Rõ ràng việc xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ, một thị trường đầy tiềm năng đã và đang sẽ mang đến nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Những lợi thế mà các doanh nghiệp Việt Nam có được có thể tạo nên một sức mạnh lớn, một nguồn lợi lớn thu hút ngành gỗ Việt Nam hoà vào dòng chảy chung của sự phát triển kinh tế toàn cầu, từng bước nâng cao vị trí, vai trò, tầm ảnh hưởng và sức cạnh tranh của mình. Nhưng đối với một thị trường rộng lớn, có tính cạnh tranh cao và nhu cầu đa dạng như Mỹ thì đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam không những chỉ nắm vững đặc điểm của thị trường mới này, văn hoá, thị hiếu về đồ gỗ của người tiêu dùng Mỹ mà hơn nữa là việc xác định phân khúc thị trường nào phù hợp với năng lực và quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ, chỉ đạo từ phía chính phủ, các Bộ, ngành để có thể đưa kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong những năm tới tăng cao và ổn đinh.
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2681 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lời mở đầu
Sau khi hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12 năm 2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển nhảy vọt. Hiện nay Việt Nam đã trở thành bạn hàng lớn thứ 40 của Hoa Kỳ (tính theo kim ngạch 2 chiều). Nếu tính riêng xuất khẩu vào Hoa Kỳ thì Việt Nam đứng thứ 35.
Từ một nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu là chủ yếu, những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên thành nước xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến với tốc độ tăng trưởng khá nhanh và đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Sản phẩm của các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam đã có mặt tại thị trường nhiều nước trong đó có thị trường Mỹ, một quốc gia nhập khẩu gỗ, các sản phẩm từ gỗ và hàng gỗ nội thất đứng đầu thế giới. Đơn cử trong các mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ năm 2003, mặt hàng gỗ đứng thứ 16 trong 30 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất vào Mỹ, chiếm 1,3% tỷ trọng trong tổng trị giá năm 2003.
Mặc dù đã có mặt tại thị trường lớn và cũng đầy thách thức này nhưng sản phẩm gỗ Việt Nam vẫn chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ: 0,86%.
Với những tài liệu tham khảo của mình, trong khuôn khổ bài đề án môn học này, em xin được trình bày về thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ và những giảI pháp thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn T.S Trần Văn Hoè đã giúp đỡ em có thể hoàn thành được bài đề án này.
II. Lý luận chung
1/ Thị trường Mỹ và những đặc điểm:
1.1. Thị trường có sức mua lớn nhất:
Mỹ là một quốc gia hình thành non trẻ. Nước Mỹ có diện tích khoảng 9,3 triệu km2, là nước có diện tích lớn thứ 4 trên thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc. Mỹ nằm ở trung tâm Châu lục Bắc Mỹ: phía Bắc giáp Canada, phía Nam giáp Mêhicô, phía Đông giáp Đại Tây Dương và phía Tây giáp Thái Bình Dương.
Dân số của Mỹ khoảng 280 triệu người (tính đến hết năm 2000) chiếm khoảng 5% dân số thế giới, mật độ dân số khoảng 30người/km2. Đây là nước đông dân thứ 3 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, ấn Độ. Mỹ là nước đa sắc tộc, có nền văn hoá đa dạng phong phú.
Với dân số trên 280 triệu người, nước Mỹ tạo ra tới 20,8% GDP toàn thế giới, chiếm 17,8% tổng xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thế giới. Thị trường quốc nội của Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới với mức GNP đạt xấp xỉ 10 000 tỷ USD vào năm 2000; mỗi năm Mỹ tiêu thụ một lượng hàng hoá và dịch vụ trị giá 5500 tỷ USD, trong đó giá trị hàng nhập khẩu là 1100 tỷ USD. Hiện tại Hoa Kỳ nhập khẩu hàng hoá từ 170 quốc gia với đủ chủng loại sản phẩm, từ cao cấp như ô tô, máy bay, các thiết bị điện công nghiệp đến hàng tiêu dùng như quần áo, giầy dép, đồ chơi trẻ em… Ngoại thương luôn là nguồn lực quan trọng làm giàu đất nước. Tăng trưởng thương mại và tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước là xu hướng chủ đạo trong nền kinh tế Mỹ. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ không ngừng tăng lên trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá chiếm tỷ trọng đến 80%, còn dịch vụ chỉ chiếm 20%.
