Tiểu luận Tiếp biến văn hoá Việt - Chiêm trên vùng thuận hoá qua dấu ấn danh xưng của một vị nữ thần

Miền Trung Việt Nam, xét trong bối cảnh lịch sử - văn hoá Đông Á và Đông Nam Á, là một vùng đệm trong giao lưu, tiếp biến văn hoá, từ ảnh hưởng hai trung tâm lớn của nhân loại là Trung Hoa và Ấn Độ. Trong vùng đệm đó, Ulik (Ô Lý) - Thuận Hoá chính là một bản lề đặc biệt quan trọng trong diễn trình lịch sử và mối quan hệ Việt - Chiêm. Trải qua thời gian, các hiện tượng văn hoá diễn ra trên vùng đất này đã có nhiều biến đổi, cho nên việc suy xét, lí giải một hiện tượng văn hoá đến tận căn nguyên, trong trường hợp này là điều hoàn toàn không đơn giản. Trong quá trình điền dã, hiện tượng mà chúng tôi thường bắt gặp trên thực địa là sự hiện diện phổ biến của ngôi miếu thờ Thiên Y A Na tại nhiều làng ở vùng Thuận Hoá xưa, tức vùng Trị - Thiên hiện nay. Qua tiếp cận, kế thừa nguồn tư liệu của các nhà nghiên cứu đi trước, xâu chuỗi và hệ thống những dòng sử liệu ít ỏi, góp nhặt những thông tin qua các văn bản, phỏng vấn , có thể xem đây là một trường hợp điển hình cho quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá Việt - Chiêm. Tuy nhiên, diễn trình tiếp biến và Việt hoá tín ngưỡng Poh Nagar/Poh Inư Nagar thành Thiên Y A Na chưa được chú ý một cách đầy đủ, bóc tách từng lớp theo lịch đại. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ nhìn nhận quá trình tiếp biến và Việt hoá đó, dưới một góc độ tiếp cận khác, cụ thể là quá trình Việt hoá danh xưng. Có thể xem các danh xưng đã được Việt hoá đối với vị nữ thần này là một trong những chìa khóa quan trọng giúp chúng ta nhận diện được phần nào quá trình tiếp biến văn hoá đã từng diễn ra trên vùng đất Thuận Hoá, và cũng có thể quy chiếu cho cả miền Trung. Tiểu luận dài 24 trang, chia làm 3 phần

pdf15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tiếp biến văn hoá Việt - Chiêm trên vùng thuận hoá qua dấu ấn danh xưng của một vị nữ thần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 TIẾP BIẾN VĂN HOÁ VIỆT - CHIÊM TRÊN VÙNG THUẬN HOÁ QUA DẤU ẤN DANH XƯNG CỦA MỘT VỊ NỮ THẦN - Lê Đình Hùng (*) Miền Trung Việt Nam, xét trong bối cảnh lịch sử - văn hoá Đông Á và Đông Nam Á, là một vùng ñệm trong giao lưu, tiếp biến văn hoá, từ ảnh hưởng hai trung tâm lớn của nhân loại là Trung Hoa và Ấn Độ. Trong vùng ñệm ñó, Ulik (Ô Lý) - Thuận Hoá chính là một bản lề ñặc biệt quan trọng trong diễn trình lịch sử và mối quan hệ Việt - Chiêm. Trải qua thời gian, các hiện tượng văn hoá diễn ra trên vùng ñất này ñã có nhiều biến ñổi, cho nên việc suy xét, lí giải một hiện tượng văn hoá ñến tận căn nguyên, trong trường hợp này là ñiều hoàn toàn không ñơn giản (1). Trong quá trình ñiền dã, hiện tượng mà chúng tôi thường bắt gặp trên thực ñịa là sự hiện diện phổ biến của ngôi miếu thờ Thiên Y A Na tại nhiều làng ở vùng Thuận Hoá xưa, tức vùng Trị - Thiên hiện nay. Qua tiếp cận, kế thừa nguồn tư liệu của các nhà nghiên cứu ñi trước, xâu chuỗi và hệ thống những dòng sử liệu ít ỏi, góp nhặt những thông tin qua các văn bản, phỏng vấn…, có thể xem ñây là một trường hợp ñiển hình cho quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá Việt - Chiêm. Đề cập ñến tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na, tại vùng Huế nói riêng và ñịa bàn miền Trung nói chung, ñã có các công trình, bài nghiên cứu ñược công bố. Mỗi tác giả, nhóm tác giả ñều có cách tiếp cận khác nhau, ñề cập ñến những khía cạnh khác nhau ñối với vị Nữ Thần/Thánh Mẫu này. Phần lớn sự quan tâm ñó ñều tập trung khai thác nguồn gốc, qua các huyền tích, bi kí, và những biểu hiện về mặt tín ngưỡng thờ Mẫu tại các am, phổ, ñiện nổi tiếng, nơi thu hút ñông ñảo tín ñồ và người hành hương, hay việc hình thành, cách tổ chức, những hoạt ñộng của hội Thiên Tiên Thánh Giáo… Đặc biệt, sự tác ñộng/can thiệp mạnh mẽ của triều ñình (*) Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế. (1) Nhiều nhà nghiên cứu các chuyên ngành Văn hoá, Âm nhạc, Kiến trúc, Ẩm thực, Ngôn ngữ… thường viện dẫn một số biểu hiện trong các lĩnh vực vừa nêu ở miền Trung là bắt nguồn, tiếp biến/kế thừa, ảnh hưởng từ văn hoá Champa..., nhưng vẫn thiếu cơ sở lý giải tường tận Hội thảo Khoa học “Nhận thức về miền Trung Việt Nam-Hành trình 10 năm tiếp cận”, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam-Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, Huế, ngày 26/07/2009 11 nhà Nguyễn ñến “Ngọc Trản Sơn Từ” tại núi Hương Uyển ñã làm thay ñổi tín tục thờ thần, nâng cấp từ quy mô làng xã lên cấp quốc gia dưới thời Nguyễn và từ ñó về sau, phát triển thành một trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu của miền Trung (2). Tuy nhiên, diễn trình tiếp biến và Việt hoá tín ngưỡng Poh Nagar/Poh Inư Nagar thành Thiên Y A Na chưa ñược chú ý một cách ñầy ñủ, bóc tách từng lớp theo lịch ñại. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ nhìn nhận quá trình tiếp biến và Việt hoá ñó, dưới một góc ñộ tiếp cận khác, cụ thể là quá trình Việt hoá danh xưng. Có thể xem các danh xưng ñã ñược Việt hoá ñối với vị nữ thần này là một trong những chìa khóa quan trọng giúp chúng ta nhận diện ñược phần nào quá trình tiếp biến văn hoá ñã từng diễn ra trên vùng ñất Thuận Hoá, và cũng có thể quy chiếu cho cả miền Trung. Từ xa xưa, cư dân cổ sống trên vùng ñất Trung bộ và Nam Trung bộ hiện nay, ñã xây dựng hình tượng Poh Nagar , một vị thần sáng thế, linh ứng và quyền năng, tồn tại ñộc lập bên cạnh hệ thống thần linh mà người Chăm ñã tiếp thu từ mẫu hình của Ấn Độ giáo như: Brahma, Civa, Visnu, và các nữ thần khác Uma, Laskmi, Bhagavati…(3). (2) Đó là những tác giả với các công trình tiêu biểu như: - Nguyễn Hữu Thông [Cb], Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam, Huế: Nxb. Thuận Hoá, 2001. - Nguyễn Hữu Thông et al, Hải Cát: Đất và Người, Huế: