Xứ Thuận Hoá thuở Nguyễn Hoàng di dân lập ấp là vùng đất hoang vu, nơi còn lắm hùm beo cùng biết bao thách thức từ những di sản, di tích văn hoá Champa với đền tháp, cơ sở tín ngưỡng mang đậm tính cách Ấn Độ của những Shiva, Vishnu, Brahma, . xa lạ và đầy sự đe doạ đến yếu tố văn hoá Indonesien của người Thượng Trường Sơn huyền bí. Trước những thử thách sự bình an của tâm hồn trong mỗi người, ngôi chùa với đức Thế Tôn từ bi xuất hiện như tấm lòng ấm áp của người mẹ che chở đàn con, giúp họ có thêm nghị lực để sinh tồn khi đã lìa xứ. Ban đầu, ngôi chùa chỉ là những mái nhà tranh vách đất nép mình vào thiên nhiên, hoà vào khung cảnh núi đồi uốn lượn của chốn Thần kinh sau này. Dần dần cùng với dấu chân hoằng pháp của chư vị thiền sư ngôi thảo am mọc lên ngày một nhiều hơn lưu dấu cho nhiều ngôi chùa lớn xuất hiện về sau. Tuy nhiên để đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống chùa chiền trên mảnh đất xứ Huế và sự xuất hiện của hàng loạt ngôi Quốc tự phải đến thời kỳ trị vì của các vua nhà Nguyễn, đặc biệt từ thời vua Gia Long (1802) cho đến vua Duy Tân (1916).
Trong thời kỳ này, nhiều ngôi chùa nổi tiếng được trùng kiến và phát triển cực thịnh như chùa Thiên Mụ, chùa Thánh Duyên, đồng thời những ngôi chùa mới được chính các vua xây dựng tạo nên những danh lam bậc nhất của xứ Kinh kỳ như Linh Hựu quán (1830), chùa Giác Hoàng (1839), chùa Diệu Đế (1844). Các ngôi Quốc tự tuy chiếm số lượng không nhiều trong hệ thống chùa Huế nhưng đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoằng dương Phật pháp trên mảnh đất Kinh đô nhà Nguyễn. Những nghiên cứu về văn hoá Huế, Phật giáo Huế đã chỉ ra điều đó.
Tuy vậy, để hiểu thế nào là Quốc tự và số lượng cụ thể các ngôi Quốc tự trên mảnh đất này là câu hỏi có không ít hơn một đáp án. Câu hỏi thế nào là Quốc tự, số lượng bao nhiêu vẫn khó để trả lời chính xác. Điều đó cũng dễ hiểu vì khi nghiên cứu về chùa Huế, vấn đề là Quốc tự hay không Quốc tự thường ít được để ý do đó để xác định tiêu chí “xếp loại” Quốc tự chưa được đặt ra và Quốc tự vẫn được hiểu mơ màng, cảm tính. Ở đây, chúng tôi không có ý định nêu ra các tiêu chí của một ngôi Quốc tự và cũng không dám xác định cụ thể các ngôi Quốc tự. Bài viết này chỉ xin góp một vài ý kiến nhỏ về Quốc tự xứ Huế, mong được cụ thể hơn khi nhìn nhận đối tượng này
Luận văn dài 32 trang, chia làm 2 chương
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu thêm về các ngôi quốc tự ở Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TÌM HIỂU THÊM
VỀ CÁC NGÔI QUỐC TỰ Ở HUẾ
Đặng Vinh Dự*
Xứ Thuận Hoá thuở Nguyễn Hoàng di dân lập ấp là vùng ñất
hoang vu, nơi còn lắm hùm beo cùng biết bao thách thức từ những di
sản, di tích văn hoá Champa với ñền tháp, cơ sở tín ngưỡng mang ñậm
tính cách Ấn Độ của những Shiva, Vishnu, Brahma,... xa lạ và ñầy sự
ñe doạ ñến yếu tố văn hoá Indonesien của người Thượng Trường Sơn
huyền bí. Trước những thử thách sự bình an của tâm hồn trong mỗi
người, ngôi chùa với ñức Thế Tôn từ bi xuất hiện như tấm lòng ấm áp
của người mẹ che chở ñàn con, giúp họ có thêm nghị lực ñể sinh tồn
khi ñã lìa xứ. Ban ñầu, ngôi chùa chỉ là những mái nhà tranh vách ñất
nép mình vào thiên nhiên, hoà vào khung cảnh núi ñồi uốn lượn của
chốn Thần kinh sau này. Dần dần cùng với dấu chân hoằng pháp của
chư vị thiền sư ngôi thảo am mọc lên ngày một nhiều hơn lưu dấu cho
nhiều ngôi chùa lớn xuất hiện về sau. Tuy nhiên ñể ñánh dấu sự phát
triển mạnh mẽ của hệ thống chùa chiền trên mảnh ñất xứ Huế và sự
xuất hiện của hàng loạt ngôi Quốc tự phải ñến thời kỳ trị vì của các
vua nhà Nguyễn, ñặc biệt từ thời vua Gia Long (1802) cho ñến vua
Duy Tân (1916). Trong thời kỳ này, nhiều ngôi chùa nổi tiếng ñược
trùng kiến và phát triển cực thịnh như chùa Thiên Mụ, chùa Thánh
Duyên, ñồng thời những ngôi chùa mới ñược chính các vua xây dựng
tạo nên những danh lam bậc nhất của xứ Kinh kỳ như Linh Hựu quán
(1830), chùa Giác Hoàng (1839), chùa Diệu Đế (1844). Các ngôi
Quốc tự tuy chiếm số lượng không nhiều trong hệ thống chùa Huế
*
Khoa Xã hội – Nhân văn, Trường Đại học Phú Xuân, Huế.
