Tiểu luận Thuế thu nhập hoãn lại

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 2 I. Chế độ kế toán về thuế thu nhập doanh nghiệp 2 1.1. Thuật ngữ sử dụng 2 1.2. Nội dung chế độ kế toán thuế TNDN 3 1.2.1. Tài khoản sử dung: 3 1.2.2. Một số phương pháp hạch toán một số HĐKT chủ yếu 12 II.Thực trạng và giải pháp làm giảm khả năng sai sót trong tính toán thuế 15 PHẦN KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thuế thu nhập hoãn lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam đã gia nhập WTO là một sự kiện quan trọng được mong đợi. Sự kiện này mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế còn yếu kém của chúng ta. Mặc dù được gia nhập nhưng Việt Nam vẫn chưa chính thức được công nhận là nền kinh tế thị trường. Chính vì thế mà các cơ quan chức năng đang nổ lực hết sức để rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành kế toán, kiểm toán của Việt Nam là một ngành non trẻ so với lịch sử hình thành của ngành này trên thế giới. Cũng như các bộ phận khác của nền kinh tế, kế toán và kiểm toán Việt Nam đang từng bước đổi mới mình về mọi mặt để có thể đi cùng sự phát triển của các thành phần kinh tế trên toàn quốc. Chính vì thế năm 2006 bộ tài chính đã ban hành chế độ kế toán mới nhất. Trong những phần sửa đổi bổ sung của chuẩn mực kế toán chắc chắn một điều rằng doanh nghiệp sẽ chú ý đặc biệt đến thuế. Có một số người đã nói rằng: “trong cuộc đời con người không thể tránh khỏi hai việc là chết và nộp thuế”. Có thể đó chỉ là một câu đùa nhưng quả thật thuế là một nghĩa vụ vô cùng quan trọng, từ người dân đến các doanh nghiệp đều phải quan tâm đến thuế. Nhưng thực sự thì tính toán thuế là một công việc không dễ dàng. Qua một cuộc điều tra gần đây cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã mất rất nhiều thời gian để kê khai và nộp thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thế mà từ khi hình thành đến khi kết thúc hoạt động của mình doanh nghiệp không bao giờ được phép lãng quên. Trong đề án này chỉ nói về một phần nhỏ của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Vậy phương pháp hạch toán của nó như thế nào? Còn những bất cập gì và giải pháp như thế nào? PHẦN NỘI DUNG I. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VỀ THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI: 1.1. THUẬT NGỮ SỬ DỤNG: Lợi nhuận kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN), được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế TNDN của một kỳ, được xác định theo quy định của luật thuế TNDN hiện hành và là cơ sở để tính thuế TNDN phải nộp (hoặc được thu hồi). Chi phí thuế TNDN (thu nhập thuế TNDN): Là tổng chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng, và Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này. Chênh lệch tạm thời cụ thể là: Chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác đinh thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán; hoặc Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. Cơ sơ tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả: Là giá trị tính cho tài sản hoặc nợ phải trả tính cho mục đích xác định thuế TNDN. 1.2.NỘI DUNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN THUẾ TNDN: 1.2.1 TÀI KHOẢN SỬ DỤNG: Tài khoản 821_ Chi phí thuế TNDN: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐINH SAU: Chi phí thuế TNDN được ghi nhận vào khoản này bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại xác định lợi nhuận (hoặc lỗ ) của một năm tài chính. Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành. Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ: + Ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả trong năm; + Hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước. - Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ: + Ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại trong năm; + Hoàn nhập thuế TNDN hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀO TÀI KHOẢN 821:CHI PHÍ THUẾ TNDN: Bên nợ: Chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm; Thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại; Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm); Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm); Chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8212- “ chi phí thuế TNDN hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên Có TK 911-“ xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hiện hành tạm phải nộp được ghi giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập hiện hành đã được ghi nhận trong năm. Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại. Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm); Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm). Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm vào tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh. Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên có của tài khoản 8212 phát sinh trong kỳ vào bên nợ TK 911. Tài khoản 821- Chi phí thuế TNDN- không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 821 có hai tài khoản cấp 2 là: Tài khoản 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành. Tài khoản 8212- Chi phí thuế TNDN hoãn lại. Do trong đề án này chỉ đề cập đến thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại nên ta sẽ đi sâu vào tài khoản 8212- Chi phí thuế TNDN hoãn lại. Tài khoản 8212- Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN hoãn lại trong năm của doanh nghiệp. HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU: Cuối năm tài chính kế toán phải xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả để ghi nhận vào chi phí thuế TNDN hoãn lại. Đồng thời phải xác định tài sản thuế TNDN hoãn lại để ghi nhận vào thu nhập thuế TNDN (Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại). Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu. Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212-“ Chi phí thuế TNDN hoãn lại” vào tài khoản 911-“ Xác định kết quả kinh doanh”. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TK 8212- CHI PHÍ THUẾ TNDN HOÃN LẠI: Bên Nợ: Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả ( là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hớn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm). Số hoàn nhập tài sản thuế TNDN đã ghi nhận từ các năm trước (là số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm); Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Nợ của TK8212 phát sinh trong kỳ vào bên Có TK 911-“ Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại ( số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm). Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm). Kết chuyển giữa số phát sinh bên Có TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên Nợ TK 911. TK 8212 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 347-“ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả. HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch. Tại ngày kết thúc năm tài chính, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm hiện tại làm căn cứ xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm. Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nay với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), theo nguyên tắc: + Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ sung số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm. + Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm không liên quan đến các khoản mục được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm. Kế toán phải ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế (khi tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán). Trường hợp việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu phát sinh từ các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, kế toán phải điều chỉnh tăng khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong các năm trước bằng cách điều chỉnh giảm số dư Có (hoặc tăng số dư Nợ ) đầu năm của tài khoản 421 và điều chỉnh số dư Có đầu năm TK 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH TÀI KHOẢN 347- THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI PHẢI TRẢ Bên Nợ: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm (được hoàn nhập) trong kỳ. Bên Có: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong kỳ. Số dư bên Có: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả còn lại cuối kỳ. Điều chỉnh số dư đầu năm đối với thuế thu nhập hoãn lại phải trả do áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc sửa chữa hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước. Tài khoản 243-“ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của tài sản thuế thu nhập hoãn lại. HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU: Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại đối với các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng từ các năm trước chuyển sang năm hiện tại trong trường hợp doanh nghiệp dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi chưa sử dụng. Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải lập “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”, “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng”, giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng làm căn cứ lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” để xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận hoặc hoàn nhập trong năm. Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nay với tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập lại, cụ thể là: Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, nếu chắc chắn rằng trong tương lai doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại. Trường hợp doanh nghiệp không chắc chắn sẽ có được lợi nhuận chịu thuế trong tương lai, kế toán không được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm. Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm. Việc ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được thực hiện phù hợp với thời gian mà các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ (phát sinh từ các năm trước) được hoàn nhập kể cả khi doanh nghiệp không có lợi nhuận. Trường hợp việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu phát sinh từ các năm trước làm phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, kế toán phải ghi nhận bổ sung tài sản thuế thu nhập hoãn lại của các năm trước bằng cách điều chỉnh tăng số dư Có (hoặc giảm số dư Nợ) đầu năm Tk 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm nay- và điều chỉnh tăng số dư Nợ đầu năm TK 243- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá các tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận từ các năm trước khi dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để cho phép tài sản thuế hoãn lại được thu hồi. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH TÀI KHOẢN 243- TÀI SẢN THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI Bên Nợ: Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại tăng. Bên Có: Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại giảm. Số dư bên Nợ: Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại còn lại cuối năm; Điều chỉnh số dư đầu năm đối với tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận (hoặc hoàn nhập) trong năm do áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc sửa chữa hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước. 1.2.2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU: 1.2.2.1 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả: Trường hợp thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm được ghi nhận vào chi phí thuế TNDN hoãn lại: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “ Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” để ghi nhận thuế thu nhâp hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm vào chi phí thuế TNDN hoãn lại: Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ sung số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số thuế được hoàn nhập trong năm, ghi. (1) Nợ TK 8212- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi: (2) Nợ TK 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Có TK 8212- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” đã được ghi nhận làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được điều chỉnh vào lợi nhuận chưa phân phối của năm trước. Trường hợp phải điều chỉnh tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả, ghi:(1’) Tăng số dư Nợ đầu năm TK 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước ( Nếu TK 4211 có số dư Nợ), hoặc Giảm số dư Có đầu năm TK 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước ( Nếu TK 4211 có số dư Có ) Tăng số dư có đầu năm TK 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Trường hợp phải điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả, ghi:(1’’) Giảm số dư Có đầu năm TK 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Tăng số dư Có đầu năm TK 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước ( Nếu TK 4221 có số dư Có), hoặc Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu TK 4211 có số dư Nợ). 1.2.2.2. Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” đã được lập làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại: - Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, nếu chắc chắn rằng trong tương lai doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại, ghi: (3) Nợ TK 243- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Có TK 8212- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi: (4) Nợ TK 8212- Chi phí thuế TNDN hoãn lại Có TK 243- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc áp dụng hời tố chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của năm trước: Cuối năm tài chính kế toán căn cứ “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” đã được lập làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được điều chỉnh vào lợi nhuận chưa phân phối của các năm trước: Trường hợp phải điều chỉnh tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ghi:(2’) Tăng số dư Nợ đầu năm TK 243- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Tăng số dư Có đầu năm TK 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu Tk 4211 có số dư Có), hoặc Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu TK 4211 có số dư Nợ) Trường hợp phải điều chỉnh giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ghi:(2’’) Tăng số dư Nợ đầu năm TK 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu TK 4211 có số dư Nợ ), hoặc: Giảm số dư Có đầu năm TK 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu TK 4211 có số dư Có). Giảm số dư Nợ đầu năm TK 243 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN: TK 8212 TK 243 TK 421(dư nợ) TK 347 (1) (2) (3) (4) TK421(dư