Tiểu luận Tìm hiểu vấn đề nhận thức luận trong kinh lăng già

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 1. Giới thiệu một vài nét về kinh Lăng Già 3 1.1. Nguồn gốc, niên đại, bản dịch 3 1.2. Vị trí kinh điển 3 2. Nội dung của kinh Lăng Già 4 KẾT LUẬN 12 LỜI MỞ ĐẦU Phật giáo được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam, sau đó tiếp thu một số ảnh hưởng phật giáo Trung Quốc. Trước thế kỷ V, VI là giai đoạn Việt – Ấn, thời kỳ này các tu sĩ Ấn Độ theo thuyền buôn đến đây truyền giáo. Sau khi Phật giáo Trung Quốc hình thành các tông thì tác động đến Phật giáo Việt Nam. Phật giáo truyền vào Việt Nam đã trở thành một trong những hệ tư tưởng- tôn giáo có sức sống lâu dài, tồn tại cho đến ngày nay và đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần của người Việt. Với quan niệm và tư tưởng độc đáo của mình phật giáo đã trở nên gần gũi và không thể thiếu trong nền văn hoá Việt Nam. Ngày nay, trong bối cảnh đổi mới đất nước, do bối cảnh của nền kinh tế thị trường, cùng với những học thuyết và tư tưởng tôn giáo khác, Phật giáo đã có những thay đổi lớn. Điều đó tác động không nhỏ cả về mặt tích cực lẫn những mặt tiêu cực tới đời sống đạo đức của người Việt. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, cả Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc là hai nguồn gốc chính của Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Ấn Độ phân thành Tiểu Thừa và Đại Thừa. Bản thân Đại Thừa ngay tại ấn Độ cũng đã thành nhiều bộ phái. Sau khi người Trung Quốc tiếp thu nhuần nhuyễn được phật giáo thì chia thành nhiều tông phái mang màu sắc Trung Quốc. Để tìm hiểu được nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam cũng như thấy được đặc điểm Phật giáo Việt Nam. Trước hết ta cần tìm hiểu những nội dung trực tiếp trong các kinh của Phật giáo. Trong tiểu luận này, bước đầu em tìm hiểu một số tư tưởng trong kinh Lăng Già cụ thể là vấn đề nhận thức luận. Lăng Già kinh có vai trò ý nghĩa như là tuyên ngôn độc lập của Phật giáo Trung Hoa. Từ đây Phật giáo Trung Hoa không phải phụ thuộc vào Phật giáo Ấn Độ cũng như không phải dựa vào Lão- Trang để tồn tại trong xã hội.

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu vấn đề nhận thức luận trong kinh lăng già, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC --------------- TIỂU LUẬN ề tài: Tìm hiểu vấn đề nhận thức luận trong “kinh LĂNG GIà” Giảng viên : Hoàng Thị Thơ Học viên : Nguyễn Thị Liên Lớp : Cao học K13 Hà Nội -2006 LỜI MỞ ĐẦU Phật giáo được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam, sau đó tiếp thu một số ảnh hưởng phật giáo Trung Quốc. Trước thế kỷ V, VI là giai đoạn Việt – Ấn, thời kỳ này các tu sĩ Ấn Độ theo thuyền buôn đến đây truyền giáo. Sau khi Phật giáo Trung Quốc hình thành các tông thì tác động đến Phật giáo Việt Nam. Phật giáo truyền vào Việt Nam đã trở thành một trong những hệ tư tưởng- tôn giáo có sức sống lâu dài, tồn tại cho đến ngày nay và đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần của người Việt. Với quan niệm và tư tưởng độc đáo của mình phật giáo đã trở nên gần gũi và không thể thiếu trong nền văn hoá Việt Nam. Ngày nay, trong bối cảnh đổi mới đất nước, do bối cảnh của nền kinh tế thị trường, cùng với những học thuyết và tư tưởng tôn giáo khác, Phật giáo đã có những thay đổi lớn. Điều đó tác động không nhỏ cả về mặt tích cực lẫn những mặt tiêu cực tới đời sống đạo đức của người Việt. