Như vậy, sự phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN đang làm nảy sinh hàng loạt mâu thuẫn. Sự thành công của CNXH phụ thuộc phần lớn vào việc giải quyết những mâu thuẫn đó. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu kỹ những mâu thuẫn này và đề ra những biện pháp hữu hiệu để giải quyết chúng.
Thành tựu của 15 năm đổi mới vừa qua có tác dụng làm cho chúng ta quen với các quan hệ hàng hoá. Hàm lượng kinh tế trong các hạot động xã hội ngày càng được chú ý. Tuy nhiên, mặc dù đã trải qua một số năm cải cách, đổi mới song nền kinh tế nước ta vẫn đang trong quá trình chuyển từ cơ chế quản lý hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường. Đó là quá trình mà cơ chế cũ ít nhiều vẫn còn là thói quen chưa dễ xoá bỏ. Do vậy, cơ chế kinh tế cũ và cơ chế kinh tế mới đang đan xen vào nhau, có chuyển hoá lẫn cho nhau, cái cũ dần dần nhường chỗ cho cái mới ra đời và phát triển, nhưng cũng có sự chi phối, khống chế lẫn nhau. Rõ ràng là cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta vẫn còn đang ở bước sơ khai, đòi hỏi phải được hoàn thiện theo xu hướng thị trường văn minh.
Để làm được như vậy Đảng và nhà nước cần phải nắm vững những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển nền kinh tế mà cần phải có biện pháp giải quyết những mâu thuẫn đó.
32 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam - Những mâu thuẫn nảy sinh và biện pháp giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫn mới, quá trình vận động của mâu thuẫn lại dẫn đến sự chuyển hoá cuối cùng, mâu thuẫn được giải quyết và sự vật lại phát triển lên một trình độ mới hơn. Quá trình đó lặp đi lặp lại thường xuyên, vì thế đấu tranh giữa các mặt đối lập là vĩnh viễn tuyệt đối.
Sự chuyển hoá cuối cùng giữa các mặt đối lập là sự kiện quan trọng nhất trong quá trình vận động, giải quyết mâu thuẫn, khi sự chuyển hoá cuối cùng đựơc thực hiện, mâu thuẫn đựoc giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, còn nếu sự vận động của sự vật không dẫn đến sự chuyển hoá cuối cùng thì mâu thuẫn chưa được giải quyết, sự vật vẫn là chính nó.
1.2.3. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động phát triển:
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng đã bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động phát triển của sự vật. Sự thống nhất gắn liền với với sự đứng im, với ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời, sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. V.I.Lenin viết: “Sự thống nhất (…) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển vận động là tuyệt đối”.
Trong sự vận động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn đó chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển và đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, thay thế. V.I.Lê-nin viết:“Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Tuy nhiên không có thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận độngvà phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong quy định tính ổn định và sự thay đổi của sự vật. Do đó mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động phát triển của sự vận động phát triển.
1.3. ý nghĩa phương pháp luận của quy luật:
Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Để nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật. Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt đối lập và tìm ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó. V.I.Lê-nin viết: “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức của các bộ phận của nó, đó là thực chất … của phép biện chứng”.
Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét trong quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn; phải xem xét quá trình phát sinh phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có như thế chúng ta mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động phát triển và điều kiện giải quyết mâu thuẫn.
Để thúc đẩy sự vật phát triển phải tìm moi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hoà mâu thuẫn. Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn, phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết khi điều kiện đã chín muồi. Một mặt phải chống thái độ chủ quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi. Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể.
II. Tính tất yếu phải xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần:
2.1. Sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
2.1.1. Sở hữu TLSX và vai trò của nó
Trong quá trình sản xuất, con người phải quan hệ với tự nhiên, chiếm hữu những vật liệu có sẵn trong tự nhiên biến đổi những vật liệu đó thành những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người. Chiếm hữu là quan hệ giữa người với tự nhiên, là hành vi tồn tại cùng với sự phát triển của con người, là phạm trù vĩnh viễn.
Trong xã hội có giai cấp, các cá nhân không có quyền như nhau đối với của cải vật chất do con người tạo ra, đối với những gì thuộc về tự nhiên mà con người chiếm hữu. Quan hệ giữa con người với con người trong việc chiếm hữu của cải đó là quan hệ sở hữu. Trong quan hệ giữa của cải vật chất, thì quan hệ sở hữu về TLSX giữ vai trò quyết định.
Trong lịch sử, mỗi PTSX có một loại hình sở hữu tư liệu sản xuất đặc trưng, chẳng hạn sở hữu phong kiến, sở hữu TBCN. Nhưng điều đó không có nghĩa là mỗi PTSX chỉ có một hình thức sở hữu TLSX, mà có thể có nhiều loại hình sở hữu TLSX khác nhau cùng tồn tại.
Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất XH chung quy lại có hai loại hình sở hữu cơ bản về TLSX là sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân. Bên cạnh hai loại hình đó là hình thức sở hữu hỗn hợp. Một loại hình sở hữu TLSX có thể bao gồm một số hình thức sở hữu. Chẳng hạn, loại hình sở hữu công cộng về TLSX gồm có hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.
Sự xã hội hoá của các hình thức sở hữu TLSX do tính chất và trình độ phát triển của các LLSX quy định. LLSX không ngừng vận động, biến đổi làm cho QHSX cũng không ngừng vận động biến đổi. Trong lịch sử phát triển của sản xuất XH, sở hữu tư nhân về TLSX, từ chỗ phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của LLSX dần dần trở thành lạc hậu lỗi thời, cản trở sự phát triển của LLSX. Sự thay thế sở hữu tư nhân bằng sở hữu công cộng về TLSX, mở đường cho sự phát triển hơn nữa của LLSX là tất yếu khách quan.
Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ chuyển biến từ sở hữu tư nhân thành sở hữu công cộng về TLSX. Nhưng sự chuyển biến đó mang lại tính khách quan tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của LLSX. Do đó sự nóng vội chủ quan, duy ý chí trong việc xoá bỏ sở hữu tư nhân, xác lập sở hữu công cộng về TLSX đều trái với yêu cầu của quy định QHSX phải phù hợp tính chất và trình độ phát triển của LLSX và phải trả giá.
Đặc điểm to lớn nhất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là điểm xuất phát rất thấp, sản xuất nhỏ là phổ biến, bỏ qua chế độ TBCN. Điều đó có nghĩa là trình độ của LLSX nước ta còn rất thấp kém do vậy sở hữu tư nhân về TLSX vẫn còn phù hợp với trình độ của LLSX. Bởi vậy trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, sở hữu tư nhân về TLSX chẳng những không cần phải xoá bỏ mà còn cần được tạo điều kiện để phát triển.
