Tiểu luận Tìm hiểu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của một trẻ khiếm thính

I. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ tình cảm dành cho hai người em, tôi luôn quan tâm đến việc làm thế nào để có thể giúp em tôi phát triển ngôn ngữ, em có thể hòa nhập cộng đồng. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm qua các thế hệ con người, là công cụ mạnh mẽ để con người nhận thức thế giới xung quanh, trao đổi ý kiến, hiểu biết lẫn nhau. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển con người. Ngôn ngữ được hình thành và phát triển dựa vào khả năng tri giác thính giác, phát triển trong quá trình giao tiếp, trong học tập, trong sinh hoạt hàng ngày. Ngôn ngữ liên hệ chặt chẽ với tư duy, là vỏ bọc của tư duy. Những người khiếm thính, lúc đầu cơ sở của tư duy không phải là tiếng nói mà là hình ảnh trực quan cụ thể nảy sinh nhờ cơ quan thụ cảm còn lại: nhờ thị giác, xúc giác, cảm giác _ xúc giác rung. Vậy những đặc điểm tâm lý của sự hình thành ngôn ngữ ở người khiếm thính như thế nào? Tôi xin trình bày thông qua sự phát triển ngôn ngữ của một trẻ khiếm thính, đứa trẻ mà gia đình tôi đã được gắn bó cùng với sự phát triển của em. II. Giải quyết vấn đề 2.1. Một số khái niệm Trong ngôn ngữ phổ thông, điếc thường được hiểu là mất thính giác hoàn toàn, không nghe được chút nào hoặc giảm sút nhiều về thính giác, nghe không rõ. Đó cũng là định nghĩa trong các từ điển phổ thông. Trong ngành y, điếc có nghĩa là suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức nghe. Ngoài thuật ngữ điếc, ta còn gặp những thuật ngữ có nghĩa tương đương như khiếm thính hay khuyết tật thính giác, tuy nhiên thuật ngữ điếc được sử dụng một cách thông dụng, quen thuộc với mọi người. 2.2. Thông tin chung về trẻ Nguyễn Văn Nhật, sinh năm 1994 (18 tuổi), quê ở Thanh Hóa. Nhật có 5 anh chị em và Nhật là con thứ 3 trong gia đình. Trong ba tháng đầu khi mang thai mẹ đã dùng thuốc kháng sinh. Trong thời gian mang thai mẹ rất yếu, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Khi sinh ra Nhật rất yếu, những ngày đầu không bú, khi được ba tháng bị sốt lạnh tím người, cứng miệng phải đưa đi cấp cứu. Khi được 3 tháng, Nhật bị lộn đập đầu từ trên vai chị xuống đất, bị sưng tấy và sốt nên phải tiêm thuốc. Nhật rất hiền, chỉ ăn ngủ không bao giờ quấy khóc, gia đình chỉ khen bé ngoan mà cũng không một chút nghi ngờ gì về sự phát triển của Nhật. Đến 2 tuổi Nhật không nói được gia đình nghĩ là Nhật chậm nói. Khi 4 tuổi gia đình biết Nhật bị câm nhưng do không nhận thức được cần làm những gì cho Nhật, và gia đình nghĩ người điếc thì không nghe được nên không có khả năng học tập. Nhật lớn lên theo năm tháng cho đến năm 10 tuổi mới được đi kiểm tra thính lực và bác sỹ kết luận là bị điếc sâu. Nhật bắt đầu đi học lớp chuyên biệt trường dạy nghề Hoa Sữa – Hà Nội. Năm nay 18 tuổi, Nhật học lớp 3 trường Vi Nhân – Buôn Mê Thuật. ****** Kết luận Ngôn ngữ là tiềm năng và bản chất của con người. Bất kì ai dù có khả năng nghe hay không cũng đều có khả năng phát triển ngôn ngữ có thể là ngôn ngữ kí hiệu hoặc ngôn ngữ nói. Đã là con người ai cũng có thể thực hiện khả năng giao tiếp giữa con người với con người, phương tiện giao tiếp phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của mỗi con người. Đối với trẻ nghe bình thường có thể học ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên nhưng đối với trẻ không nghe được hay không nói được ta cần sử dụng phường pháp giáo dục chuyên biệt để trẻ có thể phát triển khả năng ngôn ngữ ở mức tốt nhất. Nếu không có phương pháp giáo dục chuyên biệt thì khả năng ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế hoặc có thể không có được ngôn ngữ viết và kí hiệu ngôn ngữ. Nếu để cho ngôn ngữ của trẻ phát triển cách tự nhiên thì trẻ sẽ không có ngôn ngữ mà chỉ có cử chỉ điệu bộ làm công cụ giao tiếp vói những người thân. Bằng phương pháp giáo dục chuyên biệt, ta biết cách hỗ trợ để trẻ có thể lĩnh hội được ngôn ngữ giúp trẻ học tập và phát triển. đối với trẻ khiếm thính, ngôn ngữ nói có thể là khó khăn đối với trẻ trong việc nói cho người khác hiểu nhưng ngôn ngữ viết có thể giúp dễ hòa nhập vào cộng đồng hơn.