Bảng: Túm tắt ngoại thương Hoa Kỳ(Đơn vị: tỷ USD)
2000
2001
2002
2003
Tổng kim ngạch XK
1070,1
1007,6
974,1
1018,6
Xuất khẩu hàng húa
772,0
718,7
681,9
713,8
Xuất khẩu dịch vụ
298,1
288,9
292,2
304,8
Tổng kim ngạch NK
1445,4
1365,4
1392,1
1507,9
Nhập khẩu hàng húa
1224,4
1145,9
1164,7
1263,2
Nhập khẩu dịch vụ
221,0
219,5
227,4
244,8
Tổng cỏn cõn TM
- 75,4
- 57,8
-418,0
-489,4
Cỏn cõn TM hàng húa
-452,4
-427,2
-482,9
-549,4
Cỏn cõn TM dịch vụ
77,0
69,4
64,8
60,0
Xã hội Mỹ là một xã hội tiêu thụ bởi vì phần thu nhập dành cho tiêu dùng rất lớn. Thu nhập bình quân tính theo đầu người ở Mỹ là khoảng 36.300 USD năm 2002. Theo thống kê của Bộ thương mại, Mỹ có khoảng 98 triệu hộ gia đình, trong đó có khoảng 1 triệu hộ có tàI sản trên 1 triệu USD, 5% số hộ có thu nhập hàng năm trên 10.000 USD. Số hộ còn lại có thể chia thành bốn nhóm: nhóm 1: nhóm có thu nhập thấp nhất khoảng 17 000 USD/năm; nhóm 2: gồm những hộ có thu nhập khoảng 30 000 USD/năm; nhóm ba: gồm những hộ có thu nhập khoảng 45 000 USD/năm; nhóm bốn: nhóm có thu nhập cao nhất khoảng 67 000 USD/năm.
Như vậy số hộ thuộc nhóm một (nhóm nghèo nhất) chỉ chiếm khoảng 15% dân số. Nhưng ngay cả nhóm này cũng có thu nhập hơn thu nhập bình quân của Việt Nam tới gần 40 lần. Bởi vậy họ vẫn có sức mua đáng kể đối với hàng tiêu dùng các loại.
Người dân Mỹ có mức sống rất khác nhau nên nhu cầu tiêu dùng cũng khác nhau. Bên cạnh các cửa hàng dành cho người có thu nhập cao còn có những cửa hàng dành cho người có thu nhập thấp với các mặt hàng thiết yếu và giá cả phảI chăng. Bởi vậy, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ cũng rất đa dạng về chủng loại và chất lượng, có cả hàng cao cấp và bình dân. Mỹ cũng nhập hàng từ nhiều nước khác nhau, kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, phục vụ cho những yêu cầu tiêu dùng khác nhau.
1.2. Thị trường với các tiêu chuẩn đa dạng:
Mỹ nhập nhiều hàng hóa đa dạng cả về chủng loại và cấp bậc chất lượng. Điều đó cũng có nghĩa là mọi loại hàng hoá với mọi loại cấp độ về chất lượng đều được thị trường Mỹ chấp nhận - hàng cao cấp cho những người có thu nhập cao và hàng chất lượng vừa phảI dành cho những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Tuy nhiên hàng hoá nhập vào thị trường này phảI đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, nhãn mác hàng hoá, các tiêu chuẩn về lao động, các quy định về môI trường, vệ sinh dịch tễ,các hạn chế hạn ngạch…
1.3. Thị trường có tính cạnh tranh cao:
Thị trường Mỹ rất rộng lớn, nhu cầu nhập khẩu đa dạng nên hầu hết các nước đều đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này và do vậy sự cạnh tranh giữa các nước để chiếm lĩnh thị trường cũng diễn ra rất gay gắt và khốc liệt. Hiện tại có khoảng 170 nước đều cố gắng phát huy những thế mạnh của mình và tìm cách chiếm lĩnh thị trường. Có nước tận dụng ưu thế về địa lý như Canada, Mêhicô… có những nước tận dụng ưu thế về kiều dân ở Mỹ để tạo kênh khảo sát thị trường và thiết lập kênh phân phối như Trung Quốc.. Những nước khác thì tận dụng ưu đãi về thuế quan. Vì vậy muốn được thị trường Mỹ chấp nhận, hàng hoá nhập khẩu phảI có tính cạnh tranh cao về chất lượng, giá cả, chủng loại, mẫu mã và các tiêu chuẩn về an toàn môI trường, lao động…
Bảng: Bạn hàng chớnh của Hoa Kỳ
(Đơn vị:triệu USD)
stt
bạn hàng
nhập khẩu
xuất khẩu
cán cân tm
1
Canada
$224.016,1
$148.748,6
-$75.267,5
2
Mêhicô
$137.199,3
$83.108,1
-$54.091,2
3
Trung Quốc
$151.620,1
$26.706,9
-$124.913,2
4
Nhật Bản
$118.485,1
$48.862,2
-$69.622,9
5
Đức
$66.531,8
$26.806,1
-$39.725,7
6
Anh
$42.455,3
$30.556,1
-$11.899,2
7
Hàn Quốc
$36.929,6
$22.524,7
-$14.404,9
8
ĐàI Loan
$31.489,7
$16.110,6
-$15.379,1
9
Pháp
$28.895,9
$15.682,6
-$13.213,4
10
Malaysia
$25.320,8
$10.124,2
-$15.196,6
11
Italia
$25.292,7
$9.942,8
-$15.349,9
12
áI Nhĩ Lan
$25.765,6
$7.225,5
-$18.540,0
13
Hà Lan
$10.972,9
$19.206,7
+ $8.233,7
14
Singapore
$14.291,5
$14.889,4
+ $598,0
15
Braxin
$17.716,5
$9.948,0
- $7.768,5
40
Việt Nam
$4.472,0
$1.291,1
- $3.180,9
Nguồn: Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ. Bảng trờn xếp theo thứ tự tổng kim ngạch hai chiều năm 2003. Cỏc số liệu trong bảng chỉ bao gồm thương mại hàng húa.