Nxb. Thuận Hoá, 2006. - Nguyễn Thế Anh, “Thiên Y Na hay sự tiếp nhận Bà chúa Chăm Pô Nagar của vương triều Nho giáo Việt Nam” Xưa & Nay, số 233 - tháng 4 (2005), 29-33. - Anne-Valérie Schweyer , “Thờ nữ thần Po Nagar ở Nha Trang”, Xưa & Nay, số 233 (4/2005), 26-28. (3) Trước khi có cuộc xâm nhập của những người Aryan, trên lưu vực sông Indus, vào thiên kỉ thứ III trước công nguyên, ở ñây ñã hình thành tín ngưỡng thờ cúng nguyên lí âm, qua các tiểu tượng ñặc biệt là nữ thần mà khảo cổ học “văn minh Indus” hay “văn hoá Harappan” ñã phát hiện. Việc hình thành Ấn Độ giáo (Hinduism) là hình thức tổng hợp của nhiều tín ngưỡng và phương thức thực hành khác nhau trong lối sống cũng như tư duy của người Ấn Độ. Đó là một quá trình hoà hợp những tư duy triết học của những cư dân du mục Aryan xâm nhập với cư dân nông nghiệp bản ñịa và sự hội nhập giữa cư dân vùng Bắc Ấn và Nam Ấn. Ấn Độ giáo phát triển mạnh mẽ sau vài thế kỷ người Aryan du nhập, và có một số cải biến ñược lưu lại qua các bộ kinh. Sự sùng bái ñối với nữ thần trong tín ngưỡng dân gian Ấn Độ ñã có từ lâu, sau khi Ấn Độ giáo phát triển mạnh và nắm luôn cả tín ngưỡng dân gian thì loại tín ngưỡng này càng nổi bật. Biểu hiện rõ nét nhất ñó là việc sùng bái chủ yếu nguyên lí âm, một nửa của thần Civa, với danh xưng Devi Durga. Ấn Độ giáo ñược truyền bá vào những quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á và quần ñảo Indonesia, trong ñó có Trung Bộ và Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay, ñược xem là sự bành trướng phổ quát của văn minh Ấn Độ, ñược lưu dấu từ những thế kỷ ñầu công nguyên, ñược thúc ñẩy bởi các tu sỹ tháp tùng các thương nhân những người có thể ñã khởi sự những cuộc tìm kiếm thị trường từ những hải cảng ở bờ biển miền ñông Ấn Độ. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, ảnh hưởng Ấn Độ giáo, chủ yếu tiếp thu phái Civa giáo, họ tôn thờ thần Civa với tập tục kết hợp thần quyền với vương quyền. Trong ñó, yếu tố nữ thần, có thể ñược xem là vợ của thần Civa cũng ñược ñề cao. Tục thờ Poh Nagar của người Chăm, nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương cho rằng: “Nữ thần Bhavagati - một hóa thân nữ tính của thần Civa ñã ñược bản ñịa hóa thành Yang Inư Pô Nagar/Thiên Y - A - Na, bà ñược tôn thờ là thần mẹ - tạo dựng vương quốc Champa”. Còn M. 12 Dưới tác ñộng mạnh mẽ của Ấn Độ giáo, có lúc hình tượng Poh Nagar hoà nhập vào hào quang của vị thần Ấn Độ giáo, một vị thần vĩ ñại ñược hình dung dưới hình hài của Bhagavati Uma, một hoá thân hoặc là một nửa âm tính của thần Civa (4). Nhưng chung quy vị nữ thần này vẫn là Bà Mẹ Xứ Sở (5), người bảo vệ và ñem hạnh phúc cho vùng ñất, ngự trị một cách bền vững trong tâm thức của nhiều lớp cư dân người Chiêm sinh cư trên vùng ñất miền Trung, trong vương quốc ñược gọi là Chiêm Thành (6). Gioocgio Maspero cho rằng: “Vợ của Civa ñược thờ riêng, khi thờ người ta gọi bà là Bhagavati, hình như là dưới danh hiệu có người ta thờ một vị thần bản ñịa thường ñược gọi là Yan Pu Nagara”. Và, “... người Chàm thờ Bhagavati, ‘vị quốc mẫu’, ở Po nagar tại Nha Trang, thì có lẽ họ tiếp tục thờ dưới hình thức một tôn giáo rất cổ mà họ ñã quên lâu rồi”. Xem thêm George Michell , Đền - tháp Hindu, Xuân Kỳ biên dịch, H: Viện bảo tồn di tích, 2003, 23-29; Trần Kỳ Phương, “Di sản nghệ thuật Champa tại miền Trung Việt Nam”, 2001; M. Gioocgio Maspero, Vương quốc Chàm, Lê Tư Lành dịch từ bản Pais và Bruy-Xen, Nhà xuất bản G.Văng-Cet, 1928, 10, 12. Xét về nguồn gốc “pô Nư-gar” (Poh Nagar), có thể xem thêm Bố Thuận và Nguyễn Khắc Ngữ, “Thượng cổ sử Chiêm Thành” Việt Nam khảo cổ tập san, S: Nhà sách khai trí, 1962, 200-203. (4) Trong Ấn Độ giáo có vô số Nam thần và Nữ thần ñược lưu truyền qua thần thoại và ñược thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật. Tục thờ Mẫu thần hay Nữ thần thường ñược kết hợp với thờ Civa và Vishnu, ñặc biệt là những vị Nữ thần vợ của thần Civa. Nữ thần ñược xem là “hoá thân sức mạnh của Nam thần, vì vậy còn gọi là quyền năng. Nữ thần là Mẹ của tất cả, cưu mang nuôi dưỡng trẻ thơ, là yếu tính mẫu hệ, nguồn nước sự sống và là hoa sen nở rộ” (George Michell, Đền - tháp Hindu, 39). (5) Hình tượng Poh Nagar ñược tôn xưng với nhiều danh hiệu ñược phiên âm latin như: Poh Inư Nưgar, Poh Inư Nagar, Yang Inư Pô Nagar, Pô Yan Inư Nưkar, Pô Yan Inư Nưkar Taha (Thần Mẹ xứ sở vĩ ñại), Muk Juk (Bà Đen)… Sự khác biệt trong cách phiên âm ñó, không có gì quan trọng, bởi chung quy, tất cả ñều chỉ ñịnh một vị thần mang ý nghĩa chung nhất: Bà Mẹ Xứ Sở. Những danh xưng trên ñược các tác giả khai thác từ sự tích, huyền tích, bi ký và các bài ca dâng cúng của người Chăm (Xem thêm Nguyễn Hữu Thông [Cb], Tín ngưỡng thờ Mẫu, 18 - 24). Những dấu tích ñể ghi nhận sự hiện diện của Poh Nagar trong ñời sống tín ngưỡng của cư dân cổ sống ở miền Trung, ñến nay rõ nét ở khu vực thuộc hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà. Còn ở Quảng Trị, Thừa Thiên không có một ñền tháp nào còn lại ñể cho chúng ta thấy cổ tục thờ Poh Nagar của người tiền trú. Điều này có thể: (1) Sự lan toả tầm ảnh hưởng của Poh Nagar từ phía Nam ra vùng cực bắc Champa, chứ vùng Ulik không phải là nơi khởi phát tín ngưỡng; (2) Người Việt tiếp nhận vùng Thuận Hoá từ rất sớm nên quá trình Việt hoá ñã làm nhạt dần các dấu tích thờ Poh Nagar của người tiền trú. Các nghiên cứu về Thiên Y A Na ñều thống nhất tục thờ vị thần này của người Việt bắt nguồn từ tục thờ Poh Nagar của người Chăm, nên những khảo cứu về cổ tục này ñều tập trung khai thác ở ñịa bàn sinh sống của người Chăm, trong ñó có di tích nổi tiếng là Tháp Bà (Nha Trang). (6) Nước (quốc) Chiêm Thành xuất hiện trong các văn bản của Trung Quốc nhằm chỉ vùng ñất từ phía nam ñèo Ngang ñến giáp Nam bộ của Việt Nam hiện ñại, tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 