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của một trẻ khiếm thính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BỆT BÀI TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÝ TRẺ KHIẾM THÍNH ĐỀ BÀI: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA MỘT TRẺ KHIẾM THÍNH Giảng viên: Trần Thị Tuyết Anh Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung Lớp: K58B-GDĐB Hà nội 2011 I. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ tình cảm dành cho hai người em, tôi luôn quan tâm đến việc làm thế nào để có thể giúp em tôi phát triển ngôn ngữ, em có thể hòa nhập cộng đồng. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm qua các thế hệ con người, là công cụ mạnh mẽ để con người nhận thức thế giới xung quanh, trao đổi ý kiến, hiểu biết lẫn nhau. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển con người. Ngôn ngữ được hình thành và phát triển dựa vào khả năng tri giác thính giác, phát triển trong quá trình giao tiếp, trong học tập, trong sinh hoạt hàng ngày. Ngôn ngữ liên hệ chặt chẽ với tư duy, là vỏ bọc của tư duy. Những người khiếm thính, lúc đầu cơ sở của tư duy không phải là tiếng nói mà là hình ảnh trực quan cụ thể nảy sinh nhờ cơ quan thụ cảm còn lại: nhờ thị giác, xúc giác, cảm giác _ xúc giác rung. Vậy những đặc điểm tâm lý của sự hình thành ngôn ngữ ở người khiếm thính như thế nào? Tôi xin trình bày thông qua sự phát triển ngôn ngữ của một trẻ khiếm thính, đứa trẻ mà gia đình tôi đã được gắn bó cùng với sự phát triển của em. II. Giải quyết vấn đề 2.1. Một số khái niệm       Trong ngôn ngữ phổ thông, điếc thường được hiểu là mất thính giác hoàn toàn, không nghe được chút nào hoặc giảm sút nhiều về thính giác, nghe không rõ. Đó cũng là định nghĩa trong các từ điển phổ thông. Trong ngành y, điếc có nghĩa là suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức nghe. Ngoài thuật ngữ điếc, ta còn gặp những thuật ngữ có nghĩa tương đương như khiếm thính hay khuyết tật thính giác, tuy nhiên thuật ngữ điếc được sử dụng một cách thông dụng, quen thuộc với mọi người. 2.2. Thông tin chung về trẻ Nguyễn Văn Nhật, sinh năm 1994 (18 tuổi), quê ở Thanh Hóa. Nhật có 5 anh chị em và Nhật là con thứ 3 trong gia đình. Trong ba tháng đầu khi mang thai mẹ đã dùng thuốc kháng sinh. Trong thời gian mang thai mẹ rất yếu, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Khi sinh ra Nhật rất yếu, những ngày đầu không bú, khi được ba tháng bị sốt lạnh tím người, cứng miệng phải đưa đi cấp cứu. Khi được 3 tháng, Nhật bị lộn đập đầu từ trên vai chị xuống đất, bị sưng tấy và sốt nên phải tiêm thuốc. Nhật rất hiền, chỉ ăn ngủ không bao giờ quấy khóc, gia đình chỉ khen bé ngoan mà cũng không một chút nghi ngờ gì về sự phát triển của Nhật. Đến 2 tuổi Nhật không nói được gia đình nghĩ là Nhật chậm nói. Khi 4 tuổi gia đình biết Nhật bị câm nhưng do không nhận thức được cần làm những gì cho Nhật, và gia đình nghĩ người điếc thì không nghe được nên không có khả năng học tập. Nhật lớn lên theo năm tháng cho đến năm 10 tuổi mới được đi kiểm tra thính lực và bác sỹ kết luận là bị điếc sâu. Nhật bắt đầu đi học lớp chuyên biệt trường dạy nghề Hoa Sữa – Hà Nội. Năm nay 18 tuổi, Nhật học lớp 3 trường Vi Nhân – Buôn Mê Thuật. 2.4. Sự phát triển ngôn ngữ 2.4.1. Giai đoạn 0-3 tuổi Tôi cùng với gia đình nhớ lại sự phát triển ngôn ngữ của N trong giai đoạn từ 0-3 tuổi ( trước tuổi mẫu giáo). Giống như trẻ bình thường, khi mới sinh, N thể hiện các nhu cầu của mình bằng tiếng khóc. N phát ra những tiếng kêu, những âm phản xạ, máy môi và bập bẹ. N cung tỏ ra thích nói chuyện và hiểu cuộc nói chuyện giữa người lớn với trẻ bằng cách phát ra những âm thanh ơ, a, đơn giản, tiếng cười để đáp lại tiếng của người lớn. N nhìn chăm chú vào mẹ khi mẹ kể chuyện, nói nựng. Mẹ thường xuyên chơi, trò chuyện với Nhật, dung đồ chơi để trêu chọc làm trò cười cho N. N có thể đạp chân tay và hét lên những tiếng cười rất lớn thể hiện sự thích thú. Tuy nhiên ở giai đoạn này gia đình không chú ý đến khả năng phản ứng với âm thanh của N nên không phát hiện ra điểm khác biệt của N với trẻ bình thường. Khi chơi với đồ vật, N biết cầm nắm đồ vật đưa lên trước mặt tự chơi và phát ra âm thanh ơ…ơ…ư…ư…hay a…a…Khi được 5-6 tháng tuổi, N không phát ra âm ba… ba hay ma… ma như đứa trẻ khác. Có chú ý nhìn