Tiểu luận Tìm hiểu khung phân loại tài liệu tại Thư viện Trường Đại học y Hà nội

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ CẤU TRÚC KHUNG PHÂN LOẠI TÀI LIỆU THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 1.1. Sự hình thành khung phân loại tài liệu Thư viện Trường Đại học y Hà nội 1.2. Cấu trúc khung phân loại của thư viện trường đại học y Hà Nội CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÂN LOẠI TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 2.1. Khung phân loại như là một phương tiện của hoạt động phân loại 2.2. Thực tiễn hoạt động phân loại tại thư viện Trường Đại học y Hà Nội CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển mạnh trên phạm vi toàn thế giới, sự phát triển đa dạng các nguồn thông tin và nhu cầu sử dụng thông tin ngày càng mở rộng, các tổ chức và doanh nghiệp sử dụng thông tin với nhịp độ cao để phát huy hiệu quả, khuyến khích đổi mới và tăng lợi thế cạnh tranh, các nhà khoa học cần những thông tin nhanh để rút ngắn thời gian nghiên cứu, từ đó sẽ cung cấp nhiều hơn nữa những thành tựu khoa học để phục vụ đời sống; người dân cũng sử dụng nhiều thông tin hơn để được thoã mãn tối đa nhu cầu của cuộc sống; trong lĩnh vực thông tin cũng cần phát triển khai thác các nguồn tin để đáp ứng ngày càng tăng về phương diện và dịch vụ thông tin. Cùng với các phương tiện tìm tin khác, khung phân loại được coi là công cụ quan trọng để tổ chức kho tài liệu thư viện và việc phân loại tài liệu. Hiện nay trong tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, tình hình xuất bản sách ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng có, nội dung kho sách của các thư viện ngày càng phong phú đa dạng cho nên công việc phân loại tài liệu càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại khá nhiều khung phân loại như UDC, DDC, LCC, khung phân loại hai chấm (CC), Tuỳ thuộc vào nội dung tài liệu, các thư viện lựa chọn các khung phân loại khác nhau để phù hợp cho việc phân loại tài liệu. Thư viện Trường Đại học y Hà Nội là một thư viện chuyên ngành y. Vì vậy việc lựa chọn khung phân loại phục vụ cho việc phân loại phân loại tài liệu có nhiều điểm khác so với các thư viện khác. Với ý thức tầm quan trọng của công tác phân loại tài liệu cũng như xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, với sự giúp đỡ nhiệt tình của tôi đã chọn đề tài ”Tìm hiểu khung phân loại tài liệu tại Thư viện Trường Đại học y Hà nội ”.

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2388 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu khung phân loại tài liệu tại Thư viện Trường Đại học y Hà nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển mạnh trên phạm vi toàn thế giới, sự phát triển đa dạng các nguồn thông tin và nhu cầu sử dụng thông tin ngày càng mở rộng, các tổ chức và doanh nghiệp sử dụng thông tin với nhịp độ cao để phát huy hiệu quả, khuyến khích đổi mới và tăng lợi thế cạnh tranh, các nhà khoa học cần những thông tin nhanh để rút ngắn thời gian nghiên cứu, từ đó sẽ cung cấp nhiều hơn nữa những thành tựu khoa học để phục vụ đời sống; người dân cũng sử dụng nhiều thông tin hơn để được thoã mãn tối đa nhu cầu của cuộc sống; trong lĩnh vực thông tin cũng cần phát triển khai thác các nguồn tin để đáp ứng ngày càng tăng về phương diện và dịch vụ thông tin. Cùng với các phương tiện tìm tin khác, khung phân loại được coi là công cụ quan trọng để tổ chức kho tài liệu thư viện và việc phân loại tài liệu. Hiện nay trong tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, tình hình xuất bản sách ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng có, nội dung kho sách của các thư viện ngày