Đối với việt Nam từ trước tới nay hàng rào thuế quan là yếu tố làm giảm tính cạnh tranh và hiệu qủa xuất khẩu lớn nhất do chưa được hưởng chế độ ưu đãi tối huệ quốc. Với hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2001, hàng Việt Nam sẽ có thêm sức cạnh tranh và chắc chắn thị trường Mỹ sẽ mở ra những triển vọng mới cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Một khi đã bình đẳng về thuế quan thì hàng Việt Nam cũng phải cạnh tranh bình đẳng với hàng hoá của các nước khác cả về chất lượng, mẫu mã, nhãn mác, giá thành… trong đó giá cả là yếu tố cạnh tranh lớn nhất và là yếu tố quan trọng để chiếm lĩnh thị trường, nhất là thị trường bình dân dành cho những người có thu nhập thấp.
2/ Nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong năm 2003:
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ bao gồm:
- Dệt may: 56,2%
_ Thuỷ hảI sản: 16,3% (kể cả thuỷ hảI sản chế biến)
- Giầy dép: 7,2%
- Nông lâm sản và thực phẩm kể cả thực phẩm chế biến : 5,2% trong đó chủ yếu là cà phê, hạt điều, tiêu, mật ong tự nhiên, cao su thiên nhiên.
- Dầu khí và sản phẩm dầu khí: 4,6%
- Đồ gỗ nội thất : 4,2%
2.1- Nhóm hàng dệt may:
Theo số liệu của HảI quan Hoa Kỳ, năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần 2514 tỷ USD hàng dệt may, trong đó hàng phi hạn ngạch chiếm khoảng 20%, tăng gần 160% so với năm 2002 và chiếm khoảng 56,2% tổng trị giá xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này. Thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tăng lên đáng kể. Trong năm 2003, riêng nhóm hàng quần áo, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn vào Hoa Kỳ đứng thứ 5 về trị giá và thứ 7 về số lượng.
2.2- Thuỷ sản đông lạnh và chế biến:
Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hảI sản (kể cả chế biến) đạt 730,5 triệu USD, tiếp tục xếp vị trí thứ hai sau hàng dệt may trong bảng xuất khẩu của Việt nam vào Hoa Kỳ. Trong nhóm hàng thuỷ sản, tôm đông lạnh đạt kim ngạch 469 triệu USD, tăng 27 % so với năm trước và chiếm 64% tổng kim ngạch nhóm hàng thuỷ sản; Tôm và cua chế biến đạt 162 triệu USD, tăng 17% so với năm trước. Kim ngạch phi lê cá giảm khoảng 19% so với trước do tác động của thuế chống bán phá giá. Kim ngạch cá ngừ đóng hộp tăng khoảng 7,3%.
III. Thực trạng tình hình xuất khẩu đồ gỗ
của Việt Nam vào thị trường Mỹ và các GiảI pháp thúc đẩy
1/ Tình hình xuất khẩu chung:
1.1- Tính hình sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay cả nước có khoảng 2000 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong đó có trên 300 doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu sản phẩm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ trong những năm gần đây liên tục tăng (năm 2001:337,8 triệu USD; năm 2002: 430 triệu USD). Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam cũng được mở rộng và có khả năng cạnh tranh tại Trung Quốc, Nhật Bản, EU và hiện nay là thị trường Mỹ.
+ Khu vực phía Bắc tập trung nhiều ở các vùng làng nghề truyền thống như Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hà Tây, Nghệ An và Hà Nội. Các doanh nghiệp ở khu vực này hướng chủ yếu vào các sản phẩm đồ gỗ tự nhiên, mang tính truyền thống và sản phẩm gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ giả cổ, đường nét tinh xảo, sử dụng nhiều lao động. Thị trường chủ yếu: Trung Quốc, ĐàI Loan, Hồng Kông và một số ít doanh nghiệp tìm được hợp đồng cung cấp cho khách hàng châu Âu hoặc Mỹ nhưng không thường xuyên và giá trị hợp đồng không lớn.
