Tiểu luận Tiến trình lịch sử Việt Nam các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước trong thời kỳ tự chủ

Việt Nam nằm trên vị trí giao thông quan trọng giữa khu vực châu Á với các luồng giao thông quốc tế. Đây chính là cửa ngõ để các nước trong khu vực có cái nhìn ra biển đồng thời là khu vực mà các nước quốc tế đều đi qua. Chính vì thế trong lịch sử, Việt Nam luôn là một quốc gia bị đe doạ về quân sự từ các nước trong khu vực. Đặc biệt là trong thời kỳ trung đại, Trung Quốc là một nước lớn luôn có tư tưởng "bình thiên hạ", mở rộng lãnh thổ xuống phương nam, bắt các nước nhược tiểu phải thần phục và triều cống. Việt Nam là một trong những nước luôn nằm trong sự đe doạ sử dụng quân sự để xâm lược từ người láng giêng phương Bắc. Năm 905, Khúc Hạo, một hào trưởng ở đất Hồng Châu đã nổi dậy giành quyền tự chủ, cắm một mốc son quan trọng trên bước đường độc lập tự chủ của dân tộc. Nối tiếp sự nghiệp của Khúc tiên chúa, Khúc Thừa Dụ, Khúc Thừa Mỹ đều nối tiếp tự chủ. Nhưng nền tự chủ của họ Khúc không được kéo dài. Năm 938, nhân việc Kiều Công Tiễn giết chết chủ tướng của mình là Dương ĐInhg Nghệ để cướp quyền, trong nước rối loạn. Ngô Quyền-con rể Dương Đình Nghệ đang trấn thủ ái châu lập tức đem quân ra Đại La (Hà Nội ngày nay) để hỏi tội Kiều Công Tiễn. Hoảng hốt và lo sợ, Kiều Công Tiễn đã vội vàng sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán-một tiểu triều đình cát cứ ở vùng Quảng Đông. Chớp cơ hội ngàn năm, vua Nam Hán là Lưu Cung lập tức phong con là Hoằng Tháo làm Vạn Vương, chuẩn bị thuyền bè sang tấn giúp Kiều Công Tiễn-thực chất là sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở biên giới để làm thanh viện cho Hoằng Tháo . Trước nguy cơ bến ngoài kẻ thù đang lăm le, bên trong phản loạn vẫn còn, Ngô Quyền chủ trương trong dẹp yên nội loạn, sau đó dốc toàn lực để chống đánh bên ngoài. Ngô Quyền bao vây thành Đại La, tiêu diệt toàn bộ lực lượng phản loạ của Kiều Công Tiễn. Dẹp xong thù trong, Ngô Quyền lại bắt tay vào việc chuẩn bị chống ngoại xâm. Trước thế giặc, Ngô Quyền họp bàn tướng lĩnh, bàn rằng: Hoằng Tháo là đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe tin Kiều Công Tiễn chết tất mất vía. Ta cho người đóng cọc ở cửa sông, dụ thuyền địch vào, không kế gì hay hơn kế đấy cả. Để chuẩn bị cho chiến trường, Ngô Quyền chọn vùng cửa sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến chiến lược. Ông cho người đóng cọc, đầu vạt nhọn, bịt sắt xuống lòng sông. Hai bên bờ sông ông đều cho quân mai phục. Cuối năm 938, Hoằng Tháo hùng hổ cùng đoàn thuyền chiến tiến vào vùng cửa sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho quân ra đánh rử địch vào sâu trong trận địa. Tuổi trẻ hiếu thắng, Hoằng Tháo hùng hổ thúc quân đuổi đánh. Vào đến trận địa mai phục, Ngô Quyền tung quân ra đánh. Nước triều rút nhanh, thuyền địch va vào cọc nhọn bị đắm rất nhiều. Thuyền quân ta nhỏ gọn thừa cơ bao vây, chia cắt để tiêu diệt quân địch. Hoằng Tháo cùng toàn bộ đội chiến thuyền của y bị vùi sâu dưới lớp sóng bạc của sông Bạch Đằng.