càng phong phú đa dạng cho nên công việc phân loại tài liệu càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại khá nhiều khung phân loại như UDC, DDC, LCC, khung phân loại hai chấm (CC), … Tuỳ thuộc vào nội dung tài liệu, các thư viện lựa chọn các khung phân loại khác nhau để phù hợp cho việc phân loại tài liệu. Thư viện Trường Đại học y Hà Nội là một thư viện chuyên ngành y. Vì vậy việc lựa chọn khung phân loại phục vụ cho việc phân loại phân loại tài liệu có nhiều điểm khác so với các thư viện khác. Với ý thức tầm quan trọng của công tác phân loại tài liệu cũng như xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, với sự giúp đỡ nhiệt tình của tôi đã chọn đề tài” Tìm hiểu khung phân loại tài liệu tại Thư viện Trường Đại học y Hà nội ”. CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ CẤU TRÚC KHUNG PHÂN LOẠI TÀI LIỆU THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 1.1. Sự hình thành khung phân loại tài liệu Thư viện Trường Đại học y Hà nội Thư viện Trường Đại học y Hà nội là một trong những thư viện lớn nhất và có sớm nhất trong số các thư viện Đại học trong cả nước. Được thành lập từ năm 1903, trải qua hơn 100 năm hoạt động, thay đổi thư viện Đại học y Hà nội đã từng bước xây dựng và phát triển. Tiền thân của Thư viện Đại học y Hà nội là Thư viện Đại học y-dược Hà nội. Đến năm 1962 Thư viện Đại học y-dược khoa Hà nội tách thành hai thư viện là Thư viện Đại học y Hà Nội và Thư viện Đại học dược khoa. Từ năm 1980 cơ sở chính của Đại học y Hà nội chuyển về khu vực Khương thượng, trên đường Tôn Thất Tùng, từ đó Thư viện Đại học y Hà nội có điều kiện tăng cường cơ sở vật chất. Đội ngũ cán bộ ngày càng một lớn mạnh, tư liệu đựoc bổ sung ngày càng nhiều và đa dạng. Từ khi được thành lập đến năm 1985 Thư viện Trường đại học y Hà nội sử dụng khung phân loại UDC, một khung phân loại phổ biến cho các thư viện Miền bắc lúc bấy giờ để phân loại tài liệu. Trong khi các thư viện chuyên ngành y từ Huế trở vào đã sử dụng khung phân loại chuyên ngành y của thư viện Mỹ từ năm 1954 cho đến nay. Bên cạnh đó các thư viện chuyên ngành Y từ Huế trở ra lại sử dụng khung phân loại UDC trong đó có Thư viện trường Đại học y Hà nội. Đến năm 1985, nhận thấy việc áp dụng khung phân loại UDC vào việc phân loại tài liệu tại một thư viện chuyên ngành y với vốn tài liệu trên 85% là tài liệu chuyên ngành còn gặp nhiều khó khăn.Thư viện trường đại học Y Hà Nội đã tập trung vào việc xây dựng khung phân loại riêng cho mình. Sau thời gian dài nghiên cứu, Bác sĩ Đặng Vũ Viêm đã biên soạn 1 khung phân loại áp dụng cho việc phân loại tài liệu tại thư viện trường đại học Y Hà Nội với tên gọi “Bảng phân loại các ngành (các chuyên khoa sâu trong ngành y) xếp theo thứ tự vần chữ cái các chuyên khoa y học” 1.2. Cấu trúc khung phân loại của thư viện trường đại học y Hà Nội Chức năng chính của thư viện Trường Đại học y Hà Nội là phục vụ đào tạo bác sĩ, dược sĩ, … về y học, dược sĩ học cho nền y học Việt Nam và cả Đông Dương (thuộc Pháp). Nhiệm vụ chính của thư viện Đại học y Hà Nội là xây dựng, bảo quản và tổ chức vốn tài liệu chuyên ngành y . Nhìn vào chức năng và nhiệm vụ trên của thư viện Trường Đại học y Hà Nội ta thấy thư viện Trường Đại học y Hà Nội là 1 thư viện chuyên ngành khác với các thư viện khác vì vậy khung phân loại của thư viện Trường Đại học y Hà Nội có cấu trúc khác với các khung phân loại khác (UDC, DDC, BBK, LCC, …) - Cấu trúc khung phân loại của thư viện trường đại học y Hà Nội. + khung phân loại của thư viện Trường Đại học y Hà Nội là 1 khung phân loại chủ đề tự chọn với 100 đề mục chính được sắp xếp theo trật tự chữ cái từ B -Y theo chuyên ngành