Tiểu luận Thực trạng xuất khẩu tôm ở Việt Nam

Nhu cầu vốn trong sản xuất tôm là rất lớn, phải tìm kiếm mọi khả năng huy động vốn và quản lý vốn có hiệu quả nhất. Nguồn vốn từ trong nước chủ yếu dụa vào ngân sách nhà nước, vốn tích luỹ từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, vốn vay tín dụng trung và dài hạn.ngoài ra còn có nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất tôm xuất khẩu luôn tim kiến nguồn viện trợ từ nước ngoài thông qua các dự án, thông qua các công ty liên doanh nước ngoài hoặc các gia đình có người nhà gủi tiền về đầu tư. Với nguồn vốn đó các doanh nghiêp đưa được những ứng dụng khoa hoc công nghệ hiện đại vào trong sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt cho phát triển nuôi trồng tôm xuất khẩu. Các nguồn vốn như: vốn tín dụng thương mại, vốn tự có.

doc39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2991 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng xuất khẩu tôm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên liệu sản xuất, tư liệu sản xuất, chi phí sản xuất, bảo quản chế biến, chi phí lưu thông... Khi chi phí về các yếu tố tăng lên thì kéo theo giá thành sản xuất tăng lên chi phí sản xuất tăng lên và giá thành sản phẩm cũng tăng lên. Tuy nhiên trên thực tế thì giá các yếu tố đầu vào tăng lên có ảnh hưởng lớn tới giá cả. Tôm xuất khẩu là mặt hàng chất lượng cao nên ít được nhà nước trợ giá đầu vaò như trợ giá về nguyên liệu, thức ăn... Nhân tố giá cả Giá sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động kinh doanh xuất khẩu, giá sản phẩm quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh, đến quy mô sản xuất của doanh nghiệp và quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Trên thị trường giá sản phẩm được quyết định bởi cung - cầu. Vì vậy với tôm xuất khẩu khi cung tôm tăng làm giá giảm và ngược lại cung giảm thì giá tăng. Cầu tôm xuất khẩu tức thị trường mà có nhu cầu về tôm lớn sẽ làm giá tăng lên nhưng khi cung tăng lên làm giá giảm và khi đó giá nông sản sẽ là giá cung - cầu cân bằng thị trường. Nhân tố chủ quan Khả năng về vốn trong xuất khẩu Vốn là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh nó quyết định đến quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi lưu thông và trở về sản xuất. Hình thức của vốn sản xuất cũng thay đối từ hình thức tiền teek sang hình thức tư liệu sản xuất và tiền lương cho nhân công đến sản phẩm hàng hoá và trở lại hình thức tiền tệ. Vốn kinh doanh gồm vốn cố định và vốn lưu động thiếu vốn sẽ gây trở ngại cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc đảm bảo đầy đủ vốn cho kinh doanh rất là quan trọng giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục và đạt hiệu quả cao, một số hình thức huy động vốn như: tự huy động trong doanh nghiệp, đi vay, xin hỗ trợ nhà nước...Từ nguồn vốn các doanh nghiệp sản xuất tôm tiếp cận được với khoa học công nghệ. Lực lượng khoa học công nghệ đã có đóng góp to lớn. Từ những năm đầu của thập kỷ 80 cùa thế kỷ trước, công nghệ sinh sản tôm sú nhân tạo đã đượ du nhập và phát triển thành công ở miền trung, và sau đó nhân ra cả nước, tạo tiền đề cho nghề nuôi tôm phát triển, là cơ sở để có được nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chế biến, xuất khẩu thuỷ sản. Gía trị tôm xuất khẩu đến nay chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Đồng thời việc làm chủ công nghệ sinh sản nhân tạo tôm sú, các nhà khoa học thuỷ sản đã nghiên cứu cho đẻ thành công nhiều giồng, loài tôm quý hiếm, như tôm càng, tôm he, tôm chân trắng, tôm rảo...Những thành tựu khoa học này là nền tảng để phát triển các sản phẩm xuất khẩu. Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu Con ngưòi là nguồn lực sản xuất rất quan trọng đối với bất kì một hoạt đông sản xuất kinh doanh nào đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu.Nhìn lại chặng đường đã qua trải qua bao khó khăn, thách thức, trong những lúc căm go nhất càng nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí nòng cốt của đội ngũ doanh nhân trên thương trường. Cùng với hơn 4 triệu lao động nghề cá trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, đội ngũ doanh nhân nghành thuỷ sản thật sự lớn mạnh, trở thành lực lượng nòng cốt, tiên phong trong những thời điểm khó khăn nhất. Điều đó cho thấy con người là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp không có yếu tố này thì không có sự tốn tại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh xuất khẩu là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động, về số lượng bao gồm cán bộ quản lý trong doanh nghiệp và công nhân trực tiếp sản xuất tại các nhà máy, về chất lượng gồm thể lực và trí lực của người lao động, cụ thể là trình độ, sức khoẻ, nhận thức, văn hoá, nghiệp vụ và tay nghề của người lao động. Việc đảm bảo đội ngũ cán bộ nhân viên chất lượng có chuyên môn có ý nghĩa rất lớn với hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Một đội ngũ cán bộ nhân viên vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong quản lý, và buôn bán quốc tế, có khả năng ứng phó linh hoạt trước những biến động của thị trường giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Như vậy khả năng đội ngũ cán bộ nhân viên có tính chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì nhất thiết đào tạo, tuyển chọn đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực đồng thời chú trọng tới công tác quản lý nhằm đào tạo cho nguồn lao động làm việc hiệu quả. Uy tín của công ty Trong kinh doanh xuất khẩu uy tín có vị trí đặc biệt quan trọng đối với mỗi công ty kinh doanh xuất khẩu nào vì trên thị trường thế giới công ty, doanh nghiệp có rất nhiều đối thủ cạnh tranh giành giật từng thị trường một. Công ty, doanh nghiệp naofcos uy tín cao sẽ được khách hàng tin cậy và lựa chọn. Uy tín của công ty không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm mà còn trong mọi hoạt động của công ty. Uy tín của công ty được đo bằng những lá phiếu bình chọn của khách hàng dành cho sản phẩm của công ty bằng vị trí của công ty trên thị trường. Tất cả các yếu tố trên phụ thuộc vào vào các yếu tố cơ bản như: chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm...Nhiều thương hiệu đã được xây dựng và được khẳng định của mình trên thị trường như:Seaprodex, Minh Phú, Kim Anh, Saota(fimex), Phú Cường, Camimex, Cafatex, Angifish, Vĩnh Hoàn, Sea Minh Hải, Sea Sài Gòn, Seasoimex, Sea Đà Nẵng, Sea Hà Nội...