Sở hữu công cộng về TLSX vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu cần thực hiện của công cuộc xây dựng CNXH. Do đó xây dựng sở hữu công cộng về TLSX còn là công cụ quan trọng định hướng nền kinh tế lên CNXH. Tuy nhiên việc xây dựng sở hữu công cộng về TLSX phải trải qua một thời kỳ lâu dài, từ thấp đến cao và luôn phải đặt trong mối liên hệ với trình độ phát triển của LLSX. Sở hữu công cộng về TLSX phải thể hiện ưu thế, sức sống của mình so với sở hữu tư nhân bằng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bởi vậy, xây dựng sở hữu công cộng về TLSX không đơn giản là thiết lập chế độ công hữu về TLSX dưới hai hình thức toàn dân và tập thể mà điều quan trọng và khó khăn hơn cả là phải làm cho sở hữu công cộng về TLSX có năng suất, chất lượng, và hiệu quả cao hơn so với sở hữu tư nhân.
2.1.2. Các hình thức sở hữu TLSX trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, LLSX chưa phát triển cao và có nhiều trình độ khác nhau. Do đó, trong nền kinh tế tồn tại nhiều loại hình sở hữu TLSX: sở hữu tư nhân, sở hữu công cộng về TLSX và sở hữu hỗn hợp. Trong mỗi loại hình sở hữu TLSX tồn tại những hình thức sở hữu khác nhau và vì thế trong nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu: sở hữu tập thể, sở hữu nhà nước, sở hữu cá thể, sở hữu tư bản tư nhân, sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước và tư nhân.
Các hình thức sở hữu TLSX không tồn tại biệt lập mà đan xen và tác động lẫn nhau. Sở hữu nhà nước được xác lập trước hết đối với các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, các nguồn tài nguyên, các tài sản quốc gia, … Sở hữu nhà nước còn được thiết lập trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như: ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện, đường sắt, hàng không, sản xuất điện, khai thác mỏ…Đồng thời, do hoàn cảnh lịch sử, sở hữu nhà nước còn được thiết lập ở các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá, dịch vụ thông thường. Với sự thiết lập sở hữu nhà nước, nhà nước trở thành chủ thể kinh tế thực sự, thiết lập quan hệ kinh tế và tác động đến các chủ thể kinh tế khác.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, sở hữu tư bản tư nhân không còn là hình thức sở hữu thống trị, nhưng vẫn còn là hình thức sở hữu thống trị, nhưng vẫn tồn tại đan xen với sở hữu nhà nước, kể cả trong các thành phần kinh tế then chốt như ngân hàng, bảo hiểm,…Trong các khu vực kinh tế mà trình độ của LLSX thấp kém hơn thì tồn tại dưới hình thức sở hữu cá thể, sở hữu tập thể.
Các hình thức sở hữu là cơ sở để thực hiện lợi ích của các chủ thể kinh tế và tác động với nhau trên tất cả các phương diện và tổ chức quản lý, phân phối thu nhập, năng suất, chất lượng, hiệu quả…Lợi ích của các chủ thể còn đòi hỏi các hình thức sở hữu liên kết với nhau và từ đó hình thức sở hữu hỗn hợp xuất hiện.
2.2. Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
2.2.1. Phạm trù thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế (TPKT) là một loại hình tổ chức hoạt động kinh tế với một QHSX xác định, có mối liên hệ chặt chẽ với LLSX nhất định đã ra đời, nhưng chưa phát triển tới độ bao trùm và thống trị tuyệt đối trong nền kinh tế hoặc đang bị thủ tiêu dần, không còn đủ tư cách là một PTSX hoàn chỉnh.
Nghĩa là, TPKT phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa QHSX và LLSX, đặc trưng cho một kiểu tổ chức hoạt động kinh tế hướng tới việc thực hiện một PTSX nhất định hoặc là đang nảy sinh, hoặc là đang bị thủ tiêu dần.
Mặc dù khái niệm PTSX và khái niệm TPKT đều bao trùm sự thống nhất biện chứng giữa QHSX và LLSX, nhưng hai khái niệm này không đồng nhất. Chỉ khi nào mối quan hệ của một loại hình QHSX nhất định gắn với một LLSX tương ứng đạt trình độ hoàn chỉnh chín muồi, giữ địa vị thống trị và quyết định xu hướng vận động phát triển của nền kinh tế thì nó mới trở thành PTSX. Còn khi mối liên hệ giữa QHSX và LLSX chỉ dừng lại ở mức độ chưa phát triển chín muồi, chưa trở thành thống trị và chỉ mới có ảnh hưởng nhất định đến xu hướng vận động của nền kinh tế, thì khi đó mới chỉ là hoạt động với tư cách là một TPKT.
Nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên CNXH tồn tại đan xen của nhiều kết cấu kinh tế xã hội: Kết cấu KT-XH cũ đang suy thoái dần và kết cấu KT-XH mới đã phát sinh, đang phát triển dần từng bước. V.I. Lê-nin viết: “Danh từ quá độ nghĩa là gì ? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của CNTB và CNXH không? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có”( V.I. Lênin toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, M.1978, Tr 248
). Điều đó có nghĩa là trong nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên CNXH không có PTSX nào tồn tại cả, mà nó chỉ có nền kinh tế với cơ cấu nhiều thành phần. Sự cùng tồn tại của các thành phần kinh tế trong phạm vi một nền KT-XH thì gọi nó là tính nhiều thành phần của nền kinh tế. Tính chất nhiều TPKT là nét đặc trưng có tính quy luật của nền kinh tế quá độ vì thời kỳ quá độ là thời kỳ giáp ranh, chuyển tiếp từ sự thống trị của PTSX cũ sang sự thống rị của PTSX mới, cao hơn. Cũng vì vậy mà trong nền kinh tế quá độ cuả các TPKT đều không nguyên dạng, ít nhiều có những tính chất mới. Kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác chưa thể hiện đầy đủ tính chất XHCN; còn kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể không còn giữ nguyên bản chất riêng của mình giống như nó trong XH cũ vì chúng phải chịu sự quản lý của nhà nước XHCN.
Trong quá trình tồn tại, phát triển các thành phần kinh tế vận động phát triển theo hai hướng: hoặc là đang phát triển tới độ hoàn chỉnh để đi đến khẳng định mình với tư cách là một PTSX nhất định, độc lập, đại diện cho một thời đại, hoặc là đang bị suy yếu dẫn đến mức không còn tư cách là một PTSX hoàn chỉnh nữa, mà chỉ còn là hình thức kinh tế, lệ thuộc hữu cơ vào TPKT đã phát triển như một PTSX nhất định đang thống trị.
