Tiểu luận Tìm hiểu bản chất của cái đẹp trong nghệ thuật Ấn Độ truyền thống

MỞ ĐẦU Cái Đẹp là một trong bốn phạm trù cơ bản của Mỹ học, giữ vị trí trung tâm trong đời sống thẩm mỹ, được hình thành do sự kết hợp các yếu tố khách quan - chủ quan, tạo nên thực thể hoàn thiện Chân - Thiện Mỹ, gây nên ảnh hưởng toàn vẹn, sinh động, đầy xúc cảm lành mạnh và tiến bộ. Trong thế giới bao la rộng lớn với muôn ngàn hiện tượng, lĩnh vực, phạm vi khác nhau, Cái Đẹp đều có mặt, hiện hữu qua các sự vật với những kích thước, hình dáng, phẩm chất đem đến xúc cảm, rung động thẩm mỹ cho con người. Từ những cái đẹp của tự nhiên do tạo hóa sinh ra như sông, núi, trăng, sao, cây cỏ, hoa lá đến những thành phố, làng mạc, nhà cửa, đường sá đều do bàn tay lao động của con người làm ra và ngay thậm chí bản thân con người với hành động, cử chỉ, ánh mắt, lời nói và hình thể đều chứa đựng yếu tố của Cái Đẹp, là hiện thân của Cái Đẹp. Tuy nhiên, trên hết, tính hoàn thiện, toàn vẹn, chỉnh thể, sinh động và hài hòa được thể hiện cao nhất trong cái đẹp nghệ thuật; vì đó là cái đẹp được sáng tạo ra bởi những chủ thể tài năng theo mục đích của con người nhằm vươn tới lý tưởng của loài người tiến bộ. Cái Đẹp trong nghệ thuật là sự hòa quyện đến mức gần như tuyệt đối của chỉnh thể tinh thần Chân - Thiện - Mỹ, của tình cảm - trí tuệ - khát vọng và ý chí con người. C.Mác đã từng nói đại ý rằng,trong toàn bộ hoạt động sáng tạo của con người, hoạt động nào con người cũng sáng tạo theo qui luật của Cái Đẹp nhưng không ở đâu qui luật ấy lại được bộc lộ rõ nét như ở nghệ thuật. Tìm hiểu bản chất Cái Đẹp, bài viết của chúng tôi tập trung đi sâu khai thác những nét đặc trưng chủ yếu trong quan niệm và biểu hiện cụ thể Cái Đẹp ở nghệ thuật Ấn Độ truyền thống. Ấn Độ được coi là một trong hai nền văn minh lớn và tiêu biểu của Phương Đông, hình thành từ rất sớm, còn tồn tại và phát triển liên tục cho đến ngày nay; để lại cho nhân loại những thành tựu vô cùng giá trị, độc đáo trên nhiều lĩnh vực: Tôn giáo, Triết học, Khoa học, Nghệ thuật Đất nước Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và đông dân ở miền Nam Á,được ví như một tam giác khổng lồ, một cạnh phía Bắc chạy dài theo dãy Himalaya hùng vĩ mà người ta thường gọi là “lâu đài tuyết trắng”. Đầu tận cùng phía Tây Bắc Ấn có “con đường tơ lụa” đi qua các nước Trung Á, Tây Á để sang Châu Âu, còn đầu tam giác phía Nam giống như mũi tàu đón sóng gió bờ biển Ấn Độ Dương,tràn ngập ánh nắng mang hình vòng cung gần đất nước Xri-Lanca. Nền văn hóa Ấn Độ hình thành từ sớm cùng với chiều dài của lịch sử dân tộc,tiến triển theo hai giai đoạn: Giai đoạn văn hóa Thổ dân Đravida (khoảng 3000 năm TCN) và Giai đoạn văn hóa Arya, do người Arya (nghĩa là “Người cao quý”) di cư từ Trung Á,tràn vào bán đảo khổng lồ này,làm nên văn hóa Ấn Độ. Di sản văn hóa đồ sộ mà văn minh Ấn Độ để lại cho nhân loại được ghi nhận ở những tác phẩm văn học sơ kì nổi tiếng như bộ Kinh Veda, ra đời vào thiên niên kỉ thứ II TCN, sử thi vĩ đại như Ramajana,Mahabharata, cùng nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc với hàng loạt các đền, chùa, tháp cổ kính có giá trị to lớn và ý nghĩa thời đại cho tới ngày nay. Tìm về bản chất Cái Đẹp với tư cách là một phạm trù mỹ học cơ bản và trung tâm trong đời sống thẩm mỹ ở nghệ thuật Ấn Độ truyềnthống,chúng tôi tập trung đi sâu vào ba loại hình chính,đạt nhiều thành tựu và giá trị nhất để từ đó có cái nhìn khái quát, đầy đủ và thấu đáo hơn về văn hóa nghệ thuật Ấn Độ nói riêng cũng như về văn minh Phương Đông, Cái Đẹp trong mỹ học Phương Đông nói chung; đó là: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và văn học. MỤC LỤC NỘI DUNG 3 1. Nghệ thuật kiến trúc 3 1.1. Kiến trúc theo phong cách Ấn Độ giáo 3 1.2. Kiến trúc theo phong cách Phật giáo. 4 1.3. Kiến trúc theo phong cách Hồi giáo 7 2. Nghệ thuật điêu khắc cổ Ấn Độ 9 3. Văn học 12 3.1. Thần thoại Ấn Độ 12 3.2. Sử thi (Anh hùng ca) 13 3.2.1. Sử thi Ramajana 14 3.2.2. Sử thi Mahabharata 15 3.3. Truyện cổ dân gian Ấn Độ 15 KẾT LUẬN 17

