MỤC LỤC
Lời mở đầu
A: Điểm giống nhau giữa công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần (Cp)
1- Khái niệm
2- Tính chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty
3- Cả công ty TNHH và công ty cổ phần đều là chủ thể kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân
4- Quyền cụng ty
5- Nghĩa vụ cụng ty
6- Thi hành luật phỏ sản khi cụng ty kinh doanh khụng cú lói
7- Hội đồng thành viên (công ty TNHH), Đại hội cổ đông (công ty Cp)
8- nghĩa vụ của thành viên, cổ đông trong công ty TNHH và công ty cổ phần
B: Điểm khác nhau giữa cụng ty TNHH và cụng ty Cổ phần
C: Ví dụ
Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật của trường Đại học Quản lý Kinh doanh
2. Luật doanh nghiệp
3. Thời báo pháp luật kinh tế
1. Giáo trình luật của trường Đại học Quản lý Kinh doanh
2. Luật doanh nghiệp
3. Thời báo pháp luật kinh tế
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểm về Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Để góp phần phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế; bảo đảm quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh;
Căn cứ hiến pháp nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992
Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999. Luật doanh nghiệp được công bố theo lệnh số 05-l/cnt ngày 26/6/1999 của chủ tịch nước.
Luật này quy định về công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.Nhưng do giới hạn của đề tài tiểu luận không cho phép nói hết được mọi vấn đề trong luật này nên trong bài tiểu luận này em chỉ xin trình bầy về công ty TNHH và công ty Cổ phần . DDDDD
A: Điểm giống nhau giữa công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) và Công ty Cổ Phần:
1- Khái Niệm:
Là một loại hình doanh nghiệp trong đó các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn (hay số cổ phần) của mình góp vào doanh nghiệp (công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn của mình cho nên cũng là loại công ty TNHH).
Về sở hữu tài sản : Sở hữu trong công ty là sở hữu chung theo phần, điều đó có nghĩa là tài sản của công ty thuộc sở hữu chung của các thành viên, trong đó các thành viên có quyền sở hữu một phần trong khối tài sản chung đó. Phần sở hữu của từng thành viên tương ứng với phần vốn mà họ đã góp vào công ty.
2-Tính chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty:
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Ngoài phần vốn góp mà họ đã góp vào công ty, các thành viên không có nghĩa vụ đem tài sản của mình để trả nợ cho công ty khi làm ăn thua lỗ .
3- Cả công ty TNHH và công ty cổ phần đều là chủ thể kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân:Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân vì nó có đầy đủ yếu tố mà pháp luật quy định một pháp nhân cần phải có, cụ thể là:
-Thứ nhất:Công ty là một tổ chức có cơ cấu thống nhất được thành lập hợp pháp. Việc thành lập công ty phải theo thủ tục do pháp luật quy định từ việc xin phép thành lập đến thủ tục đăng ký kinh doanh và công khai hóa hoạt động. Công ty được coi là thành lập và có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-Thứ hai: Công ty có tài sản riêng và chịu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản của mình.
-Thứ ba: Công ty có toàn quyền chủ động quyết định những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Từ việc xác định quy mô kinh doanh, phương hướng kinh doanh đến việc lựa chọn khách hàng. Công ty xác định mục tiêu kinh doanh trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký.
-Thứ tư: Công ty tự mình, độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật, là nguyên đơn, bị đơn trước các cơ quan tài phán.
4-Quyền công ty:
-Công ty có quyền lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư,hình thức đầu tư, kể cả liên doanh, góp vốn vào doanh nghiệp khác và chủ động mở rộng quy mô kinh và ngành nghề doanh sao cho phù hợp với khả năng của công ty. Xuất phát từ nguyên tắc tự do kinh doanh.Tuy nhiên công ty không được phép kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật cấm.
-Công ty có quyền lựa chọn các hình thức huy động vốn bằng cách tăng vốn điều lệ của công ty hoặc đi vay. Riêng công ty cổ phần có thể tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu.
- Công ty có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
-Công ty có quyền chủ động tìm kiếm và lựa chọn thị trường, khách hàng, trực tiếp giao dịch ký hợp đồng với khách hàng.