Như vậy các TPKT chỉ tồn tại trong nền kinh tế quá độ, mà ở đó chưa xuất hiện một PTSX nào tồn tại và thống trị cả. Quá trình vận động, đấu tranh giữa các TPKT trong nền kinh tế quá độ sẽ chỉ có một TPKT phát triển tới độ hoàn chỉnh. Chín muồi vươn lên giữ địa vị thống trị, quyết định xu hướng vận động của nền kinh tế, đủ sức biến đổi những TPKT khác lệ thuộc suy yếu dần thành những hình thức kinh tế độc đáo của việc thực hiện PTSX đã hình thành và thống trị.
Khi nền kinh tế quá độ với cơ cấu nhiều thành phần đã chuyển hoá thành nền kinh tế mà trong đó một TPKT đã trở thành PTSX thống trị các TPKT khác yếu dần thành những hình thức kinh tế lệ thuộc, thì lúc đó tính chất quá độ của nền kinh tế kết thúc trở thành nền kinh tế đã trưởng thành hoàn chỉnh của một chế độ XH mới, của hình thái KT-XH mới; khi đó xét về phương diện kinh tế thì thời kỳ quá độ sẽ kết thúc. Trong mỗi chế độ XH, trong mỗi hình thái kinh tế XH đều chỉ có một PTSX thống trị và nhiều hình thức kinh tế phụ thuộc.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần, trong đó TPKT nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với sự lớn mạnh của kinh tế tập thể làm nền tảng cho sự phát triển của nền KTQD theo định hướng XHCN. Các TPKT tư nhân, cá thể được sử dụng và cải tạo theo CNXH.
Thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, trong đó nền kinh tế là nền kinh tế qúa độ nhiều thành phần. V.I.Lênin chỉ ra rằng, ở các nước đi lên CNXH, phổ biến có ba thành phần kinh tế cơ bản: Kinh tế XHCN, kinh tế TBCN và kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ.
2.2.2. Thực tiễn nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam:
Vận dụng tư tưởng của Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Đảng ta khẳng định nước ta hiện có các TPKT sau: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế TBTN, kinh tế TB NN và kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Sự tồn tại của nhiều TPKT trong nền kinh tế quá độ là một tất yếu khách quan,tính rất yếu đó được quy định bởi các điểm sau:
Do LLSX xã hội phát triển không đồng đều giữa các cùng, các ngành và trong nội bộ từng vùng… Tương ứng với mỗi trình độ của LLSX có một loại hình QHSX, do đó có một TPKT tồn tại. Có bao nhiêu trình độ phát triển LLSX thì có bấy nhiêu loại hình QHSX, do đó có bấy nhiêu TPKT. Sự xuất hiện, phát triển và tiêu vong của các TPKT phụ thuộc vào trình độ phát triển của LLSX.
Người ta không thể “xoá bỏ” hoặc “ưu tiên” TPKT này hay TPKT khác một cách chủ quan. Việc biến đổi QHSX được quyết định bởi tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Không thể bỏ qua loại hình QHSX nào tức là không thể bỏ qua TPKT nào khi nó còn phù hợp và LLSX tương đồng với nó vòn tồn tại và cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế. Vịêc chuyển từ những QHSX, TPKT cũ lỗi thời sang những QHSX, TPKT chỉ diễn ra khi những điều kiện tồn tại vật chất của chúng đã chín muồi. C.Mác viết: “Một chế độ XH không bao giờ mất đi trước khi tất cả những LLSX mà chếe độ XH đó tạo địa bàn cho phát triển chưa được phát triển và những QHSX mới cao hơn không bao giờ xuất hiện trước khi nhũng điều kiện vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân XH cũ”(() Góp phần phê phán chính trị kinh tế học- Nxb Sự thật, H. 1971, Tr.8.
).
Do tính chất qúa độ của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ.
Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ lên CNXH tồn tại đan xen của nhiều kết cấu KT-XH: kế cấu KT-XH cũ đang suy yếu dần và kết cấu KT-XH mới đã phát sinh, đang phát triển dần từng bước. Nghĩa là trong nền kinh tế quá độ lên CNXH không có PTSX nào tồn tại cả mà chỉ có nền kinh tế với cơ cấu nhiều thành phần.
Tính chất quá độ của nền kinh tế quy định tính nhiều thành phần kinh tế, bởi vì:
Thứ nhất: Khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền và bước vào con đường xây dựng CNXH thì một đòi hỏi khách quan là phải từng bước xây dựng cơ sở KT-XH của chế độ mới, hình thành những thành phần kinh tế đóng vai trò nền tảnag cho nền kinh tế mới là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, mặc dù chúng chưa đủ sức thống trị nền kinh tế.
Đồng thời mặc dù tính chất quá độ từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, nước ta tất yếu còn có kinh tế TB nhà nước, kinh tế TB tư nhân, kinh tế cá thể tiểu chủ của nông dân, thợ thủ công, người làm thương nghiệp, dịch vụ… Những TPKT này vẫn đang tồn tại và phát huy tác dụng bên cạnh những TPKT mới.
Thứ hai: Quá trình xã hội hoá nền kinh tế không chỉ thể hiện ở ở sự phát triển của phân công lao động, sự liên kết hợp tác, đan xen giữa các TPKT nhiều tầng năng động mà còn phản ánh sự dịch chuyển không ngừng, thay đổi cấu trúc không ngừng và chuyển hoá lẫn nhau giữa các TPKT để duy trì XH hóa thực tế.
Sự cùng tồn tại của nhiều TPKT là một tất yếu kinh tế. Bởi lẽ nền kinh tế nhiều thành phần tạo ra một động lực rất quan trọng về nhiều mặt:
Giải quyết được mọi sức sản xuất tiềm tàng và mọi tiềm năng của đất nước để phát triển nền KTQD, tập hợp mọi nguồn lực rộng rãi trong toàn xã hội về lao động, trí tuệ cho công cuộc phát triển một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất.
Mỗi TPKT có vị trí, vai trò và tác dụng to lớn của nó trong việc phát triển nền kinh tế, mà TPKT khác không thể thay thế được. Sự phát triển hài hoà của tất cả các TPKT sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho nền kinh tế, để giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập của người lao động .
Phát triển các TPKT là cơ sở để phát triển SX, phát triển KTTT, tạo thuận lợi cho cơ chế thị trường định hướng XHCN vận động có hiệu quả.