Kim ngạch xuất khẩu hiện nay của khu vực phía Bắc vào khoảng 200 triệu USD/năm.
+ khu vực phía Nam (từ Bình Định trở vào): được đánh giá là trung tâm chế biến và xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Sản phẩm chủ yếu được chế biến từ gỗ rừng trồng như cao su, keo lá tràm, tràm bông vằn…. Các sản phẩm đồ gỗ gia dụng và bàn ghế ngoàI trời là thế mạnh của các doanh nghiệp phía Nam tại các thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp khu vực phía Nam hiện vào khoảng 300-350 triệu USD và dự kiến còn tăng hơn nữa trong thời gian tới (số liệu cần xem lại).
Trong gần 5 năm qua, ngành chế biến sản xuất đồ gỗ xuất khẩu đã phát triển hết sức mạnh mẽ. Từ vài chục doanh nghiệp trước kia, nay đã lên tới hơn 1.200 doanh nghiệp, trong đó có 51 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút gần 150.000 lao động trên cả nước.
Từ chỗ các doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ ở các nơi khác nhau, đến nay đã hình thành các khu vực sản xuất đồ gỗ tập trung quy mô khá lớn ở một số tỉnh như: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… Điều đặc biệt đáng lưu ý là các nhà đầu tư nước ngoàI cũng tăng mạnh đầu tư vào ngành này, nhất là trong 5 tháng đầu năm 2004.
1.2 - Xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ:
Bắt đầu từ cuối năm 2001, khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu "cất cánh" với tốc độ tăng vọt, kim ngạch xuất khẩu đạt 335 triệu USD, tăng 53,5% so với năm 2000. Liên tiếp 2 năm 2002 và 2003, tốc độ tăng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ tiếp tục ở mức cao và trong 9 thang năm 2004, lượng ước xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ là 741 triệu USD, tăng 186,2% so với cùng kỳ năm 2003.
Sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ
Xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2003 đạt trên 150 triệu USD (không kể đồ nội thất không phảI là gỗ), tăng khoảng 160% so với năm 2002. Hiện nay Việt Nam là một trong 20 nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất lớn nhất vào Mỹ.
Xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng nhanh do những nguyên nhân sau:
- Thuế nhập khẩu giảm do hiệu lực của hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ (BTA) trung bình từ 50 - 55% xuống còn 0-3%.
- Nhập khẩu đồ gỗ từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ tăng mạnh và chiếm thị phần lớn trong những năm qua dẫn đến sức ép giảm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Một số nhóm hàng đồ gỗ phòng ngủ đang bị kiện bán phá giá. Hơn nữa, bản thân các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ cũng không muốn quá phụ thuộc vào nguồn cung cấp hàng của Trung Quốc, do vậy họ có xu hướng chuyển sang tìm thêm nguồn hàng từ những nước khác trong đó có Việt Nam.
- Năng lực cung ứng hàng đồ gỗ của Việt Nam được tăng cường đáng kể và nhiều thông tin về khả năng này được chuyển tảI đến các nhà nhập khẩu.
Tuy nhiên thị phần xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Mỹ mới chỉ chiếm hơn 0,86% tỷ trọng tổng khối lượng nhập khẩu đồ gỗ vào thị trường này.
Phần lớn các mặt hàng Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ là đồ gỗ nội thất, trong khi nước này đang có nhu cầu nhập rất lớn các sản phẩm gỗ văn phòng, đồ gỗ cao cấp cho các công sở, đồ gỗ ngoàI trời, đồ dùng trong gia đình bằng gỗ.
2/ Lợi thế của đồ gỗ Việt Nam:
2.1 - Giá của Việt Nam có tính cạnh tranh.
Sản phẩm của Việt Nam có tính cạnh tranh cao do giá nhân công rẻ, ước tính rẻ hơn từ 8% đến 10% so hàng của Trung Quốc. Trong lúc đó hàng của Trung Quốc rẻ hơn hàng sản xuất tại Mỹ đến 30%.
2.2 - Đồ gỗ Việt Nam được sản xuất đa dạng, mang nét độc đáo riêng có của Việt Nam.
2.3 - Đội ngũ những người lao động thủ công khéo tay, thông minh, cần cù, sáng tạo và giá nhân công của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực.
Thị trường Mỹ ưa chuộng sản phẩm gỗ của Việt nam vì ngoài việc đảm bảo chất lượng, sản phẩm còn thể hiện được nét văn hoá tinh xảo độc đáo do bàn tay khéo léo của người thợ Việt Nam.
Hơn thế nữa, giá nhân công của Việt Nam được coi là thấp nhất trong những nước xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ.