-Công ty có quyền tuyển dụng, thuê mướn lao động theo yêu cầu kinh doanh. Công ty tự quyết định số lượng lao động cần tuyển dụng, thuê mướn, quy định yêu cầu nghề nghiệp của người lao động. Hình thức sử dụng lao động trong công ty có thể theo hợp đồng lao động.
- Công ty có quyền tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương thức quản lý khoa học, hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
-Công ty có toàn quyền sử dụng ngoại tệ thu được vào mục đích nhất định nhưng phải tuân theo những quy định của nhà nước về quản lý ngoại hối.
-Chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh đã đăng ký. (Nên sản xuất cái gì? Như thế nào? Cho ai? Là thuộc quyền của công ty không ai có quyền can thiệp vào hoạt động hợp pháp của công ty).
-Có quyền sử dụng phần thu nhập còn lại.
-Có quyền đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở ngoài tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty.
- Công ty có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.
- Các quyền khác do pháp luật quy định.
5- Nghĩa vụ của công ty:
- Kinh doanh theo đúng ngành nghề kinh doanh mà công ty đã đăng ký và được ghi trong giấy phép. Nếu muốn thay đổi thì công ty phải làm thủ tục xin phép tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác và quyết toán theo quy định của pháp luật về kế toán thống kê và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính.
- Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
- Trong quá trình sử dụng lao động công ty phải đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động đã được pháp luật quy định. Việc tuyển dụng, thuê mướn lao động trong công ty chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng lao động.Việc ký kết hợp đồng lao động phải tuân thủ theo pháp luật hợp đồng lao động. Công ty phải đảm bảo các điều kiện lao động, tiền công ... cho người lao động. Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theo pháp luật về công đoàn.
-Đảm bảo chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
-Tuân thủ quy định của nhà nước về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh .
-Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác, là nghĩa vụ của doanh nghiệp nói chung, công ty là một loại hình doanh nghiệp do đó công ty phải nộp thuế theo pháp luật về thuế .
- Kê khai định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo, thì phải kịp thời hiệu đính lại các thông tin đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.
-Đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở văn hóa, y tế giáo dục tại địa phương nơi công ty đóng trụ sở.
-Trích 5% lãi ròng hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc cho đến mức bằng 10% vốn điều lệ công ty.
-Chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
6- Thi hành luật phá sản công ty khi không có lãi:
Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Công ty TNHH: được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản.
Công ty Cổ Phần: khi công ty giải thể được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán cho chủ nợ và cổ đông.
Các trường hợp gải thể doanh nghiệp (theo điều 111) luật doanh nghiệplà:
+kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ mà không có quyết định gia hạn.
+Theo quyết định của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH; của Đại hhội cổ đông đối với công ty cổ phần.
+Công ty không có dủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục.
+ Bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh.
7-Hội đồng thành viên( công ty TNHH) và đại hội cổ đông( công ty cổ phần):
-Đều phải họp ít nhất mỗi năm 1 lần.
-Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
8-Nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông trong công ty TNHH và công ty cổ phần là:
1.Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiêm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty .
2.Tuân thủ điều lệ công ty.
3.Chấp hành quyết định hội đồng thành viên.
4.Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại luật này và điều lệ công ty.
B: Điểm khác nhau giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần:
Công ty TNHH
1. Là công ty đối nhân:
Công ty TNHH với số lượng thành viên không quá 50( công ty TNHH hai thành viên) hoặc với công ty TNHH một thành viên nhưng người tham gia hầu hết là quên biết nhau, tin cậy và tín nhiệm nhau. Các thành viên khi tham gia vào công ty thì quan tâm nhiều đến mối quan hệ thân thiết đó, vì vậy thuật ngữ pháp lý gọi là công ty đối nhân.
2.Chuyển nhượng phần vốn góp:
*Theo điều 32.chuyển nhượng phần vốn góp (luật doanh nghiệp):
Thành viên công ty TNHH có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây :
1- Thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp phải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện ;
2-Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết .
*Theo khoản 2-Điều 46 ( luật doanh nghiệp) thì:
Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
3.Số lượng thành viên:
-Các thành viên của công ty có thể là cá nhân, từng cá nhân tham gia với tư cách các thành viên có thể là tổ chức, 1 tổ chức hoặc nhiều tổ chức tham gia với tư thành viên.