886 - 1471. Trong ñó song hành tồn tại của nhiều tiểu quốc trên ñịa bàn miền Trung. Về diên cách ñịa lý có thể bị biến ñộng, khi một tiểu quốc nào ñó trở nên cường thịnh bao trùm lên các tiểu quốc khác, hoặc có sự suy vong của một vài tiểu quốc nào ñó. Do vậy, từ “Nagar” có thể hiểu là xứ sở, lãnh thổ, vùng ñất, vương quốc… tuỳ theo từng thời ñiểm lịch sử cũng như các cộng 13 Người Việt tiếp cận với một vị nữ thần có nguồn gốc Chiêm Thành, có thể ñây chính là Poh Inư Nagar, từ rất sớm trong lịch sử, ñược ghi nhận từ cuộc nam chinh năm 1069 của Lý Thánh Tông, qua Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên, viết năm 1329 (7). Câu chuyện ñược xem như một dạng thần tích, có một số chi tiết ñáng ñược chú ý: Trong lúc mưa to, gió lớn, sóng cuộn ầm ầm, nhà vua bàng hoàng lo sợ thì bỗng thấy một người con gái ước ñộ hai mươi tuổi, mặt tựa hoa ñào, mày ñậm màu dương liễu, mắt sáng như sao, miệng cười như hoa nở; nàng mặc áo trắng quần lục, lưng mang ñai, dịu dàng bước ñến bạch với vua rằng: Thiếp là tinh của ñại ñịa Nam quốc thác cư ở làng Thuỷ Vân ñã lâu lắm, xem thời mà ra nếu gặp ñược lúc tốt. Bây giờ gặp ñược Long nhan, chí nguyện bình sinh ñược thỏa, cúi xin bệ hạ ñi chuyến này hết sức mẫn cán, toàn thu hoạch thắng lợi. Thiếp tuy phận liễu mong manh cũng nguyền ñem sức mọn mặc nhiên phù tá Bệ hạ; ngày khải hoàn, thiếp xin chực ở ñây ñể bái yết... Người con gái ứng hiện ñó ñược Lý Thánh Tông lập hiệu là Hậu Thổ Phu Nhân, ñặt hương án trong ngự thuyền... Thắng trận trở về Thăng Long vị vua này lại cho “xây ñắp ñàn thờ ở làng An Lãng”, sau ñó rước thần Hậu Tắc phối với Trời, Hậu Thổ phối với Đất, lập ñàn thờ ở Nam Giao cầu ñảo. Niên hiệu Trùng Hưng năm ñầu, sắc phong Hậu Thổ Địa Kỳ Nguyên Quân. Năm thứ tư, gia phong hai chữ Nguyên Trung. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong bốn chữ Ứng Thiên Hoá Dục. Hậu Thổ Phu Nhân ñược tác giả của Việt Điện U Linh Tập xếp vào mục “hạo khí anh linh”, khi ñã hội nhập vào hệ thống thần linh của người Việt, với danh hiệu ñầy ñủ Ứng Thiên Hoá Dục Nguyên Trung Hậu Thổ Địa Kỳ Nguyên Quân Trong phần Tiếm bình tác giả có viết: “Còn chiếu phụng bao phong các chữ ñó thì kín ñáo, duy hai chữ Nguyên Trung không hiểu làm sao” (8). Ở ñây chúng ta có thể nhận ra dấu ấn “kín ñáo” qua danh hiệu Hậu Thổ Địa Kỳ Nguyên Quân ( 君?在?圻伊圻妙凡成 君?) khá tương khớp về ý nghĩa của Poh Inư Nagar. Còn Ứng Thiên Hoá Dục, là chữ ñồng cư dân sinh sống trong một vùng ñất ñã thờ phụng Poh Nagar, vị thần bảo bọc và ban hạnh phúc cho vùng ñất ñó. Còn trong bài viết này, chúng tôi dùng từ người Chiêm (Chiêm nhân) ñể chỉ thị những cộng ñồng sống trong ñịa vực nước Chiêm Thành. Danh từ Chiêm nhân, xuất hiện trong các văn bản cổ, nên hiểu ñây là một từ phiếm xưng ñể chỉ bộ phận cư dân “phi Việt” sống trên ñất Chiêm Thành, trong ñó có cả cư dân Malayo - Polynesia, Mon - Khmer, Việt - Mường… (7) Lý Tế Xuyên, Việt ñiện u linh tập, Lê Hữu Mục dịch, 1959, 71-72 (ttp://www.lichsuvietnam.info). (8) Ibid., 14 phong tặng thêm thể hiện ñức tính của Địa (Đất), ñược khái quát trong khái niệm “Khôn” của “Dịch” mà một cách biểu hiện ñó là hình tượng “Mẫu”. Câu chuyện trong thần tích là một dạng thức linh hiển của Poh Inư Nagar, mà chúng ta còn bắt gặp trong nhiều thần tích khác của thần linh ñất Việt. Bà Mẹ Xứ Sở từ một vị thần Chiêm ñã ñược người Việt tiếp thu thờ phụng dưới dạng thổ thần, mang lớp áo nữ thần. Tục thờ thổ thần của người Việt chịu ảnh hưởng từ tục thờ thổ thần/ñịa mẫu thần của Trung Quốc, có thể ñược du nhập vào thời Bắc thuộc, nhưng ở trường hợp này người Việt ñã khoác vào một lớp áo văn hoá Việt, và gốc tích của thần không phải từ Trung Hoa. Trong một chừng mực nào ñó, có thể nhìn nhận, việc trợ giúp của thần cho Lý Thánh Tông chinh phạt phương Nam, sau ñó ñược ñưa về Thăng Long thờ phụng, không chỉ ñơn thuần là việc bổ sung thần linh vào hệ thống thần linh ñất Việt, mà còn hàm chứa một mưu ñồ chính trị, ít nhiều cũng làm an ổn cho hàng ngàn chiến tù người Chiêm ñược ñưa về an trí trên ñất Việt (9). Mẫu hình tiếp nhận Poh Inư Nagar ở vùng Thuận Hoá, cũng như Đàng Trong/Nam Hà lại hoàn toàn khác, không như nguyên mẫu ñược ñưa về Thăng Long bởi một vị nguyên thủ quốc gia, hay một sự áp ñặt ñối với dân chúng từ phía triều ñình, mà nó ñược nảy sinh trong quá trình cộng cư, giao lưu văn hoá giữa người Việt thiên di về nam với người tiền trú (Chiêm nhân), những kẻ ở lại tiếp tục sinh cư trên vùng ñất này, diễn ra trong một thời gian dài. Trong tác phẩm Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Li Tana ñã có nhận xét xác ñáng liên quan trực tiếp ñến vấn ñề hội nhập văn hoá giữa người Việt với người bản ñịa (10). Nó không chỉ ñúng cho thế kỉ XVII và XVIII mà cả cho các thế kỷ trước, nhất là ñối với vùng Ô châu, nơi tiếp xúc sớm giữa người Việt với người Chiêm (cư dân vùng Ulik/Ô - Lý), ñược ñánh dấu bằng một sự kiện lịch sử, vào năm 1306: cuộc hôn nhân lịch sử của Huyền Trân công chúa với món quà sính lễ ñặc biệt. (9) Cụ thể trong cuộc chinh phạt này “… bắt ñược Chế Củ và dân chúng 5 vạn người” (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư, H: Nxb. KHXH, 1998, tập I, 274-275. (10) “Tiến xuống phía nam, người Việt ở Đàng Trong ñã tiếp xúc chặt chẽ với các dân tộc ñịa phương thuộc các nền văn hoá khác biệt. Đứng ñầu trong số các dân tộc này là người Chăm. Các di dân người Việt ñã tiếp nhận và thích nghi một cách thoải mái nhiều yếu tố của nền văn hoá Chăm trong một quá trình dài vay mượn có chọn lọc cái mới và loại bỏ cái cũ không còn phù hợp nơi vùng ñất mới” (Li Tana, Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, [Nguyễn Nghị dịch], Tp HCM: Nxb Trẻ, 1999, 192). 