MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
I. Định nghĩa 3
II. Thành phần acid amin 4
IV. Cấu trúc 5
1. Cấu trúc và hình thể của các monomer trong casein 6
2. Cấu trúc micelle của casein 7
V. Tính chất 9
1. Tính chất vật lí 9
2. Tính chất hóa – sinh 9
3. Tính chất công nghệ 11
a. Hiệu quả của gia nhiệt 11
b. Hiệu quả xử lý lạnh 12
c. Các tính chất công nghệ khác 12
VI. Chế biến bột casein 13
VII. Vai trò của casein 15
1. Trong công nghệ thực phẩm 15
2. Trong các ngành công nghiệp khác 15
Tài liệu tham khảo 17
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6385 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về casein, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM
KHOA KĨ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÁO CÁO MÔN HÓA HỌC THỰC PHẨM
CASEIN
Giáo viên giảng dạy: Tôn Nữ Minh Nguyệt
Sinh viên thực hiện
Quan Ứng Biêu
Lê Anh Dũng
Huỳnh Thúc Vương
Tháng 10/2008
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Sữa là chất lỏng sinh lý do các tuyến sữa tổng hợp được từ các hợp chất có trong máu, được tiết ra từ tuyến vú của động vật và là nguồn thức ăn để nuôi sống động vật non. Sữa có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Những chất này có khả năng đồng hóa cao, vì vậy từ lâu con người đã biết sử dụng sữa như một loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể nhất là đối với trẻ sơ sinh.
Sữa là hỗn hợp gồm nhiều thành phần như: lipit, gluxit, protein, chất khoáng, vitamin, ngoài ra còn có chất màu và nhiều chất khác. Trong đó có thể nói thành phần quan trọng nhất là casein. Nghiên cứu về protein sữa, đặc biệt là casein sẽ giúp ta hiểu được sâu hơn bản chất của sữa, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng sữa trong đời sống.
I. Định nghĩa
Protein sữa là loại protid hoàn thiện chứa hầu hết các loại acid amin có trong tự nhiên và có tỉ lệ cân đối thích hợp cho sự hấp thu và đồng hoá của cơ thể người.
Protein sữa được phân loại thành hai nhóm chính:
+ Casein: là phần váng sữa.
+ Whey: là phần chất lỏng còn lại sau khi tách phần váng sữa.
Tỉ lệ whey và casein hiện diện trong thành phần của sữa sẽ quyết định tính chất dễ hấp thu và tiêu hoá của sữa:
+ Sữa mẹ có tỉ lệ whey : casein là 75 : 25 nên rất dễ tiêu hoá và hấp thụ, đặc biệt cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thông thường sữa công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi có tỉ lệ đạm whey : casein là 75 : 25 theo tiêu chuẩn của sữa mẹ.
+ Sữa bò có tỉ lệ whey : casein là 20 : 80.
Sữa đã tách casein biến thành dạng trong, nước còn lại chứa các protein hoà tan như α – lactose – globulin và globulin kháng thể được gọi là các protein nước sữa (whey).
Các loại sữa chứa casein:
+ Sữa tươi, sữa đậu xanh, sữa đậu nành
+ Sữa bột
+ Sữa đặc có đường
+ Các sản phẩm từ sữa (yaourt, phomat, bơ...)
Tỉ lệ casein và whey hiện diện trong thành phần của sữa quyết định tính chất độ hấp thu và tiêu hóa của sữa. Bảng sau nêu tỉ lệ protein, casein và whey trong một số loại sữa:
Tỉ lệ protein, casein và whey trong một số loại sữa
Loại sữa
Protein
(%)
Casein
(%)
Whey
(%)
Casein : Whey
Tỉ lệ casein trong tổng protein sữa (%)
Sữa mẹ (người)
1.2
0.5
0.7
5 : 7
41.67
Sữa bò
3.5
2.8
0.7
4 : 1
80.00
Sữa trâu
4
3.5
0.5
7 : 1
87.50
Sữa dê
3.6
2.7
0.9
3 : 1
75.00
Sữa cừu
5.8
4.9
0.9
5 : 1
84.48
Sữa bò, sữa trâu, sữa dê, sữa cừu đều thuộc loại sữa casein vì lượng casein chiếm hơn 75 % tổng số protein.