Phát triển TPKT có tác dụng to lớn trong việc động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, động viên mọi tầng lớp nhân dân xây dựng nền kinh tế, phát triển LLSX phục vụ CNH- HĐH đất nước.
Phát triển nền KTHH nhiều thành phần là cơ sở vưng chắc để đảm bảo sự dân chủ về kinh tế.
Phát triển cácTPKT là điều kiện để đại đa số công dân tham gia hoạt động kinh tế, làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao đời sống. Đó là tiền đề cho dân chủ hoá đời sống KTXH và thực hiện đựơc mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.”
Trước đây về mặt lý luận đã khẳng định rằng, sự tồn tại nhiều TPKT là tất yếu khách quan, là đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH. Song trên thực tế chúng ta lại chủ trương xoá bỏ nền kinh tế nhiều thành phần bằng “làn sóng” quốc doanh hoá, tập thể hóa, tạo dựng lên bức tường ngăn cách giữa kinh tế XHCN với các TPKT TBTN , cá thể. Điều này trái với quy luật khách quan, trái với lý luận của chủ nghĩa Mac-Lênin, nó dẫn đến hậu quả tiêu cực: Các tiềm năng kinh tế của đất nước không được khai thác, LLSX XH bị lãng phí một cách nghiêm trọng, sự phát triển của kinh tế hàng hóa bị kìm hãm, do đó đời sống của nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn.
Đổi mới kinh tế không chỉ thừa nhận sự tồn tại khách quan nhiều TPKT mà còn phải thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
Phần II:
Thực trạng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam Những mâu thuẫn nảy sinh và biện pháp giải quyết
I. Thực trạng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam :
1.1. Vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam:
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam không chỉ là một tất yếu khách quan mà nó còn có vai trò to lớn, vì:
Nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần, có nghĩa là tồn tại nhiều hình thức QHSX, sẽ phù hợp với thực trạng thấp kém và không đồng đều của LLSX ở nước ta hiện nay. Sự phù hợp này đến lượt nó lại có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho nâng cao hiệu quả kinh tế trong các TPKT và trong toàn bộ nền KTQD ở nước ta.
Nền kinh tế nhiều thành phần thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, phát triển các mặt của đời sống kinh tế xã hội.
Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các TPKT trong nước như: vốn, lao động, tài nguyên, kinh nghiệm, tổ chức quản lý, KHCN mới trên thế giới…
Tạo điều kiện thực hiện và ở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó có hình thức kinh tế TBNN, nó như những “cầu nối”, trạm “trung gian” cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tạo ra tiền đề khắc phục tình trạng độc quyền, tạo ra quan hệ cạnh tranh - động lực quan trọng thúc đẩy cải tiến kỹ thuật phát triển LLSX.
Như vậy, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có vai trò to lớn trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Cơ cấu đó vừa phù hợp với tình độ XH hoá của LLSX ở nước ta, vừa phù hợp với lý luận của Lênin về đặc điểm kinh tế nhièu thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Vì vậy, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định rằng: “chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên CNXH và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế, bảo đảm cho mọi người được tự do làm ăn theo pháp luật”.
1.2. Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay:
Căn cứ vào nguyên lý chung và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng cộng sản xác định: Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam có 6 thành phần:
1.2.1. Kinh tế nhà nước:
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng về TLSX ( sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước). Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế.
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền KTQD, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Các doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế, giữ vị trí then chốt, phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ KHCN, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật.
1.2.2. Kinh tế tập thể:
Kinh tế tập thể là TPKT bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng, cùng có lợi.
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các TPKT; không giới hạn quy mô và thuộc các TPKT, phân phối theo lao động, theo vốn góp và mật độ tham gia dịch vụ, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Thành viên kinh tế tập thể bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và người nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ.
Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính bao gồm lợi ích các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích XH của các thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên.
Sự phát triển kinh tế tập thể trong điều kiện nước ta rất cần có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và sự hỗ trợ của nhà nước. Bởi vậy, “phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và có chính sách khuyến khích, ưu đãi, giúp đỡ kinh tế hợp tác phát triển có hiệu quả, thực hiện tốt luật hợp tác”( Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb chính trị Quốc Gia, Hà Nội 1996, Tập 10 Tr. 95
).
1.2.3. Kinh tế cá thể tiểu chủ:
Thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ là TPKT dựa trên tư hữu nhỏ về TLSX và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
Kinh tế cá thể tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu về TLSX nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn vủa bản thân.
Kinh tế cá thể tiểu chủ đang có vị trí quan trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động. Do đó việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể tiểu chủ cần được khuyến khích.
Hiện nay ở nước ta, thành phần kinh tế này phần lớn hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, đang là một bộ phận đông đảo, có tiềm năng to lớn, có vị trí quan trọng, lâu dài. Đối với nước ta cần phát triển mạnh mẽ thành phần kinh tế này để vừa góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất cho XH, vừa giải quyết nhiều việc làm cho người lao động – một vấn đề bức bách hiện nay của đời sống kinh tế xã hội. Trong những năm qua, thành phần kinh tế này phát triển nhanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Nó đã góp phần quan trọng vào các thành tựu kinh tế xã hội. Tuy nhiên nó vẫn có hạn chế, như tính tự phát, manh mún, hạn chế về kỹ thuật…
1.2.4. Kinh tế tư bản tư nhân:
Kinh tế TBTN là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX và bóc lột sức lao động làm thuê. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay, thành phần kinh tế này còn có vai trò đáng kể xét về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội. Đây cũng là thành phần kinh tế rất năng động, nhạy bén với KTTT, do đó sẽ có những đóng góp đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hiện nay, kinh tế TBTN bước đầu có sự phát triển nhưng phần lớn tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ và kinh doanh bất động sản, đầu tư vào sản xuất còn ít và chủ yếu quy mô vừa và nhỏ.
Văn kiện đại hội IX có đoạn viết: “Khuyến khích phát triển kinh tế TBTN rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lý để kinh tế TBTN phát triển trên những định hướng ưu tiên của nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài, khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phiếu cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước, xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.”( Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trị quốc gia, H.2001, Tr 98.
)
1.2.5. Kinh tế tư bản nhà nước:
Kinh tế tư bản nhà nước là TPKT bao gồm các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và nước ngoài, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh.
1.2.6. Kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài:
Kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp có thể 100% vốn ( một hoặc nhiều thành viên) có thể liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân của nước ta. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.”( Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trị quốc gia, H.2001, Tr 99.
