiếu thường dùng làm mức chuẩn để xác định lãi suất của các loại trái phiếu công ty có kỳ hạn khác nhau. Quan hệ giữa lãi suất với giá của trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi là mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu thường là gián tiếp và luôn thay đổi. Nguyên nhân là luồng thu nhập từ cổ phiếu thường có thể thay đổi theo lãi suất , nhưng ta không thể chắc chắn sự thay đổi đó là cùng chiều hay ngược chiều với sự thay đổi của lãi suất. Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và giá cổ phiếu thường là một vấn đề đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm và cần được xem xét theo từng thời kỳ. Rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường là sự thay đổi mức sinh lời do sự đánh giá và ra quyết định của nhà đầu tư trên thị trường. Trên thị trường, giá cả của các loại chứng khoán có thể dao động mạnh mặc dù thu nhập của công ty vẫn không thay đổi. Nguyên nhân là do cách nhìn nhận, phản ứng của nhà đầu tư có thể khác nhau về từng loại hoặc nhóm cổ phiếu. Các nhà đầu tư thường quyết định việc mua bán chứng khoán dựa vào hai nhóm sự kiện: Một là nhóm các sự kiện hữu hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội; Hai là nhóm các sự kiện vô hình do yếu tố tâm lý của thị trường. Rủi ro sức mua Rủi ro sức mua là rủi ro do tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Yếu tố lạm phát hay giảm phát sẽ làm thay đổi mức lãi suất danh nghĩa và từ đó tác động đến giá của các chứng khoán trên thị trường. Rủi ro tỷ giá Rủi ro tỷ giá là rủi ro do tác động của tỷ giá đối với khoản đầu tư. Khi nhà đầu tư cho rằng đồng nội tệ có thể bị giảm giá trong tương lai thì nhà đầu tư đó sẽ quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoặc tìm cách thay thế chứng khoán bằng tài sản ngoại tệ vì khi đó giá trị chứng khoán sẽ bị giảm. Rủi ro không có hệ thống. Rủi ro kinh doanh Là rủi ro do sự thay đổi bất lợi về tình hình cung cầu hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp hay là sự thay đổi bất lợi của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro tài chính Là rủi ro về khả năng thanh toán trái tức, cổ tức và hoàn vốn cho người sở hữu chứng khoán. Rủi ro tài chính liên quan đến sự mất cân đối giữa doanh thu, chi phí và các khoản nợ của doanh nghiệp. Rủi ro quản lý Là rủi ro do tác động của các quyết định từ nhà quản lý doanh nghiệp. 1.3 Phân tích thống kê đối với rủi ro Trong phân tích đầu tư chứng khoán, các nhà phân tích quan niệm rủi ro là khả năng biến động của mức sinh lời. Vì vậy, hàm phân phối xác suất của mức sinh lời càng rộng thì chứng tỏ khoản đầu tư đó càng nhiều rủi ro. Phương sai và độ lệch chuẩn là những hệ số được dùng để đo lường mức biến động của mức sinh lời hay chính là rủi ro của khoản đầu tư. Phương sai là tổng các bình phương trung bình của độ lệch giữa mức sinh lời thực tế và mức sinh lời bình quân. Phương sai càng lớn thì mức sinh lời thực tế càng có xu hướng khác biệt nhiều hơn so với mức sinh lời bình quân. Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai. Do mức sinh lời bình quân cao trên một tài sản thường đi kèm với rủi ro cao nên các nhà đầu tư sẽ so sánh mức sinh lời giữa các chứng khoán khác nhau trong mối tương quan với rủi ro phải gánh chịu khi đầu tư vào các chứng khoán. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ tập trung xem xét mức sinh lời có điều chỉnh theo rủi ro được tính bằng cách lấy mức sinh lời thực tế chia cho độ lệch chuẩn của các chứng khoán. II. RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 2.1 Các loại rủi ro  Trong kinh tế thị trường, chẳng có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại không có rủi ro. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn... Đầu tư chứng khoán cũng chịu tác động của quy luật này, nhưng ở mức sâu đậm và đa diện hơn. a. Rủi ro do tính thanh khoản thấp Tính thanh khoản thấp của chứng khoán mà nhà đầu tư đang sở hữu có thể do chứng khoán đó khó và thậm chí không thể bán được, hoặc không được phép bán hay chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư. Thật không may cho nhà đầu tư chứng khoán, khi vì một lý do nào đó, chứng khoán đã mua là của một công ty có tình trạng tài chính thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm thiếu hiệu quả vững chắc. Thậm chí, chỉ cần một sự thay đổi nhân sự cấp cao trong công ty cũng có thể khiến giá chứng khoán đó sụt giảm. Và rủi ro đối với nhà đầu tư sẽ là tối đa khi công ty phát hành chứng khoán bị phá sản và biến mất trên thương trường. Nhà đầu tư chứng khoán cũng có thể chịu rủi ro do “bỏ hết trứng vào một giỏ”. Thậm chí, việc sở hữu thuần túy các cổ phiếu ưu đãi mà không được chuyển nhượng trong thời hạn nhất định (thường từ 3-5 năm) cũng có thể khiến nhà đầu tư gặp rủi ro, nhất là khi cần tiền để trả lãi vay ngân hàng hoặc muốn rút vốn về để đầu tư vào chỗ khác. Ngay cả những chứng khoán tốt nhất cũng có thể không giữ vững được vị thế lâu dài trước sự biến động của thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư chứng khoán này có thể phải hứng chịu cả hai thiệt hại dạng “khấu hao hữu hình” và “khấu hao vô hình” giá trị và tính thanh khoản của các chứng khoán đang nắm giữ. b. Rủi ro từ thông tin Thật hiếm có hoạt động kinh doanh nào mà sự thành bại của nhà đầu tư lại đòi hỏi và gắn liền với yêu cầu về tính đa dạng, tính hệ thống, toàn diện, cập nhật và chính xác của các thông tin có liên quan trực tiếp và gián tiếp như đầu tư chứng khoán. Chân dung nhà đầu tư chứng khoán điển hình là người luôn háo hức trước mọi tin đồn và hăng hái góp phần vào tin đồn; luôn cảnh giác đề phòng và cũng rất nhẹ dạ, cả tin; ranh ma và nhạy cảm; quen biết nhiều, nhưng không kết bạn thân với ai trong làng chứng khoán (!). Và trong số họ, ai nắm được thông tin tốt hơn cả thì sẽ dễ dàng chiến thắng và giảm thiểu được nhiều rủi ro. Nói cách khác, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán có nguồn gốc rất sâu đậm từ số lượng và chất lượng thông tin mà nhà đầu tư cần để làm cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư. Rủi ro luôn rình rập ở mọi nơi và nhà đầu tư sẽ phải trả giá sớm hay muộn, đắt hay rẻ, khi không nắm được các thông tin chính xác nhất, đầy đủ và kịp thời nhất liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng chứng khoán và tình hình thị trường... Một báo cáo tài chính hoặc cáo bạch chưa được kiểm toán, thẩm định bởi các tổ chức độc lập, chuyên nghiệp, có uy tín và trình độ chuyên môn cao; một thông tin đến chậm hoặc bị cắt xén, không chính xác về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu, về môi trường pháp lý và về các nhà đầu tư khác trên cùng “sân chơi”, hoặc đơn giản là về tình hình thời tiết hay dịch bệnh nào đó... đều có thể gây ra thiệt hại khôn lường cho nhà đầu tư chứng khoán. c. Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của sàn giao dịch Vì yêu cầu đặc thù đòi hỏi bắt buộc kinh doanh chứng khoán phải thông qua các tổ chức trung gian, môi giới, nên các nhà đầu tư có thể phải chịu nhiều rủi ro liên quan đến các quy định, quy trình nghiệp vụ và chất lượng dịch vụ của các tổ chức trung gian. Điển hình là các rủi ro liên quan đến việc tổ chức khớp lệnh và phân lô giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có tổ chức. Việc khớp lệnh định kỳ gây rủi ro cho nhà đầu tư vì họ không thể hủy ngang lệnh đã đặt trước khi kết thúc phiên khớp lệnh, bất chấp những biến động mới bất lợi trên thị trường, nếu họ không muốn chịu phạt về sự thay đổi quyết định này. Khớp lệnh định kỳ có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư vì dễ gây tình trạng cung - cầu ảo trên thị trường và cả tình trạng nghẽn mạch, quá tải hoặc phân biệt đối xử theo kiểu bỏ rơi nhà đầu tư nhỏ ở các sàn giao dịch. Tuy vậy, việc khớp lệnh định kỳ này cũng có thể tạo cơ hội để nhà đầu tư giảm bớt thiệt hại khi hủy lệnh đã đặt sau khi khớp lệnh đối với các chứng khoán còn dư chưa xử lý hết trong phiên giao dịch gần nhất mà họ tham dự. Trong khi đó, việc khớp lệnh liên tục, mặc dù cho phép các nhà đầu tư đặt lệnh thận trọng, chính xác hơn, được giải quyết nhu cầu mua - bán nhiều hơn, nhanh chóng, bình đẳng hơn và giảm thiểu tình trạng cung - cầu ảo trên thị trường chứng khoán, song có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư ở chỗ: khớp lệnh liên tục là giao dịch trên cơ sở khớp liên tục các lệnh mua- bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch, không phải chờ đến thời điểm định kỳ như kiểu khớp lệnh định kỳ. Trong nguyên tắc xử lý khớp lệnh liên tục này thì quyền ưu tiên luôn dành cho các lệnh mua có mức giá cao hơn và các lệnh bán có mức giá thấp hơn. Trường hợp các lệnh mua và bán có đồng mức giá thì quyền ưu tiên sẽ dành cho lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước. Đến đây, rủi ro cho nhà đầu tư có thể xuất hiện theo hai cách: hoặc rủi ro vì lệnh mua - bán của họ bị nhập vào hệ thống chậm hơn so với các nhà đầu tư khác có lệnh tương tự nên không thực hiện được sớm hoặc hết các lệnh đã đặt; hoặc rủi ro vì họ buộc phải mua - bán bằng hết các chứng khoán đã đặt lệnh theo mức giá thị trường thời điểm hiện hành cao (khi mua vào) hoặc thấp hơn (khi bán ra) so với mức lệnh đã đặt. d. Rủi ro từ các chấn động thị trường Các nhà đầu tư chứng khoán, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro liên quan đến các chấn động thị trường trong nước hoặc nước ngoài gây ra, bởi: - Các trào lưu mua, bán chứng khoán theo tâm lý đám đông làm phá vỡ các quy luật vận động bình thường của thị trường. - Các hoạt động đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt, gây nhiễu thông tin và tự đánh bóng, thổi giá hoặc thậm chí lừa đảo và thông đồng có tổ chức của các nhà đầu tư chuyên nghiệp đủ sức gây biến động thị trường hòng trục lợi. - Các chấn động thị trường khác từ nước ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á hồi năm 1997 là một ví dụ điển hình. Ngoài ra, các nhà đầu tư còn chịu các rủi ro liên quan đến các chính sách của Chính phủ, như: chính sách hai giá trong phát hành cổ phiếu (giảm giá từ 20-40% cho các nhà đầu tư chiến lược hoặc cán bộ, công nhân viên của công ty cổ phần hóa lần đầu); những thay đổi trong chính sách tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư nước ngoài; chính sách xuất nhập khẩu, độc quyền hoặc các quan hệ quốc tế song phương, đa phương... Cuối cùng, rủi ro lớn nhất và cũng là nguồn cội của mọi rủi ro trong đầu tư chứng khoán chính là rủi ro từ sự sai lầm do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tổng hợp, phân tích và phản ứng thị trường nhạy bén, chính xác của bản thân nhà đầu tư... Đã qua rồi những cơ hội ngắn ngủi và các ảo tưởng về kinh doanh chứng khoán đơn giản chỉ là mua chứng khoán vào, “đợi giá lên một chiều và khi cần tiền thì bán ra”. 