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3177 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu bản chất của cái đẹp trong nghệ thuật Ấn Độ truyền thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu bản chất của cái đẹp trong nghệ thuật Ấn Độ truyền thống MỞ đẦu Cái Đẹp là một trong bốn phạm trù cơ bản của Mỹ học, giữ vị trí trung tâm trong đời sống thẩm mỹ, được hình thành do sự kết hợp các yếu tố khách quan - chủ quan, tạo nên thực thể hoàn thiện Chân - Thiện Mỹ, gây nên ảnh hưởng toàn vẹn, sinh động, đầy xúc cảm lành mạnh và tiến bộ. Trong thế giới bao la rộng lớn với muôn ngàn hiện tượng, lĩnh vực, phạm vi khác nhau, Cái Đẹp đều có mặt, hiện hữu qua các sự vật với những kích thước, hình dáng, phẩm chất… đem đến xúc cảm, rung động thẩm mỹ cho con người. Từ những cái đẹp của tự nhiên do tạo hóa sinh ra như sông, núi, trăng, sao, cây cỏ, hoa lá đến những thành phố, làng mạc, nhà cửa, đường sá… đều do bàn tay lao động của con người làm ra và ngay thậm chí bản thân con người với hành động, cử chỉ, ánh mắt, lời nói và hình thể đều chứa đựng yếu tố của Cái Đẹp, là hiện thân của Cái Đẹp. Tuy nhiên, trên hết, tính hoàn thiện, toàn vẹn, chỉnh thể, sinh động và hài hòa được thể hiện cao nhất trong cái đẹp nghệ thuật; vì đó là cái đẹp được sáng tạo ra bởi những chủ thể tài năng theo mục đích của con người nhằm vươn tới lý tưởng của loài người tiến bộ. Cái Đẹp trong nghệ thuật là sự hòa quyện đến mức gần như tuyệt đối của chỉnh thể tinh thần Chân - Thiện - Mỹ, của tình cảm - trí tuệ - khát vọng và ý chí con người. C.Mác đã từng nói đại ý rằng,trong toàn bộ hoạt động sáng tạo của con người, hoạt động nào con người cũng sáng tạo theo qui luật của Cái Đẹp nhưng không ở đâu qui luật ấy lại được bộc lộ rõ nét như ở nghệ thuật. Tìm hiểu bản chất Cái Đẹp, bài viết của chúng tôi tập trung đi sâu khai thác những nét đặc trưng chủ yếu trong quan niệm và biểu hiện cụ thể Cái Đẹp ở nghệ thuật Ấn Độ truyền thống. Ấn Độ được coi là một trong hai nền văn minh lớn và tiêu biểu của Phương Đông, hình thành từ rất sớm, còn tồn tại và phát triển liên tục cho đến ngày nay; để lại cho nhân loại những thành tựu vô cùng giá trị, độc đáo trên nhiều lĩnh vực: Tôn giáo, Triết học, Khoa học, Nghệ thuật… Đất nước Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và đông dân ở miền Nam Á,được ví như một tam giác khổng lồ, một cạnh phía Bắc chạy dài theo dãy Himalaya hùng vĩ mà người ta thường gọi là “lâu đài tuyết trắng”. Đầu tận cùng phía Tây Bắc Ấn có “con đường tơ lụa” đi qua các nước Trung Á, Tây Á để sang Châu Âu, còn đầu tam giác phía Nam giống như mũi tàu đón sóng gió bờ biển Ấn Độ Dương,tràn ngập ánh nắng mang hình vòng cung gần đất nước Xri-Lanca. Nền văn hóa Ấn Độ hình thành từ sớm cùng với chiều dài của lịch sử dân tộc,tiến triển theo hai giai đoạn: Giai đoạn văn hóa Thổ dân Đravida (khoảng 3000 năm TCN) và Giai đoạn văn hóa Arya, do người Arya (nghĩa là “Người cao quý”) di cư từ Trung Á,tràn vào bán đảo khổng lồ này,làm nên văn hóa Ấn Độ. Di sản văn hóa đồ sộ mà văn minh Ấn Độ để lại cho nhân loại được ghi nhận ở những tác phẩm văn học sơ kì nổi tiếng như bộ Kinh Veda, ra đời vào thiên niên kỉ thứ II TCN, sử thi vĩ đại như Ramajana,Mahabharata, cùng nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc với hàng loạt các đền, chùa, tháp cổ kính… có giá trị to lớn và ý nghĩa thời đại cho tới ngày nay. Tìm về bản chất Cái Đẹp với tư cách là một phạm trù mỹ học cơ bản và trung tâm trong đời sống thẩm mỹ ở nghệ thuật Ấn Độ truyềnthống,chúng tôi tập trung đi sâu vào ba loại hình chính,đạt nhiều thành tựu và giá trị nhất để từ đó có cái nhìn khái quát, đầy đủ và thấu đáo hơn về văn hóa nghệ thuật Ấn Độ nói riêng cũng như về văn minh Phương Đông, Cái Đẹp trong mỹ học Phương Đông nói chung; đó là: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và