)
1.3. Thành tựu đã đạt được:
Công cuộc đổi mới ở nước ta trong đó đổi mới kinh tế là nền tảng, diễn ra trong tình thế hết sức phức tạp. Hệ thống XHCN rơi vào khủng hoảng trầm trọng, nhiều nước XHCN trong đó có Liên Xô bị tan rã. Tình hình thế giới diễn biến phức tạp; khủng bố tăng nhanh, chiến tranh sắc tộc…gia tăng; các cuộc khủng hoảng và biến động kinh tế liên tiếp diễn ra. Tuy nhiên xu thế hợp tác hoà bình để phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới, vừa tạo thời cơ để nước ta thật sự nâng cao tính độc lập tự chủ, mạnh dạn chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường, tranh thủ thời cơ để hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để phát triển .
Về đường lối chính sách, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều bước đổi mới mạnh mẽ về cơ chế, chính sách:
Xoá bỏ chế độ bao cấp, trước hết là xoá bỏ chế độ tem phiếu, phân phối định lượng lương thực bằng sổ mua gạo – một cuộc cách mạng về cơ chế mà nhiều người khó tin là đảm bảo ổn định cuộc sống.
Xoá bỏ chế độ hai giá, chuyển đại bộ phận hàng tiêu dùng sang chế độ một giá- giá thoả thuận theo quan hệ thị trường. Nhà nước chỉ còn giữ độc quyền định và kiểm soát giá một số mặt hàng thiết yếu như điện, xăng, dầu, nước, viễn thông, hàng không, đường sắt…
Chấp nhận cạnh tranh trên thị trường, đặt doanh nghiệp nhà nước đối mặt với thị trường, tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình; Nhà nước giảm bao cấp cho doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước bằng nhiều hình thức như: cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê kinh doanh, kể cả giải thể, chuyển đổi chế độ sở hữu.
Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế tư nhân, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, đảm bảo cho các chủ thể thuộc các TPKT được tự do kinh doanh hợp pháp, được kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật không cấm, trong đó có sự ra đời của luật doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1-1-2000 là một sự đột phá trong đổi mới cơ chế, chính sách để khuyến khích các TPKT phát triển KTTT.
Từng bước chấp nhận và hình thành các loại thị trường như thị trường bất động sản, TTCK, thị trường lao động…
Mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và bước đầu xúc tiến đầu tư ra nước ngoài ( Lào, Nga,…); đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đa dạng hoáấpản phẩm hàng hoá và thị trường.
Chính chủ trương đường lối chuyển mạnh sang KTTT đã tạo nên sự đồng tình và hưởng ứng của nhân dân, động lực kinh tế được phát huy, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, làm cho nền kinh tế của đát nước khởi sắc, đời sống của đa số nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đánh giá thành tựu của 15 năm đổi mới, chủ yếu 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 1991-2000, Đại hội IX của Đảng đã nhận định: “Tổng sản phẩm trong nước năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng nay sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế; từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp đã chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN; từ chỗ chủ yếu chỉ có hai thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đã chuyển sang nền kinh tế có nhiều thành phần, trong đó nền kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện, đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội… Sức mạnh về mọi mặt vủa nước ta đã lớn hơn nhiều so với 10 năm trước” Văn kiện đại hội Đảng IX. Trang 16-17
.
Theo IMF Country report số 03/382 tháng 12/2003 cho thấy đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP: ( %).
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Khu vực nhà nước
Khu vực tư nhân
39.9
60.1
40.5
59.5
40.0
60.0
38.7
61.3
38.5
61.5
38.4
61.6
38.3
61.7
Nông nghiệp
Khu vực nhà nước
Khu vực tư nhân
27.8
1.3
26.5
25.8
1.2
24.6
25.8
1.1
24.7
25.4
1.0
24.4
24.5
1.0
23.6
23.2
0.9
22.3
23.0
0.9
22.1
Công nghiệp và XD
Khu vực nhà nước
Khu vực tư nhân
29.7
14.4
15.3
32.1
15.4
16.7
32.5
15.4
17.1
34.5
15.5
19.0
36.7
16.4
20.3
38.1
16.8
21.3
38.5
17.1
21.4
Dịch vụ
Khu vực nhà nước
Khu vực tư nhân
42.5
24.3
18.3
42.2
23.9
18.2
41.7
23.5
18.2
40.1
22.2
17.9
38.7
21.2
17.6
38.6
20.7
18.0
38.5
20.3
18.2
Qua bảng số liệu trên ta thấy những năm gần đây, KTTN luôn đóng góp ổn định vào GDP ở mức 60% , tuy khu vực kinh tế tư nhân trong nước tăng giảm không đều. Chẳng hạn, trong khi phần đóng góp từ KTNN duy trì ở mức 39-40% GDP và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6.3% GDP năm 1995 lên 13.25% GDP năm 2000 thì KTTN trong nước đã suy giảm tương ứng. Rõ ràng khu vực kinh tế năng động của nên KTTT này đã khẳng định được vai trò vững chắc và vẫn còn tiềm năng để phát huy hơn nữa. Đặc biệt trong lĩnh vực mũi nhọn là công nghiệp và dịch vụ. Vì do đặc trưng của khu vực kinh tế này là :
Thích hợp với quy mô vốn nhỏ.
Không có hoặc ít có nhu cầu tăng gia quy mô vốn.
Không cần vốn đầu tư vào công nghệ vừa đòi hỏi vốn lớn vừa rủi ro cao.
Nhanh chóng thu hồi vốn, đồng thời vừa năng động, vừa dễ rút ra khỏi thị trường.
Hứa hẹn khả năng sinh lợi cao phù hợp với tâm lý kinh doanh của người Việt Nam.
Bên cạnh đó kinh tế nước ngoài có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong hơn 10 năm qua (1991-2000) các doanh nghiệp có vốn đàu tư của nước ngoài phát triển khá nhanh chóng, giá trị sản xuất tăng bình quân 22% một năm.
Trong 5 năm 1996-2000, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được thực hiện khoảng 10 tỷ USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, trên 22% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp trên 10% GDP chung của cả nước.
1.4. Hạn chế:
Từ một nền kinh tế kém phát triển, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là vấn đề còn rất mới mẻ, nhưng nhân dân ta đã thu được kết quả đáng kể, đảm bảo ổn định chính trị, xã hội và tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, nền kinh tế còn có thể phát triển ổn định và bền vững hơn, thực hiện được các mục tiêu kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội hơn nếu như sự quản lý cuả nhà nước nói chung và kế hoạch hoá nói riêng tốt hơn, không phạm những sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt trong việc phát huy tối đa ưu thế và hạn chế đến mức thấp nhất hạn chế, khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Đây là một yêu cầu, một đòi hỏi cao đối với sự lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước trong quá trình chuyển sang nền KTTT và quản lý KTTT.