2.2 Các sai lầm có thể mắc phải trong đầu tư chứng khoán Tháng 3/1999, Công ty AppNet Systems thông báo sẽ sớm niêm yết trên thị trường chứng khoán. Lúc đó là thời bùng nổ các công ty dot.com nên thiên hạ đổ xô săn mua cổ phiếu của công ty này. Rủi thay, nhiều người nhầm nó với một công ty khác vì mã chứng khoán của chúng gần giống nhau (APNT và APT). Giá cổ phiếu Appian, là công ty bị nhầm tăng vọt 140.000% trong vòng hai ngày, tức một người sở hữu 1.000 đôla cổ phiếu của Appian vào thứ Hai sẽ thấy nó biến thành 1,4 triệu đôla vào thứ Tư. Nhưng chỉ hai ngày thôi - sau đó nhà đầu tư biết mình nhầm và giá Appian sụt về mức cũ. Nói thế để thấy sai sót trên thị trường chứng khoán luôn xảy ra, dù không phải khi nào cũng thuộc loại sơ đẳng nói trên. Xin tổng hợp và chọn ra năm sai lầm thường thấy trong giao dịch chứng khoán. a. Mua bán quá nhiều Sai lầm lớn nhất là ham giao dịch quá nhiều. Nên nhớ mỗi lần giao dịch là mỗi lần phải trả phí và cuối cùng nhà đầu tư chỉ làm lợi cho các công ty chứng khoán. Một nghiên cứu của Brad Barber và Terrance Odean cho thấy 20% nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Mỹ giao dịch nhiều nhất chỉ thu lợi nhuận bình quân mỗi năm 11,4% trong khi 20% giao dịch ít nhất lại nâng lợi nhuận hàng năm của họ lên 18,5%. Trong một nghiên cứu khác cũng của hai tác giả này, nữ giới thường đầu tư giỏi hơn nam giới và một trong những lý do là bởi tần suất mua bán của nữ giới thấp hơn nam giới. Nhà đầu tư hiệu quả nhất là các cặp vợ chồng trung niên, mua bán cẩn thận, ít thay đổi danh mục đầu tư. b. Đầu tư dựa vào danh tiếng Trong chứng khoán, nên nhớ nguyên tắc: “Danh tiếng không là gì cả, lợi nhuận là đáng lưu ý, còn dòng tiền lưu chuyển là quan trọng nhất”. Đừng mua cổ phiếu của một công ty chỉ vì bạn thích tên tuổi của công ty này. Felix Meschke nghiên cứu thấy mỗi khi tổng giám đốc của một công ty lên đài truyền hình CNBC, cổ phiếu của công ty này tăng bình quân 1,65% trong ngày đó và vài ngày sau, giá cổ phiếu sẽ sụt về mức cũ. Điều này chứng tỏ nhiều người mua cổ phiếu chỉ vì họ bị tác động bởi hình ảnh công ty trên truyền hình. Một nghiên cứu khác cho thấy nhà đầu tư trông chờ lợi nhuận cao từ những ngành họ có cảm tình. Để tránh sai lầm này, nên dựa vào phân tích tài chính khách quan chứ đừng dựa vào cảm tính khi quyết định đầu tư. c. Đầu tư theo đám đông Cổ phiếu là một con số giới hạn. Nếu quá nhiều người đổ xô mua một loại cổ phiếu nào đó, chắc chắn giá của nó sẽ lên quá mức giá trị thật. Lịch sử thị trường đã có quá nhiều dẫn chứng cho sai lầm khi chạy theo đám đông mà vụ các công ty dot.com thời bùng nổ Internet là một dẫn chứng vẫn còn nóng hổi. Lúc đó, người ta nghiên cứu thấy một công ty chỉ cần đổi tên để tận cùng có chữ .com là giá tăng ngay 74% dù công ty không thay đổi mô hình kinh doanh. Mua cổ phiếu giá cao không có vấn đề gì nếu sau đó ta vẫn kiếm được người mua lại với giá cao hơn. Vấn đề là chiến lược tìm “người khờ hơn” như thế dẫn đến người cuối cùng “ôm” cổ phiếu ở mức giá cao nhất thường là nhà đầu tư nhỏ lẻ. d. Không đa dạng hóa Một trong những sai lầm thường thấy là bỏ hết tiền đầu tư vào một hay hai loại cổ phiếu. Bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, bạn có thể bù trừ rủi ro ở ngành này bằng cổ phiếu của ngành khác. Nói thì dễ thấy nhưng thực tế rất nhiều nhà đầu tư thỏa mãn với một hai loại cổ phiếu mình thích. Lúc các đại công ty làm ăn gian dối như Enron sụp đổ, nhiều người phá sản theo vì để hết tiền dành dụm cho riêng cổ phiếu này thôi. Đa dạng hóa còn có nghĩa nên dành tiền cho các loại chứng khoán khác ngoài cổ phiếu như trái phiếu chẳng hạn. e. Cứ nghĩ mình luôn đúng Đây là một tâm lý phổ biến vì bản chất của con người là tránh thừa nhận sai sót hay thất bại. Mặc dù