văn học. NỘi dung 1. Nghệ thuật kiến trúc Nghệ thuật kiến trúc cổ của các nước phương Đông nói chung đa phần gắn liền với tôn giáo,sức mạnh của tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh của con người, do vậy họ thường tập trung của cải, sức lực vào việc xây dựng các đền, chùa, tháp đồ sộ thờ các vị Thần như một cách bày tỏ lòng ngưỡng vọng mời các vị Thần về quanh mình cầu mong phù hộ cho cuộc sống. Ấn Độ là một đất nước đa thần giáo, là nơi sản sinh và nuôi dưỡng nhiều tôn giáo lớn cùng tồn tại song song, trong đó quan trọng nhất là đạo Balam«n, về sau là đạo Hinđu và đạo Phật. Do vậy, nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu đậm dấu ấn của các tôn giáo lớn,được xem xét cụ thể ở: Kiến trúc theo phong cách Ấn Độ giáo (đạo Bà la môn); Kiến trúc theo phong cách Phật giáo và Kiến trúc theo phong cách Hồi giáo. 1.1. Kiến trúc theo phong cách Ấn Độ giáo Đạo Bà la môn là tôn giáo ra đời sớm nhất ở Ấn Độ mà cơ sở của nó là bộ Kinh Veda (ra đời khoảng 2000 năm TCN), có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội với chế độ đẳng cấp Varna, theo đó cũng để lại nhiều dấu ấn trong nghệ thuật kiến trúc, nổi bật là các công trình đền đài: - Đền Lingaragia (thế kỉ X) ở Bubanetvar vùng Đông-Bắc Ấn Độ. - Khu đền Khajuraho (thế kỉ X) ở miền Trung-Bắc Ấn Độ. - Đền Tridambarama (thế kỉ XI) ở Tanggio - Đền Madura ở tận cùng Nam Ấn Độ (thế kỉ XVIII) Điển hình nhất trong toàn bộ công trình trên là khu đền Kharujaho-một quần thể kiến trúc cực kì đồ sộ bao gồm 22 ngôi đền liên kết lại. Khu đền được xây dựng theo ước vọng của các vị vua sùng Ấn Độ giáo trong Hoàng triều Chandella ở miền Trung Ấn Độ, khoảng thế kỉ X-XI SCN. Khu đền được đặt trên nền đá cao tới vài trăm mét so với mặt đất, tôn thêm vẻ hoành tráng và thiêng liêng cho công trình. Kiến trúc của Khajuraho đạt được thành công về nhiều mặt: về cách tạo hình, về bố cục, về quan hệ kiến trúc với không gian tự nhiên… song nét nổi bật là kiến trúc của khu đền đã bao quát được chủ đề chính, đó là sự giao hòa giữa thần linh và con người, giữa con người và tạo vật, nằm trong quan niệm triết học cổ phương Đông: Thiên-Địa-Nhân hợp nhất. Nhìn vào nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ ngay từ thời kì khởi nguyên, chúng ta nhận thấy quan niệm thẩm mỹ về Cái Đẹp đã thể hiện rất rõ nét trong tính hài hòa và cân đối, đặc biệt, kiến trúc do ảnh hưởng của tôn giáo nên Cái Đẹp cũng mang màu sắc của thần linh nhưng không mang tính chất siêu hình mà có quan hệ gắn bó mật thiết với con người trong mối giao hòa tuyệt đối. (điều này chúng tôi sẽ nói rõ hơn trong phần nghệ thuật điêu khắc). 1.2. Kiến trúc theo phong cách Phật giáo. Kiến trúc theo phong cách Phật giáo của Ấn Độ có mối quan hệ qua lại với kiến trúc Hy-La, Iran, các công trình được hình thành từ thế kỉ I nhưng đến thế kỉ VI SCN mới tạo thành một phong cách riêng; đặc biệt hưng thịnh trong thời kỳ Gupta (thế kỉ V-VII.SCN). Nhìn một cách tổng thể, nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Ấn Độ trong giai đoạn này gồm một số công trình lớn mà tiêu biểu và đồ sộ nhất là Chùa hang-những ngôi chùa thờ Phật được làm ngầm trong hang núi như chùa Karli, chùa Giangkhara, chùa Matkhura, đặc biệt là quần thể kiến trúc chùa hang Ajanta ở bang Maharasta. Tất cả 29 gian chùa hang đều được bàn tay khéo léo, tài hoa và tỉ mỉ của người Ấn Độ cổ đại tạo tác bằng cách khoét sâu vào vách núi đá; mặt ngoài mỗi gian có khoảng 20 cột đá được đục đẽo từ núi đá nguyên thủy rồi chạm khắc, trang trí rất công phu. Ngoài ra, trong quần thể kiến trúc ở chùa hang còn chứa đựng cả nghệ thuật hội họa đặc sắc ở các bức tranh đẹp về Phật giáo; dày đặc trên các mái vòm ở vách đá chùa là những bức họa màu sặc sỡ với màu đỏ, xanh lá cây, xanh lam trên nền đá cẩm thạch, mô tả sinh động các điển tích Phật giáo. . Ngoài chùa, còn có các miếu thờ rất lớn:miếu Makkhabotkha ở Botkhai… Đặc biệt, trong