y. B1. Bệnh học. B2. Bệnh hệ thống. B3. Bệnh nghề nghiệp. B4. Bảng. C1. Chấn thương. C2. Chính trị. C3. Côn trùng học. C4. Chỉnh hình - Phẫu thuật tạo hình. D1. Da liễu. D2. Di truyền học. D3. Dị ứng. D4. Dịch tễ học. D5. Dinh dưỡng. D6. Dược - thuốc. D7. Dược lý học. D8. Dân số KHHGD. Đ1. Điều trị học. Đ2. Điều dưỡng. Đ3. Điều tra cơ bản. Đ4. Độc chất cơ bản. G1. Gây mê hồi sức. G2. Giải phẫu bệnh - pháp y. G3. Giải phẫu học. G4. Giáo dục đào tạo. G5. Ghép cơ quan – mô. H1. Hoá sinh. H2. Hô hấp. H3. Huyết học – cơ quan tạo huyết. H4. Hồi sức cấp cứu. K1. Khoa học cơ bản. K2.Khớp – cơ – xương. K4. Ký sinh trùng. K5.Kỹ thuật y học. L1. lao. L2.Lão khoa. L3.Lý sinh – Y học phóng xạ vật lý. L4.Lồng ngực. L5.Lịch sử y học. L6.Luật trong ngành Y. M1. Mắt – Thị giác. M2. Men – Enzym. M3. Miễn dịch học. M4. Mô học. N1. Nấm. N2.Ngoại khoa - Phẫu thuật . N3. Ngoại ngữ. N4.Nhi khoa Trẻ em. N5. Nội khoa. N6. Nội tiết. N7.Nhân trắc. N8.Bệnh nhiễm khuẩn - nhiễm virut. P1.Phôi thai. P2.Phụ khoa., P3. Phục hồi chức năng. R1.Răng - hàm - mặt. S1.Sản khoa. S2.Sinh học. S3.Sinh lý bệnh. S4.Sinh lý học. S5.Sinh thái học. S6.Sinh dục nam. T1.Tai mũi họng. T2.Tâm thần. T3.Tế bào học. T4.Thần kinh học - Bệnh thần kinh. T5.Thể dục thể thao. T6.Tiến bộ. T7.Tiết niệu. T8.Tiêu hoá. T9.Tim mạch. T10.Toán – Thông tin y học. T11.Tổ chức y tế - Tổ chức quản lý. T12.Tổ chức y tế thế giới. T13.Từ điển – tra cứu. T14.Truyền nhiễm - bệnh lây. T15.Tình dục học - Giới tính. T16.Triệu chứng học. T17.Tâm lý học. U1.Ung thư học. V1.Văn học nghệ thuật. V2.Vệ sinh học – Môi trường. V3.Vi rút – Vi khuẩn. V4.Vi sinh y học. X1.X quang. Y1.Y học dân tộc. Y2.Y học quân sự. Y3.Y học xã hội. Y4.Y học hàng không – Vũ trụ. Y5.Y tế công cộng. Y6.Y đức. Khung phân loại của thư viện Trường Đại học y Hà nội được Bác sĩ Đặng Vũ Viêm biên soạn dựa vào khung phân loại UDC và BBK. Đó là sự kết hợp giữa chữ cái la tinh từ B-Y và số Ả rập từ 0-9 theo nguyên tắc thập tiến. Theo nguyên tắc thập tiến ở đây là số ả rập được mở rộng ra tương ứng với mỗi chuyên ngành. Hệ thống ký hiệu được xây dựng từ những chữ số ả rập nên rất phổ biến và dễ hiểu đối với người sử dụng, cùng với đó là sự kết hợp với chữ cái La tinh theo chuyên ngành càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng trong quá trình tìm tài liệu CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÂN LOẠI TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 2.1. Khung phân loại như là một phương tiện của hoạt động phân loại Khung phân loại là một trong những công cụ của cán bộ thư viện để phân loại tài liệu, nó là một sơ đồ sắp xếp theo một trật tự nhất định các khái niệm khoa học thuộc toàn bộ các lĩnh vực tri thức. Khung phân loại được áp dụng để tổ chức bộ máy tra cứu thông tin, tổ chức các mục lục, các cơ sở dữ liệu …Trong các cơ quan thông tin, các thư viện cũng như các cơ quan khác có hoạt động tư liệu với mục đích thoã mãn tối đa nhu cầu của bạn đọc và người dùng tin. Khung phân loại của thư viện Trường đại học y Hà nội đựoc biên soạn dựa vào nội dung tài liệu, vì vậy mỗi một đề mục đều phản ánh một lĩnh vực chuyên ngành cụ thể. VD: T9. Tim mạch. Cũng giống như các khung phân loại khác khung phân loại của thư viện trường Đại học y Hà nội được coi là phương tiện quan trọng của hoạt động phân loại tài liệu. Dựa vào khung phân loại cán bộ thông tin – thư viện có thể phân loại tài liệu thuộc các chuyên ngành khác nhau. Bản chất của việc phân loại tài liệu là định vị tài liệu trong khung phân loại sao cho đúng đắn nhất có lợi nhất cho bạn đọc và khi cần đến thì nhanh chóng dễ dàng tìm thấy . Trong quá trình phân loại tài liệu tại các thư viện đều