I. Khái quát chung: 2
ã Tự nhiên: 2
ã Dân cư xã hội: 3
1. Cao Bằng: 5
2. Bắc Kạn: 6
3. Lạng Sơn: 7
4. Thái Nguyên: 9
5. Hà Giang: 11
6. Tuyên Quang: 12
II. Tài nguyên du lịch : 13
A. Tài nguyên du lịch tự nhiên : 13
1. Cao Bằng 14
2. Bắc Kạn 15
3. Lạng Sơn 17
4. Thái Nguyên 18
5. Hà Giang 18
5. Tuyên Quang 20
B. Tài nguyên du lịch nhân văn 21
III. Hệ thống nhà hàng , khách sạn và cơ quan cung ứng du lịch: 25
A.Hệ thống nhà hàng, khách sạn 25
CAO BẰNG 25
BẮC KẠN 28
LẠNG SƠN 29
THÁI NGUYÊN 30
HÀ GIANG 34
B. Cơ quan cung ứng du lịch 38
1.CAO BẰNG 38
2.BẮC KẠN 38
3.LẠNG SƠN 39
4. THÁI NGUYÊN 39
5.HÀ GIANG 40
6.TUYÊN QUANG 40
IV.Hoạt động du lịch 40
V. Nhận xét 43
VI. Kiến nghị 44
Trong bài có sử dụng nguồn tài liệu tham khảo từ : 45
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2755 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tiểu vùng du lịch Đông Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à dân tộc Kinh, các dân tộc khác như Tày, Dao, Sán Dìu, H’Mông… có nhiều sắc thái văn hoá đặc thù trong tâm linh, tổ tiên, lễ hội.
Vì địa thế toàn núi rừng nên kinh tế chưa phát triển, mức sống của dân địa phương thấp, các công trình phúc lợi xã hội còn lạc hậu như các cơ sở phục vụ cho giáo dục: trường học, thiết bị học tập còn thiếu thốn…. sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, nhiều trẻ em không được đến trường phải bỏ học, trình độ dân trí chưa cao, trang thiết bị thiếu thốn, dịch vụ khám chữa bệnh còn lạc hậu, còn có nhiều dịch bệnh lan truyền… Do trình độ nhận thức còn yếu kém nên người dân chưa ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường: chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy…nhiều tệ nạn xã hội: buôn bán người qua biên giới, nghiện hút, HIV… Những năm gần đây nhờ chính sách hỗ phát triển kinh tế cũng như chính sách xã hội, sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước mà người dân đã có mức sống cao hơn trước, nhận thức được hành vi của mình.
Mỗi vùng có những đặc trưng cụ thể như:
Cao Bằng:
Cao Bằng là tỉnh miền núi có diện tích lớn thứ 2 của tiểu vùng Đông Bắc với diện tích là 6724,6 km2 sau tỉnh Hà Giang. Dân số đứng thứ 4 sau Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang. Thống kê dân số năm 2006 là 518,9 nghìn người. Phía Bắc và phía Đông của tỉnh giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Địa hình tương đối phức tạp vì thế mà giao thông giữa các huyện trong tỉnh bị hạn chế. Cao Bằng có đường biên giới với Trung Quốc dài 331 km.
Toạ độ của tỉnh: theo chiều bắc nam là 80km, từ 23o7’12( xã Trọng Con, huyện Thạch An) đến 22o21’21 vĩ bắc( xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều Đông Tây là 170 km, từ 105o16’10( xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm) đến 106o50’26 kinh đông( xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).
Cao Bằng có khí hậu ôn đới, một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu , đông. Nhiệt độ trung bình mùa hè 25 -28oC, mùa đông 16-18oC. Một số vùng núi cao như Trùng Khánh, Trà Lĩnh về mùa đông có tuyết rơi. Nhìn chung khí hậu mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên hữu tình thích hợp cho nghỉ ngơi và du lịch.
Cao Bằng gồm 1 thị xã và 12 huyện: thị xã Cao Bằng, huyện Bảo Lạc, huyện Bảo Lâm, huyện Hạ Lang, huyện Hà Quảng, huyện Hoà An, huyện Nguyên Bình, huyện Phục Hoa, huyện Quảng Uyên, huyện Thạch An, huyện Thông Nông, huyện Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh
( hai huyện Quảng Uyên và Phục Hoa được chia tách từ Quảng Hoà ngày 13/12/2001).
2.Bắc Kạn
Phía bắc giáp Việt Bắc, phía Đông giáp Lạng Sơn, Phía Nam giáp Thái Nguyên, Phía Tây giáp Tuyên Quang.
Với diện tích gần như nhỏ nhất trong khu vực 4857,3 km2, dân số Bắc Kạn thuộc loại nhỏ: 292 200 người, mật độ dân số thưa: 61 người/ km2.
Địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía Đông xen lẫn với những thung lũng. Bắc Kạn có thể chia thành 3 vùng như:
Vùng phía Tây và Tây Bắc bao gồm những mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung, Tây Bắc - Đông Nam định ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực sông Cầu.
Vùng phía Đông và Đông Bắc là hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng Bắc Nam mở rộng thung lũng về phía Đông Bắc.
Vùng trung tâm là vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung Sông Gâm ở phía Tây, một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông.
Tỉnh Bắc Kạn có 1 thị xã và 7 huyện: Thị xã Bắc Kạn, huyện Ba Bể, huyện Bạch Thông, huyện Chợ Đồn, huyện Chợ Mới, huyện Na Rì (huyện lị là Yên Lạc), huyện Ngân Sơn, huyện Pác Nặm.
3.Lạng Sơn ( hay còn gọi là xứ Lạng):
Vị trí: 20o27’- 22o19’ vĩ Bắc và 106o6’ đến 107o21’ kinh Đông. Phía Bắc giáp Cao Bằng với đường biên 55 km, phía Đông Bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây- Trung Quốc) với 253 km đường biên. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang với 148 km đường biên. Phía Đông Nam giáp Quảng Ninh với đường biên là 48 km. Phía Tây giáp Bắc Kạn với 73 km đường biên. Phía Nam giáp Thái Nguyên.
Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, có nhiều cửa khẩu quốc gia là: Chi Ma( huyện Lộc Bình) và cửa khẩu Bình Nghi( huyện Tràng Định), Tân Thanh ( huyện Văn Lãng). Cốc Nam( huyện Cao Lộc)… và có 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc. Vì vậy tỉnh chiếm vị trí chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc.
Địa hình: đồi núi chiếm một tỉ lệ rất lớn: 80% diện tích cả vùng. Dạng địa hình phổ biến là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía Nam huyện Hữu Lũng, và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông được bao bọc bởi nhiều ngon núi lớn nhỏ vào mùa đông cũng có tuyết rơi như Cao Bằng.
Khí hậu: thể hiện rõ nét khí hậu miền bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển vùng nộ chí tuyến đã gây lên những chênh lệnh đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vung. Nhiệt độ trung bình năm từ 17- 22oC. Lượng mưa trung bình hàng năm 1200- 1600mm nước. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 80- 85%. Số giờ nắng trung bình là 1600 giờ/ năm.
Mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trung bình đến khá dày của vùng. Các sông chính là: Sông Kỳ Cùng với độ dài 243 km, diện tích lưu vực 6660 km2. Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa, cao 1166m thuộc huyện Đình Lập, sông Kì Cùng thuộc lưu vực sông Tây Giang Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam -Tây Bắc. Do vậy, mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là “ nơi dòng sông chảy ngược”. Bên cạnh đó còn có sông Bản Thín, sông Bắc Khê, sông Thương, sông Hoá Nhân, sông Trung... Như vậy, có thể nói địa hình ở Lạng Sơn rất đa dạng giàu tiềm năng, đặc biệt là nơi đây còn là nơi cư trú của 14 dân tộc anh em, nhiều nhất là dân tộc Nùng( 42,97%), Tày(35,92%), Kinh(16,5%) còn lại là Dao, Hoa, Sán Chay, H’ Mông…
Lạng Sơn Bao gồm 1 thành phố và 10 huyện: Thành phố Lạng Sơn, huyện Tràng Định, huyện Văn Lãng, huyện Văn Quan, huyện Bình Quang, huyện Bắc Sơn, huyện Hữu Lũng, huyện Chi Lăng, huyện Cao Lộc, huyện Lộc Bình, huyện Đình Lập.
