Tiểu luận Tìm hiểu , phân tích lý giải những sự kiện đang diễn ra trên thế giới

Trong tiểu luận thực tập tốt nghiệp này, do trình độ và dung lượng có hạn chắc chăn chúng tôi cũng chưa thể cung cấp đầy đủ những thông tin về sự đi lên của nên kinh tế Nhật Bản - Hàn Quốc sau World cup 2002 và chắc hẳn chúng tôi cũng chưa có điều kiện tìm hiểu và phân tích vấn đề này một cách sâu rộng, đầy đủ và thấu đáo.

doc28 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu , phân tích lý giải những sự kiện đang diễn ra trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con người Nhật Bản: 1. Đất nước 1.1. Vị trí địa lý Nhật Bản nằm ngoài khơi bờ phía Đông lục địa Châu á. Quần đảo Nhật Bản gồm 4 đảo lớn: - Honshu - Hokkaido - Kyushu - và Shikoku, cùng khoảng 4000 đảo nhỏ với tổng diện tích ngang với bang California của Mỹ. Tổng diện tích của Nhật Bản vào khoảng 378.000 km2 . Đảo Honshu là nơi có những đô thị chủ yếu như thủ đô TOKYÔ, các thành phố khác như YKOHAMA, OSAKA và IOGOTO, nhiều dãy núi lửa chạy suốt đất nước tạo nên các loại địa hình khác biệt. Đất nước này được đặc trưng bởi những dòng sông ngắn chảy xiết, núi non trùng điệp và những đồng bằng nhỏ hẹp nhưng màu mỡ. 1.2. Khí hậu: Giữa các vùng của Nhật Bản có sự chênh lêch lớn về khí hậu, mặc dù trên cả nước có khí hâu ôn hoà. Nhưng miền Bắc lại có mùa đông dài và lạnh có nhiều tuyết. Miền Nam có mùa hè nóng và mùa đông lại ôn hoà, lượng mưa ở đây tương đối cao, vào mùa hè thường có mưa to và bão lớn. 1.3. Nền kinh tế: Những thành công của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là kết quả của một chính sách kinh tế được hoạch định một cách chặt chẽ bởi sự kết hợp giữa bộ máy nhà nước và các doanh nghiệp lớn. Trước chiến tranh thế giới lần hai, các công ty có ảnh hưởng hợp thành tập đoàn khổng lồ ( gọi là Zaibastu ) hợp tác chặt chẽ với chính phủ để nâng đỡ ngành công nghiệp nhất định. Đã có thời bốn ( Zaibastu) lớn nhất từng ngự trị là Mitsui Mitsubishi, Sumitomo và Yasuda, một tập đoàn( trong số bốn ông lớn) đã nắm giữ một phần đáng kể trong lĩnh vực ngân hàng. Sản xuất công nghiệp, khai thác mỏ, đóng tàu và quảng cáo ở nước ngoài. Các chính sách khuyến khích việc thuê nhân viên làm việc suốt đời, khuyến khích chủ nghĩa gia trưởng trong quan hệ chủ thợ, quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp và cạnh tranh ở mức thấp. Ngày nay, ảnh hưởng và sự kiểm soát các ( Zaibastu) đối với nền kinh tế đã giảm nhiều mặc dù một vài chính sách của nó vẫn còn có tác đối với đất nước. Thời gian gần đây cả chính quyền và các doanh nghiệp để đáp lại những thách thức mới của nền kinh tế toàn cầu đã nhận ra sự cần thiết phải cơ cấu lại và điều chỉnh lại các bộ phận của nền kinh tế nhất là khu vực tài chính. Buôn bán quốc tế rộng rãi khiến Nhật phụ thuộc nặng nề vào thị trường bên ngoài, nơi cung cấp nguyên liệu thô và nguồn năng lượng, cũng là nơi cung cấp khách hàng mà từ họ Nhật Bản kiếm được khoản tiền để mua các loại sản phẩm hàng hoá nói trên và các loại hàng hoá khác. Người Nhật Bản nhận thức rõ tính phụ thuộc lẫn nhau này. Tổng sản phẩm quốc dân ( GDP ) tức là toàn bộ khối lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra, bao gồm cả xuất khẩu của Nhật Bản lớn thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ. Nhật Bản rất nghèo về tài nguyên khoáng sản và năng lượng, do vậy phải dựa chủ yếu vào nguồn nhập khẩu lại, nhập hầu hết khối lượng dầu mỏ, quặng kim loại chì, len thô và bông sơi cần thiết. Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng đầu thế giới về nguyên liệu thô gồm than đá, đồng kẽm và gỗ xẻ, mặc dù thiếu đất canh tác, Nhật Bản đã cố gắng tối đa sự phụ thuộc vào hàng nông sản và thực phẩm nhập khẩu như Ngũ cốc và thịt bò, sản phẩm trồng trọt chủ yếu gạo và các loại ngũ cốc khác. Các chính sách bảo hộ về kinh tế và chính trị của Nhật Bản đảm bảo rằng nước này vẫn hoàn toàn tự túc về gạo. Vài năm gần đây chính phủ Nhật Bản đã chấp nhận nhập khẩu một số lượng gạo. Công nghiệp chế tạo chiếm phần lớn nhất trong tổng sản phẩm quốc dân của Nhật. Nguồn lợi chủ yếu của Nhật là lực lượng công nhân tay nghề cao. Tuy nhiên, giá nhập khẩu kết hợp với giá lao động cao đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của công nghiệp Nhật Bản trên phạm vi toàn cầu. Nhật Bản vượt trội về các ngành sản xuất công nghệ cao đặc biệt là hàng điện tử và máy tính. Các ngành sản xuất chính khác như sản xuất ô tô, chế tạo máy và công nghiệp hoá chất… 2. Con người và các giá trị tập quán xã hội Nhật Bản. - Dân số Nhật Bản xấp xỉ 125 triệu người, cư dân ở đây khá thuần nhất về chủng tộc với 99 % là người Nhật. Tỉ lệ 1 % còn lại bao gồn ba nhóm thiểu số người gốc Triều Tiên, người bản địa, về mặt sắc tộc không phải là người Ainu và một nhóm đặc biệt gọi là Burakumin ( người bị xã hội ruồng bỏ ), họ cũng là người Nhật về văn hoá và sắc tộc nhưng bị khinh rẻ và xa lánh vì họ thuộc về những gia đình đã nhiều đời gắn với những công việc liên quan đến máu và giết chóc… - Vị trí địa lý biệt lập như một quốc đảo của Nhật cho phép các nhà cầm quyền ngăn cản các ảnh hưởng ngoại lai và hạn chế những tác động qua lại giữa người Nhật với các dân tộc và nền văn hoá khác.Chính sách như vậy đã tạo nên một cư dân và một nền văn hoá có độ thuần nhất cao. Suốt trong lịch sử của mình, người dân Nhật Bản luôn có thái độ khiêm nhường thuần nhất cao. Suốt trong lịch sử của mình người dân Nhật Bản luôn giữ được thái độ phân biệt giữa những gì là ngoại quốc và những gì là của Nhật Bản. Mãi cho đến gần nay họ vẫn luôn ưu chuộng những gì của Nhật Bản hơn . Thái độ này cũng rất rõ trong cách đối xử với những ai không phải là người Nhật. Những người như thế được người Nhật gọi là "kẻ ngoại quốc" hay "kẻ lạ". Ngay cả những người gốc Triều Tiên và cư dân chủng tộc khác sinh ra và lớn lên ở Nhật cũng không được nhìn nhận là "người Nhật", cho đến nay vẫn còn những quy tắc hạn chế nghiêm ngặt về di dân và quốc tịch nhằm giữ cho cả dân ở Nhật có mức độ "Nhật” cao nhất. Nhật Bản là một quốc gia thô tục từ hơn 300 năm nay. Dân chúng ở đây chủ yếu theo Thần Phật, phật giáo, thiên chúa giáo, khổng giáo, thần đạo là một tín ngưỡng bản địa Nhật Bản, dạy người ta phải tôn trọng thiên nhiên. Các vị thần Shinto thờ cúng trong các ngôi đền đặc trưng bởi những chiếc ????