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tiến trình lịch sử Việt Nam các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước trong thời kỳ tự chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ TỰ CHỦ Việt Nam nằm trên vị trí giao thông quan trọng giữa khu vực châu Á với các luồng giao thông quốc tế. Đây chính là cửa ngõ để các nước trong khu vực có cái nhìn ra biển đồng thời là khu vực mà các nước quốc tế đều đi qua. Chính vì thế trong lịch sử, Việt Nam luôn là một quốc gia bị đe doạ về quân sự từ các nước trong khu vực. Đặc biệt là trong thời kỳ trung đại, Trung Quốc là một nước lớn luôn có tư tưởng "bình thiên hạ", mở rộng lãnh thổ xuống phương nam, bắt các nước nhược tiểu phải thần phục và triều cống. Việt Nam là một trong những nước luôn nằm trong sự đe doạ sử dụng quân sự để xâm lược từ người láng giêng phương Bắc. Năm 905, Khúc Hạo, một hào trưởng ở đất Hồng Châu đã nổi dậy giành quyền tự chủ, cắm một mốc son quan trọng trên bước đường độc lập tự chủ của dân tộc. Nối tiếp sự nghiệp của Khúc tiên chúa, Khúc Thừa Dụ, Khúc Thừa Mỹ đều nối tiếp tự chủ. Nhưng nền tự chủ của họ Khúc không được kéo dài. Năm 938, nhân việc Kiều Công Tiễn giết chết chủ tướng của mình là Dương ĐInhg Nghệ để cướp quyền, trong nước rối loạn. Ngô Quyền-con rể Dương Đình Nghệ đang trấn thủ ái châu lập tức đem quân ra Đại La (Hà Nội ngày nay) để hỏi tội Kiều Công Tiễn. Hoảng hốt và lo sợ, Kiều Công Tiễn đã vội vàng sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán-một tiểu triều đình cát cứ ở vùng Quảng Đông. Chớp cơ hội ngàn năm, vua Nam Hán là Lưu Cung lập tức phong con là Hoằng Tháo làm Vạn Vương, chuẩn bị thuyền bè sang tấn giúp Kiều Công Tiễn-thực chất là sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở biên giới để làm thanh viện cho Hoằng Tháo... Trước nguy cơ bến ngoài kẻ thù đang lăm le, bên trong phản loạn vẫn còn, Ngô Quyền chủ trương trong dẹp yên nội loạn, sau đó dốc toàn lực để chống đánh bên ngoài. Ngô Quyền bao vây thành Đại La, tiêu diệt toàn bộ lực lượng phản loạ của Kiều Công Tiễn. Dẹp xong thù trong, Ngô Quyền lại bắt tay vào việc chuẩn bị chống ngoại xâm. Trước thế giặc, Ngô Quyền họp bàn tướng lĩnh, bàn rằng: Hoằng Tháo là đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe tin Kiều Công Tiễn chết tất mất vía. Ta cho người đóng cọc ở cửa sông, dụ thuyền địch vào, không kế gì hay hơn kế đấy cả. Để chuẩn bị cho chiến trường, Ngô Quyền chọn vùng cửa sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến chiến lược. Ông cho người đóng cọc, đầu vạt nhọn, bịt sắt xuống lòng sông. Hai bên bờ sông ông đều cho quân mai phục. Cuối năm 938, Hoằng Tháo hùng hổ cùng đoàn thuyền chiến tiến vào vùng cửa sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho quân ra đánh rử địch vào sâu trong trận địa. Tuổi trẻ hiếu thắng, Hoằng Tháo hùng hổ thúc quân đuổi đánh. Vào đến trận địa mai phục, Ngô Quyền tung quân ra đánh. Nước triều rút nhanh, thuyền địch va vào cọc nhọn bị đắm rất nhiều. Thuyền quân ta nhỏ gọn thừa cơ bao vây, chia cắt để tiêu diệt quân địch. Hoằng Tháo cùng toàn bộ đội chiến thuyền của y bị vùi sâu dưới lớp sóng bạc của sông Bạch Đằng. Chiến thắng Bạch Đằng vang dội đến mức Lưu Cung đang đóng quân ở biên giới, vội vàng vừa khóc vừa thu nhặt tàn quân rút chạy về. Chiến thắng Bạch Đằng là trận chung kết lịch