Tiểu luận Tìm hiểu chuẩn nghèo Việt Nam các giai đoạn 2000 – 2005, 2006 – 2010, và dự kiến giai đoạn 2010 - 2015
Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì việc báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2006-2010 và xây dựng danh mục Chương trình này trong các năm từ 2011-2015, tổng hợp trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội Khóa XII tại kỳ họp thứ 7.
Sau khi Quốc hội thông qua danh mục các Chương trình MTQG giai đoạn 2011 – 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ quản lý Chương trình MTQG tổ chức thẩm định chương trình, trình Thủ tướng phê duyệt trong năm 2010.
8 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu chuẩn nghèo Việt Nam các giai đoạn 2000 – 2005, 2006 – 2010, và dự kiến giai đoạn 2010 - 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1 Tìm hiểu chuẩn nghèo Việt Nam các giai đoạn 2000 – 2005, 2006 – 2010, và dự kiến giai đoạn 2010 - 2015
Trả lời:
I. CHUẨN NGHÈO
Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể, thu nhập 18.600 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (gồm bố mẹ và hai con), và thu nhập 9.573 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân trong độ tuổi lao động. Theo chuẩn này thì năm 1993 nước Mỹ có 15,1% dân số nghèo khổ, năm 2000 tỷ lệ đó giảm xuống còn 11,3%, nhưng tới năm 2003 thì tỷ lệ người nghèo của nước Mỹ tăng lên 12,5% (tức là khoảng 35,9 triệu người dân Mỹ sống trong tình trạng nghèo đói).
Ma-lai-xi-a sử dụng tiêu chuẩn 9.910 ca-lo một ngày tính trên một gia đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo. Ấn Độ áp dụng ngưỡng nghèo với chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 ca-lo đối với vùng nông thôn và 2.100 ca-lo đối với vùng đô thị. Pa-ki-xtan lấy đường nghèo là tiêu thụ 2.350 ca-lo bình quân một người lớn qui ước hàng ngày.
Việt Nam vẫn còn tình trạng thiếu thống nhất về tiêu chuẩn nghèo đói quốc gia. Năm 2000, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra ngưỡng nghèo mới làm căn cứ xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho giai đoạn 2001 – 2005:
Ngưỡng nghèo đó được ấn định cho từng khu vực: nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng; nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng; thành thị: 150.000 đồng. Tiêu chuẩn được Tổng cục Thống kê sử dụng trong các cuộc điều tra mức sống dân cư là mức tiêu thụ 2.100 ca-lo/ngày/người giống như một số quốc gia khu vực.
II. CHUẨN NGHÈO GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành. Theo đó, người có thu nhập bình quân từ 200.000 đến 260.000 đồng/tháng là người nghèo. Cụ thể, những hộ gia đình ở nông thôn có mức thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng (2,4 triệu đồng/người/năm) được coi là hộ nghèo. Ở khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3,12 triệu đồng/người/năm) được coi là hộ nghèo. Mức chuẩn nghèo mới cao hơn mức cũ 2 lần, kéo theo số hộ được xếp vào diện nghèo cũng tăng lên 3 lần. Ước tính đến đầu năm 2006 cả nước còn khoảng 4,6 triệu hộ nghèo (chiếm 26-27% tổng số hộ trong cả nước), trong đó ở thành thị có 500.000 hộ (chiếm 12% số hộ ở thành thị) và ở nông thôn có 4,1 triệu hộ (chiếm 31% số hộ).
Mức chuẩn nghèo được Việt Nam áp dụng trong giai đoạn 2001-2005 là 80.000 đồng/người/tháng tại vùng nông thôn miền núi và hải đảo, 100.000 đồng/người/tháng tại vùng nông thôn đồng bằng và 150.000 đồng/người/tháng tại vùng thành thị.
III. PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG CHUẨN NGHÈO 2010 – 2015
Phương án I: Điều chỉnh chuẩn nghèo trong năm 2009 để áp dụng trong năm 2010. Năm 2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, nghiên cứu và trình Chính phủ điều chỉnh chuẩn nghèo để bảo đảm giá trị thực tế của chuẩn nghèo theo hướng cập nhật chỉ số giá tiêu dùng (Tờ trình số 59/Tr-BLĐTBXH, ngày 1-11-2008), với các mức như sau: - Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 300.000đ/người/tháng (dưới 3.600.000đ/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. - Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 390.000đ/người/tháng (dưới 4.600.000đ/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Mức điều chỉnh theo phương án này tăng 150% so với chuẩn nghèo hiện hành, trong khi chỉ số CPI mới tăng khoảng 40% (năm 2007 là 12,63%, năm 2008 là 22,97%, và 6 tháng đầu năm 2009 tăng 2,68% so với tháng 12 năm 2008). Do đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị giữ nguyên mức điều chỉnh chuẩn nghèo theo Tờ trình số 59/Tr-BLĐTBXH, ngày 1-11-2008. Tuy nhiên, sẽ có một số vướng mắc khi thực hiện phương án này, đó là: 1. Chuẩn nghèo hiện hành áp dụng cho cả giai đoạn 2006-2010, bởi vậy, nếu điều chỉnh chuẩn nghèo năm 2009 thì sẽ chỉ còn thực hiện được năm 2010 (1 năm), và do đó, việc điều chỉnh không có ý nghĩa lớn. 2. Tuy chuẩn nghèo chưa được điều chỉnh nhưng thời gian qua, để kiềm chế lạm phát và suy giảm kinh tế, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội, nhất là chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP. Các chính sách đó đã, đang phát huy tác dụng. 3. Điều chỉnh chuẩn nghèo thì sẽ tăng hộ nghèo và kinh phí để thực hiện các chính sách giảm nghèo. Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, việc bố trí ngân sách tăng thêm cũng sẽ gặp khó khăn. 4. Nếu điều chỉnh chuẩn nghèo trong năm 2009 sẽ gây lúng túng cho các địa phương trong tổ chức thực hiện và khó khăn trong việc đánh giá các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm (2006-2010).