Thái Nguyên:
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích nhỏ trong khu vực 3562.82km2 nhưng dân số lại đông nhất 1.046.000 người, mật độ là 1.260 người/km2. Thái Nguyên được coi là trung tâm kinh tế, xã hội của khu vực này
Phía Bắc giáp với Bắc Cạn, phía Tây giáp với tỉnh Vĩng Phúc, Tuyên Quang, Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.
Với vị trí là một trong những trung tâm văn hoá chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mút.Cùng với vị trí trung tâm của phía Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hoá giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.
Địa hình: Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh, tạo nhiều hang động và thung lũng nhỏ.
Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1590m, các vách núi dụng đứng theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn là 3 dãy núi có thể che chắn gió mùa đông bắc.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp như các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa tù tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000 đến 2500 mm, cao nhất vào tháng 8, thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp.
Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên gồm có: Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công, Huyện Phổ Yên, Huyện Phú Bình, Huyện Đồng Hỷ, Huyện Võ Nhai, Huyện Định Hoá, Huyện Đại Từ, Huyện Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du
Dân cư: trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống trong đó có 8 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km2, cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1260 người/km2.
5. Hà Giang:
Phía Đông giáp Cao Bằng phía Tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Phía Bắc giáp châu tự trị của dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam, và địa cấp thị Bạch Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của cộng hoà nhân dân Trung Hoa. “Đầu trời ngất tỉnh Hà Giang”- Hà Giang là mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam, nơi có những ngọn núi cao lưng trời và sông suối.
Hà Giang là tỉnh có diên tích thuộc loại lớn nhất khu vực Đông Bắc Bộ 7884,3 km2 với dân số thấp 660 700 người. Mật độ dân cư chỉ có 83,8 người/ km2 với các dân tộc chủ yếu là Việt, Tày, H’ Mông, Dao, Sán Dìu.
Địa hình của Hà Giang khá phức tạp có thể chia làm 3 vùng: vùng cao núi đá phía Bắc nằm sát chí tuyến Bắc có độ dốc khá cao, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều; vùng thấp trong tỉnh gồm có vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thị xã Hà Giang. Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh nổi tiếng với độ cao là 2419m. Hà Giang có cao nguyên Đồng Văn nên thơ, chợ tình Khâu Vai hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.
Hành chính : Tỉnh Hà Giang bao gồm 1 thị xã và 10 huyện : Thị xã Hà Giang, Huyện Bắc Mê, Huyện Bắc Quang, Huyện Đồng Văn, Huyện Hoàng Su Phì, Huyện Mèo Vạc, Huyện Quản Bạ, Huyện Quang Bình, Huyện Vị Xuyên, Huyện Xín Mầu, Huyện Yên Minh.
6. Tuyên Quang:
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586 800 ha, trong đó 70% diện tích đồi núi.
Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp và bị chia cắt bởi các dãy núi cao và sông suối đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các con sông. Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình :
Vùng núi phía Bắc gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200- 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ đốc trung bình là 25o.
Vùng đồi núi giữa tỉnh gồm phía Nam huyện Yên Sơn, Thị xã Tuyên Quang và phía bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500m và thấp dần từ bắc xuống nam, độ dốc thấp dần dưới 25o
Vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.
Khí hậu : Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt : mùa đông lạnh, khô hanh ; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22oC đến 24oC, lượng mưa trung bình từ 1500 mm- 1800mm. Độ ẩm trung bình là 85%.
Hệ thống sông suối của Tuyên Quang khá dày đặc, phân phối tương đối đều giữa các vùng, có thể chia làm 3 vùng. Trong đó có sông Lô có khả năng vận tải tốt. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ của tỉnh.
Hành chính : Tuyên Quang có 5 huyện, 1 thị xã, 137 xã, 3 phường và 5 thị trấn. Trong đó có 51 xã và 72 thôn bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Là tỉnh nằm trong sâu trong nội địa, các xa các trung tâm kinh tế thương mại của cảc nước.
Tài nguyên du lịch :
A. Tài nguyên du lịch tự nhiên :
Tiểu vùng du lịch Đông Bắc là một nơi giàu tiềm năng. Với địa hình đồi núi là chủ yếu, xen lẫn là các cao nguyên, thung lũng đã tạo cho vùng nhiều cảnh quan hùng vĩ : Tây Côn Lĩnh, Mẫu Sơn,... Đây còn là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người với những bản sắc văn hoá riêng, đặc sắc hấp dẫn với du khách. Đây còn là nơi lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử như : an toàn khu ATK, thủ đô kháng chiến, cây đa Tân Trào... có ý nghĩa lớn trong du lịch. Du khách đến với nơi đây sẽ được chiêm ngưỡng những thắng cảnh tự nhiên tráng lệ ngoạn mục với các hang động kỳ bí, thác nước cuồn cuộn, những giếng nước ngầm trong vắt mát lạnh, hay không khỏi xao xuyến trước những mặt hồ gợn sóng, những con suối uốn mình mang vẻ đẹp hữu tình...
1. Cao Bằng
Thác Bản Giốc – thác nước được mệnh danh là đẹp nhất Việt Nam, nằm ở địa phận xã Đàm Thuỷ huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.
Thác cao 30m, rộng 300m với nhiều tầng thác lớn nhỏ khác nhau. Từ độ cao trên 30 m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành 3 luồng nước như ba dải lụa trắng. Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt, lác đác điểm những chùm hoa phong lan, những đàn trâu bò ung dung gặm cỏ làm cho cảnh sắc càng thêm sinh động.
Do địa hình núi non hiểm trở lại là điểm cực Bắc của Tổ Quốc nên đã hạn chế hoạt động du lịch ở nơi đây.
Ðộng Ngườm Ngao ở ngay bên cạnh thác Bản Giốc, dài khoảng 3 km được đánh giá là một trong những hang động đẹp của Việt Nam.
Động này tạo thành do sự phong hoá lâu đời của núi đá vôi. Bước vào cửa động ta như bước vào một thế giới khác với rất nhiều hình thù được tạo nên từ thạch nhũ như cây rừng, súc vật, con người... Cảnh đẹp của Ngườm Ngao trải khắp chiều sâu của động. Theo số liệu khảo sát của Đội khảo sát Hoàng gia Anh năm 1995 thì động có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm, Bản Thuôn. Giữa hang có 1 hồ nước trong vắt, mát lạnh được soi rõ bởi một khoảng sáng chiếu xuống từ trên đỉnh núi – đó là giếng Tiên.
Hồ Thang Hen thuộc địa phận huyện Trà Lĩnh, cách thị xã Cao Bằng 25km, hồ hình thoi, chiều rộng khoảng 3000m, chiều dài hơn 1000m, gồm 36 hồ đẹp trên những đỉnh núi cao, cách mặt biển hàng nghìn mét với những hàng cây xanh vươn mình trên vách đá cheo leo, soi bóng xuống mặt nước xanh ngát, uốn vòng theo lòng thung lũng mấp mô những mỏm đá ngầm, hàng ngày vẫn có hai đợt thủy triều lên xuống.
Hiện nay Hồ Thang Hen đã có nhà nghỉ, và đang được tỉnh quan tâm, đầu tư, xây dựng trở thành điểm du lịch sinh thái, nghỉ mát lý tưởng. Vào mùa nước lũ trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Thang Hen vẫn trong xanh. Bên cạnh hồ Thang Hen còn có hồ Thăng Luông, giữa hồ nhô lên một quả núi trông rất ngoạn mục.
2. Bắc Kạn
Hồ Ba Bể một danh thắng thiên nhiên kỳ thú được hình thành cách đây hơn 200 triệu năm từ cuộc kiến tạo lục địa Ðông Nam Á cuối kỷ Camri. Người vùng cao coi đây như biển cả, gọi tên các hòn núi trong hồ là đảo: đảo An Mã, Bà Ngoã...