3/ Những khó khăn còn tồn tại của ngành sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam:
3.1- Công nghệ lạc hậu:
Thực tế khảo sát cho thấy có tới trên 70% các doanh nghiệp chế biến lâm sản tại Việt Nam vẫn áp dụng công nghệ chế biến cũ kỹ. Với những thiết bị sản xuất nhập từ các nước Đông Âu, Trung Quốc qua nhiều thập kỉ sử dụng chắc chắn không thể cho chất lượng sản phẩm sản xuất ổn định. 30% con số máy móc còn lại cũng chỉ đạt mức độ trung bình.Nguyên nhân của tình trạng chậm đổi mới công nghệ được lý giảI là, theo tính toán để có thể xây dựng một xưởng chế biễn gỗ xuất khẩu có 200 lao động đem lại doanh thu 1,2 triệu USD/năm thì cần khoảng 15 tỷ đồng và sau 5 năm mới hồi vốn, với hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nguồn tàI chính còn hạn chế thì để đáp ứng được nhu cầu đổi mới công nghệ xem ra không phảI là đơn giản. Mặt khác, phần lớn lao động trong ngành lâm sản chưa qua đào tạo cơ bản, chủ yếu vẫn ở dạng phổ thông do đó năng suất lao động thấp. Số liệu so sánh cho thấy rằng một lao động trong ngành chế biến gỗ của trung Quốc có thể tạo được giá trị sản phẩm khoảng 15000 USD.năm trong khi đó tại Việt Nam lao động chỉ đạt khoảng 7000-8000 USD/năm.
3.2 - Quy mô sản xuất nhỏ lẻ.
Thị trường đồ gỗ Mỹ có đặc điểm là dặt hàng với khối lướng lớn, yêu cầu đòi hỏi cao. Có những doanh nghiệp của Mỹ đặt hàng 1000 container lại 40 feet đồ gỗ từ Trung Quốc nhưng đối với các công ty khá nhất của Việt Nam thì cũng chỉ có khả năng cung cấp 100 container mỗi tháng, còn lại thường là 30 -50 container.
3.3 - Đội ngũ lao động trong ngành gỗ còn nhiều yếu, kém cả về số lượng và cơ cấu, thể hiện:
- Đội ngũ lao động chưa qua đào tạo là phổ biến, phương thức đào tạo theo kiểu truyền nghề, cầm tay chỉ việc là chính nên trình độ tay nghề thấp, tính đồng đều trong sản phẩm không cao.
- Thợ lành nghề bậc cao ít, thiếu quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng do đó thợ bậc cao lại càng thiếu và đội ngũ kế thừa ít.
- Đội ngũ làm công tác thiết kế sản phẩm tuy có được đào tạo, song một là các trường chỉ đào tạo cơ bản, không chuyên sâu, thiếu sự kết hợp giữa đội ngũ thiết kế được đào tạo trong nhà trường với đội ngũ nghệ nhân. Các nghệ nhân về lĩnh vực sản xuất đồ mộc hầu như không được chú ý bồi dưỡng, tuyển chọn…
Những hạn chế về lao động trên đây đã dẫn đến tình hình là năng suất lao động thấp, mẫu mã nhiều khi còn đơn điệu không phong phú, sản phẩm khó bán trực tiếp đến người tiêu dùng.
Hơn nữa, lâu nay các doanh nghiệp trong nước có thói quen chỉ làm theo đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài. Việc này sẽ làm cho doanh nghiệp bị động trong việc thiết kế những mẫu mã mới mà không phát huy được những sáng tạo của mỗi nghệ nhân trong quá trình chế tác từng sản phẩm gỗ. Đây cũng là những hạn chế của doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ.
3.4 - Doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam phải phụ thuộc vào gỗ nguyên liệu nhập khẩu
Trừ nguồn tre nứa trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu chế biến thì còn lại 80% nguyên liệu chế biến lâm sản phảI từ nhập khẩu. Mức độ phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ nhập khẩu của Việt nam ngày càng gia tăng trong khi giá gỗ trên thế giới luôn có chiều hướng tăng lên do những nguyên nhân như: nạn phá rừng, môI trường thế giới ngày càng suy thoáI, nhiều nước lân cận cung cấp gỗ cho Việt Nam như: Lào, Inđônêsia,Malaysia.. cấm xuất khẩu gỗ thô, chi phí vận chuyển cao do khủng hoảng dầu mỏ và phảI nhập từ các nước xa xôI như New Zealand, Nga, Mỹ và tốc độ trồng rừng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới. Trong 5 tháng đầu năm 2004, giá gỗ nguyên liệu vào Việt Nam đã tăng 15-20% so với cùng kỳ năm 2003, gỗ thông nhập khẩu tăng lên 163 USD/m3, tăng 20USD/m3 so với năm ngoái. Giá nguyên liệu gỗ tăng đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của các doanh nghiệp do tỷ trọng gỗ, phụ liệu gỗ trong giá xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng mạnh, năm 2002 con số này là 41%, năm 2003 tăng lên hơn 48% và năm nay dự kiến có thể vọt lên tới 60%, trong khi giá đầu ra xuất khẩu chỉ tăng rất ít (một vàI %/năm). Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ, khiến xuất khẩu gỗ của Việt Nam chưa đạt kim ngạch cao và hiệu quả kinh tế như mong muốn. Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ năm 2003 lên đến 245 triệu USD, chiếm trên 43% giá trị kim ngạch xuất khẩu, thực trạng này đang biến các doanh nghiệp Việt Nam thành những nhà gia công hơn là những "chủ nhân thực sự của các sản phẩm đồ gỗ". Việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng khiến cho giá thành sản phẩm gỗ Việt Nam không ổn định, các doanh nghiệp khó chủ động về nguồn nguyên liệu và sản xuất.