miệng người nói một cách chăm chú nhưng không có dấu hiệu bắt chước các âm thanh, N chỉ cười hét lên vui sướng khi được người lớn trò chuyện. Nhưng vậy giai đoạn đầu gia đình rất khó phân biệt trẻ điếc hay không bởi sự khác nhau không rõ rệt và gia đình cũng không biết được sự khác biệt về sự phát triển của trẻ nếu không kiểm tra những phản ứng của trẻ với âm thanh. Khoảng từ 6-8 tháng tuổi, ở trẻ em bình thường xuất hiện các âm bập bẹ, bắt đầu biết giao tiếp ngôn ngữ. Ví dụ khi được hỏi về ai đó trẻ thường quay đầu về phía người đó và cười. Trẻ hiểu được những câu hỏi đơn giản gồm hai từ về những gì gắn bó với trẻ. Biết ngoái đầu về hướng phát ra âm thanh nhận biết vật phát ra âm thanh. Đây là giai đoạn bắt đầu phát triển ngôn ngữ thụ động. Người lớn nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng một từ và từ đó gắn với một vật xác định, trong ý thức hình thành mối liên tưởng giữa từ phát ra với đối tượng tương ứng và bắt chước tiếng nói. Nhưng N vẫn chưa có khả năng học ngôn ngữ, gia đình dạy N phát âm thừ “bố”, “mẹ” nhưng N không có phản ứng bắt chước, khi được hỏi “mẹ đâu” N cũng không có phản ứng nhìn về phía mẹ nhưng N nhìn miệng người nói cách chăm chú trong giây lát rồi tiếp tục chơi. Khi dùng đồ vật cho phát ra âm thanh từ phía sau để trêu N nhưng N không có phản ứng quay lại. Nhưng gia đình cũng không nghĩ gì đến trường hợp N bị điếc. Từ tháng thứ 9, N đã biết phối hợp giữa tiếng a..a, ơ…ơ…(Thay cho tiếng bibi..bô…bô..) với các cử chỉ phi ngôn ngữ (với tay về phía mẹ gây chú ý cho mẹ trước khi chỉ vào vật nào đó, giang tay đòi bế…). Cùng với tiếng bập bẹ, N đã có khả năng hiểu lời nói của người lớn khi người lớn kết hợp giọng nói với cử chỉ điệu bộ, thông qua thái độ trên nét mặt và hoàn cảnh cụ thể ở hiện tại. Ví dụ khi gia đình gọi: “Nhật!” với giọng điệu nặng nề như giận dữ, khuôn mặt, lông mày cau lại thì trẻ tỏ ra sợ hãi và mếu khóc. Nhưng vẫn gọi với ngữ điệu nhẹ nhàng, thái độ tươi tỉnh thì đứa trẻ nhoẻn miệng cười và đưa tay ra về phía tay người gọi. Vì vậy, khi bị quát mắng trẻ khiếm thính vẫn có những phản ứng như trẻ bình thường như: khóc, sợ hãi…. Khi N đang chơi, mọi người quát to nhưng N không phản ứng và khi lại gần chạm vào N quát “Nhật” và nghiêm nét mặt và quát lên thì N sẽ ngừng chơi và mếu khóc nhìn vào khuôn mặt người đang quát như theo dõi sự thay độ thái độ của người nói. Trước biểu hiện đó của N gia đinh cũng không nghĩ gì về sự khác thường về sự phản ứng của N với âm thanh. N không hứng thú, không thực hiện khi được mọi người dạy nói các từ quen thuộc như: nước (khi N uống), cơm (khi N ăn), bế (khi N đưa tay đòi bế). Như vậy N cũng hiểu được cử chỉ phi ngôn ngữ qua nét mặt: quát mắng, yêu thương, vui thích, sự không bằng long của người lớn. Sự khác biệt giữa N với các bạn cùng tuổi được thấy rõ ở độ tuổi sau một năm. Giai đoạn này, trẻ bình thường bắt đầu phát triển ngôn ngữ chủ động. Trẻ càng lớn thì nhu cầu giao tiếp càng cao, trẻ luôn muốn nhận biết thế giới xung quanh nên trẻ thường hay hỏi, học nói và nhận thức thế giới qua ngôn ngữ nói, qua thính giác. Trẻ khiếm thính do không nghe được, không tự bắt chước được tiếng nói, không phân biệt được các âm thanh nên sự phát triển ngôn ngữ hoàn toàn khác. Do nhu cầu giao tiếp và học hỏi mà trẻ tìm cách để có thể giao tiếp với người khác, miêu tả hay mô phỏng những điều trẻ muốn nói cho người khác hiểu đó là cử chỉ điệu bộ. Nhưng khi được 1 tuổi N không biết thể hiện nhu cầu khi trẻ khát, đói, đau. Khoảng 2-3 tuổi, N giao tiếp với mọi người trong gia đình bằng cử chỉ điệu bộ để thể hiện nhu cầu. Ví dụ khi muốn uống nước N chỉ tay, kéo người lớn lấy giùm, và giao tiếp của N cũng chỉ dừng lại ở nhu cầu cơ bản có liên quan đến nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Mọi người trong gia đình vẫn tích cực dạy nói cho N. N thường chơi một mình với đồ chơi, khi nào muốn điều gì N phát ra tiếng ơ…ơ…để bào hiệu cho người lớn rồi ra hiệu bằng cách chỉ vào đồ vật mà N cần. Khi càng lớn khoảng cách giữa trẻ điếc và trẻ nghe rõ càng lớn. Khi N được ba tuổi gia đình vẫn chỉ nghĩ N chậm nói vì N có thể phát âm được một số từ như: bố, mẹ, ông, bà, chị…nói được tên các thành viên trong gia đình, nói được câu 2 tiếng như: ăn