Tiểu luận Tìm hiểu tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 I. Đất nước và con người Canada 3 1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội Canada 3 2. Con người Canada 4 II – Phân đoạn thị trường khách tiêu dùng Canada 6 III – Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada trong so sánh với người Mỹ . 7 1. Tính cách của người Canada và người Mỹ 7 2. Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada & người Mỹ 9 IV. Dự báo xu hướng tiêu dùng ở Canada trong thời gian tới 16 KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 LỜI NÓI ĐẦU Canada là một quốc gia Bắc Mỹ có tiềm lực kinh tế lớn, thuộc nhóm tám quốc gia phát triển hàng đầu thế giới – G8, là thành viên của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD và khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) . Sau 35 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (kể từ năm 1973), quan hệ hai nước Việt Nam và Canada đạt được những bước phát triển tôt đẹp trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục, giao lưu nhân dân .đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ thương mại và đầu tư với các doanh nghiệp, chính phủ Canada. Để quan hệ thương mại và đầu tư phát triển tốt đẹp, các doanh nghiệp Việt Nam cần có hiểu biết không chỉ về luật pháp mà còn phải hiểu biết về tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của người Canada. Nắm bắt được tâm lý, thị hiếu của người Canada, sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam xây dựng được một chiến lược kinh doanh đúng đắn, đạt hiệu quả cao. Thêm vào đó, tìm hiểu tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada còn là một phương pháp tiếp cận tốt để tìm hiểu văn hóa của người dân nước này, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trên nhiều mặt của người dân và chính phủ hai nước. Trong phạm vi bài tiểu luận này, người viết sẽ tập trung tìm hiểu tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada dựa trên những điểm chính sau:  Phần I: những nét khái quát về đất nước và con người Canada  Phần II: Phân đoạn thị trường khách tiêu dùng Canada  Phần III: Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada trong so sánh với người Mỹ  Phần IV: Dự báo một số xu hướng tiêu dùng của người Canada trong thời gian tới

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 I. Đất nước và con người Canada 3 1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội Canada 3 2. Con người Canada 4 II – Phân đoạn thị trường khách tiêu dùng Canada …… ………..6 III – Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada trong so sánh với người Mỹ ………………………………………………………………………. 7 1. Tính cách của người Canada và người Mỹ 7 2. Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada & người Mỹ 9 IV. Dự báo xu hướng tiêu dùng ở Canada trong thời gian tới 16 KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 LỜI NÓI ĐẦU Canada là một quốc gia Bắc Mỹ có tiềm lực kinh tế lớn, thuộc nhóm tám quốc gia phát triển hàng đầu thế giới – G8, là thành viên của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD và khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA)... Sau 35 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (kể từ năm 1973), quan hệ hai nước Việt Nam và Canada đạt được những bước phát triển tôt đẹp trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục, giao lưu nhân dân...đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ thương mại và đầu tư với các doanh nghiệp, chính phủ Canada. Để quan hệ thương mại và đầu tư phát triển tốt đẹp, các doanh nghiệp Việt Nam cần có hiểu biết không chỉ về luật pháp mà còn phải hiểu biết về tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của người Canada. Nắm bắt được tâm lý, thị hiếu của người Canada, sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam xây dựng được một chiến lược kinh doanh đúng đắn, đạt hiệu quả cao. Thêm vào đó, tìm hiểu tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada còn là một phương pháp tiếp cận tốt để tìm hiểu văn hóa của người dân nước này, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trên nhiều mặt của người dân và chính phủ hai nước. Trong phạm vi bài tiểu luận này, người viết sẽ tập trung tìm hiểu tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada dựa trên những điểm chính sau: Phần I: những nét khái quát về đất nước và con người Canada Phần II: Phân đoạn thị trường khách tiêu dùng Canada Phần III: Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada trong so sánh với người Mỹ Phần IV: Dự báo một số xu hướng tiêu dùng của người Canada trong thời gian tới I. Đất nước và con người Canada 1. Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội của Canada Canada là một quốc gia ở Bắc Mỹ nổi tiếng với biểu tượng lá phong, sự giàu có, thân thiện và phong cảnh thiên nhiên thơ mộng... Có thể nói, đất nước này là một điểm đến lý tưởng không chỉ đối với những khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới mà còn với cả những người muốn tìm kiếm một cuộc sống thư thái, yên bình và lành mạnh. Canada có lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía Đông sang Thái Bình Dương ở phía Tây và giáp với Bắc Băc Dương ở phía Bắc. Phía Nam Canada có một biên giới không bảo vệ dài nhất thế giới với Hoa Kỳ. Nhờ đặc điểm diện tích rộng lớn (thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Liên Bang Nga) nên Canada có sự đa dạng về địa hình, khí hậu cũng như sự đa dạng về sinh học. Có thể kể đến những kiểu địa hình như: núi cao, tiêu biểu là dãy núi Appalachian (kéo dài từ bang Alabama ở phía Nam Hoa Kỳ, qua bán đảo Gaspé và tỉnh Atlantic); vùng hồ lớn (Great Lakes) và vùng đất trũng St.Lawrence (ở phía Nam của tỉnh Quebec và Ontario), vùng lá chắn Canada (phần phía Bắc của Saskatchewan, Manitoba, Ontario và Quebec, hầu hết tỉnh Labrador), vùng đồng bằng nội hạt (bao phủ hầu hết tỉnh Alberta, phía nam Saskatchewan và tây nam Manitoba cũng như khu vực giữa Núi Rocky, hồ Great Slave, Great Bear ở lãnh thổ phía Tây Bắc)... Ngoài ra, nhiều nơi ở Canada có các núi lửa thuộc hệ thống núi lửa bao quanh bờ Thái Bình Dương mà có thể hoạt động. Đây là một mối lo ngại của người dân Canada, tuy nhiên không thể phủ nhận những lợi ích về nông nghiệp, du lịch mà hệ thống núi lửa này mang lại. Bên cạnh đó, khí hậu Canada cũng rất đa dạng, có bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ mùa hè ban ngày có thể lên tới trên 35˚C và có thể giảm xuống -25˚C vào mùa đông. Vào mùa xuân và mùa thu, nhiệt độ tương đối ôn hòa. Giữa các vùng, khí hậu cũng có sự khác biệt, vùng thảo nguyên Canada vào mùa hè thường khô và nóng, vùng trung nguyên có khí hậu ẩm hơn, trong khi đó vùng duyên hải có khí hậu đặc biệt ôn hòa... Hệ động thực vật phong phú với nhiều tài nguyên khoáng sản. Về kinh tế, Canada là một quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn, thuộc nhóm tám quốc gia phát triển hàng đầu thế giới – G8, là thành viên của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD và khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA)... Canada có một thị trường thương mại tương đối tự do và rộng mở với các đối tác thương mại hàng đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU... GDP bình quân đầu người cao. Mức tăng GDP thực tế của cả nước trong những năm gần đây khá đồng đều trong khoảng từ 2,5% - 3%. Năm 2004 nền kinh tế Canađa tăng ở mức 2,7%, năm 2005 tăng 2,9%, năm 2006 tăng 2,8%, 2007 tăng 2,7%. Năm 2007, GDP của Canađa đạt 1.432 nghìn tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là khoảng 43.000 USD. Năm 2007, Canađa đã duy trì được mức lạm phát ở tốc độ vừa phải là 2,1%. Năm 2009, do sự ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Canada bị chững lại, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp tăng. Tuy nhiên, sang năm 2010, kinh tế Canada có nhiều dấu hiệu phục hồi lạc quan. Hiện nay, cũng giống như nhiều quốc gia phát triển khác, nền kinh tế Canada bị chi phối bởi các ngành dịch vụ, chiếm ba phần tư dân số Canada. Về tình hình xã hội, Canada là một quốc gia của những người nhập cư, được coi là một đất nước thanh bình bậc nhất trên thế giới. Theo khảo sát của Liên Hiêp Quốc nhằm đánh giá về chất lượng cuộc sống ở hơn 174 quốc gia với trên 200 chỉ số thực hiện, Canada là nơi có điều kiện sống tốt nhất thế giới với mức sống của người dân cao, môi trường sạch đẹp (có khoảng 40 công viên và khu bảo tồn quốc gia tọa lạc tại khắp các tỉnh và vùng lãnh thổ ở Canada nhằm bảo vệ hơn 300,000 km vuông đất hoang), hệ thống an sinh xã hội tốt, tỷ lệ tội phạm thấp, bình đẳng giới, cộng đồng dân cư thân thiện... 2. Con người Canada Dân số Canada hiện nay là gần 34 triệu người, thu nhập bình quân đầu người cao, khoảng hơn 39.000 USD một năm (ở Mỹ, khoảng 47.000 USD/người/năm). Người dân Canada nổi tiếng vì sự thân thiện, nhiệt tình, cởi mở, luôn lấy sự hài hòa làm gốc. Họ thường biết cách và có thời gian chăm sóc cho cá nhân và gia đình của mình. Điều này một phần là nhờ sự phát triển về kinh tế, ổn định về xã hội đã khiến cho người dân Canada không phải trăn trở, suy nghĩ nhiều về cuộc sống. Họ có một phong cách sống đa dạng và chi tiêu khá thoải mái. Một bộ phận vào khoảng 13,5% các gia đình và 40,6% cá nhân không có gia đình có thu nhập thấp , sống ở mức nghèo, còn lại người dân Canada có cuộc sống khá thịnh vượng. Phần lớn người Canada có nhà cửa tiện nghi (63% dân có nhà riêng), tiêu dùng cho việc ăn mặc, đi lại, chữa bệnh... hầu như không đặt ra vấn đề gì lớn đối với người dân Canada. Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada khá đặc biệt, không chỉ thể hiện được những đặc trưng tiêu dùng của một quốc gia công nghiệp phát triển, mà còn thể hiện được văn hóa, tính cách của người dân...Tìm hiểu về tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada, ta còn thấy thấp thoáng hình bóng của những người tiêu dùng Mỹ - quốc gia láng giềng phía Nam Canada. Chủ nghĩa tiêu dùng của Mỹ khá nổi tiếng trên thế giới và có tầm ảnh hưởng đối với nhiều nước trong đó có Canada. Trên thực tế, tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người dân Canada và Mỹ có khá nhiều điểm chung do đặc điểm giống nhau về điều kiện kinh tế, xã hội, do sự gần gũi về địa lý và một phần do tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa tiêu dùng Mỹ, hàng hóa Mỹ trên toàn thế giới. So sánh tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của Mỹ với Canada, ta sẽ rút ra được những nét tương đồng trong phong cách, thói quen mua sắm của đại bộ phận người dân khu vực Bắc Mỹ, của những người dân ở các nước công nghiệp phát triển, đồng thời, những điểm khác nhau sẽ làm nổi bật những đặc trưng riêng về tính cách cũng như văn hóa tiêu dùng của người dân hai nước. Qua đó, chúng ta thấy được một Canada hoàn toàn khác biệt với Mỹ chứ không phải là một hình bóng của nước Mỹ - một quốc gia luôn có chủ trương bành trướng, tăng cường, phổ biến sự ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới. II. Phân đoạn thị trường khách tiêu dùng Canada Với dân số trên 30 triệu người, khách tiêu dùng Canada có thể được phân chia thành các nhóm sau đây: Trẻ sơ sinh, dưới 7 tuổi (babies and infants) Trẻ nhỏ, từ 7 đến 9 tuổi (young children) Trẻ từ 10 đến tầm 13 tuổi (tweenagers) Thanh thiếu niên từ 13 đến 19 tuổi (teens) Những người ở độ tuổi 20 (people in their 20s) Những người ở độ tuổi 30 (people in their 30s) Những người ở tuổi trung niên (middle-aged adults) Những người đã về hưu – 65 tuổi trở lên (pensioners) Sự phân loại này dựa trên độ tuổi của người tiêu dùng ứng với đặc thù sản phẩm và dịch vụ cho từng độ tuổi khách tiêu dùng. Tuy nhiên, ở đây ta chỉ tìm hiểu tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của nhóm khách tiêu dùng 20 tuổi trở lên, vì nhóm khách tiêu dùng này đã có nhận thức, trưởng thành, tâm lý mua sắm khá độc lập, rõ ràng, có thu nhập, thường xuyên mua sắm và sử dụng dịch vụ. Theo các nhà phân tích và tư vấn thị trường, hiện nay những người ở tuổi trên 30 chính là những người tham gia vào thị trường tiêu dùng nhiều nhất. Cũng theo các nhà phân tích thị trường, 35 tuổi là tuổi vàng tiêu thụ . Điều này là đúng với hầu hết các nước trên thế giới và Canada cũng không phải ngoại lệ. Bên cạnh đó ở Canada, do sự già hóa dân số, tỷ lệ người già chiếm tỷ lệ lớn nên những người này cũng đang là những người đóng góp và tham gia khá tích cực vào thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước này. Với nước Mỹ, thị trường khách tiêu thụ của nước này về cơ bản cũng có thể phân chia như trên. III. Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada trong so sánh với người Mỹ Trước hết, để nắm bắt được tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada và so sánh được với tâm lý, thị hiếu của người Mỹ ta phải hiểu được đặc trưng về tính cách của cả người Canada và người Mỹ. Những đặc trưng về tính cách này có thể được coi là những nhân tố then chốt giúp hình thành lên tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của người dân hai nước. 1. Tính cách của người Canada và người Mỹ Hầu hết người Canada cho rằng họ khiêm tốt hơn, thân thiện hơn, vui vẻ hơn, bao dung và ít hung hăng hơn người Mỹ. Trong thực tế, điều này tương đối chính xác. Có lẽ vì đặc điểm điều kiện sống tốt, không phải lo nghĩ gì đã góp phần làm nên phong cách sống phóng khoáng, cởi mở, thân thiện, quan tâm tới những người xung quanh của người dân Canada. Theo báo cáo nghiên cứu của Tổ chức Di Dân Quốc Tế gần đây cho thấy người Canada rất thân thiện và nhiệt tình trong việc giúp đỡ người nhập cư và tạm cư. Người nước ngoài khi đến Canada sẽ dễ dàng làm quen với người Canada và được họ nhiệt tình giúp đỡ tham