Xét trên tổng thể, yêu cầu đó chưa thực hiện được. “Quản lý nhà nước chưa ngang tầm với sự đòi hỏi của thời kỳ mới, chưa phát huy được đầy đủ mặt tích cực và hạn chế được tính tự phát, tiêu cực của nền KTTT” Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện ĐH ĐB toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trị Quốc Gia, H.2001, Tr 16
Những hạn chế của quản lý nhà nước đối với KTTT thể hiện trên những nét sau:
Sau gần 20 năm xây dựng được một nền KTTT đồng bộ là quá chậm. Đến nay mới chỉ có thị trường hàng tiêu dùng, thị trường vật tư là khá phong phú, các thị trường khác như thị trường bất động sản, TTCK còn rất sơ khai. Nguyên nhân của tình trạng này là một phần do tổ chức quản lý, một phần do sự yếu kém trong nhận thức lý luận.
Hoạt động của thị trường còn mang tính tự phát, sự điều tiết của của nhà nước đối với thị trường còn kém hiệu lực. Một số mặt hàng độc quyền thì tự do tăng giá, không tính đến thu nhập và sức mua của người dân, còn một số mặt hàng cạnh tranh, đặc biệt là nông sản thì bị thả nổi, gây thiệt hại cho người sản xuất.
Tình trạng “thương mại hoá” đối với các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, y tế trở nên quá trầm trọng, gây khó khăn, bất đồng, bất bình đối với người nghèo và vùng sâu vùng xa, giảm động lực của sự phát triển đất nước.
Sự tác động của nhà nước đối với kinh tế còn mang tính chủ quan, duy ý chí, nặng mệnh lệnh hành chính, không phù hợp với quy luật KTTT (cái gì không quản lý được thì cấm đoán) hoặc thả nổi, buông lỏng trong quản lý giá cả đất đai, thuốc chữa bệnh, quản lý y tế, giáo dục…
Công tác kế hoạch hoá tuy đã có nhiều đổi mới về tư duy và phương pháp nhưng vẫn còn có nhiều hạn chế:
Tầm nhìn chiến lược còn hạn hẹp, một số công trình mang tầm chiến lược thế kỷ nhưng chỉ sau 1-2 thập niên đã bộc lộ tính bất cập như một số đường giao thông quan trọng.
Kế hoạch phát triển kinh tế còn mang nặng về hình thức, chủ quan duy ý chí, chạy theo phong trào, tuân thủ đúng quy luật khách quan, không đảm bảo tính hiệu quả, nhiều khi lại xuất phát từ ý đồ và lợi ích cá nhân. Chương trình mía -đường là dựa trên tư duy hiện vật, không tính đến quy luật thị trường và hiệu quả kinh tế, để thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội. Nhiều công trình quan trọng khác cũng kém hiệu quả. Ví dụ, theo một kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch và đầu tư: So với các nước trong khu vực, giá điện nước ta cao hơn 25%, giá cước điện thoại cao hơn 130%, chi phí vận tải Container cao hơn từ 40-50%. Giá FOB xi măng thế giới là 30USD/tấn, ximăng Việt Nam bán ra 750.000đ/tấn, tương đương 50USD/tấn…..
Trong kế hoạch, vấn đề đảm bảo kết hợp chất lượng tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội chưa được thực hiện tốt, còn nặng về kinh tế, coi nhẹ mặt xã hội, tức là chưa coi trọng định hướng XHCN. Theo báo cáo của WB, tỷ lệ chi tiêu công cộng cho giáo dục toàn thế giới năm 1996 là 4.8% GNP, còn Việt Nam là 2.6%, cho y tế thế giới thời kỳ 1990-1997 toàn thế giới là 2.5% GDP, còn Việt Nam đạt 1.1% GDP. Theo báo cáo của uỷ ban các vấn đề xã hội của quốc hội khoá XI (tháng 5/2004), thì nhu cầu chi cho chăm sóc sức khoẻ bình quân thế giới là khoảng 22USD/người/năm, trong khi Việt Nam chỉ có 5 USD/người/năm, và Việt Nam được xếp vào hạng cuối cùng về mức công bằng tổ chức y tế (189/191 nước).
Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện kế hoạch còn hạn chế, bất cập dẫn tới đầu tư dàn trải, phân tán, gây lãng phí và thất thoát lớn, đặc biệt là thất thoát trong xây dựng cơ bản quá lớn (20-30% vốn đầu tư), gây hậu quả nghiêm trọng: công trình thiếu an toàn, chóng hư hỏng, nạn chạy dự án, hối lộ tăng lên làm tha hoá cán bộ quản lý nhà nước,…
1.5. Những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và phương hướng giải quyết:
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nền kinh tế quá độ nên nó không tránh khỏi những mâu thuẫn quá độ của nó. Sau đây là một số mâu thuẫn cùng các phương hướng giải quyết:
1.5.1. Mâu thuẫn giữa tính tự giác và tính tự phát:
Nền KTTT trong điều kiện sản xuất nhỏ là phổ biến như ở nước ta thì tất nhiên chưa thể thoát khỏi tính tự phát TBCN. Việc định hướng nền kinh tế nước ta đi lên CNXH không phải là sự phát triển tự phát, mà là kết quả của sự nhận thức và vận dụng một cách tự giác xu hướng và quy luật khách quan của sự phát triển xã hội trong thời đại ngày nay. Như vậy, phát triển nền KTTT định hướng XHCN đã bao hàm sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập: tính tự phát và tính tự giác trong sự phát triển nền kinh tế xã hội.
Trong thời gian hiện nay, tính tự phát vẫn còn là cái cần thiết và không tránh khỏi trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, trong việc giải quyết những khó khăn về việc làm, trong lưu thông hàng hoá, v.v.. Tuy vậy, nếu để nền kinh tế phát triển chủ yếu là tự phát thì không thể thực hiện được những mục tiêu của CNXH. Còn hoạt động tự giác là hoạt động dựa trên sự nhận thức đúng đắn xu thế tất yếu và quy luật khách quan của đời sống xã hội, nhưng nếu có sai lầm trong nhận thức, nhất là sai lầm trên bình diện quốc gia thì hậu quả của nó thật khôn lường. Giải quyết mâu thuẫn giữa tính tự giác và tính tự phát trong phát triển kinh tế xã hội là hết sức khó khăn phức tạp, không phải một lúc có thể xoá bỏ hoàn toàn tính tự phát, biến mọi hoạt động của con người thành hoạt động tự giác, mà phát huy ngày càng cao tính tự giác trên cơ sở nâng cao năng lực nhận thức khoa học cũng như năng lực tổ chức, quản lý, phối hợp hoạt động trên bình diện xã hội, hạn chế dần lĩnh vực tự phát của hoạt động của con người trong xã hội.