3.5. Yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ:
ở Mỹ, khí hậu giữa bờ Đông và bờ Tây khác nhau, ở mỗi bang có khi cũng khác nhau, mà hệ thống phân phối của nhiều công ty Mỹ thì trảI dài nhiều bang nên các nhà kinh doanh đồ gỗ của Mỹ đặt ra yêu cầu về độ ẩm của sản phẩm rất nghiêm ngặt. Độ ẩm tiêu chuẩn của đồ gỗ thường là 15%, và với độ ẩm này thì sản phẩm sẽ không bị cong vênh, nứt nẻ khi sử dụng ở nhiều vùng khác nhau.
Tuy nhiên các công ty Việt Nam thường quen làm hàng gỗ cho Nhật và Châu âu thường sấy gỗ sao cho khi sản xuất, gỗ có ấm độ 10 -12%, trong khi đó các nhà nhập khẩu của Mỹ quy định ấm độ đồ gỗ phảI là 8%, cao nhất là 10%, đồng nghĩa với việc kéo dàI thêm thời gian sấy.
Thêm vào đó, thường các sản phẩm đồ gỗ bán ở thị trường Mỹ có kích cõ lớn hơn hàng xuất đi Châu Âu và Nhật. Ví dụ như giường ngủ nhưng khách hàng Mỹ có thói quen sử dụng loại có kích cỡ lớn hơn, chân giường được tiện bằng máy khá chắc chắn. Mà để có thể đáp ứng được kích thước lớn hơn như vậy thì buộc các doanh nghiệp Việt Nam phảI thay đổi phương thức sản xuất, điều chỉnh lại máy móc cho phù hợp mà điều này hoàn toàn không dễ dàng.
NgoàI ra thì các sản phẩm đồ gỗ của Việt nam vẫn nặng về tính dân tộc, đặc biệt là đồ gỗ thủ công mỹ nghệ. Loại sản phẩm này có thể được ưa chuộng với thị trường Nhật nhưng có thể sẽ không phù hợp với thị hiếu người Mỹ.
3.6- Khó khăn lớn nhất đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt nam là vẫn phảI xuất khẩu gián tiếp qua các công ty hoặc các thị trường trung gian, dẫn đến doanh thu bị ảnh hưởng.
Ngoại trừ một số doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp củ yếu tập trung ở phía Nam còn lại hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phảI xuất khẩu qua trung gian hoặc tìm kiếm các hợp đồng gia công lại cho các công ty Mỹ. Những hợp đồng xuất khẩu lớn từ 10.000 USD trở lên hầu như phảI thông qua các thương gia môI giới ĐàI Loan. Các sản phẩm gỗ khi qua tay trung gian đều sẽ được gắn nhãn mác của Malaysia, Hồng Kông, Trung Quốc…. với mức giá cao hơn rất nhiều lần.
4/ GiảI pháp để thúc đẩy xuất khẩu gỗ sang Mỹ:
4.1/ Từ phía chính phủ:
4.1.1- Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm lựa chọn thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu, nhất là gỗ rừng tự nhiên để sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu.
4.1.2- Hoàn thành quy hoạch trồng rừng nguyên liệu + khuyến khích các thành phần kinh tế trồng rừng để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho phát triển xuất khẩu. Trồng rừng trong nước phảI tính toán trồng cây gì để vừa giải quyết việc trồng rừng vừa có thể khai thác.
4.1.3 - Các chính sách ưu đãi và phát triển đồ gỗ xuất khẩu cần thông thoáng hơn như chính sách tín dụng, thưởng xuất khẩu…
+ Cần lập các dự án, chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia cho mặt hàng đồ gỗ.