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, cả Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc là hai nguồn gốc chính của Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Ấn Độ phân thành Tiểu Thừa và Đại Thừa. Bản thân Đại Thừa ngay tại ấn Độ cũng đã thành nhiều bộ phái. Sau khi người Trung Quốc tiếp thu nhuần nhuyễn được phật giáo thì chia thành nhiều tông phái mang màu sắc Trung Quốc. Để tìm hiểu được nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam cũng như thấy được đặc điểm Phật giáo Việt Nam. Trước hết ta cần tìm hiểu những nội dung trực tiếp trong các kinh của Phật giáo. Trong tiểu luận này, bước đầu em tìm hiểu một số tư tưởng trong kinh Lăng Già cụ thể là vấn đề nhận thức luận. Lăng Già kinh có vai trò ý nghĩa như là tuyên ngôn độc lập của Phật giáo Trung Hoa. Từ đây Phật giáo Trung Hoa không phải phụ thuộc vào Phật giáo Ấn Độ cũng như không phải dựa vào Lão- Trang để tồn tại trong xã hội. NỘI DUNG 1. Giới thiệu một vài nét về kinh Lăng Già 1.1. Nguồn gốc, niên đại, bản dịch Lanka tên gốc của srilanka hiện nay. Nơi đây đức Phật từng giảng giáo lý Đại thừa cho Bồ Tát Mahamati, do vậy kinh đại thừa này được gọi là Lankavatara-sutra. Song thực tế Lăng Già không phải do đức Phật trực tiếp thuyết giảng mà nó được biên soạn muộn hơn về sau, khi tư tưởng Đại Thừa bắt đầu hình thành ở Bắc và Nam Ấn Độ. Có nhiều ý kiến khác nhau về niên đại chính xác của Lăng Già, song chắc chắn là trước năm 443SCN( đời Tống). Đây là mốc thời gian cụ thể khi bản dịch sang tiếng Hán ngữ được hoàn tất. Song các bản dịch muộn hơn có thêm một số chương mà bản dịch 443 không có và cả những sự thay đổi trong nội dung một số chương. Văn bản học có nhận định rằng ban đầu Lăng Già không được viết thành văn bản hoàn chỉnh như hiện nay. Có phần đã được viết từ trước, có phần, có đoạn viết thêm. “ Lăng Già là một bản giác thư mà bậc thầy Đại Thừa cất giữ. Trong đó có lẽ ông ghi lại hết tất cả giáo lý quan trọng mà những người theo Đại Thừa của thời ông chấp nhận”(Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn (dịch), Lăng Già Đại Thừa Kinh, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998,tr. 15). Có thể nói niên đại của Lăng Già muộn hơn cả các bộ Nikaya và Ahàm- là các bộ kinh biên soạn sau thời đức Phật. 1.2. Vị trí kinh điển Tương truyền rằng thời vua Lương Võ Đế, Bồ Đề Đạt Ma- tổ khai sáng thiền tông- từ Tây Trúc đã sang trao kinh Lăng Già cho đệ tử Trung Hoa đầu tiên là Huệ Khả và nói: Xứ này có bốn quyển Lăng Già có thể dùng tâm ấn trọn trao cho ngươi. Theo truyền thống Đại Thừa Trung Hoa thì Lăng Già là bản pháp chính truyền nhất, được coi như sự kí thác của đạo phật. Lankavatara-sutra có bốn bản dịch nay còn lại ba bản. 1 “Lăng Già A bạt đa la bảo kinh” do Cầu na bạt đa la đời Tống(424- 454) dịch, gồm 4 quyển lên gọi là Tứ quyển Lăng Già 2. “Nhập Lăng Già kinh” do Bồ đề Lưu Chi đời Nguyên dịch, gồm 10 quyển nên gọi là Thập quyển Lăng Già. 3 Đại thừa nhập Lăng Già kinh doThực xoa nan đà đời Đường, thời Võ Tắc Thiên(684-705) gồm 7 quyển nên gọi là Thất quyển Lăng Già kinh. Đây được coi là bộ kinh quý giá đối với lịch sử Thiền phật giáo thời kì đầu ở Trung Quốc. Thậm chí có người cho rằng Cầu na bạt đà la, dịch giả đầu tiên của bản Hán văn mới là sở tổ của Thiền Trung Quốc chứ không phải Bồ Đề Đạt Ma. 3. Kết cấu của kinh Toàn bộ kinh này được trình bày, gồm 9 chương ở dạng văn xuôi và một chương ở dạng phú. Lăng Già có kết cấu và cách trình bày hoàn toàn độc lập, không theo quy phạm chung của các kinh Phật. Mỗi chương hoàn toàn độc lập, mối liên hệ giữa các chương không rõ ràng. Có học giả phỏng đoán rằng có thể có một Lăng Già lớn hơn nhiều; thậm chí có nhiều phần không phải thực sự của Lăng Già cũng đã được đưa thêm vào. Suzuki có nhận định rằng: “ Lăng Già là một bản kinh hết sức hỗn độn và có một số đoạn đã hị cưỡng ép vào những chỗ không phải của chúng”. 