Tiểu luận Tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm lại, phát huy sức mạnh tổng hợp là một sáng tạo có giá trị trong phương pháp cách mạng của Đảng ta. Nhưng quy luật sức mạnh tổng hợp cũng như mọi quy luật kinh tế - xã hội khác đều phải trải qua một quá trình nhận thức và vận dụng trong thực tiễn mới thật sự phát huy đầy đủ tác dụng. Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ trước đây đã trải qua các thời kỳ: Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ, sức mạnh tổng hợp mới ngày càng phát huy được tốt hơn. Sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, với tất cả sự mới mẻ và khó khǎn, phức tạp của nó, Đảng ta lại phải có quá trình nhận thức, vận dụng mới, với những nội dung và phương thức thích hợp. Thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội những nǎm đầu thời kỳ quá độ vừa qua, tuy kết quả vận dụng quy luật này còn nhiều hạn chế, nhưng Đảng ta đã bước đầu rút ra được những kinh nghiệm quý để ngày càng phát huy được sức mạnh tổng hợp to lớn trong công cuộc đổi mới, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một bộ phận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó được vận dụng và phát triển trong thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nội dung cuả tư tưởng này rất phong phú, sâu sắc về thời đại, về sự kết hợp các sức mạnh này trong thực tiễn đấu tranh. Tư tưởng của Người còn thấm đượm chủ nghĩa nhân văn sâu sắc, tính cách mạng triệt để nên ảnh hưởng to lớn đến cuộc đấu tranh lâu dài cho nhân dân các nước vì sư nghiệp “Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người”.

doc15 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI: Em hãy tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Để thực hiện tốt điều này, Hồ Chủ Tịch và Đảng đã giải quyết trong suốt tiến trình Cách Mạng như thế nào? BÀI LÀM: “Tư tưởng Hồ Chí Minh” là một hệ thống quan điểm toàn diện , sâu sắc về những vấn đề cơ bản của các mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Đó là tư tuởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân,vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng , cần, kiệm , liêm, chính, chí, công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, Đảng viên vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân…Chúng ta cùng xem xét cụ thể một khía cạnh trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là tư tưởng về sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, mối quan hệ giữa chúng như thế nào theo quan điểm của Người. Từ đó thấy được rằng Hồ Chủ Tịch và Đảng ta đã áp dụng nó vào tiến trình Cách Mạng Việt Nam như thế nào, đặc biệt là áp dụng vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kì của dân tộc ta. A-NỘI DUNG I- Sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại và mối quan hệ giữa chúng. 1.Sức mạnh dân tộc: Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần song trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực tự cường dân tộc; sức mạnh của tinh thần đoàn kết; của ý chí đấu tranh kiên cường, anh dũng bất khuất cho độc lập , tự do…Sức mạnh đó đã giúp cho dân tộc ta vượt qua mọi thử thách khó khăn trong dựng nước và giữ nước. -Tinh thần yêu nước ,tinh thần đấu tranh. Nhân dân ta có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược cũng như trong lao động sản xuất nhân dân Việt Nam đã thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường, sự thông minh sáng tạo, ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường. Trong truyền thống dân tộc ấy Hồ Chí Minh nhìn thấy nổi bật lên sức mạnh của lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam có những đặc điểm riêng biệt, đặc sắc, vì phải luôn luôn đối đầu với nhiều khó khăn của tự nhiên và chiến tranh xâm lược, sự đô hộ của kẻ thù từ nhiều phương kéo đến. Lòng yêu nước Việt Nam đã trở thành sức mạnh, một thứ đạo lý, một lẽ sống của mỗi người dân, cũng là một tiêu chí cao nhất để đánh giá con người trong xã hội ta. Hồ Chí Minh tha thiết kêu gọi những ai có tinh thần yêu nước, không phân biệt tín ngưỡng, tầng lớp, chính kiến, hay trước đây đã từng đứng về phe nào, hãy cùng nhau đoàn kết vì dân vì nước. Để thực hiện đoàn kết, cần xoá bỏ mọi tành kiến, cànphải thật thà gíup đỡ nhau cùng tiến bộ. Người cho rằng trong mỗi người Việt Nam, ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu tiềm ẩn bên trong. Tấm lòng yêu nước đó có khi bị bụi bặm che mờ, chỉ cần làm thức tỉng lương tri con người thì lòng yêu nước đó lại bộc lộ. Với niềm tin vào sự hướng thiện của con người vì lợi ích tối cao của dân tộc, Hồ Chí Minh đã chân thành lôi kéo, tập hợp những người trước đây vốn là quan lại của triều đình cũ: Thượng thư Bùi Bằng Đoàn, khâm sai đại thần Phan Kế Toại…vào khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện để họ có đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của dân tộc. -Tinh thần đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thôi chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi đến chốn phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Chính vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt trong tiến trình cách mạng. Đoàn kết làm ra sức mạnh . Hồ Chí Minh rất nhiều lần nhấn mạnh luận điểm này. Người viết: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định khắc phục được khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó”; “Đoàn kết là moọt lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục những khó khăn, giành lấy thắng lợi”; “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”; “ Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”…. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước - nhân nghĩa- đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đoàn kết dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam ngày 3/3/1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trươc toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Namcó thể gộp trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sụ tổ quốc”. để thực hiện mục tiêu này, Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng nghe quần chúng; vận động, tổ chức và giáo dục quần chúng, coi sức mạnh của cách mạng là ở nơi quần chúng; phải thấm nhuần lời dạy “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn. Nhấn mạnh vấn đề này là nhấn mạnh tới vai trò của thực lực cách mạng. Bởi cách mạng muốn thành công chỉ có đường loối thôi chưa đủ mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hoá thành mục tiêu, nhiệm vụ và phuơng pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lich sử để lôi kéo, tập họp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng. Thực lực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết không chỉ là mục tiêu của Đảng mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của toàn dân tộc. Bởi vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, phải vì quần chúng. -Tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người. Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phải kế thừa truyền thống yêu nước –nhân nghĩa- đoàn kết dân tộc. Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cả dân tộc, trở thành giá trị bền vững , thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu…Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù là phần nhỏ nhất ở con người mơí có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người đã lấy hình tượng năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng cả năm ngón tay đều thuộc một bàn tay, để nói lên sự cần thiết cần phải đại đoàn kết . Lòng khoan dung, độ lượng của Hồ Chí Minh không phải là một sách lược nhất thời mà là một sự nối tiếp và phát triển truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc cách mạng Người suốt đời theo đuổi. Tiểu kết: Hồ Chí Minh xác định con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc đã phát huy lòng yêu nước truyền thống và nâng thành lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường và lòng yêu nước phát huy được sức mạnh to lớn, tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. Hồ Chí Minh đã làm nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam, đó là sức mạnh thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và trong cuộc đấu tranh hiện tại, sức mạnh của sự thông minh và dũng cảm, của lòng tin chân chính không gì lay chuyển. Sức mạnh ấy bền vững và được nhân lên nhiều lần dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Là moọt nhà yêu nước chân chính, Hồ Chí Minh luôn có niềm tin bất diệt vào sức mạnh dân tộc . Ngay từ những năm tháng đen tối nhất của cách mạng, Người vẫn bộc lộ niềm lạc quan tin tưởng rất mạnh mẽ và sâu sắc vào sức mạnh của dân tộc. 2.Sức mạnh thời đại - Bối cảnh thời đại : Là lúc diễn ra các bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử loài người trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kĩ thuật… + Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc, xuất hiện mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc thuộc địa. + Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, sự thức tỉnh của châu Á + Thắng lợi của cách mạng tháng 10- Nga với sự ra đời của nhà nước Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới, mở ra sự chuyển hướng của cách mạng giải phóng dân tộc theo quỹ đạo của cách mạng Vô Sản. + Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau, gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới. - Sự phát triển của khoa học kĩ thuật Theo Người, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại. Ngày nay, sức mạnh của thời đại tập trung vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hoá. Chúng ta cần ra sức tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; phải có cơ chế,chính sách đúng để thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lí và công nghệ hiện đại, thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ động hội nhập kinh tế -Sức mạnh của các phong trào cách mạng quốc tế phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhờ chú ý tổng kết thực tiễn dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác –Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước phát hiện ra sức mạnh tiềm ẩn trong trào lưu cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh thủ. Các trào lưu đó được liên kết, tập hợp trong khối đại đoàn kết quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh to lớn. Sức mạnh đó luôn được bổ sung những nhân tố mới, phản ánh sự vận động không ngừng của lịch sử thế giới. Với ba dòng thác cách mạng chủ yếu, đó là phong trào đấu tranh của các nước Xã hội Chủ nghĩa, sự đấu tranh của nhân dân ở chính quốc, sự thành công của cách mạng các nước châu Á, châu Phi, Mĩ latinh. - Sự giúp đỡ, ủng hộ của quốc tế, tinh thần đoàn kết quốc tế Thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào lưu thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù là một trong những nội dung chính của tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng là một trong các kinh nghiệm quan trọng nhất, mang tính thời đại sâu sắc nhất của cách mạng Việt Nam . Đối tượng đoàn kết trong tư tưởng của Hồ Chí Minh rất rộng lớn. Đó là đoàn kết trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc và ở các nước tu bản chủ nghĩa nói chung; đoàn kết với nước Nga Xôviết, với Liên Xô và sau này mở rộng ra tất cả các nước xã hội chủ nghĩa ; đoàn kết với phong trào đấu tranh vì hoà bình, đọc lập dân tộc và dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới; đặc biệt là đoàn kết với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, hai nước cùng cảnh ngộ với Việt Nam trên bán đảo Đông Dương, thực hiện khối đại đoàn kết Việt –Miên- Lào trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân giành độc lập tự do cho mỗi dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân mỗi nước. Đánh giá vai trò của đoàn kết quốc tế với cách mạng Việt Nam, trong buổi nói chuyện với Đại sứ quán nước ta tại Liên Xô năm 1961, Hồ Chí Minh nói: “ Có sức mạnh cả nước một lòng… lại có sự ủng hộ của nhân dân thế giới, chúng ta sẽ có sức mạnh tổng hợp cộng với phương pháp cách mạng thích hợp, nhất định cách mạng nước ta sẽ đi đến đích cuối cùng” . Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; thực hiện đoàn kết dân tộc không chỉ vì thắng lợi của mỗi nước ta mà còn vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế vì các mục tiêu cách mạng của thời đại. Thời đại Hồ Chí Minh sống và hoạt động chính trị là thời đại đã chấm dứt thời kì tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng cho các dân tộc, làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cả loài người. - Sức mạnh của giai cấp công nhân Trong thời đại xã hội nào, những người lao động sản xuất trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay những người công nhân đều có vai trò sáng tạo chân chính ra lịch sử và là những người giữ vai trò quyếtđịnh sáng tạo công cụ sản xuất, gía trị thặng dư và chính trị xã hội. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nghiên cứu một cách toàn diện về các quy luật chính trị xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong đó, chủ nghĩa xã hội khoa học đã tập chung nghiên cưú những nguyên tắc căn bản, những điều kiện, con đường, hình thức, phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân để thực hiện chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội. Do địa vị kinh tế- xã hội quy định đã tạo cho giai cấp công nhân có những đặc điểm chính trị- xã hội mà những giai cấp khác không có được, đó là các đặc điểm sau đây: Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để nhất. Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong trong cách mạng vì họ là đại biểu của phương thức sản xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Đó là giai cấp được trang bị bởi một lí luận khoa học, cách mạng và luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng theo mục tiêu xóa bỏ chế độ cũ lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, nhờ đó có thể tập hợp được đông đảo các giai cấp,tầng lớp khác vào phong trào cách mạng. Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần kỉ luận cao Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại với hệ thống sản xuất mang tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trương buộc giai cấp này phải tuân thủ nghiêm ngặt kỉ luật lao động; cùng với cuộc sống đô thị tập trung đã tạo nên tính tổ chức , kỉ luật chặt chẽ cho giai cấp công nhân. Tính kỉ luật chặt chẽ này được tăng cường khi nó phát triển thành một lực lượng lớn mạnh, có tổ chức; được giác ngộ bởi một lí luận khoa học, cách mạng và tổ chức ra được chinh đảng của nó, Đảng Cộng Sản. Thứ ba, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế. Giai cấp tư sản không chỉ bóc lột giai cấp công nhân ở chính quốc mà họ còn bốc lột giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa. Ngày nay, với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sản xuất mang tính toàn cầu hóa. Tư bản của nước này có thể đầu tư sang nước khác là một xu hướng khách quan. Nhiều sản phẩm không chỉ do một nước sản xuất mà là kết quả của nhiều quốc gia. Vì thế, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ ở từng doanh nghiệp, ở mỗi quốc gia mà ngày càng có sự gắn bó giữa phong trào công nhân các nước. Có như vậy, phong trào công nhân mới có thể giành được thắng lợi Sức mạnh của lí luận Mác –Lênin. Qua bao nhiêu năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được tiếp cận với chủ nghĩa Mác –Leenin, luận cương của Leenin đã giải đáp cho Hồ Chí Minh con đường giải phóng dân tộc và tự do cho đồng bào, đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp ủ bấy lâu ở Người. “Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa đến với người như một ánh sáng kì diệu nâng cao về tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà người hằng nung nấu. II- Sự vận dụng sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong tiến trình cách mạng Việt Nam. 1. Trong kháng chiến chống Pháp Phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, dựa vào sức mình là chính. Trong đường lối chiến tranh nhân dân của đảng, điều cốt lõi và cơ bản nhất là chiến lược toàn dân kháng chiến. Để đánh thắng những đội quân xâm lược lớn của chủ nghĩa đế quốc, đảng ta đã dựa vào sức mạnh của toàn dân, phát huy sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Với chiến lược toàn dân kháng chiến, đảng đã tổ chức cả nước thành một mặt trận, tạo nên thế trận "cả nước đánh giặc". Điều kiện chủ yếu đẻ quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến là huy đọng cho được sức mạnh toàn dân. Trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", chủ tịch HCM kêu gọi: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dt. Hễ là người VN thì phải đứng lên đánh thực dân pháp cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân pháp cứu nước". Để phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến, đảng chủ trương kháng chiến toàn diện. Kháng chiến toàn dân gắn liên với kháng chiến toàn diện. Kháng chiến toàn dân, toàn diện là nét đặc sắc của chiến tranh nhân dân, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Thực dân Pháp tiến hành chiến tranh tổng lực, đánh phá ta trên tất cả các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Để đánh bại chiến tranh tổng lực của địch ta phải đánh chúng trên tất cả các mặt đó, tạo thành sức mạnh tổng hợp, tiến công toàn diện kẻ địch. Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, ta đã tạo được sức mạnh tổng hợp để đánh thắng thực dân pháp xâm lược và cũng chính trong lòng cuộc kháng chiến, chế độ dân chủ nhân dân được xây dựng và củng cố. Tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài và dựa vào sức mình là chính: Trong các văn kiện nói trên, đảng ta cũng chỉ ra rằng phương châm của cuộc kháng chiến là: kháng chiến lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Đây cũng chính là quy luật tất yếu của chiến tranh nhân dân do điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch quy định. Đảng ta chỉ rõ: chỗ mạnh của địch là quân sự, chỗ yếu của địch là chính trị. "Địch mạnh về ngọn, ta mạnh về gốc". Chiến lược của địch là đánh nhanh, thắng nhanh. Ta dùng chiến lược đánh lâu dài để tiêu diệt địch. Đồng thời, đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè thế giới, làm cho nhân dân thế giới và nhân dân Pháp hiểu và ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. 2. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng thể để đánh thắng kẻ địch có tiềm lực và sức mạnh kinh tế, quân sự lớn hơn ta gấp nhiều lần, là bài học lớn, vô cùng quý báu, mà chúng ta rút ra được trong tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó cũng chính là một quyết sách vô cùng đúng đắn của Đảng ta khi vạch ra đường lối quốc tế lúc bấy giờ, góp phần quan trọng dẫn đến thắng lợi hoàn toàn cho công cuộc giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Đảng ta đã nhận định, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta mang tính thời đại sâu sắc và ý nghĩa quốc tế to lớn. Tính chất thời đại thể hiện qua mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thời đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội (CNXH). Do đó, khi Đảng ta giương cao ngọn cờ hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, CNXH, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ khắp nơi trên thế giới. Đối thủ của chúng ta là một đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn nhất thế giới, nhưng cũng là đối thủ của tất cả những