2
nhưng ñã ñóng vai trò rất quan trọng trong việc hoằng dương Phật
pháp trên mảnh ñất Kinh ñô nhà Nguyễn.
Những nghiên cứu về văn hoá Huế, Phật giáo Huế ñã chỉ ra ñiều
ñó. Tuy vậy, ñể hiểu thế nào là Quốc tự và số lượng cụ thể các ngôi
Quốc tự trên mảnh ñất này là câu hỏi có không ít hơn một ñáp án.
Theo Lịch sử Phật giáo xứ Huế thì Huế có 4 ngôi Quốc tự ñó là Thiên
Mụ, Giác Hoàng, Thánh Duyên và Diệu Đế [1:572]. Tác giả Hà Xuân
Liêm cũng ñồng ý với nhận ñịnh trên nhưng cho rằng Huế chỉ có 3
ngôi Quốc tự (chính thức) là Thiên Mụ, Thánh Duyên và Diệu Đế
[4:573]. Ông cũng cho rằng các ngôi chùa Giác Hoàng, Linh Quang,
Long Quang, Ngọc Sơn1, Từ Ân là chùa quan, không phải là Quốc tự
vì thế ñã bị triều vua Duy Tân, Khải Định lần lượt hạ chiếu dụ dẹp bỏ
[4:564].
Trong một bài viết về chùa Từ Ân trên trang Web của Trung tâm
Văn hoá Phật giáo Liễu Quán Huế, tác giả Lê Quang Thái ñã chỉ ra
rằng chùa Từ Ân là ngôi Quốc tự thứ 7 ở chốn kinh sư: “Theo CHÂU
BẢN TRIỀU NGUYÊN thì ngày 9 tháng 11 năm Tự Đức thứ 32, tức
năm 1879, vua Tự Đức ñã châu phê xếp chùa cổ Từ Ân trở thành
Quốc tự thứ 7 ở chốn kinh sư” [8]. (Thực ra tờ Châu bản này nhắc ñến
chuyện bộ Lễ tâu việc “chùa Bửu (Bảo) Sơn xin tu bổ và xét cấp ñồ
thờ”. Qua ñó, vua châu phê cùng với chùa Bửu Sơn, chùa Từ Ân ñược
xếp vào hàng “quan tự” chứ không phải là Quốc tự [2: 513-521].)
Trở lại tờ chiếu dụ trong Châu bản triều Nguyễn dưới thời Khải
Định ngày 19 tháng 9 năm 1918 do Nội các thần Phạm Hoàn, Đương
trực thần Bảo Thạch, Khoa ñạo thần Nguyễn Duy Thắng về việc xin
dẹp bỏ 4 ngôi chùa quan thì: “...Lại nữa phụng chiếu các chùa quan
1: Ngọc Sơn ban ñầu có tên là Bảo Sơn. Năm 1866, loạn “Chày Vôi” mưu giết vua Tự
Đức, lập con của Hồng Bảo. Vì nhiều nhà sư ở chùa này có dính dáng với cuộc biến
ñộng nên vua giận, toan phá chùa, may nhờ hoàng hậu can ngăn, chùa chỉ bị ñổi tên
thành Ngọc Sơn. Năm 1904, cơn bão Giáp Thìn ñã làm ñổ nát chùa. Do vị trí nằm trên
ñồi Kim Sơn nên khi trùng tu lại chùa vào năm 1944, bác sĩ Lê Đình Thám và hội An
Nam Phật học xây viện Phật học ñầu tiên trên ñồi, nơi di tích ñổ nát của “chùa quan”
cũ ñã lấy tên là Tùng Lâm Kim Sơn, hay còn gọi là chùa Kim Sơn [4:51-67].