giá cổ phiếu đang giảm, nhà đầu tư vẫn cứ khăng khăng mình đúng và không chịu bán để chặn lỗ. Họ nghĩ khi chưa bán, chưa thể gọi là lỗ và tâm lý con người không ai muốn hiện thực hóa khoản lỗ của mình. Ngược lại, con người cũng có tâm lý muốn bán sớm khi thấy cổ phiếu lên giá mặc dù biết tiềm năng tăng giá của cổ phiếu này vẫn còn. Các nhà nghiên cứu phát hiện nhà đầu tư thường gán lỗ cho những lý do khách quan còn lãi là do sự tài giỏi của họ. Nhà đầu tư giỏi phải biết bỏ cái tôi to tướng ra khỏi quá trình mua bán, phải định trước mức mua hay bán để cứ thế mà thực hiện chứ không để tình cảm xen vào. 2.3. Quản lý rủi ro     Rủi ro trong đầu tư CK được định nghĩa là sự dao động của lợi nhuận mong đợi, do vậy để đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao trong đầu tư chứng khoán, vấn đề đặt ra là phải quản lý được mức rủi ro này. Rủi ro là kết quả không mong đợi vì nó luôn đi cùng với những khoản đầu tư chứng khoán (CK). Rủi ro trong đầu tư CK được định nghĩa là sự dao động của lợi nhuận mong đợi, do vậy để đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao trong đầu tư chứng khoán, vấn đề đặt ra là phải quản lý được mức rủi ro này. Việc quan trọng nhất trong quản trị rủi ro là phải xây dựng được quy trình quản lý rủi ro. Thông thường, quản lý rủi ro được chia thành 5 bước: Bước 1: Nhận dạng rủi ro Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi ro. Cách đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các biến cố có thể gây ra rủi ro. Cách làm rõ bản chất của rủi ro là: - Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi ro, ví dụ yếu tố lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế... - Thứ hai: Tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro, ví dụ việc Ngân hàng Trung ương tăng lãi sẽ suất tác động đến giá cả CK như thế nào? - Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ thuộc vào biến cố nào khác hay không, chẳng hạn công ty có biểu hiện rủi ro trong trường hợp không được tín nhiệm của khách hàng... Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của công ty đối với các nguồn gốc rủi ro đã xác định ở trên. Cụ thể, dùng một phương pháp giả định nếu có nhân tố rủi ro thì công ty được gì và mất gì. Bưóc 3: Đánh giá tác động của rủi ro Để đánh giá rủi ro người ta thường làm bài toán chi phí và lợi tức. Đôi khi, việc quản lý rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của công ty như tiền bạc và thời gian, do đó cần phải cân nhắc xem liệu việc quản lý rủi ro như vậy có thực sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện nó hay không. Bước 4: Đánh giá năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi ro Để quản lý rủi ro có hai chiến lược: - Thứ nhất: Dựa vào một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thuê họ thiết kế một giải pháp quản lý rủi ro cụ thể, thích hợp với chiến lược quản lý của công ty. - Thứ hai: Tự công ty đứng ra thực hiện phòng chống rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ CK phái sinh như chứng quyền, chứng khế, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai... đồng thời xây dựng một đội ngũ nhân viên của công ty có khả năng lập và thực hiện hàng rào chống rủi ro. Vấn đề này đòi hỏi nhân viên công ty vừa phải thiết kế đúng lại vừa phải thực hiện tốt chương trình phòng chống rủi ro bởi quản lý rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời với sự biến đổi của thời gian. Bước 5: Lựa chọn công cụ và quản lý rủi ro thích hợp Đây là bước mấu chốt cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược quản lý rui ro. Trong bước này nhà quản lý phải chọn một giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, đối với các công cụ trên thị trường hối đoái, người ta có thể sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, swap... làm công cụ phòng chống rủi ro, công cụ này có ưu điểm là có tính thanh khoan cao và có hiệu quả về giá. Tuy nhiên, công cụ này không linh động, không khắc phục được rủi ro cố hữu mà chi phí theo dõi lại khá tốn kém. III. thùc tr¹ng TTCK ë viÖt Nam vµ nh÷ng rñi ro lín. 3.1 Thực trạng TTCK ở Việt Nam - Ông Dominic Scriven - Giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital cho biết thật sự bó tay về giá cổ phiếu, không thể biết được khi nào lên hay khi nào xuống. Nhưng ông cũng chỉ cho NĐT thấy 5 lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới, qua đó cho thấy tương lai của TTCK Việt Nam khá sáng sủa... Khó biết khi nào lên, khi nào xuống Ông Dominic Scriven-Giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital, sau 12 năm lăn lộn với thị trường tài chính Việt Nam, đã trổ hết tài nói tiếng Việt để nhắc NĐT rằng, ngay chính ông cùng Quỹ đầu tư Dragon Capital, phải mất đến 12 năm mới có thể thấy lợi nhuận, nhưng số lãi đó chỉ đủ để bù cho những rủi ro. Ông cũng cho biết thật sự bó tay về giá cổ phiếu, không thể biết được khi nào lên hay khi nào xuống. Nhưng ông cũng chỉ cho NĐT thấy 5 lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới, qua đó cho thấy tương lai của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là khá sáng sủa, như lượng lao động xuất khẩu ngày càng tăng, nhiều mặt hàng nông, công nghiệp ngày càng có vị trí cao trên bản đồ sản xuất, thêm nữa khả năng chất xám của người Việt là rất cao ở các lĩnh vực tin học, sinh học, thể thao (như môn cờ vua)… Ông Dominic khuyên các NĐT không nên kỳ vọng quá nhiều mà phải có tư tưởng sẵn sàng mất hết. Với câu hỏi làm sao tránh lỗ khi giá cổ phiếu đang giảm, ông đã đưa ra cách giảm lỗ với cách bán ra từ từ, chứ không bán liền tất cả khi thấy có dấu hiệu giá giảm. Còn như nếu không chấp nhận phải thua trắng, thì phải biết đa dạng hóa đầu tư để tránh rủi ro cho chính mình và giảm dần rủi ro cho thị trường chung. Để minh chứng cho lời khuyên này, ông tiết lộ hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đang bán ra các chứng chỉ quỹ của họ, điều đó chứng tỏ họ đang thận trọng. Dầu vậy theo ông, trong tương lai đến năm 2010 thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đạt đến con số 100 tỷ USD. Yếu tố tâm lý chi phối nhà đầu tư Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh Đại học Ngân hàng TP.HCM, thì tránh rủi ro trong đầu tư chứng khoán hiện nay là một vấn đề cực kỳ phức tạp. Cũng theo ông, có 3 tác nhân gây ảnh hưởng đến TTCK hiện nay, đó là tác nhân kinh tế, vấn đề môi trường xã hội, và yếu tố tâm lý. Tiến sĩ Dương khẳng định, chính yếu tố tâm lý đã chi phối hầu hết mọi sự việc, làm cho thị trường chứng khoán nóng lên và lây lan ra một môi trường rộng lớn ăn theo chứng khoán. Hiện nay, các NĐT đang đầu tư bằng con tim hơn là bằng bộ não. Tin đồn lây lan nhanh, không chỉ ảnh hưởng đến những NĐT thiếu hiểu biết về kinh tế, mà cũng làm cho những người am tường phải chạy theo nó. Các lời cảnh báo từ nhà nước cũng như các tổ chức nước ngoài đều đã hết tác dụng đối với NĐT. Họ chỉ muốn thu lợi nhuận càng cao và càng nhanh. Tiến sĩ Dương cũng nhắc người chơi chứng khoán muốn có lợi nhuận cao thì phải biết chấp nhận rủi ro, vì không thể lúc nào cũng toàn thắng. Ông Dương cũng nêu ra yêu cầu với các cơ quan làm nhiệm vụ thông tin cần phải có những bình luận chuyên sâu, gia tăng những thông tin cảnh báo, định hướng thị trường, ngành tư vấn đầu tư phải chỉ cho NĐT thấy được xu