gia các nhóm cộng đồng cũng như học ngôn ngữ (ngôn ngữ phổ biến ở Canada là tiếng Anh và tiếng Pháp). Trên thực tế, theo báo cáo có 95% số người nói rằng họ đã thiết lập các mối quan hệ bạn bè với người bản xứ (Báo cáo của cuộc điều tra toàn cầu hàng năm do ngân hàng HSBC thực hiện cũng cho kết quả tương tự) . Do đó, khi mua sắm hàng hóa, người Canada thường ít có sự kỳ thị hàng hóa nước này hay nước khác, của cộng đồng người này hay cộng đồng người khác. Ngoài ra, người Canada còn là những người rất thân thiện với môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường. Mỗi tỉnh và vùng lãnh thổ ở Canada đều có những công viên, khu bảo tồn thiên nhiên. Trong số đó, có nhiều khu bảo tồn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Điều này cũng được thể hiện qua sự ưa chuộng trong tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường ở Canada. Thân thiện, cởi mở và nhiệt tình, nhưng người Canada cũng không quá khó khăn khi nói “không”. Khi đi mua hàng, nếu không thích họ sẽ không miễn cưỡng để mua dù người bán mời chào và dù món hàng đó hạ giá rất nhiều. Họ cũng rất thẳng thắn bày tỏ thái độ của mình miễn là tôn trọng những người khác. Điều này có nghĩa là họ không lặng im và lờ đi những vấn đề họ cho là cần phải nói ra. Họ cũng không muốn giả bộ hoặc giữ gìn thể diện với những người mà họ không có thiện cảm hoặc không có điều kiện tiếp chuyện, nhất là với những người không thân quen. Tuy vậy, người Canada cũng rất ngại va chạm, tránh các xung đột hay mâu thuẫn, đặc biệt ở những nơi công cộng . Do đó, thật khó có thể thấy những người Canada cãi nhau trên phố hoặc lớn tiếng với người bán hàng nếu có vấn đề với sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ vừa trả tiền mua hoặc sử dụng. Họ có thể sẽ đưa ý kiến về sản phẩm hoặc dịch vụ họ dùng, nhưng nếu có mâu thuẫn xảy ra, họ sẽ tìm đến và phản ánh với những người chủ hàng, những người quản lý. Có thể nói, người Canada luôn muốn lấy sự hài hòa làm gốc. Trong khi đó, người Mỹ được biết đến với những đức tính như đề cao chủ nghĩa cá nhân, ưa mạo hiểm, tìm tòi khám phá, thực dụng...Chủ nghĩa cá nhân được thể hiện khi người Mỹ chọn lựa sản phẩm, họ thường không thích sự đồng nhất, họ thích hàng độc, không giống ai, mang dấu ấn cá nhân của riêng mình. Một dẫn chứng điển hình là theo Công ty nghiên cứu thị trường NPD Group, trong khi doanh số quần áo may sẵn nói chung năm 2004 chỉ đạt 166 tỉ USD, giảm 5,1% tại Mỹ thì doanh số các loại áo pull với khẩu hiệu “chỉ có mình tôi thôi” tăng 2,2%, đạt 17 tỉ USD. Việc thanh niên Mỹ thường xăm các hình xăm ở nhiều nơi trên cơ thể, xỏ lỗ tai, lỗ mũi, ăn mặc theo phong cách rất khác lạ như kiểu ca sĩ Mỹ nổi tiếng Lady Gaga khoác trên mình bộ quần áo làm bằng thịt bò trong một buổi lễ trao giải nhiều người tham dự cũng là những ví dụ điển hình cho việc khẳng định cái tôi cá nhân phổ biến ở cộng đồng người Mỹ. Bên cạnh đó, người Mỹ rất ưa mạo hiểm, tìm tòi khám phá. Họ không quan tâm tới gửi tiền tiết kiệm, có tiền là tiêu ngay hoặc đầu tư kiếm lời không sợ rủi ro. Vòng đời sản phẩm ở Mỹ thường ngắn hơn so với các nước khác vì lí do người dân Mỹ thích tìm tòi và trải nghiệm cái mới. Họ dễ dàng bỏ sản phẩm cũ vẫn vận hành tốt để mua những sản phẩm mới ra với những tính năng và công dụng mới. Họ thậm chí mạo hiểm sẵn sàng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ vượt quá khả năng chi trả của họ. Nợ trước và kiếm tiền trả nợ sau chính là tình trạng phổ biến ở cộng đồng người Mỹ. Tuy nhiên, người Mỹ cũng rất thực dụng. Cái gì có lợi người Mỹ mới làm. Trong kinh doanh mua bán, họ sẽ chẳng bỏ đi một sản phẩm cũ đang dùng tốt để mang về một sản phẩm mới, đẹp về hình thức nhưng không có công dụng. Nhìn chung, tính cách của người Canada và người Mỹ có nhiều điểm khác biệt. Dường như người Mỹ có tính cách trội hơn, mạnh mẽ hơn, trong khi đó, người Canada thân thiện, nhẹ nhàng và bình lặng hơn. Những đặc trưng tính cách này rất có ảnh hưởng tới tâm lý, thị hiếu, tạo nên sự khác biệt trong việc tiêu dùng của người dân hai nước. Tuy nhiên, vẫn có những điểm tương đồng trong cách tiêu dùng của người Canada và người Mỹ. Điều này có lẽ là do những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội cũng như sự gần gũi về địa lý của Canada và Mỹ. 2. Tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada và người Mỹ Theo dữ liệu mới đây nhất của Ngân hàng Thế giới và nghiên cứu đồ sộ của Chương trình so sánh Quốc tế đã chia chi tiêu cá nhân trên toàn cầu theo các nhu cầu chi tiêu loại sản phẩm từ quần áo cho tới chăm sóc