Sữa mẹ thuộc loại sữa albumin (casein dưới 75 %).
II. Thành phần acid amin
Casein có chứa nhiều axit amin cần thiết, tuy nhiên số lượng và hàm lượng các axit amin không giống nhau và không giống như trong sữa mẹ. Casein có nhiều lysin và glutamic, thấp cystein, không có hydroxyproline. Nên các loại sữa công thức dành cho trẻ nhỏ có sử dụng casein làm nguồn đạm căn bản thì cần điều chỉnh lại số lượng và hàm lượng các axit amin cần thiết theo tiêu chuẩn như trong sữa mẹ.
Tỉ lệ các axit amin trong casein được cho trong bảng sau:
Tỉ lệ các axit amin trong casein
Axit amin
g amino acid / 100 g protein
Glutamic acid
24.5
Proline
13.5
Leucine
9.2
Lysine
8.9
Aspartic acid
7.6
Valine
6.8
Tyrosine
5.7
Isoleucine
5.6
Serine
5.3
Phenylalanine
5.3
Threonine
4.4
Histidine
3.8
Arginine
3.3
Alanine
3.1
Glycine
1.9
Methionine
1.8
Cystine 1/2
0.3
III. Phân loại
Năm 1937, nhờ ứng dụng phương pháp điện di (electrophorese), nhiều nhà nghiên cứu khác nhau như Cherbuliez, Baudet, Waygh… đã phân chia casein thành 3 phần khác biệt nhau: a, b và g casein. Sau này, khoa học hiện đại tìm thêm được k casein.
Casein có bốn loại cơ bản có thành phần acid amin và tính chất khác nhau: as, b, k và g casein. Mỗi loại casein lại có nhiều dạng thù hình đặc trưng.
Thành phần các loại casein trong sữa bò được cho trong bảng sau:
Thành phần casein trong sữa bò
Casein
Hàm lượng (%)
Dạng
Số acid amin trong phân tử
Phân tử lượng (Da)
Số nhóm phosphate trong phân tử
as
47 – 57
as1
199
23 600
8
as2
207
25 150 – 25 390
8 – 13
as3
207
25 150 – 25 390
8 – 13
as4
207
25 150 – 25 390
8 – 13
as6
207
25 150 – 25 390
8 – 13
as5
b
25 – 35
209
24 000
5
k
8 – 15
k,1 k,2 k,3 k,4 k,5 k,6 k7
169
19 000
1
g
3 – 7
g1
181
20 000
g2
104
12 000
g3
102
12 000
IV. Cấu trúc
Casein dưới kính hiển vi điện tử là các hạt hình cầu có đường kính từ 40 – 200 micromet. Bằng phương pháp li tâm cao tốc, các hạt này tập hợp lại và lắng xuống dưới dạng keo màu trắng. Người ta cũng có thể kết tủa casein thành các hạt micelle nhờ quá trình acid hóa sữa đến điểm đẳng điện pI = 4.6
1. Cấu trúc và hình thể của các monomer trong casein
Casein có cấu trúc cực kì linh hoạt. Do các phân tử không tạo ra tinh thể nên casein không có cấu trúc tinh thể, với cách nghĩ như vậy chúng đã không mô tả đúng cấu trúc không gian ba chiều của casein. Bằng chứng quan trọng nhất cho cấu trúc bậc hai và cấu trúc bậc ba thu được bằng cách dùng tia X khám phá ra phân tử kết tinh. Điều đó có thể xác định được cấu trúc bậc hai từ các phân tử trong dung dịch. Gần đây, trung tâm nghiên cứu USDA Eastern Reagional ở Philadelphia đã sử dụng quang phổ học Raman để nghiên cứu các casein, và họ đã xác định được số lượng các cấu trúc bậc hai trong nhiều loại casein khác nhau
Casein as1 có 199 gốc acid amin. Do sự phân bố các phần tích điện và các phần ưa béo không đồng đề nên phân tử có tính chất một lưỡng cực: một cực cầu và một cực tích điện. Trong as1 có ba đoạn ưa béo (giữa gốc 1 – 44, 30 – 113 và 132 – 139) và một phần được phosphoryl hóa mang điện tích âm (gốc 48 – 80). Casein as1 có một phần mang cấu trúc xếp b và một phần mang cấu trúc vòng cung b.