phải sử dụng khung phân loại, các thư viện khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung tài liệu tại thư viện mình mà lựa chọn các khung phân loại khác nhau làm công cụ, phương tiện để phân loại tài liệu. Dựa vào khung phân loại mà thư viện mình áp dụng các cán bộ phân loại sẽ phân loại tài liệu thông qua quá trình sử lý tài liệu để từ đó tổ chức sắp xếp chúng trong kho, tổ chức bô máy tra cứu như mục lục phân loại, cơ sở dữ liệu với mục đích phục vụ bạn đọc và người dùng tin. Trong các cơ quan thông tin thư viện có thể nói không một cơ quan nào lại không áp dụng một khung phân loại cụ thể nào để phân loại tài liệu, dựa vào khung phân loại các cán bộ phân loại sẽ phân tích nội dung tài liệu xem xem nó thuộc lĩnh vực nào tương ứng trong khung phân loại để từ đó định cho nó một ký hiệu thuộc lĩnh vực đó. Thông qua khung phân loại các cán bộ phân loại sẽ phân loại tài liệu một cách đúng đắn nhất, có lợi nhất cho bạn đọc nhằm mục đích tìm tài liệu một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất trong quá trình tìm tài liệu. 2.2. Thực tiễn hoạt động phân loại tại thư viện Trường Đại học y Hà Nội Thư viện trường Đại học y Hà Nội là một thư viện chuyên nghành y, trong đó vốn tài liệu chuyên nghành chiếm hơn 85% trong tổng số vốn tài liệu vốn có tại thư viện. Vì vậy việc phân loại tài liệu tại thư viện Trường Đại học y Hà nội có một vai trò quan trọng trong các khâu xử lý thông tin. Trong quá trình phân loại tài liệu các cán bộ phân loại dựa chủ yếu vào khung phân loại do thư viện biên soạn, dựa vào nội dung tài liệu đề cập đến các cán bộ phân loại sẽ xác định vị trí tương ứng của nó trong khung phân loại. Khung phân loại của thư viện Trường Đại học y Hà nội gồm 100 đề mục chính phản ánh từng chuyên ngành cụ thể. VD: Kết quả kiểm tra về di truyền tế bào khi sử dụng cây “ M” làm dược liệu điều trị các tổn thương ở hệ miễn dịch. Trong VD trên thì các cán bộ phân loại sẽ phân tích các yếu tố mà tài liệu đề cập đến, sau đó sắp xếp nó vào trong M3 Miễn dịch học và D6 Dược. Hiện nay thư viện có 4 cán bộ làm công tác phân loại tài liệu, trong đó có 3 cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành thông tin thư viện và 1 cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành y. Khung phân loại tài liệu của thư viện Trường Đại học y Hà nội là một khung phân loại chuyên ngành với các chủ đề tự chọn vì vậy có rất nhiều thuật ngữ chuyên môn mà các cán bộ thông tin thư viện không thể biết được nếu như mới bắt đầu tiếp xúc với công việc phân loại, vì vậy thư viện ngoài cán bộ có chuyên ngành thông tin thư viện còn phối hợp với các bác sĩ để trợ giúp cho quá trình phân loại, bởi vì bác sĩ họ có đầy đủ kiến thức chuyên môn về y học có như vậy họ mới xác định được chính xác nội dung được phản ánh qua quá trình phân tích các thuật ngữ chuyên môn để từ đó trợ giúp cán bộ thư viện xác định được vị trí chính xác của tài liệu trong khung phân loại. VD: Bước đầu nghiên cứu phẫu thuật đục thể thuỷ tinh ngoài bao kết hợp đặt thể thuỷ tinh nhân tạo hậu phòng ở người lớn tuổi Việt nam. Trong VD trên tài liệu được xếp vào M1 (Mắt - thị giác) và L2 (Lão khoa). Sau khi đã xác định chính xác vị trí của tài liệu trong khung phân loại cho tài liệu đó để từ đó sắp xếp chúng trong kho. Trong quá trình phân loại các cán bộ thư viện cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia chuyên ngành việc phân loại đã trở nên dễ dàng và chính xác hơn, đáp ứng yêu cầu phục vụ bạn đọc một cách nhanh chóng và hiệu quả. CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ Khung phân loại thư viện Trường Đại học y Hà nội được xây dựng trên cơ sở kho sách của thư