-Công ty có nhiều cá nhân, tổ chức tham gia được gọi là công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Số lượng thành viên không được quá 50 thành viên.
-Công ty chỉ có một tổ chức đứng ra thành lập được gọi là công ty TNHH một thành viên.Tức là doanh nghiệp do đó một tổ chức làm chủ sở hữu( gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
4.Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu.
5.Cách góp vốn:
-Công ty TNHH huy động vốn của các thành viên theo nguyên tắc "Góp vốn một lần ,góp ngay ,góp đủ".
5.1*Theo điều 27 (luật doanh nghiệp) thì:
1- Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết. Trường hợp thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối vơí công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
-Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản về trường hợp nói tại đoạn 1 khoản này cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 30 ngày, kể từ thời điểm cam kết góp vốn; sau thời hạn này, nếu không có thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh, thì thành viên chưa góp đủ vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với công ty về phần vốn góp và các thiệt hại phát sinh do không đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
2-Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a-Tên trụ sở công ty;
b- Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
c-Vốn điều lệ công ty;
d- Tên, địa chỉ của thành viên;
đ- Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
e-Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp ;
g-Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
5.2: Công ty TNHH huy động vốn của thành viên bằng tiền, vàng hoặc tài sản. Số tiền vàng đưa vào công ty phải được tiến hành đúng thủ tục pháp luật. Số tài sản góp vốn phải được định giá theo thủ tục pháp luật
5.3: Công ty có thể huy động vốn bằng cách tăng phần vốn góp của mỗi thành viên (Góp thêm) hoặc kết nạp thêm thành viên mới ( nếu chưa đủ 50 thành viên). 5.4: Thành viên có quyến yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, có quyền chuyển nhượng phần vốn góp đó cho các thành viên khác, có quyền chuyển nhượng cho người không phải thành viên nếu các thành viên trong công ty không mua hoặc không mua hết.
5.5: Nếu 1 thành viên bị chết, mất tích ,bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải áp dụng các chế định của luật dân sự về thừa kế, giám hộ ... để đảm bảo quyền của các thành viên đó về phần vốn góp.
6. Tổ chức quản lý gồm:
* Hội Đồng Thành Viên- Theo điều 35( luật doanh nghiệp) là:
1- Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Trường hợp thành viên là tổ chức, thì thành viên đó chỉ định đại diện của mình vào hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên họp ít nhất mỗi năm một lần .
2- Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau:
a)Quyết định phương hướng phát triển công ty;
b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức phát triển thêm vốn;
c) Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị >50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty
d) Thông qua hợp đồng vay, cho vay , bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty;
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc( Tổng giám đốc), kế toán trưởng và cán bộ quản lý quan trọng khác quy định tại điều lệ công ty;
e) Quyết định mức lương, lợi ích khác đối với giám đốc ( Tổng giám đốc), kế toán trưởng và các cán bộ quản lý quan trọng khác quy định tại điều lệ công ty;
g)Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án sử lý lỗ của công ty;
h) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
i) Quyết định thành lập chi nhánh văn phòng đại diện;
k) Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty;
l) Quyết định tổ chức lại công ty;
m) Quyết định giải thể công ty;
n) Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại luât này và điều lệ công ty.
* Chủ Tịch Hội Đồng Thành Viên- Theo điều 36 (Luật doanh nghiệp):
1- Hội đồng thành viên bàu một thành viên làm chủ tịch. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc(Tổng giảm đốc) công ty.
2- Chủ tịch hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
c) Triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc thực hiện việc lấy ý kiến các thành viên;
d) Giám sát việc tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên;
đ) Thay mặt hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thàn viên;
e) Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Luật này và điều lệ công ty.
3- Nhiệm kỳ của chủ tịch Hội đồng thành viên không quá ba năm. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể được bầu lại.
4- Trường hợp Điều lệ công ty quy định chủ tịch hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật, thì các giấy tờ giao dịch phải ghi dõ điều đó.
* Giám đốc(Tổng giám đốc)-Theo điều 41 (luật doanh nghiệp) :
1- Giám đốc( Tổng giám đốc) công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc( Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty.
2- Giám đốc(Tổng giám đốc) có các quyền sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo các quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc sử lý các khoản lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Các quyền khác được quy định tại điều lệ công ty, tại hợp đồng lao động mà Giám đốc (Tổng giám đốc) ký với công ty và theo quyết định của Hội đồng thành viên.
3- Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một các trung thực, mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của công ty;
b) Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác; không được tiết lộ bí mật của cônh ty, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận;
c) Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho tất cả các thành viên của công ty và chủ nợ biết; không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của công ty , kể cả cho người quản lý; phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xẩy ra đối với chủ nợ do không thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điều này; kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty.
d) thực hiện các nghĩa vụ khác do pháp luật và Điều lệ công ty quy định.
*Công ty TNHH có trên mười một thành viên thì phải có Ban Kiểm Soát.
7. Quyền Của Thành Viên Công ty TNHH- Theo điều 29 (Luật doanh nghiệp) :
1- Thành viên công ty TNHH có quyền:
a) Được chia lợi nhuận sau công ty đã nộp thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật tương ứng với phần vốn góp vào công ty;
b) Tham dự họp Hội đồng thành viên, tham gia thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
c) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp;
d) Xem sổ đăng ký thành viên, sổ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm, các tài liệu khác của công ty và nhận bản trích lục hoặc bản sao các tài liệu này;
đ) Được chia giá chị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;
e) Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ; được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp;
g) Khởi kiện Giám đốc (Tổng giám đốc) tại Tòa án khi Giám đốc (Tổng giám đốc) không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên đó;
h) Các quyền khác quy định tại luật này và Điều lệ công ty.
2- Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 35% vốn điều lệ hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.
Công ty cổ phần
1.Là công ty đối vốn:
Công ty CP với sô lượng thành viên không hạn chế nhưng hầu hết không quen biết nhau , chỉ quan tâm đến số vốn góp vào công ty để nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhụân và sinh lời. Vì vậy thụât ngữ pháp lý gọi công ty CPlà công ty đối vốn. Nhưng cũng có thể những người sáng lập quen biết nhau, vì vậy người ta có thể gọi công ty CP vừa là công ty đối nhân vừa là công ty đối vốn.
2. Chuyển nhượng cổ phân
*Theo Khoản 3 điều 55(luật doanh nghiệp) thì:
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
*Theo khoản 1- Điều 58( luật doanh nghiệp) thì:
Trong ba năm đầu, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau lắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán; cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của Đại hội cổ đông. Cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
3.Số lượng thành viên:
-Công ty cổ phần phát hành trái phiếu để huy động vốn . Người mua cổ phiếu được gọi là cổ đông, tức là thành viên của công ty.
-Cổ đông có thể là cá nhân, một tổ chức;
-Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên và công ty CP không hạn chế số lượng thành viên tối đa là bao nhiêu.
4.Công ty CP được quyền phát hành cổ phiếu.
5.Cách góp vốn:
-Công ty cổ phần huy động vốn từng đợt theo phương thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty theo quy định của pháp luật.
5.1*Theo điều 59: cổ phiếu (luật doanh nghiệp) thì:
- Chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên.
- Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây :
1-Tên, trụ sở công ty;
2- Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
3- Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
4- Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
5- Tên cổ đông đối với cổ phiếu có ghi tên;
6- Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần ;
7- Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;
8- Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
9- Đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi còn có các nội dung khác theo quy định tại các điều 55,56 và 57 của luật này
* Theo điều 62: phát hành trái phiếu (luật doanh nghiệp) thì:
1- Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty
2-Hội đồng quản trị quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành.
5.2: Việc mua cổ phần, trái phiếu có thể mua bằng tiền, vàng, ngoại tệ do chuyển đổi giá trị sử dụng đất,
giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuuật, các tài liệu khác quy định trong điều lệ công ty phải thanh toán ngay một lần
5.3: * Theo điều 52: các lọaị cổ phần(luật doanh nghiệp) thì:
1- Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông .
2- Công ty cổ phần phải có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.
Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:
a- Cổ phần ưu đãi biểu quyết ;
b- Cổ phần ưu đãi cổ tức;
c- Cổ phần ưu đãi hoàn lại ;
d- Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
3- Chỉ có tổ chức được chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền lắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
6. Tổ chức quản lý gồm:
* Đại Hội Cổ Đông - Theo điều 70 (Luật doanh nghiệp) là:
1- Đại hội cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
2- Đại hội cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;
b) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát;
c) Xem xét và xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty;
d) Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty;
đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;
e) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;
g) Thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty;
h) Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
i) Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
* Hội Đồng Quản Trị- Theo điều 80 (Luật doanh nghiệp) là:
1- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,quyến lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
2- Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển của công ty;
b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
c) Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
d) Quyết định phương án đầu tư;
đ) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay, và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tai Điều lệ công ty;
e) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và các cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó;
g) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
h) Trình báo các quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội cổ đông;
i) Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức và xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
k) Quyết định giá trào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;
l) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội cổ đông, triệu tập họp Đại hội cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội cổ đông thông qua quyết định;
m) Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại;
n) Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty;
0) Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
3- Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
4- Hội đồng quản trị gồm không quá mười một thành viên. Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn và số lượng cụ thể thành viên Hội đồng quản trị do Điều lệ công ty quy định.
* Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty- Theo điều 85 (Luật doanh nghiệp) là:
1- Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc người khác làm Giám đốc (Tổng giám đốc). Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm được giao.
2- Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty;
b) Tổ chức thựng hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
d) Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;
e) Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc);
g) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
* Công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban Kiểm Soát
7. Quyền Của Cổ Đông Phổ Thông Trong công ty cổ phần - theo điều 53 (Luật doanh nghiệp):
1- Cổ đông phổ thông có quyền :
a) Tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
b) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội cổ đông;
c) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
d) Khi công ty giải thể, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán cho chủ nợ và cổ đông loại khác;
đ) Các quyền khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
2- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty , có quyền:
a) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có);
b) Yêu cầu họp đại hội cổ đông;
c) Xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội cổ đông;
d) Các quyền khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
* Quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết - theo khoản 2 - điều 55 (Luật doanh nghiệp) là:
a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 điều này;
b) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều này.
c) Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
* Quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức - Theo khoản 2 - điều 56 (Luật doanh nghiệp) là:
a) Nhận cổ tức với mức theo quy định tại khoản 1 điều này;
b) Khi công ty giải thể, được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng vơi số cổ phần góp vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết cho chủ nợ và cổ phần ưu đãi còn lại.
C: Ví Dụ :
* VÍ DỤ 1:
Công ty TNHH Xuân Hùng chuyên sản xuất mặt hàng mây tre đan mỹ nghệ
Trình tự thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
1-Người thành lập doanh nghiệp là ông Nguyễn Việt Hùng phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:
1.1Đơn đăng ký kinh doanh:Phải có nội dung chủ yếu sau:
-Tên doanh nghiệp : công ty TNHH Xuân Hùng
- Địa chỉ trụ sở chính: 24A Đoàn Thị Điểm Q1- Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất mặt hàng mây tre đan mỹ nghệ
-Vốn điều lệ: 5 tỷ
- Phần vốn góp của mỗi thành viên
-Họ tên địa chỉ thường trú, chữ ký của ông Hùng- người đại diện theo pháp luật đối với công tyTNHH Xuân Hùng
- Đơn đăng ký kinh doanh được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh quy định gửi ngày 30/11/1996
1.2-Điều lệ công ty
1.3- Danh sách thành viên:
- Ông Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc công ty- 146 Minh khai,Q1, TP HCM- số vốn góp ban đầu là 2tỷ chiếm 40% số vốn điều lệ của công ty
-Mai Thu Hiền-trưởng phòng kế hoạch-230 đường Lạc Long Quân, Q1, thành phố Hồ Chí Minh; với số vốn góp ban đầu là 0,5tỷ chiếm 10% vốn điều lệ công ty
- Mai Tiến Dũng- phó giám đốc công ty 450 đường Thái thịnh, Q7, TP HCM- với số vốn góp là 1,5tỷ chiếm 30% vốn đièu lệ công ty
- Nguyễn Đăng Mạnh - trưởng phòng nhân sự- 142 Tràn quang Khải, Q1, TP HCM- với số vốn góp là 0,5 tỷ chiếm 10% vốn điều lệ công ty
- Mai Thu Hà - trưởng phòng vật tư- 22 Huỳnh Thúc Kháng, Q5 , TP HCM- với số vốn góp là 0,5 tỷ chiếm 10% vốn điều lệ công ty
2- UBND TP HCM có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp ngày10/12/1996
3- Ông Nguyễn Việt Hùng (giám đốc công ty kiêm chủ tịch hội đồng thành viên) phải điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ như: tổ chức thực hiện các quýet định của hội đồng thành viên, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch dầu tư của công ty ký kết hợp đồng nhân danh công ty, chuẩn bị trương trình kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên... và phải hực hiện các quyền và nhiệm vụ đó một cách trung thực, mãn cán, vì lợi ích hợp pháp của công ty, không được lạm dụng quyền hạn để sử dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng, không tiết lộ bí mật của công ty...