2. Nội dung của kinh Lăng Già Nội dung triết lý căn bản của Lăng Già chủ yếu tiếp tục phát triển cấn đề của Đại Thừa, cụ thể hơn là những vấn đề của trường phái duy thức tông( Du già) - phái này cho rằng mọi vật trên thế giới đều là biến tướng, là sự thể hiện của thức thứ tám tức là Alaida thức hay tạng thức. Tám thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức và alaida thức. Alaida thức tàng chứa mọi hạt giống( chủng tử) của nghiệp và tuỳ theo căn cơ của nghiệp lặc mà nó hiện ra, tức thành quả báo. Phái Du già đặc biệt nhấn mạnh thức thứ tám này không bao giờ mất đi mà nó tồn tại vĩnh hằng. Chủ đề chính của Lăng Già là bàn về vấn đề giác ngộ từ góc độ nhận thức luận của thiền học. Mục đích chính là cảnh tỉnh cố tật nhị nguyên của ý thức nói chung và khẳng định thiền định, hành thiền là phương pháp quan trọng nhất để chứng tâm “ thánh trí tự giác”. Qua hành thiền sẽ đạt được kinh nghiệm tự chứng và biết được rằng ngôn từ hình tượng chỉ là tạm mượn. ( điều gì thuyết giảng thì vượt ra khỏi sự thuyết giảng, vì chân lý thì vượt khỏi ngôn từ”(Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn (dịch), Lăng Già Đại Thừa Kinh, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998,tr. 153). * Nhận thức luận Lăng Già tiếp thu tư tưởng của Yoga về lý luận nhận thức, cụ thể là bát thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức và alaida thức.Trong đó khi một đối tượng được bầy ra trước mắt nó được nhận thức và được phán quyết là trái táo đỏ hay một miếng vải trắng, cái khả năng làm như thế được gọi là nhãn thức. Cũng thế nhĩ thức nhằm cho âm thanh, tỷ thức cho mùi vị, thiệt thức cho vị nếm, thân thức cho sự xúc chạm và ý thức cho các ý tưởng tổng hợp sáu thức này nhằm phân biệt những kía cạnh khác nhau của thế giới bên ngoài, còn ý căn liên hệ với Tạng thức như một cơ quan suy nghĩ, nhưng thực ra nó còn hơn thế nữa, vì nó cũng là một năng lực mạnh mẽ ràng buộc chính nó với kết quả của suy nghĩ. Thức thứ 8 là căn nguyên của mọi thức, là kho chứa mọi thức. Tạng thức và 7 thức trên tuy cùng một thể là nhận thức nhưng 7 thức trên luôn luôn biến động và phụ thuộc vào “ trần cảnh’, còn Tạng thức thứ 8 thì thường trụ, không bị chi phối bởi ngoại cảnh. Tiếp theo, trong quá trình nhận thức, Lăng Già cho rằng có hai trình độ nhận thức “ Lăng Già thật là rõ ràng khi cho rằng có hai hình thức hiểu biết: một hình thức để nắm lấy tuyệt đối hay thâm nhập vào cảnh giới của duy tâm, và một hình thức để hiểu hiện hữu trong khía cạnh nhị biên của nó, trong đó lý luận là thù thắng và các thức là hoạt dụng”( Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn (dịch), Lăng Già Đại Thừa Kinh, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998,tr. 49). - Trình độ nhận thức cao (chánh trí)- trực giác( trí siêu việt) - Nhận thức kinh nghiệm thông thường- trí phân biệt Lăng Già quyết định việc dùng thánh trí thay vì dùng Bát nhã. Thánh trí thường được kèm với tự chứng, mà chỉ ra rằng cái trí tuệ Thánh linh, siêu việt này là một chức năng tâm linh vận hành trong các chiều sâu của hiện hữu của chúng ta. Vì nó liên quan đến thực tính của đối tượng hay chân lý tối hậu của các sự vật nên nó không phải là cái biết bên ngoài nhằm đối đãi với các đối tượng đặc thù và những liên hệ của chúng. Sự hiểu biết này là một trực giác cơ bản thâm nhập cái chân lý của Duy tâm và tạo nên sự chứng ngộ Phật giáo Cái trí siêu việt này được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau. Đấy