Diện tích của hồ vào khoảng 500 héc ta, với độ cao so với mặt nước biển khoảng 150m, độ sâu trung bình là 25m, sâu nhất tới 35m. Ba nhánh của hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Bên cạnh hồ Ba Bể còn có hàng chục điểm du lịch hấp dẫn như động Puông có sông Năng chảy qua núi đá vôi, thác Ðầu Ðẳng, gò An Mã, đảo Bà Ngoã ở giữa hồ, Ao tiên trên núi, động Nả Phòng. Mỗi danh thắng đều có lịch sử và truyền thuyết riêng.
Hồ Ba Bể cách Hà Nội 200 km. Đây là hồ nước thiên nhiên lớn nhất Việt Nam.
Hồ Ba Bể nằm trong quần thể vườn quốc gia Ba Bể với 21 điểm du lịch kỳ thú như hang Dơi, động Puông...
Vườn quốc gia Ba Bể thuộc địa phận huyện Ba Bể, gồm diện tích đất xã Tam Mẫu, một phần các xã Khang Ninh, Cao Thượng và Cao Trĩ. Đây là di sản thiên nhiên quý, có diện tích quản lý 7610 ha. Tài nguyên sinh vật ở đây có khoảng 603 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó 10 loài có tên trong sách đỏ, 38 loài thú đặc biệt là các loài voọc mũi hếch ;332 loài bướm ; 14 loài bò sát và lưỡng cư ; 54 loài cá nước ngọt.
Vườn quốc gia Ba Bể đã xây dựng một chương trình phát triển du lịch sinh thái với 3 loại hình hấp dẫn du khách : du lịch truyền thống, du lịch văn hoá, du lịch mạo hiểm. Cùng thắng cảnh hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Bể là di sản thiên nhiên đẹp của nước ta đang đựơc bảo vệ, khai thác phục vụ nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu.
Ngoài ra, khi đến Bắc Kạn còn có thể được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động Nàng Tiên, thác Nà Đăng...
3. Lạng Sơn
Nằm ở độ cao trung bình 800 - 1.000m so với mặt biển, có tổng diện tích hơn 10.470ha, Mẫu Sơn là một nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm là 15oC, mùa đông nhiệt độ có thể xuống dưới 20oC, có lúc tuyết phủ trắng hai đỉnh núi lớn là Phìa Phò (núi Cha) và Phìa Mè (núi Mẹ). Mẫu Sơn gần như nằm trong sương mù quanh năm, tại đây vẫn còn giữ được 5.380ha rừng, trong đó có hơn 1.540 ha rừng nguyên sinh.
Động Tam Thanh - Lạng Sơn :
Động Tam Thanh nằm sát thị xã Lạng Sơn gồm có 3 động: Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh. Nổi tiếng nhất là động Tam Thanh ở phía Tây phố Kỳ Lừa, trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về phía Đông cao chừng 8 m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ( 1726- 1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.
Ngô Thì Sĩ cũng là người phát hiện ra động Nhị Thanh và cho tu sửa tôn tạo thành nơi du ngoạn. Động Nhị Thanh khá rộng có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn dạng. Từ cửa động chính nhìn lên là ngôi chùa Tam Giác thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca.
Khu danh thắng Hang Gió: Ở phía Tây Bắc bản Sao Thượng thuộc huyện Chi Lăng, cửa chính vào hang ở phía Đông của dãy Mai Sao. Đây là hang động có quy mô lớn chiều dài hàng trăm mét, rộng 50- 70 m. Hang có 4 tầng và bên trong hang có nhiều hình thù kì thú, các chuông đá, măng đá, cột đá đa dạng có thể coi như thiên đình nơi hạ giới.
Không những thế, khi đến với Lạng Sơn, du khách còn biết đến bến đá Kỳ Cùng, hang động chùa Tiên và giếng Tiên, những con suối ở Lộc Bình…
Chếch về phía Tây Bắc động Tam Thanh là núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu đã đi vào truyền thuyết của dân tộc. Trên đỉnh núi có tảng đá tự nhiên hình dáng giống một người thiếu phụ đang bồng con, mặt hướng về phương xa.
4. Thái Nguyên
Cách thành phố Thái Nguyên chừng 45 km là hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà. Hang nằm trên núi Phượng Hoàng ở huyện Võ Nhai. Từ chân núi lên tới cửa hang phải leo qua 100m toàn là đá tai mèo, mất khoảng nửa giờ. Từ dưới nhìn lên, núi có hình hai con chim phượng hoàng nằm ấp nhau. Theo truyền thuyết, núi được gọi tên là núi Phượng Hoàng.
Hang Phượng Hoàng có 3 tầng: tầng trên là hang Dơi, tầng giữa là hang Sáng, tầng giữa là hang Tối. Dưới chân núi có hang Suối Mỏ Gà. Cửa hang rộng chừng 10 m, có khe nước chảy từ trong hang ra.
Hai thắng cảnh này là một quần thể đẹp vao loại bậc nhất của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh hùng vĩ, hang động đẹp.
5. Hà Giang
Cao nguyên Đồng Văn nằm ở độ cao 1000m, có khí hậu quanh năm mát mẻ ( nóng nhất vào mùa hè cũng chỉ lên tới 24oC). Với khí hậu gần như ôn đới, Ðồng Văn mùa xuân bạt ngàn hoa đào, hoa mơ, hoa mận.
Cuối xuân và suốt mùa hè, mùa thu là mùa của những trái ngon nổi tiếng. Rừng Ðồng Văn khá giàu các loài thực vật, không hiếm cây gỗ quý, lại nổi tiếng về các cây thuốc quí như tam thất, sinh địa, hồi, quế... Núi thì trập trùng vách dựng, vừa hiểm trở vừa kỳ vĩ, với không ít hang động trời sinh. Khi kinh tế du lịch vùng này mở mang, các hành trình du lịch được hoạch định và tu tạo thêm mạng đường sá cho thuận tiện, thì những chuyến "du lịch hoang sơ", "du lịch mạo hiểm" thăm rừng già, thăm hang động nguyên sơ sẽ hấp dẫn vô cùng.
Đến với Đồng Văn, là đến với một không gian mới. Hẳn khi đến đây du khách sẽ muốn một lần đặt chân lên Lũng Cú- nơi địa đầu của Tổ Quốc.Từ Đồng Văn đến đỉnh chóp Lũng Cú triền miên núi đá, núi trập trùng từng lớp ken nhau, đường đi cheo leo bên vách đá, bên vực sâu nhìn lên cao hoặc nhìn xuống thung lũng đều xa ngút tầm mắt. Lũng Cú - Đồng Văn, núi đá chất ngất lưng trời. Ba phần tư diện tích tự nhiên là đá.
Tuyên Quang
Một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Tuyên Quang là khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang. Nà Hang có chín mươi chín ngọn núi, có những cánh rừng nguyên sinh và những con suối. Dòng sông, thác nước tuyệt đẹp là của quý mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng. Dòng sông Ngâm, sông Năng, những đỉnh núi cao Khuổi Tong, Loong Noòng, Bản Luốc, Pịa, Pắc Tạ... đã từng đi vào thơ, vào nhạc, gắn với các câu chuyện huyền thoại đậm tính nhân văn. Khu bảo tồn đặc dụng Tác Kẻ - Bản Bung, rộng gần 42 km2, ôm gọn trong lòng cả 5 xã: Côn Lôn, Khau Tinh, Sơn Phú, Vĩnh Yên, Thanh Tương, với hàng nghìn loài thực vật, động vật quý hiếm. Đặc biệt là loài voọc mũi hếch được ghi trong sách đỏ thế giới. Bản làng nơi đây với những nếp nhà sàn bằng gỗ, mái lợp lá cọ, những lễ hội Lồng Tông, mừng lúa mới, lễ cấp sắc... vẫn duy trì. Vào mùa xuân không gian tràn ngập màu sắc của thổ cẩm và tiếng khèn Mèo, tiếng đàn tính.
Nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang, cách thị xã Tuyên Quang 100km là thác Mơ- 1 ngọn thác đẹp đổ từ trên đỉnh Pắc Ban. Dưới chân núi là hồ nước trong veo, lung linh tựa bức tranh thiên nhiên ba chiều. Ngồi trên chiếc xuồng nhỏ, du khách sẽ được thoả sức ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ, hoang sơ của núi non, mây trời. Nhìn từ dưới lên, thác nước như một chiếc thang mây trắng xoá bồng bềnh. Thác thứ nhất nước đổ dữ dội, tung bọt trắng xoá. Thác thứ hai êm dịu hơn, nước chảy thành chùm len qua từng kẽ đá. Dưới chân thác là một hồ nước nhỏ trong vắt. Nếu du khách thích mạo hiểm có thể lặn ngụp dưới đáy hồ để chiêm ngưỡng những hang động kỳ ảo với những nhũ đá đủ các hình thù. Thác thứ ba là ngọn thác cao nhất trong quần thể thác Mơ. Nước từ trên cao dội xuống như một máng nước khổng lồ. Hơi nước và hơi đá toát ra vẻ lành lạnh sẽ xua tan mệt mỏi, tạo hưng phấn cho du khách tiếp tục chinh phục đỉnh núi. Lần theo từng nút thang dây vịn vào đá, bạn sẽ lên đến được đỉnh thác. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ nhìn thấy thị trấn Nà Hang với 99 ngọn núi trùng điệp bao quanh. Du khách cũng có thể tản ra đi dạo trong những cánh rừng nguyên sinh, bước trên chiếc thảm lá khổng lồ, ngắm nhìn những cây sến, táu, lát to đến vài người ôm.
B. TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN
Đây là vùng được khai sinh từ rất sớm trong lịch sử nên nó là nơi lưu chứa nhiều di sản văn hoá đặc sắc với truyền thống lâu đời của hàng chục dân tộc khác nhau, đây là một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con người nơi đây không hề giống so với các vùng còn lại trong cả nước. Hầu như đến với nơi đây du khách được hoà mình vào trong các điệu múa tiếng khèn trong các dịp lễ hội, đắm mình vào không gian văn hoá đặc sắc với những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hoá độc đáo mà chỉ có cư dân miền núi mới có được, đó là những chiếc khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực rỡ, tinh tế. Đặc biệt hơn nữa du khách còn có dịp tham dự các phiên chợ vùng cao của cư dân địa phương và khám phá được nhiều điều mới lạ.
Trước tiên, chúng ta cùng đến với vùng đất địa đầu tổ quốc- tỉnh Hà Giang- nơi có hơn 20 dân tộc sinh sống, với hàng chục lễ hội đầu xuân kéo dài hàng tuần mang tính chất tổng hợp : cầu mưa, cầu con trai, mừng công, mừng nhà mới….với các trò chơi dân gian : ti bắn nỏ, hát giao duyên, ném papao, uống rượu…..Đặc biệt đến với Hà Giang dù chỉ một lần chúng ta không thể quên được một phiên chợ mang đầy bản sắc dân tộc, đó là chợ tình Khâu Vai, chợ có từ rất lâu, chợ nằm ở huyện Mèo Vạc, là nơi hẹn hò thiêng liêng cho bao lứa đôi, là hiện thân của câu chuyện tình mãnh liệt nhưng bi thương đã đi vào huyền thoại.
Cao Bằng có truyền thống văn hoá lâu đời, họ có chữ viết riêng. Nét nổi bật về văn hoá của người Tày được thể hiện trong các hội làng, ca hát đối đáp, hát ví, hát then.Tiêu biểu nhất là hội Mẹ Trăng (với không khí hội pha trộn giữa thực tại và huyền ảo trong mối quan hệ giữa người trần tục và cõi tiên trong tiết trời xuân), hội Lồng Tồng, hội Thanh Minh….Với các đền chùa hấp dẫn du khách như : Chùa Viên Minh, đền Xuân Lĩnh… nơi ghi dấu công trạng của những anh hùng có công đánh giặc cứu nước.
Nói đến di tích cách mạng chúng ta phải kể đến ba tỉnh nổi bật : Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đây là những cái nôi cách mạng.Ngày nay chính phủ đã công nhận một số điểm là di tích cách mạng.Nổi bật nhất là di tích Tân Trào- thủ đô kháng chiến thuộc huyện Sơn Dương, đây là nơi làm việc của các vị lãnh đạo, cơ quan trung ương Đảng và chính phủ Việt Nam. Đình Tân Trào, nơi mà các đại biểu khắp mọi miền đất nước đã về dự họp Quốc dân đại hội 16/8/1945, cũng từ nơi đây quốc kỳ, quốc ca, uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam đã dược khai sinh.Cây đa Tân Trào gắn với sự kiện đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản quân lệnh số 1 và đội quân giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên giải phóng về Hà Nội. Tiếp đến là Đình Hồng Thái, nơi dừng chân đầu tiên của Hồ Chủ Tịch trên đường người đến Tân Trào( 5/1945), là nơi trạm thường trực của ATK của trng ương đóng ở Tân Trào.
Nói đến Thái Nguyên là người ta có thể nhớ ngay đến tên một địa danh- di tích ẠTK Định Hoá- đó là an toàn khu, là trung tâm lãnh đạo của kháng chiến 9 năm cứu quốc chống thực dân pháp xâm lược.Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo cách mạng đã họp và làm việc ở đây từ 1947 đến 1954, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tại đây có nhiều chứng tích về nơi ở và làm việc của Hồ chủ tịch và nhiều vị lãnh đạo Đảng và nhà nước.
Ngoài ra còn vô số những điểm gắn với các chứng tích lịch sử như : di tích Pò Ket,hầm bí mật Dốc Tiệm và hội trường chữ U( thuộc tỉnh Bắc Cạn), thành cổ nhà Mạc, di tích đền Hạ, hang Bòng, lán Nà Lừa, di tích Kim Bình, di tích ATK Kim Quan, di tích Đá Bàn( thuộc tỉnh Tuyên Quang), di tích núi văn, núi Võ, di tích làng Quặng, di tích Cách mạng xã Tiên Phong, di tích Căng Bá Vân, nhà tù Chợ Chu, di tích Điềm Mặc( thuộc tỉnh Thái Nguyên).
Hơn nữa,vì đây là vùng có nhiều dân tộc cùng sinh sống, vì vậy kho tàng văn hoá của dân cư trong vùng khá phong phú.Bản sắc văn hoá riêng của mỗi dân tộc tạo nên sự đa dạng và độc đáo của địa phương.Bản sắc văn hoá truyền thống được lưu giữ như một thứ tài sản vô giá, từ kiến trúc nhà cửa, nề nếp sinh hoạt. trang phục đến tập quán sản xuất, quan hệ cộng đồng, làng bản…..Mỗi mùa xuân về người dân nhiều vùng quê lại tưng bừng mở hội, cầu người yên, vật thịnh, cầu mùa vụ bội thu : lễ hội xuân Ba Bể, hội phủ Thông, hội Lồng Tồng, hội chùa Thạch Long, hội Xuân Dương( thuộc tỉnh Bắc Cạn), hội bản Giếng Tanh, lễ hội quá tang của người Dao( thuộc tỉnh Tuyên Quang), lễ hội đền Đuổm, hội Hích, hội chùa Hang, hội làng cơm hòm( tỉnh Thái Nguyên).
Đến với Lạng Sơn, một tỉnh địa đầu tổ quốc với nhiều danh thắng đẹp và có nhiều di tích lịch sử và những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc. Tỉnh có di tích văn hoá khảo cổ Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha. Đây là nơi phát hiện ra các di chỉ của người Việt thời sơ sử, tiền sử, nó in đậm dấu ấn văn hoá truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam.Những dân tộc có đông dân cư như Tày, Nùng, Việt, Dao. Họ có nhiều phong tục tập quán., lễ hội rất độc đáo.Dân tộc Nùng có một kho tàng văn hoá dân gian phong phú và nhiều làn điệu dân ca mang đậm bản sắc dân tộc.Người Nùng có hai làn điệu nổi tiếng là sli và hát then. Sli là lối hát giao duyên nam nữ rất độc đáo và ấn tượng. Then là thể loại ca nhạc tín ngưỡng tổng hợp có lời, có nhạc làm say đắm lòng người.Dân tộc Tày có nền văn hoá cổ truyền, có điệu dân ca phổ biến là hát lượn. Người Sán Chay nổi tiến với Sình ca, múa đâm cá, múa thắp đèn…Với truyền thống như vậy, Lạng Sơn có khả năng khai thác những thế mạnh này phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước.Lễ hội được tổ chức dải rác quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào dịp đầu xuân : lễ hội Kì Lừa(22- 27 tháng Giêng), hội đền Bắc Lệ( 10/1- 15/2), hội chùa Tà Và( 12-15/4), lễ hội Cô Hai( giữa tháng Giêng đến giữa tháng 2 âm lịch).