- Các thành viên của công ty sau khi thực hiện phần vốn góp đầy đủ, đuúng hạn theo cam kết thì họ phải được công ty cáp giáy chứng nhận phần vốn góp và sauu khi đăng ký kinh doanh trhì công ty phải cấp sổ đảng ký thành viên cho họ. Và sổ đăng ký thành viên phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc nơi khác nhưng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh và tất cả các thành viên biết. Sổ đăng ký thành viên phải có các nội dung chủ yếu sau.
+ Tên trụ sở đăng ký công ty
+ Tên địa chỉ, chữ ký của thành viên hoặc người đại diện theo pháp luật của thành viên.
+Giá trị vốn góp tại thời điểm góp vốn và phàn vốn góp của từng thành viên
+ Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên
Đặc biệt các thành viên phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong công ty.Họ có quyền yêu cầu công ty mua lại hoặc chuyển nhượng phần vốn góp của mình
4- Sau 3 năm hoạt động công ty đã thu được lợi nhuận là khoảng hơn hai tỷ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Khi đó công ty có thể coi là kinh doanh có lãi và đồng thời các thành viên được chia lợi nhuận theo tỷ lệ số vốn đã góp. Sau khi chia lợi nhuận công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đã đến hạn trả.
* VÍ DỤ 2: Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại Việt Tiến
-Là công ty trực thuộc bộ thương mại và chính thức chuyển thành công ty cổ phần vào tháng 1/1999 với tổng tài sản là 2.606 triệu đồng.
-Người thành lập doanh nghiệp là ông Hoàng Văn Thành phải nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc UBND TP Hà Nội. Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:
1.1- Đơn đăng ký kinh doanh: phải có nội dung sau:
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần thiết bị thương mại Việt Tiến.
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp: 26B- Phan Đình Phùng - Hà Nội.
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất thiết bị thương mại
-Vốn điều lệ là: 2.606 triệu đồng
-vốn kinh doanh: 2.498triệu đồng. Trong đó vốn cố định là 960 triệu đồng, vốn lưu động là 1.538 triệu đồng.
-Phần vốn góp của các thành viên
- Đại diện theo pháp luật đối với công ty cổ phần thiết bị thương mại Việt Tiến là ông: Hoàng Văn Thành- 36A Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
1.2- Điều lệ công ty
1.3- Danh sách các thành viên công ty TNHH
-Mô hình tổ chức của công ty cổ phần thiết bị thuơng mại Việt Tiến được xác định trên cơ sở mô hình chung theo quy định của luật doanh nghiệp, trong điều lệ công ty đã được đại hội cổ đông của công ty thông qua và thống nhất với nhau một cách rõ ràng và công bằng:
Đại Hội Đồng Các Cổ Đông
Chủ Tịch
HĐQT
Giám Đốc Công Ty CP
Ban Kiểm Soát
Các KS Viên
Mô hình chung của công ty cổ phần ( luật doanh nghiệp):
Mô hình tổ chức của công ty thiết bị thương mại Việt Tiến là:
Giám Đốc Công Ty CP
Chủ Tịch
HĐQT
BF
XD
CB
DV
BF
KT
Sửa
Chữa
Phòng KT Và
XD CB
Ban Kiểm Soát
Các KS Viên
Đại Hội Đồng Các Cổ Đông
Các
Tổ
Sản
Xuất
Phân
Xưởng
Sản
Xuất 1
Phân
Xưởng
Sản
Xuất 2
Các
Tổ
Sản
Xuất
BF
Kho,
TTB
Vận
Tải
BF
Tiếp
Hiệu
Tiếp
Thị
BF
KH
KT
Phòng
KHKD
Marketting
BF kế toán tài chính
BF, TC, HC tổng
Phòng
TC, HC
Tổng Hợp
BF LĐ và định mức
-Bộ máy lãnh đạo và điều hành hoạt động của công ty là hội đồng quản trị và giám đốc (không có phó giám đốc giúp việc). Giám sát và bổ khuyết kịp thời những vấn đề cần điều chỉnh, cần xửa sai có ban kiểm soát bằng hoạt động của các kiểm soát viên.