3
tại kinh thành có 7 sở (Thiên Mụ, Diệu Đế, Thánh Duyên, Long
Quang, Từ Ân, Linh Quang và Linh Hựu Quán). Trong ñó Thiên Mụ,
Diệu Đế, Thánh Duyên là 3 chùa ñều thuộc danh lam thắng cảnh, xin
lưu giữ phụng thờ ñể bảo tồn cổ tích. Còn lại 4 chùa quán là Long
Quang, Từ Ân, Linh Quang, Linh Hựu nhiều phen bị gió mưa dột nát
chưa tu bổ, không tiện trần thiết ñồ thờ ñể phụng thờ Phật tượng.
Nhưng Long Quang là chùa quan vậy Phật tượng và ñồ thờ xin ñệ về
thờ ở chùa Thiên Mụ, còn cột kèo cây gỗ sẽ do Bộ Công triệt hạ ñem
về cất ñể sau này khi có việc cần dùng. Còn các chùa quán như Từ
Ân, Linh Quang, Linh Hựu vốn là chùa tư ñược nhập tịch vào chùa
quan thì do bọn thần phái kiểm, giao về cho xã dân, hoặc chư tăng ai
có nguyện nhận phụng thờ thì cho. Nếu chùa nào không có ai nguyện
nhận thì tượng Phật và ñồ thờ xin phân chia ra ñể vào các chùa quan
hiện còn (Thiên Mụ, Diệu Đế, Thánh Duyên) ñể trần thiết thờ phụng,
còn cột kèo, cây gỗ thì do bộ Công triệt giỡ ñể khỏi tu bổ, tốn kém...”
[2:930 - 931]. Theo văn bản này thì ñến năm Khải Định thứ 3 (1918),
phủ Thừa Thiên lúc ấy và Huế ngày nay có 72 ngôi chùa quan và 3
ngôi chùa Thiên Mụ, Thánh Duyên và Diệu Đế ñược nhắc ñến là
những ngôi chùa quan trọng bậc nhất, phải bảo tồn ñể lưu giữ thắng
tích.
Như vậy câu hỏi thế nào là Quốc tự, số lượng bao nhiêu vẫn khó
ñể trả lời chính xác. Điều ñó cũng dễ hiểu vì khi nghiên cứu về chùa
Huế, vấn ñề là Quốc tự hay không Quốc tự thường ít ñược ñể ý do ñó
ñể xác ñịnh tiêu chí “xếp loại” Quốc tự chưa ñược ñặt ra và Quốc tự
vẫn ñược hiểu mơ màng, cảm tính. Ở ñây, chúng tôi không có ý ñịnh
nêu ra các tiêu chí của một ngôi Quốc tự và cũng không dám xác ñịnh
cụ thể các ngôi Quốc tự. Bài viết này chỉ xin góp một vài ý kiến nhỏ
2: Chính xác hơn thì ñến thời ñiểm năm 1918 Kinh ñô Huế có 9 ngôi chùa quan trong ñó
chùa Giác Hoàng bị phá bỏ năm 1885, chùa Ngọc Sơn bị hư hại do cơn bão năm 1904
không ñược nhắc ñến.
4
về Quốc tự xứ Huế, mong ñược cụ thể hơn khi nhìn nhận ñối tượng
này.
Trước hết, Quốc tự có thể hiểu là chùa vua nhưng không ñồng
nghĩa với chùa quan. Vì quốc tự là những ngôi chùa do chúa hoặc vua
trùng kiến, xây dựng trong khi chùa vua cũng thường do các vua chúa
xây dựng hoặc trùng kiến [4:23]. Loại chùa này kiến trúc ñẹp, phong
cảnh mỹ lệ hài hoà với thiên nhiên. Với chùa quan, còn gọi là chùa
công, là những chùa không phải quốc tự nhưng do Hoàng gia tài trợ
ngoại hộ, nên ñược bộ Lễ của Hoàng triều quản lý, bổ dụng tăng cang,
trú trì ñến ñể thống suất tăng chúng và lo việc thờ tự, trùng tu, sắp ñặt
thường xuyên ở chùa ñó. Tại Huế, dưới triều Nguyễn có 8 chùa quan:
Thiên Mụ, Thánh Duyên, Diệu Đế (ba chùa này là quốc tự), Giác
Hoàng, Linh Quang, Long Quang, Ngọc Sơn, Từ Ân là chùa quan
[4:564]. Như vậy, nội hàm quốc tự và chùa vua tương ñối giống nhau
trong khi quốc tự và chùa quan có sự khác biệt.