là quan sát trí, tức là trí tuệ được gắn vào nền tảng tối hậu của hiện hữu. Đấy là Tự trí bẩm sinh, vô ảnh hay vô tướng, vượt khỏi mọi hình thức rối reng; vô phân biệt , vượt khỏi sự phân biệt, nghĩa là cái biết thực nghiệm trực tiếp trước khi sự phân tích khởi sự bằng bất cứ hình thức nào, và do đó nó không thể diễn đạt bằng ngôn từ. Trọng lượng của kinh Lăng Già đặt vào sự thể chứng bằng Thánh trí về thực tính tối hậu là duy tâm. Sự nhấn mạnh có tính tâm lý này làm cho kinh chiếm địa vị độc nhất trong văn học Đại thừa. * Ba tự tính( một cách xếp loại khác về cái biết trong Lăng Già) là bản chất vốn có của nhận thức. Đây là sự xếp loại thường thấy trong tất cả các trường phái của Đại thừa. Tự tính hay Ngã thực hay Tự thể tin, 1.Biến kế sở chấp kính: đó là tính chấp vào danh vào tính của sự vật, là hình thức đầu tiên của cái biết mà do đó thực tính của mệnh danh gọi là “được tưởng tượng”, tức là trí tưởng tượng theo nghĩa thông thường. Đây là một ảo tưởng vì các sự vật được tưởng là thực sự hiện hữu ở cái nơi mà thực ra không có chúng. Giống như nhìn thấy một ảo ảnh và nó sẽ tan biến mất khi ta đến gần. Như thế các đối tượng được tưởng tượng không có thực tính khách quan. 2. Y tha khởi tính: tức là ý thức có bản chất, thấy được duyên khởi của vạn vật. Đây là hình thức thứ hai của cái biết mà nhờ đó chúng ta quan sát được sự hiện hữu. Đây là một cái biết có tính cách khoa học được đặt căn bản trên sự phân tích. “ này Mahamati, sự phân biệt sinh khởi tuỳ thuộc vào chúng là ý niệm về một ngã- linh hồn và những gì thuộc về ngã-linh hồn, cái ý niệm và sự phân biệt xảy ra đồng thời, giống như mặt trời mọc lên và những tia sáng của nó. Này Mahamati, sự phân biệt phụ trợ các ý niệm về tự tính tiềm ẩn trong các đa phức của các đối tượng thì gọi là Y tha khởi tính” (Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn (dịch), Lăng Già Đại Thừa Kinh, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998,tr.147) 3.Viên thành: Ta có thể thấy cái thấy do tưởng tượng về thực tính không cho chúng ta một cái biết chân thực về thực tính, cái thấy bằng tương quan biến nó thành rỗng không. Lăng Già nói cho ta biết để nhận biết được thực tính( bản chất của hiện hữu). Viên thành trí hay cái biết “ toàn hảo” phát sinh từ bát nhã hay Thánh trí, đôi khi được gọi đơn giản là Trí, nhìn thấy suốt vào cái như như của các sự vật. Nó nhận thức các sự vật đúng như các sự vật, vì vượt ngoài cảnh giới hữu và phi hữu thuộc phân biệt, tức nguyên lý nhị phân. Lăng Già khẳng định rằng, vì người trí nhìn thấy thực tính bằng con mắt Tuệ Bát nhã nên họ dứt khoát khẳng định được thực tính là gì, tức là thực tính trong tự tính của thực tính chứ không như người ngu nhìn thấy khi con mắt của người ngu không bao giờ mọc lên khỏi chân trời của tương đối tính. “ Này Mahamati, chánh trí và Như như thì bất diệt, và do đó chánh trí và như như được gọi là Toàn trí” (Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn (dịch), Lăng Già Đại Thừa Kinh, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998,tr417). Nhìn thấy được thực tính của sự vật cũng chính là nhìn thấy tận cái rỗng không( hư vô) của sự vật. * Năm Pháp - tức năm phương pháp nhận thức. Năm pháp bao gồm: - Tướng ( hình trạng) “ Lại nữa, này Mahamati, “tướng” có nghĩa là cái gì tự hiển lộ nó cho nhĩ căn và được nhận thức là các hình trạng và cũng theo cách như vậy, những gì xuất hiện cho sự nghe, ngửi, nếm, thân thể và ý thức( nhĩ tỵ thiệt , thân, ý) và được nhận thức là âm thanh, mùi vị, sự xúc chạm và ý niệm( thanh, hương, vị, xúc, pháphật giáo )- tất cả những thứ ấy ta