cơm, đi học, mẹ Ngọ, Bố Hoàn…Tuy nhiên tất cả những âm N phát ra đều ngọng và khuyết phụ âm đầu. Khi được bố mẹ dạy nói, N có thể phát âm theo đối với những âm đơn giản. Những âm khó N không thể phát âm được, ví dụ quét nhà, tắm biển, con gà, con lợn, con chó. Gia đình thường dạy N nói trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy những từ N có thể phát âm được thì N cũng biết áp dụng đúng với ngữ cảnh. Khi mẹ làm động tác uống nước và nói nước rồi xè tay xin N có thể đi lấy nước và đưa cho mẹ. Khi làm cử chỉ điệu bộ động tác quét nhà và nói chổi đâu, N có thể đi tìm chổi. Giai đoạn này, N được gia đình chú tâm dạy ngôn ngôn nói nhưng do không có phương pháp nên N cũng không thể nói được mà thường chỉ phát ra các âm gần giống nhau. Ví dụ: Con gà-on à; quét nhà- óe à. Những âm mà có hình miệng giống nhau thì N không thể phân biệt được và thường chỉ nhìn hình miệng và phát âm giống nhau. Ví dụ: gà, nhà, trà, na, là đều được phát âm thành “à”. Như vậy, đối với trẻ bình thường sẽ tri giác âm thanh bằng thính giác, bắt chước phát âm và tự chỉnh sửa để nói chuẩn các âm nhưng trẻ khiếm thính học ngôn ngữ thông qua thị giác, cảm giác rung, học trong hoàn cảnh cụ thể, trẻ không tự nghe chuẩn được âm của người khác phát ra, không tự chỉnh âm của mình phát ra sao cho đúng và phù hợp. Như vậy trẻ khiếm thính không có khả năng phát triển ngôn ngữ nếu không có sự hỗ trợ đặc biệt. Như hỗ trợ thính lực, dạy nói bằng phương pháp hỗ trợ đặc biệt. Đối với N, gia đình cũng chú tâm dạy ngôn ngữ nói cho N, cho N nhận biết những đồ vật xung quanh tuy nhiên N không bắt chước lại được những âm thanh lời nói phát ra mà chỉ chăm chú nhìn vào miệng người đang dạy N nói. N không phản ứng với tiếng gọi của người thân trong gia đình. Khi muốn N chú ý điểm nào đó mọi người thường lại gần chạm vào N, chỉ tay hướng N nhìn vào đó. Ví dụ khi muốn N chơi cùng với mẹ trò trốn tìm, mẹ không thể gọi N nếu N đang không chú ý vào mẹ, mẹ lại gần chạm nhẹ, gọi tên và chạy trốn, N sẽ chú ý theo và đi tìm mẹ. Trong quá trình chơi hoặc thể hiện nhu cầu, N vẫn nói ơ…ơ.. a…a…và dùng tay chỉ, gia đình cũng bắt N phát âm nhưng không có kết quả. Tuy nhiên, gia đình chỉ quan tâm đến việc N chưa phát âm được mà không nghĩ n chậm nói. Gia đình nghĩ rằng nếu Nhật bị điếc thì N đã không thể nghe và bắt chước được âm thanh, đã không thể hiểu được lời nói trong giao tiếp. Vì N đã có thể nói và hiểu được một số tình huống đơn giản. Vậy ở giai đoạn này thông qua sự phản ứng với âm thanh, bắt chước giọng nói để học nói ta có thể thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa trẻ khiêm khiếm thính và trẻ nghe rõ. 2.4.2. Sự phát triển ngôn ngữ điệu bộ Năm 4 tuổi gia đình nhận thấy N quá chậm về ngôn ngữ so với những đứa trẻ cùng tuổi trong làng, lúc này gia đình nghi ngờ và boăn khoăn về khả năng nghe của N. Một điều gia đình thấy kì lạ, N có thể nghe thấy tiếng tivi dù mở rất nhỏ và chạy đến tivi ngay dù N đang làm gì ( chơi với các bạn, các em ở sân dưới bếp…), có thể nghe tiếng điện thoại và cầm đưa cho mẹ dù tiếng điện thoại rất nhỏ nhưng khi được gọi tên thì hét to mấy N cũng không phản ứng gì vì vậy gia đình không cho là N bị điếc mà nghĩ N mải chơi hay không tập trung chú ý. Gia đình vẫn hi vọng là N chỉ chậm nói, chú trọng dạy cho N nói nhưng cũng chỉ dừng lại ở những từ đơn giản mà N đã học. Càng lớn nhu cầu giao tiếp của N càng cao, gia đình càng khó hiểu về tật của N và cách để dạy N học nói, cách để giao tiếp hay giải thích những vấn đề xung quanh cuộc sống cho N. Vì vậy cử chỉ điệu bộ ngày càng phát triển do quy ước giữa N với gia đình và mọi người trong giao tiếp. Ban đầu cử chỉ điệu bộ của N chỉ là Những hành động diễn tả thô sơ như: chỉ, mô phỏng lại hành động về các đồ vật, hành động gắn bó với cuộc sống hành ngày. Ví dụ: hành động mô tả về các đồ vật ( chổi, bật lửa, ghế, bàn…) N mô tả bằng động tác dựa theo công dụng của đồ vật ( quét, bật lửa, ngồi…), khi mô tả N có kèm theo phát âm tiếng “mô” (đâu). Mô tả những động từ N làm như thao tác hành động đó. Ví dụ: Giặt ( hai tay cọ vào nhau như động tác giặt)… Càng lớn tuổi, cử chỉ điệu bộ càng phức tạp do nội dung giao tiếp của N phong phú hơn. Khi được 5 tuổi, N không tương tác với bạn