4.1.4 - Khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Để giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước cần tháo gỡ khó khăn như phân cấp xét duyệt danh mục hàng hoá khuyến khích trong nước khi nhập khẩu được miền thuế nhập khẩu cho các địa phương để rút ngắn thời gian xét duyệt. Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI, cần hướng vào lĩnh vực chế biến, sản xuất đồ gỗ, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, vừa sản xuất vừa có mạng lưới phân phối lớn trên thế giới để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
4.1.5 - Cải cách hành chính:
dỡ bỏ việc doanh nghiệp phảI xuất trình văn bản kiểm lâm với các sản phẩm gỗ xuất khẩu sản xuất từ gỗ nhập khẩu làm thủ tục xuất khẩu hoặc cơ quan hảI quan chỉ áp dụng chế độ kiểm tra đối với đồ gỗ xuất khẩu.
4.2/ Từ phía doanh nghiệp:
4.2.1- Tập trung khai thác thị phần sản phẩm đồ gỗ cao cấp vì thị phần này còn bỏ ngỏ.
4.2.2- Tập trung đáp ứng sở thích mua hàng theo ngẫu hứng, độc đáo, đòi hỏi phải mang tính sáng tạo cao.
4.2.3 - Tập trung vào các nhà nhập khẩu gỗ có năng lực thực sự để thâm nhập vào thị trường Mỹ.
4.2.4 - Đầu tư đổi mới công nghệ:
- Công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm hiện hữu trên thị trường
- Nâng cao năng lực chế biến nguyên liệu.
- Tạo ra nhiều sản phẩm mới có kiểu dáng đẹp đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
- Tạo ra những biện pháp quản lý mới.
Vấn đề đầu tư công nghệ cũng là một trong những chuyện nan giảI của doanh nghiệp. Hiện tại cả nước có đến cả ngàn doanh nghiệp chế biến gỗ nhưng thực tế phần lớn đều có quy mô nhỏ, thiết bị lạc hậu, khó theo kịp với yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao, số lượng đơn đặt hàng ngày càng lớn. Nhưng để đầu tư thì không đơn giản. Chi phí máy móc hiện đại của ngành này khá lớn, từng nhà máy phải tự trang bị thì không sử dụng hết công suất, lại phải khấu hao cao dẫn đến giá sản phẩm kém cạnh tranh. Nếu có sự phân công trong ngành để nhiều nhà máy cùng hợp vốn đầu tư thì có lẽ sẽ tránh được sự lãng phí này mà vẫn đạt được các mục tiêu đầu tư.
4.2.5 - Liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản xuất đồ gỗ ở Mỹ tạo nên liên doanh có chung lợi ích để phòng ngừa việc đánh thuế chống bán phá giá sản phẩm gỗ ở thị trường Mỹ.
Các doanh nghiệp Việt Nam nên liên kết với các nhà sản xuất tại Mỹ hay các thị trường khác để gia công phần thô (công đoạn, chi tiết) còn phần hoàn thiện thì để phía đối tác thực hiện bởi công nghệ hoàn thiện sản phẩm cuả họ tốt hơn. Hơn nữa khi liên kết sản xuất sẽ tránh phảI đối đầu với các rào cản mà phía đối tác có thể đặt ra nhằm bảo hộ thị trường của họ, đặc biệt là thị trường Mỹ.
4.2.6 - Đa dạng hoá trong khâu thiết kế:
- Kết hợp việc sử dụng nguyên liệu gỗ với các nguyên liệu khác như Inox, mây tre lá, composite, nhựa..
- Đa dạng hoá mẫu mã sao cho phù hợp thị hiếu và vóc dáng người tiêu dùng.
Để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cần liên tục thay đổi mẫu mã để đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ. "Phát huy những truyền thống văn hoá của Việt nam lên từng sản phẩm gỗ là điều tốt. Tuy nhiên, tuỳ vào thị trường mà chúng ta chọn những hoa văn, kiểu dáng khác nhau, cho phù hợp với nhu cầu của mỗi nước"
Thị trường Mỹ có đặc điểm là đặt hàng với số lượng rất lớn và vì vậy doanh nghiệp phảI tính đến việc chuyên môn hoá để có thể sản xuất hàng loạt. Mặt khác việc tổ chức chuyên môn hoá, sản xuất hàng loạt sẽ giúp doanh nghiệp hạ được giá thành , nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
4.2.7- Chủ động tham dự các hội chợ đồ gỗ có uy tín ở Mỹ.
Quy mô nhất là hội chợ đồ gỗ High Point được tổ chức hai lần một năm. Một hội chợ khác ở Las Vegas, có quy mô không kém High Point sẽ đựoc tổ chức lần đầu tiên vào tháng 7 -2005. NgoàI ra còn có các hội chợ ở Chicago, San Francisco…
IV. Kết luận
Rõ ràng việc xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ, một thị trường đầy tiềm năng đã và đang sẽ mang đến nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Những lợi thế mà các doanh nghiệp Việt Nam có được có thể tạo nên một sức mạnh lớn, một nguồn lợi lớn thu hút ngành gỗ Việt Nam hoà vào dòng chảy chung của sự phát triển kinh tế toàn cầu, từng bước nâng cao vị trí, vai trò, tầm ảnh hưởng và sức cạnh tranh của mình. Nhưng đối với một thị trường rộng lớn, có tính cạnh tranh cao và nhu cầu đa dạng như Mỹ thì đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam không những chỉ nắm vững đặc điểm của thị trường mới này, văn hoá, thị hiếu về đồ gỗ của người tiêu dùng Mỹ mà hơn nữa là việc xác định phân khúc thị trường nào phù hợp với năng lực và quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ, chỉ đạo từ phía chính phủ, các Bộ, ngành để có thể đưa kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong những năm tới tăng cao và ổn đinh.