sử, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam. đánh giá về chiến thắng oanh liệt này, sử thần Ngô Sĩ Liên bình rằng: Tiền Ngô Vương đem quân mới nhóm họp của nước Việt ta đã đánh tán được trăm vạn quân của Hoằng Tháo. Mưu giỏi mà đánh cũng giỏi. Chiến công này còn mãi đến nghìn thu... Sau năm 938, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa - thể hiện ý chí tiếp tục truyền thống của vua Hùng, vua Thục. Ông đặt trăm quan, chế định triều nghi "đủ thấy quy mô của bậc đế vương". Đất nước ổn định không bao lâu, năm 980, nhân việc Đỗ Thích giết chết hai vua Đinh, Vệ vương Đinh Toàn còn nhỏ, nhà Tống lập tức trỗi dậy âm mưu xâm chiếm nước ta, nhằm biến nước ta thành quận huyện của chúng. TRước tình hình đất nước đầy cam go thử thách, Phạm Cự Lượng cùng quân sĩ nhất loạt tôn phù Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi báu. Thấy lòng người đồng tâm nhất trí, Thái hậu Dương Vân Nga đã chủ động đem áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn và mời ông lên ngôi báu, cùng đem quân đi đánh giặc. + Ổn định lòng dân trong nước, Lê Hoàn tập trung lực lượng chặn đánh giặc ngay ở địa đầu tổ quốc, không cho chúng có cơ hội tiến sâu vào trong lãnh thổ Đại Cồ Việt. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất của quân dân Đại Cồ Việt diễn ra trong bối cảnh đầy cam go, thử thách. Nhưng dưới sự chỉ huy mưu trí của Lê Hoàn, tướng giặc là Hầu Nhân Bảo bị chém chết tại trận, Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân... bị bắt sống. Âm mưu xâm l;ược nước ta của vua tôi nhà Tống bị đánh tan. Nền độc lập dân tộc được giữ vũng. Lãnh thổ được bảo tồn... Gần một thế kỷ sau, với những cố gắng lớn về quân sự, nhà Tống một lần nữa chủ động tấn công xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Nước ta lúc này đang ở trong thời kỳ phát triển thịnh trị dưới vương triều Lý. ý thức dân tộc được đề cao, chủ quyền đất nước luôn được đảm bảo. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt lúc này là tổng chỉ huy quân đội đã liên tiếp mở nhiều cuộc tấn công quân sự nhằm bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Năm 1069, ông dẫn quân đánh Chiêm Thành, lấy đất ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Tạm yên mặt nam, Lý Thường Kiệt chủ động dẫn quân sang tấn công các châu Ung, Khâm, Liêm, phá tan các căn cứ quân sự của nhà Tống rồi rút về nước, lập phòng tuyến ở sông Như Nguyệt. Sau thất bại cay cú trên, năm 1075, nhà Tống cử Quách Quỳ làm Chánh tướng, Triệu Tiết làm Phó tướng đem 20 vạn quân tấn công nước ta. Nhưng đến sông Như Nguyện, quân Tống bị chặn đứng tại đây. Con đường tiến về Thăng Long chỉ có hơn 30 km nhưng địch không làm sao có thể đột phá phòng tuyến để tiến về kinh đô Đại Việt. Sau nhiều lần tấn công thất bại, Quách Quỳ nản chí, tuyên bố: ai còn bàn đánh sẽ chém. Thời tiết nóng nực, lại không quen thuộc thuỷ thổ, lương thực thuốc men ngày càng thiếu thốn. Hơn nữa quân Đại Việt lại luôn tấn công khiến quân Tống đứng trước một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Biết chắc được tình hình khủng hoảng của quân Tống, Lý Thường Kiệt quyết định mở một cuộc tiến công quy mô vào doanh trại giặc. Trận tấn công này làm cho quân Tống mười phần chết mất bảy phần... Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt chủ động mở một đường rút lui an toàn cho quân Tống. Ông cho người sang trại Quách Quỳ giảng hoà. Chớp cơ hội ngàn năm, Quách Quỳ vội đồng ý. Cuộc xâm lược lần thứ hai của nhà Tống đã thất bại thảm hại. Âm mưu sử dụng nước ta làm một đòn cảnh cáo với các nước Liêu Hạ ở phía bắc Trường thành bị thất bại. Chiến thắng năm 1075-1077 đã kéo theo sự sụp đổ không tránh khỏi của nhà Tống về sau. Cuộc kháng chiến chống Tống của nhân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy đầy tài năng của Lý Thường Kiệt đã góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước, đảm bảo một thơig gian dài đất nước ở trong cảnh thái bình, nhân dân an cư lạc nghiệp... Thế kỷ XIII là thế kỷ bành trướng của Mông Cổ. Quốc gia Mông Cổ dưới sự chinh chiến của Thành Cát Tư Hãn đã mở rộng từ Tây sang Đông. Nhưng đội quân bách chiến bách thắng này đã ba lần gục ngã trước quốc gia Đại Việt bé nhỏ. Năm 1225, Trần Cảnh lên ngôi vua, kết thúc sự tồn tại của vương triều Lý, mở ra một thời kỳ mới cho vương triều Trần với hào khí Đông A vang dội. Năm 1258, lấy cớ mượn đường, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai liên tiếp cho người mang thư sang đe doạ vua tôi nhà Trần. Không sợ hãi trước những lời đe doạ, vua tôi nhà Trần đã bắt trói sứ giả và tống giam vào ngục. Chờ mãi không thấy sứ giả, Ngột Lương Hợp Thai xua quân tràn xuống lãnh thổ Đại Việt. Sau thất bại Bình Lệ Nguyên, vua tôi nhà Trần vừa rút lui vừa phòng thủ chiến lược. Kinh thành Thăng Long được bỏ trống, triệt để thực hiện kế thanh dã. Sau khi chiếm được Thăng Long, quân Mông Cổ đứng trước những khó khăn về lương thực, thực phẩm lại luôn bị quân dân nhà Trần bao vây tieu diệt. Chớp thời cơ, vua Trần tổ chức một đợt phản công lớn ngay sát kinh thành Thăng Long. Trận Đông Bộ Đầu vang dội đã hất cẳng toàn bộ quân cướp nước ra khỏi nước ta. Nền độc lập dân tộc một lần nữa được giữ vững. Sau thất bại năm 1258, phải mất một thời gian dài sau nhà Nguyên mới tổ chức được một đội quân xâm lược Đại Việt lần nữa. Sau khi xâm lược toàn bộ Trung Quốc, Hốt Tất Liệt tập trung lực lượng quân sự đông đảo tới 50 vạn quân, chuẩn bị cho một cuộc tấn công báo thù thất bại năm 1258. Năm 1285, 50 vạn quân Nguyên Mông dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan hùng hổ chia làm ba đường tấn công nước ta. Giống như cuộc kháng chiến trước, lần này vua tôi nhà Trần vẫn trong tư thế chủ động, sẵn sàng chiến đấu. Vừa tránh mũi nhọn quân sự, vừa tranh thủ những sơ hở của địch để tấn công. Chiếm được Thăng Long nhưng không có nghĩa là chiếm được đất nước, quâ Nguyên Mông bị bao vây trong một toà thành cô lập. Không lương thực, không tiếp tế, quân Nguyên Mông nhanh chóng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Chớp thời cơ, quân Trần lập tức tiến hành phản kích. Các trận Hàm Tử, Chương Dương, Hàm Tử đã nhanh chóng bức quân địch vào thế thất bại liên tiếp. Hoảng hốt, Thoát Hoan vội chia quân rút lui. Trên đường rút chạy, chúng liên tiếp rơi vào các trận phục kính của quân dân nhà Trần. Thậm chí, chạy đến biên giới mà Thoát Hoan vẫn phải chui vào ống đồng mới chạy thoát thân, Tả thừa Lý Hằng trúng tên, chạy qua biên giới thì chết... Thất bại sâu cay làm tên vua hiếu chiến Hốt Tất Liệt tức điên người. Một đạo quân lớn gấp rút được chuẩn bị. Lương thực cũng được lo chu đáo. Năm 1288, cuộc xâm lược quy mô lần thứ ba của quân Nguyên Mông lại bắt đầu. Cũng giống như lần trước, quân Nguyên không gặp phải một sức kháng cự nào. Vẫn chiếm được Thăng Long một cách nhanh chóng nhưng quân Nguyên Mông không tiêu diệt được chủ lực quân đội nhà Trần. Để gây khó khăn về lương thực, Trần Khánh Dư đã chủ động tiêu diệt đoàn thuyền vận tải của Trương Văn Hổ ở vịnh Hạ Long. Chờ mãi không thấy đoàn thuyền lương, và khi biết tin đoàn thuyền lương đã bị đánh chìm ngoài biển, Thoát Hoan hết sức hoảng sợ. Chưa kịp đánh, y đã vội vàng cho quân rút lui. Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba này, Trần Quốc Tuấn một lần nữa đã chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến chiến chiến lược. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu xâm lược nước ta của nhà Nguyên Mông. Kể từ đây, không một lần nào nhà Nguyên Mông có thể tổ chức được một lực lượng quân sự hùng hậu như hai lần xâm lược trước để tấn công Đại Việt. Vó ngựa bách chiến bách thắng của kỵ binh Mông Cổ đã hoàn toàn gục ngã trên mảnh đất Đại Việt. Đầu thế kỷ XV, trước những rối ren trong nước, với sức mạnh của một đế quốc đang trong buổi thịnh trị, năm 1407, Minh Thành Tổ cử Trương Phụ cùng tám mươi vạn quân sang xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến của vương triều Hồ nhanh chóng thất bại vì không được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Đất nước nhanh chóng bị xâm lược và đô hộ, mở đầu cho thời kỳ Minh thuộc với những tổn hại to lớn về văn hoá, kinh tế... Các cuộc kháng chiến cuối cùng của quý tộc họ Trần cũng đã mau chóng thất bại. Hoàn tất công cuộc xâm lăng, nhà Minh bắt tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị và huỷ diệt văn hoá. Thực hiện lệnh của Minh Thành Tổ. một chữ cũng bị tịch thu hoặc phá huỷ, sách vở, thợ khéo, tài nguyên... đều bị đưa về Trung Quốc. Năm 1417, dưới chân núi Lũng Nhai, hội thề Lam Sơn gồm 18 người do Lê Lợi đứng đầu đã tập hợp các đồng chí cùng chung chí hướng trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh, thu hồi nền độc lập dân tộc. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng nhanh chóng tập hợp được dông đảo quần chúng nhân dân và thủ lĩnh của các nghĩa quân khác. Lực lượng nhanh chóng phát triển, trở thành một cuộc giải phóng dân tộc. Năm 1426, Lê Lợi tấn công ra Đông Quan. Lực lượng quân Minh nhanh chóng bị bao vây. Nhà Minh cử An Viễn Hầu Liều Thăng và Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh chỉ huy hai cánh quân sang tiếp cứu. Trận Chi Lăng, Liễu Thành bị tử trận đã làm nảm lòng đội quân xâm lược. Nhưng chúng vẫn cố gắng tổ chức lực lượng tiến về Đông Quan. Nghe tin quân Liệu Thăng bị thua, Mộc Thạnh mất vía. Quân Mộc Thạnh tự xéo lên nhau mà tan vỡ. Được tin quân cứu viện bị đánh tan, Vương Thông trong thành Đông Quan thế cùng lực kiệt đã phải mở cửa thành xin hàng để bảo toàn toàn quân rút về nước. Mười năm gian khổ đấu tranh giải phóng đất nước đã đạt được thắng lợi. Đất nước được giải phóng, nhân dân được sống trong cảnh thái bình, an lạc... Nửa cuối thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng, khởi nghĩa nông dân mau chóng nổ ra và lan rộng. Năm 1771, tại Tây Sơn thượng đạo, cuộc khởi nghĩa do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo nổ ra. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng giành được những thắng lợi vang dội. Các thế lực phong kiến thối nát mau chóng bị sụp đổ dưới sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Ở Đàng Trong, thế lực chúa Nguyễn hoàn toàn sụp đổ. Để khôi phục vương vị, Nguyễn Ánh đã rắp tâm rước voi về dày mả tổ, cầu cứu với vua Xiêm xin cho quân sang đánh. Quân Xiêm có khoảng 5 vạn do hai tướng Chiêu Tăng và Chiêu Xương chỉ huy. Quân Xiêm chỉ tập trung vào việc tấn công và cướp bóc của cải của nhân dân, khiến lòng dân đều căm giận chúng. Được tin quân Xiêm xâm lược, Nguyễn Huệ lập tức mang quân vào Gia Định, bày bố trận địa ở khúc sông Rạch Gầm-Xoài Mút, nhử quân Xiêm vào trận địa mai phục. Trận chiến diễn ra hết sức nhanh gọn. Toàn bộ liên quân Xiêm-Nguyễn bị đánh tan. Quân Xiêm từ đó "tuy ngoài miệng nói khoác nhưng trong bụng sợ Tây Sơn hơn sợ cọp". Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc nhanh chóng dẹp tan thế lực của họ Trịnh. Chính quyền được trao lại cho nhà Lê nhưng Lê Chiêu Thống không đủ tài đức để quản lý đất nước nên đất nước mau chóng rơi vào cảnh hỗn loạn. Một lần nữa quân Tây Sơn lại phải ra Bắc để duy trì trật tự. Các thế lực trung thành với nhà Lê liên tiếp nổi dậy chống phá chính quyền Tây Sơn. Lê Quýnh và Thái hậu còn sang nhà Thanh xin cứu viện. Được cơ hội trời cho, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị làm tổng chỉ huy cùng 29 vạn quân sang xâm lược nước ta. Trước thế giặc mạnh, Ngô Thì Nhậm đề nghị rút quân về cố thủ ở phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn. Được tin quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, chuẩn bị lực lượng tiến ra Bắc. Đêm 30 Tết, Nguyễn Huệ cho quân vượt sông Gián Khẩu, bắt đầu chiến dịch tấn công quân Thanh ở Thăng Long. Trước sức tấn công mãnh liệt của quân Tây Sơn, đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi... nhanh chóng thất bại mà quân Thanh ở Thăng Long vẫn không hay biết gì. Đêm mùng 5 Tết, Đô đốc Đặng Tiến Đông chỉ huy một cách quân bất thần tập kích Đống Đa. Quân Thanh không kịp trở tay, hoàn toàn thất bại. Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Tin thất bại dồn dập báo về khiến Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật. Y vội vàng ra lệnh tháo lui. Trên đường rút chạy, quân Thanh dày xéo lên nhau mà bỏ chạy... * * * Các cuộc kháng chiến chống xâm lược của phong kiến phương Bắc trong thời kỳ độc lập của quốc gia Đại Việt đều đạt được thắng lợi (trừ cuộc kháng chiến của Hồ Quý Ly). Cuộc kháng chiến của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các vương triều phong kiến đã nhanh chóng giành được thắng lợi vì: Các cuộc kháng chiến đều biết dựa vào sức dân, dựa vào nhân dân để tiến hành nên đã động viên được sức mạnh của cả dân tộc trong các cuộc chiến tranh. Trần Quốc Tuấn-vị tướng thiên tài trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai đã tổng kết bài học thắng lợi: vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước góp sức nên giặc mạnh nhanh chóng bị đánh tan. Bên cạnh đó phải kể đến sự lãnh đạo quyết đoán của những người lãnh đạo. Lê Hoàn quyết chặn đánh giặc từ xa, Lý Thường Kiệt chủ động "tiên phát chế nhân", dẹp trước nhuệ khí của giặc. Trần Hưng Đạo chủ trương dùng binh tránh mũi nhọn, tấn công chỗ yếu... Chính vì có những tướng lĩnh tài ba cùng sự đồng tâm nhất trí của toàn quân và toàn dân nên các cuộc xâm lược của phong kiến phương Bắc nhanh chóng bị đánh tan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDOCS (23).doc
Tài liệu liên quan