15 Cuộc “nam tiến” của người Việt vào vùng Thuận Hoá, không phải là quá trình ñiền thế cư dân, khi vùng ñất này người Chiêm ñã bỏ trống ñể di trú ñến nơi khác hay dịch chuyển dần về phương Nam (11), mà ñó là hiện tượng xen cư, cộng cư giữa người Việt với người bản ñịa, những người tiếp tục ở lại sinh sống trên vùng ñất này. Cùng sinh cư trên một vùng ñất, quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá xẩy ra là tất yếu của lịch sử. Rõ ràng người Việt ñã tiếp thu nhiều yếu tố văn hoá bản ñịa, thậm chí còn bị ñồng hoá khi họ còn là những bộ phận người thiểu số, ñể rồi sau ñó Việt hoá trở lại ñối với cư dân còn ở lại trên vùng ñất này, khi những cuộc thiên di về nam của người Việt ngày một ñông hơn. Hiện tượng cùng nhau chia xẻ lĩnh vực siêu linh, cùng nhau thờ Poh Inư Nagar ñể rồi Việt hoá vị nữ thần này, theo phong tục của người Việt, cũng không phải là trường hợp biệt lệ. Trên thực tế, từ xa xưa cho ñến hiện tại, người Việt có xu hướng thờ ña thần, thờ tất cả những gì mà họ cho là linh ứng, bất luận hung thần, ác thần, tà thần hay phúc thần, ma/quỷ, thậm chí kể cả thổ, mộc, thạch… tà, tinh, ôn, hoàng, dịch, lệ… với mục ñích cầu an, cầu phúc hay ít ra có thể lánh hoạ. Thái ñộ của người Việt ñối với thế giới vô hình, siêu linh có thể khái quát trong hai từ: “Kính” và “Sợ”. Nếu họ không chấp nhận thờ phụng một cách cung kính, thì thái ñộ phản ñối cũng rất ít xẩy ra. Chính ñiều “sợ” mà người Việt không ñến mức cực ñoan ñối với bất cứ ñối tượng ñược thờ cúng nào, kể cả những ñối tượng thờ cúng của người tiền trú ñể lại trên vùng ñất mà người Việt mới ñến lập làng, ñịnh cư. Đối với các vị thần của Ấn Độ giáo như Brahma, Civa, Visnu, Uma, Laskmi, Saravasti… ñược thờ trong các ñền tháp Champa, người Việt thiên di hoàn toàn quá xa lạ. Rõ ràng, những gì tồn tại trên nền tảng Ấn Độ giáo khó ñược người Việt chấp nhận nguyên mẫu ñể thờ phụng, khi họ ñã quen với nếp nghĩ thiên về Tam giáo ảnh hưởng từ Trung Hoa. Họ “kính nhi viễn chi” với những tháp gạch, các tượng thờ, nhiều di vật khác của người tiền trú. Để thờ cúng các ñối các ñối tượng này, người Việt ñồng hoá hầu hết các dạng thức biểu hiện, qua các di vật của Ấn Độ giáo thành nữ thần, với tên gọi dân gian (11) Như cách khuyến mộ/phủ dụ di dân từ phía phía triều ñình: “尋?在?朝?弘?商?議輝 無?已?圻伊君? 伊?已?君? 凡?成?春?民?無?朝?尋?屈?田伊產?募?許俟天?伊?屈俟處玉耕?破募縣演竞?俟?成?春雨 起?徵?” [Đến lúc, nhân triều ñình bàn bạc: Đất Ô châu người Chiêm ñã bỏ ñi, tất cả dân của ta không có gia cư ñiền sản, chiêu mộ ñược nhiều người ñến ñó canh phá tụ hợp lập làng sau thành số sẽ khởi trưng] (Bùi Trành, Thuỷ thiên, tờ 4a, (bản gốc hiện ñược lưu giữ tại Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị do Bùi Hữu Xích phụng thủ, 1891, Lê Đình Hùng dịch). 16 chung là Bà(12). Tuỳ từng ñịa phương, từng hoàn cảnh cụ thể mà các nữ thần ñược gọi bằng những tên như: Bà Giàng/Dàng hay Bà Dương, Bà Lồi. Còn tại những ñịa ñiểm có những di tích, di vật của người tiền trú, người Việt ñã dựng lên những ngôi miếu thờ biến “một bumông (ñền thần Chàm) ñã trở thành ñền miếu Việt” (13) và xứ ñất có những di tích này ñược gọi là xứ Cồn Giàng/Dàng hay Cồn Dương. Cách gọi ñó vẫn ñược người Việt duy trì cho ñến thời hiện ñại. Đây ñược xem là một hiện tượng Việt hoá khá phổ biến tại vùng Thuận Hoá (14). Một xu hướng Việt hoá khác ñối với những di tích của người tiền trú, nơi thờ phụng những vị thần của Ấn Độ giáo, là tại những ñịa ñiểm này ñược người Việt chuyển ñổi thành những chùa thờ Phật. Qua ñiền dã chúng tôi nhận thấy một số ngôi chùa cổ khác tại ñịa bàn tỉnh Quảng Trị ñược xây dựng trên nền cũ của những tháp Chăm như: Đông Lâm tự, Hoan Sơn tự (Hải Thiện - Hải Lăng); Chùa Phật Lồi (Triệu Thượng - Triệu Phong); Bình Trung tự (Do Châu - Do Linh)… Và, cho ñến hiện nay chúng ta vẫn có thể sở thị những di vật của Champa ñược thờ trong nhiều ngôi chùa ở vùng Thuận Hoá. Trường hợp tiêu biểu cho quá trình chuyển hoá này, ñó là việc tái thiết chùa Thiên Mụ vào năm 1601, liên quan ñến truyền thuyết về “Bà Trời áo ñỏ”. Câu chuyện không chỉ ñược người dân vùng Huế vẫn lưu truyền, mà còn ñược ghi lại trong chính sử triều Nguyễn (15). Truyền thuyết này, có thể ñặt lại một giả thiết, phải chăng ñịa ñiểm ñồi Hà Khê trước ñây là nơi thờ phụng một vị thần nào ñó của Ấn Độ giáo hay Yang Inư Poh (12) Có thể người Việt ñã chuyển hoá âm /pô/ - cách phát âm của người tiền trú - thành Bà. (13) Tạ Chí Đại Trường, Thần Người và Đất Việt, H: Nxb. VHTT, 2006, 206-207. (14) Như trường hợp Miếu Quảng Tế ở làng Phước Tích (Phong Hoà, Phong Điền, Thừa Thiên Huế) di vật còn lại lại là một dạng Siva Linga; còn miếu Bà Dàng ở làng Câu Hoan (Hải Thiện, Hải Lăng, Quảng Trị), trong miếu thờ một Mukha Linga, có hình ñầu của một Nam thần nhưng chúng vẫn ñược gọi là miếu Bà Dàng. Ngoài ra còn có thể tham chiếu nhiều ñịa ñiểm ñược gọi là Cồn Giàng khác ñược L. Cadière khảo cứu vào ñầu thế kỷ XIX. Xem thêm: L. Cadière, “Notes et mélanges: Monuments et souvenirs Chams du Quảng Trị et du Thừa Thiên”, B.E.F.E.O. Tome V, N0. 1- 2, 1905, 1885-1895; Lê Đình Hùng, “Một vài vấn ñề từ miếu Quảng Tế ở làng Phước Tích”, Thông tin Khoa học, Huế: Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, số tháng 3/2008, 45-58. (15) “Bấy giờ chúa dạo xem hình thế núi sông, thấy trên ñồng bằng xã Hà Khê (thuộc huyện Hương Trà), giữa ñồng bằng nổi lên một gò cao, như hình ñầu rồng quay lại, phía trước nhìn ra sông lớn, phía sau có hồ rộng, cảnh trí rất ñẹp. Nhân thế hỏi chuyện người ñịa phương, họ ñều nói rằng gò này rất thiêng, tục truyền rằng: Xưa có người ñêm thấy bà già áo ñỏ quần xanh ngồi trên ñỉnh gò nói rằng: Sẽ có vị chân chúa ñến xây chùa ở ñây, ñể tụ khí thiêng cho bền long mạch. Nói xong bà già biến mất. Bấy giờ nhân ñấy mới gọi là núi Thiên Mụ. Chúa cho nơi ấy có linh khí, mới dựng chùa gọi là chùa Thiên Mụ” (QSQ triều Nguyễn, Đại Nam thực lục [tập I], H: Nxb. GD, 2002, 35). 