Casein as2 có 207 gốc acid amin, là casein háo nước nhất trong họ casein vì trong phân tử chứa nhiều nhóm phosphoryl nhất (10 – 13 gốc / mol) và cũng nhiều các gốc cation nhất. Các gốc phosphoseryl nhóm lại thành ba cực (gốc 8 – 16, 56 – 61 và 129 – 133), còn phần ưa béo nằm ở đầu cuối C (gốc 160 – 207) và nằm ở giữa (gốc 90 – 120). Trong cấu trúc như thế các tương tác tĩnh điện rất quan trọng, rất nhạy cảm với ion Ca2+ cũng như rất phụ thuộc và pH.
Casein b có 209 gốc acid amin là protein có tính ưa béo nhất. Đầu N tận cùng (gốc 1 – 21) chứa 4 trong 5 nguyên tử P mang một điện tích – 12 ở pH = 6.6 và đầu C tận cùng ưa béo chiếm 2/3 phân tử. Số gốc prolin nhiều và lại phân bố động đều khiến cho phân tử có cấu trúc kém trật tự: 10 % xoắn a (gốc 97 – 103 và 138 – 146), 13 % xếp b (gốc 52 – 60, 77 – 87 và 187 – 195) và 77 % không trật tự.
Casein k có 169 gốc acid amin nhưng chỉ chứa một gốc phosphoseryl do đó liên kết được ít ion Ca2+ và độ hòa tan không bị ảnh hưởng của ion này. Casein k cũng có đặc tính lưỡng cực: đầu cuối N ưa béo trrong khi đầu cuối C chứa glucid thì lại rất ưa nước. Cấu trúc bậc hai của casein k có 5 vùng xoắn a (23 %), 7 vùng cấu trúc xếp b (31 %) và 10 vùng cấu trúc vòng cung b (24 %). Khi casein k bị thủy phân bởi chymosine thì việc đầu tiên enzim này sẽ phân cắt một liên kết peptide giữa gốc Phe105 và Met106 để giải phóng ra đầu cuối N rất ưa béo (từ gốc 1 – 105) gọi là paracasein k và đầu cuối C háo nước (từ gốc 106 – 169) có chứa gốc phosphoryl và glucosyl. Paracasein k rất ưa béo và rất có trật tự, đặc biệt là các vùng có cấu trúc lá xếp rất thuận lợi cho chymosine tác dụng, cũng rất dễ bị đông tụ do các tương tác ưa béo gây ra.
Cấu trúc chuyển thành dạng as-casein
Cấu trúc được đề xuất cho k-casein
2. Cấu trúc micelle của casein
Casein liên kết với nhau tạo thành khối micelle. Các micelle có dạng các hạt hình cầu có đường kính 200 – 300 nm là một tập hợp các dưới đơn vị (các siêu micelle) có đường kính 15 – 20 nm. Các casein liên kết với nhau để tạo thành phức khi có mặt calci và sẽ kết tủa xuống nếu không có casein κ. Các siêu micelle chỉ tồn tại nhờ có mặt casein κ.