… và hành lang bằng gỗ sơn đỏ… Phần lớn người Nhật không muốn tỏ ra là những người sùng tín dù là bằng hành động hay lời nói, họ không thường xuyên đến đền thờ hàng ngày hay hàng tuần. Điều thường thấy hơn là mỗi gia đình có một bàn thờ nhỏ ở nhà mình, nơi họ hàng ngày thờ cúng. Họ cùng tham gia những nghi lễ dành cho những trường hợp đặc biệt như sinh đẻ, đám cưới, đám tang. Phần đông tin tưởng và thực hành theo những tín ngưỡng khác nhau cho các sự kiện khác nhau của đời sống. Do không ưa đối đầu, người Nhật thích tạo nên sự đồng lòng nhất trí hơn khi cần ra quyết định. Họ tin tưởng vào sự cần thiết giữ gìn hoà khí thậm chỉ nếu cần phải từ bỏ sự thật và lòng trung thực hơn. Hơn nữa cũng như nhiều quốc gia ở Châu á khác " giữ thể diện" và giữ gìn phẩm giá là điều tuyệt đối phải coi trọng trong bất cứ điều kiện nào. Để khỏi có nguy cơ trở nên một kẻ ngoài lề xã hội, người Nhật tuân thủ những nguyên tắc ứng xử đó. Đối với người lớn tuổi hơn, người Nhật thường rất tỉ mỉ và có phương pháp trong việc tiếp cận phần lớn các tình huống trong đời sống cũng như trong kinh doanh, họ có xu hướng tuân theo quy định, họ không linh hoạt trong việc thay đổi quy tắc. Đó là một trong những lý do khiến họ vượt trội trong các lĩnh vực như chế tạo máy và sản xuất các sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, qua lịch sử người Nhật tỏ ra khá thực tiễn và không đa mang về quá khứ. Luôn luôn kiên cường, họ luôn tỏ ra có sẵn ý chí để thích nghi một cách từ từ với những ý tưởng và tình huống mới trong một thời gian dài. Về mặt nghề nghiệp, người Nhật không sẵn lòng kéo dài sự trung thành hoàn toàn và mù quáng với ông chủ nữa. Tuy nhiên, giữ gìn danh dự và lòng kính trọng đối với danh tiếng của gia đình vẫn là bổn phận của các thành viên trong gia đình. Xã hội Nhật Bản cho đến nay vẫn là một xã hội phụ quyền đòi hỏi người phụ nữ phải "tam tòng" vẫn được duy trì rộng rãi. Người phụ nữ Nhật Bản vẫn là người cáng đáng chủ yếu các công việc gia đình , chăm sóc con cái và cha mẹ. Phụ nữ Nhật Bản vẫn ngày càng tự khẳng định mình về chính trị xã hội Một số phụ nữ có trình độ đại học vẫn theo đuổi con đường sự nghiệp, tìm kiếm cơ hội thăng tiến vượt khỏi cái vòng lẩn quẩn của truyền thống. II. Đất nước con người Hàn Quốc 1. Đất nước 1.1. Vị trí địa lý. Hàn Quốc nằm ở phần Nam bán đảo Triều Tiên. Bắc Triều Tiên chiếm phần bắc của bán đảo Triều Tiên. Tiếp giáp với Mãn Châu Lý ( Trung Quốc ) và Nga. Ngăn cách với Nhật Bản bằng biển Nhật Bản và cách Trung Hoa lục địa qua biển Hoàng Hải. Tổng diện tích của bán dảo Triều Tiên bao gồm cả các đảo nhỏ là 85.269 dặm ( 220.847 km2) , bắc Triều Tiên chiếm khoảng 55 % diện tích, hơi nhỉnh hơn Hàn Quốc một ít. Hàn Quốc chiếm phần còn lại 45 % diện tích bán đảo. Khoảng 10 % địa hình là đồi núi với những ngọn núi cao nhất tập trung ở phía Bắc. Chỉ 20% diện tích đất đai là có thể trồng trọt được và nằm chủ yếu ở phía Tây. Sau chiến tranh Triều Tiên năm 1953 một vùng phio quân sự được thiết lập được coi như một giới tuyến giữa Nam - Bắc Triều Tiên. Đó là một dải đất rộng 4 km dọc theo bờ bển ở vĩ tuyến 38 và chạy dài khoảng 243 km. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul nằm ở phía Bắc nước này và chỉ phía Nam giới tuyến có 56 km. 1.2. Khí hậu của Hàn Quốc Hàn Quốc chịu ảnh hưởng trực tiếpd của khí hậu gió mùa Đông á. Hàn Quốc là nước có 4 mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Lượng mưa tương đối nhiều đặc biệt vào tháng 7. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất trong năm là 25°C, tháng lạnh nhất là - 3,5 °C. 1.3. Về tài nguyên thiên nhiên Khí hậu gió mùa đã đem lại cho Hàn Quốc một hệ động thực vật phong phú. Theo thống kê năm 1946 ở bán đảo có 201 họ cây, trong đó có 1102 loài , 3347 chủng loại, 1012 loài cây thân cao, trong đó có 400 loại đặc biệt.Về sông hồ, biển ngòi ở Hàn Quốc có 6 con sông lớn và dài nhất là 790 km. Mùa hè nước sông lớn do mưa nhiều còm các mùa khá tương đối khô. Bờ biển dài và tương đối khúc khuỷu và cạn, độ sâu của biển Nam là không quá 100 m. Thềm lục địa nông cạn một bên tạo điều kiện cho việc đánh bắt cá, nhưng mặt khác lại cũng gây cản trở cho việc đi lại bằng đường biển. Hàn Quốc với sự ưu đãi của thiên nhiên, các con sông và biển với nhiều loài thuỷ sản, 14 loài cá lưỡng cư và 130 loài cá nước ngọt. Hệ động thực vật phong phú, đã tạo cho đất nước có hoa thơm quả ngọt, quanh năm cây cối xanh tốt và có nhiều loài động vật quý hiếm. Trái lại, tài nguyên và khoáng sản vô cùng nghèo nàn, trên đất nước hầu như không có một loại khoáng sản nào có giá trị, để phục vụ cho ngành công nghiệp phải dùng nhiều tài nguyên như Hàn Quốc. 1.4. Về kinh tế Sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên vào những năm 1950, đất nước này đạt được những sự tăng trưởng kinh tế đáng kể phần lớn nhờ vào các kế hoạch mở rộng của chính phủ, các cố gắng giữ một chính phủ có thiện chí hợp tác và doanh nghiêp và nhờ vào sự lao động cần cù của người dân Hàn Quốc, chính phủ Hàn Quốc đã phát triển được một đội ngũ lao động có trình độ cao và được giáo dục tốt và đã đề ra kế hoạch 5 năm kể từ 1962 để tạo một hệ thống phát triển tập trung vào chiến lược công nghiệp hoá hương vào xuất khẩu. Từ 1970 tổng sản phẩm kinh tế quốc dân GDP đã tăng 35 lần. Khoảng 45% giá trị tổng sản phẩm kinh tế quốc dân hiện nay là tư các ngành sản xuất và xuất khẩu hàng thành phẩm chứ không phải xuất khẩu nguyên liệu thô. Hàn Quốc được xếp vào hàng ngũ các quốc gia buôn bán lớn nhất thế giới. Chính phủ cũng tham gia một cách năng động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các ngành dịch vụ công cộng và các ngành công nghiệp yêu cầu đầu tư lớn. Hiện nay trong nước đã có các tuyến đường cao tốc và các tuyến vận tải khác nối liền các thành phố và mạng lưới liên lạc viễn thông hiện đại rộng khắp trong cả nước. Hàn Quốc không có tài nguyên dầu mỏ và các nguồn mỏ khác rất hạn chế. Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên liệu. 1970 nhà nước bắt đầu bắt tay vào việc nghiên cứu chính sách đa dạng hoá các nguồn năng lưọng , tăng cường sử dụng năng lương nguyên tử, khí thiên nhiên và thuỷ điện. Những năm đầu của thập kỷ 1990, kinh tế Hàn Quốc bị suy thái đáng kể, nền kinh tế bị phụ thuộc quá nhiều vào ngoại thương, bởi vì hầu hết các ngành công nghiệp đều hướng vào xuất khẩu. Trong những năm gần đây, nhiều nước láng giềng Châu á của Hàn Quốc ngày càng có sức cạnh tranh cao hơn nhờ vào lực lượng lao động rẻ cùng các chi phí cũng như tỉ giá hối đoái ưu đãi hơn. Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi sự tăng chậm của năng suất sản xuất do đó Hàn Quốc đã tự nhìn thấy cần phải chuyển sang công nghệ cao và chế tạo các sản phẩm có giá trị. Ngành công nghiệp chính của Hàn Quốc bao gồm điện tử, chế tạo ô tô, chế tạo vũ khí, dệt, may mặc và sản xuất hàng da. Một nguồn thu ngoại tệ nữa của đất nước là các dịch vụ đấu thầu xây dựng, các cây trồng chủ yếu của Hàn Quốc là gạo, lúa mì, ngô, khoai tây...Ngành du lịch cũng đã phát triển ở Hàn Quốc, chính phủ đã ban hành nhiều đạo luật khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn ở Hàn Quốc trong lĩnh vực kinh tế lẫn xã hội. 2. Con người và các tập quán xã hội của Hàn Quốc Với dân số khoảng 44 triệungười. Hàn Quốc là một trong những nước có mật độ dân cư cao nhất thế giới. Gần 50% dân số sống ở các Thành phố lớn. Nhờ thành công về mặt kinh tế, mức sống của người dân đô thị Hàn Quốc có phần cao hơn so với hầu hết các nước láng giềng Châu á khác. Xã hội Hàn Quốc tương đối đồng nhất trong đó tất cả mọi người đều chung ngôn ngữ, văn hoá và lịch sử. Mặ dù rất gần gũi về mặt địa lý với Trung Quốc lại không cùng chung nguồn gốc với cả hai nước đó. Tổ tiên của người Triều Tiên di cư từ Xibôri Nội Nông và Mãn Châu Lý để cuối cùng lập nên một nhóm dân tộc đồng nhất, không có dân tộc thiểu số nào lớn. Tính dân tộc của người Hàn Quốc tương đối cao đã từng có những thời gian thi hành chính sách bài ngoại. Họ không chấp nhận một xã hội đa chủng tộc hay đa sắc tộc như kiểu hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Quan niệm về tính đồng nhất này là một lý do giải thích tại sao người Triều Tiên ở cả hai miền Nam- Bắc đều cho rằng sự chia cắt của bán đảo Triều Tiên là trải với quy luật tự nhiên là hoàn toàn. Dù hai miền Nam - Bắc có chế độ chính trị và chính sách kinh tế khác nhau, nhưng nhân dân cả hai miền đều chung một truyền thống văn hoá. Triều Tiên rất gần gũi với Trung Quốc cả về địa lý lẫn kinh tế và lịch sử tạo ra một nhịp cầu văn hoá tự nhiên nối liền quần đảo Nhật Bản với lục địa Châu á. Tuy nhiên, người Triều Tiên luôn luôn căm ghét các ảnh hưởng hay sự thống trị từ bên ngoài.Người Hàn Quốc nói chung có vẻ bảo thủ hơn so với nhiều nước láng giềng Châu á của họ. Một số người Hàn Quốc có thể cảm thấy bị đe doạ hơn là thích thú khi thấy người nước ngoài thông thạo về văn hoá và ngôn ngữ của họ. Người nước ngoài hiểu rõ về nền văn hoá của họ đôi khi bị coi là "xâm phạm" vào thế giới của người Triều Tiên. Cũng giống như người Nhật Bản - người Triều Tiên cho rằng nền văn hoá của họ là chân lý duy nhất và cao siêu hơn các nền văn hoá khác và do đó người nước ngoài không thể lĩnh hội được. Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng khá nặng của đạo Nho giáo và đạo Thiên chúa. Có khoảng 43% dân số Hàn Quốc theo đạo thiên chúa. Giáo dục luôn được coi là công cụ của sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên trong suốt lịch sử chỉ có gia đình giàu có mới có thể chu cấp nổi cho con cái đi học và do vậy việc thúc đẩy xã hội của Hàn Quốc đi lên là rất khó khăn. Nhưng đến bây giờ hệ thống trường học ở Hàn Quốc như là ở nước Mỹ. Cấp tiểu học 6 năm, cấp trung học 6 năm va cao hơn nữa là 4 năm nữa. Những năm sau là rất khó khăn bắt buộc phải thi qua một kỳ thi rất khắt khe. Từ đầu năm 1990 nhiều người dân Hàn Quốc đã di cư ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội sống tốt hơn. Trong thời gian Nhật Bản đô hộ, nhiều người Hàn Quốc đã di cư sang Mãn Châu Lý, Trung Quốc, Liên Xô và Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai, gần 2 triệu người Hàn Quốc ở Nhật Bản đã tham gia quân đội và tham gia vào lực lượng lao động chiến tranh kết thúc những người này tham gia quân đội hoặc tham gia vào lực lượng lao động. Chiến tranh kết thúc, những người này ở lại Nhật Bản lại bị từ chối quyền công dân và thường có mức sống thấp hơn, người Nhật Bản vẫn phân biệt đối xử với họ. Chương II. Sự hồi phục nền kinh tế của Nhật Bản - Hàn Quốc sau world cup 2002 1. Nội dung của các bài báo nói về sự phục hồi của nền kinh rế Nhật Bản và Hàn Quốc nhờ vào world cup 2002. Từ sự phân tích của các tờ báo cho thấy triển vọng của nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc nhờ world cup đã được các báo phân tích và nhìn nhận dười nhiều góc độ khác nhau. Có thể bằng nội lực bên trong và tác động bên ngoài, trong đó yếu tố bên ngoài vẫn là chính. GDP của Hàn Quốc tăng từ 4,7% năm 2002 tăng lên 5,8%. Nhật Bản 6,9%. Được những thành quả như vậy là do hai nước có sự điều chỉnh về mặt nhà nước, điều chỉnh về tiền tệ sẽ tạo điều kiện hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, và cuộc cải cách doanh nghiệp và tài chính tiền tệ, các biện pháp cải cách doanh nghiệp được đưa ra và được thực hiện một cách có hiệu quả. Thông qua world cup 2002 này nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ được phục hồi một cách nhanh chóng để cho thế giới thấy sự trở lại của Nhật Bản và Hàn Quốc vào những năm đầu của thế kỷ XXI Trên ba tờ báo " thời báo kinh tế Việt Nam ", báo " Doanh nghiệp " và báo " Quốc Tế ", sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc luôn được các báo quan tâm đến. Tin bài luôn được các báo sử dụng đầy đủ, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu mong muốn tìm hiểu của mọi đối tượng, và đọc các nội dung chính của các tờ báo phần lớn đề cập đến sự tăng trưởng kinh tế mà hai nước đã đạt được trong world cup 2002. Đó là sự tăng trưởng của nền kinh tế và vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong thời kỳ diễn ra world cup và sau đó. Có thể nói sau sự kiện world cup 2002, tỷ lệ người thất nghiệp ở Hàn Quốc và Nhật Bản đã giảm xuống một cách đáng kể so với thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ vào world cup 2002 kết thúc sẽ tạo được khoảng 760.000 lao động cho cả hai nước và đem lại cho hai nước con cố thặng dư là 2,8 tỉ USD. Ngoài những hiệu quả đem lại cho nền kinh tế của cả hai nước, xét về mặt hiệu quả gián tiếp thông qua việc nâng cao vị thế của hai nước và các công ty tăng cường xuất khẩu,đẩy mạnh nhanh chóng đầu tư nước ngoài. Theo tác giả Nguyễn Anh Hồng cho biết " world cup 2002 "sẽ tạo ra doanh thu hơn 500 tỉ USD " Sự kiện world cup 2002 là sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh . Theo đánh giá của giới chuyên môn world cup lần này sẽ đạt kỷ lục về nhiều phương diện khi tổ chức tại Nhật Bản và Hàn Quốc, và sẽ làm cho năng suất giảm sút, nhưng sự kiện thể thao số một trên thế giới này lại thúc đẩy mạnh mẽ ngành công nghiệp và thương mại, dịch vụ và quảng cáo. Đây là một động lực thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế đem lại doanh thu hơn 500 tỉ USD "( Thời báo kinh tế Việt Nam só 68 thứ 6 ngày 07/ 06/ 2002) Cũng đề cập đến sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc và Nhật Bản trong bài " Hàn Quốc và Nhật Bản ăn đậm nhờ world cup " của