kiến trúc của Phật giáo Ấn Độ còn có một loại hình đặc biệt là Tháp (stupa) hay còn gọi là Phù đồ, đây là công trình bảo tồn các di vật của Phật. Trong số các tháp còn giữ đến ngày nay, điển hình nhất là tháp Xansi (Sanchi) ở Trung Ấn, xây từ thế kỉ II TCN bằng gạch, hình nửa quả cầu, cao hơn 16m, xung quanh có lan can, với bốn cửa lớn,làm bằng đá và chạm trổ rất đẹp,tinh vi và nhiều họa tiết đặc sắc. Trụ đá cũng là một công trình kiến trúc dung đê thờ Phật, trung bình cao 15m nặng 50 tấn, trên đó chạm một hoặc nhiều con sư tử và các hình trang trí khác. Trong số các trụ đá còn lại nổi tiếng nhất là trụ đá ở Sarnath, trên đỉnh chạm hình 4 con sư tử chụm đuôi nhìn ra 4 hướng trong tư thế tự vệ. Dưới sư tử có hình bánh xe luân hồi, về sau hình tượng này được vẽ thành quốc huy Ấn Độ. Nhìn lại kiến trúc Ấn Độ thời kì này, chúng ta thấy dấu ấn Phật giáo ảnh hưởng vô cùng rõ nét, sâu đậm trong tâm thức của người Ấn Độ truyền thống; vì vậy bản chất Cái Đẹp nằm ở quan niệm thẩm mỹ của họ là sự tổng hòa, sự tích hợp của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, nhưng trên tất cả, Cái Đẹp nằm trong thế tĩnh tại, sâu lắng, yên hòa; nó không gợn lên trong tâm trí con người những đam mê, khoái lạc mà tìm về Cái Đẹp trong rung cảm sâu kín toát lên từ nội tại. Đây cũng là phong cách nghệ thuật do ảnh hưởng của Phật giáo, tôn giáo từ bi, hướng thiện, đưa con người đến một thế giới của cõi Niêt bàn siêu thực, không còn tham, sân, si. 1.3. Kiến trúc theo phong cách Hồi giáo Năm 1562, người Mông Cổ ở Trung Á đã tấn công và chiếm được Đeli, thành lập vương triều mới gọi là Mogon. Cùng với việc Hồi giáo - tôn giáo do người Mông Cổ đem tới - trở thành quốc giáo, ở Ấn Độ đã xuất hiện những công trình kiến trúc mới xây dựng theo kiểu Trung - Tây Á. Đó là những nhà thờ Hồi giáo, cung điện, lăng mộ mà đặc điểm chung của lối kiến trúc này là mái tròn, cửa vòm, có tháp nhọn; hoặc còn kết hợp thêm phong cách truyền thống Ấn Độ là có bao lơn lộ thiên, có cột chống thanh thoát… Công trình tiêu biểu nhất của thời Mogon là lăng Taj Mahal, được xây dựng thế kỉ XVII để tưởng nhớ người vợ hết mực yêu quí đã quá cố Mahal Mumtaz của vua Sahd Jahan. Lăng Taj Mahal được dựng trên khu đất rộng 576mx293m; toàn bộ đều bằng đá cẩm thạch trắng.Chính diện, gác chuông, tháp, sân đều được bố trí rất hài hòa, bên trong bên ngoài đều được chạm trổ cực kì tinh vi. Mộ của vua và hoàng hậu được khảm bằng 12 loại đá quí ẩn hiện nhiều màu sắc trên nền cẩm thạch trắng trang trí nhiều họa tiết hình học,hoa lá và các dòng chữ Ả Rập chạy ngang trích từ kinh Cô Ran;bên cạnh lâu đài là 4 cột tháp sừng sững vây quanh,cứ 3cm2 được chạm khắc bằng 50 viên đá quí. Phong cách thiết kế của lăng Taj Mahal là sự tổ hộ của kiến trúc Ba Tư, Trung Á và Hồi giáo: đồ sộ mà vẫn thanh tú, nhẹ nhàng nhờ sự sắp xếp khéo léo trong quan hệ tương tác giữa mỗi bộ phận và tổng thể. Taj Mahal nằm ở cuối một khu vườn rộng lớn với những hàng cây bách dài và xanh ngát,trên thảm cỏ mênh mông, ở giữa là hồ nước phản chiếu ánh sáng lấp lánh, điểm những đóa sen trắng, hồng cùng màu xanh lơ của bầu trời cao vút, làm nổi bật một tòa nhà kiêu hãnh trắng ngời mà lộng lẫy, uy nghi, đường bệ. Taj Mahal ngày nay được công nhận là một trong bảy kì quan thế giới đương đại, là biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu, bất diệt, biểu tượng cho sự toàn mỹ đồng thời là linh hồn của Ấn Độ mà nhân dân đã tự hào xem như là “viên ngọc trân châu của những đền đài” Có thể nói, tìm lại nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ qua các thời đoạn lịch sử nền văn minh lâu đời này, chúng ta nhận thấy quan niệm Cái Đẹp của người Ấn chịu ảnh hưởng vô cùng sâu sắc của văn hóa tôn giáo. Bản chất Cái Đẹp hiện diện trong đời sống thẩm mỹ con người bị chi phối bởi nhãn quan tôn giáo đa thần,nhưng trên hết, nó vẫn bảo tồn được những đặc trưng tiêu biểu, vốn có, đó là tính cân đối, hòa hợp và chỉnh thể. Càng