y tế và giải trí, ta có thể thấy rõ sự tương đồng trong nhu cầu tiêu dùng giữa người Canada và người Mỹ về một số sản phẩm, dịch vụ như sau: Canada Mỹ Thực phẩm và đồ uống không cồn 8% 6% Đồ uống có cồn, thuốc lá và các chất kích thích khác 3% 2% Quần áo và giày dép 4% 4% Tiền nhà, điện nước và chi phí năng lượng khác 19% 16% Đồ đạc và thiết bị gia dụng 5% 4% Sức khỏe 12% 18% Giao thông 12% 11% Viễn thông 2% 2% Văn hóa giải trí 9% 9% Giáo dục 8% 8% Nhà hàng, khách sạn 6% 6% (Số liệu 2008) Như vậy, về cơ bản sự chi tiêu cho các mặt hàng phục vụ đời sống người dân Canada và Mỹ là giống nhau. Tuy nhiên, tiêu chí lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ giữa người Canada và người Mỹ có nhiều điểm khác biệt. Điều này một phần dựa trên tính cách của cá nhân và đặc điểm của cộng đồng người Canada và người Mỹ. Trước hết, tiêu chí lựa chọn sản phẩm hay tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada đó chính là chất lượng sản phẩm. Tâm lý chung của khách mua hàng là thích mua hàng có hình thức đẹp. Tức là người mua sẽ bị thu hút bởi hình dáng, kích cỡ, bố cục khối hình và nổi bật nhất là màu sắc. Nếu có ấn tượng đẹp về hình thức bên ngoài, người tiêu dùng rất có thể bỏ qua một số điểm chưa hoàn thiện của sản phẩm. Tuy nhiên, với những khách hàng khó tính Canada, hình thức đẹp không phải là yếu tố quyết định việc lựa chọn sản phẩm. Khách hàng Canada mua hàng đều rất quan tâm tới chất lượng hàng hóa, xem chất lượng hàng hóa có tốt không, có tiệt kiệm được thời gian và sức lao động hay không... Mẫu mã bắt mắt, thu hút sẽ chỉ là một nhân tố khiến khách hàng đồng ý lựa chọn sản phẩm đó. Ngoài ra, khi mua hàng, người Canada còn quan tâm tới giá cả của sản phẩm. Họ muốn mua hàng chất lượng tốt nhưng giá thành nên vừa phải. Có lẽ điều này xuất phát từ nguyên nhân giá bán lẻ ở Canada rất cao, cao hơn nhiều so với Mỹ trong suốt thập kỷ qua. Trong khi đó, đối với người Mỹ, chất lượng đương nhiên là điều người Mỹ quan tâm, vì họ là những người có tiền và nếu không có tiền thì họ cũng có thể mua và trả góp. Đây là một chủ nghĩa tiêu dùng rất điển hình ở Mỹ. Người Mỹ thường là những con nợ, chủ nợ là những ngân hàng, những thể chế tài chính hay các công ty. Đã có nhiều câu chuyện ở Mỹ khi một người mới được thăng chức, các ngân hàng, hãng dịch vụ có thể nắm bắt được ngay và tìm đến người đó, mời chào mua hàng, sử dụng dịch vụ. Nếu như không có tiền ngay có thể trả dần dần thông qua thẻ tín dụng. Mua hàng bằng thẻ tín dụng, có thể trả góp từng tháng cộng thêm khoản lệ phí tuỳ theo giá trị số hàng đã mua. Trung bình mỗi người Mỹ đều nợ các công ty cấp thẻ tín dụng khoảng $4.000. Món nợ này không bao giờ được trả vì họ không bao giờ ngừng dùng thẻ. Như vậy là cứ mua hàng trước rồi kiếm tiền trả nợ, tạo thành một vòng tròn mua hàng – nợ - kiếm tiền trả rồi lại lặp lại như vậy. Nhưng dù mua hàng dưới hình thức nào, trả luôn hay trả góp thì người Mỹ cũng quan tâm tới chất lượng của hàng hóa và dịch vụ họ trả tiền để có. Mẫu mã, hình thức của các dịch vụ, sản phẩm cũng là một yếu tố không kém quan trọng quyết định sản phẩm, dịch vụ có được người Mỹ chọn hay không. Giá cả có thể là một yếu tố kém quan trọng hơn vì người Mỹ là có thể coi là những con nghiện mua sắm. Mặc dù nổi tiếng thế giới là những người có tính thực dụng cao, nhưng người Mỹ vẫn có nhiều lúc “cuồng” mua sắm, và thậm chí mua nhiều đến nỗi chẳng dùng hết. Họ có xu hướng mua những hàng xa xỉ, hàng hiệu đắt tiền, những đồ độc để khẳng định bản thân, để không bị đồng phục hóa. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Altagamma của Ý, ngày càng nhiều người Mỹ tiêu tiền xa xỉ. Theo đó, 78 triệu người giàu mới nổi ở Mỹ sẽ tiếp tục bỏ tiền vào lối sống xa hoa. Những túi xách gắn chuỗi hạt vàng trị giá 15.000 đôla, đồng hồ đeo tay nạm kim cương trị giá 90.000 đôla, điện thoại di động khảm đá quý Treo 600 giá 1.000 đôla đến chiếc tivi màn hình phẳng khổng lồ vừa được trưng bày tại cuộc triển lãm hàng điện tử gia dụng lớn nhất thế giới (C.E.S 2006) cũng luôn được những đại gia Mỹ sẵn sàng bỏ tiền để có được . Chủ nghĩa tiêu dùng xa hoa, không thực tế như người Canada của Mỹ đã trở thành đề tài của rất nhiều bộ phim Mỹ, điển hình là “Confessions of a Shopaholic”. Phim về một cô gái tên là Rebecca Bloomwood, cô thích hàng hiệu và có cả một bộ sưu tập quần áo, giày dép ở nhà nhưng vẫn không ngừng được khát khao mua sắm. Tâm lý tiêu dùng của cô là thích thì mua, muốn là mua chứ không quan tâm tới giá cả. Cũng từng có thời gian Bloomwood cố gắng cai nghiện mua sắm vì lí