Đến nay cả nước đã có 439 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu, trong đó có 171 doanh nghiệp được xếp vào danh sách 1 xuất khẩu vao EU. 300 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ, 222 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vao Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vao Trung Quốc...Những con số đó cho thấy sự trưởng thành của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đã đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm khắt khe nhất của thị trường quốc tế. Như vậy ta có thể khẳng định rằng uy tín của công ty, doanh ngiệp là nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh, vị thế tôm xuất khẩu trên thị trương xuất khẩu. 4.2.4 tác động của hội nhập WTO với xuất khẩu tôm Việt Nam WTO là tổ chức thương mại thế giới, được thành lập năm 1995, là một tổ chức kinh tế nhiều bên có quy tắc kinh tế thương mại quốc tế chuẩn mực hiện nay, đã phát huy tác dụng quan trọng của việc mở rộng thương mại quốc tế, giải quết tranh chấp thương mại quốc tế thu hut đông đảo các nước phát triển tham gia thương mại nhiều bên thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới. Ra nhập WTO tạo ra những cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm Việt Nam. Những cơ hội: Hoàn thiện thể chế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh. Phát triển doanh nghiệp tao việc làm tăng thu nhập. Tác dụng to lớn không thể không nhắc đến đó là thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, và mở cửa thị trường các nước, chính điều này giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm mở rộng và thâm nhập thị trường trên thế giới, từ đó tạo vị thế mới trong tham gia các vòng đàm phàn toàn cầu, khu vực và song phương trong tương lai. Bên cạnh đó giúp các cơ sơ xuất khẩu tôm phát triển khoa học công nghệ, các nghành công nghệ cao, tiếp cận kinh tế tri thức, phân bổ lại các nguồn lực theo hướng công bằng hiệu quả hơn. Bên cạnh những cơ hội các doanh nghiệp xuất khẩu tôm phải đối mặt với những thách thức. Trước hết các doanh nghiệp phải chấp nhận luật chơi chung và tự sửa luật chơi của mình cho phù hợp với các doanh nghiệp quốc tế. Phải chấp nhận nhiều tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật đối phó với nhiều rào cản kỹ thuật ở các nước. Việc mở cửa thị trường trong nước tạo cho các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh từ bên ngoài trên hầu hết các lĩnh vực ( hàng hoá, dịch vụ, nhân lực ...) ở nhiều cấp độ. Điểm xuất phát thấp năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm và doanh nghiệp còn hạn chế. Đang chuyển đổi thể chế kinh tế, trình độ, năng lực quản lý nhà nước còn hạn chế. Chịu nhiều sức ép hơn các nước đang phát triển khác do chưa phải là nền kinh tế thị trường ... Như vậy trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang sôi động như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải chủ động, sáng tạo trong việc lựa chọn và áp dụng các phương thức kinh doanh cho phù hợp với loại sản phẩm của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm và phù hợp với điều kiện về khoa học công nghệ hiện có của doanh nghiệp.Cùng với những cơ hội đặt ra cho các doanh nghiệp nhưng thách thức, khó khăn cần phải giải quyết. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN I.Những điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xuất khẩu tôm Việt Nam 1.1 Kinh nghiệm các nước xuất khẩu tôm trên thế giới EU vượt qua Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,Hồng Kông,ASEAN... để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của một số mặt hàng thuỷ sản chính của Việt Nam.Việc xuất khẩu tôm sang các thị trường trên đã đem lại nhiều bài học, kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam. Buôn bán hai chiều Việt Nam - EU tăng nhanh trong những năm gần đây, từ 3,6 tỉ USD năm 1999 lên 9,9 tỉ USD năm 2006, trong đó Việt Nam xuất khẩu 6,9 tỉ USD chiếm 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước… Dự báo xuất khẩu vào EU năm 2007 đạt 8,3 tỉ USD, tăng 22% so với năm trước.Quy mô tiêu dùng của EU đang ở mức 8.000 tỉ Euro, trong đó giao dịch thương mại chiếm đến 90% giữa các nước EU (70% giao dịch trong nước, 20% giao dịch giữa các nước trong khu vực), 10% nhập khẩu ( kim ngạch nhập khẩu từ các nước Châu Á, Thái Bình Dương và Caribea mới chỉ chiếm 3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tỉ Euro). Thị trường EU đang tràn ngập hàng hóa, nhu cầu bão hòa, cung vượt cầu. Xuất khẩu vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Có 4 điểm cần lưu ý cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường EU gồm: Tính năng sản phẩm phải phù hợp với người tiêu dùng. Thực phẩm phải đóng gói nhỏ, gọn, tiện lợi, đảm bảo chất lượng, mẫu mã đa dạng và luôn luôn thay đổi. Giá cả sản phẩm không phụ thuộc vào giá thành sản xuất mà phụ thuộc vào thời điểm bán ra và khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Linh hoạt và cứng rắn, đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình đàm phán. Tìm đối tác (nhà phân phối hoặc đại lý), đặt quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và sự tin cậy về chất lượng hàng hóa. Tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa, thị trường và đối tượng tiêu dùng, đáp ứng được 2 yếu tố sản phẩm tốt, công ty tốt (hệ thống quản lý cất lượng sản phẩm, quản lý về doanh nghiệp). Các quy định pháp lý về thâm nhập thị trường của EU như: Quy định về sức khỏe, an toàn đối với các sản phẩm công nghiệp phi thực phẩm, đối với thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ… Quy định về môi trường đối với những giải pháp bắt buộc nhằm giảm thiểu chất thải bao bì và tái chế bao bì. EU có chỉ thị về hạn chế các chất nguy hiểm trong thiết bị và đồ chơi điện và điện tử. Quy định việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng về môi trường đối với sản phẩm xuất khẩu và các công ty xuất khẩu. Quy định môi trường về trách nhiệm xã hội gồm: Các quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp, thương mại công bằng (đảm bảo cho người sản xuất nhỏ và người lao động được hưởng một phần lợi nhuận). Quy định về chất lượng: Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000:2000 rất có tác dụng đối với người tiêu dùng EU… Và một số luật thương mại quốc tế khác như luật về hợp đồng, thanh toán, đầu tư, trách , luật cạnh tranh, giải quyết tranh chấp… Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam.các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật Bản ngày một đa dạng,là thị trường đem lại hiệu quả cao cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.các sản phẩm tôm của Việt Nam đều có doanh số tương đối lớn trên thị trường Nhật Bản. Nhật Bản không chỉ là một thị trường với khả năng tiêu dùng lớn mà còn là một thị trường gần gũi về mặt địa lý và có nhiều điểm tương đồng về văn hoá đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trao đổi về việc xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường này, ông Nguyễn Trung Dũng - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết: Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản từ trước tới nay vốn là quan hệ đối tác tin tưởng, ổn định lâu dài nhưng từ năm 2006, sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quan hệ này đã được nâng lên một tầm cao mới: Đối tác chiến lược. Điều này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp của hai nước. Thị trường Nhật Bản từ trước tới nay vẫn là một thị trường có nhiều hứa hẹn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Trong nhiều năm liền, Việt Nam luôn là quốc gia xuất siêu sang Nhật Bản. Theo thống kê, năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của hai nước đạt 4,5 tỷ USD thì trong năm 2006 đã tăng lên đến 9,9 tỷ USD, trong đó tỷ trọng xuất khẩu luôn nghiêng về phía Việt Nam. Đây là một thị trường mang nhiều tính đặc thù, truyền thống và ổn định. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định xuất hàng sang Nhật Bản cần quan tâm đến điểm này. Hiện nay, Nhật Bản vẫn là quốc gia có nền kinh tế phát triển thứ hai thế giới. Tổng mức tiêu dùng trong nước tăng nhanh, trong tổng mức tăng trưởng GDP, thì mức tăng nội nhu (Tiêu dùng trong nước) đạt khoảng 55%. Chính chỉ số này không chỉ là động lực thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản mà còn có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này. Đó là một vài bài học được rút ra từ những thị trường quen thuộc của tôm xuất khẩu Việt Nam,tuy nhiên trước mắt vẫn con nhiều khó khăn phải đối mặt đặc biệt là với những doanh nghiệp mới hoạt đông kinh doanh xuất khẩu, vì vậy các doanh nghiệp cần phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm xuất khẩu. 1.2 sự tác động hỗ trợ của các nước Hiện nay, các doanh nghiệpViệt Nam còn mắc phải hạn chế như thiếu thông tin, tư tưởng thụ động chờ các đơn hàng còn phổ biến. Từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều, giá thành còn cao, thời gian giao hàng không đảm bảo... Bên cạnh đó việc nghiên cứu thị trường còn chưa bằng các công ty các nước xuất khẩu. Hơn một nửa các công ty đó có văn phòng đại diện tại Việt Nam, nên hoạt động của họ rất hiệu quả. Họ thường xuyên theo dõi nắm vững tình hình thị trường Việt Nam. Nhật Bản la thị trường lớn của Việt Nam.một chuyên gia cố vấn cao cấp tiến thương mại Nhạt Bản ông Ken Arakawa có nhưng lời khuyên với các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam: Với các doanh nghiệp Nhật Bản họ tương đối khó tính trong việc lựa chọn đối tác làm ăn. Khi chọn đối tác để cung cấp hay nhập khẩu hàng hóa, họ thường có nhu cầu thẩm định hàng hóa trực tiếp. Mặt khác, người Nhật có thói quen đến tận doanh nghiệp mua hàng để xem cơ sở đối tác. Những mặt hàng thường phải nhập từ nhiều nguồn, nhiều công đoạn sản xuất, khó tập trung một điểm hàng... để họ tin tưởng hơn. Đặc biệt, người Nhật cũng rất chú trọng đến môi trường, người Nhật đặt yêu cầu rất cao đối với vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vấn đề tôm xuất khẩu vào Nhật Bản vừa qua, cùng với việc thông báo cho phía Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng tiến hành nhiều biện pháp điều tra, nếu phát hiện tôm Việt Nam, được nuôi thả không đảm bảo vệ sinh môi trường thì rất dễ bị cấm nhập khẩu. Thời gian qua sự việc nhiều lô hàng thuỷ sản của Việt Nam bị phía Nhật kiểm tra rất ngặt nghèo, thậm chí dự kiến lo ngại rằng đó có thể là một hàng rào kỹ thuật mà phía Nhật đặt ra tất nhiên là Chính phủ Nhật Bản cũng có chính sách bảo hộ nông dân trong trường hợp cần thiết, tuy nhiên về sự việc mực, tôm vừa qua bị trả lại là do phía Việt Nam đã dùng thuốc quá nhiều khiến các nhà nhập khẩu Nhật Bản buộc phải lên tiếng. Với các mặt hàng thủy sản, cụ thể với mặt hàng tôm nhập khẩu vào Nhật không bị hạn chế bởi quota nhưng lại chịu sự chi phối của Luật kiểm dịch và Luật vệ sinh thực phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản để tránh những vi phạm đáng tiếc. Tôm tươi sống, ướp đá được phân phối qua nhà bán buôn, do đó cần chú ý việc giao hàng sớm. Muốn xuất khẩu sang thị trường Nhật cần phải “nhập gia tùy tục”, tức là phải tìm hiểu rõ phong tục tập quán cũng như thị hiếu người Nhật. Trong thời buổi cạnh tranh cao việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp. Trong thực tế chi phí lưu thông cộng thêm cước phí vận chuyển bằng máy bay có thể đội giá lên rất cao. Do vậy các doanh nghiệp có thể lựa chọn cách bỏ qua chợ bán buôn mà thỏa thuận trực tiếp với các nhà phân phối và bán lẻ. Một lời khuyên nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thông tin về các hộ EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hóa dưới hình thức đẩy mạnh tự do hóa thương mại, giảm dần thuế quan đánh vào hàng hóa XNK và tiến tới xóa bỏ hạn ngạch GPS. Những điều kiện thuận lợi này sẽ mở ra nhiều triển vọng xuất khẩu vào thị trường EU cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó các chinh sách hỗ trợ xuất khẩu trong nước như:chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Do vốn đầu tư nuwowc ngoài là biện pháp hữu hiệu để gia tăng xuất khẩu vào các thị trường thế giới, vì vậy nhá nước cần có mối quan hệ tốt với các nước trong khu vực và trên thế giới để thu hút nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước. Chính sách vốn đầu tư và lãi suất vay.Do các vùng sản xuất nguyên liệu và các nhà máy chế biến, cơ sở hạ tầng khá phức tạp. Vì vậy cần xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng và cần thiết cho việc phát triển các vung sản xuất tôm xuất khẩu.Chính sách thuế nông nghiệp. Nhà nước có các chính sách bảo hộ cho người xuất khẩu tôm giúp khi giá tôm trên thị trường thế giới giảm mạnh gây thiệt hại cho người san xuất tôm. Nhà nước nên thu thuế theo hạng tôm và theo sự biến động của giá cả trên thị trường.Ngoài ra chính sách trợ cấp xuất khẩu là một hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách dành sự ưu đãi về mặt tài chính cho nhà xuất khẩu thông qua trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp khi họ đã bán ddduwowc hàng ra nước ngoài. Mục đích của viện trợ là nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới, từ đó có phương hướng gia tăng lượng hàng tôm xuất khẩu trên thế giới.Thêm vào đó la tổ chức tốt hệ thống thông tin. Chính sách về quản lý tổ chức xuất khẩu. Các chính sách khuyến nông gắn liền với các chính sách về ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật...tạo chất lượng tôm xuất khẩu, giá thành hạ, cần có chính sách và sự hỗ trợ của các nước trên thế giới giúp xuất khẩu tôm Việt Nam ngay cang phát triển. 