về sau,cùng với sự phát triển chung của nền văn minh Ấn Độ, Cái Đẹp trong nghệ thuật kiến trúc được nâng lên thành những biểu tượng, ở đó, xúc cảm thẩm mỹ, quan niệm thẩm mỹ ngày càng được định hình, nó không còn là phương tiện biểu hiện cho thế giới tâm linh siêu hình thần bí mà trên hết bộc lộ tâm hồn con người, là rung cảm của con người trước tình yêu, hạnh phúc, thiên nhiên tươi đẹp. Cái Đẹp là một giá trị; Cái Đẹp mang tính nhân loại vì nó không là sản phẩm của một cá thể, một dân tộc, Cái Đẹp được chắt chiu kết hợp hài hòa trong nhiều nền văn hóa khác nhau, vì trên hết, nó phục vụ cho lý tưởng thẩm mỹ và mục đích cao quí của con người. 2. Nghệ thuật điêu khắc cổ Ấn Độ Ấn Độ có một nền điêu khắc rất lâu đời; phát triển đa dạng,phong phú tiếp biến cùng sự phát triển của nền nghệ thuật huy hoàng Ấn Độ cổ đại; nhưng nhìn chung đều bị chi phối bởi một quan niệm thẩm mỹ rất độc đáo: tính nhục cảm mãnh liệt. Có một điều chúng ta dễ dàng nhận thấy trong nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ, bên cạnh các công trình lăng mộ, đền chùa, tháp, miếu… bao giờ cũng có sự xuất hiện của các tác phẩm điêu khắc cầu kì, tinh xảo. Nó không chỉ là sản phẩm của bàn tay khối óc tài hoa, mẫn cảm của nghệ nhân cổ đại mà đằng sau những bức tượng chạm, khắc, đẽo, gọt mài giũa công phu, người ta thấy hiện diện sống động trong đó cả một điệu tâm hồn của con người với những ý thức mãnh liệt về đời sống tình dục; phơi bày ở đó những cảm thức mang tính chất nguyên thủy nhưng cực kì rõ nét về sinh hoạt nam nữ, nâng nó lên thành một nghệ thuật có tính thẩm mỹ cao, không đơn thuần là tái diễn các hoạt động tình dục mà còn ẩn tàng đằng sau những triết lý về Cái Đẹp,về tôn giáo, về tình yêu-hạnh phúc….. Trên những bức tường của những công trình kiến trúc ở Khajuraho được xây dựng từ thế kỉ XI, người ta chỉ thấy thể hiện một nội dung gần như duy nhất: tình dục nóng bỏng Những bức tượng đó miêu tả những cảnh âu yếm giữa thần Shiva và nữ thần Parvati, theo quan niệm cổ về nguồn gốc của vũ trụ: đây chính là sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà đem lại sự sống trên Trái Đất. Những cơ thể đó quấn chặt lấy nhau ở mọi tư thế trong cảnh hoan lạc với niềm đam mê nhục dục lạ thường. Chính những tác phẩm đầy tính tả thực về tình yêu xác thịt này đã thể hiện sự thuần khiết trong tâm hồn con người có thể đạt được. Trong nghệ thuật điêu khắc truyền thống Ấn Độ, bên cạnh đặc điểm nổi bật mang tính thẩm mỹ cao là sự đam mê vẻ đẹp nhục cảm của con người, còn có đặc điểm khác đó là sự kết hợp gần như tuyệt đối và hoàn hảo giữa điêu khắc và kiến trúc. Điêu khắc Ấn Độ phủ dày tất cả bề mặt kiến trúc. 29 ngôi đền trong quần thể khu di tích Khajuraho không có lấy một phân vuông nào bị bỏ trống. Từ những đường diềm trang trí từ dưới lên trên bệ đá cho tới đỉnh tháp cao 30m, tất cả đều được chạm khắc tỉ mỉ từng họa tiết. Có những cái được chạm bằng đường nét ước lệ nhưng phần lớn mang tính hiện thực cao. Trong quần thể chùa hang Ajanta, bên cạnh giá trị kiến trúc đồ sộ, người ta hoàn toàn không thể phủ nhận tính chất thẩm mỹ cực kì tinh xảo trên từng vách, từng phiến đá, đặc biệt là những bức tượng Phật thể hiện kì công của nghệ nhân sáng tạo Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thực sự hài hòa và gắn bó trong một sản phẩm sáng tạo không chỉ cho thấy tài nghệ khéo léo, tỉ mỉ, lòng kiên trì của người nghệ sỹ mà còn cho ta thấy quan niệm về Cái Đẹp của họ; đó là Cái Đẹp mang tính chỉnh thể tuyệt đối hoàn mỹ; thực sự là mối hòa quyện của tình cảm-trí tuệ - khát vong - ý chí con người, cao hơn nữa, mang màu sắc mới hơn nữa là Cái Đẹp mang tính dục, được nâng lên ở rung cảm thẩm mỹ, ở tính nghệ thuật, Cái Đẹp mang trong nó triết lý Âm - Dương phồn thực và hòa hợp, Cái Đẹp là sự khêu gợi hấp dẫn những cảm xúc nguyên sơ của con người không phải với những liên tưởng thú tính, Cái Đẹp trên hết là sự giao hòa - sự đồng điệu trong một