Lạng Sơn còn nổi tiếng với các công trình đền chùa. Được nhiều người biết đến nhất là chùa Tam Thanh nằm trong động Tam Thanh, thuộc thành phố Lạng Sơn, có tấm bia « thiền động pháp luân thường chuyền », hệ thống tượng phật khá phong phú.Ngoài ra còn có : chùa Tam giáo- động nhị Thanh, chùa Tiên, đền Tả Phủ, đền Kỳ Cùng, đền Bắc Lệ, chùa Diên Khánh….với những kiến trúc độc đáo, hấp dẫn du khách đến chiêm ngưỡng. Lạng Sơn cũng có nhiều di tích gằn liền với các sự kiện lịch sử : di tích Bắc Sơn (nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa vũ trang của quân du kích năm 1940, chống phát xit Nhật vào đánh Lạng Sơn.Vì vậy, ngày nay nó được lưu giữ với tư cách là một di tích cách mạng., thành cổ Đoàn Thành, thành nhà Mạc (nằm cạnh ngọn núi có tượng nàng Tô Thị), ải Chi Lăng (gắn với nhiều chiến công hiển hách của quân và dân ta).
Nhìn chung, vùng Đông Bắc cũng giàu tài nguyên nhân văn cho phát triển nhưng nếu không có phương pháp khai thác hợp lý thì sẽ không mang lại hiệu quả cho vùng. Chính vì vậy, chính quyền địa phương và nhân dân phải cùng phối hợp với cơ quan du lịch để có được lợi nhuận cao mà không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống dân cư tại địa phương.
III. Hệ thống nhà hàng , khách sạn và cơ quan cung ứng du lịch:
A.Hệ thống nhà hàng, khách sạn
Cao bằng
Khách sạn Phong LanĐịa chỉ: Thị xã Cao BằngĐiện thoại: (84026) 852 260(70 phòng, giá : 8 - 20 USD).
Khách sạn Băng GiangĐịa chỉ: Thị xã Cao BằngĐiện thoại: (84026) 853 431(70 phòng, giá : 20 USD) 3.Khách sạn Hoàng LongĐịa chỉ: Kim Đồng, thị xã Cao BằngĐiện thoại: (84026) 855 178.
Khách sạn Bằng Giang là khách sạn 2 sao, với nội thất sang trọng, mới xây dựng, tọa lạc tại trung tâm thành phố Cao Bằng, là địa điểm lý tưởng cho du khách lưu trú và tham quan du lịch Cao Bằng.
Khách sạn có 65 phòng theo tiêu chuẩn quốc tế, với các trang thiết bị hiện đại, một trong những khách sạn hiện đại và tốt nhất của thành phố Cao Bằng.Nhà hàng khách sạn chuyên phục vụ các món ăn Âu - Á và Việt Nam, có tầm nhìn về sông Bằng Giang, thích hợp tổ chức lễ tiệc, liên hoan, cưới hỏi.Ngoài ra, khách sạn còn phục vụ nhiều dịch vụ khác: giặt ủi, massage, hoán đổi ngoại tệ, bãi đậu xe an toàn và rộng, có chương trình giành cho khách đoàn và khách trọ lâu ngày.Địa chỉ: 1 đường Kim Đồng, Tp. Cao BằngĐiện thoại: 84.26.853431Fax : 84.26.855984.
Khách sạn Ánh Dương 78 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng, Cao BằngTel: (84-26) 858 467Fax: (84-26) 858 467
Khách sạn Đức Trung Bế Văn Đàn, phường Hơp Giang, Tx. Cao Bằng, Cao BằngTel: (84-26) 853 424 Khách sạn Hoàng Anh Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng, Cao BằngTel: (84-26) 858 969 Khách sạn Hoàng Gia 26B Lê Lợi, phường Sông Bằng, Tx. Cao Bằng, Cao BằngTel: (84-26) 858 168Fax: (84-26) 858 167 Khách sạn Hương Thơm V91 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng, Cao BằngTel: (84-26) 855 888Fax: (84-26) 856 228 Khách sạn Huy Hoàng 215 Thanh Sơn, phường Sông Hiến, Tx. Cao Bằng, Cao BằngTel: (84-26) 855 263Fax: (84-26) 856 969Số phòng: 12Giá (US$): 15 Khách sạn Nguyệt Nga Đầu cầu Bằng Giang, phường Sông Bằng, Tx. Cao Bằng, Cao BằngTel: (84-26) 856 445Khách sạn Phương Đông Km1 Đường Pác Bó, phường Sông Bằng, Tx. Cao Bằng, Cao BằngTel: (84-26) 853 178Khách sạn Thành Loan V131 Vườn Cam, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng, Cao BằngTel: (84-26) 857 026Fax: (84-26) 857 028Giá (US$): 15
Các nhà khách và nhà hàng ở Cao Bằng: 1.Nhà khách Điện Lực Phố Xuân Trường, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng, Cao BằngTel: (84-26) 853 157 2.Nhà khách UBND tỉnh Phố Hoàng Như, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng, Cao BằngTel: (84-26) 851 023Fax: (84-26) 857 880Số phòng: 48
3.Nhà hàng Hoa Đào
Địa chỉ: Phố Kim Đồng, P. Hợp Giang, TX Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: (026)-852779
Nhà hàng Bắc LâmTx. Cao BằngĐiện thoại: 852 697 4.Nhà hàng Chi Sùng222 Vườn Cam, phường Hợp Giang, Tx. Cao BằngĐiện thoại: 852 186 5.Nhà hàng Oanh TrịPhố Thầu, phường Hợp Giang, Tx. Cao BằngĐiện thoại: 852 797
6.Nhà hàng Thanh Trung126 Bế Văn Đàn, Tx. Cao BằngĐiện thoại: 853 513 7.Nhà hàng Triệu - HùngPhố Hồng Thái, huyện Quảng UyênĐiện thoại: 820 206
BẮC KẠN
1.Khách sạn Hương Sơn.Địa chỉ: huyện Sông Cầu, thị trấn Bắc Cạn, tỉnh Bắc Cạn.Tel: (84281) 870375
2.Nhà khách công viên hồ Ba BểĐiện thoại: (84281) 894 014, Fax: (84281) 894 026(25 phòng, giá từ : 15-20 USD)
3.Nhà hàng khách sạn Hương Sơn
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Kạn, Bắc Cạn Điện thoại: 84 - 281 - 870 375
LẠNG SƠN
1.Khách sạn Bắc Sơn - 1 saoĐịa chỉ: 41 Lê Lợi, thị xã Lạng Sơn Điện thoại: (84025) 871 849 - (84025) 871 506(22 phòng).
2.Khách sạn Kim Sơn
Địa chỉ: 3 Nguyen Thi Minh Khai, thị xã Lạng SơnĐiện thoại: (84025) 870 378, Fax: 871 722(29 phòng)
3.Khách sạn Đông Kinh Địa chỉ: 25 Nguyen Du, thị xã Lạng SơnĐiện thoại: (84025) 870 166, (21 phòng) 4.Khách sạn Hoà BìnhĐịa chỉ: 127 Trần Đăng Ninh, thị xã Lạng SơnĐiện thoại: (84025) 870 870, (12 phòng) 5.Khách sạn Ngọc MaiĐịa chỉ: 25 Lê Lợi, thị xã Lạng SơnĐiện thoại: (84025) 873 396 6.Khách sạn Hoàng NguyênĐịa chỉ: 84 Trần Đăng Ninh, thị xã Lạng SơnĐiện thoại: (84025) 870 349 7.Khách sạn Tam Thanh117 Trần Đăng Ninh, thị xã Lạng SơnĐiện thoại: (84025) 870 979, (18 phòng)
Các nhà hàng ở Lạng Sơn:
1.Nhà hàng Nam Cai94 Bắc Sơn, Tx. Lạng SơnTel: 877 786 2.Nhà hàng Vân Anh40 Lê Lợi, Tx. Lạng SơnTel: 874 144
3.Nhà hàng Hoa Sim2 Hoàng Văn Thụ, Tx. Lạng SơnTel: 812 136 4.Nhà hàng Minh Quang45 Ngô Quyền, Tx. Lạng SơnTel: 870 417 5.Nhà hàng Hoàng Duy29 Tam Thanh, Tx. Lạng SơnTel: 874 684 6.Nhà hàng Phương Hằng39B Tam Thanh, Tx. Lạng SơnTel: 878 415
THÁI NGUYÊN
1.Khách sạn Thái Nguyên Địa chỉ: Hoàng Văn Thụ, Tp. Thái NguyênĐiện thoại: (84280) 855 361(70 phòng).