hướng tương lai của thị trường, để qua đó họ có chính sách đầu tư rõ ràng, đúng đắn. Hãy là nhà đầu tư, chớ làm nhà đầu cơ. Giữa những bài tham luận, không khí hội trường trở nên nóng với những câu hỏi về thực trạng nóng hiện nay trên các sàn giao dịch, nhưng tựu trung các NĐT đều muốn giàu lên cách nhanh chóng . Hiện tại NĐT nhỏ lẻ chiếm đến 90%. Hầu hết họ có cái nhìn ngắn hạn, chỉ biết chạy theo lãi cao, và trở thành nhà đầu cơ chứng khoán, mà quên rằng đi liền với lượng lãi cao là những rủi ro cũng cao không kém nếu không muốn nói là rủi ro càng về sau càng cao hơn nữa, dù có những thành công trong giai đoạn đầu. Thị trường chứng khoán hiện nay cho thấy, có những lúc NĐT trở thành những Nhà Đầu Cơ, vấn đề là hãy thường xuyên làm NĐT. Theo ông Nguyễn Hồ Nam -Tổng Giám Đốc Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- NĐT cần biết những kiến thức cơ bản để có thể phân tích, thiết lập danh mục đầu tư đúng, bởi vì thị trường chứng khoán VN còn khá mới, kinh nghiệm của các NĐT chưa nhiều. Nếu như không phân tích được những nguy cơ đang tiềm ẩn trong cổ phiếu ắt dễ rơi vào rủi ro. Theo các chuyên gia kinh tế, NĐT chứng khoán cũng cần biết đến hình thức đầu tư thông qua quỹ đầu tư. Sự thiếu ổn định của TTCK trong thời gian vừa qua là do thiếu sự hiện diện của các quỹ đầu tư. Các NĐT đều thấy giá trị của Quỹ đầu tư nhưng đa số lại không chú ý đến vì lợi ích hiện tại không có, đa phần NĐT đang chạy theo phương cách đánh nhanh rút nhanh với phần lãi to bất chấp mọi lời cảnh báo. Ông Nguyễn Hồ Nam - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBS) - cho rằng khi đưa ra một quyết định đầu tư, các NĐT cần phân tích về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành CP đó, rủi ro về tài chính công ty, thanh khoản, thị trường (tin đồn, chính sách bất thường...). Để có thể phân tán rủi ro, các NĐT nên thành lập cho mình một danh mục đầu tư trong đó có nhiều loại CP. Ở nước ngoài, danh mục đầu tư khoảng 20 CP trở lên nhưng các NĐT trong nước có thể đầu tư ít nhất 3 - 4 CP. Khi thiết lập một danh mục đầu tư cần một số bước cơ bản như đưa ra các tiêu chí đầu tư (lợi nhuận mong đợi bao nhiêu, chấp nhận mức độ rủi ro như thế nào, đầu tư trong thời gian bao lâu). Sau đó phân tích về nền kinh tế, ngành, công ty, chứng khoán và đưa ra các quyết định để từ đó thiết lập danh mục đầu tư. Cuối cùng là theo dõi và điều chỉnh danh mục đầu tư. Tuy nhiên tốt hơn hết là các NĐT thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán bằng cách mua chứng chỉ quỹ. 3.2. Rủi ro lớn khi tham gia thị trường chứng khoán VN - Tuy còn trong quá trình sơ khai, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, nhưng thị trường chứng khoán VN bước đầu đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nhân TQ. Trên nhiều tờ báo, tạp chí kinh tế TQ thời gian gần đây đăng tải khá nhiều bài viết về thị trường chứng khoán VN, cho rằng thị trường chứng khoán VN là một thị trường mới, mặc dù có cơ hội đầu tư rất lớn, nhưng cũng ẩn chứa không ít rủi ro, trong đó 6 rủi ro lớn mà họ đưa ra nhằm cảnh báo các nhà đầu tư TQ khi tham gia vào thị trường này như sau: Một là, rủi ro về mặt chính sách.Rủi ro này là không thể tránh khỏi đối với tất cả các thị trường chứng khoán mới hình thành. Tại VN, một ví dụ điển hình cho thấy khi chỉ số cổ phiếu tăng lên đến 570 điểm thì Ủy ban quản lý chứng khoán sẽ ra chính sách giữ tỷ lệ cổ phiếu, hạn chế đầu tư nước ngoài. Khi chỉ số chứng khoán giảm mạnh xuống còn 130 điểm thì Ủy ban này lại ra chính sách mở rộng khuyến khích đầu tư nước ngoài khiến cho chỉ số cổ phiếu đàn hồi trở lại con số 280 điểm. Hai là, rủi