Với những “tiêu chí” mà ba ngôi chùa Thiên Mụ, Thánh Duyên,
Diệu Đế ñược “thừa nhận” là Quốc tự chúng tôi thấy rằng ñể trở thành
Quốc tự thường có những ñặc ñiểm sau:
Thứ nhất, Quốc tự là ngôi chùa ñược Chúa Nguyễn và sau này là
Vua Nguyễn ñứng ra trùng kiến hoặc xây dựng. Với chùa Thiên Mụ
tuy trước ñó trên ngọn ñồi Hà Khê ñã tồn tại một ngôi chùa dạng chùa
làng nhưng chỉ từ khi chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng mới và các
ñời Chúa Nguyễn, Vua Nguyễn sau trùng tu, mở rộng nên Thiên Mụ
mới trở thành một ngôi phạn vũ nổi tiếng. Chùa Thánh Duyên lại ñược
vua Minh Mạng xây dựng với lý do “Những danh lam thắng tích ta
không có quyền ñể chúng lụi tàn, mất hết dấu tích, không lưu lại cho
thế hệ mai sau. Huống gì quang cảnh nơi ñây ñều do Hoàng tổ của ta
(Minh vương Nguyễn Phúc Chu) vì triều ñình, vì thần dân mà tạo
dựng, nhằm mục ñích khuyến khích mọi người tu tâm, tích thiện, tạo
phước ñiền” [3:305]. Chùa Diệu Đế do vua Thiệu Trị xây dựng ñể ghi
lại dấu tích nơi mình từng ñược sinh ra. Cũng do ý chỉ của chúa, vua
5
dựng chùa còn phải kể ñến Linh Hựu quán (vốn là một ngôi chùa
ñúng nghĩa) [7] ñược vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1829 và
chùa Giác Hoàng dựng năm 1839 trên nền ñất của tiềm ñể ngày mình
còn là Thái tử. Như vậy, số lượng chùa do gắn liền trực tiếp với các vị
chúa, vua nhà Nguyễn trên mảnh ñất Kinh ñô xưa là năm3 và những
ngôi chùa Long Quang, Từ Ân, Ngọc Sơn, Linh Quang ñều không
thuộc trong tiêu chí này.
Thứ hai, tuy tất cả các ngôi chùa quan ñều ñược bộ Công, bộ Lễ
quản lý và ñều ñược treo biển “Sắc tứ” nhưng ñể khẳng ñịnh những
ngôi chùa kiểu này là Quốc tự thì e hơi “phóng khoáng”. Vì có ngôi tự
không nằm trong danh sách trên vẫn có biển “Sắc tứ” và vẫn ñược bộ
Công, bộ Lễ quản lý, cấp kinh phí trùng tu, trai ñàn hằng năm chu
ñáo. Chùa Kim Quang là một ví dụ. Kim Quang tự với tên gọi ban ñầu
là Tường Quang do bà Như Diệu Nguyễn Thị Lựu lập nên vào những
năm cuối thế kỷ XIX. Nguyễn Thị Lựu nếu xét trong gia phả là dì
(ruột) của vua Thành Thái và cũng là bà ngoại dì của vua Duy Tân, do
vậy các ñời vua này ñã giúp cho ngôi tự phát triển bằng việc cấp kinh
phí ñể tu bổ và tổ chức trai ñàn hằng năm. Ban ñầu chùa chỉ là một
ngôi nhà tranh thờ Phật, Thánh và tổ tiên của bà. Sau khi bà mất, ngôi
tự nhờ sự ngoại hộ của Hoàng triều nên ñã ñược xây mới và mở rộng.
Chính vua Thành Thái ra sắc chỉ ban biển ngạch và ñổi tên chùa thành
“Sắc tứ Kim Quang tự”. Ngoài ra vẫn có nhiều ngôi chùa không phải
chùa quan nhưng vẫn ñược treo biển “Sắc tứ” như chùa Bảo Quốc,
chùa Quốc Ân,... Vì vậy, có thể khẳng ñịnh tiêu chí “Sắc tứ” và ñược
tổ chức Trai ñàn, ñược Triều ñình cấp kinh phí tu bổ, sửa chữa chùa
chỉ là một ñiều kiện “cần” ñể các ngôi chùa có thể trở thành Quốc tự.