TàI liệu tham khảo
1. Đánh giá tác động của hiệp định thương mại Việt Mỹ đối với nền kinh tế Việt Nam
2. Bất ngờ với đồ gỗ và mỹ nghệ - Chánh KhảI - Thời báo kinh tế SàI Gòn 24/7/2003
3. Xuất khẩu gỗ cán đích 1 tỷ USD - Hàm Long - Kinh tế Việt nam số 7/2004
4. Thị trường lớn cho đồ gỗ Việt Nam - Ngọc Long - Kinh tế Việt nam số 7/2004
5. Thị trường Mỹ: Lợi thế cho ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ - Thanh Lâm - Thương mại số 17/2004
6. Xuất khẩu đồ gỗ có khai thác được cơ hội ? - Lê Uy Linh - Thời báo kinh tế SàI Gòn 8/7/2004
7. Đồ gỗ tìm đường vào thị trường Mỹ - Lê Uy Linh - - Thời báo kinh tế SàI Gòn 8/7/2004
8. Đồ gỗ Việt Nam: cơ hội lớn, thách thức cao - HảI Ngọc - Kinh tế Châu á TháI Bình Dương
9. Khối việc phảI làm - Ngọc Quỳnh - Kinh tế Việt Nam số 41/2004
10. Đồ gỗ Việt Nam sẽ rộng mở - Kinh tế Châu á TháI Bình Dương số 20/2004
11. Hướng tới mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD sản phẩm gỗ - Thông tin thương mại số tháng 9/2003
12. Cần làm gì để xuất khẩu đồ gỗ đạt 1 tỷ USD năm 2005 - Thương mại tháng 7/2004
13. Xuất khẩu đồ gỗ: giá trị tăng, hiệu quả thấp - Hồng Vân- - Thời báo kinh tế SàI Gòn 3/6/2004
14. Cuộc chiến hàng đồ gỗ - Kinh tế Châu á TháI Bình Dương số 20/2004
15. Thách thức với 1 tỷ USD xuất khẩu gỗ chế biến - Dương Lê - Thương mại số 10/2004
16. GiảI pháp phát triển ngành nghề chế biến gỗ xuất khẩu - Vũ Trường Thành - Thương mại số 2/2004
17. Đồ gỗ nội thất vào Mỹ: thị trường lớn thị phần nhỏ - SàI Gòn tiếp thị 19/7/2004
18. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng mạnh - Thông tấn xã Việt Nam 22/9/2004
19. Ưu thế đồ gỗ Việt Nam là kiểu dáng độc đáo - Vnexpress 23/9/2004
20. Cơ hội vàng chó đồ gỗ xuất khẩu - Thời báo kinh tế SàI Gòn 12/10/2004
21. Nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đổ sang Việt Nam - Tuổi trẻ 24/6/2004
22. Cẩm nang về xâm nhập thị trường Mỹ - Võ Thanh Thu
Mục lục
I. Lời mở đầu: 1
II. Lý luận chung 2
1/ Thị trường Mỹ và những đặc điểm: 2
1.1. Thị trường có sức mua lớn nhất 2
1.2. Thị trường với các tiêu chuẩn đa dạng 5
1.3. Thị trường có tính cạnh tranh cao: 5
2/ Nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
vào thị trường Mỹ trong năm 2003: 6
2.1- Nhóm hàng dệt may 6
2.2- Thuỷ sản đông lạnh và chế biến: 7
III. Thực trạng tình hình xuất khẩu đồ gỗ
của Việt Nam vào thị trường Mỹ và các giảI pháp thúc đẩy 7
1/ Tình hình xuất khẩu chung 7
1.1- Tính hình sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu
của các doanh nghiệp Việt Nam 7
1.2 - Xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ: 9
2/ Lợi thế của đồ gỗ Việt Nam: 11
3/ Những khó khăn còn tồn tại của ngành sản xuất
đồ gỗ tại Việt Nam: 11
4/ GiảI pháp để thúc đẩy xuất khẩu gỗ sang Mỹ: 16
4.1/ Từ phía chính phủ: 16
4.2/ Từ phía doanh nghiệp 17
IV. Kết luận 19
TàI liệu tham khảo 20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0692.doc