ro mang tính lưu động. Do thị trường chứng khoán VN có quy mô rất nhỏ, lượng cổ phần của các công ty tham gia cũng rất hạn chế, chỉ số cổ phiếu lại lên xuống thất thường, điều đó dễ gây ra nhiều rủi ro mang tính lưu động. Ví dụ, trong quá trình chỉ số cổ phiếu tăng từ 100 điểm lên 570 điểm, lượng giao dịch không đáng kể, muốn mua cũng không mua được, khi đã mua được thì giá cổ phiếu đã lên đến đỉnh điểm. Khi chỉ số cổ phiếu bắt đầu giảm từ 570 điểm xuống, muốn bán cũng rất khó bán, khi bán được thì cũng đã rớt xuống đến “giá sàn”. Ba là, rủi ro về cổ phiếu. Ủy ban quản lý chứng khoán VN yêu cầu các công ty tham gia thị trường chứng khoán phải công khai tài chính bằng tiếng Việt mà không bắt buộc phải dùng tiếng Anh hay tiếng TQ. Quy mô của các công ty VN rất nhỏ, khả năng chống rủi ro yếu, có lúc sự thành bại trong một phiên giao dịch cũng đủ để quyết định sự lỗ; lãi trong cả năm. Về mặt tài chính cũng ẩn chứa rủi ro, cho dù Ủy ban quản lý chứng khoán VN sẽ trừng phạt nghiêm khắc đối với các công ty công khai tình hình tài chính giả, nhưng vấn đề đó vẫn không phải là hiếm thấy trên thị trường chứng khoán VN hiện nay. Bốn là, rủi ro về ngành nghề. Hiện VN đang trong tiến trình gia nhập WTO, đầu tư vào ngành nghề nào để có lợi, ngược lại ngành nghề nào sẽ bị thua lỗ? điều đó chưa thể xác định được. Năm là, rủi ro về mặt góp vốn. Thị trường cổ phiếu VN thực hiện hình thức giao dịch T+3, nhưng có một số công ty chứng khoán và ngân hàng lại liên kết với nhau đưa ra dịch vụ ngoại ngạch, bao gồm: - Nhà đầu tư có thể nhận được tiền mặt ngay trong ngày mà họ bán ra cổ phiếu, trong khi đó ngân hàng vẫn thu lợi nhuận theo lãi suất thị trường (hiện nay là 1%/30, lãi suất gửi ở VN là 8%). - Thế chấp chứng khoán để vay tiền ngân hàng. Nhà đầu tư có thể thế chấp cổ phiếu đã hoặc chưa giao dịch trên thị trường chứng khoán để vay tiền, tỷ lệ vay là: 100% mệnh giá của cổ phiếu đã đem ra giao dịch hoặc 30% giá hết giờ giao dịch của ngày hôm đó, trong khi đó đối với các cổ phiếu chưa tham gia thị trường chỉ có thể thế chấp bằng 80% mệnh giá, thời hạn thế chấp từ 3 đến 6 tháng, có thể kéo dài 3 tháng, lãi suất được tính theo lãi suất thị trường trong thời hạn kéo dài, hiện nay lãi suất vay mỗi tháng là từ 0,85% - 0,90%. - Mua chứng khoán góp vốn. Theo quy định hiện hành của VN, khi nhà đầu tư mua chứng khoán trước hết cần gửi số tiền tương đương với giá của chứng khoán đó, nhưng chứng khoán góp vốn lại không cần phải gửi nhiều tiền như vậy, trước tiên ngân hàng sẽ cho nhà đầu tư vay khoản tiền mặt tương đương với 30%-40% giá của chứng khoán, sau đó sẽ lấy cổ phiếu sau khi mua làm vật cầm cố. Sáu là, rủi ro về tỷ suất hối đoái. Hiện tại những điều luật liên quan đến việc quản lý ngoại hối của VN còn khá thô sơ, giao dịch ngoại hối về cơ bản dựa trên phương thức giao dịch bằng tiền mặt là chính. Các nhà đầu tư TQ gặp rất nhiều phiền toái trong việc giao dịch, hơn nữa việc đổi tiền mặt rất dễ gây biến động về tỷ giá hối đoái, khó có thể khống chế rủi ro. IV. kÕt luËn Thị trường CK Việt Nam đang trên con đường phát triển, bên cạnh những mặt tích cực không thể không có những hạn chế và rủi ro nhất định. Vì vậy để thị trường CK Việt Nam phát triển chúng ta cần phải quan tâm đến rủi ro và hạn chế tối ta những rủi ro đó – Đây cũng là lý do tôi đã lựa chọn đề tài này để viết bản thu hoạch cơ bản cho bản thân mình. Tµi liÖu tham kh¶o Trang web: www.thanhnien.com.vn Trang web: www.vietnamnet.com.vn Báo đầu tư chứng khoán Giáo trình những vấn để cơ bản về chứng khoán và TTCK (UBCKNN)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0730.doc
Tài liệu liên quan