1.5.2. Mâu thuẫn giữa lợi ích của người lao động làm thuê và người thuê mướn lao động:
Phát triển KTTT trong thời kỳ quá độ tức là chấp nhận sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế TBCN, chấp nhận các hình thức sở hữu và kinh doanh có thuê mướn lao động và có bóc lột sức lao động; trong khi đó mục tiêu mục tiêu lâu dài của cách mạng XHCN là xoá bỏ bóc lột. ở đây, một số mối quan hệ có mâu thuẫn cần được nghiên cứu và giải quyết thoả đáng, đó là mối quan hệ giữa sự phát triển của kinh tế tư nhân với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Không có sơ sở để khẳng định rằng trong thời kỳ quá độ lên CNXH, hình thức kinh doanh có thuê mướn lao động sẽ ngày càng giảm đi. Cũng là sai lầm nếu cho rằng, chỉ có thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế hợp tác xã là phát triển theo định hướng XHCN và sẽ thay thế dần các hình thành phần kinh tế còn lại. Theo tôi tất cả TPKT đều phát triển theo một định hướng duy nhất: định hướng XHCN. Cùng với sự trưởng thành của CNXH, các TPKT có thuê mướn lao động sẽ giảm dần mức độ bóc lột của nó. Tất nhiên, điều này chỉ có thể và hoàn toàn có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự quản lý của Nhà nước XHCN, sự lãnh đạo của TPKT NN, sự lớn mạnh của TPKT hợp tác.
Trong việc giải quyết mối quan hệ có mâu thuẫn giữa lợi ích người thuê mướn lao động làm thuê, đó là sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích: lợi ích của người lao động làm thuê và lợi ích của người thuê mướn lao động và lợi ích của nhà nước. Sự bất công trong mối quan hệ giữa các lợi ích đều có tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế.
Nhà nước- bằng hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế, xã hội của mình-vừa khuyến khích lợi ích chính đáng và tính tích cực sáng tạo của những nhà kinh doanh, vừa hạn chế sự bóc lột và những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của họ. Nhà nước thông qua nguồn thuế thu đựơc và các khoản đóng góp khác từ các cơ sở kinh doanh mà mở rộng, phát triển các chương trình xã hội. Tuy nhiên, sự điều tiết thu nhập thông qua các chính sách thuế, nếu không được thực hiện một cách hợp lý sẽ có tác động tiêu cực đến việc khuyến khích đầu tư. Kinh nghiệm của một số nước Bắc Âu trong những năm ’80 cho thấy điều đó. Ngoài ra, nhà nước cần khuyến khích mọi cơ sở kinh doanh tham gia vào những công trình phúc lợi tập thể, tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động, tham gia vào hoạt động nhân đạo, v.v…
1.5.3. Mâu thuẫn giữa mục tiêu của CNXH với những ảnh hưởng của cơ chế thị trường gây ra:
Một mặt phát triển KTTT trong điều kiện xuất phát từ sản xuất nhỏ thì xã hội chưa thể tránh khỏi những yếu tố của kinh tế thị trường TBCN, sự cạnh tranh (kể cả cạnh tranh không lành mạnh), sự phá sản, tình trạng thất nghiệp, sự thất nghiệp, sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và các bộ phận dân cư, và nhất là không thể tránh khỏi những tệ nạn xã hội do mặt trái của KTTT gây ra, dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội.
Mặt khác, định hướng XHCN không cho phép sự bất bình đẳng phát triển thành sự phân cực xã hội, không cho phép đẩy những người lao động vào tình trạng thất nghiệp, không thể chấp nhận tình trạng bất công, tiêu cực ngày càng gia tăng. Một mâu thuẫn nữa lại xuất hiện: mâu thuẫn giữa bình đẳng, công bằng xã hội với tính cách là mục tiêu của CNXH với tình trạng bất bình đẳng, bất công không thể tránh khỏi do mặt trái của KTTT làm nảy sinh.
KTTT chỉ là phương tiện, là con đường để thực hiện các mục tiêu của CNXH. CNXH không chỉ phấn đấu đạt trình độ phát triển cao về đời sống vật chất và tinh thần, mà vấn đề quan trọng hơn là công bằng xã hội. Hơn nữa, không chỉ là công bằng xã hội, mà còn là bình đẳng xã hội.
Trong mô hình cũ của CNXH, quan niệm và thực hiện không đúng vấn đề bình đẳng xã hội đã dẫn đến tình trạng trì trệ của xã hội. Song, điều đó không có nghĩa là lý tưởng về bình đẳng xã hội trở thành sai lầm, lỗi thời. Sự nghiệp đổi mới CNXH đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại vấn đề bình đẳng xã hội, quan hệ giữa công bằng và bình đẳng xã hội, nhưng không phải là từ bỏ mục tiêu phấn đấu cho bình đẳng xã hội. Trong định hướng XHCN của sự phát triển xã hội ta, tất nhiên có nhiều mục tiêu cần hướng tới, nhưng chắc chắn trong đó có vấn đề bình đẳng xã hội.
KTTT, tuy có mặt trái không thể tránh khỏi của nó nhưng về cơ bản và lâu dài, nó là một trong những điều kiện để thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội. Trong điều kiện hiện nay, công bằng xã hội phải được hiểu ở cả hai mặt: mặt bình đẳng và mặt bất bình đẳng. Bên cạnh việc phấn đấu cho bình đẳng xã hội, chúng ta phải chấp nhận những bất bình đẳng hợp lý do yêu cầu khắt khe của KTTT. Chỉ có thể thực hiện sự bình đẳng từng mặt chứ chưa thể thực hiện được sự bình đẳng hoàn toàn. Trong thời kỳ quá độ, kể cả trong CNXH, chỉ có thể thực hiện bình đẳng về cơ hội, còn về mặt hưởng thụ thì trước mắt chỉ có thể phấn đấu thực hiện bình đẳng ở sự thoả mãn một số nhu cầu cơ bản nhất, rồi dần dần phát triển lên.