Các siêu micelle được tao thành từ casein α, β và κ có đường kính khoảng 20 nm, các đầu kị nước được sắp xếp gấp vào trong, còn các nhóm háo nước của các casein và các casein κ thì phủ ở bề mặt.
Các casein α, β của siêu micellce liên kết với nhau thông qua các nhóm phosphate của Ca3(PO4)2 và tạo thành micelle. Các siêu micelle nghèo casein κ sẽ nằm ở phía trong micelle và micelle sẽ ngừng lớn khi toàn bộ mặt ngoài được bao phủ bằng Casein κ.
Mô hình siêu micelle
Siêu micelle ở ngoại vi giàu casein k
Calci phosphate là chất kết dính các siêu micelle
Tất cả các micelle đều có điện tích âm nên chúng đẩy nhau và khiến các micelle casein tồn tại dưới dạng keo. Các phân tử nước cũng liên kết với các điện tích của Casein và góp phần duy trì các micelle trong dung dịch.
Mô hình micelle casein
Nhóm phosphate của casein as1, as2 và b
Phần có cực của casein k
Tâm ưa béo a và b
Bảng sau nêu thành phần trung bình của micelle casein sữa bò:
Thành phần trung bình của micelle casein sữa bò
Các hợp phần protein
g / 100 g chất khô
Các hợp phần muối
g / 100 g chất khô
Casein as1
Casein as2
Casein b
Casein k
Casein g
Tổng cộng
33
11
33
11
4
92
Ca
Mg
(ion)
Xitrat (ion)
Khác
Tổng cộng
2.9
0.1
4.3
0.5
0.2
8
Hàm lượng nước của micelle là 65%
V. Tính chất
1. Tính chất vật lí
Trong casein các gốc prolin phân bố rất đồng đều làm cho phân tử casein có cấu trúc hình thể cuộn thống kê.
Casein có tính điện ly lưỡng cực, có pI = 4.6
Casein có vị đắng
Sữa tươi luôn có độ pH khoảng 6.6 – 6.7 , khi giảm độ pH các ion H+ của axit sẽ liên kết với các micelle casein mang điện tích âm và làm giảm điện tích của micelle casein. Khi tới giới hạn các micelle casein sẽ đông tụ. Theo lí thuyết điểm đẳng điện pI của casein là 5.1 – 5.3 . Trong dung dịch muối như điều kiện của sữa, casein sẽ đông tụ tốt nhất ở pH 4.5 – 4.7 . Khi cho dư axit vào casein đã đông tụ, casein sẽ bị tái hòa tan tạo thành muối và axit.
Bên cạnh khả năng bị đông tụ bởi axit, casein còn bị đông tụ bởi rennin (rennin là một protease được chiết xuất từ dạ dày bê). Quá trình đông tụ của casein dưới tác dụng của rennin thực chất là quá trình thủy phân hạn chế casein κ, vỏ háo nước bị phá hủy, do đó các ion calci dễ dàng tiếp cận với các casein α, β và κ và làm cho chúng tạo thành gel. Tính chất này được ứng dụng trong quy trình sản xuất phomat.
Trong sữa tươi, casein ở dưới dạng muối calci (caseinat calci) dễ hòa tan. Khi vào dạ dày, dưới tác dụng của dịch vị (acid clohydric) trong dịch dạ dày, casein sẽ kết tủa tạo thành những cục vón và lưu lại tại dạ dày để thực hiện bước đầu sự phân giải chất các chất dinh dưỡng rồi chuyển dần xuống ruột non tiếp tục quá trình tiêu hóa và hấp thu. Ở dạng kết tủa, casein sẽ được hấp thụ hoàn toàn.
2. Tính chất hóa – sinh
Casein được tạo thành từ tiền chất của nó có trong sữa là caseinogen. Trong dạ dày, dưới tác dụng của protease, caseinogen chuyển thành casein.