viện và mục đích để phục vụ riêng cho thư viện này. Do vậy nó là một khung phân loại rất chi tiết về chuyên ngành. Hiện nay, chưa có một khung phân loại nào được coi là hoàn hảo khi được áp dụng vào một loại hình thư viện cụ thể và khung phân loại của Trường Đại học y cũng vậy bên cạnh những mặt ưu điểm thì nhược điểm vẫn song song tồn tại . Về ưu điểm. Khung phân loại này rất phù hợp với thư viện chuyên ngành với vốn tài liệu ít như thư viện Trường Đại học y Hà nội. Khung phân loại của thư viện Trường Đại học y được biên soạn nhằm mục đích phân loại chính xác các chuyên ngành y học vì vậy nó rất dễ dàng cho sinh viên , bác sĩ, chuyên gia nghiên cứu về y học trong quá trình tìm tài liệu trong kho bởi vì họ là những người hiểu biết chính xác về các thuật ngữ chuyên môn, mặt khác nó rất phổ biến và dễ làm, một bác sĩ cũng có thể làm được công tác phân loại tài liệu. Khung phân loại này do thư viện này tự biên soạn dựa trên cơ sở kho sách của thư viện vì vậy sinh viên của trường rất thuận tiện trong quá trình xem tài liệu. Một trong những ứng dụng quan trọng và hữu ích nhất của khung phân loại là để tổ chức xắp xếp kho mở trong thư viện cụ thể là phòng đọc ngoại văn giúp bạn đọc tự chọn tài liệu. Bạn đọc được trực diện với tài liệu, có thể xem lướt nội dung nhiều tài liệu về cùng một lĩnh vực trong kho. Nếu khi một cuốn sách cụ thể bạn đọc cần tìm không có trong kho, có thể có những cuốn sách khác tương tự về vấn đề đó gợi ý cho bạn đọc sử dụng thay thế. Có khi bạn đọc không có thông tin cụ thể rõ rệt về tài liệu chuyên ngành của mình quan tâm, song do tham khảo tài liệu sắp xếp theo phân loại có thẻ tìm ra nhiều tài liệu quý chưa được biết đến về chuyên ngành của mình. Tuy nhiên khung phân loại này cũng có những nhược điểm. Vì là một khung phân loại do thư viện tự biên soạn nhằm mục đích phục vụ riêng cho thư viện mình nó là một khó khăn trong quá trình hợp tác giữa các liên thư viện. Do việc áp dụng khung phân loại này nên khi thư viện thực hiện việc hoà mạng trong nước cũng như trên thế giới là rất khó khăn. Trong khi các thư viện từ Huế trở vào áp dụng khung phân loại chuyên ngành y của Mỹ đã rất thuận tiện trong quá trình hội nhập với các thư viện khác cũng như trên thế giới. Vì nó là một khung phân loại chuyên ngành nên rất khó khăn cho cán bộ phân loại tài liệu trong quá trình phân loại nếu không có kiến thức chuyên môn và đây cũng là một khó khăn lớn đối với các ban đọc khác muốn tham khảo về tài liệu trong thư viện mà không có sự hiểu biết về các thuật ngữ chuyên môn, đến lúc đó họ phải nhờ đến sự giúp đỡ của cán bộ thư viện điều đó gây rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm tài liệu mình cần và lãng phí thời gian công sức. Nên chăng trong thời gia tới thư viện nên sử dụng khung phân loại NLM (National library of medicine) dùng cho thư viện chuyên ngành y được dễ dàng trong quá trình hoà mạng và hợp tác liên thư viện đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ phân loại trong quá trình phân loại bởi vì nó là một khung phân loại mà các thư viện y trên thế giới sủ dụng thống nhất đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bạn đọc trong quá trình tìm tài liệu cho công tác nghiên cứu. Qua niên luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo TS. Nguyễn Thu Thảo - người đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình xây dựng và hoàn thiện đề tài. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phân loại tài liệu/Tạ Thị Thịnh - H: 1998. Một số tài liệu viết về Khung phân loại chủ đề của Trường Đại học Y khoa Hà Nội. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctv27.doc
Tài liệu liên quan