2.Khách sạn Núi CốcĐịa chỉ: Hồ Núi Cốc (cách Tp. Thái Nguyên 25km)Điện thoại: (84280) 825 312(36 phòng).
Khách sạn Dạ Hương (3 Sao)Số 50 Lương Ngọc Quyến-Phường Quang Trung- Thành phố TNĐiện thoại : 0280.855693
4.Khách sạn Queenly (2 Sao)Số 6/1 Đường Bắc Cạn-Phường Hoàng Văn Thụ-Thành phố TN.Điện thoại : 0280.8558075.Khách sạn Đông á (2 Sao)Tổ 30B - Phường Hoàng Văn Thụ - Thành phố Thái nguyên Điện thoại : 0280. 7582886.Khách sạn Cao Bắc (2 sao)70 Hoàng Văn Thụ - Thành phố Thái nguyênĐiện thoại : 0280. 8553727.Khách sạn Thái An Dương (2 sao)Tổ 1 - Phường Quang Vinh - Thành phố Thái nguyên Điện thoại : 0280.8549978. Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc (1 Sao)Xã Tân Thái- Huyện Đại Từ - tỉnhThái nguyênĐiện thoại : (0280) 825312 / 8254929.Khách sạn Hoa Hồng (1 Sao)Tổ 11 Phường Đồng Quang - Thành phố Thái nguyên Điện thoại : (0280) 75933610.Khách sạn Tân Hải Long (1 Sao)Phường Gia sàng - Thành phố Thái nguyênĐiện thoại : 0280. 85460311.Khách sạn Thái Hà (1 sao)Số 634/1 Bắc cạn - Thành phố Thái nguyênĐiện thoại : (0280) 855839
12.Khách sạn Hương Trà233 Đường Thống nhất - Thành phố Thái nguyên Điện thoại : 0280 650688 13.Khách sạn Sơn HảiPhường Trưng Vương - Thành phố Thái nguyên Điện thoại : 0280.78390814. Khách sạn Anh BốnTổ 22 Phường Quang Trung- Thành phố Thái nguyên Điện thoại : 0280.85102815. Khách sạn Hữu Nghị937 Dương Tự Minh - Thành phố Thái nguyênĐiện thoại : 0280.75877716. Khách sạn Bắc SơnPhường Trưng Vương - Thành phố Thái Nguyên. Điện thoạiT : 0280. 85497817.Khách sạn Dòng Sông xanhXã Đồng Bẩm - huyện Đồng Hỷ - Thái nguyên.Điện thoại : 0280.65123418. Khách sạn Bằng LăngSố 664 Lương ngọc Quyến - Thành phố Thái Nguyên.Địên thoại : 0280.85585119. Khách sạn Nam Phương Phường Hoàng Văn Thụ,TPTNĐiện thoại : 0280 753937.
20. Nhà khách Gang Thép Thái Nguyên Phường Trung Thành - Thành phố Thái NguyênĐT: 0280 .832095.
Các nhà hàng:
1.Nhà hàng Hoa Biển: Chuyên phục vụ các loại hải sản Biển:Địa chỉ ........Đường Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng-TPTN.2. Nhà hàng Biển Xanh: Chuyên phục vụ các loại hải sản Biển:Số....Đường Lương Ngọc Quyến- HVT - Thành phố Thái Nguyên.Điện thoại : 0280 8558073. Nhà hàng Cây Xanh:Địa chỉ : phường Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên Điện tthoại : 0280 85214. Nhà hàng đặc sản tái Dê Đức Cường:Địa chỉ : Đường Minh Cầu thành phố Thái Nguyên Điện thoại : 0280 855982.5. Nhà hàng Dòng Sông XanhĐịa chỉ : Đồng Bẩm - Đồng Hỷ - Thái nguyênĐiện thoại: 0280.6512346. Nhà hàng Mai TrangĐịa chỉ : Phường Phan Đình Phùng- thành phố Thái Nguyên.Điện thoại : 0280.854432 7. Khu phố ẩm thực- đặc sản:- Các nhà sàn, nhà hàng đặc sản thịt chó theo dãy phố trục đường Minh Cầu - phường Phan Đình Phùng Thái Nguyên.- Các nhà hàng đặc sản thịt Ngan, thịt Vịt trên trục đường Bến Tượng, phường Trưng Vương TP Thái Nguyên .- Bánh Trưng Bờ Đậu: Thuộc xã Sơn Cẩm + Cổ Lũng, huyện Phú Lương Thái NguyênTừ km 8-10 trên Quốc lộ 3(Thái Nguyên- Bắc Cạn)
5.HÀ GIANG
Các khách sạn:
1. Khách sạn Thùy Dung - Tỉnh Hà Giang
Tiêu chuẩn: Tương đương 2 sao Số lượng giường nghỉ : 35 Dịch vụ: Ăn uống.
Địa chỉ: 213 - Phường Minh Khai - Thị xã Hà Giang
2.Khách sạn Phương Đông - Tỉnh Hà Giang
Tiêu chuẩn: Tương đương 2 sao Số lượng giường nghỉ : 32
Địa chỉ: Tổ 19 - Phường Nguyễn Trãi - Thị xã Hà Giang Điện thoại: 019. 866. 015 Fax: 019.867.499
Điện thoại: 019.862.259
Khách sạn Yên Biên – Hà Giang
Tiêu chuẩn: tương đương 2 sao
Số lượng giường nghỉ: 90
Dịch vụ: nghỉ, ăn uống, hội nghị, hội thảo, phòng tiếp khách
Địa chỉ: Phường Nguyễn Trãi - Thị xã Hà Giang
Điện thoại: 019 866 333
Khách sạn tỉnh Hà Giang
Yên BiênPhường Nguyễn Trãi, thị xã Hà GiangĐiện thoại: (84019) 868 229.
Khách sạn Hà Giang.Địa chỉ: thị trấn Hà Giang, tỉnh Hà Giang. Điện thoại: (84019) 866640Fax: (84019) 868261.
Khách sạn Hương Trà - Tỉnh Hà Giang
Tỉnh Hà Giang là tỉnh có tiềm năng du lịch đi bộ đường dài và cắm trại với các phong cảnh:
thác Quảng Ngân, Thần Thuỷ - Thiên Bảo, ...Khách sạn có vị trí tốt là điểm lưu trú cho khách du lịch đường dài và thưởng thức phong cảnh tuyệt đẹp.
Khách sạn có 16 phòng phục vụ 24/24, phòng có trang thiết bị tốt, nhiều loại phòng với giá khác nhau tạo nhiều lựa chọn cho khách hàng.Nhà hàng phục vụ các món ăn Âu-Á, Việt Nam và các món ăn địa phương, có phong cảnh đẹp nhìn về sông Bằng Giang.Đội ngủ nhân viên thông thạo ngoại ngử, có kinh nghiệm, và phục vụ tận tâm là những điểm mạnh của khách sạn.Địa chỉ: 19 đường Nguyễn Trãi, thị trấn Hà GiangĐiện thoại: 84.19.867885- 863688.