17 Nagar (16)? Nhìn nhận ñiều này trên phương diện ngữ nghĩa, Bà Trời - Thiên Mụ hay Bà Giàng/Dàng, Bà Dương, Dương Phu Nhân ñều có sự tương khớp về ý nghĩa biểu ñạt cho dù hình thức kí âm, kí tự có dị biệt. Còn chữ Dương (17) mà chúng ta bắt gặp trong các văn bản chữ Hán cổ là một hình thức kí âm của từ Yan/Yang, cách phát âm của người tiền trú, và Giàng/Dàng/Dương, cách phát âm của người Việt. Nhưng, quá trình chuyển tiếp ñể thờ phụng Poh Inư Nagar lại diễn ra dưới một dạng thức khác. Trước hết, tầm ảnh hưởng của Poh Inư Nagar ñã ăn sâu vào tầng lớp bình dân bản ñịa, những người tiếp tục ở lại sinh cư trên vùng ñất này. Cuộc tiếp xúc và giữa người Việt với người tiền trú, có một quãng thời gian tương ñối dài diễn ra trong bối cảnh hoà bình, họ ñã giao lưu với nhau bằng tầng văn hoá sống. Do vậy, các câu chuyện về sự linh ứng, hay chuyện tích về Bà là một “ñầu cầu giao tiếp chính thức với văn hoá Việt” (18). Qua chuyện tích ñược truyền tụng: Bà là người ñã dạy cho dân trồng lúa, dệt vải, che chở cho vùng ñất, ñiều hoà mưa nắng; bảo bọc, cứu giúp cho tất cả mọi người… Chính ý nghĩa và thiên chức ấy, dễ gây ấn tượng và ñi vào lòng người, nhất là những người Việt thiên di, cùng tồn tại trên loại hình kinh tế trồng trọt lúa nước với người tiền trú, một loại hình kinh tế phụ thuộc vào thiên nhiên và hứng chịu những ñiều bất trắc từ thiên nhiên mang lại. Trong trường hợp này, người Việt và cư dân tiền trú ñã gặp nhau trong một ước vọng chung của những người nông dân, cầu mong mưa thuận gió hoà nên ñã cộng hưởng, kế thừa và tiếp tục thờ phụng Bà, ñể rồi sau ñó chuyển sang thờ phụng theo cách của người Việt. Hình tượng và tầm ảnh hưởng của Yang Inư Poh Nagar có thể ñã bao trùm lên những vị thần khác nên ranh giới ñể phân biệt Yang Inư Poh Nagar với các vị thần của Ấn Độ giáo ñã ñược Việt Hoá thành Bà Giàng, Bà Dương, Bà Lồi… là rất khó (16) Nếu giả thiết trên ñúng, thì trên ñịa ñiểm chùa Thiên Mụ là nơi thờ phụng Poh Nagar, bà mẹ của tiểu quốc Indrapura, trước khi người Việt chuyển hoá sang chùa ñể thờ Phật. Có lẽ vì lẽ ñó mà cho ñến hiện nay mỗi dịp ñoàn thuyền ñi rước Thánh Mẫu ở Điện Huệ Nam, khi ñi qua ñịa ñiểm này ñều dừng lại làm lễ bái yết. Bởi trong quan niệm của các tín ñồ họ cho rằng ñây là nơi Thánh Mẫu hiển linh dưới dạng “Bà Trời áo ñỏ”. (17) Củng cố thêm cho ñiều vừa trình bày, một cứ liệu từ chính sử chúng tôi sẽ dẫn ra dưới ñây, như một bằng chứng về tên gọi Bà Dương, cách Việt hoá tên gọi Thần Chăm của người Việt: “Ất tỵ, /Đại Trị/ năm thứ 8 /1365/… Mùa xuân, tháng giêng, người Chiêm Thành cướp dân ñi chơi xuân của Hoá Châu. Trước ñây, theo tục Hoá Châu, tháng giêng hàng năm, trai gái họp nhau tại Bà Dương chơi trò ñánh ñu. Người Chiêm ñã nấp sẵn ở ñầu nguồn của Hoá Châu từ tháng 12 năm trước, ñến khi ấy ập tới cướp bắt lấy người ñem về” (Lê Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư [tập II], H: Nxb. KHXH, 1998, 143. (18) Nguyễn Hữu Thông et al, Tín ngưỡng thờ Mẫu, 25. 18 phân ñịnh, thậm chí là ñồng nhất. Lý giải ñiều này, chúng tôi cho rằng: Những di tích ñền tháp chính thống, nơi thờ phụng thần linh của Ấn Độ giáo, ở Thuận Hoá nói riêng và miền Trung nói chung, là những món quà tạ ơn thần linh của tầng lớp Brahman và Ksatrya sau những thành công trong hoạt ñộng thương nghiệp, chúng bị bỏ hoang phế cùng với sự ra ñi của họ. Còn tầng lớp Vaisya và Sudra, bộ phận nông dân gắn kết với ruộng ñất, những kẻ tiếp tục ở lại trên vùng ñất này thì không hề hiểu biết hoặc hiểu biết không nhiều về những di tích cũng như tín ngưỡng Ấn Độ giáo. Chính vì thế khi người Việt ñến ñây, họ cũng rất mơ hồ về những gì của tầng lớp Brahman và Ksatrya, theo Ấn Độ giáo ñể lại (19). Do vậy, người Việt chuyển hoá tất cả thành nữ thần với tên gọi là Bà Giàng, Bà Lồi là ñiều dễ nhận thấy (20). Cho ñến, năm 1555, sau hơn một thế kỉ vùng Ô Lý ñược sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, một tài liệu thành văn ghi nhận một vị thần với danh xưng Y Na Thần: “伊? 那?祭?在?金?莊?縣?屈朝浦?祭屈俟?傳?本?婦?伊?頗?朝?頗朝成?民?民那春?首? 祭朝雨?竞?舟?伊?治?尋?無?金民祭議伊?輝?徵?雨?伊?”; (Thần Y Na “Đền ở xã Khuất Phố huyện Kim Trà, tục truyền thần là nữ, rất linh ứng. Năm ñầu xuân cầu mưa, ñua thuyền, quan bản huyện làm chủ tế lễ thì ñược mưa ngay”) (21). Từ những dòng tư liệu trên, trước hết chúng tôi có vài dòng mạn ñàm về ngữ nghĩa, tự dạng của danh xưng Y Na Thần (伊?那?祭?). Hình thức kí tự này cho thấy tác giả ñã chuyển âm của từ “Inư” và nghĩa của từ “Poh” sang Hán tự. Poh, trong tiếng Chăm có nghĩa là ngài/thần; còn Inư/Inô có nghĩa là mẹ (22). Y Na Thần có nghĩa Thần Mẹ, nếu chuyển nghĩa cụm từ “Poh Inư” sang Hán tự phải viết là “民? 祭?” (Mẫu Thần). Thế nhưng, tại sao, cho ñến ngày nay chúng ta vẫn còn ñược tiếp cận với các bản chữ Hán của cuốn Ô châu cận lục, vẫn giữ lại ba chữ: “伊?那?祭?”. Dù chỉ là một cách lí giải cho ñiều này, chúng tôi cho rằng, việc không chuyển nghĩa (19) A. Salles có nhận ñịnh ñiều liên quan ñến ñiều này ở ñịa bàn tỉnh Quảng Nam: “Dẫu sao phải xác nhận rằng người An Nam hoàn toàn không biết gì về sự thể hiện bằng hình tượng trong môn phái Civa của Ấn Độ giáo thờ cúng thần Civa thần huỷ diệt, cũng như họ không biết gì về dung tích khởi thuỷ của nhiều tượng người mà họ ñã tìm thấy trong vùng ñất Chàm, và ñược thờ cúng trong các ñền miếu” (A. Salles, “Di tích Chàm trong văn hoá dân gian An-Nam tại Quảng Nam”, Những người bạn Cố Đô Huế (B.A.V.H, 1923, tập X), Huế: Nxb. Thuận Hoá, 2002, 220). (20) Điều này không chỉ riêng gì ở vùng Thuận Hoá, mà còn ở nhiều nơi khác thuộc khu vực miền Trung. Xem thêm một khảo sát của Bác sỹ A. Salles ở vùng Quảng Nam, vào những thập niên ñầu thế kỷ XX, Ibid., 211-235. (21) Vô Danh Thị, Ô châu cận lục (Dương Văn An nhuận sắc tập thành, Trịnh Khắc Mạnh, Nguyễn Văn Nguyên dịch nghĩa, chú thích), H: Nxb. KHXH, 1997, 86, 291. (22) Trong tiếng Ê Đê, có nguồn gốc