tác giả Bình Minh " Thời báo kinh tế Việt Nam số 69 ra ngày 9/6/2002 " Vòng chung kết world cup 2002 lần này được đánh giấu bằng hai nét đặc trưng lần đầu tiên được tổ chức tại Châu á và cũng là lần đầu tiên có hai nước tham gia đồng đăng cai. Không biết đây là sáng kiến hay là tối kiến của các nhà tổ chức nhưng hiện nay không ít người Châu Âu phàn nàn và ganh tị... world cup 2002 là một cú hích mạnh cho nền kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản. Năm 2002 nhờ nó mà nền kinh tế của cả hai nước có thể sẽ tăng trưởng. Hàn Quốc tăng 5,8%, Nhật Bản 6,9% tăng "Tiếp đó là sự thành công của ngành du lịch và dịch vụ cũng góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế". Theo tác giả Nguyễn Anh Thi " Thời báo kinh tế Việt Nam " số 74 ngày 21/6/2002 "Tất cả các điểm du lịch của Hàn Quốc và Nhật Bản đang mở rộng cửa để đón khách từ tất cả các nước trên thế giới sang cổ vũ bóng đá và để đi du lịch. ở các địa điểm du lịch nổi tiếng, các nhận viên đón tiếp khách đều mặc quốc phục và chụp ảnh với các du khách đến hàng trăm lần mỗi ngày với nụ cười rất dễ thương và không lấy bất cứ một khoản lệ phí nào. Bạn có thể nhận lấy các thông tin về du lịch khắp nơi trên đất nước . Từa các sân bay, các nhà ga, các khách sạn, với các bản đồquán ăn, các tour du lịch đều được hướng dẫn miễn phí ”. Từ những sự hiếu khách trên sẽ làm cho ngành du lịch của Hàn Quốc và Nhật Bản phát triển góp phần làm cho sự phát triển của nềnkinh tế của đất nước trong thời kỳ khôi phục. Trong world cup 2002 , đây cũng là cơ hội lớn để cho các công ty lớn và các tập đoàn lớn của hai nước chạy đua với nhau để giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình với thế giới. Theo tác giả Lê Văn "Báo doanh nghiệp" ra ngày 30/5 tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã hoàn thành công việc chuẩn bị cho các trận đấu. Là hai quốc gia có tiềm lực về văn hoá và kinh tế, chính phủ và các công ty lớn coi world cup là cơ hội vàng để quảng cáo hai quốc gia như là: " điện tử hoá chất Châu á "...... Hàn Quốc và Nhật Bản đang ra sức biểu thị lợi thế về sức mạnh tài chính của họ từ các công ty và tập đoàn lớn. Họ sẵn sàng bỏ tiền ra để tài trợ cho world cup, world cup lần này thật sự là cơ hội để cho các hãng giới thiệu sản phẩm như tập đoàn Korea Telccom, một nhà tài trợ chính thức sẽ "truyền" các trận đấu bóng đá trên mạng Internet. Họ cho rằng đây là cơ hội lớn để họ có thể so sánh trình độ công nghệ thông tin đối với thế giới. Từ đây họ có thể nâng cao thương hiệu của tất cả các nhà xuất khẩu của hãng. Tập đoàn Huyndai một nhà tài trợ khác sẽ chi gần 100 triệu USD để quảng cáo sản phẩm của mình... Các tập đoàn của Nhật Bản cũng ra tay. Hãng Toshiba chế tạo dụng cụ y tế, đang cố tổ chức lại thành hãng công nghệ thông tin. Hãng sẽ cung cấp máy tính cá nhân và các thiết bị khác cho world cup và sẽ tăng cho khách hàng mua một sổ tay hoặc máy tính cầm tay. Nhà tài trợ khác hãng Fuji xenox co cũng sẽ cung cấp các máy nhỏ cho các nhà tổ chức world cup. Và đến với việc chạy đua sân vận động, các công ty của Nhật Bản và Hàn Quốc cùng đạt được những lợi nhuận lớn nhất trong lịch sử world cup từ việc xây các sân vận động chỉ tính riêng ở Hàn Quốc việc xây dựng sân Seoul world cup stadium mất 186 triệu USD, còn Nhật Bản cũng đã chi 230 triệu USD cho sân vận động ở thành phố Nigata. 2. Nguyên nhân, diễn biến và tác động của world cup 2002 đối với nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc. 2.1. Diễn biến Theo báo cáo mới đây của hai chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đã cho thấy sự đi lên của nền kinh tế của hai quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 2,5 % trong tháng 6/2002. Tăng trưởng GDP bất ngờ tăng lên 2,4 % trong quý III so với mức tăng trưởng ở Hàn Quốc là 4,5 vào năm 2001 lên 6,8 tính đến tháng 6/2002. Nhật Bản là 4,3 năm 2001 lên 6,9 tính đến tháng 6/2002 Việc đi lên của nền kinh tế hai nước cho thấy nền kinh tế của Hàn Quốc và Nhật Bản có xu hướng phát triển mạnh hơn vào cuối năm 2002 Theo báo cáo của bộ tài chính của Nhật Bản và Hàn Quốc. Qua world cup 2002 đã là một đòn bẩy đối với nền kinh tế của cả hai nước sau thời kỳ suy thoái, world cup đã mang lại một món ngoại tệ khổng lồ ước tính khoảng 500 tỉ USD cho nền kinh tế của cả hai nước và cũng thông qua world cup 2002 để cho các công ty, tập đoàn công ty lớn của hai nước có dịp quảng bá các sản phẩm của mình với toàn thế giới. Với mức độ tăng trưởng kinh tế 2,4% như thế này đây là cơ sở tạo động lực phục hồi cho nền kinh tế. Theo Bộ Thương mại của hai nước có 3 nguyên nhân chính là: Thứ nhất là do mức chi tiêu của người dân hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc đã tăng 3,5% trong khi chi phí của người tiêu dùng chiếm tới 2/3 toàn bộ hoạt động kinh tế của hai nước này. Thứ hai là do đầu tư xây dựng nhà ở của nười dân tăng tới 12,5% lợi dụng thời điểm lãi suất cho vay là 1,55% mức thâp nhất trong vòng 30 năm qua. Thứ ba là do chi tiêu của Chính phủ tăng 9% chủ yếu là việc chi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng để phục vụ cho World cup 2002, và chương trình an ninh để bảo vệ World cup (theo thời Báo Kinh tế Việt Nam, số 54. 6/6/2002). Sau cả năm 2001 tồi tệ vì giảm sút rồi suy thoái kinh tế. Hàn Quốc và Nhật Bản đã hồi phục khá mạnh với tốc độ tăng trưởng GDP ở Nhật Bản là 6,9 ở Hàn Quốc là 5,8 tính đến cuối tháng 6/2002 chủ yếu nhờ vào World cup 2002, đồng thời người tiêu dùng vẫn tiếp tục chi tiêu tăng (tăng 3,3%). Nhìn chung, nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm có dấu hiệu tăng trưởng sáng sủa hơn so với năm 2001. Khả năng còn tăng trưởng nữa có thể diễn ra vào cuối năm. Và đây cũng là đánh dấu của sự đi lên của các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc và Nhật Bản điều này càng làm cho việc phục hồi kinh tế của hai nước càng thuận lợi. 2.2. Nguyên nhân: Việc hai nước đứng ra đăng cai tổ chức World cup 2002 đây là cơ hội lớn để cho hai nước tìm lại bộ mặt thật của mình sau thời kỳ nền kinh tế của hai nước bị suy thoái một cách trầm trọng. Thông qua World cup 2002 để các Công ty các tập đoàn lớn của hai nước có cơ hội quảng bá sản phẩm của mình với tập đoàn lớn trên thế giới và qua đây họ có cơ hội làm ăn với các tập đoàn lớn trên thế giới. Với việc ký được nhiều hợp đồng lớn đã thúc đẩy việc xuất khẩu của sản phẩm của mình đi đem lợi nhuận cao. và chính phủ khuyến khích người dân tiêu dùng nội địa. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết nền kinh tế nước này đã chấm dứt suy thoái nhờ vào giá hàng hoá tăng và xuất khẩu lại phục hồi. Trong khi có vẻ mức tiêu dùng ổn định, ông cho biết tỷ giá mức tiêu dùng (CPI) gần đây ở mức vừa phải, trong khi chỉ số giá bán buôn (WPI) bắt đầu có dấu hiệu tăng trong một số lĩnh vực, và tỷ lệ thất nghiệp giảm cá nhân và kim ngạch xuất khẩu tăng trong quý I 2002 trong đó sự phục hồi nền kinh tế của Mỹ và Đông á. Và cũng nhờ vào World cup 2002 quý I/2002 tăng hơn 2,4% so với quý IV/2001, trong khi Công ty chứng khoán Nhật Merrill lynch thông báo mức tăng trưởng là 10,3%. - Nguyên nhân vừa trong thời gian diễn ra World cup 2002 lượng cổ động viên đến hai nước cổ vũ bóng đá cũng đã tăng lên. Lượng khách du lịch tới hai nước đã đạt mức kỷ lục và đã đem lại cho nền kinh tế để bù vào ngân sách. Ngoài ra, cũng phải kể đến một nguyên nhân chính nữa là đồng yên và won của hai nước cũng có sức mạnh trở lại trên thị trường tiền tệ thế giới. Kinh tế của Hàn Quốc và Nhật Bản tăng trưởng cao, đã tạo cơ sở vững chắc cho đồng yên và đồng won ngày một lên giá và được sùng bái trên thị trường tiền tệ Quốc tế. 2.3. Tác động: Sự đi lên của nền kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản sau World cup 2002 đã tăng lên thêm niềm tin của giới kinh doanh và người tiêu dùng. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở Nhật Bản và Hàn Quốc đã tăng lên 26,4 điểm so với 114 điểm của tháng 12/2001. Đây là mức cao nhất kê kể từ tháng 1/1998 đến cuối năm 2002 nếu nhự trước khi World cup 2002 được khai mạc có 67% người dân hai nước đánh giá nền kinh tế có dấu hiệu chững lại. Nhưng đến sau khi World cup diễn ra con số này chỉ còn 26%, còn 74% số người cho rằng nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ phcụ hồi sau World cup 2002 kết thúc. Trong thời gian diễn ra World cup chỉ số chứng khoán của một số Công ty và tập đoàn lớn của hai nước có sự biến động mạnh. Chỉ số chứng khoán của nhiều Công ty Nhật Bản đã tăng vọt như: Tập đoàn điện tử Toshiba tăng 7,13% điểm. Tập đoàn Misuta tăng lên 16,05 điểm.Tập đoàn Samsung chỉ số cổ phiếu tăng 7,8 điểm. Tập đoàn GL cũng đã tăng 5,7 điểm. Sự kiện World cup 2002 cũng có tác động mạnh tới các ngành như hàng không, dịch vụ, tài chính (bảo hiểm) du lịch và giải trí. Với sự kiện World cup này đã đem lại lợi nhuận cho tất cả các ngành trên khoảng 20,2 tỷ USD. 3. Sự phục hồi nề kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc có ảnh hưởng đối với nền kinh tế thế giới. - Sự phục hồi nền kinh tế của Nhà nước và Hàn Quốc đã có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới. Trong tháng 6/2002 thương mại toàn cầu tăng mạnh 2% về số lượng và tăng 6% về giá trị, đạt 7.000 tỷ USD mức lớn nhất kể từ năm 1997 so với mức tăng kỷ lục là 5.500 tỷ USD trong năm 2001. - Thị trường ngoại hối toàn cầu trong năm 2001 đã tăng rõ rệt, tổng số giao dịch trung bình trên thị trường ngoại hối Quốc tế truyền thống đạt 2.201 tỷ USD vào tháng 6/2002. Khối lượng giao dịch trên thị trường hoán đối ngoại tệ cũng tăng 11% từ mức 656 tỷ trên 734 tỷ USD. Trong khi đó doanh số giao dịch trên thị trường kỳ hạn trực tiếp lại giảm 2,3% từ mức 131 tỷ USD giảm 128 tỷ USD. 4. Vai trò của báo của Việt nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng quan trọng và thiết yếu, đang hằng ngày, hằng giờ tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, tới mọi người trên khắp thế giới. Chính vì thế, báo chí ngày nay đã trở thành một động lực quan trọng không thể thiếu được trong xã hội hiện đại, trong cuộc sống đấu tranh xây dựng và phát triển của mọi quốc gia, mọi dân tộc. Bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học - công nghệ, thế kỷ của Quốc tế hoá thông tin liên lạc. Thì báo chí ngày càng đóng góp vai tròn quan trọng, không chỉ là cuang cấp thông tin về các vấn đề trong nước, mà còn đóng góp vai trò quan trọng trong việc thông tin về các vấn đề Quốc tế, giúp cho con người hoà nhập với cộng đồng Quốc tế trong sự giao lưu, phát triển văn hoá Quốc tế và trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền hoà bình cho nhân loại. Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, báo chí cũng đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng, cũng như thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Báo chí đã trở thành một lực lượng quan trọng trong sự nghiệp phát triển nước nhà, trong đó có sự đóng góp rất lớn của các nhà báo, các phóng viên. Bác Hồ đã từng nói: "Cán bộ báo chí cũng là một chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén". Họ đã thực sự trở thành những người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng. Xuất phát từ những vai trò to lớn của báo chí mà Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng và quan tâm đến sự nghiệp phát triển của báo chí m: "Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng, báo chí, kể cả báo điện tử, xuất bản phát thanh truyền hình, điện ảnh" làm tốt chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, động viên nhân dân làm tốt hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát hiện những nhân tố mới, cái hay cái đẹp trong xã hội, giới thiệu những gương người tốt việc tốt, phê phán cái xấu và các hiện tượng tiêu cực, coi trọng nâng cao tính chân thực, tính đa dạng và tính chiến đấu của thông tin. Không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, trình độ văn hoá và nghề nghiệp của đội ngũ báo chí, xuất bản".(1) Dự thảo Báo cáo Chính trị củ BCH TƯ Đảng khoá VIII trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, tr.49 Báo chí ngày nay không chỉ góp phần đưa đường lối đổi mới của Đảng vào cuộc sống, mà thể hiện một vai trò quan trọng: Báo chí là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm kích thích sáng tạo năng động, làm lành mạnh hoá môi trường cạnh trangh của các loại hình kinh tế. Bằng chứng cụ thể chính là báo chí đã cung cấp cho đông đảo quần chúng nhân dân những thông tin chính xác nhất, kịp thời nhất, nhanh nhạy nhất những biến đổi về tình hình kinh tế trong khu vực và thế giới trong những năm qua, tiêu biểu là sự phục hồi nền kinh tế của Hàn Quốc và Nhật Bản sau World cup 2002. Đây hẳn là một sự kiện điển hình, tiêu biểu được báo chí Việt Nam tập trung phản ánh, đưa tin, nhận xét. Biết đâu cũng từ những bài báo này, chúng ta có thể rút ra được những đánh giá, những bài học kinh nghiệm quý báu trong kinh nghiệm quý báu trong kinh nghiệm quản lý, điều hành nền kinh tế của nước ta trong những năm tiếp theo. Chương III Các hình thức chuyển tải thông tin về sự đi lên của nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc sau kỳ World cup Qua báo "thời