do tài chính nhưng đã không kiềm chế được bản thân, lao vào tranh giành một đôi giày hàng hiệu giảm giá. Và tất nhiên, cô sẽ phải làm việc cật lực để trả tiền cho đôi giày hàng hiệu đó và tiếp tục nuôi dưỡng sở thích tiêu xài hoang phí của mình. Như vậy, dựa trên tiêu chí về mẫu mã, chất lượng và giá cả khi mua hàng, ta đã thấy được sự khác biệt trong tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada và người Mỹ. Sự khác biệt còn tiếp tục được thể hiện trong tâm lý thích tìm hiểu xuất xứ nguồn gốc của sản phẩm của người Canada, trong khi đó, người Mỹ thường chỉ quan tâm tới chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm. Dựa trên đặc điểm tâm lý mua hàng này của nhiều người Canada, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài muốn được thâm nhập vào thị trường Canada đều phải dán nhãn mác đầy đủ. Ví dụ đối với các sản phẩm dệt nay phải được dán mác theo quy định và Luật về Dán nhãn Dệt may Canada - Textiles Labeling and Advertising Act and Regulations (TLAAR) và Luật đóng gói và dán nhãn hàng tiêu dùng - Consumer Packaging and Labeling Act and Regulations (CPLAR) . Nhờ đó, người Canada sẽ biết được hàng hóa sản xuất ở đâu, công ty hay doanh nghiệp nào sản xuất, sản xuất bằng chất liệu gì, chăm sóc sản phẩm như thế nào…Hay một ví dụ khác về xuất xứ nguồn gốc hàng thực phẩm, theo một báo cáo về thói quen tiêu dùng thịt của người dân Bắc Mỹ (tài liệu tham khảo số 1) thì 74% người dân Canada được hỏi nói rằng họ muốn biết về nguồn gốc thịt mà họ mua, 55% nói rằng họ luôn đọc thành phần trên bao bì thực phẩm. Bên cạnh đó, người Canada thiên về tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ có tính thuận tiện cao, tiết kiệm được thời gian và công sức. Đồ ăn nhanh (fast food) – một kiểu đồ ăn phổ biến nhất ở Mỹ - có thể coi là một sản phẩm tiêu biểu cho thị hiếu tiêu dùng thiên về sản phẩm mang tính thuận tiện cao này. Khi được hỏi về thói quen ăn uống, hầu hết người Canada đều trả lời rằng họ đề cao giá trị dinh dưỡng hơn là sự tiện lợi. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy sự mâu thuẫn trong lời nói và hành vi của người Canada. Báo cáo về xu hướng thực phẩm Canada cho tới năm 2020 đã chỉ ra hiện nay nhiều người Canada thường quá mệt mỏi để vào bếp và thường dùng đồ ăn nhanh. Các bữa ăn truyền thống dần bị thay đổi bằng những bữa ăn nhanh và thói quen ăn vặt của người dân Canada . Còn đối với nước Mỹ, đồ ăn nhanh đã trở nên quá phổ biến làm thay đổi hẳn cấu trúc bữa ăn của gia đình, trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Mỹ mà đang dần lan rộng ảnh hưởng sang các quốc gia khác, trong đó có Canada. Đến nay, tâm lý tiêu dùng tiết kiệm thời gian này trở thành điểm chung, khá phổ biến ở các quốc gia phát triển. Điều này có nguyên nhân từ nhịp sống hối hả của các nước công nghiệp phát triển. Họ tiết kiệm thời gian vì thời gian là vàng, thời gian có thể tạo ra thêm tiền của. Vì thực tế thời gian là vàng nên người Canada và người Mỹ cũng có tâm lý thích mua hàng qua mạng hoặc qua điện thoại. Hiện nay, mạng internet và điện thoại di động đã trở nên rất phổ biến. Hầu hết các gia đình ở Mỹ và Canada đều có máy tính nối mạng hoặc điện thoại kết nối mạng. Người dân cũng thường vào mạng để trò chuyện, trao đổi tin tức. Nắm bắt được xu thế này, các cửa hàng đều tung các sản phẩm rao bán lên mạng với những hình ảnh sống động và sự mô tả chi tiết về tính năng, chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ đó. Người dân Canada được coi là vào mạng nhiều nhất trên thế giới. Người Mỹ cũng vậy, trung bình vào mạng khoảng 13 tiếng một ngày. Do đó, người Canada và Mỹ có thể thường xuyên xem hàng qua các trang quảng cáo sản phẩm và việc đặt mua cũng không khó khăn gì. Mới đây (29/12/2010), trang đấu giá trực tuyến eBay đã đưa ra danh sách những xu hướng mua sắm hàng đầu trong năm nay qua điện thoại di động của một số nước trong đó có Canada và Mỹ. Hai nước này đều có tỷ lệ người mua hàng qua mạng cao. Trong khi người Canada chủ yếu mua các loại quần áo thời trang và phụ kiện thì người Mỹ lại chủ yếu mua xe hơi và phụ tùng hoặc các thiết bị tự động Riêng đối với Mỹ, chỉ trong hai tháng cuối năm 2010, người Mỹ đã tiêu khoảng 29,1 tỷ USD mua hàng online – một con số chi tiêu rất lớn trong điều kiện nền kinh tế Mỹ chỉ vừa mới có những khởi sắc sau cuộc suy thoái kinh tế vừa qua. Một đặc điểm nữa trong tâm lý tiêu dùng của người Canada đó là ngày càng có nhiều người Canada chuộng hàng thủ công mỹ nghệ, những sản phẩm được làm từ chất liệu tự nhiên như đất sét, đá, thủy tinh, kim loại