ngữ hệ Malayo - Polynesie, từ Ana cũng có nghĩa là Mẹ. 19 hoàn toàn ñó, không phải là một việc khó về tự dạng ñối với Dương Văn An, khi ông nhuận sắc tập thành cuốn ñịa chí này, và sau ñó có thể người khác còn biên tập hiệu ñính, khảo dị, nhưng danh hiệu Y Na Thần vẫn ñược giữ lại nguyên tự dạng. Điều ñó cho thấy từ Y Na Thần có tính khu biệt cao hơn nhiều, so với từ Mẫu Thần mà chúng tôi vừa ñặt ra trong giả thiết. Điều này, giúp chúng ta hình dung, Y Na Thần chính là Poh Inư Nagar, một cách Việt hoá danh xưng của người Việt. Thứ ñến, nguồn tư liệu trên còn giúp cho chúng ta có thể xác nhận, tín tục ñảo vũ, ñua thuyền liên quan trực tiếp ñến hoạt ñộng nông nghiệp, cầu cho “phong ñiều vũ thuận” là một ước vọng của nông dân mà Y Na, một vị thần có thể ñáp ứng ñược ñiều ñó. Việc quan bản huyện ñứng ra làm chủ lễ tế tự, cầu mưa, ñó là biểu hiện quan tâm ñến ñời sống của dân, ñáp ứng nguyện vọng của người dân của vị quan sở tại. Điều này, còn cho thấy tín tục thờ Yang Inư Poh Nagar ñã chuyển hoá theo tinh thần văn hoá Việt. Sự gặp gỡ cùng nhau chia xẻ lĩnh vực siêu linh, chia xẻ sự bảo bọc của một vị nữ thần nông nghiệp với người tiền trú, vấn ñề mà chúng tôi ñã nêu ở trên là hoàn toàn có cơ sở xác ñáng. Y Na Thần có thể xem là một ñiểm kết nối quan trọng về tín ngưỡng giữa người Việt thiên di với người bản ñịa, những kẻ còn tiếp tục ở lại sinh cư trên vùng Thuận Hoá. Đến triều Gia Long, chúng ta lại nhận thấy qua thư tịch, Y Na thần, lại có một danh xưng khác là Chúa Ngọc Tiên Nương. Danh xưng này ñược gián tiếp xác nhận qua nơi thờ tự Chúa Ngọc trong Hoàng Việt nhất thống dư ñịa chí (hoàn thành năm 1806): “núi Hương Chén, tục gọi là Hòn Chén trên ñó có miếu thờ Cao Các Đại Vương và miếu thờ Chúa Ngọc Tiên Nương”. Tương tự như vậy, ở núi Thạch Bàn tỉnh Quảng Nam “có ñiện thờ Chúa Ngọc Tiên Nương nên tục gọi là núi Chúa” (23). Danh xưng Chúa Ngọc Tiên Nương, chúng tôi cho rằng có thể xuất hiện vào thời các chúa Nguyễn, nhưng không thể chắc chắn vào thời ñiểm cụ thể nào. Qua truyền thuyết ñược người Việt lẫn người Chăm lưu truyền (24), mặc dù có nhiều dị bản nhưng các câu chuyện ñều có chung một ñiểm, ñó là nguồn gốc “thiên giới” của Bà (25). Nhưng, dưới nhãn quan của người Việt, ảnh hưởng từ Đạo giáo, thì họ cho (23) Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, Huế: Nxb. Thuận Hoá - Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, 2005, 204, 224. (24) Truyền thuyết về Bà của người Chăm, xem thêm Nguyễn Hữu Thông et al, Tín ngưỡng thờ Mẫu. (25) Vào năm 1801 câu chuyện ñược ghi lại thành văn bản qua truyện thơ Nôm: Cổ tháp linh tích. Bố Thuận, Nguyễn Khắc Ngữ, Thượng cổ sử Chiêm Thành, cho rằng: “Chính bản không rõ của ai vì không ghi tên tác giả. Niên hiệu trên có ghi ở cuối tập, nhưng ñó không chắc chắn là ngày viết, vì bản tìm thấy chỉ là một bản sao. Rất có thể ngày viết còn xưa hơn”. Sau này câu chuyện còn ñược viết bằng chữ Hán như: Thiên Y Tiên Nữ truyện của Phan Thanh Giản (bia tại Tháp Bà - Nha 20 rằng Chúa Ngọc Tiên Nương là tiên nữ giáng trần. Phải chăng danh xưng Chúa Ngọc ñã hàm chứa nguồn gốc của vị tiên này, là Công Chúa con của Ngọc Hoàng? Sau khi giáng trần trải qua cuộc sống trần tục ñể rồi trở thành một bà mẹ có gốc gác từ cõi tiên: Chúa Ngọc Tiên Nương, Chúa Ngọc Thánh Phi?. Trong một tài liệu khác, ñược xuất bản vào năm 1914, Đào Thái Hanh ghi nhận danh xưng Yang Inư Poh Nagar là A Na Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Phi, vào thời Gia Long (26). Chúng tôi không rõ tác giả căn cứ vào nguồn tư liệu nào, khi sự kiện ñược trình bày cách thời ñiểm xuất bản bài viết hơn 100 năm. Dù Yang Inư Poh Nagar ñã ñược Việt hoá danh xưng thành Chúa Ngọc (27), hay Chúa Ngọc Tiên Nương và Chúa Ngọc Thánh Phi, chúng ta không cần biện luận về sự khác biệt ñó. Điều ñáng ghi nhận ở ñây, qua danh xưng này có thể nhận ñịnh tinh thần của Đạo giáo ñã thâu nhập từ trước vào trong tín ngưỡng ñối với vị nữ thần này. Chính vì vậy, tín ngưỡng tôn thờ Chúa Ngọc Tiên Nương/Thánh Phi có liên quan ñến những hoạt ñộng lên ñồng, một phương tiện thông linh giữa con người với thế giới siêu nhiên, trong dân chúng diễn ra khá mạnh mẽ. Chúng ta không rõ vào giai ñoạn này các hình thức ñồng bóng ñược diễn ra cụ thể như thế nào, nhưng có một bằng chứng là, ñầu triều Nguyễn hoạt ñộng ñồng bóng ñược xem như dạng mê tín, tà ma, ñồng cốt quàng xiên…, mà theo Hoàng Việt luật lệ, ñiều này ñáng ñược nghiêm trị: “Các thầy cúng, cung văn và các người ñội giá ñồng sẽ bị chịu hình phạt 100 roi và sung dịch 6 tháng. Các cô ñồng thì bị xử 100 roi và sung giã gạo 6 tháng” (28). Trang), và ñược Nhất thống chí ghi lại (QSQ triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, [quyển 10 & 11 - tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà], Sài Gòn: Văn Hoá Tùng Thư, 1964, 91-94). Qua nội dung câu chuyện, chúng ta có thể nhận ra mô thức chuyện kể có nhiều ñiểm tương ñồng nếu ñem so sánh với “Vân Cát thần nữ truyện” của Đoàn Thị Điểm, viết vào năm 1730. (26) “Le nom dela Déesse est A - Na - Diễn - Bà - Chúa - Ngọc - Thánh - Phi 雨已那?演?婦?伊妙玉?聖產 妙?. C’est le nom que lui donnent les Cham. Au commen - cement de son règne (1801), I’Auguste Empereur Gia - Long lui conféra titre de “Génie du Rang suprème, à la Misericorde immemse, dont l’Aide se fait sentir partaur, qui exauce d’une manière mystérieuse” (Đào Thái Hanh, “Histoire de la deesse Thiên - Y - A - Na”, Bulletin Des Amis du Vieux Huế, [N0 2] (1914), 162-166. (27) Miếu thờ ở làng Kim Đâu (Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị), có bức hoành ñề: “Chúa Ngọc Miếu” và ñôi câu ñối: “Chúa Ngọc anh linh thường giáng trần; Bà Phi hiển hách hộ tài dân”, dấu hiệu cho chúng ta nhận biết ñây là một ngôi miếu thờ Bà Chúa Ngọc/Thiên Y A Na. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì, mục ñích gì mà gần ñây người ta ñã gán ghép cho ñây là ngôi miếu thờ Huyền Trân công chúa. Nghiễm nhiên, có một tấm biển lớn ñể chỉ dẫn ngôi miếu này ñược ñặt tại ñường Hồ Chí Minh, ñoạn ñi qua thị trấn Cam Lộ, bên kia cầu Đuồi. Một trường hợp khác Thiên Y A Na lại ñược ghi nhận là “Thiên Phi”, danh xưng này xuất hiện trên một biển ngạch (hoành phi), khảm sứ trên vòn cửa của ngôi miếu cổ thờ Thiên Y A Na tại làng Phổ Trì (xã Phú Mậu - Phú Vang - Thừa Thiên Huế, với ba chữ: “天?妙?弘?”. (28) QSQ triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên [tập II, quyển IV], H, Nxb: KHXH, 1963, 97. 21 Sau khi “thống nhất hải vũ”, việc ban cấp sắc phong thần linh trong nước không chỉ khẳng ñịnh sự thống quản, và uy quyền ñối với thần linh của triều ñình nhà Nguyễn mà còn ñó là sự cho phép ñối với các ñịa phương ñược thờ phụng thần linh theo ñiển lệ. Chúng tôi nhìn nhận ñây là một con ñường Việt hoá chính thức dưới sự tác ñộng của triều ñình, dấu ấn rất ñậm nét trong mỗi danh xưng qua thần hiệu của chư thần nói chung và không riêng gì Chúa Ngọc. Có thể, Chúa Ngọc Tiên Nương ñược thờ tại núi Hương Chén, có liên quan ñến vấn ñề ñồng bóng nên chưa chính thức ñược triều ñình phong tặng vào thời Gia Long. Cho ñến năm Minh Mạng thứ 15, triều ñình chính thức thừa nhận bằng sắc phong. Điều này ñược viết rõ trong Hội Điển: “Chúa Ngọc là thượng ñẳng chính thần, từ trước tới nay chưa ñược phong tặng, chiếu cấp một ñạo tặng sắc” (29). Bên cạnh ñó chúng ta có thể gián tiếp nhận thấy có bốn sắc phong ở hai làng khác, sắc cho Thiên Y A Na Diễn Phi Chúa Ngọc (30). Tham chiếu các sắc phong vừa nêu, chúng ta có thể khẳng ñịnh, danh xưng Chúa Ngọc Tiên Nương ñã ñược chuyển sang Thần hiệu Thiên Y A Na Diễn Phi Chúa Ngọc, một cách chính thống. Có thể khẳng ñịnh muộn nhất cũng vào thời Minh Mạng. (29) Nội các triều Nguyễn, Khâm ñịnh Ðại Nam hội ñiển sự lệ [tập VIII], Huế: Nxb. Thuận Hóa, 1993, 177. Sắc phong này hiện ñược lưu giữ tại ñiện Huệ Nam, có nội dung như sau: Sắc cho: Thiên Y A Na Diễn Phi Chúa Ngọc Tôn Thần ở ñền thờ núi Ngọc Trản, bảo vệ cho nước che chở cho dân hiển rõ công ñức, ñã từng ñược xã dân phụng thờ. Vâng mệnh Thế Tổ Cao Hoàng Đế của ta thống nhất trời biển, vui mừng bao khắp thần, nhân. Đến nay, sáng rõ hồng ñồ, vợi nghĩ ñến sự giúp ñỡ của thần nên gia tặng danh hiệu long hiển là: Hồng Nhân Phổ Tế Linh Cảm Thượng Đẳng Thần. Chuẩn cho xã Hải Cát, huyện Hương Trà ñược phụng thờ như cũ. Thần hãy giúp ñỡ bảo vệ cho dân ñen của ta. Kính thay! Minh Mạng, năm thứ 15 (1834), tháng 3, ngày 10 (Lê Đình Hùng dịch). (30) “Minh Mạng năm thứ X, ñổi cấp lại một ñạo sắc cho vị thần Thiên Y A Na Diễn Phi Chúa Ngọc, giao cho xã Định Môn, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên phụng thờ. Bọn Mai Văn Tuân xã ấy giữ sắc không cẩn thận, ñể bị nước lụt trôi ñi mất, nhưng cho khoan miễn” (Hội ñiển, tập VIII, 189-190). Và, “Năm Minh Mạng thứ XIII, chuẩn lời tâu: Xã Liễu Cốc huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên giữ hai ñạo thần sắc của vị Thiên Y A Na Diễn Phi Chúa Ngọc và vị Bản Thổ Thành Hoàng xã ấy, không ñể cẩn thận ở chổ thờ, lại giao cho nguyên Lại bộ chủ sự hưu trí là Nguyễn Văn Quán ñem về nhà riêng, bị trộm lấy mất (lý trưởng phạt 100 trượng, bãi dịch; người giữ ñể mất phạt 100 trượng, cho nguyên hàm), cho cấp lại thần sắc” (Hội ñiển, tập VIII, 190). Hai sắc phong bị mất này có thể là sắc của ñương triều, nếu sớm hơn có thể là của tiền triều (Gia Long). 22 Sự xuất hiện, sắc phong cho Thiên Y A Na Diễn Phi Chúa Ngọc trải qua các ñời vua Nguyễn (từ Minh Mạng ñến Khải Định (31)), trên rất nhiều làng ở miền Trung cho thấy tầm ảnh hưởng của vị nữ thần này ñối với dân chúng trên một phạm vi rộng. Tín ngưỡng thờ vị thần này khá rộng khắp, nhiều ñịa phương ñã có cơ sở thờ tự từ trước. Do vậy, từ ñơn vị hành chính cấp cơ sở (xã/phường) ñến huyện, phủ/tỉnh (ñạo) có ñệ trình xét ban phong, sau khi ñược Lễ bộ tái sát hạch thì ñược triều ñình ban cấp sắc thần. Sắc phong cho các làng xã thờ phụng vị nữ thần này, theo thời gian ngày một nhiều thêm. Có một số làng sắc thần Thiên Y A Na lên ñến bảy ñạo sắc (32). Cứ mỗi lần sắc sau lại gia tặng “Mỹ tự”. Cho ñến thời Khải Định thì tước hiệu, mỹ tự, phẩm trật ñược bao hàm trong hai mươi bảy chữ phong tặng: “Hoằng Huệ Phổ Tế Linh Cảm Diệu Thông Mặc Tướng Trang Huy Dực Bảo Trung Hưng Thiên Y A Na Diễn Phi Chúa Ngọc Thượng Đẳng Thần” (弘?感?朝贈濟?頗朝感?妙?通?默?相?莊?輝? 耕?俟?伊?舟?天?俟?雨已那?演?妙?伊妙玉?上?等本祭?) (33). Cho dù mỹ tự ban tặng ñược gia tăng theo thời gian nhưng cụm từ “天?俟?雨已 那?” (Thiên Y A Na) vẫn ñược giữ lại làm thần hiệu, khu biệt với các vị thần khác trong các văn bản chữ Hán. Thần hiệu này là một tổ hợp từ ñược ghép các thành tố ngôn ngữ thuộc ngữ hệ khác nhau, cụ thể từ Hán - Việt với ngôn ngữ Malayo - Polynesie. Chúng tôi cho rằng ñây là một cách phiên thiết mang tính tổng hợp cao, của một quá trình tiếp biến văn hoá, mà trước ñó chúng ta ñã biết qua các danh xưng như: Thiên Mụ, Thiên Mẫu, Bà Trời, Bà Giàng/Dàng, Bà Dương, và Y Na Thần, ñược gói gọn trong cụm từ Thiên Y A Na, một cách trọn vẹn và ñược bảo lưu cho ñến ngày nay. Sự mất dấu tích của từ “Nagar” phải chăng không còn là “xứ sở” của người Chiêm dưới nhãn quan của người Việt nữa mà chỉ còn là bà mẹ chung trong những danh xưng ñã ñược Việt hoá như Y Na Thần, Bà Dương, Bà Lồi, Thiên Mụ (Bà Trời), Thiên Y A Na Chúa Ngọc… là một ẩn số khó có thể giải ñáp, khó có thể bóc tách ñược lớp áo văn hoá này. Qua quá trình ñiền dã, khảo sát lăng mộ thời chúa Nguyễn ở vùng Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam, chúng tôi bắt gặp khá nhiều bia ñá có (31) Cho ñến hiện nay, chúng tôi chưa phát hiện ñược sắc cho Thiên Y A Na Diễn Phi Chúa Ngọc có niên ñại Gia Long. (32) Ví như các làng Văn Xá, Thanh Phước (Hương Trà - Thừa Thiên - Huế), trong tổng số sắc phong cho chư thần, lần lượt là 38 và 31. (33) Ở ñây có hai mỹ tự ñáng ñược lưu ý, “Hồng Huệ” mỹ tự mà thời Minh Mạng, Thiệu Trị ñã ban tặng ñược cải thành “Hoằng Huệ” từ thời Tự Đức do kỵ huý và giữ lại ñến thời Khải Định . 