1.3 Điều kiện thuận lợi về các nguồn lực 1. Về nguồn lợi thủy sản: Thủy sản trong nội địa và hải sản ven bờ đã khai thác tới mức giới hạn cho phép; để bảo vệ nguồn lợi sản xuất theo hướng bền vững-hiệu quả không nên tăng sản lượng khai thác. Sản lượng cho phép tăng thêm ở hải sản xa bờ. Sản lượng thủy sản tối đa của BRVT có thể khai thác được 175.000 tấn/2010, trong đó có 125.000 tấn hải sản xa bờ, 3.200 tấn tôm, 19.500 tấn mực trong ngư  trường thuộc đặc quyến kinh tế của BRVT thuộc Việt Nam. Nếu muốn gia tăng thêm sản lượng phải mở rộng ngư trường khai thác ra vùng biển Quốc tế, hợp tác với nước ngoài khai thác viễn dương. 2. Về diện tích nuôi trồng Tiềm năng khoảng 16.153 ha; trước mắt trong nuôi chuyên thủy sản sẽ sử dụng tối đa đến năm 2010; các diện tích chuyển đổi từ nông nghiệp sang nuôi chuyên thủy sản sẽ hoàn tất đến năm 2005. Sau đó các phần diện tích này sẽ thực hiện đa dạng hóa và thâm canh hóa vật nuôi. Tiềm năng để phát triển là nuôi xen thủy sản với diện tích canh tác nông-lâm nghiệp một cách hợp lý theo hướng sản xuất bền vững, hiệu quả; nuôi biển (nghêu, sò, hải sản lồng bè). Ngoài con tôm sú, BRVT còn có tiềm năng phát triển mạnh tôm càng xanh (nuôi trong vùng nước ngọt, trong ruộng lúa, mương vườn thuộc đất thổ cư,...); được coi là lợi thế về tiềm năng để phát triển nuôi sinh thái của tỉnh. Sản xuất giống tôm biển được coi là thế mạnh của tỉnh. 3. Về Chế biến và Tiêu thụ thủy sản: Vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển toàn diện; do có nguồn nguyên liệu và nhân lực lớn tại tỉnh. 4. Về nguồn luwc lao động. Với trên 4 triệu dân số ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở đàm phà tuyến đảo của 714 xã phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển va hàng chục triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra luwc lượng lao động nuôi trồng thuỷ sản đáng kể chiếm tỷ trọng quan trọng trong sản xuất nghề cá. Chưa kể một bộ phận khá đông ngư dân làm nghề đánh cá nhưng không đủ phương tiện để hành nghề khai thác cũng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và lực lượng lao đọng vừa sản vừa nông nghiệp, vừa nuôi trồng thuỷ sản. Trong nhiều năm qua nông, ngư dân đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản và là động luwc quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 5. Khả năng thu hút vốn đầu tư Khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao vì trình độ phát triển hạ tầng kỹ thuật cơ bản nghề cá đang còn nhiều tiềm năng phát triển; khả năng tích lũy nội bộ chưa cao nên nhu cầu thu hút vốn đầu tư các loại rất cao nhằm đạt trình độ tiên tiến chung của Việt Nam và khu vực. Chương 2:THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM Ở VIỆT NAM Tình hình nuôi trồng, sản xuất, chế biến, tôm xuất khẩu ở Việt Nam 1.Về kinh tế-kỹ thuật Việc đầu tư cơ sỏ hạ tầng là rất cần thiết cho loại hình nuôi trồng thuỷ sản trong đe cống và nuôi biển. Đối với nuôi biển -nuôi lồng bè, giàn treo trong các eo vịnh, tùng, àng cơ sở hạ tầng cần thiết là:các bến cảng, bến tàu. Đây chính là nơi tiếp nhận vật tư, vật liệu, con giống, thức ăn phục vụ cho việc nuôi trồng tôm và thông qua đây sản phẩm tôm nuôi trồng được phaan phối đi các nơi khác -nuôi rào chắn:hệ thống rào chắn vững chắc chịu được sóng gió bảo vệ phía bên ngoài. Yêu cầu của hệ thống rào chắn này phải vưa giữ và bảo vệ được vật nuôi bên trong, vừa đảm bảo việc trao đổi lưu thông nước giữa vùng nuôi bên trong và các vùng nước tự nhiên bên ngoài. Đối với các vùng nuôi trong đê cống Đôí i các vùng nuôi đê cống thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng đòi hơn như xây dựng hệ thống đê bao, kênh cấp thoát nước, ao lưu giữ nước ngọt, ao xử lý nước cho vùng nuôi thuỷ sản tập trung, đặc biệt la những vùng nuôi hình thức bán thâm canh. 2.Về thức ăn kỹ thuật chế biến mới hiện nay, với ưu điểm giữ chất dinh dưỡng và chịu nước tốt hơn, thức ăn dinh dưỡng dạng mảnh có thể thay thế hầu hết artemia trong thức ăn cho hậu ấu trùng. Dựa trên phân tích mức tăng trưởng của tôm, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ INVE (Bỉ) cho thấy rằng lượng thay thế thức ăn dạng mảnh 40% có thể cho phép các trại ương giảm sự phụ thuộc vào thức ăn tươi sống và giảm chi phí.Thay thế thức ăn tươi sống Tập tính ăn và nhu cầu về dinh dưỡng của hậu ấu trùng tôm (PL) thời kỳ đầu, (giai đoạn giữa thời kỳ ấu trùng và tôm bột) có thể tóm tắt như sau : Tập tính của hậu ấu trùng không thay đổi nhiều trong suốt giai đoạn ấu trùng. Có thể hoàn toàn cho chúng ăn bằng thức ăn nhân tạo mặc dù muốn đạt được tỷ lệ tăng trưởng tốt nhất thì phải cho ăn kết hợp với artemia và artemia đã được làm giàu. Sự phụ thuộc vào artemia là mối quan tâm đối với các trại ương bởi những rủi ro do thiếu và giá trứng artemia tăng trên thế giới, sự thay đổi trong giá trị dinh dưỡng và khả năng truyền bệnh. Theo kết quả điều tra vào năm 2001, có đến 80% các trại ương đang giảm việc sử dụng artemia trong hai năm 2000 và 2001. Tuy nhiên, do việc sử dụng thức ăn thay thế có chất lượng thấp đã làm cho tỷ lệ sống thấp và chất lượng hậu ấu trùng kém. Vì vậy, hiện nay, đã có nhiều nỗ lực nhằm tìm kiếm loại thức ăn có chi phí thấp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của hậu ấu trùng. Bảng : Thành phần dinh dưỡng của thức ăn dạng mảnh chế biến theo phương thức mới nhiệt độ thấp (%) Nước 8 Protein 50 Lipit 12,5 Fibre 3 Tro 11 n-3 HUFAs 2 EPA 0,6 DHA 1,2 Photpholipit 3, Cholesterol 0,5 Vitamin C 0,4 Vitamin E 0,05 Choline 0,4 Inositol 0,2 Việc sản xuất thức ăn dạng mảnh giàu dinh dưỡng bằng kỹ thuật chế biến mới có giá trị sinh học cao hơn đáng kể so với thức ăn dạng mảnh sản xuất bằng máy sấy hình trống trước đây. Thức ăn dạng mảnh giàu dinh dưỡng có thể thay thế phần lớn artemia trong thức ăn cho hậu ấu trùng tôm. Tỷ lệ thay thế 40% có thể giúp các chủ trại giống tôm giảm sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn tươi sống 3.Về vốn đầu tư Để phát huy hết tiềm năng phát triển nuôi trồng tôm xuất khẩu nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn. Mặc dù vẫn biết rằng khả năng huy động vốn thực tế chắc chắn nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu vốn, nhưng phải tìm kiếm mọi khả năng huy động vốn và quản lý vốn có hiệu quả nhất. Nguồn vốn từ trong nước chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tích luỹ từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, vốn vay tín dụng trung và dài hạn thông qua các chương trình dự án, vốn tự đóng góp của dân bằng tiền, ngày công, hiện vật...Ngoài ra còn vốn hỗ trợ, đầu tư của nước ngoài. +Vốn tự có: nguồn vốn tự có bao gồm vốn của các địa phương, doanh nghiệp và dân là rất lớn, cần huy động vốn này bằng cơ chế chính sách phù hợp. +Vốn đầu tư nước ngoài: Khai thác nguồn vốn trợ giúp hoặc cho vay ưu đãi thông qua các dự án hỗ trợ phát triển từ các tổ chức quốc tế như: Danida, Narad, các dự án ODA. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, đào tạo, nhaap và chuyển giao công nghệ mới, khuyến ngư.Thông qua các công ty liên doanh nước ngoài đầu tư vào. Khuyến khích các gia đình có người nhà ở nước ngoài gửi tiền về đầu tư vào các lĩnh vực nuôi tôm xuaat khẩu. +Vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư vào: Q uy hoạch chi tiết các vùng nuôi, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông, điện. Đầu tư một phần vào xây dựng các trại giống của tỉnh. Đàu tư cho vieec hỗ trợ giá một số giống thuỷ sản và trợ giá sản xuất giống nhân tạo, di giống, thuần hoá giống có giá trị cho phát triển sản xuất.Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, quản lý, điều hành cá hoạt động chương trình... 4. Về phòng trừ dịch bệnh Nói chung công tác quản lý dịch bệnh đặt ra trong nuôi trồng thuỷ sản phải mang tính cộng đồng cao, kết hợp với tinh thần trách nhiệm của từng người nuôi. Là công việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước và nhân dân cùng làm. Khuyến ngư phải tăng cường công tác tập huấn về phòng trừ dịch bệnh phải tập trung khoanh nuôi vùng bệnh và dùng những biện pháp thích hợp để ngăn chặn không cho lan rộng ra.Bố trí mật độ lồng ngoài đảm bảo yếu tố độ sâu dòng chảy còn phải đảm bảo chất lượng nước trong sạch tho tiêu chuẩn nghành, không bị ô nhiễm, chỉ số vi khẩn thấp, độ mặn phù hợp với đối tượng nuôi. Đưa thuốc phòng bệnh vào thức ăn, định kỳ tắm nước ngọt, kháng sinh tẩy uế, nhưng con tôm mắc bệnh đều phải vớt ra xử lý vệ sinh gây bệnh... 5.Về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Duy trì và bảo vệ các khu vực giàu nguồn lợi tự nhiên như, tăng cường bảo vệ các vùng bãi đẻ, bãi giống của tôm. Đồng thời có kinh phí và kế hoạch hàng năm tái tạo nguồn giống. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo pháp lệnh của nhà nước 6. Khuyến ngư Gắn các hoạt động khuyến ngư của huyện với các xã, kết hợp với khuyến ngư của tỉnh nhằm hình thành các cơ sở sản xuất giống tạo ra các giống nuôi mới, hình thành nên các vùng nuôi thuỷ sản tập trung, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con ngư dân, xoá đói giảm nghèo. Ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào khâu sản xuất giống, khâu nuôi trồng thuỷ sản, bảo quản và chế biến sản phẩm sau khi thu hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu bà con ngư dân hiện nay. kết hợp với khuyến ngư tỉnh xây dựng các mô hình chuyển giao kỹ thuật như: mô hình về phát triển giống thuỷ sản, mô hình về nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và lợ, đặc biệt chú ý đến nuôi tôm lồng. Nhằm chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất giống, công nghệ nuôi trồng thuỷ sản, kỹ thuật bảo quản và chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tạo ra các nghề mới hoặc các nghề cải tiến của địa phương cho ngư dân để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu phát triển nuôi trồng tôm xuất khẩu 7. Về chính sách Cụ thể hoá và thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản hiện có của TW và của tỉnh: như các chính sách về giao đất mặt nước để nuôi trồng tôm; các chính sách về vốn và đầu tư cho nuôi trồng tôm; chính sách trợ giá, chính sách hỗ trợ rủi ro. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất và bổ xung những chính sách mới nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển nuôi trồng tôm. Triển khai và quản lý tốt các dự án phát triển nuôi trồng tôm đang được thực hi 8. Các hoạt động marketting hoạt động marketting có tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm hang hoá nó chung và hàng tôm xuất khẩu nói riêng. Mục tiêu cuối cùng của hoạt đông marketting là đem đến cho người tiêu dùng cái mà họ cần chứ không phải là cái mà mình có. Vậy các công ty xuất khẩu cần phải đề ra các chiến lược marketting cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang thị trương thế giới. Chiến lược marketting bao gồm có các chiến lược đó là:chiến luwowc sản phẩm, chiến lược giá, chiến luwowc phân phối và chiến lược xúc tiến bán hàng. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà các công ty thực hiện 4 chiến lược đó ở những mức độ khác nhau. +Về chiến lược phân phối và chiến lược sản phẩm: Trước đâ hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp sang thị trường thế giới chủ yếu bán qua các trung gian môi giới, điều này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu mất đi một khaonr lợi nhuận mà đáng lẽ ra phải dduwowc hưởng từ các nhà trung gian. Những năm gần đây thì hàng hoá xuất khẩu bắt đầu truwc tiếp cho người tiêu dùng tại thị trương các nước xuất khẩu, nhưng số lượng còn hạn chế. +Về chiến lược giá: Hiện nay giá tôm xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào giá tôm thế giới.Nên cac doanh nghiệp xuất khẩu tôm cần tìm hiểu thị trường một cách kỹ lưỡng để tránh tình trạng khi giá tôm trên thế giới giảm đi thi tôm xuất khẩu của nước ta bắt đấu xuất ra thị trường thế giới. Khi giá cao ta không thể chủ động trong ký kết các hợp đồng. Ngoài ra để có thể dự đoán chính xác giá tôm trên thị trường thế giới thì các thông tin về các đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đưa ra quyết định hợp lý cho chiến lược kinh doanh của mình. +Về chiến lược xúc tiến bán hàng Sử dụng các phương thức bán hàng: Quảng cáo và các hoạt động xúc tiến thương mại như: Tivi, đài, tranh ảnh và tờ rơi có mặt khắp các nơi trên thế giới. Sử dụng các hinh thức quảng cáo giúp cho khách hàng thấy sản phẩm hấp dẫn và cảm giác muốn mua sản phẩm. Sử dụng các loại quảng cáo như: Quảng cáo bằng ấn phẩm, triển lãm thương mại, tiếp thị trực tiếp và thương mại điện tử, dịch vụ hậu mãi...Ngoái ra các doanh nghiệp còn tranh thủ thu thập thông tin, tiếp xúc với các đối tác, bạn hàngđối thủ cạnh tranh để đưa ra các phương an kinh doanh phù hợp.. Hiện nay, chiến lược marketing của không chỉ tập trung vào quảng cáo truyền hình, báo in mà kênh trực tuyến cũng đang là một sự cân nhắc đúng đắn. Nhận định về giá trị của quảng cáo trực tuyến, hiệu quả của loại hình quảng cáo này lớn gấp 5-7 lần so với những loại hình quảng cáo truyền thống khác. Trong khi đó chi phí lại thấp hơn nên các doanh nghiệp xuất khẩu đã quyết định ký hợp đồng dài hạn thường xuyên trên các trang web lớn ở Việt Nam để phục vụ cho chiến lược marketing của