Thứ ba, Quốc tự phải ñược Triều ñình bổ dụng chức Tăng cang
lo việc Phật sự và cai quản Tăng chúng ở ngôi tự. Thiền sư ñược bổ
3: Chùa Sùng Hoá (làng Sình) cũng ñược chúa Nguyễn Hoàng trùng kiến năm 1602
nhưng ñã lụi tàn theo năm tháng và không ñược Châu Bản Triều Nguyễn – Tư liệu
Phật giáo qua các triều ñại nhà Nguyễn 143 năm từ Gia Long 1802 ñến Bảo Đại 1945
nhắc ñến.
6
dụng làm Tăng cang là những vị Hoà thượng uyên thâm Phật pháp,
ñược ñồ chúng kính trọng, nể phục và ñược Vua phong cấp sắc bằng,
giới ñạo, ñộ ñiệp. Bên cạnh nhiệm vụ tại chùa, hằng ngày các vị Tăng
cang còn bận rộn với công việc tiếp khách là hoàng thân quốc thích,
sứ thần các nước, các quan bộ Lễ…, nhất là vào những dịp có tổ chức
các quốc lễ, các ñại trai ñàn cầu quốc thái dân an, trai ñàn bạt ñộ chiến
sĩ trận vong. Ngoài ra các Tăng cang còn ñược bộ Lễ mời dự họp ñể
bổ khuyết Tăng cang, Trú trì khi có nhu cầu. Điển hình như ngày 16
tháng 9 năm Thiệu Trị thứ 2 (1842): Bộ Lễ ñã cung thỉnh Trú trì chùa
Thiên Mụ cùng chư sơn môn các chùa quan ñến họp ñể tìm một vị sư
có ñủ tiêu chuẩn về ñạo hạnh, trí tuệ và tài năng, có thể ñảm ñang
trọng trách tại quốc tự. Qua nhiều lần bàn thảo, khi ñã thống nhất ý
kiến thì một tờ trình ñược soạn thảo và sau ñó lập thành bản tấu tâu
lên vua. Cuối cùng, Thiền sư Tâm Đoan ñược tín nhiệm giữ chức
Tăng cang chùa Giác Hoàng, thay thế Đại sư Nhất Định, xin nghỉ vì
bệnh [2: 106-110]. Dưới Tăng cang còn có Trú trì, tăng nhân và các
sái phu giúp việc. Ngoài Thiên Mụ, Thánh Duyên, Diệu Đế, các ngôi
tự như Giác Hoàng, Linh Hựu và Long Quang cũng có chức vụ này.
Những ngôi chùa như Từ Ân, Kim Sơn, Linh Quang chỉ có chức Trú
trì mà thôi...
Thứ tư, hẳn nhiên Quốc tự sẽ không bao giờ xuất hiện ngôi tháp
mộ ở khuôn viên chùa. Các chùa Thiên Mụ, Thánh Duyên, Diệu Đế
thể hiện rõ ñiều ñó. Tháp trong kiến trúc chùa giữ một vai trò quan
trọng. Do tháp thường là nơi chứa Xá lị Phật nên trong kiến trúc chùa
ban ñầu tại Ấn Độ ngôi tháp chính là trung tâm của mọi hoạt ñộng
Phật pháp. Trải qua quá trình truyền bá, ñến Trung Quốc, Việt Nam
(Phật giáo Đại Thừa) ngôi tháp Phật nhường vai trò trung tâm lại cho
Đại Hùng Bửu ñiện, nơi ñã có tượng Thích Ca và ngôi tháp Phật từ
chỗ chứa Xá lợi Phật giờ ñây mang nhiệm vụ chứa nhục thân của các
vị cao tăng, trú trì. Tuy không còn giữ vị trí như xưa nhưng ngôi tháp
mộ vẫn là một thực thể kiến trúc không thể tách rời của ngôi chùa.