nhịp - sự kết nối những tâm hồn nâng xúc cảm thăng hoa, nâng hành vi cử chỉ lên thành nghệ thuật. Quả thật, triết lý phồn thực trong suy nghĩ của người Ấn Độ: “thời điểm hoạt động tình dục giữa hai người yêu nhau được coi là sự hòa hợp và thống nhất hoàn toàn giữa linh hồn và thánh thiện” đã đem lại cho di sản nghệ thuật điêu khắc những tác phẩm có tính thẩm mỹ cao, tìm Cái Đẹp trong sâu thẳm tinh thần,đời sống tình dục đầy nhục cảm, tìm Cái Đẹp ở cảm giác hoan lạc và đam mê, đặc biệt, nâng nó vượt lên trên ý nghĩa như là hành vi giao cấu để mang đến một ý nghĩa nghệ thuật thực sự: Cái Đẹp là sự hòa hợp tuyệt đối của những cảm xúc đang được thăng hoa, đem đến cho con người những rung động mãnh liệt. 3. Văn học Ấn Độ là một đất nước có nền văn học nghệ thuật phát triển từ rất sớm với những thành tựu vô cùng rực rỡ, đặc biệt trong văn học Ấn Độ truyền thống, người ta thường đánh giá và ghi nhận ở ba loại hình tác phẩm chính: Thần thoại Ấn Độ, Sử thi và Truyện cổ dân gian. Tìm hiểu những giá trị đặc sắc của các tác phẩm trong nền văn hóa nghệ thuật đồ sộ của Ấn Độ với sự đánh giá khách quan và có cái nhìn lịch sử, chúng tôi hi vọng sẽ góp nhặt thêm những quan niệm về bản chất Cái Đẹp thể hiện trong văn học, bên cạnh những di sản tuyệt mĩ về kiến trúc và điêu khắc như đã trình bày ở trên. 3.1. Thần thoại Ấn Độ Thần thoại Ấn Độ là sáng tác dân gian truyền miệng của nhiều chủng tộc, nhiều địa phương kế thừa lẫn nhau trong quá trình phát triển đất nước Ấn Độ. Nói đến Ấn Độ, người ta nghĩ ngay tới thế giới thần thoại kì ảo với những tập thần thoại nổi tiếng như: Veda, Brahmana, Upanixat, Phật thoại Buda… Trong thần thoại Ấn Độ, các tác giả dân gian đã đem đến những bức tranh sinh hoạt của người Ấn giàu màu sắc hiện thực, sinh động và chân thực. Đặc biệt, hình ảnh thiên nhiên trong thần thoại làm tăng thêm nét trữ tình và vẻ đẹp lãng mạn: đó là núi Himalaya hùng vĩ, là sông Hằng trong xanh, là những cánh đồng thảo nguyên mênh mông, những đàn súc vật tung tăng dưới ánh mặt trời, cây cỏ hoa lá đua nhau nở dưới nắng xuân …. tất cả đã đua nhau kích thích trí tưởng tượng của người Ấn Độ xưa. Đặc biệt, nghệ thuật nhân cách hóa trong thần thoại cũng thể hiện khiếu thẩm mỹ của người Ấn xưa vô cùng đáng khâm phục: “Nàng Usa mở rộng khăn trùm như cô gái trang sức đẹp… khi nàng đứng dậy, nàng như một cô gái tắm xong….Nàng theo gót những nàng Rạng Đông xưa, nàng là chị cả của những nàng Rạng Đông mai sau, những nàng Rạng Đông không bao giờ chết…” (Trích Rig Veda). Đề tài trong thần thoại cũng rất phong phú, ở đó hiện lên những nỗi vui mừng,rung cảm, những nỗi mơ hồ lo sợ, những động tác múa nhảy, những lời ca đầu tiên đến cả tình yêu nam nữ… Người ta thấy được Cái Đẹp thể hiện ngay trong những cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp hình hài, vóc dáng con người tuy nhiên, ở giai đoạn này,do nền văn học nguyên thủy sớm chịu ảnh hưởng của tôn giáo, đặc biệt là chế độ đẳng cấp Vacna của đạo Balamon nên ít nhiều mĩ cảm của người Ấn Độ bị hương khói của tôn giáo che mờ, bị phù chú và kinh kệ vùi dập; lòng ngưỡng vọng những đấng tối cao (Brahamana - Đấng Sáng tạo tối cao) đã đưa tới nguyên tắc mĩ học phản hiện thực, sự hưởng lạc cảm quan đi liền với chủ nghĩa khổ hạnh, coi cuộc đời như một trò chơi ảo mộng phù phiếm mà trần thế là hư vô còn Thượng Đế là chân thực… Do vậy quan niệm bản chất Cái Đẹp trong thần thoại Ấn Độ còn nhiều hạn chế khi kiếm tìm những cảm xúc, rung động ở vẻ phù phiếm, hư vô, siêu hình. 3.2. Sử thi (Anh hùng ca) Sử thi Ấn Độ ra đời trên cơ sở xã hội Ấn Độ đã phát triển qua chế độ quân chủ phong kiến, nhiều vương quốc đã hình thành. Sử thi là bức tranh sinh động phản ánh đời sống tư tưởng của nhân dân Ấn Độ qua những cuộc xung đột, chiến tranh giữa các vương quốc, các chủng tộc trên lãnh thổ. Hơn nữa, sử thi còn là những bài ca vĩ đại ca ngợi những chiến công hiển hách, khí phách hào hùng của các anh hùng lí tưởng mà nhân dân Ấn Độ cổ xưa đề cao và ngưỡng mộ; tiêu biểu và nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi: Ramajana và Mahabharata. 