Casein có nhiều nhóm chức tự do khác nhau như: – COOH, – NH2, = NH … nên có khả năng tham gia nhiều phản ứng hóa học. Trong các nhóm đó, hai nhóm cacboxyl và amin có ý nghĩa nhất vì một phần các nhóm này ở trạng thái tự do và quyết định tính chất của casein. Cũng vì các nhóm này mà trong dung dịch casein tạo thành các ion lưỡng tính.
Casein dễ dàng tham gia phản ứng với các kim loại kiềm, kiềm thổ như K, Na, Mg để tạo thành các caseinate hòa tan trong nước.
Casein thường ở dạng phức chất casein – calci – phosphat bền vững với hai lớp bảo vệ: lớp điện tích trái dấu và lớp nước liên kết, các phức chất liên kết lại với nhau tạo thành kết tủa (keo hoá), có thể keo hoá bằng acid lactic hoặc men chyomosin theo phản ứng:
Casein có phản ứng tạo ra các acid amin không thay thế cần thiết cho cơ thể
Trong sữa casein ở dạng calci caseinate và nó lại kết hợp với calci phosphat tạo thành phức hợp calci phosphat caseinate (các micelle). Tất cả các casein đều được phosphoryl hóa nhưng với mức độ khác nhau trong đó casein κ có tỉ lệ phospho thấp nhất.
Trong môi trường axit, casein bị kết tủa do sự tách các liên kết của casein và calci (quá trình đông sữa):
NH2-R(COO)2Ca + 2 CH3CHOH- COOH → NH2(COOH)2 + (CH3CHOH- COO)2Ca
Caseniat calci Axit lactic Axit caseinic Calci lactac
Chính các casein chứa trong sữa ở dạng calci caseinat tác dụng với axit lactic tạo ra axit caseinic và calci lactat. Axit caseinic tự do không hòa tan do đó gây đông tụ sữa. Quá trình đông tụ casein là quá trình cơ bản của sản xuất phomat.
Casein là một phức hợp phosphoprotein, trong sữa tươi casein ở dạng muối calci dễ hoà tan. Khi vào dạ dày, dưới tác dụng của dịch vị (acid clohydric trong dịch dạ dày), casein sẽ kết tủa tạo thành những cục vón và lưu lại tại dạ dày để thực hiện bước đầu sự phân giải các chất dinh dưỡng rồi chuyển dần xuống ruột non. Trong khi đó, phần chất lỏng (đạm whey) sẽ nhanh chóng được chuyển xuống ruột non, cùng với các chất dinh dưỡng được phân giải từ casein và tiếp tục quá trình tiêu hoá và hấp thụ.
Do cấu trúc đặc hơn nên trong cùng 1 đơn vị thể tích, đạm casein cung cấp nhiều năng lượng hơn là đạm whey.
Casein κ có tính chất khác với các casein khác:
+ Dung dịch các casein ở pH = 7 và to = 20oC ở trạng thái micelle bền, khi thêm CaCl2 0.4 M thì chỉ casein as và casein β kết tủa còn casein κ vẫn ở trạng thái hòa tan.
+ Casein κ là protein duy nhất có chứa glucid (khoảng 5 %). Điều đó chứng tỏ casein κ là khá háo nước.
+ Casein κ có chứa hai gốc Cys / mol, chứng tỏ không có cầu disulfua.
+ Casein κ có khả năng ổn định các casein khác bằng cách ngăn cản sự kết tủa của các casein này bởi ion calci, nhờ tạo ra trong sữa một phức hệ micelle dưới dạng keo bền vững.
+ Khi casein κ bị thủy phân bởi chymosine ở liên kết peptide giữa Phe105 và Met106 thì sẽ khử bền các micelle của sữa và do đó sữa bị đông tụ.