Khách sạn Việt Trung **Phường Minh Khai, Tx. Hà Giang, Hà GiangTel: (84-19) 868 403Fax: (84-19) 863 694Số phòng: 20
Khách sạn Sao Mai ***Tổ 2, phường Nguyễn Trãi, Tx. Hà Giang, Hà GiangTel: (84-19) 863 019Fax: (84-19) 863 147Số phòng: 25
Khách sạn Hoàng Anh **Phường Nguyễn Trãi, Tx. Hà Giang, Hà GiangTel: (84-19) 863 558Fax: (84-19) 863 558Số phòng: 25Khách sạn Hoa Long Tổ 4, phường Nguyễn Trãi, Tx. Hà Giang, Hà GiangTel: (84-19) 868 989Fax: (84-19) 866 406Số phòng: 15Khách sạn Công Đoàn *Phường Nguyễn Trãi, Tx. Hà Giang, Hà GiangTel: (84-19) 867 057Số phòng: 20Khách sạn Hà Dương **Tổ 2, phường Nguyễn Trãi, Tx. Hà Giang, Hà GiangTel: (84-19) 862 555Số phòng: 30
Các nhà hàng:
Cửa hàng ăn uống (Ô.lành)Phường Nguyễn Trãi Thị xã Hà GiangĐiện thoại: 019.866552Nhà hàng ăn uốngTổ 4 phường Nguyễn Trãi thị xã Hà GiangĐiện thoại: 019.862544Nhà hàng Bồng LaiTổ 1 Nguyễn Trãi Thị Xã Hà GiangĐiện thoại: 019.861559Nhà hàng Minh HiếuPhường Nguyễn Trãi Thị Xã Hà GiangĐiện thoại: 019.863558
6.TUYÊN QUANG
Các khách sạn:
Khách sạn Lô GiangĐịa chỉ: 219 C đường 17-8, thị trấn Tuyên Quang Điện thoại: (84027) 821452 Fax: (84027) 822419.
Khách sạn Tân Trào Địa chỉ: đường 17/8, thị xã Minh Xuân, tỉnh Tuyên Quang Điện thoại: (84027) 822482Khách sạn Kim BìnhĐịa chỉ: thị xã Minh Xuân, tỉnh Tuyên Quang Điện thoại: (84027) 822011.
Cửa hàng ăn uốngThôn Đăng Châu, huyện Sơn DươngTel: 835 878
Các nhà hàng:Cửa hàng ăn uốngKm 27, huyện Hàm YênTel: 845 115Cửa hàng ăn uốngKhu A1, huyện Chiêm HóaTel: 851 640Cửa hàng ăn uốngTổ 1, Minh Xuân, Tx. Tuyên QuangTel: 824 615Cửa hàng ăn uốngTổ 8, thị trấn Nà Hang, huyện Nà HangTel: 864 166Cửa hàng ăn uống đặc sảnThôn Xây Dựng, huyện Sơn DươngTel: 835 054
Nhìn chung các cơ sở vật chất trong khách sạn vẫn còn kém hiện đại hầu như khách sạn ở đây là khách sạn xếp hạng sao rất thấp, chưa đủ khả năng đáp ứng cho du khách có nhu cầu cao cấp.
B. Cơ quan cung ứng du lịch
1.CAO BẰNG
Sở thương mại –du lịch tỉnh Cao Bằng
Địa chỉ:66 đường Hoàng Đình Giong.tx Cao Bằng
ĐT:026.852404 Fax:026.55086
E_mail:stmcaobang@.vtic.com.vn
Công ty Du lịch Cao Bằng
Địa chỉ: 1 Nguyễn Du, Thị xã Cao Bằng
Điện thoại: (84-26) 852245 - 852260 Fax: (84-26) 852258
2.BẮC KẠN
Công ty Du lịch - Sở TM DL Bắc Kạn
Địa chỉ: Phường Đức Xuân, Thị xã Bắc Cạn
Điện thoại: (84-281) 870119 Fax: (84-281) 870120
Công ty XNK và Du lịch Bắc Kạn
Địa chỉ: Đường Trường Chinh, Thị xã Bắc Cạn
Điện thoại: (84-281) 870878 Fax: (84-281) 870879
Công ty Du lịch và Thương Mại Ba Bể
Địa chỉ: Thị xã Ba Bể, huyện Ba Bể
Điện thoại: (84-281) 876123 Fax: (84-281)
3.LẠNG SƠN
Sở thương mại –du lịch tỉnh Lạng Sơn
Đc: 211 Trần Đăng Ninh.tp Lạng Sơn
ĐT:025870014 FAX:025874876
Công ty Du lịch và XNK Lạng Sơn
Địa chỉ: 41 Lê Lợi, Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn
Điện thoại: (84-25) 872036 Fax: (84-25) 876678
4. THÁI NGUYÊN
SỞ THƯƠNG MẠI & DU LỊCH THÁI NGUYÊN
Số 04 đường CMT8 - Tp Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: 0280.855255 - Fax: 0280.751820
Email: thainguyentrade@vtic.com.vn
Trung tâm Xúc tiến Thương mại & Du lịch Thái Nguyên
Địa chỉ: Số 04 đường CMT8 Tp Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
ĐT: 0280.858102 - 756214 - 756497 Fax: 0280.858102
Email: thainguyentrade@vtic.com.vn
Website:
Công ty Khách sạn và Du lịch Thái Nguyên
Địa chỉ: Đường Trưng Vương, Tp. Thái Nguyên
Điện thoại: 855410
5.HÀ GIANG
Công ty DL DV XNK Hà Giang
Địa chỉ: Tổ 19, phường Nguyễn Trãi, Thị xã Hà Giang
Điện thoại: (84-19) 867157- 867283 Fax: (84-19) 868261
Sở thương mại_du lịch tỉnh Hà Giang
Đc:tổ 5 đường Nguyễn Trãi tx Hà Giang
ĐT:019.866392 FAX:019.866392
6.TUYÊN QUANG
SỞ THƯƠNG MẠI_DU LỊCH TỈNH TUYÊN QUANG
ĐC: đường Xân Hoà p.Minh Xuân.tx Tuyên Quang
ĐT:027.822624
Công ty Du lịch và Khách sạn Tuyên Quang
Địa chỉ: Đường Xuân Hoa, phường Minh Xuân, TX Tuyên Quang
Điện thoại: (84-27) 822624 Fax: (84-27) 822625
IV.Hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch những năm gần đây được chú trọng đầu tư và phát triển tài nguyên du lịch được khai thác, cơ sở vật chất dịch vụ và khách sạn được nâng lên đáng kể, các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng được mở rộng, hoạt động lữ hành ngày càng phát triển, số lượng khách du lịch hàng năm có tăng lên.Có thể kể đến một số hoạt động du lịch tiêu biểu của vùng thông qua một số tỉnh sau:
1. Thái Nguyên- một tỉnh có hoạt động du lịch mạnh nhất vùng.Năm 2007 vừa qua, thông qua hoạt động “năm du lịch quốc gia”, Thái Nguyên đã thu hút được 32 dự án phát triển kinh tế xã hội với số vốn đăng kí là 8500 tỷ đồng.Viêc tổ chức năm du lịch quốc gia đã giúp Thái Nguyên tạo ra bước đột phá quan trọng về phát triển du lịch tạo đà cho tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội năm 2007 đạt mức 13,2% đó là mức cao nhất từ trước tới nay.
Mục tiêu 2007 của du lịch Thái Nguyên là đón khách, trong đó có 25000 khách quốc tế.Kết quả tổng số lượt khách đạt 1,2 triệu tăng 41% so với kế hoạch đặt ra, khách quốc tế 25 500 lượt(đạt 102% kế hoạch), đạt được mục tiêu đè ra cho năm 2010. Tổng doanh thu xã hội về du lịch là 571 tỷ đồng. tăng 30,2% cùng kỳ năm 2006.Trong đó các cơ sở lưu trú du lịch là 102,17 tỷ đồng tăng 70% cùng kỳ 2006.
Cơ sở về dịch vụ và khách sạn được nâng lên đáng kể đến nay cả tỉnh có 95 cơ sở lưu trú với tổng công suất phòng nghỉ là 1750 phòng, trong đó có 450 phòng nghỉ đủ tiêu chuẩn phục vụ khách có nhu cầu cao cấp, nhiều nhà hàng ăn uống được mở ra có chất lượng phục vụ nhu cầu Âu, Á, ẩm thực địa phương vùng Việt Bắc.
Các tuyến, điểm du lịch: tuyến du lịch trung tâm thành phố Thái Nguyên tuyến du lịch trung tâm thành phố đi Hồ Núi Cốc, tuyến du lịch trung tâm thành phố - ATK Định Hoá, tuyến du lịch sinh thái hang động Võ Nhai.