và sợi dệt. Sở dĩ có nhu cầu này là do người Canada đã quan tâm đến truyền thống văn hóa và nghệ thuật của nước ngoài; đến phong cách sống mới được giới thiệu qua các hạt động quảng bá du lịch về văn hóa, phong tục tập quán của nước ngoài trên các phương tiện truyền thông ; và một phần có lẽ là do sự tương đồng trong tính cách lấy sự hài hòa làm gốc, thân thiện với môi trường của người Canada và người dân ở các nước phương Đông – những nước mà thường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Canada như Việt Nam, Trung Quốc…Tuy vậy, nhân tố chính thúc đẩy tâm lý thích hàng thủ công mỹ nghệ gia tăng ở Canada có lẽ là cộng đồng người di dân sống ở nước này. Theo những số liệu thống kê gần đây, Mỹ cũng ngày càng chuộng những hàng thủ công mỹ nghệ với nhu cầu nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD/năm , tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn là sự mới lạ và độc đáo của sản phẩm chứ không phải là sự hòa hợp, tương đồng về tính cách mà ưa chuộng như đối với người Canada Thường thì người Canada hay người Mỹ đều có nhu cầu tiêu dùng khá lớn, đặc biệt vào thời điểm cuối năm. Thời điểm cuối năm với những ngày lễ lớn như Giáng sinh, ngày lễ tặng quà (Boxing Day) và ngày thứ sáu đen (Black Friday), ngày thứ hai điện tử (Cyber Monday) ở Mỹ là thời điểm nhiều doanh nghiệp, công ty tung ra nhiều sản phẩm mới, hạ giá, khuyến mại hay kèm theo dịch vụ hậu mãi hấp dẫn để thu hút người mua hàng. Đây cũng là thời điểm người dân chuẩn bị đón năm mới nên tâm lý của họ thường là muốn mua sắm đồ đạc mới trong cá nhân và gia đình. Thông thường 40% người dân Canada bắt đầu mua sắm cho Giáng sinh từ trước 25/12 khoảng 10 ngày, rất nhiều người chờ đến phút cuối mới mua sắm cho Giáng sinh. Vào những ngày này, người dân Canada và đặc biệt người dân Mỹ phải đứng xếp hàng trước cửa siêu thị, trung tâm mua sắm từ rất sớm, có khi là 3h sáng để có thể nhanh tay nhanh chân mua được một món hàng tốt giá rẻ. Họ cũng rất mạnh tay chi tiêu vào thời điểm này, mua sắm rất nhiều. Với những người Mỹ họ thậm chí mua những đồ mà họ không biết dùng để làm gì với tâm lý: Hàng rẻ có thương hiệu cứ việc mua, không xài thì bán lại vẫn lời chán . Trong khi đó, việc có hay không tâm lý nghiền mua sắm vào dịp cuối năm thậm chí không biết có dùng được hay không của người Canada thì rất ít được nói đến. Trên đây là những đặc điểm khái quát chung nhất về tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada trong so sánh với người Mỹ. Ngoài ra, trong từng lĩnh vực như ăn uống, thời trang, nhà ở và các dịch vụ gia đình, y tế, giáo dục…tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của người Canada cũng có những đặc điểm nổi bật khác, đặc trưng và phù hợp với tính cách và tình hình kinh tế, xã hội của người Canada. Tuy nhiên, chắc chắn tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của người Canada trong các lĩnh vực trên ít nhiều có sự ảnh hưởng bởi trào lưu Mỹ hóa từ “ông hàng xóm khổng lồ” phía Nam của nước này khi mà vẫn nhiều sản phẩm của Mỹ tràn lan trong thị trường Canada, khi mà ti vi và các phương tiện thông tin đại chúng của Canada vẫn còn nhiều quảng bá về sản phẩm Mỹ, khi mà sản phẩm phong cách Mỹ thực sự chứng minh được tính ưu việt của mình. Bản thân nước Mỹ cũng rất muốn tăng cường việc truyền bá hình ảnh, sức ảnh hưởng của mình trên thế giới và Canada và Mỹ hiện cũng là bạn hàng xuất khẩu lớn nhất sang Canada. Mặc dù vậy, Canada vẫn chứng minh được cái tôi của mình qua những điểm khác biệt. Hầu hết người Canada không phải những con nghiện mua sắm như người Mỹ. Trên thực tế họ mua sắm thực tế hơn, điềm đạm hơn và phù hợp với tình hình tài chính hiện có của mình nhiều hơn người Mỹ. IV. Dự báo xu hướng tiêu dùng của người Canada trong thời gian tới Với những sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội theo thời gian, tâm lý, thị hiếu, xu thế tiêu dùng của người Canada dần thay đổi. Năm 2008, với sự suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Canada cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng, lạm phát và thất nghiệp gia tăng, thâm hụt ngân sách lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chi tiêu của người dân. Đến năm 2010, tuy nền kinh tế Canada có nhiều khởi sắc nhưng tâm lý chi tiêu của người dân vẫn chưa thực sự lạc quan. Người Canada sẽ vẫn tiếp tục quan tâm hơn tới giá cả khi mua sản phẩm. Họ vốn không phải là những người vay nợ mạo hiểm như Mỹ nên đương nhiên sẽ cân nhắc trước các sản phẩm về giá cả cũng như chất lượng nhiều hơn khi mà họ có thu nhập bình thường, không bị ảnh hưởng bởi suy thoái. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng dân số những năm gần đây ở Canada khá thấp. Hơn nữa năm 2011, dự tính khoảng 30% dân số Canada sẽ ở độ tuổi trên 55, vượt trên số dân ở độ tuổi dưới 25. Số người trên 65 tuổi (độ tuổi nghỉ hưu truyền thống) cũng tăng lên. Số lượng những người về hưu sẽ tiếp tục còn tăng nhanh hơn nữa do độ tuổi nghỉ hưu sẽ rút sớm hơn (từ 55-64 tuổi). Như vậy, Canada đang ở trong tình trạng tăng trưởng dân số chậm và già hóa dân số. Do đó, một điều đương nhiên là tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của người Canada sẽ có những thay đổi. Các lĩnh vực kinh doanh cho nhóm người già ở Canada sẽ tăng lên như thời trang, du lịch, trông coi nhà cửa, sản phẩm chăm sóc sức khỏe…Một số các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có thể sẽ bị già hóa đi để phù hợp với lứa tuổi của phần đông khách tiêu dung này. Thêm vào đó, sự thay đổi cơ cấu dân số cũng tác động tới thay đổi tâm lý và thị hiếu của người dân Canada. Vốn nổi tiếng là một đất nước thân thiện luôn chào đón người nhập cư nên hàng năm dòng người nhập cư vào Canada không ngừng tăng lên, đặc biệt số lượng người nhập cư từ Châu Á đến rất đông đóng góp một phần đáng kể vào sự gia tăng dân số của nước này. Phần lớn những người di cư sang Canada là để tìm kiếm một công việc, một cuộc sống mới, họ thường không phải giàu có gì nên họ chi tiêu rất tiết kiệm và thường hay trả giá. Theo Perry Caicco, chuyên gia tài chánh của công ty CIBC World Markets và là tác giả của bản tường trình “Người tiêu thụ thuộc các chủng tộc ở Canada” (the Ethnic Consumer in Canada), thì trong vòng 10 năm sắp đến, 70% số hàng hóa bán lẻ ở Canada được tiêu thụ bởi những người di cư này . Vì vậy, sự quan tâm tới giá cả sẽ tiếp tục là thường trực trong tâm lý tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó, yếu tố cội nguồn, bản sắc văn hóa cũng làm nên tâm lý tiêu dùng mới của người dân Canada. Với sự gia tăng dân số Châu Á ở Canada như hiện nay, rất có thể trong tương lai người Canada sẽ chuộng hơn những sản phẩm Châu Á nhờ sự truyền bá, giao lưu và tiếp xúc văn hóa. KẾT LUẬN Mặc dù người Canada không có chủ nghĩa tiêu dùng mang tính trội, nổi tiếng toàn thế giới như ở Mỹ nhưng những đặc điểm về tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của người Canada cũng khá rõ ràng. Những tâm lý, thị hiếu của người Canada vừa mang đặc trưng của lối sống và lối suy nghĩ của phương Tây, của những quốc gia công nghiệp phát triển, vừa có những điểm tương đồng, hòa hợp với lối suy nghĩ của người phương Đông. Điều này có lẽ là do yếu tố đa văn hóa, đa sắc tộc tồn tại một cách dung hòa, hòa hợp ở quốc gia Bắc Mỹ này. Đặc biệt, với xu thế hiện nay, khi ngày càng có nhiều người từ các quốc gia Châu Á di cư sang Canada, những điểm tương đồng trong tâm lý, thị hiếu tiêu dùng nói riêng và trong văn hóa nói chung giữa người Canada và người Châu Á có thể sẽ còn nhiều hơn nữa, từ đó làm tăng mối dây liên kết quan hệ giữa Canada và cộng đồng dân cư Châu Á. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Phim “Confessions of a shopaholic” - Meet product consumption habits of North Americans – 5/2004 - www.cec.org/Storage/48/4051_CROP-Report_en - Understanding Consumer Trends Can Present New Opportunities - 7/7/2008 - - Consumer lifestyle in Canada - - Canadian consumers - - Canada – Đất nước rộng mở nhất trên khắp thế giới - - Giới thiệu đất nước Canada - - Canada - - Đôi nét về đất nước, con người Canada – 15/6/2009 - - Geograpy of Canada - - Tại sao bạn nên chọn Canada - - H.Ngân – Canada là nước mê lướt web nhất thế giới – 1/1/2011 - - Xu hướng tiêu dùng ở Canada - - Tình hình phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư – 27/7/2009 - - Đời sống cư dân Canada - - 5 tâm lý tác động xu hướng tiêu dùng – 5/10/2005 - - Canada có chất lượng cuộc sống tốt nhất nước ngoài - - Xem cách chi tiêu của người dân các nước và Việt Nam – 4/8/2008 - - Khoảng cách giá bán lẻ giữa Canađa và Mỹ ngày càng thu hẹp – 1/8/2009 - - Xu hướng tiêu dùng xa xỉ - 13/1/2006 - - Thị trường dệt may Canada 2010 và một số dự báo - Phần 3 - - Xu hướng mua sắm hàng đầu năm 2010 qua mobile - - Thị trường Canada: Ngày càng chuộng hàng làm thủ công - - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam: Khơi rộng đường sang Mỹ - 26/4/2010 - - Black Friday - Ngày mua sắm của người Mỹ (và mọi người) -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchu_nghia_tieu_dung_o_canada_trong_so_sanh_voi_my_5615.doc
Tài liệu liên quan