bè, làng xóm. Gia đình cho N đi học mẫu giáo nhưng N khóc, theo về và suốt ngày chỉ xem tivi. Mọi người thường thử khả năng nghe của N thông qua phản ứng của N bằng việc tắt tiếng Tivi đi nhưng N vẫn xem bình thường không có phản ứng khó chịu nào. Gia đình thường để ý thái độ xem tivi của N, có phản ứng với các tình huống trong phim. Ví dụ cười lớn tiếng trong những tình huống hài hước, nhăn mặt lại trong những tình huống khó hiểu giống như một đứa trẻ bình thường có khả năng nghe và hiểu. N thường ngồi gần sát chỗ Tivi và chăm chú theo dõi, gia đình có cảm giác như N không bao giờ để ý đến những gì diễn ra xung quanh khi N xem tivi …Vì những đặc điểm trên mà gia đình đặt ra nhiều trường hợp về tật của N: bị câm, hay lười nói, không có khả năng nói? Trong quá trình dạy N làm việc, gia đình chủ ý dạy N nói về những đồ vật trong nhà nhưng tất cả những âm N phát ra đều na ná giống nhau, không rõ, không phân biệt được âm nào. Ví dụ: cái ca, na, cá, …N đều phát âm là “a”. Giai đoạn này gia đình có thể giao tiếp với N dễ hơn do N có vốn cử chỉ điệu bộ với gia đình và những từ ngữ đơn giản liên qua đến cuộc sống hàng ngày. N có thể kể lại những câu chuyện ngắn xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày cho các thành viên trong gia đình. Ví dụ: mách tội em trai của N đã làm những việc không được làm: bắt gà con chơi, nhổ xu hào ăn sống, đi chơi với các bạn ngoài biển… Khi 6 tuổi gia đình cho N đi học lớp 1 nhưng bị các bạn chọc nên từ buổi sau N nhất định không đến lớp. N giúp mẹ làm việc nhà,mỗi tình huống giao tiếp N đều học và cùng quy ước với gia đình những cử chỉ điệu bộ và đọc hình miệng, lần sau khi gặp lại tình huống đó không cần mô tả mà chỉ cần làm cử chỉ điệu bộ và phát âm. Ví dụ: Khi hỏi về các thành viên trong gia đình N có thể đoán qua hình miệng và trả lời bằng cách làm hiệu bằng những động tác mô phỏng. Ví dụ khi hỏi “mẹ đâu”, N trả lời “bà” và tay chỉ theo hướng về nhà bà, hoặc nếu mẹ đi cấy thì N làm động tác cấy… Tuy nhiên khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của N chỉ dừng ở những câu hỏi, những từ ngữ đơn giản trong những tình huống cụ thể mà N đã được trải nghiệm. Trong thời gian 6 tuổi cho đến 10 tuổi, N chơi với các bạn trong làng, khi bị các bạn chọc N thường về mách lại bằng cách mô tả bằng hành động và liên tiếng nói những chuỗi âm thanh mà mọi người thường trêu là cậu bé nói tiếng nước ngoài. N dường như không để ý về việc nghe nói của mình, N la hét, cười dòn, nói liện tục mà không quan tâm đến người khác có hiểu hay không. Khi được N kể chuyện, gia đình không hiểu chuỗi âm thanh N phát ra nhưng vẫn hiểu câu chuyện N nói thông qua cử chỉ điệu bộ mà N mô tả và cảm xúc biểu hiện trên nét mặt. Ở tuổi này gia đình có thể nói chuyện với N bằng chử chỉ điệu bộ như nói chuyện bằng ngôn ngữ nói với trẻ bình thường. Nhưng cũng chỉ có thể trao đổi những câu chuyện thực tế và cụ thể liên quan đến hành động. N không thể hiểu được những từ mang tính trừu tượng. Ví dụ: khi mẹ bị mất tiền, mẹ làm hiệu hỏi ai lấy trộm tiền trong túi của mẹ, N ngơ ngác không hiểu, khi mẹ lấy túi ra làm hiệu tiền trong túi đâu? Ai lấy? khi đó N mới hiểu và mách tội em trai đã lấy và mua kem cho các bạn ăn. Lần sau mẹ chỉ cần làm hiệu “mất” là N hiểu. Mỗi năm học mới đến gia đình đều đưa N đến trường nhưng N không bao giờ ở lại lớp và gia đình không ép N đi học với một suy nghĩ cứ để N phát triển tự nhiên, câm điếc thì sao có thể học được, sau này tính tiếp. Do quan điểm đó mà N không có cơ hội học. Tình cờ gia đình mở một chương trình trên chiếu về ngôn ngữ ký hiệu cho người câm, có dạy NNKH luôn trên tivi, N rất thích xem và rất thích học, em học bắt chước kí hiệu rất nhanh nhưng không hiểu vì chưa có nền tảng chữ viết. Khi chương trinh kết thúc N nghĩ gia đình không thích nên chuyển sang kên khác, N đã khóc và bắt mở lại bằng được mà gia đình không biết giải thích thế nào cho N hiểu (Lúc N 10 tuổi). Từ biến cố trên gia đình mới biết đến ngôn ngữ của người câm, mới tìm hiểu đến đo thính lực để trẻ điếc có thể nghe thấy và gia đình đã đưa N đi đo thính lực.Với kết quả N bị điếc sâu. Sau khi được đeo máy trợ thính, gia đình nghĩ N đã có thể nghe nên sẽ biết nói nên không đưa N đi hỗ trợ gì. Sau hai năm