gọi là tướng., - Danh( tên gọi), Phân biệt, “Lại nữa, này Mahamati, - Sự phân biệt có nghĩa là cái gì mà nhờ đó những tên gọi được nêu ra mà do đó có sự trỏ về các tướng(khác nhau). “Bảo rằng đây là cái này chứ không phải là cái kia, chẳng hạn, một con voi, một con ngựa, một bánh xe, một người đi bộ, một phụ nữ, một người đàn ông, mỗi ý niệm được phân biệt như thế thì được chỉ định như thế” - Chánh trí : (nhận thức đúng đắn) nghĩa là thế này khi các danh và các tướng được xem là không thể hiểu được do bởi sự ảnh hưởng hỗ tương về điều kiện (duyên) thì không có sự sinh khởi của các thứ khác nữa; vì không có cái gì đoạn diệt nên không có cái gì thường trụ, và khi không bị rơi trở lại vào các cấp độ của các triết gia, Thanh văn và Duyên giác như thế thì gọi là chánh trí. Lại lữa Mahamati nhờ vào chánh trí này mà vị Bồ tát Ma ha tát không xem danh là thực và tướng là phi thực.” - Như như: Khi các vọng kiến đặt căn bản trên ý niệm nhị biên về khẳng định và phủ định bị loại bỏ và khi các thức không còn sinh khởi về thế giới đối tượng của danh và tướng, ta gọi đấy là “ Như như”. Ba pháp đầu tương ứng với hai tự tính Biến kế sở chấp tính, Y tha khởi tính, hai pháp còn lại thuộc viên thành thực tính. Cái tính của chúng ta khởi sự bằng các Tướng rồi cho các Tướng ấy bằng những cái Danh. Danh được tưởng là thực và phân biệt được tiếp diễn. Vì không thể gọi tên được nếu không có một hình thức phân biệt nào đó. Đối tượng của Chánh trí là như như của các sự vật khi các sự vật không còn bị ảnh hưởng bởi hữu và phi hữu. Chính trong ý nghĩa này mà thực tính tối hậu được bảo là giống như trăng trong nước. “ Lại nữa, này Mahamati, trong năm pháp –danh, tướng, phân biệt, chánh trí và như như- Tướng là cái được nhìn thấy ra các đặc tính như hình thức, hình dạng, các đặc trưng khác nhau, các hình ảnh, các màu sắc…đấy là “tướng”. Do tướng này mà các ý niệm được hình thành như bình…theo đó người ta có thể nói, cái này là thế này chứ không phải thế kia, đấy là “danh”. Khi danh( tên gọi) được nêu ra thì các tướng được chỉ định và có “ sự phân biệt” bảo rằng đây là tâm, và đây là thuộc về tâm. Các danh và các tướng này, cuối cùng là bất khả đắc vì khi cái trí bị gỡ đi thì khía cạnh hỗ tương{trong đó tất cả các sự vật được chỉ định} không còn được nhận thức, tưởng tượng nữa - đấy gọi là cái “như như” của các sự vật. Và cáI như như này được định tính là chân lý, thực tính, cái biết đúng, giới hạn, nguồn suối, tự thể, bất khả đắc. Đấy là điều mà chính ta và Chư Như Lai chứng đắc, vạch rõ ra một cách thực sự trọn vẹn, nhận biết, phổ biến và bầy tỏ rộng khắp. Khi thuận hợp với điều này, { chân lý} được hiểu đúng đắn rằng không phải là phủ định cũng không phải là xác định, phân biệt không còn sinh khởi và có một trạng thái đúng hợp với tự chứng nhờ ở thánh trí, không phải là cái xu hướng tranh luận của triết gia, Thanh Văn và Duyên giác, đấy gọi là “ chánh trí” Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn (dịch), Lăng Già Đại Thừa Kinh, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998,tr419). Mặt khác, Lăng Già chủ trương lý thuyết duy tâm: khẳng định rằng không có gì ngoài Cita-tâm. Trong thế giới và thế giới là sự đối tượng hoá của tâm. Và điều này được thực hiện khi phân biệt bị loại trừ tức là khi người ta đạt được một trạng thái vô phân biệt trong đời sống tâm linh của mình. “ Thể chứng duy tâm là mục đích của Lăng Già, và điều này được thực hiện khi phân biệt bị loại trừ, tức là, khi người ta đạt được trạng thái vô phân biệt trong đời sống tâm linh của mình. Phân biệt là một thuận ngữ lý luận và thuộc về trí. Như thế ta thấy rằng chỗ tận cùng của việc tu đạo là vượt khỏi sự duy lý.” Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn (dịch), Lăng Già Đại Thừa Kinh, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998,tr 69). Hay “ Chúa thánh Lăng Già chợt tỉnh ông cảm thấy sự đột biến trong tâm, hiểu rẳng thế giới chỉ là tâm thức của chính mình”. “ Tất cả các sự vật( pháp) đều được hiểu bằng cách vượt lên trên cái tâm, cái Mạt na va cái Thức như cách ông đã thông hiểu. ông nên quay nhìn vào trong và đừng để bị ràng buộc với văn tự và với một cách nhìn hời hợt về sự vật, ông chớ rơi vào các tri thức, các khái niệm, kinh nghiệm, kiến giải và tam- ma-địa của hàng Thanh Văn, Duyên giác và các triết gia, ông chớ nên ưa thích lời nói dịu dàng, tế nhị, ông chớ ái mộ cái khái niệm về ngã thể, chớ có nghĩ đến sự kiêu mạn về quyền hành, chớ chú vào các thiền định như sáu thiền định…vv”(Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn (dịch), Lăng Già Đại Thừa Kinh, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998,tr97). Ngoài ra, Nếu như Kim Cương khẳng định vai trò ngôn ngữ trong thiền tông không phải để truyền đạt kinh nghiệm hay phán đoán mà có tác hại bịt kín tư duy, chặn đứng dòng ý thức dang trôi chảy, do vậy phải vứt bỏ ngôn ngữ thì Lăng Già cũng chủ trương vô ngôn: không thể gọi tên, không thể diễn giải được, cái ý nghĩa không thể nắm bắt được: “Điều gì được thuyết giảng thì vượt khỏi sự thuyết giảng, vì chân lý vượt ra khỏi ngôn từ” (Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn (dịch), Lăng Già Đại Thừa Kinh, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998,tr135).Chân lý là trạng thái tự chứng và vượt ra khỏi sự phân biệt, ở điểm này ta thấy sự khác nhau rất rõ chủ trương vô ngôn trong Lăng Già với sự đề cao ngôn ngữ của triết học phương Tây.Theo triết học phương Tây thì ngôn ngữ giúp cho tư tưởng có được hình dáng cụ thể, giúp cho tư tưởng được phát triển và củng cố thêm. Cho nên người ta thường nói: tư tưởng có trước ngôn ngữ chỉ là một đám mây mù, vì khi đó tư tưởng chưa được hình thể hoá bởi ngôn ngữ. Do đó, người ta cũng không thể biết được người ta đã có tư tưởng về cái gì khi mà người ta thiếu ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói để biểu đạt tư tưởng của mình. Chính trong ngôn ngữ tư tưởng có ý thức về chính mình và tìm được một sự hoá thân. Một mặt chúng ta khẳng định ngôn ngữ nơi con người là một hiện tượng về cơ bản là tinh thần, tâm lý nhưng mặt khác nó cũng phụ thuộc vào những điều kiện của bộ não cũng như những bệnh về ngôn ngữ. Xét từ nguồn gốc của sự thăng hoa( hay còn gọi là sự siêu việt) cũng như từ nguồn gốc nhân văn, ngôn ngữ là một khẳng định tuyệt vời về phẩm chất cũng như trí tuệ rất cao nơi con người. KẾT LUẬN Tóm lại với nội dung triết lý trong kinh Lăng Già, Lăng Già đã giới thiệu, phát triển và làm rõ được phần nào những vấn đề của Đại thừa mà cụ thể là trường phái Duy thức tông( Du già). Lăng Già bàn về vấn đề giác ngộ từ góc độ nhận thức luận của thiền học. Mục đích chính là cảnh tỉnh cố tật nhị nguyên của ý thức nói chung và khẳng định Thiền định, hành thiền là phương pháp quan trọng nhất để chứng tâm “ thánh trí tự giác”. Qua hành thiền sẽ đạt được kinh nghiệm tự chứng và cho rằng ngôn từ và hình tướng chỉ là tạm mượn. Qua đấy thấy được nhiệm vụ của Lăng Già trong vấn đề nhận thức luận là: bảo cho chúng ta biết sự hiểu biết Suông là chưa đủ trong đời sống Phật giáo; rằng không có sự tự chứng thì mọi tri thức đều chẳng đáng kể vào đâu. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (55).doc
Tài liệu liên quan