mình. Hiện nay, ở Việt Nam, MTT được xem là công cụ không thể thiếu với nhiều doanh nghiệp. Trong hơn 100 doanh nghiệp được khảo sát tự do đã có trên 90% cho rằng, MTT mà họ áp dụng hiệu quả chủ yếu là e-catalogue, sử dụng công cụ tìm kiếm (search engine), phương thức điện tử và đặc biệt là quảng cáo trực tuyến.So với các hình thức quảng cáo khác, quảng cáo trực tuyến đang trở thành công cụ thời đại với các tính năng vượt trội của MTT. Với một quảng cáo truyền hình, báo in, khả năng kiểm soát lượng người tiếp cận sẽ hạn chế hơn quảng cáo trực tuyến. III Kết quả đạt được và những hạn chế trong tôm xuất khẩu Việt Nam. 1 .Kết quả đạt được: Hàng tôm xuất khẩu Việt Nam đã có mặt ở khá nhiều nước trên thị trường thế giới, đồng thời đã hình thành thế chủ động cân đối về thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm duy trì tăng trưởng bền vững. - Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản thay đổi rõ nét kể từ năm 2000 đến nay. Mỹ và Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam, tiếp đó là thị trường EU. Các thị trường châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc có vị trí khá ổn định. + Mỹ: là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam. Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày một đa dạng, nhất là tôm đông lạnh, các sản phẩm tươi sống như cá ngừ, cá thu và cua. Cá tra, basa phi lê đông lạnh là mặt hàng độc đáo của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Mặc dù các doanh nghiệp sẽ còn gặp nhiều sóng gió và biến động trên thị trường này, nhưng Hoa Kỳ vẫn là thị trường chứa đựng rất nhiều tiềm năng. + Nhật Bản: là thị trường đem lại hiệu quả cao cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Các sản phẩm tôm, nhuyễn thể chân đầu, cá và cá ngừ của Việt Nam đều có doanh số tương đối lớn trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là mặt hàng tôm Nobashi. Sự thiếu đồng bộ trong hệ thống bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đang là vấn đề rất lớn trong việc duy trì chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản. + EU: là thị trường có nhu cầu lớn và ổn định về hàng thuỷ sản, nhưng lại là thị trường được coi là có yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm nhập khẩu, với các quy định khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh. Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU đã có sự tăng trưởng liên tục và có những biến đổi về chất kể từ năm 2004 đến nay. Việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU sẽ góp phần nâng cao uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới + Trung Quốc và Hồng Kông: là những thị trường nhập khẩu thuỷ sản trung bình trên thế giới. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này chủ yếu vẫn là mua bán qua biên giới, quy mô của các đơn vị nhập khẩu rất nhỏ nên chỉ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. . Đây là thị trường lớn, có tiềm năng song cạnh tranh ngày càng phức tạp, giá sản phẩm có xu hướng giảm và khả năng tăng hiệu quả là khó khăn. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ là thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của khu vực châu Á, với đặc điểm tiêu thụ của thị trường này là vừa tiêu thụ cho dân cư bản địa, vừa là thị trường tái chế và tái xuất. + Một số thị trường khác: . Các thị trường khác thuộc châu Á được quan tâm ngày một nhiều hơn, nhất là Hàn Quốc và Đài Loan. Các thị trường này chủ yếu nhập khẩu cá biển, mực, bạch tuộc. . Ôxtrâylia: xuất khẩu sang thị trường này vẫn có sự tăng trưởng tuy nhịp độ không đều. . Thị trường Đông Âu: mặc dù kim ngạch xuất khẩu còn chưa cao nhưng đây cũng là một thị trường xuất khẩu thuỷ sản tiềm năng. Nga cũng đã có những bước tiến rất dài trong nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam.     Hạn chế. Một hạn chế rất lớn của tôm xuất khẩu là vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vấn đề tôm xuất khẩu vào Nhật Bản vừa qua, cùng với việc thông báo cho phía Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng tiến hành nhiều biện pháp điều tra, nếu phát hiện tôm Việt Nam, được nuôi thả không đảm bảo vệ sinh môi trường thì rất dễ bị cấm nhập khẩu. Tức các doanh nghiệp Việt Nam, muốn xuất khẩu sang các thị trường cần phải tìm hiểu rõ các phong tục tập quán cũng như thị hiếu về con người đất nước đó. Trong thời buổi cạnh tranh cao việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp. Đây cũng là một điều mà các doanh nghieep xuất khẩu Việt Nam noi chung vẫn chưa lam được tốt. Bên cạnh đó một hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam về nắm bắt thông tin thị trường là cần tìm hiểu kỹ thông tin về các hội chợ để thu được hiệu quả cao nhất. các mặt hàng này cần thiết lập quan hệ tốt với phía đối tác và thành lập các văn phòng đại diện tại Nhật để tiện việc xúc tiến thương mại. Các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm của thị trương trên thế giới để tránh những vi phạm đáng tiếc. Tôm tươi sống, ướp đá được phân phối qua nhà bán buôn, do đó cần chú ý việc giao hàng sớm. Các doanh nghiệp xuát khẩu tôm Việt Nam cần thấy rằng:trong thực tế chi phí lưu thông cộng thêm cước phí vận chuyển bằng máy bay có thể đội giá lên rất cao. Do vậy các doanh nghiệp có thể lựa chọn cách bỏ qua chợ bán buôn mà thỏa thuận trực tiếp với các nhà phân phối và bán lẻ. Vấn đề quảng cáo thương hiệu tôm trên thị trương thế giới hay nói rông hơn là chiến lược marketting cần phải được nâng cao hơn nhằm quảng bá thương hiệu tôm Việt Nam rông rãi trên thế giới. Nhiều công ty trên khắp thế giới đã làm nên tên tuổi, uy tín thương hiệu và sở hữu một lượng khách hàng lớn bằng những chiến lược đúng đắn trong marketing. III.Phương hương và giải pháp cho xuất khẩu tôm Việt Nam 1. phương hướng thủy sản từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, nghèo và lạc hậu, nay đã phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước có tốc độ tăng trưởng cao, va nghành thuỷ sản luôn muốn gữi được vị trí đó trong nền kinh tế quốc dân, cùng với đó nghành luôn có tỷ trọng GDP ngày càng lớn, có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dânthị trường xuất khẩu thủy sản được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Phương hướng của tôm xuất khẩu là luôn giữ vững được điều đó và Sự mở rộng thị trường xuất khẩu trên thế giới hơn nữa vào những thị trường cần được mở rộng đó là 10 thị trường XK lớn của Việt Nam hiện nay gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Singapore, Đức, Anh, Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia đều có mức tăng trưởng cao. Tăng khối lượng tôm xuất khẩu tại các thị trường đã xuất