23 khắc: Thổ Thần, Hậu Thổ, Hậu Thổ Nguyên Quân, Khai Hoàng Hậu Thổ Nguyên Quân ñược dựng trong khu vực lăng mộ. Phải chăng ñây là một hình thức biểu hiện của việc chuyển hoá từ Yang Inư Poh Nagar sang Thổ Thần ở miền Trung, tương tự như mẫu hình Việt hoá ở Thăng Long mà chúng tôi ñã ñề cập ở ñầu bài viết? Trên thực tế, người Việt ñã làm chủ hoàn toàn vùng Thuận Hoá về mặt cương thổ, cũng như quản lý về hành chính, kể từ năm 1307, nhưng trong thế giới siêu linh, dường như vẫn tồn tại một sự mơ hồ trong nhận thức, tính bất an của người Việt khi họ canh phá, sinh cư trên vùng ñất mà vốn ñã có chủ. Điều này, có thể là nguyên nhân ñể người Việt chuyển hoá, ñiền thế, khoả lấp lên một vị thổ thần, theo quan niệm của Việt, mang theo từ ñất Bắc. Bên cạnh ñó còn ñược xúc tác bởi quan niệm về vị thổ thần, thành hoàng ñược những Minh dân lưu vong du nhập vào Đàng Trong. Một số biểu hiện dễ nhận thấy có thể minh chứng cho ñiều này. Trường hợp, Thần Đá làng Phương Sơn (Triệu Sơn - Triệu Phong - Quảng Trị) là người Việt ñã cải biến từ một vị thần của người Chiêm, thành một vị thần của người Việt, dưới dạng thổ thần với danh xưng Thành Hoàng. Biểu hiện trực quan của vị Thành Hoàng này, chính là một bức phù ñiêu lá nhĩ (tympan), di vật của một tháp Chăm gần ñó, thể hiện hình tượng thần Civa, trong tư thế toạ thiền (34). Từ hiện tượng chuyển hoá thần của người Chiêm vừa ñược nêu trên, gợi mở cho chúng tôi khảo sát Thành Hoàng của nhiều làng ở miền Trung khác. Sau khi tiếp cận với khá nhiều sắc phong Thành Hoàng làng xã ở vùng Trị - Thiên, qua ñó, có thể khẳng ñịnh một ñiều: Thành Hoàng của các làng xã ở vùng Trị - Thiên, phần lớn ñều là phiếm xưng, một cách xưng chung chung như Bản Xã Thành Hoàng, Bản Thổ Thành Hoàng, Bản Cảnh Thành Hoàng; và, rất ít vị Thành Hoàng có danh tính từ nhân thần, hầu hết các vị thần ñó không có một lai lịch rõ ràng (35). Hiện tượng trên, có thể xem là một sự chuyển hoá thần linh từ Bà Mẹ Xứ Sở của người tiền trú sang một dạng Thổ Thần hay thành Thành Hoàng của người Việt, một vị thần “cai quản” một vùng ñất, vốn trước ñây ñã từng có chủ. Chủ cũ của vùng ñất này không ai khác, ñó chính là Poh Nagar (Thần xứ sở). Trong một tấm thần vị, ñược thờ tại miếu Bà thuộc (34) Câu chuyện về Thần Đá Phương Sơn ñược L. Cadière ghi lại khá chi tiết trong tạp chí Trường Viễn Đông bác cổ năm 1905, tập V, dưới tiêu ñề: “Những ñền ñài và lưu niệm Chàm ở Quảng Trị và Thừa Thiên” (Monuments et souvenirs Chams du Quảng-Trị et du Thừa-Thiên). Khảo tả chi tiết bức phù ñiêu này, xem Lê Đức Thọ, Văn hoá Chăm Pa ở Quảng Trị: Di tích và Huyền thoại, Huế: Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế, 2001, 146-147. (35) Trong khi ñó, tại cố hương ñất Bắc, quan niệm về một vị thành hoàng thường theo xu hướng thế tục, Thành Hoàng là một vị nhân thần có lai lịch tương ñối rõ ràng và ñược thờ phụng trong các ngôi ñình làng. 24 làng La Vân (Quảng Thọ - Quảng Điền) có khắc dòng chữ: “本?在?天?俟?雨已那?演? 玉?伊妙妙?春玉尋?弘?感?朝贈濟?頗朝感?妙?通?默?相?莊?輝?耕?俟?伊?舟?募?贈? 上?等本祭?” - (Bản Thổ Thiên Y A Na Diễn Ngọc Chúa Phi sắc phong Hoằng Huệ Phổ Tế Linh Cảm Diệu Thông Mặc Tướng Trang Huy Dực Bảo Trung Hưng gia tặng Thượng Đẳng Thần). Qua nội dung của thần vị trên, chúng tôi cho rằng, ñây là một cứ liệu quan trọng, lưu giữ ñậm nét quá trình Việt hoá danh xưng, dấu ấn qua nhiều giai ñoạn lịch sử. Mà trong một cách hiểu, ngữ nghĩa của từ: “bản thổ” chính là “Nagar”; và “Bản thổ Thiên Y A Na” chính là Yang Inư Poh Nagar, một cách chuyển hoá trọn vẹn nhất. Ngoài ra có một vài danh xưng khác, xuất hiện trong sớ văn “Tạ thổ kỳ an”, trong lễ cúng ñất diễn hàng năm vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch ở vùng Trị - Thiên như: Chúa Ngung (36), Man Nương Thần Nữ (37), Chúa Lồi, … ñiều này giúp chúng ta liên tưởng ñến vị nữ thần mà chúng tôi ñã trình bày. Đây là một con ñường Việt hoá theo kiểu dân gian, còn ñược lưu giữ trong dân gian, không phải là hoàn toàn không có căn cứ. Quá trình Việt hoá Poh Inư Nagar thành Thiên Y A Na, là một quá trình tiếp biến văn hoá diễn ra trong một thời gian tương ñối dài. Vị nữ thần này ñã ñược người Việt tiếp nhận và thờ phụng dưới nhiều danh xưng khác nhau qua các thời ñiểm lịch sử, hay có thể ñược tách ra ñể rồi xuất hiện trong một danh xưng hoàn toàn mới lạ, ñược biểu hiện qua danh xưng (Bản Thổ/Bản Cảnh/Bản Xứ) Thành Hoàng (38), ñó là một quá trình không hoàn toàn ñơn giản, bởi ảnh hưởng nhiều yếu tố tác ñộng như lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, hệ tư tưởng… Ở ñây chúng tôi dùng cụm từ “các lớp áo văn hoá” ñể chỉ một hiện tượng ñã diễn ra trên vùng Thuận Hoá xưa và có thể mở rộng ra là cả miền Trung. Dấu ấn danh xưng của một vị nữ thần là một cơ sở ñể nhìn nhận, một hướng tiếp cận: quá trình tiếp biến văn hoá Việt - Chiêm. L.Đ.H (36) Hay Ngu Ma, ñược Việt hoá từ Nũ Thần U Ma trong Ấn Độ giáo. Nhưng vẫn ñược ñồng nhất với Thiên Y A Na. (A. Salles, Di tích Chàm, 234; Đào Thái Hanh, “Chuyện Thánh Mẫu Y - A - Na”, Những người bạn Cố Đô Huế (B.A.V.H 1914 tập 1), Huế: Nxb. Thuận Hoá, 1997, 337-341. (37) Có thể ñây chính là Thiên Y A Na, một hình thức Việt hoá danh xưng của dân gian. (38) Ở làng Hải Cát, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, ñã phát lộ những dấu hiệu sự tái nhập Thành Hoàng làng Hải Cát với Thánh Mẫu Thiên Y A Na làm một. Xem thêm Nguyễn Hữu Thông et al (2006), Hải Cát Đất & Người. Tuy nhiên, ñây không phải là trường hợp phổ quát cho cả miền Trung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxh4.PDF
Tài liệu liên quan