- Cơ chế làm việc: +Căn cứ pháp lý (Luật doanh nghiệp và các luật phân ngành có liên quan. Điều lệ công ty đã được đại hội đồng cổ đông thông qua hiện hành và thống nhất.)
+ Cơ sở và nội dung hành động ( Quyết định của đại hội cổ đông, quyết định của hội đồng quản trị, quyết định của giám đốc)
- Cơ chế hoạt động ( nghị quyết và quyết định tập thể, công khai cho mọi cổ đông đều biết và đều có quyền, tự chủ: người lao động đồng thời là cổ đông của công ty)
=> Kết quả hoạt động sau một năm chuyển đổi sở hữu của công ty cổ phần thiết bị thương mại như sau:
- Tổng doanh thu đạt được 22.399 tr đồng, tăng lên gấp hai lần so với tổng doanh thu trước khi cổ phần hóa
- Lợi nhuận thu được 1.305 triệu đồng tăng lên gấp 3 lần so với trước khi cổ phần hóa
- Nộp ngân sách 1.442 triệu đồng tăng lên gấp 3 lần so với trước khi cổ phần hóa.
-> Đánh giá kết quả của công ty cổ phần thiế bị thương mại Việt Tiến:
-Công ty về tổ chức phản ánh cơ cấu và chức năng của từng bộ phận gắn với chức năng nhiệm vụ của công ty đã được ghi trong điều lệ
- Các chủ sở hữu đồng thời là người lao động trong công ty, người thực thi các nhiệm vụ của chính họ đề ra thông qua đại hội đồng cổ đông. Thực hiện quyền tự chủ mà chính họ đề ra. Họ chính là chủ của doanh nghiệp mà họ đang làm viêc.
-Do tính chất của một tổ chức kinh tế kinh doanh có nhiều chủ sở hữu các cổ đông không thể trực tiếp thực hiện vai trò làm chủ ở hữu của mình được ủy quyền cho một tổ chức đại diện làm nhiệm vụ trự tiếp quản lý công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc và các kiểm soát viên.
- Hội đồng quản trị và giám đốc là những người đại diện toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan trực tiếp đến mục đích và quyền lợi của công ty.
- Chế dộ làm việc theo mô hình công ty cổ phần đã có môi trường pháp lý rõ ràng, quyền của chủ sở hữu được tôn trọng, lãnh đạo tập thể, hoạt động theo cơ chế dân chủ, công khai và tự chủ.
KẾT LUẬN
Nói chung, doanh nghiệp là một khái niệm đã được quy định trong nhiều đạo luật của nước ta. Nhưng theo luật doanh nghiệp mới ban hành (6/1999) thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, có tài sản, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vì vậy việc thành lập, tổ chức hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam như công ty TNHH và công ty cổ phần đều phải tuân theo và áp dụng theo quy định của luật doanh nghiệp. Sau khi đăng ký kinh doanh công ty sẽ được hưởng các quyền lợi hợp pháp theo quy định của pháp luật nhưng đồng thời cũng phải thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật đã đề ra.
MỤC LỤC
Lời mở đầu
A: Điểm giống nhau giữa công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần (Cp)
1- Khái niệm
2- Tính chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty
3- Cả công ty TNHH và công ty cổ phần đều là chủ thể kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân
4- Quyền công ty
5- Nghĩa vụ công ty
6- Thi hành luật phá sản khi công ty kinh doanh không có lãi
7- Hội đồng thành viên (công ty TNHH), Đại hội cổ đông (công ty Cp)
8- nghĩa vụ của thành viên, cổ đông trong công ty TNHH và công ty cổ phần
B: Điểm khác nhau giữa công ty TNHH và công ty Cổ phần
C: Ví dụ
Kết luận
Tµi liÖu tham kh¶o
1. Gi¸o tr×nh luËt cña trêng §¹i häc Qu¶n lý Kinh doanh
2. LuËt doanh nghiÖp
3. Thêi b¸o ph¸p luËt kinh tÕ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 72719.DOC