ai yêu hoà bình, dân chủ, thiết tha với độc lập dân tộc, với CNXH. Mỹ xâm lược Việt Nam nhằm ý đồ chiến lược toàn cầu, bao vây, ngăn chặn CNXH và đánh đòn phủ đầu phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, mà Việt Nam với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là lá cờ đầu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta mạng tính thời đại còn vì phong trào cách mạng thế giới lúc bấy giờ đang khủng hoảng về đường lối cách mạng. Giữa hai nước đồng minh chiến lược của ta có tranh luận gay gắt ngay về những vấn đề cơ bản của thời đại, mà cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam thực tế đang đề cập trực tiếp đến. Từ tính chất thời đại sâu sắc và ý nghĩa quốc tế to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta xác định rõ tầm quan trọng to lớn của những nhân tố bên ngoài đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta và ta có khả nàng tranh thủ được các nhân tố đó để gia tăng sức mạnh của dân tộc lớn gấp bội. Không tận dụng được các nhân tố bên ngoài, không vận dụng được sức mạnh của các lực lương cách mạng và tiến bộ trên thế giới ủng hộ ta thì có thể nói, kháng chiến khó giành được thắng lợi, hoặc phải đấu tranh rất trầy trật và không thể thắng lợi hoàn toàn. Tất nhiên, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta giành được thắng lơi hay không chủ yếu là do quyết tâm của nhân dân ta, do sức mạnh của quân đội ta, của dân tộc ta, nhưng yếu tố quốc tế cũng quyết định một phần lớn. Đảng ta đã đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn và hết sức sáng tạo, nên đã vận dụng được tối đa các nhân tố quốc tế, phát huy được sức mạnh thời đại ủng hộ nhân dân ta chống Mỹ thắng lợi. Mặc dù bối cảnh thế giới lúc bấy giờ vô cùng phức tạp, Hồ Chủ tịch và Đảng ta đã sáng suốt phân tích những nhân tố bên ngoài, bình tinh xem xét cách xử lý thích hợp những nhân tố thuận lợi cũng như những nhân tố khó khăn, phức tạp, để vạch ra đường lối quốc tế có khả năng tận dụng sức mạnh thời đại. Phương châm trong đường lối quốc tế của Đảng ta là đoàn kết quốc tế và độc lập tự chủ. Có độc lập tự chủ mới đoàn kết quốc tế được. Nếu không độc lập tự chủ, vững vàng đường lối của ta, quan điểm của ta thì sẽ thành “nhất biên đảo”, ngả theo phía này, đối lập với phía kia đoàn kết dược bộ phận này thì lại mất đoàn kết với bộ phận kia, không có được sức mạnh tổng thể để giúp ta chiến thắng. Bởi vì, trên thế giới lúc đó tồn tại những quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau. Riêng việc đánh giá sức mạnh của đế quốc Mỹ, đối xử với đế quốc Mỹ xâm lược như thế nào cũng có xung đột về quan điểm, về cách xử lý: hoặc quá xem thường, hoặc quá đề cao, sợ hãi. Nhưng Đảng ta vẫn giữ vững quan điểm của mình. Hồ Chủ tịch trong Hội nghị Chính trị đặc biệt ngày 6-1-1966, đã nêu rõ: “Ta thấy chỗ mạnh của nó, vũ khí nó mới, tiền của nó nhiều. Nhưng ta cũng thấy những khuyết điểm của nó là khuyết điểm lớn, cơ bản. Bây giờ tất cả đều chống nó, nhân dân Mỹ cũng chống nó, mà chống mạnh. Bây giờ khác chiến tranh Triều Tiên. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược ở Mỹ cũng khác trước...”. Có đường lối đúng lại phải tổ chức tốt để vận dụng, thực hiện đường lối đó một cách có hiệu quả. Từ trước đến nay, ngoại giao luôn đóng góp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, song lần này, ngoại giao phải gánh vác một nhiệm vụ cực kỳ nặng nề là làm sao kết hợp được sức mạnh của thời đại với sức mạnh của dân tộc, thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch. Vì vậy, Đảng ta đã quyết định nâng ngoại giao lên thành nuột mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, ngang tầm với mặt trận quân sự và chính trị; phối hợp với quân sự và chính trị trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngoại giao đã hoàn thành được nhiệm vụ đó, đã tranh thủ được các nước ủng hộ ta, chi viện cho ta về vật chất cũng như tinh thần, tăng cường và củng cố hậu phương quốc tế của ta, đồng thời làm xói mòn hậu phương địch, cô lập địch về chính trị trên trường quốc tế. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Bác Hồ, hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao đã phát huy vai trò xung kích, cùng với toàn dân hình thành một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, chống Mỹ xâm lược rộng lớn chưa từng có trên phạm vi toàn cầu và được kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, hình thành thế trận kết hợp vô cùng lợi hại tiến công quân thù. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng để lại những bài học sâu sắc về nguồn sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân chống xâm lược. Đó là sức mạnh toàn dân đánh giặc, sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân được xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã làm nên chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từng bước xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3. Trong thời đại hiện nay Sau khi hoàn thành về cơ bản những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng Việt Nam đã từng bước chuyển sang thời kỳ quá độ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta cần và có thể tìm ra những nội dung, cách thức và biện pháp thích hợp với tinh thần nỗ lực và sáng tạo cao nhất. Biết cách tạo ra và phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nhân tố, mọi lực lượng kinh tế - xã hội tham gia vào tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một trong những nội dung, cách thức và biện pháp ấy. Đây không chỉ là sự kế thừa và phát triển bài học kinh nghiệm thành công của cách mạng nước ta trong thời kỳ trước, mà còn là yêu cầu cấp thiết mang tính tất yếu, hợp quy luật trên bước đường đi lên của cách mạng nước ta trong giVề điều kiện chính trị - xã hội, thấm nhuần sâu sắc quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò quần chúng trong lịch sử, Đảng ta luôn luôn thấy rõ sức mạnh cách mạng của nhân dân lao động nước ta và đã phát huy sức mạnh ấy đến mức cao nhất trong giai đoạn cách mạng trước đây. Chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã sớm khẳng định vai trò làm chủ của nhân dân lao động trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và đang ngày càng được thể chế hoá thành luật pháp và cơ chế dân chủ hoá trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Giữ vững sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất của Đảng và Nhà nước ta là điều kiện tiên quyết để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong đời sống kinh tế - xã hội - chính trị của nước ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bằng những kinh nghiệm lịch sử của mình, Đảng ta luôn luôn coi trọng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa sự lãnh đạo tập trung thống nhất với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành và thường xuyên phát hiện, ngǎn ngừa những hiện tượng sai trái như tập trung quan liêu, hoặc phân tán, cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa, v.v.. Sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất của Đảng và Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa là kết hợp chặt chẽ sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung của Đảng và Nhà nước với phát huy cao độ tính tích cực của người lao động, tính chủ động sáng tạo của các địa phương và cơ sở trong việc khai thác tiềm nǎng, sức mạnh, góp phần tốt nhất vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân và tổ chức đời sống xã hội. Theo Lênin, chế độ tập trung dưới chủ nghĩa xã hội phải hiểu theo nghĩa thực sự dân chủ và phải áp dụng chế độ tập trung dân chủ trong hoạt động kinh tế - xã hội. Nó bảo đảm cho các ngành kinh tế, các tổ chức xã hội và các địa phương trong cả nước có thể vừa hoạt động nhịp nhàng trong một guồng máy thống nhất, lại vừa phát huy được đầy đủ mọi tiềm nǎng, sáng kiến của mình để hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ và góp phần nhiều nhất vào sự nghiệp chung. Thực tiễn những nǎm qua cho thấy chúng ta chưa quán triệt và thực hiện được tốt cả hai mặt trên của nguyên tắc này, nên nhiều nơi, nhiều lúc đã nảy sinh những khuynh hướng tư tưởng và việc làm sai trái làm hạn chế thắng lợi. B. KẾT LUẬN CHUNG Tóm lại, phát huy sức mạnh tổng hợp là một sáng tạo có giá trị trong phương pháp cách mạng của Đảng ta. Nhưng quy luật sức mạnh tổng hợp cũng như mọi quy luật kinh tế - xã hội khác đều phải trải qua một quá trình nhận thức và vận dụng trong thực tiễn mới thật sự phát huy đầy đủ tác dụng. Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ trước đây đã trải qua các thời kỳ: Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ, sức mạnh tổng hợp mới ngày càng phát huy được tốt hơn. Sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, với tất cả sự mới mẻ và khó khǎn, phức tạp của nó, Đảng ta lại phải có quá trình nhận thức, vận dụng mới, với những nội dung và phương thức thích hợp. Thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội những nǎm đầu thời kỳ quá độ vừa qua, tuy kết quả vận dụng quy luật này còn nhiều hạn chế, nhưng Đảng ta đã bước đầu rút ra được những kinh nghiệm quý để ngày càng phát huy được sức mạnh tổng hợp to lớn trong công cuộc đổi mới, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một bộ phận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó được vận dụng và phát triển trong thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nội dung cuả tư tưởng này rất phong phú, sâu sắc về thời đại, về sự kết hợp các sức mạnh này trong thực tiễn đấu tranh. Tư tưởng của Người còn thấm đượm chủ nghĩa nhân văn sâu sắc, tính cách mạng triệt để nên ảnh hưởng to lớn đến cuộc đấu tranh lâu dài cho nhân dân các nước vì sư nghiệp “Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31589.doc
Tài liệu liên quan