3. Tính chất công nghệ
a. Hiệu quả của gia nhiệt
Khi thanh trùng Pasteur cũng như khi cô đặc sữa ở dưới 100oC thì b-lactoglobulin bị biến tính. Ở 80oC protein trong dung dịch bắt đầu tạo gel. Sự tạo gel do khi cấu trúc cầu bị giãn mạch, các tiol tự do xuất hiện liên kết với nhau hoặc với các cầu disulfua. Khi đó sẽ tạo ra những phức hợp gữa các protein hòa tan bị biến tính và các hợp phần chứa lưu huỳnh của micelle (casein k, casein as2).
Khi nhiệt độ trên 100oC phần lớn các protein của lactoserum liên kết với micelle casein và làm cho chúng bền với protease. Phức hợp b – lactoglobulin – casein K cũng tạo thành làm bền các protein của sữa đối với sự thanh trùng ở 120 – 140oC sau này cũng như đối với tác dụng đông tụ của các enzym.
Ở nhiệt độ 110 – 120oC, độ bền của các protein sữa phụ thuộc rất mạnh vào pH. Từ đó người ta phân biệt hai loại sữa: Sữa kiểu A có độ bền bé nhất ở nhiệt độ 140oC và pH = 6.8 và sữa kiểu B có độ bền tăng liên tục cùng với pH
Trong quá trình gia nhiệt pH bị giảm do tạo ra các axit hữu cơ.
Khi gia nhiệt nghiêm ngặt sẽ làm biến đổi các casein. Từ nhiệt độ 110oC sẽ xảy ra các phản ứng thủy phân để giải phóng ra phospho và nitơ phi protein. Phospho giảm làm cho khả năng cố định calci bị giảm.
Việc thanh trùng cũng kéo theo phản ứng Maillard làm cho một phần gốc lysin mất hoạt động. Do đó sẽ làm ức chế một số giai đoạn phụ của quá trình đông tụ.
Nồng độ chất khô của sữa tăng sẽ làm cho độ bền nhiệt giảm đáng kể và làm tăng nguy cơ tạo gel trong quá trình bảo quản.
b. Hiệu quả xử lý lạnh
Khi bảo quản sữa ở nhiệt độ thấp (2 – 6oC) sẽ gây ra hai kiểu biến đổi: khử bền các micelle và proteolise hạn chế.
Nhiệt độ thấp làm thay đổi cân bằng muối (P và Ca) giữa các micelle và các pha hòa tan, pH thay đổi. Kết quả là làm thay đổi thời gian đông tụ của sữa, làm thay đổi độ cứng và làm hiệu suất của phomat. Có thể phục hồi lại bằng cách thêm một ít CaCl2, điều chỉnh về pH ban đầu, hoặc xử lý nhiệt (60oC trong 30 phút) để tái hấp thụ casein b vào trong micelle.
Nhiệt độ lạnh cũng làm tăng sự thoái biến casein b thành casein g. Tùy thuộc vào thời gian và nhệt độ bảo quản mà lượng casein của sữa thay đổi rất lớn (2 – 10 %).
Các quá trình proteolise hạn chế này thường làm biến đổi thành phần của micelle và do đó làm thay đổi tính chất lý học và công nghệ của casein.
c. Các tính chất công nghệ khác
Dùng chymosine để kết tủa các casein của sữa: chymosine chỉ cắt một liên kết peptide giữa gốc Phe105 và gốc Met106 để giải phóng ra một đoạn glucopeptide háo nước và chính nhờ vậy mới xảy ra sự động tụ tiếp theo của phân tử paracaseinat k kị nước.
Ở pH trung tính hay kiềm, Ca2+ và các chất tạo phức liên kết các nhóm carboxyl hay phosphoseryl tạo các calci proteinat đều tan và dễ tạo gel khi đun nóng. Trong sản xuất phomat nóng chảy (75 – 105oC), thêm 3% phụ gia polyphosphat làm giảm kích thước micelle casein (do lấy Ca2+), tăng tương tác kị nước giữa siêu micelle và lipid nên làm bền các nhũ tương hóa.