có) (1’) (1’’) (2’) (2’’) - II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LÀM GIẢM KHẢ NĂNG SAI SÓT TRONG TÍNH THUẾ: Thực chất thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại hình thành do sự khác nhau giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận tính thuế của cơ quan thuế. Nó được gọi là sự chênh lệch. Dĩ nhiên là khi nghiên cứu các chênh lệch ta sẽ không xét gì đến sự chênh lệch tạo thành do sự tính toán sai sót. Các khoản chênh lệch này có thể bao gồm phần mà khi quyết toán thuế, cơ quan thuế không bao giờ chấp nhận hay nói cách khác là sẽ loại bỏ hoàn toàn, đó chính là phần chênh lệch vĩnh viễn và phần mà cơ quan thuế tạm thời chưa chấp nhận ngay trong kỳ tính thuế đối với các chỉ tiêu kế toán của doanh nghiệp, hay còn gọi là chênh lệch tạm thời. Tuy nhiên, khoản chênh lệch vĩnh viễn không được hạch toán vào thuế thu nhập hoãn lại phải trả hay tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Vậy đối tượng quan tâm của chúng ta là khoản chênh lệch tạm thời. Khoản chênh lệch tạm thời sẽ được khấu trừ hoặc được tính tiếp khi xác định thuế thu nhập của các kỳ tới. Chúng ta sẽ xem xét khi nào hình thành các khoản chênh lệch? Theo quy định của luật thuế TNDN: thu nhập chịu thuế = Doanh thu – chi phí hợp lý + thu nhập khác, theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành thì thu nhập chịu thuế = doanh thu – chi phí kinh doanh + thu nhập khác. Theo các quy định trên thu nhập khác không khác nhau về nội dung nên không tạo nên sự chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế của cơ quan thuế và thu nhập chịu thuế do doanh nghiệp tự tính. Trong thực tế cho thấy sự khác biệt của hai chỉ tiêu trên chủ yếu là do sự khác biệt của doanh thu và chi phí. Về doanh thu, theo cơ quan thuế thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao sở hữu hàng hóa, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. Theo chuẩn mực kế toán 14 doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau: Doanh nghiệp đã chuyển giao phẩn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa; doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng và xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Một số trường hợp có thể dẫn đến sự khác nhau của doanh thu như sau: Một là, các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Ví dụ như các trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Hai là, trường hợp cho thuê tài sản cố định, có nhận trước tiền cho thuê trong nhiều năm, doanh thu ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền thu được chia cho số năm trả tiền trước, còn doanh thu tính thuế TNDN cở sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cách tính doanh thu phân bổ cho số năm trả tiền trước, hoặc xác định doanh thu trả tiền một lần. Ba là, các khoản hàng hóa dịch vụ được trao đổi không được xác định là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng là doanh thu để tính thuế thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế TNDN. Bốn là, các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Ví dụ, các khoản chiết khấu được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu tính thuế theo quy định của luật thuế TNDN trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt. Về chi phí, có một số khoản mục được ghi vào chi phí kinh doanh theo chuẩn mực kế toán nhưng không được xem là chi phí hợp lý như: Một, chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) không đúng quy định, cụ thể cơ sở kinh doanh trích vượt mức khấu hao được tính vào chi phí theo quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, số khấu hao của các TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh nhưng không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh, số khấu hao của tài sản cố định đã hết giá trị nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cho sản xuất kinh doanh và số khấu hao của tài sản không tham gia vào hoạt động kinh doanh Hai, chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế cụ thể cơ sở kinh doanh vay vốn của đối tượng không phải là ngân hàng và các tổ chức tín dụng với mức lãi suất cao hơn 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh và vay vốn để góp vốn pháp định, vốn điều lệ. Ba, chi phí không có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định cụ thể các khoản thực chi nhưng không có hóa đơn chứng từ và các khoản chi phí phát sinh trong năm, liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hóa đơn nhưng hóa đơn không hợp pháp. Bốn, các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt vi phạm hành chính và các khoản chi phí không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế đã tính vào chi phí. Năm, chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh, tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh và tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm chế độ hợp đồng lao động. Như vậy là có một vài điểm khác nhau của