Tiểu luận Tìm hiểu đặc điểm pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
I/ LỜI MỞ ĐẦU
Là doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân ( DNTN ) có đầy đủ các đặc điểm của một doanh nghiệp nói chung. Ngoài ra, DNTN còn có những đặc điểm pháp lí của DNTN, trong phạm vi bài này ta đi sâu tìm hiểu đặc điểm pháp lí thứ nhất : DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ.
II/ NỘI DUNG
1. Doanh nghiệp tư nhân là gì ?
2. Đặc điểm một chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân
2.1. Về quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp
2.2 Quan hệ sở hữu quyết định quản lí
2.3 Về phân phối lợi nhuận
3. Một số ưu điểm của DNTN
III/ KẾT LUẬN
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2784 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu đặc điểm pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ LỜI MỞ ĐẦU
Là doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân ( DNTN ) có đầy đủ các đặc điểm của một doanh nghiệp nói chung. Ngoài ra, DNTN còn có những đặc điểm pháp lí của DNTN, trong phạm vi bài này ta đi sâu tìm hiểu đặc điểm pháp lí thứ nhất : DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ.
II/ NỘI DUNG
1. Doanh nghiệp tư nhân là gì ?
Để hiểu được khái niệm DNTN là gì, trước hết cần phải hiểu doanh nghiệp là gì. Theo khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 : “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh ”.
Điều 141 Luật doanh nghiệp 2005 : “ DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, DNTN không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN ”.
Ở Việt Nam đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hình thức DNTN đã được pháp luật thừa nhận.
2. Đặc điểm một chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân
Vì DNTN có một chủ sở hữu, do vậy xét trong nội hàm tổ chức, DNTN có những nét đặc trưng sau :
2.1. Về quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp
Toàn bộ nguồn vốn ban đầu ( tiền, tài sản ) của doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, vốn thuộc sở hữu của cá nhân đó, vốn có thể bằng tiền Việt, ngoại tệ chuyển đổi, tài sản hiện vật có thể là nhà cửa, đất đai… Phần vốn này sẽ do chủ doanh nghiệp tự khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh ( gọi là vốn đầu tư của chủ DNTN ) và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, hầu như không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của DNTN và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Ranh giới giữa phần tài sản, vốn đưa vào kinh doanh và phần tài sản còn lại của chủ doanh nghiệp chỉ tồn tại một cách tạm thời.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra một số nhận xét sau:
- Nguồn vốn của DNTN chỉ tồn tại trên “ danh nghĩa ” hoạt động của DNTN. Trong quá trình kinh doanh chủ DNTN có thể đưa thêm một số vốn nhất định trong khối tài sản thuộc sở hữu cá nhân mình vào nguồn vốn của DNTN.
- Nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất nên nguồn vốn hoạt động của đa số DNTN ở nước ta hiện nay khá thấp vì vậy các DNTN phần lớn là nhỏ, tính liên kết thấp và do vậy không tận dụng được những lợi thế theo quy tắc hiệu quả vì quy mô và trình độ công nghệ thường thấp hơn do mức độ vốn thấp.
2.2 Quan hệ sở hữu quyết định quản lí
DNTN chỉ có một chủ đầu tư duy nhất vì vậy cá nhân duy nhất này có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Chủ DNTN có quyền trực tiếp quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc thuê người quản lí, điều hành doanh nghiệp. Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của DNTN. Trong trường hợp thuê người quản lí chủ doanh nghiệp vẫn là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giới hạn trách nhiệm được phân giữa chủ doanh nghiệp và người được thuê quản lí thông qua một hợp đồng.
Qua tìm hiểu một số DNTN ở Viêt Nam hiện nay, có thể đưa ra một số nhận xét sau: phần nhiều DNTN chưa có điều kiện để hiện đại hóa về mặt quản trị. Tính minh bạch trong quản lý và điều hành rất yếu. Chỉ có chủ doanh nghiệp hoặc một vài nhân sự chủ chốt nhất nắm được thông tin “ thật ” của doanh nghiệp. Điều này đem lại nhiều vấn đề đau đầu :
- Thông tin bị nhiễu khiến ngay cả những người ra quyết định cũng không thực sự nắm bắt hết được toàn cảnh.
- Nhân sự cấp dưới hầu như chỉ thụ động làm việc theo chỉ đạo của cấp trên.
- Nhà đầu tư không muốn tham gia đầu tư vì các rủi ro không xác định được từ việc thiếu minh bạch.
2.3 Về phân phối lợi nhuận
Toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của DNTN thuộc về một mình chủ doanh nghiệp sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và bên thứ ba.
Việc một cá nhân duy nhất có quyền hưởng lợi nhuận cũng có nghĩa là cá nhân duy nhất đó sẽ có nghĩa vụ chịu mọi rủi trong kinh doanh mà không thể yêu cầu người khác gánh đỡ những rủi ro này. Đây là một điểm hạn chế lớn, là nguyên nhân khiến cho không ít nhà đầu tư không muốn kinh doanh dưới hình thức DNTN.
3. Một số ưu điểm của DNTN
Xuất phát từ đặc điểm một chủ sở hữu, DNTN có những nhược điểm được trình bày ở trên, ngoài ra DNTN còn có một số ưu điểm sau : DNTN tuy vốn ít nhưng lại rất năng động và biết chớp thời cơ, xoay chuyển tình huống nhanh. Số lượng nhân sự giỏi nằm trong các DNTN cũng rất nhiều, thể hiện ở thực trạng chất xám chảy từ khối doanh nghiệp Nhà nước sang tư nhân đang ngày càng phổ biến. Ở DNTN, nếu mọi người không chịu vận động để làm ăn sinh lãi thì tất cả cùng “ chết ”. Ở Việt Nam, điển hình cho sự thành công trong hoạt động của DNTN đó là hai doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn nhất Việt Nam hiện nay là Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên ( Vinaxuki ) và Công ty cổ phần ô tô Trường Hải ( Thaco ).
III/ KẾT LUẬN
Kể từ khi thực hiện luật doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục, mặc dù còn nhiều điểm yếu trong hoạt động nhưng hy vọng rằng với những chủ trương, chính sách của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI trong công cuộc đổi mới đất nước tới năm 2020, khu vực doanh nghiệp tư nhân sẽ trở thành đầu tàu phát triển của Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ca nhan 26.doc