3.2.1. Sử thi Ramajana Ramajana là thiên sử thi vĩ đại đầy chất bi hùng, chói lọi ánh hào quang huyền thoại, mở ra thời đại rực rỡ trong văn học Ấn Độ, được Van-mi-ki viết thành văn vần bằng tiếng Xăng cơ rít, vào khoảng thế kỉ III TCN. Người Ấn Độ xem Ramajana như Kinh Thánh và tin rằng: “Chừng nào sông chưa cạn,đá chưa mòn thì Ramajana còn làm say mê lòng người và cứu họ ra khỏi vòng tội lỗi”. Đặc điểm nổi bật khiến cho Ramajana sống mãi trong lòng người đọc là ở chính sức gợi cảm của nó, không chỉ ở thiên tình sử éo le của chàng Rama và nàng Sita mà còn do tài nghệ của nhà thơ dân gian đã biết vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Yếu tố tưởng tượng kì ảo giữ một vai trò quan trọng trong suốt bản anh hùng ca; yếu tố thần kì được kết hợp một cách độc đáo khách quan với hiện thực của thời đại. Những nhân vật trong tác phẩm đều xuất thân thần thánh như Rama, Sita, những nhân vật như quỉ Ravana, khỉ Hanuman đều được hình tượng hóa và mang đầy đủ tính người rất sinh động và chân thực. Tác phẩm còn vẽ lên cảnh chiến trường ác liệt, cung tên rào rào, người và quỉ biến hóa nhiều phép thuật, cùng với khí phách hào hùng, dũng cảm của những người chiến thắng đã gây nên hứng thú cho người đọc. Chính những đặc điểm nghệ thuật trên đây đã tạo nên vẻ đẹp và sức sống cho tác phẩm, nó nằm trong tính chất bi hùng, Cái Đẹp hiện diện sinh động trong những tình cảm mãnh liệt, những cảm xúc trác tuyệt, không còn dấu vết của hư vô, thần bí, phù phiếm và hoang đường của thần thoại, sử thi Ramajana tìm kiếm vẻ đẹp con người với đời, 5 tình cảm của người bình dân, dù đội lốt là quỉ hay là thánh thần. 3.2.2. Sử thi Mahabharata Đây là bộ sử thi có qui mô cực kì đồ sộ, dài 22 vạn câu, gấp bảy lần I-liat và Ô-đi-xê của Hy Lạp cộng lại, có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á. Chủ đề của tác phẩm vĩ đại này là cuộc chiến tranh lớn giữa dòng họ Bharata để giành giật đất đai và mở rộng bờ cõi, thông qua đó đề cao lý tưởng và đạo đức của thời đại. Mahabharata có thể coi là cuốn “Bách khoa toàn thư” về đời sống văn hóa, chính trị và xã hội Ấn Độ cổ đại; ở đó chứa đựng các sự kiện lịch sử,những tín ngưỡng tôn giáo,những tâp quán sinh hoạt của toàn thể dân tộc Ấn Độ suốt chiều dài từ chân núi Himalaya hùng vĩ cho tới vịnh Băng gan tràn ngập ánh nắng. Sự phong phú về nội dung đó được nhân dân Ấn Độ thừa nhận trong một câu tục ngữ đầy tự hào và kiêu hãnh: “Cái gì không thấy trong Mahabharata thì cũng không thấy có trong đất nước Ấn Độ” 3.3. Truyện cổ dân gian Ấn Độ Ấn Độ là đất nước có kho tàng cổ tích giàu có và đồ sộ vào loại giàu nhất thế giới. Đó là thành quả tuyệt vời của sự thông minh,đầy mưu trí, giàu óc tưởng tượng của nhân dân Ấn Độ. Cũng giống như truyện cổ của các dân tộc khác, truyện dân gian Ấn Độ cũng phản ánh đời sống xã hội mà ở đó, thói hư tật xấu bị đả kích,trừng phạt; lòng tốt bao giờ cũng được phát huy và ca ngợi mang ngụ ý giáo dục và khuyên răn người đời. Điểm đáng chú ý nhất trong nghệ thuật truyện cổ dân gian Ấn Độ là đậm đà tính chất triết lý, dồi dào trí tuệ, nhiều ngụ ngôn,phản ánh tư duy của người Ấn Độ thời cổ đại, tuy nhiên còn đôi chỗ tồn tại tư tưởng thần bí, hoang đường do dấu ấn tôn giáo ít nhiều vẫn ảnh hưởng nặng nề. Nhìn chung,trong văn học Ấn Độ truyền thống, bản chất về Cái Đẹp được thể hiện một cách mãnh liệt ở những xúc cảm trác tuyệt của con người cổ đại, ở những bức tranh thiên nhiên đẹp và lãng mạn vô cùng; Cái Đẹp được thi vị hóa, thậm chí thần thánh hóa nên ít nhiều mất đi tính hiện thực đời thường giản dị, người ta tìm thấy ở các tác phẩm Thần thoại, Sử thi anh hùng ca vẻ đẹp lẫm liệt, bi thương của các vị Thần, những người anh hùng; vẻ đẹp con người trần thế chỉ được lướt qua ở vẻ đẹp của hình thể, sắc vóc nhưng tiếp tục được nâng lên