kế toán và cơ quan thuế. Nhưng những điểm này lại có thể ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận trước thuế và thuế TNDN. Chúng ta cũng phải thấy một thực tế tại Việt Nam là doanh nghiệp thì muốn giảm số thuế mà mình phải nộp nên doanh nghiệp tìm mọi cách để hợp pháp hóa chứng từ, có nhiều khi còn gây ra tình trạng gian lận. Việc chấp nhận hai khái nhiệm thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại giúp việc doanh nghiệp có một số điều chỉnh để làm thay đổi thuế TNDN trong các kỳ khác nhau nhưng tổng số thuế phải nộp không thay đổi, điều này không phải là sự gian lận mà làm cho doanh nghiệp có thuận lợi hơn. Ai cũng có thể hiểu được một điều rất rõ ràng rằng nguồn vốn trong kinh doanh là rất quan trọng, các doanh nghiệp ngoài vốn tự có của mình còn phải vay vốn của các tổ chức tính dụng để kinh doanh và hàng tháng phải trả lãi. Nếu ta xem như nộp chậm thuế theo cách làm tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả là một cách chiếm dụng vốn của nhà nước mà không cần trả lãi là một lợi thế cho doanh nghiệp có thêm vốn và tránh tình trạng gian lận. Đối với một doanh nghiệp thì lượng thuế phải nộp đó có thể là ít nhưng đối với tổng thể nền kinh tế thì số vốn đấy là rất lớn. Còn từ phía các cơ quan nhà nước thì tổng số thuế mà doanh nghiệp phải nộp vẫn không thay đổi nên lợi ích của các tổ chức này về lâu dài là không thay đổi, trong khi đó nhà nước còn giúp doanh nghiệp dài vốn hơn trong kinh doanh, tạo cơ hội cạnh tranh và phát triển của các doanh nghiệp. Nhưng thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại là khái niệm mới làm cho việc hạch toán có thể diễn ra nhiều sai sót. Chính vì thế để làm giảm sai sót trong việc tính toán ta nên làm giảm sự khác nhau về khái niệm giữa cơ quan thuế và chế độ kế toán. Ngoài ra nên giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để giảm bớt gian lận và cho doanh nghiệp cảm giác nộp thuế là một vinh dự chứ không phải là một nghĩa vụ. Thêm vào đó, chế độ kế toán có đề cập đến thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại mới được đưa vào năm 2006. Để hữu hiệu trong việc thực hiện kế toán thuế cần có quy định hướng dẫn cụ thể loại doanh thu, thu nhập và chi phí chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc chênh lệch tạm thời được khấu trừ; phương pháp tính toán, xác định tài sản thuế thu hập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Chính những hướng dẫn cụ thể có thể làm cho các doanh nghiệp hiểu và vận dụng đúng đắn chuẩn mực kế toán. Theo chuẩn mực kế toán thuế TNDN có nêu lên rằng cuối kỳ kế toán phải kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên nợ và số phát sinh bên có của tài khoản 8212 vào tài khoản 911 nhưng theo thông tư 20 hướng dẫn thực hiện chuẩn mực lại không nhắc đến điều này ở phần hạch toàn một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. Như vậy sơ đồ hạch toán đã nêu trên có thêm một phần và sẽ được hạch toán như sau: TK 8212 TK 911 cuối kỳ kết chuyển chênh lệch Chi phí thuế> thu nhập thuế cuối kỳ kết chuyển chênh lệch Thu nhập thuế> chi phí thuế KẾT LUẬN Như vậy tham gia WTO là một động lực để mọi thành phần kinh tế nổ lực để tự khẳng định mình. Các doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng hết sức để tìm chỗ đứng của mình ở thị trường trong nước cũng như vươn ra thị trường quốc tế. Còn các tổ chức thì cố gắng đề ra những chính sách hợp lý góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì mục tiêu chung là giúp Việt Nam phát triển các doanh nghiệp và tổ chức phải dung hòa lợi ích của các bên. Và những năm qua đã cho thấy những nổ lực to lớn của chính phủ như tạo thuận lợi cho doanh nghiệp mới bằng cách miễn giảm thuế những năm đầu, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp thuận lợi, gần đây bộ tài chính còn đưa ra ý kiến trong việc giảm tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp… Đề tài nêu lên vấn đề kế toán thuế thu nhập hoãn lại. Nó là một bộ phận của thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là bộ phận mới được đưa vào chế độ và được thực hiện từ năm 2006 nên đề tài này chưa thể đưa ra những bất cập nảy sinh trong quá trình sử dụng và hạch toán các khoản thuế thu nhập hoãn lại. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em thực hiện đề án này. TÀI LIỆU THAM KHẢO TẠP CHÍ KẾ TOÁN KẾ TOÁN THUẾ TNDN LUẬT KẾ TOÁN, HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM. 26 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM. MỤC LỤC trang LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 2 I. Chế độ kế toán về thuế thu nhập doanh nghiệp 2 1.1. Thuật ngữ sử dụng 2 1.2. Nội dung chế độ kế toán thuế TNDN 3 1.2.1. Tài khoản sử dung: 3 1.2.2. Một số phương pháp hạch toán một số HĐKT chủ yếu 12 II.Thực trạng và giải pháp làm giảm khả năng sai sót trong tính toán thuế 15 PHẦN KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc68702.DOC
Tài liệu liên quan