báo kinh tế việt nam" "báo doanh nghiệp" và báo "Quốc tế" Bức tranh vĩ mô của nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc hết sức ấn tượng. Chu kỳ tăng trưởng trong thập niên 80 và 90 trở thành chu kỳ dài nhất trong lịch sử nền kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản, mang nhiều đặc điểm mới, như tăng trưởng cao, ổn định đi kèm với lạm phát và thất nghiệp. Tháng 7/1997 khi nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc có dấu hiệu suy thoái đã trực tiếp tác động đến nền kinh tế các nước Châu á và nền kinh tế thế giới. Đến bây giờ đây nền kinh tế của hai nước lại có sự hồi phục một cách bất ngờ nhờ vào World cup 2002 được tổ chức tại hai quốc gia Châu á này. Đây cũng là đề tài hấp dẫn mà rất nhiều tờ báo khai thác và đưa tin, viết bài. - Các tờ báo đã phản ánh đầy đủ cả về mặt nội dung cũng như hình thức đã mang lại cho người đọc một lượng thông tin dồi dào và đầy đủ nhất về sự đi lên của nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc say World cup 2002. Tuy nhiên trong khuôn khổ một tiểu luận chúng tôi không thể đề cập hết thể loại mà chỉ xin đề cập đến ba thể loại đó là: "Bài phản ánh, bài dịch tư liệu, và tin". Vì đây là những thể loại được sử dụng phổ biến và khá hiệu quả. Dưới đây là thống kê một số thể loại tiêu biểu xuất hiện tương đối nhiều trên các tờ báo "Thời báo kinh tế Việt Nam" "Báo doanh nghiệp" và "Báo Quốc tế" khi viết về vấn đề trên. Thể loại Báo Tin Bài phản ánh Bài dịch tư liệu Thời báo kinh tế 20 15 3 Doanh nghiệp 12 2 2 Quốc tế 5 0 4 Tổng số 37 17 9 1. Tin Ngày nay tin trên báo chí chiếm một vị trí khá quan trọng "là một thể loại mũi nhọn được thể hiện trên tất cả các loại báo, vì báo chí là tin, nếu không có tin sẽ không còn là báo" (Đỗ Xuân Hà). Do vậy, tin là một thể loại quan trọng nhất của báo chí nói chung và thể loại quan trọng nhất của báo chí nói chung và thể loại thông tấn nói riêng tin phản ánh những sự kiên, tình hình có thật mới xảy ra, đang xảy ra và đang phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng hoặc có liên quan đối với toàn xã hội theo đường lối xã hội nhất định nhằm góp phần thúc đẩy và cải tạo thực tiễn bằng hình thức ngắn gọn nhất, kịp thời nhất được ghi lại bằng chữ, tiếng nói hoặc bằng hình ảnh. Chính vì những đặc tính đó mà tin càng chiếm vị thế quan trọng. - Việc chuyển tải sự đi lên của nền kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản sau World cup 2002. Thể loại tin được "Thời báo kinh tế Việt Nam" sử dụng với số lượng là 20 tin các loại báo "doanh nghiệp" với 12 tin đã cung cấp cho độc giả những vấn đề nhanh nhất cô đúc nhất, còn báo "Quốc tế" tuy với số lượng ít hơn chỉ có 5 tin trong tổng số các bài viết. Nhưng cũng đáp ứng phần nào nhu cầu thông tin về những biểu hiện tăng lên của nền kinh tế Hàn Quốc - Nhật Bản, ba tờ báo trên chủ yếu sử dụng các dạng tin vắn và tin ngắn. Tin vắn hay còn gọi là tin giờ chót, tin mới nhận là loại tin có dung lượng rất ngắn, một hoặc hai ba câu, thường không có đề, mà đầu đề được in đậm ở dòng đầu. Tin vắn có lợi thế là thông báo nhanh nhất về những sự kiện nói tỉ mỉ về sự kiện đó. Cho đến phần lớn để sử dụng trong các tin mục như: tin vắn thế giới, tin thời sự Quốc tế. Tin Telex (Thời báo kinh tế Việt Nam) Tin kinh tế thế giới, Tin thời sự Quốc tế (Báo Quốc tế). Tuy nhiên, trong ba tờ báo ở trên chỉ có duy nhất báo "doanh nghiệp" không sử dụng dạng tin này. Thời báo "kinh tế Việt Nam" và báo "Quốc tế" là hai tờ báo thông tin kinh tế và tình hình thế giới quen thuộc với nhiều độc giả. Về những biểu hiện sau World cup 2002, hai tờ báo đã đều đặn chuyển tải tới độc giả, những tin ra hàng ngày, hàng giờ, nhanh, ngắn gọn, cô đúc. Thông báo những nội dung, số liệu mới nhất về những biểu hiện của sự tăng trưởng nền kinh tế của Hàn Quốc và Nhật Bản như: - Thưo Telex: Theo báo cáo của Hiệp hội vận tải hàng không của Hàn Quốc và Nhật Bản công bố trong tháng 6/2002. Với sự kiện thể thao lớn nhất thế giới. Thì ngành hàng không của hai nước đã đạt được mức doanh thu khoảng 7 tỷ USD trong vòng tháng 6. Khác với tin vắn, tin ngắn là thông điệp quan trọng về quy mô và tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa của sự kiện thời sự. Ngoài chức năng thông báo nó còn giúp cho công chúng hiểu khá sâu về sự kiện. Đặc điểm của tin ngắn còn thể hiện ở tin đơn giản, ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, điều quan trọng được đưa lên đầu, với cấu trúc tin thường theo kiểu tam giác lộn ngược với kết cấu và nội dung. Tin bao gồm các vấn đề, chuyện gì? khi nào? ở đâu? người nào? như thế nào? giúp cho người đọc nắm bắt được thông tin một cách có hiệu quả như tin "Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ được bổ sung 500 tỷ USD sau World cup 2002". (Thời báo kinh tế Việt Nam ra ngày 07/6/2002). So vớ "Thời báo kinh tế Việt Nam" và "Doanh nghiệp" thì báo "Quốc tế" ít sử dụng thể loại tin hơn chỉ có 5 tin về tình hình tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản. Đến khoảng tháng 6/2002 với lý do bởi đây là tờ báo chỉ ra ngày thứ 5 hàng tuần, nên số lượng tin có ít hơn, chất lượng chưa kịp thời, cô đọng ngắn gọn bằng các tin trên báo "Thời báo kinh tế Việt Nam" (một tuần phát hành ba số, vào các thứ: thứ hai, thứ tư, thứ 6) tuy nhiên có những tin đánh giá cao như: - Tin Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ xúc tiến công việc khôi phục kinh tế sau World cup , (Báo Quốc tế ra ngày 19/6, 9/6 - 15/6/2002). - Nhìn chung, trên cả ba tờ báo "Thời báo kinh tế Việt Nam" "Doanh nghiệp" và báo "Quốc tế" do không phải các tờ báo ra hàng ngày cho nên lượng tin đưa về sự tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản, thường không đều đặn và kịp thời. Đơn giản bởi cả ba tờ báo còn phải đưa ra rất nhiều tin và tình hình kinh tế nói chung. Do số ngày phát hành còn ít cũng làm cho việc đưa tin trên các báo còn chậm, chủ yếu là tin của của hai, ba ngày trước "Thời báo kinh tế Việt Nam" hoặc có thể là một tuần báo "Doanh nghiệp" và báo "Quốc tế". Đây là hạn chế lớn nhất của ba tờ báo nhưng điều nay cũng được độc giả dễ thông cảm. Việc dẫn nguồn tin được các báo rất chú ý, việc đưa tin luôn phải đảm bảo tính chính xác của tin tức, hơn nữa một tin nếu đưa sai lệch, có thể gây phản ứg không lợi. Hơn nữa các tin này chủ yếu là tin kinh tế cho nên các tờ báo khai thác các nguôn tin khá tin cậy như tin thông tấn xã Việt Nam, hay các hãng tin lớn của nước ngoài AFP của (Pháp) AP của (Mỹ) reaters (Anh). Tóm lại, tin viết về sự tăng trưởng của nến kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc nhờ vào World cup 2002 trên ba tờ báo "kinh tế Việt Nam" "doanh nghiệp" và báo "Quốc tế" có đặc điểm chủ yếu là tin vắn và tin ngắn hầu hết các tin đều có cấu trúc hình tháp lộn ngược, nên đã nhấn mạnh được thông tin chính, Tin khác nhau, cách diễn đạt thông tin thường ngắn gọn. Tuy nhiên, việc sử dụng tin viết về vấn đề này hạn chế như thông tin trên các báo thường không đều, có tháng nhiều có tháng ít, có tháng hầu như không có. 2. Bài phản ánh: Là một loại bài phản ánh được sử dụng khá rộng rãi trên báo chí. Bài phản ánh khác với tin là ở chỗ dài hơn tin và không chỉ đề cập một sự việc mà có thể nhiều sự kiện, có những đánh giá, nhận xét, khái quát hiện tượng và các vấn đề trong một khoảng thời gian nhất định. "Xét về ý nghĩa chính trị xã hội và vị trí trên các trang báo thì bài phản ánh là một trong những thể loại được sử dụng nhiều trên báo chí và giữ vị trí quan trọng trong công tác tuyên truyền cổ động, ý nghĩa của nó là cổ vũ những hiện tượng mới của đời sống xã hội, phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến, chỉ ra những tồn tại đang cản trở sự vận động đi lên của đất nước". Bài phản ánh là thể loại giao thoa giữa hai nhóm thông tấn và chính luận báo chí. Về hình thức nó giống thể loại tin tường thuật trong trường hợp khác lại chứa đựng yếu tố của bình luận điều tra. Qua khảo sát trên "Thời báo kinh tế Việt Nam" báo "Doanh nghiệp" và báo "Quốc tế" sau World cup 2002 và dên cuối tháng 6/2002 đã có tới 17 bài phản ánh đề cập sự đi lên của nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc sau World cup 2002. Trong đó phần lớn được đăng tải trên "Thời báo kinh tế Việt Nam" (15 bài) "Báo Doanh nghiệp" (2 bài). Vì đây là hai tờ báo chuyên về các vấn đề kinh tế, nên khi đề cập đến những sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản - Hàn Quốc. Sau World cup được các nhà báo đi sâu vào phân tích một cách logic. Sự kiện số liệu đưa ra nhiều hơn nhằm thu hút đông đảo đối tượng độc giả. Nội dung các bài báo về sự đi lên của nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc sau World cup 2002 chủ yếu là lĩnh vực kinh tế, được phản ánh qua các bài báo "Sự đi lên của nền kinh tế Hàn Quốc - Nhật Bản qua World cup 2002" "Thời báo kinh tế Việt Nam" Số 3 ngày 10/6/2002 "Nhật Bản sẽ chấm dứt suy thoái sau World cup 2002" số 72 ra ngày 17/6/2002. (Thời báo kinh tế Việt Nam) "Nhật Bản và Hàn Quốc ăn đậm nhờ World cup"(Báo thời báo kinh tế Việt Nam) số 70 ngày 7/6/2002 phục hồi nền kinh tế nhờ World cup 2002 (theo báo Danh nghiệp ra ngày 12/6/2002). Trong các bài phản ánh hầu hết các tác giả đều nêu lên được những nét tiêu biểu của sự kiện và những sự kiện cần đề cập. Viết về sự đi lên của nền kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản sau World cup mỗi tác giả đều có một cách phản ánh riêng qua nhiều góc độ khác nhau. Như bài "Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ ăn đậm sau World cup" của tác giả Bình Minh "Thời báo kinh tế Việt Nam" đã đề cập đến những khoản tiền mà đã thu lại từ World cup của các Công ty, của Hàn Quốc và Nhật Bản. Bài phản ánh của Nhà báo Nguyễn Minh Tú "Hội chứng của nên kt đỏ" của báo Doanh nghiệp ra ngày 11/6/2002 lại cho thấy chỉ thông qua những chiếc áo đỏ của các cổ động viên đã cho thấy dự báo của sự tăng trưởng của nền kinh tế trong vòng chung kết World cup 2002 mỗi khi đội tuyển Hàn Quốc xung trận hàng triệu cổ động viên hâm mộ mặc những chiếc áo đỏ "Hội chứng đỏ" xuất hiện. Viện nghiên cứu Huyn đai dự đoán rằng tinh thần "Hội chứng đỏ" đã xem như một đầu tàu của nền kinh tế Hàn Quốc. với việc miêu tả nền kinh tế của Hàn Quốc là nền "kinh tế đỏ" bản báo cáo cho rằng, nền "kinh tế đỏ" bản báo cáo cho rằng, nền "kinh tế đỏ" sẽ có thể sẽ truyền cảm hứng đến cho những nhà đầu tư. Phó chủ tịch (HRI) ông Kim Joo Won tuyên bố "các bạn sẽ thấy tinh thần của "Hội chứng đỏ" không chỉ có ở trong cơn sốt World cup mà còn nhìn thấy nó ở trọng sự hồi phục mau chóng của nền kinh tế Hàn Quốc sau thời kỳ suy thoái...". Trên báo "Thời báo kinh tế Việt Nam" ra ngày 10/6/2002 tác giả Nguyễn Anh Hồng với bài "Nhật Bản và Hàn Quốc lãi tới 37 tỷ US" (theo viện nghiên cứu về phát triển của Nhật Bản và Hàn Quốc việc hai nước đồng tổ chức World cup 2002 sẽ mang lại lợi nhuận cho Nhật Bản là 27 tỷ USD băng 0,6% GDP và cho Hàn Quốc 10 tỷ USD bằng 2,2% GDP của nước này bằng các hình thức ngành dịch vụ ở Nhật Bản người ta tung ra những mặt hàng ăn theo bóng đá như trang phục bóng đá của các đội tuyển và bằng cách khuyên mại khách để tăng doanh thu.... Nhìn chung, các bài phản ánh đều nêu lên được những sự kiện, hiện tượng các vấn đề cụ thể của sự đi lên của nền kinh tế Hàn Quốc Nhật Bản nó đã được các tác giả thể hiện khá chi tiết và cụ thể từng lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến sự kiện trong khuôn khổ có hạn chúng tôi xin chỉ trích ra một hai báo phản ánh rõ nét nhất về sự kiện. 3. Bài dịch tư liệu: Hiện nay nước ta có khoảng 450 cơ quan báo chí với hơn 600 ấn phẩm báo chí các loại và trên một vạn nhà báo được cấp thẻ với một đội ngũ phóng viên đông đảo như vậy, họ đang góp phần không nhỏ vào sự lớn mạnh của hệ thống báo chí Việt Nam. Báo chí nước ta hiện nay, ngoại trừ những tạp chí nghiên cứu quốc tế, khi đưa tin về các vấn đề, các sự kiện Quốc tế chúng ta phần lứon phải sử dụng các tư liệu lấy từ báo chí nước ngoài trên các trang báo và các bài dịch cũng chiếm một số lượng khá lớn. Theo thống kê giữa những năm 90 của thế kỷ XX "Trên thế giới đã có chừng 35.000 đài phát thanh và truyền hình có 9.100 báo hàng ngày với 470 triệu bản tin. Chỉ riêng bốn hãng thông tấn là AP, UP (của Mỹ) Reuters (Anh) AFP (Pháp) đã có khách hàng ở gần 100 nước trên thế giới, mỗi hãng này trong một đêm thu nhận và truyền đi một lượng thông tin rất lớn, được ghi lại trong vài triệu từ". Đây là nguồn tư liệu lớn, chủ yếu cùng một số hãng thông tấn trong khu vực và thế giới được các nhà báo sử dụng thường xuyên để dịch tin, bài theo đúng mục đích tư tưởng đường lối của mình. Khi đề cập đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc - Nhật Bản sau World cup 2002 , nghiên cứu trên ba tờ báo "Thời báo kinh tế Việt Nam" báo "Doanh nghiệp" và báo "Quốc tế" các nhà báo đã sử dụng các dạng bài này để truyền tải thông tin sử dụng các dạng bài này để truyền tải thông tin với tất cả 9 bài trong đó "Thời báo kinh tế Việt Nam" 3 bài báo "Doanh nghiệp" 2 bài và báo "Quốc tế" 4 bài đã giúp cho từng mảng thông tin về tình hình trên thêm phong phú, nội dung thông tin thêm đa dạng với nhiều thể loại khác nhau. - Bài World cup 2002 giúp Nhật Bản phục hồi kinh tế.