ở mức phi phàm; do vậy Cái Đẹp trong văn học Ấn Độ chủ yếu đưa con người tới xúc cảm rung động rất mạnh mẽ,mãnh liệt về tình yêu, về chinh chiến, về hạnh phúc, chưa dẫn dắt con người vào thế giới của những niềm yêu thương giản dị, chưa giúp con người nhận ra vẻ đẹp nằm ngay trong bản thân nội tại mà mải mê kiếm tìm ở mô típ hình tượng các vị Thánh cao siêu. Nhưng trên tất cả, Cái Đẹp trong văn học Ấn Độ truyền thống có chức năng giáo dục thẩm mỹ cho con người khi biết tìm kiếm và khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, của tình cảm mãnh liệt trong huyết mạch con người. KẾt LuẬn Có thể nói,tìm hiểu bản chất Cái Đẹp trong nghệ thuật Ấn Độ truyền thống, chúng tôi nhận ra một số nét đăc trưng cơ bản như sau: Nền nghệ thuật huy hoàng của Ấn Độ cổ đại là một quá trình phát triển liên tục, không đứt đoạn và có sự tiếp biến tuần tự giữa các phong cách, ở đó dù có hay không có ý thức biểu hiện Cái Đẹp trong các công trình nghệ thuật của mình, nhưng người Ấn Độ xưa đã hoàn toàn chinh phục được nhân loại khi đem tới cho di sản văn minh phương Đông nói riêng và thế giới nói chung những kiệt tác có giá trị vô cùng to lớn, đáng chú ý là Cái Đẹp trong nghệ thuật Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu đậm dấu ấn của các tôn giáo lớn: Nghệ thuật theo phong cách Phật giáo tìm vẻ đẹp trong thế uy nghiêm, tĩnh tại và yên hòa; Nghệ thuật theo phong cách Ấn Độ giáo sôi nổi đến cuồng nhiệt ,tìm tòi ở những cảnh vật, diện mạo hùng vĩ, trác tuyệt còn nghệ thuật theo phong cách Hồi giáo lại đi vào thế giới siêu hình, có sự hòa quyện của hai nền văn hóa Trung Á và Ấn Độ. Dù vậy xét một cách toàn thể, nghệ thuật Ấn Độ truyền thống đượm màu sắc tôn giáo, đi tìm vẻ đẹp trong thế yên lành, bình ổn và tôn nghiêm. Mặt khác, nghệ thuật Ấn Độ truyền thống còn đi tìm Cái Đẹp trong tính chỉnh thể, cân đối, hòa điệu nhịp nhàng giữa các ngành nghệ thuật khác nhau. Người ta dễ dàng nhận ra bên trong quần thể kiến trúc đồ sộ, uy nghiêm và lộng lẫy luôn hiện diện những bức tượng điêu khắc chạm trổ tinh vi và các bức họa màu sắc sặc sỡ, làm tôn thêm nét đẹp cho cả công trình nghệ thuật, mang lại cho con người rung cảm thẩm mỹ ở đường nét kết hợp uyển chuyển và nhịp nhàng. Cái Đẹp trong nghệ thuật Ấn Độ truyền thống còn có một điểm riêng rất độc đáo so với các nền văn hóa văn mình nhân loại,đó là Cái Đẹp mang tính nhục cảm thẩm mỹ rất mãnh liệt. Cái Đẹp được tìm thấy đằng sau những bức tượng điêu khắc diễn tả đời sống sinh hoạt tình dục của con người, nhưng không đơn thuần là những hành vi giao cấu mà được nâng lên thành một nghệ thuật, ẩn tàng đằng sau đó triết lý phần thực của người Ấn Độ xưa. Bản chất của Cái đẹp trong quan niệm của người Ấn không chỉ là sự giao hòa tuyệt đối mà còn mang tính dục, gợi cảm sâu sắc. Cái đẹp trong nghệ thuật Ấn Độ truyền thống không chỉ có vậy mà còn đi tìm kiếm ở những xúc cảm thẩm mỹ mãnh liệt, gây ấn tượng mạnh ở những vẻ đẹp có tính trác tuyệt, những vẻ đẹp bi thương cao cả nên ở một góc độ nào đấy người ta tìm thấy trong cái Đẹp có cả những đặc điểm của cái Bi, cái Cao cả - hai trong bốn phạm trù mỹ học cơ bản cùng với phạm trù cái Đẹp. Quả thật cái đẹp trong nghệ thuật Ấn Độ truyền thống được xem là mẫu mực, bởi nó đồng thời mang những đặc điểm có tính bản chất của phạm trù cái đẹp nói chung: chỉnh thể - toàn vẹn - hài hòa giữa chủ quan và khách quan, nhưng cũng mang đậm những dấu ấn riêng, độc đáo của một nền văn minh lâu đời, thể hiện ở những cảm xúc mãnh liệt, những rung động sâu xa, trong tâm hồn con người về vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp tự thân trong chính bản thể con người, có tính gợi cảm cao; điều quan trọng hơn hết là cái đẹp trong nghệ thuật Ấn Độ truyền thống mang một vẻ đẹp hoàn mỹ, hướng con người đến lý tưởng nhận thức, cảm thụ thẩm mỹ tiến bộ và có tính thời đại sâu sắc./. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMH22.doc
Tài liệu liên quan