đeo máy trợ thính N vẫn không tiến bộ lại N có những sự thay đổi không tốt. N không còn giao tiếp với mọi người, không chơi với trẻ trong làng, không muốn gặp gỡ ai, không muốn bắt chước âm thanh khi được cha mẹ dạy nói. N hoàn toàn thu mình lại, chỉ làm việc quen thuộc trong khuôn mặt buồn. Gia đình lo lắng và không hiểu N vì N cũng ít làm cử chỉ điệu bộ để giao tiếp. Gia đình nghĩ, N đã nghe thấy mọi sự mà không nói ra được nên N buồn. Vì không hiểu biết về bệnh của con nên có muôn vàn câu hỏi được đặt ra trong thâm tâm người làm cha làm mẹ. Khi làm cử chỉ điệu bộ để hỏi: “có nghe thấy gì không” N gật đầu trả lời bằng cách làm hiệu tai phải nghe, tai trái chỉ nghe một chút. Do không được luyện khả năng nghe hiểu nên N không thể hiểu được những âm thanh hỗn tạp xung quanh. N không dùng cử chỉ điệu bộ để giao tiếp thường xuyên, chỉ dùng khi cần và không chủ động giao tiếp. 2.4.3. Đặc điểm ngôn ngữ điệu bộ và chữ cái ngón tay Năm 12 tuổi, N được đi học ở trường chuyên biệt Hoa Sữa Hà Nội, sau 2 năm học chương trình lớp 1, N biết một số ký hiệu ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống, những từ trong sách giáo khoa. N giao tiếp với các bạn bằng ký hiệu ngôn ngữ và chữ cái ngón tay. N yêu thích môi trường đó, khi về nhà N dùng ký hiệu ngông ngữ mọi người không hiểu nên N cũng không thể giao tiếp. N trầm hơn rất nhiều so với ở trong trường. Khi N 14 tuổi, gia đình muốn chuyển N vào Buôn Mê Thuật để được các Sr trực tiếp dạy. khi được mẹ nói sắp đồ để về, N nghĩ mẹ không cho học nữa nên buồn, khóc, làm hiệu xin mẹ ở lại đừng bắt N về và mẹ đã không biết giải thích cho N hiểu như thế nào. Mặc dù mẹ đã dùng chữ viết để nhờ các bạn khiếm thính trong phòng dịch cho N hiểu nhưng N không hiểu vì khả năng ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ viết của N lúc đó còn yếu. N không phát âm mà chỉ dùng ngôn ngữ ký hiệu và chỉ giao tiếp với người biết ký hiệu ngôn ngữ, với những ai biết giao tiếp với N. Sau cùng, mẹ phải rắn hơn, nghiêm mặt lại, gấp quần áo bắt N về, suốt một tuần ở nhà N chi buồn, nằm trên giường khóc và không chịu ăn chỉ làm hiệu đòi mẹ ra trường học, mẹ không biết giải thích thế nào vì chỉ còn một tuần nừa là N sẽ đi Buôn Ma Thuật. Lúc này, việc hạn chế về ngôn ngữ làm tăng khoảng cách giữa gia đình và N. Một lo lắng mới xảy đến, khi cho N đi học cả gia đình không biết ngôn ngữ kí hiệu sẽ giao tiếp với N như thế nào khi mà giao tiếp bằng chữ viết có nhiều hạn chế, cử chỉ điệu bộ được N thay bằng ngôn ngữ ký hiệu. Khi vào Buôn Mê Thuật N được học lại từ lớp dự bị mầu giáo, dự bị lớp 1, lớp 2. Năm nay N đang học lớp 3. Vốn từ của N còn rất hạn chế, chỉ biết những từ được đặt trong hoàn cảnh cụ. N chưa hiểu được những từ mang tính trừu tượng. Khi xem một danh sách những từ mà N đã học trong vở, ta hỏi N thì N chỉ nhớ và hiểu được những rất gần gũi và cụ thể. Ví dụ: Trong vở dạy nghề mát xa, N ghi chép bài rất cẩn thận các bước tuy nhiên khi thực hành mát xa cho bố N nhìn vào vở ghi và không tự làm lại theo tuần tự các bước được vì N không hiểu mặt chữ một số bước, khi đó N nhờ người trong gia đình đọc và mô tả lại bằng bằng hành động cụ thể N mới có thể hiểu, nhớ lại và làm. Thông qua trò chuyện với n, qua việc kiểm tra vở học, kiểm tra khả năng của N bằng sách giáo khoa lớp 1A, 1B, lớp 2. N có thể hiểu và biểu đạt được 100 kí hiệu gần gũi thường dùng hàng ngày về các chủ đề: Bản thân; gia đình; nhà trường; thời gian và thời tiết; nghề nghiệp; động vật; thực vật; các phương tiện giao thông, thiên nhiên - đất nước Hiểu và biểu đạt được 300 kí hiệu trong các nội dung của các môn học lớp 1 (đặc biệt là môn Tiếng Việt). Giải thích một số từ, khái niệm đơn giản bằng kí hiệu. Hiểu và biểu đạt được 400 kí hiệu trong các nội dung của các môn học lớp 2 (đặc biệt là môn Tiếng Việt). Trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc bằng kí hiệu ngôn ngữ và đọc, nói những từ ngắn gọn. Diễn tả được nội dung đơn giản, một câu ngắn bằng kí hiệu. Dịch được các câu ngắn ra kí hiệu ngôn ngữ. Có một đặc điểm nổi bật của N khi đọc, và tôi cũng tìm thấy đặc diểm này ở những trẻ điếc khác là khi dịch bất cứ từ nào từ chữ viết ra ký hiệu ngôn ngữ N đánh vần bằng chữ cái ngón tay từng tiếng một sau