7
Thường thì các vị trú trì, tăng chúng sinh hoạt tại chùa nào khi qua ñời
tuỳ theo chức vụ phận sự sẽ ñược xây tháp ở chùa ñó. Nhưng tại các
ngôi Quốc tự thì không. Tăng cang hay trú trì ở Quốc tự không giống
với việc làm trú trì tại các sơn môn khác. Ở Quốc tự ñó là chức vụ mà
Triều ñình giao phó, ñơn thuần chỉ là một chức quan nhà nước ñược
trả lương. Vì vậy, lúc không còn làm quan thì không còn phận sự gì ở
ñó. Do vậy các vị Thiền sư làm Tăng cang, trú trì, kể cả tăng chúng ở
Quốc tự thường chọn mảnh ñất yên nghỉ cho thế giới bên kia ở các
ngôi chùa, tổ ñình nơi mình từng xuất gia, sinh hoạt. Ở ñây có một
trường hợp ñặc biệt là ngôi tháp mộ của Hoà thượng Đôn Hậu ở chùa
Thiên Mụ. Hoà thượng Trú trì chùa sau khi chế ñộ phong kiến sụp ñổ
năm 1945, chùa không còn chức năng của một ngôi Quốc tự mà chỉ là
một ngôi chùa bình thường như bao ngôi chùa khác vì vậy Hoà
thượng như là vị trụ trì ñầu tiên của ngôi chùa trong thời kỳ mới dù
Thiên Mụ ñã có lịch sử hàng trăm năm và do vậy ngài ñược phép chọn
cho mình nơi an nghỉ ngay chính tại ngôi tự vốn trước kia là mảnh ñất
không ai ñược phép sử dụng vào việc riêng. Tháp mộ ñược xây vào
năm 1992. Chùa Giác Hoàng, Linh Hựu tuy không còn nhưng dựa vào
tư liệu thành văn có thể khẳng ñịnh trên diện tích cũ của ngôi chùa
không có ngôi tháp mộ nào ñược dựng lên dưới triều Nguyễn. Ở ñặc
ñiểm này, chùa Linh Quang với những ngôi tháp mộ của các vị Thiền
sư khó ñược xem là Quốc tự.
Như vậy, theo chúng tôi với 4 ñặc ñiểm trên mà 3 chùa Thiên
Mụ, Thánh Duyên và Diệu Đế có ñược thì trên mảnh ñất xứ Huế dưới
thời trị vì của dòng họ Nguyễn có ñến 5 ngôi Quốc tự chứ không phải
là 3. Đó là Thiên Mụ, Thánh Duyên, Linh Hựu, Giác Hoàng và Diệu
Đế. Đây là những ngôi chùa do các chúa, vua dòng họ Nguyễn trùng
kiến, sáng lập; ñược bộ Công, bộ Lễ quản lý với Trai ñàn, lễ trọng tổ
chức; ñược Triều ñình cấp kinh phí tu sửa hằng năm và ñược bổ sung
chức Tăng cang ñể cai quản Tăng chúng, hoằng dương Phật pháp. Đây
8
cũng là những ngôi tự hoàn toàn thuộc sở hữu của Quốc gia vì tất cả
những gì tồn tại trên ñó ñều là tài sản chung, tài sản của mọi người.
Đ.V.D
(Bài nguyên tiêu ñề “Chuyện quốc tự ở Huế”
ñăng trên tạp chí Huế Xưa & Nay,
số 103 (Xuân Tân Mão), trang 99-105)
Tài liệu tham khảo:
1. Thích Hải Ấn – Hà Xuân Liêm (2001), Lịch sử Phật giáo xứ Huế,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lý Kim Hoa (2003) (Sưu khảo – Biên dịch), Châu Bản Triều Nguyễn
– Tư liệu Phật giáo qua các triều ñại nhà Nguyễn 143 năm từ Gia Long
1802 ñến Bảo Đại 1945, Nxb Văn hoá Thông Tin.
3. Giới Hương (Phỏng dịch) (1994), Văn bia chùa Huế (tài liệu lưu hành
nội bộ).
4. Hà Xuân Liêm (2007), Những chùa tháp Phật giáo ở Huế, Nxb Văn
hóa Thông tin.
5. Mạc Chấn Lương (2009), Tạc tượng Phật và kiến trúc chùa, Nxb Mỹ
Thuật.
6. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, Tập 1,
Nxb Thuận Hóa.
7. Lê Quang Thái (2009), Linh Hựu Quán,
(Cập nhật ngày
03/06/2009)
8. Lê Quang Thái (2009), Tên gọi chùa Từ Ân xưa nay,
(Cập nhật
ngày 25/08/2009)
9. Trần Đại Vinh, Nguyễn Hữu Thông, Lê Văn Sách (1993), Danh Lam
xứ Huế, Nxb Hội Nhà văn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xh1.PDF