Phương án II: Tiếp tục thực hiện chuẩn nghèo hiện hành đến hết năm 2010; đồng thời, ban hành chuẩn nghèo mới (áp dụng giai đoạn 2011-2015) trong năm 2009, để năm 2010, các địa phương khảo sát, xác định hộ nghèo theo hướng cập nhật thêm chỉ số CPI năm 2010 và năm 2011, cụ thể như sau: Giả định chỉ số CPI bình quân mỗi năm tăng 8%, với mức chuẩn nghèo đã được cập nhật chỉ số giá tiêu dùng đến cuối năm 2009, thì chuẩn nghèo đến năm 2011 sẽ bằng: mức chuẩn nghèo đã được cập nhật giá năm 2009 nhân với (x) chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 và nhân với (x) chỉ số giá tiêu dùng năm 2011, tương ứng với khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Theo phương án trên, chuẩn nghèo tương ứng với từng khu vực đến năm 2011 như sau: - Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 350.000đ/người/tháng (dưới 4.200.000đ/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. - Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 450.000đ/người/tháng (dưới 5.400.000đ/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Ưu điểm của phương án này là: Thứ nhất, chuẩn nghèo sẽ phản ảnh phù hợp hơn với thực trạng nghèo, không bỏ sót đối tượng hộ nghèo, bảo đảm tính công bằng trong thực hiện chính sách giảm nghèo. Thứ hai là, các bộ có điều kiện rà soát, đánh giá và đề xuất với Chính phủ ban hành các chính sách giảm nghèo mới cho phù hợp. Thứ ba, các địa phương có thời gian chuẩn bị và chủ động tổ chức rà soát hộ nghèo chặt chẽ, chính xác. Từ những phân tích trên, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chuẩn nghèo theo Phương án II, và đề xuất tiến độ thực hiện như sau: - Đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trong quý III năm 2009. - Quý IV năm 2009, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng phương pháp, công cụ, tổ chức tập huấn, hướng dẫn các địa phương tổ chức khảo sát hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới. - Sáu tháng đầu năm 2010, các địa phương sẽ tổ chức khảo sát hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới; đồng thời, tổ chức rà soát cả hộ cận nghèo theo quy trình hướng dẫn tại Thông tư số 25/2008/TT-BLĐTBXH, ngày 21-10-2008, của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. - Các bộ liên quan có trách nhiệm nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bổ sung, sửa đổi chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo phù hợp với chuẩn nghèo mới. - Trong năm 2009, tiến hành đánh giá, nghiên cứu, đề xuất chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015.
Câu 2 Tìm hiểu hệ thống chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010
Trả lời:
Sau giai đoạn 2001 – 2005 khá thành công với những chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm, chương trình 135, dự án xóa bỏ và thay thế cây thuốc phiện, giai đoạn này Chính Phủ tiếp tục đề ra một số chương trình về xóa đói giảm nghèo như:
Chương trình 135 II
Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường
Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo
Dạy nghề cho người nghèo …
Các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2006-2010 như chương trình giảm nghèo, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình giáo dục đào tạo giai đoạn II (2006 - 2010), chương trình về việc làm đã giúp cải thiện đáng kể đời sống của người dân, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Cụ thể, chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 đã đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10-11% năm 2010 (trong 5 năm giảm 50% số hộ nghèo). Kết quả tính đến tháng 08/2009, sau 4 năm thực hiện chương trình, đã có khoảng 5 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với mức vay bình quân khoảng 6-7 triệu đồng/lượt/hộ, ước thực hiện 5 năm khoảng 6,2 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn, mức vay bình quân 7-8 triệu đồng/lượt/hộ, đạt trên 103% kế hoạch 5 năm. Về dạy nghề cho người nghèo, trong 3 năm (2007-2009) đã có 100.000 lao động nghèo được dạy nghề miễn phí, trong đó trên 60% đã tìm được việc làm, tự tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập để giảm nghèo. Sau 8 năm thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tính đến nay, hàng trăm công trình cấp nước tập trung, bể lọc cát loại bỏ Arsen, nhà tiêu hợp vệ sinh, mô hình thu gom rác thải... đã được đầu tư, xây dựng ở nhiều địa phương.
Rõ ràng, các chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, qua đó góp phần duy trì đà tăng trưởng bền vững của toàn bộ nền kinh tế, tham gia tích cực vào hoạt động xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội.
Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì việc báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2006-2010 và xây dựng danh mục Chương trình này trong các năm từ 2011-2015, tổng hợp trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội Khóa XII tại kỳ họp thứ 7.
Sau khi Quốc hội thông qua danh mục các Chương trình MTQG giai đoạn 2011 – 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ quản lý Chương trình MTQG tổ chức thẩm định chương trình, trình Thủ tướng phê duyệt trong năm 2010.
Nguồn:
- Chuẩn nghèo và thước đo nghèo ở một số quốc gia - Nguyễn Văn Phẩm -
Vụ Hợp tác Quốc tế
- Định hướng chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015
Điểm tin theo tapchicongsan.org.vn
- Đánh giá chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010
thiennhien.net
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------
BÀI TẬP LỚN
MÔN: KINH TẾ CÔNG CỘNG
Họ và tên: Phạm Thị Bích Ngọc
Mã sinh viên: CQ507299
Lớp học phần: Kinh tế công cộng 14
Năm - 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31825.doc