đó mới đưa ra ký hiệu ngôn ngữ của từ đó. Ví dụ câu “mẹ khen em ngoan”, N đánh chữ cái ngón tay: M-e – mẹ; k-h-e-n - khen…. cho đến hết câu và N làm lại bằng ký hiệu cả câu nói sau khi đã đánh vần. Trong câu trên ta phải giải thích cho N từ khen nghĩa là : mẹ nói em tốt, giỏi, N không hiểu từ ‘khen’. Nhịp độ N đánh chữ cái nhanh ngang bằng nhịp độ nói. Khi giao tiếp với người khác, đôi khi N nhìn hình miệng của người nói, bắt chước hình miệng, đánh chữ cái ngón tay theo âm rồi gật đầu tỏ ý đã hiểu. Khi nhìn chữ viết một từ nào đó,N đều đánh chữ cái ngón tay để tri giác chữ đó trước khi viết. Đối với những từ quen thuộc N vừa đánh chữ cái ngón tay vừa viết. Chữ cái ngón tay cũng là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho người điếc tiếp nhận thông tin, nhận thức thế giới xung quanh. Chữ cái ngón tay ngày càng được giảm đi khi vốn ký hiệu ngôn ngữ của N nhiều lên. Khi giao tiếp với người biết ít ký hiệu ngôn ngữ N thường giao tiếp bằng chữ cái ngón tay và điều chỉnh tốc độ đánh chữ cái phù hợp với khả năng tri giác của đối tượng giao tiếp. Ví dụ khi giao tiếp với bạn bè trong trườn N dùng kí hiệu ngôn gnuwx rất nhanh, khi giao tiếp với tôi N phải dùng chữ cái ngón tay là chủ yếu. Khi giao tiếp, N không đánh hết những chữ cái trong một tiếng mà đôi khi N chỉ đánh chữ cái đầu cộng với phát âm tiếng đó. Ví dụ: hoa sữa, N chỉ là chữ H, S và nói hình miệng hoa sữa. Do đặc điểm đó mà đôi khi người ngoài cuộc giao tiếp có thể không hiểu được cuộc hội thoại của người điếc nói chuyện vì phải hiểu ký hiệu ngôn ngữ và chữ cái ngón tay theo văn cảnh. 2.4.4. Đặc điểm tri giác ngôn ngữ nói (đọc hình miệng) Mỗi kí hiệu N làm, N đều phát âm ra tiếng tuy không rõ nhưng nhờ đó N có thể giao tiếp với mọi người thông qua đọc hình miệng, cử chỉ, điệu bộ và những chuyển động biểu cảm qua nét mặt. N thường giao tiếp với mọi người bằng nhiều phương tiện: chữ viết, nói, cử chỉ điệu bộ, ký hiệu ngôn ngữ. N bắt đầu biết linh hoạt để sử dụng phương tiện giao tiếp phù hợp với từng đối tượng giao tiếp. N không thể đọc hình miệng cả câu dài mà không có phương tiện hỗ trợ khác như cử chỉ điệu bộ hay chữ cái ngón tạy, biểu hiện trên khuôn mặt và bối cảnh. Khi nói với N, mọi người cần nói rõ hình miệng ở những từ khóa trong câu để N hiểu mà không nói hết cả câu. Đối với những nội dung hội thoại mà không được đặt trong hoàn cảnh cụ thể hay những nội dung hội thoại mà N chưa được trải nghiệm N không hiểu. Khi giao tiếp, đôi khi N hiểu được một số từ trong câu nhưng không hiểu ý nghĩa của cả câu. Ví dụ khi được hỏi “N đi bằng ô tô hay tàu đấn đây?” N dịch được từng từ trong câu nhưng không hiểu nghĩa của câu nên không trả lời được và N làm hiệu không hiểu. Như vậy, N chỉ có thể đọc hình miệng để đoán từ khi các từ đó được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể hoặc nội dung hội thoại đó phải thuộc sự trải nghiệm của N. Khi đọc hình miệng N chú tâm để hiểu các từ nhưng khó khăn trong việc hiểu nghĩa của cả câu trong đoạn hội thoại. Khi giao tiếp, N thường có sự tập trung rất lớn để quan sát hình miệng, thái độ người nói, tiếp nhận thông tin chủ yếu bằng cảm giác thị giác. 2.4.5. Đặc diểm ngôn ngữ nói Do không có khả năng nghe và bắt chước âm thanh từ bé nên N không có khả năng tự học ngôn ngữ nói. Khi còn nhỏ gia đình cũng tập cho N nói nhưng không có phương pháp nên N không thể nói được. Những từ mà N phát âm được thì không rõ, khuyết âm đầu, bị ngọng. Khi đi học ở trường Vi Nhân Buôn Mê Thuột N mới được học nói theo phương pháp của giáo viên và đúng bài bản. Học từ dễ đến khó, từ các âm vị trong từ, từ, câu ngắn, luyện phát âm, luyện thở, luyện giọng. Tuy nhiên khi đó N đã 14 tuổi nên việc học nói và phát âm cũng là một khó khăn thách thức đối với N. N bắt chước được câu 3, 4 từ. ví dụ: mẹ chưa về, em Ánh đi học, đi vô bà nội, con cám ơn bà. Nhưng N không tự nói thành câu trong giao tiếp mà chỉ nhắc lại khi được yêu cầu. N chỉ nói được 1 từ có hai tiếng và từ một tiếng. Ví dụ khi hỏi: đi đâu? N trả lời:đi làm thì mọi người có thể hiểu đi làm. Mỗi tiếng N phát ra không liền hơi, lấy hơi và gật đầu trong mỗi tiếng nói. N phát âm không rõ thường mất âm đầu và không có thanh điệu. Những âm có hình miệng giống nhau N không phân