Các tour du lịch:
Tour 1 : Thái Nguyên- đền Đuổm- ATK- Hồ Núi Cốc(2 ngày một đêm)
Tour2: Thái Nguyên- hang Phượng Hoàng- suố Mỏ Gà(1 ngày)
Tour 3: Thái Nguyên- Hồ Núi Cốc (1 ngày)
Tour 4: Thái Nguyên- Hồ Núi Cốc- Tân Trào (2 ngày 1 đêm)
Tour 5: Thái Nguyên- đền Đuổm- Hồ Ba Bể
2. Cao Bằng : cũng là tỉnh có hoạt động du lịch sôi nổi năm 2007 do tuyến đường quốc lộ 3 được nâng cấp, giao thông đi lại thuận lợi hơn, đồng thời hưởng ứng năm du lịch quốc gia Thái Nguyên “về với thủ đo gió ngàn chiến khu Việt Bắc”, các tỉnh trong vùng đều được tuyên truyền, quảng bá rộng rãi tiềm năng, sản phẩm du lịch,cùng với việc tổ chức tốt các lễ hội du lịch trên địa bàn tỉnh đạt 200 nghìn lượt khách, tănng 20% so với năm 2006. Trong đó khách quốc tế đạt 9800 lượt, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, khách du lịch nội địa đạt 190 200 lượt, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu du lịch trên địa bàn đạt 25 tỷ đồng tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Công tác kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại- du lịch tiếp tục được củng cố và phát triển, quan hệ giao lưu hợp tác kinh tế- thương mại – du lịch giữa Cao Bằng với Quảng Tây(Trung Quốc) ngày càng được tăng cường mở rộng.
Các tour du lịch:
Tour 1 :thị xã Cao Bằng- Hồ Thăng Đen( 1 ngày)
Tour 2:thị xã Cao Bằng- Pắc Bó( 1 ngày)
Tour 3: thị xã Cao Bằng- Hà Quảng- Trà Lĩnh(4 ngày)
Tour 4: Cao Bằng- Hà Quảng- Trà Lĩnh- Quảng Yên- Trùng Khánh- Hạ Lang( 7 ngày)
Tour 5: thị xã Cao Bằng- Trùng Khánh- Hạ Lang- Quảng Yên( 8 ngày)
Tour 6: thị xã Cao Bằng- Hà Quảng- Trà Lĩnh- Quảng Hoà - Lạng Sơn- Đông Khê- Hà Nội(11 ngày)
3. Lạng Sơn: Hoạt động du lịch ngày càng đa dạng, xu hướng xã hội hoá rõ nét, chất lượng dịch vụ có chuyển biến. Khu vực tư nhân đã tích cực đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…. tạo nên diện mạo mới cho phát triển du lịch. Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch có
nhiều tiến bộ. Lượng khách du lịch đến Lạng Sơn năm 2007 đạt gần 1,4 triệu lượt người, tăng gần 18% cùng kỳ năm trước.
Hà Giang: Lượng khách du lịch đến Hà Giang năm 2007 đạt gần
164 000 lượt khách, trong đó khách nước ngoài đạt trên 32 000 lượt khách, doanh thu dịch vụ du lịch đạt 132 tỷ đồng vượt 2 tỷ đồng so với kế hoạch và tăng 27 tỷ đồng so với năm 2006.
Nhìn chung, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh vùng Đông Bắc đang cùng với các cơ quan du lịch đang nỗ lực đẩy mạnh phát triển các hoạt động du lịch, bởi du lịch mang lại nguồn thu nhập đáng kể, tạo cơ hội việc làm cho nhân dân địa phương, nâng cao mức sống cũng như trình độ tri thức cho nhân dân địa phương nhờ trao đổi giao lưu văn hoá.
V. Nhận xét
Tiểu vùng du lịch Đông Bắc là một vùng giàu tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn. Có thể nói thiên nhiên đã ban tặng cho vùng những ưu ái đặc biệt : địa hình đa dạng, khí hậu mát mẻ... điển hình cho cả vùng phía Bắc.
Mặc dù có nhiều tài nguyên nhưng du lịch tại khu vực này lại chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có. Với khách trong nước mới chỉ dừng lại ở những tour ngắn ngày hay đơn giản chỉ ghé qua do mục đích muốn đến nơi khác và thăm điểm trong chốc lát. Với khách quốc tế đôi khi chỉ là « viếng thăm thoáng qua » hay phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Việc khách ở lại đây quá ít cũng là do cơ sở lưu trú nơi đây chưa đáp ứng được nhu cầu của họ, dịch vụ thiếu, « đơn sơ », khó thu hút được khách, hầu như vắng bóng những khách sạn cao cấp để phục vụ những luồng khách « vip » hay có nhu cầu đến nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, địa hình núi cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn cũng là nguyên nhân gây cản trở hoạt động du lịch.
Về phía hoạt động du lịch còn kém, chưa hoạch định cụ thể, khoa học và chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp trong ngành thiếu trầm trọng. Dân địa phương chưa biết cách làm du lịch, chưa được đào tạo chuyên sâu và có nghiệp vụ. Vì thế du lịch mất đi sự sáng tạo cần có.
Ngoài ra du lịch nơi đây còn chưa được đầu tư thoả đáng. Hoạt động quản lý không linh hoạt, không tạo được sự hấp dẫn, phương thức quảng bá sơ sài nên chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
VI. Kiến nghị
Để khắc phục những mặt hạn chế nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng, chúng tôi xin đưa ra một vài kiến nghị sau :
1.Về cơ sở hạ tầng :
Cần được hiện đại hoá, mở thêm nhiều tuyến đường lên Đông Bắc, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, phát triển thêm hệ thống đường sắt, đường ô tô...
Thiết kế và nâng cấp các cơ sở lưu trú, nhà hàng, đặc biệt là các khách sạn cao cấp... để phục vụ khách.
Đa dạng hoá các dịch vụ.
2.Về phát triển kinh tế : Cần có chiến lược riêng để phát triển kinh tế của vùng.
Trước hết tự bản thân vùng phải chú trọng và đưa ra những biện pháp tối ưu đưa nên kinh tế phát triển : khuyến khích xây dựng nền kinh tế mới, tận dụng tối đa các hoạt động tình nguyện của các đoàn cán bộ khoa học, y tế, giáo dục... mang lại tri thức cũng như sức khoẻ cho người dân.
Bên cạnh đó, để giải quyết vấn đề thiếu vốn đầu tư cần chủ động cho các nhà thầu thấy được tiềm năng phát triển của vùng. Nhưng để làm được điều này, trước hết cần tích cực chất lượng hoá các hoạt động quảng bá dưới nhiều hình thức phù hợp. Tập trung vốn vào những kế hoạch trọng điểm để đạt được hiệu quả, không nên dàn trải gây lãng phí.
3.Về con người :
Cần tổ chức các khoá đào tạo ngắn ngày hoặc dài ngày tuỳ thuộc vào nhu cầu, nhưng về lâu dài nên chú trọng đào tạo chuyên sâu, củng cố nghiệp vụ.
Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên cho người dân địa phương cũng như cho du khách, giáo dục để họ nhận thức đúng tầm quan trọng và tác động tích cực của du lịch trong tương lai đến đời sống tinh thần cũng như vật chất của họ.
4. Về các hình thức du lịch :
Cần phát triển thêm nhiều loại hình mới : cắm trại, đẩy mạnh hoạt động du lịch về nguồn, tạo điều kiện cho khách có thể sinh hoạt chung với người dân địa phương, đẩy mạnh hoạt động du lịch mua sắm...
Đặc biệt các tỉnh cần liên kết chặt chẽ hơn nữa trong việc cùng tổ chức và qui hoạch du lịch như tổ chức năm du lịch với một chủ đề có sự tham gia của các tỉnh, hỗ trợ cùng phát triển kinh tế xã hội...
Trong bài có sử dụng nguồn tài liệu tham khảo từ :
www.google.com
www.webdulich.com
wikimedia.com
Sách « Non nước Việt Nam »- tổng cục du lịch (2005)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DLy (3).doc