khẩu với múc giá phù hợp đem lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp xuất khẩu. . Có thể nói, thị trường xuất khẩu thủy sản đã mở đường, hướng dẫn cho quá trình chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nghề trong khai thác hải sản trên biển -Ðể có được kết quả cao trong kim ngạch xuất khẩu, các năm qua những người lao động nghề cá đã nỗ lực hết mình vượt qua khó khăn, gian khổ trong lao động sản xuất; những thiệt hại, thất bát do thiên tai, bão, lũ, nắng hạn; những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trên thương trường qua các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa; kiện bán phá giá tôm trên thị trường Mỹ; các rào cản kỹ thuật về dư lượng kháng sinh, hóa chất... tồn dư trong sản phẩm trên thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản...Từ đó rút ra nhưng bài học kinh nghiệm quý báu đối với các doanh nghiệp để đưa ra dduwowc nhưng đường lối kinh doanh, sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm sao cho đạt hiệu quả cao nhất -Chính phủ thông qua, tập trung vào đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh; đồng thời phát triển các mặt hàng tôm xuất khẩu khác có tiềm năng thành những mặt hàng tôm xuất khẩu chủ lực mới nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng tôm có giá trị gia tăng -Để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong tôm xuất khẩu chính phủ đưa ra những chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu cụ thể: Đối với những chính sách xuất khẩu không còn phù hợp, Bộ Thương mại đã có kiến nghị với Chính phủ sửa đổi một số chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, chính sách thưởng kim ngạch, thưởng thành tích xuất khẩu. Chính phủ nên tập trung nguồn lực cho những mặt hàng tôm xuất khẩu khó khăn về vốn hoặc thị trường hoặc sử dụng nhiều công nghệ trong nước. Nên thu hẹp diện mặt hàng được hưởng hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, đặc biệt không áp dụng cho những ngành hàng không gặp khó khăn về vốn chủ yếu do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện.Bộ Thương mại cũng đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo hải quan các cửa khẩu tăng tỷ lệ miễn kiểm (lên khoảng 80% hàng hóa xuất khẩu), giảm tỷ lệ hàng hóa kiểm tra xác suất và kiểm tra toàn bộ. -Đào tạo đội ngũ doanh nhân ngành thủy sản thật sự lớn mạnh, trở thành lực lượng nòng cốt, tiên phong trong những thời điểm khó khăn nhất. Đưa khoa hoc công nghệ hiện đại hơn vào trong cả quá trình nuôi trồng, chế biến tôm xuất khẩu.như tạo ra những giống tôm thạt tốt nhằm đem lại năng suất cao và chất lượng tốt. -.XK Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới khi ra nhập tổ chức thương mai quốc tế WTO. Trước hết, hoạt động xuất khẩu của ta sẽ phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt hơn. Tính hai mặt trong các chính sách thương mại của các nước phát triển ngày càng bộc lộ rõ, qua hàng loạt vụ kiện bán phá giá Nhận định rõ những thách thức và cơ hội của thương mại Việt Nam Bộ Thương mại đã cam kết sẽ tập trung tối đa các nguồn lực cho xuất khẩu đồng thời có giải pháp đồng bộ, định hướng rõ ràng từng mặt hàng nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu.Trong điều kiện đó, hệ thống các ngành công nghiệp bổ trợ của ta còn yếu, chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào trong sản xuất hàng xuất khẩu dẫn đến tình trạng nhập siêu cao, vì vậy cần đẩy mạnh và nâng cao các nghành công nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhiều thuận lợi trong và ngoài nước mở ra những cơ hội cho các DN: từ đó các doang nghiệp cần tận dụng nhưng thuận lợi trên và tiếp cận và đi sâu vào các thị trường lớn nhằm đem lại lợi nhuận và nâng cao thương hiệu sản phẩm trên thị trường thế giới. 2. giải pháp. 2.1 Các giải pháp thị trường Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Mặc dù là một trong những quốc gia có tiềm năng về hoạt động xuất khẩu tôm nhưng tôm Việt Nam chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn trên thị trường thế giới. Để có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới thì nghiên cứu thị trường là yêu cầu bắt buộc vì đay là khâu nghiên cứu khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường. Thông qua nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp mới nắm bắt được những thông tin về tổng cung và tổng cầu, giá cả, chính sách xuất nhạp khẩu cảu thị trường...Từ đó các doanh nghiệp có kế hoạch cho sản phẩm của mình. Công tác này cũng gắn liền với việc nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh xem xét những đối thủ nào , sản phẩm nào giá cả ra sao?có đáp ứng dduwowc thị hiếu của người tiêu dùng hay ko? khi nghiên cứu thị trương các nước đang xuất khẩu cũng cần biết những đặc điểm và quy định của thị trường đó và cách thức tiếp xúc thương mại vào thị trường này. Song song với việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh , nghiên cứu thị trường các nước xuất khẩu còn phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng trên thị trường này như nghiên cứu và phân tích khách hàng về các mặt: Sở thích, thu nhập, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, taap quán thói quen...tại thị trường xuất khẩu. Qua việc nghiên cứu khách hàng, Các doanh nghiệp có thể đưa ra sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng góp phần nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường này. Vấn đề thu thập thông tin là rất cần thiết cho các doang nghiệp xuất khẩu trong quá trình hoạt đông kinh doanh, vì vậy việc xây dựng văn phồng đại diện tại thị trường xuất khẩu được coi la trong điểm. Đến nay đã có các văn phòng giao dịch tại các nuwowc xuất khẩu. Đây là cơ sơ quan trọng cho các doanh nghiệp không nhưng trong công tác nghiên cứu thị trường mà còn phục vụ cho các hoat động khác như:marketting, hoat động sau bán hàng... Qua đây, ta có thể thấy được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường của các doang nghiệp xuất khẩu tôm. Thông qua công tác này không những nâng cao được sức cạnh tranh mà đây còn là cơ sở để công ty thực hiện tốt hoạt động marketting tai thi trương đó. 2.2 Các giải pháp tăng hạn nghạch +Khắc phục tình trạng thống kê không thống nhất và chưa phù hợp với các tiêu chí của quốc tế làm ảnh hưởng đến việc phân tích và hoạch định chính sách phát triển ngành; +Thành lập Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ; +Phát triển nguồn nguyên liệu, khai thác bền vững và chế biến nguyên liệu thô; +Thành lập Trung tâm Thiết kế và Phát triển sản phẩm đảm bảo cung cấp hoạt động đào tạo thường xuyên cho các nhà thiết kế ngành thủ công mỹ nghệ; +Đào