biệt được nên không bắt chước giống được. Khi cho N có cảm nhận về độ rung của hai tiếng đó N có thể bắt chước lại gần đúng. Khi dạy N nói, N thường phát âm nhỏ dường như chỉ cử động mình miệng mà không nghe thấy tiếng. Muốn cho N phát ra tiếng ta phải cho N đặt tay vào cổ để qua độ rung N cảm nhận độ to khi phát ra âm thanh N mới có thể phát âm to theo ý muốn của ta được. N cũng có thể tự kiểm tra sự phát âm của mình trước gương nhờ thị giác và sự cảm nhận sự rung của những bộ phận khác nhau của cơ quan phát âm. Đối với những âm có cấu tạo âm phức tạp l, r, tr, s, đ, g, h, k, ư…Hầu như N chỉ cảm nhận độ rung và phát ra cường độ âm thanh to nhưng không rõ âm. Nhật ít sử dụng ngôn ngữ nói trong giao tiếp và trong sinh hoạt, chỉ dùng khi được người khác yêu cầu hoặc với những người không biết ký hiệu ngôn ngữ. 2.4.6. Đặc điểm ngôn ngữ viết Khi N được 5 tuổi, gia đình cũng dạy cho N viết bắt đầu từ các chư cái dần đến các từ gần gũi: bố, mẹ, ông, bà…Cho Nhật tập chép văn bản. Gia đình không biết cách để giúp N có thể hiểu văn bản. Năm 12 tuổi, khi học lớp 1 trường Hoa Sữa N có khả năng vẽ rất đẹp, làm toán rất nhanh. Hiện nay, N 18 tuổi, học lớp 3 trường Vi Nhân. N được học môn tiếng việt và mới chỉ dừng lại ở tập viết và tập chép theo chương trình trường chuyên biệt. Kiểm tra vở viết của N trên lớp, N viết đúng chính tả, đúng cấu trúc của từ ( trật tự chữ cái trong từ), đôi khi N viết sai thanh điệu trong từ. Khả năng nhìn chép của N rất tốt. Trong văn viết, N gặp khó khăn trong việc viết đúng ngữ pháp câu, ngữ pháp trong câu thường bị đảo lộn trật tự. Trong một cuộc nói chuyện qua nhắn tin điện thoại và N chát với các bạn, tôi đã quan sát được một số đặc điểm như sau. Câu trong văn viết thường ngắn gọn, có khoảng 3-5 từ. N không hiểu và không biết sử dụng các liên từ trong câu, không phân chia động từ theo thời gian. Ví dụ trong một tin nhắn N nhắn cho Thầy Hai ( hơn N 20 tuổi): Hai cơm ăn chưa? N cơm ăn. ( không dùng trạng ngữ chỉ thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai…). Hai tuổi mấy? N 18. Như vậy, văn viết trong các hội thoại giao tiếp của N là những câu ngắn, bị đảo vị trí các thành phần trong câu, không có khái niệm thời gian trong câu, không có liên từ, sử dụng câu văn cách máy móc. Khi giao tiếp với người điếc họ có thể hiểu nhau dễ hơn, khi giao tiếp bằng văn viết với người mình thường N cảm thấy khó hiểu, có thể đọc xong 1 thông tin, dịch ra kí hiệu ngôn ngữ nhưng N vẫn không hiểu ý của cả câu hoặc hiểu sai. Ví dụ khi được hỏi: môn âm nhạc N được học những gì? N đọc tin nhắn xong vẫn không hiểu ý câu hỏi. Do cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ kí hiệu khác với cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nói nên ngôn ngữ viết của N cũng bị ảnh hưởng bởi cấu trúc của ngôn ngữ kí hiệu. Do đó ngôn ngữ viết của trẻ khiếm thính hay mắc nhiều lỗi sai. Kết luận Ngôn ngữ là tiềm năng và bản chất của con người. Bất kì ai dù có khả năng nghe hay không cũng đều có khả năng phát triển ngôn ngữ có thể là ngôn ngữ kí hiệu hoặc ngôn ngữ nói. Đã là con người ai cũng có thể thực hiện khả năng giao tiếp giữa con người với con người, phương tiện giao tiếp phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của mỗi con người. Đối với trẻ nghe bình thường có thể học ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên nhưng đối với trẻ không nghe được hay không nói được ta cần sử dụng phường pháp giáo dục chuyên biệt để trẻ có thể phát triển khả năng ngôn ngữ ở mức tốt nhất. Nếu không có phương pháp giáo dục chuyên biệt thì khả năng ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế hoặc có thể không có được ngôn ngữ viết và kí hiệu ngôn ngữ. Nếu để cho ngôn ngữ của trẻ phát triển cách tự nhiên thì trẻ sẽ không có ngôn ngữ mà chỉ có cử chỉ điệu bộ làm công cụ giao tiếp vói những người thân. Bằng phương pháp giáo dục chuyên biệt, ta biết cách hỗ trợ để trẻ có thể lĩnh hội được ngôn ngữ giúp trẻ học tập và phát triển. đối với trẻ khiếm thính, ngôn ngữ nói có thể là khó khăn đối với trẻ trong việc nói cho người khác hiểu nhưng ngôn ngữ viết có thể giúp dễ hòa nhập vào cộng đồng hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docngon_ngu_tre_khiem_thinh_nhat_9407.doc