(Thời báo kinh tế Việt Nam) ra ngày 5/7/2002 theo "Dic Welt". - Bài World cup 2002 sẽ giúp gì cho kinh tế Nhật Bản theo AFP "Báo Doanh nghiệp" ra ngày 23/6/2002 Trong các bài dịch chủ yếu sử dụng hai phương pháp là dịch nguyên văn hay dịch tóm tắt nội dung cả hai cách đòi hỏi nhà báo phải có trình độ ngoại ngữ cao, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu thập thông tin thêm phong phú. Ngoài ra còn yêu cầu ở nhà báo phải nắm vững những quan điểm, chủ trương và đường lối chính sách đối ngoại của Nhà nước ta để đưa tin cho phù hợp. Do điều kiện còn hạn chế các toà soạn báo nước ta không thể cử phóng viên đến mọi nơi trên thế giới, để đưa tin viết bài về tất cả các sự kiện đang diễn ra được. Chính vì vậy mà nền khi đề cập đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản - Hàn Quốc sau World cup cả ba tờ báo "Thời báo kinh tế Việt Nam" báo "Báo Doanh nghiệp" báo "Quốc tế" đều sử dụng các bài dịch tư liệu một cách có hiệu quả góp phần làm tăng tính hấp dẫn đối với người đọc, sự kiện đưa ra và được nhìn nhân theo nhiều phương diện, thông tin thời sự thu hút. Tuy nhiên ở một số bài dịch còn có một số hạn chế về thông tin các vấn đề Quốc tế do nguồn tin từ thông tin nước ngoài, nếu người dịch không có cách nhìn nhận thẳng thắn rất dễ bị ảnh hưởng quan điểm của nước ngoài mặc dù vậy trên ba tờ báo các bài dịch về những biểu hiện của sự đi lên của nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc đều là các bài báo được lựa chọn sàng lọc một cách kỹ lưỡng và khách quan đã đạt được hiệu quản cao trong việc thu hút và hấp dẫn độc giả hơn nữa lại đạt được kết quả trong công tác báo chí truyền thống. Trong quá trình khảo sát nghiên cứu các hình thức thể loại truyền đạt nội dung thông tin về những biểu hiện đi lên củ nền kinh tế Hàn Quốc - Nhật Bản sau World cup 2002 chúng tôi thấy cả ba tờ báo "Thời báo kinh tế Việt Nam" "Báo Doanh nghiệp" và báo "Quốc tế" đã có những cố gắng và nỗ lực nhất định trong việc kết hợp nhuần nhuyễn thể loại báo chí tạo sự đa dạng và phong phú cho thông tin, và sự lôi cuốn hấp dẫn đối với người đọc. Tuy nhiên mỗi tờ báo lại có những phong cách thông tin khác nhau, những ưu điểm và hạn chế đáng kể về hình thức trong khuôn khổ tờ báo của mình cụ thể là. - Về ưu điểm: + "Thời báo kinh tế Việt Nam" là tờ báo chuyên về lĩnh vực kinh tế, nên số lượng tin bài nhiều (38 bài) với đầy đủ thể loại (tin, bài phản ánh bài dịch...). + Báo "Báo Doanh nghiệp" tuy không có nhiều tin bài về đề tài, nhưng lượng tin của báo thì lại rất hấp dẫn (12 tin) đáp ứng được nhu cầu hiêu biết thông tin của độc giả. + Báo "Quốc tế" mặc dù không có bài phản ánh nhưng lượng bài dịch và tin rất chất lượng. - Về nhược điểm: Nhìn chung cả ba tờ báo đều có nhược điểm chung là thiếu các thể loại chuyên sâu như "bình luận”. Ngôn ngữ còn mang tính chuyên môn cao khô cứng các chuyên trang, chuyên mục còn chưa cố định (Báo doanh nghiệp). kết luận Qua việc khảo sát, tìm hiểu về nội dung cũng như hình thức truyền tải thông tin về sự đi lên của nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc sau World cup 2002. Qua sự phản ánh của "Thời báo kinh tế Việt Nam" báo "Báo Doanh nghiệp" vào báo "Quốc tế" chúng tôi thấy sự vơn lên không ngừng của ba tờ báo nói riêng và báo nước nhà nói chung, trong thời gian vừa qua cũng với sự nghiệp đổi mới và bước tiến lớn và giữ vai trò quan trọng trong đời sống Chính trị - Kinh tế - Xã hội là công cụ chính thể hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong đó đội ngũ phóng viên biên tập và phương tiện chuyển tải cũng ngày một hiện đại đa dạng, nó ngày càng góp phần nâng cao vị thế của công tác truyền thống ở trong nước cũng như nước ngoài. Khi nghiên cứu và khảo sát về những vấn đề có liên quan đến đề tài của mình trên ba tờ báo "Thời báo kinh tế Việt Nam" "Báo Doanh nghiệp" và "Quốc tế" chúng tôi tự nhận thấy các báo đã bộc lộ được những ưu điểm - nhược điểm về nội dung cũng như hình thức chuyển tải thôn tin. Về nội dung phản ánh của ba tờ báo đầu tập trung đưa tin, phân tích, lý giải toàn diện giúp cho độc giả nhanh chóng nắm bắt được nội dung thông tin về sự đi lên của nền kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản sau World cup 2002 đặc biệt là qua hai tờ báo "Thời báo kinh tế Việt Nam" và báo "Quốc tế" là hai tờ báo chuyên về các lĩnh vực kinh tế, Quốc tế nên có nhiều bài viết chuyên sâu vào các vấn đề này hơn "Báo Doanh nghiệp". Nhưng như vậy, không có nghĩa là tờ "Báo Doanh nghiệp" kém hấp dẫn hơn hai tờ báo kia. Sự thể hiện đa dạng về nội dung ba tờ báo cũng đã thể hiện đa dạng các hình thức thể loại báo chí, nhằm tăng thêm tính chân thực sức hút cao trong việc truyền tải thông tin tới độc giả. Nói như vậy không có nghĩa là không có hạn chế đó chính là sự mất cân đối trong việc sử dụng các thể loại giữa các báo, việc sử dụng đầy đủ các thể loại trên báo là điều cần và nên làm ví dụ như báo "Thời báo kinh tế Việt Nam" thường chỉ chú ý đến đưa tin và một số bài dịch, tư liệu. Nên chăng tờ báo cần đa dạng trong cách thể hiện các thể loại có như vậy mới thu hút được bạn đọc hơn. Một điều đáng nói nữa là các tin trên được các báo thường đưa chậm hơn so với sự kiện khá lâu. Trong vấn đề nhân lực các toà báo cũng cần tăng cường hơn nữa đội ngũ phóng viên, thường trú tại nước ngoài có trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; hơn nữa, để có thể cung cấp mọi thông tin một cách có hiệu quả chính xác và kịp thời nhất để đạt hiệu quả cao. Trong tiểu luận thực tập tốt nghiệp này, do trình độ và dung lượng có hạn chắc chăn chúng tôi cũng chưa thể cung cấp đầy đủ những thông tin về sự đi lên của nên kinh tế Nhật Bản - Hàn Quốc sau World cup 2002 và chắc hẳn chúng tôi cũng chưa có điều kiện tìm hiểu và phân tích vấn đề này một cách sâu rộng, đầy đủ và thấu đáo. Rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của bạn đọc, để trong thời gian tới, nếu có điều kiện chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn và toàn diện hơn về đề tài này. Xin chân thành cảm ơn! mục lục lời cảm ơn Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa quan hệ quốc tế chuyên ngành Thông tin tư liệu và văn hoá quốc tế. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của tiến sĩ Nguyễn Minh Tâm. Đồng thời em cũng bày tỏ lòng biết ơn đến thư viện tỉnh Nghệ An , thư viện trường Đông Đô, và gia đình bạn bè đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực hiện tiểu luận này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0158.doc
Tài liệu liên quan