1.5.4 . Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội:
Lợi ích là một trong những động lực của sự tăng trưởng kinh tế; do đó, để thực hiện tăng trưởng kinh tế cần phải coi trọng mọi lợi ích: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Trong thời kỳ quá độ và kể cả trong CNXH, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội chẳng những không mất đi mà còn có những diễn biến phức tạp hơn. Điều này có thể chứng minh được một cách dễ dàng. Bởi vì, trong CNXH, mọi cá nhân sẽ có điều kiện tốt hơn để phát triển về năng lực và nhu cầu. Sự phát triển nhu cầu và lợi ích cá nhân tất yếu có mặt trái của nó. Mối quan hệ có mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội nếu không được giải quyết một cách đúng đắn sẽ biểu hiện thành những hiện tượng bất công xã hội. Trong mối quan hệ này, nếu lợi ích cá nhân bị vi phạm thì xã hội sẽ mất đi một động lực to lớn của sự phát triển xã hội. Còn ngược lại, nếu cá nhân có lợi, nhưng lợi ích của xã hội bị vi phạm thì nạn nhân của sự bất công lại chính là cộng đồng xã hội. Chẳng hạn, vì lợi ích cá nhân ích kỷ mà trong sản xuất kinh doanh và trong các hoạt động khác, người ta có thể phá hoại môi trường sống, có thể làm tất cả những việc phi pháp, phi đạo đức, phi nhân tính, miễn là những việc làm đó đem lại thu nhập cao cho họ. Trong trường hợp này, khi một thiểu số cá nhân được hưởng lợi lớn thì cộng đồng xã hội lại phải gánh chịu những thiệt hại to lớn do cá nhân đó gây ra.
Chúng ta cần phải phân biệt lợi ích chính đáng và lợi ích ích kỷ cá nhân. Lợi ích chính đáng của cá nhân là động lực phát triển của xã hội, là cái mà xã hội phải tôn trọng và phát huy; còn lợi ích ích kỷ cá nhân là nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân.
Chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân dẫn đến sự thoái hoá biến chất, ăn cắp, tham nhũng của một số không ít cán bộ trong bộ máy nhà nước. Nếu xã hội không có những biện pháp tích cực và có hiệu quả thì những tệ nạn này chẳng những không giảm đi mà trái lại còn ngày càng gia tăng, vì cùng với sự tăng trưởng kinh tế, của cải xã hội, phúc lợi tập thể sẽ tăng lên, và những thứ này lại được giao cho những cá nhân trực tiếp quản lý.
KTTT làm phát triển tâm lý chạy theo đồng tiền của một bộ phận nhân dân; nó mở ra khả năng cho một số người không lao động mà vẫn có thể hưởng thành quả lao động của người khác. Họ làm bất cứ việc gì, kể cả những việc phi nhân đạo, thu lợi, bất chấp hậu quả trước mắt và lâu dài của hoạt động đó. ở đây cần chỉ ra một đặc điểm của thị trường ở nước ta là thị trường chưa phát triển, chưa vững chắc; trong nhiều trường hợp, nó chưa đánh giá đúng chất lượng của sản phẩm và chất lượng của lao động. Nhiều khi làm hàng giả vì có lợi cho người sản xuất hơn là làm hàng thật, kể cả trong lĩnh vực sản xuất văn hoá tinh thần. Chủ nghĩa cá nhân cũng là nguyên nhân của lối sống xa hoa truỵ lạc, làm băng hoại những giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Như vậy trong điều kiện KTTT, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội là điều có khả năng xảy ra và, trên thực tế, đã xảy ra ở một bộ phận nhất định trong xã hội. Chủ nghĩa cá nhân là biểu hiện tiêu cực của mâu thuẫn đó. Để giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, về cơ bản, phải kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, đồng thời phải chống lại những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, nhất là chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội cũng có thể xuất hiện do những sai lầm trong chủ trương, chính sách của Nhà nước, làm hạn chế, ngăn cản sự phát triển đa dạng, phong phú của nhu cầu, lợi ích cá nhân, làm suy giảm một cách đáng kể tính tích cực, sáng tạo của cá nhân. Đó cũng chính là nguyên nhân của bất công xã hội, là tình trạng đã diễn ra trong mô hình cũ của CNXH.
Kết luận
Như vậy, sự phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN đang làm nảy sinh hàng loạt mâu thuẫn. Sự thành công của CNXH phụ thuộc phần lớn vào việc giải quyết những mâu thuẫn đó. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu kỹ những mâu thuẫn này và đề ra những biện pháp hữu hiệu để giải quyết chúng.
Thành tựu của 15 năm đổi mới vừa qua có tác dụng làm cho chúng ta quen với các quan hệ hàng hoá. Hàm lượng kinh tế trong các hạot động xã hội ngày càng được chú ý. Tuy nhiên, mặc dù đã trải qua một số năm cải cách, đổi mới song nền kinh tế nước ta vẫn đang trong quá trình chuyển từ cơ chế quản lý hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường. Đó là quá trình mà cơ chế cũ ít nhiều vẫn còn là thói quen chưa dễ xoá bỏ. Do vậy, cơ chế kinh tế cũ và cơ chế kinh tế mới đang đan xen vào nhau, có chuyển hoá lẫn cho nhau, cái cũ dần dần nhường chỗ cho cái mới ra đời và phát triển, nhưng cũng có sự chi phối, khống chế lẫn nhau. Rõ ràng là cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta vẫn còn đang ở bước sơ khai, đòi hỏi phải được hoàn thiện theo xu hướng thị trường văn minh.
Để làm được như vậy Đảng và nhà nước cần phải nắm vững những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển nền kinh tế mà cần phải có biện pháp giải quyết những mâu thuẫn đó.
Danh mục tại liệu tham khảo
Giáo trình: Kinh tế chính trị- Bộ GD& ĐT.
Giáo trình: Triết học Mác Lênin – Bộ GD và ĐT
Tạp chí : Giáo dục lý luận, số3/01;12/01
Tạp chí Lý luận chính trị, số 5/2004; 7/2004
Tạp chí: Nghiên cứu lý luận, số 8/2000; 12/2002
Tạp chí Triết học, số 2/2002; 4/2002; 3/2004.
Danh mục từ viết tắt
KHCN: Khoa học công nghệ
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
TPKT: Thành phần kinh tế
KTTN: Kinh tế tư nhân
KTTB: Kinh tế tư bản
KTNN: Kinh tế nhà nước
PTSX: Phương thức sản xuất
LLSX: Lực lượng sản xuất
QHSX: Quan hệ sản xuất
KTTT: Kinh tế thị trường.
TTCK: Thị trường chứng khoán
KT_XH: Kinh tế xã hội
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35660.doc