tạo nghề +Tín dụng xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; +Tổ chức các Hội chợ thương mại tôm xuất khẩu có quy mô quốc tế tại Việt Nam. 2.3 Giải pháp về vệ sinh an toàn Việc nuôi trồng thuỷ sản hoà nhập với thị trường thế giới thì không nên sử dụng kháng sinh hoặc lạm dụng kháng sinh vì hàm lượng có thể vẫn còn du trì trong vật nuôi mà chúng ta không hay biết. Không sử dụng khang sinh ta nên cải ttaoao đàm thật kỹ theo từng thời vụ, nguồn nước lấy vào ao phải qua túi lọc thật kỹ, và xử lý thật tốt. Chọn dduwowc giống tốt sạch, mật độ nuoooi phải vừa phải, theo dõi chăm sóc kỹ hắng ngày không để thức ăn dư thừa, phải bảo đảm nguồn nước sạch, đáy ao không bị dò, trong quá trình nuôi không nên xử lý ao đang nuôi bằng các loại hoá chất không rõ nguồn gố, neen mua các loại thuốc của các hãng mà mình biết. Trong quá trình nuôi chỉ bổ xung thêm các khaongs chất vitamin,không sủ dụng các loại daauf cá dầu mực vì rất dễ làm ô nhiễm nguồn . Quan trọng là trong suốt quá trình nuôi phải theo dõi được đàn tôm cả ngày lẫn đêm vầ nước trong ao phải thật sạch dùng vi sinh phân huỷ đáy ao và đúng thời ddieemrthichs hợp là chún ta không phải sử dụng bất cứ một loại thuốc kháng sinh nào. cần sử dụng nhưng loại thức ăn chưa ít hàm lương kháng sinh bằng các loại thức ăn công nghiệp hơn là các loại thức ăn tự chế biến .Điều đạc biệt chú ý và khó khăn nhất hiện thời của nuôi trồng tôm xuất khẩu là người nuôi dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau và chất lượng thuốc, nồng độ liều lượng cũng hoàn toàn khác nhau trong khi đó với sức cản của hàng rào kỹ thuật về an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập khẩu cộng thêm áp lực đổi mới, cạnh tranh nhằm phá vỡ thế độc quyền về kiểm tra háng thuỷ sản xuất khẩu của NAFICAVED với các coong ty, tổ chức kiểm dịch quốc tế như IMMO, SGS, AQUAASERVICE Việt Nam cùng với việc bảo hộ thuỷ sản của Mỹ, Nhật, EU...đã và đang đưa nền kinh tế thuỷ sản Việt Nam đén bên bờ khủng hoảng ngày càng trầm trong hơn.Chúng ta có thể hạn chế được việc sử dụng kháng sinh trong quá trình canh tác, đó là chúng ta nên sử dụng con giống nuôi chất lượng cao, hệ thống nuôi đảm bảo tốt đồng thời cho ăn thức ăn chất lượng cao. Thức ăn chất lượng cao giúp đày đủ chất kháng bệnh tật và vấn đè an toàn vệ sinh được đảm bảo và chắc chán chất lượng và đầu ra sản phẩm sẽ tối ưu. Hơn ai hết chính những người nuôi phải cảnh giác cao độ, ý thức được mình đang dùng thuốc những nguy cơ thách thức nào trong vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh. Vì vậy cần nâng cao việc truyền đạt đến chính những người nuôi trồng tôm xuất khẩu về vấn đề an toàn vệ sinh quan trọng như thế nào trong xuất khẩu tôm hiện nay 2.4 Những giải pháp về khoa học công nghệ Công nghệ đến với những người sản xuất thường đến từ các nguồn: Công nghệ được nghiên cứu từ trong nước . Công nghệ được nhập ngoại từ các nước trên thế giới Công nghệ do kinh nghiệm sản xuất trong nhân dân được tổng kết lại Để có công nghệ phù hợp với từng vùng sinh thái, từng mô hình nuôi trồng, từng quá trình sản xuất chế biến, phân phối cần có các giải pháp sau đây: Đối với những công nghệ nghiên cứu xây dựng thành quy trình từ trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài: công nghệ trong hay ngoài nước khi áp dụng thường không phù hợp mà cần có sự điều chỉnh nhất định. Do đó trước khi phổ biến cần có những mô hình thực nghiệp để rút ra những chỉ tiêu thích hợp tạo ra sự ổn định cho quy trình trước khi mở rộng. Làm được điều đó sẽ giảm được lãng phí cho nhân dân trong quá trình ứng dụng. đối với công nghệ từ ngoài nhập vào thông qua hình thức mời chuyên gia hoặc liên doanh, phía chủ nhà cần bố trí cán bộ kỹ thuật để tiếp thu giảm dần sự lệ thuộc. Đối với công nghệ từ tổng kết kinh nghiệm sản xuất trong nhân dân: Phòng thuỷ sản, tỉnh, huyện, địa phương, hàng năm cần tổ chức đúc kết kinh nghiệm sản xuất trong nhân dân các công nghệ sau khi được tổng kết thì được nhân rộng để tiến đến áp dụng 2.5 Giải pháp về vốn đầu tư Nhu cầu vốn trong sản xuất tôm là rất lớn, phải tìm kiếm mọi khả năng huy động vốn và quản lý vốn có hiệu quả nhất. Nguồn vốn từ trong nước chủ yếu dụa vào ngân sách nhà nước, vốn tích luỹ từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, vốn vay tín dụng trung và dài hạn...ngoài ra còn có nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất tôm xuất khẩu luôn tim kiến nguồn viện trợ từ nước ngoài thông qua các dự án, thông qua các công ty liên doanh nước ngoài hoặc các gia đình có người nhà gủi tiền về đầu tư. Với nguồn vốn đó các doanh nghiêp đưa được những ứng dụng khoa hoc công nghệ hiện đại vào trong sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt cho phát triển nuôi trồng tôm xuất khẩu. Các nguồn vốn như: vốn tín dụng thương mại, vốn tự có... Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM 1 I KHÁI NIỆM, VAI TRÒ XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM 1 1. khái niệm xuất khẩu tôm 1 2.Vai trò xuất khẩu thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 2 3. Vai trò xuất khẩu tôm trong ngành xuất khẩu thuỷ sản 6 4. những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm Việt Nam 8 4.1 Nhân tố khách quan 8 4.1.1 Nhân tố thị trường 8 4.1.2 Nhân tố sản xuất 9 4.1.3 Nhân tố giá thành sản xuất 10 4.2 Nhân tố chủ quan 10 4.3 Khả năng về vốn trong xuất khẩu 10 4.2.1 Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu 11 4.2.2 Uy tín của công ty 12 4.2.4 tác động của hội nhập WTO với xuất khẩu tôm Việt Nam 13 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 15 I.Những điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xuất khẩu tôm Việt Nam 15 1.1 Kinh nghiệm các nước xuất khẩu tôm trên thế giới 15 1.2 sự tác động hỗ trợ của các nước 17 1.3 Điều kiện thuận lợi về các nguồn lực 20 Chương 2:THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM Ở VIỆT NAM 22 I. Tình hình nuôi trồng, sản xuất, chế biến, tôm xuất khẩu ở Việt Nam 22 1.Về kinh tế-kỹ thuật 22 2.Về thức ăn 22 3.Về vốn đầu tư 24 4. Về phòng trừ dịch bệnh 25 5.Về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản 25 6. Khuyến ngư 25 7. Về chính sách 26 8. Các hoạt động marketting 26 III Kết quả đạt được và những hạn chế trong tôm xuất khẩu Việt Nam. 28 1 .Kết quả đạt được: 28 2. Hạn chế. 29 III.Phương hương và giải pháp cho xuất khẩu tôm Việt Nam 30 1. phương hướng 30 2. giải pháp. 33 2.1 Các giải pháp thị trường 33 2.2 Các giải pháp tăng hạn nghạch 34 2.3 Giải pháp về vệ sinh an toàn 34 2.4 Những giải pháp về khoa học công nghệ 35 2.5 Giải pháp về vốn đầu tư 36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0700.doc