Casein có khả năng tạo bọt và đông tụ tốt.
VI. Chế biến bột casein
Casein là một protein hiện diện trong sữa không kem và có thể bị kết tủa để được tách ra bởi một trong các phương pháp sau:
+ Để cho sữa bị lên men. Acid lactic acid sẽ tạo ra các casein kết tủa và được gọi là lactic casein.
+ Thêm vào acid sulphuric loãng hay acid clohydric loãng, và chất kết tủa được gọi là acid casein.
+ Thêm vào men dịch vị, men dịch vị có chứa enzyme dịch vị sẽ tạo ra kết tủa casein men dịch vị tan ít hơn hai loại trên.
Casein thực phẩm được sản xuất bằng cách phân huỷ, tạo áp suất cao và cô cạn các khối lactic acid kết tủa trong sữa không kem.
Các caseinate thực phẩm thu được bằng cách cô cạn các dung dịch đã kết hợp casein thực phẩm khô với kiềm loại thực phẩm.
Protein trong sữa chủ yếu là casein, sữa sau khi tách mỡ, phần còn lại chứa phần lớn là nước, casein, đường lactose, các chất khoáng. Do đặc tính của casein đông đặc trong môi trường axit (pH < 6) nên các nhà chế biến đã lợi dụng đặc tính này để tách casein ra khỏi sữa đã tách mỡ.
Sản xuất casein trong nhà máy: một khối đông tụ chứa các casein và lactose cô đặc được đưa qua hai lò nấu và được acid hoá, làm kết tủa casein. Casein được tách rời ở dạng cục sữa đông. Cục sữa đông được tách khỏi whey bằng cách sàng lọc, sau đó được rửa sạch rồi mang đi sấy khô. Các hạt mịn casein tiếp tục được tách khỏi phần whey thô và nước rửa bằng cách sàng lọc và sử dụng các hydrocyclone (dòng khí hydro chạy theo hình xoắn ốc), rồi được trộn lẫn với khối chất được nung nóng trước khi tiếp tục sàng lọc. Chất whey bị cuộn tròn được sử dụng để nung nóng cái lò thứ nhất và hấp lò thứ hai bằng cách nung nóng gián tiếp. Các casein và lactose có trong các loại hơi nước khác nhau thì được thu lại. Mô hinh nhà máy sản xuất casein như hình dưới
Whey
39 460 kg/h
Lò nấu 1
Lò nấu 2
Pha acid
Whey
39 460 kg/h
Hydro-cyclone
Trộn
Hydro-cyclone
Nước rửa
27 772 kg/h
Nước rửa thải ra
25 572 kg/h
Whey thô
41 360 kg/h
Hơi nước
Nước sạch
18 694 kg/h
Rửa
Whey (hạt mịn)
Tách whey
hạt mịn
Nén
Sấy
Sản phẩm
khô
Hơi ẩm
Tách
Khối đông tụ
49 600 kg/h
Nhà máy sản xuất casein
Phương pháp đối với quy mô sản xuất nhỏ: Chuyển toàn bộ phần sữa đã tách mỡ bằng máy quay ly tâm vào chum hoặc vại sành, cho thêm vào khoảng 2 – 5 % nước chua (phần nước còn lại sau khi vớt váng casein của lần lên men trước). Đậy kín bằng bao tải để tránh bụi và lên men qua đêm. Vi khuẩn lactic có trong nước chua tiếp tục lên men đường lacto trong sữa tạo môi trường axit làm giảm pH môi trường. Trong điều kiện đó, casein bị đông vón, nổi thành lớp váng casein trên mặt nước. Dùng muôi có lỗ thoát nước chuyển toàn bộ lớp váng casein vào túi vải, treo các tủi đựng casein lên giá để nước thoát ra ngoài (chú ý dùng chậu hoặc xô hứng nước bên dưới để nước khỏi chảy lênh láng trên nền nhà). Có thể dùng động tác vắt nước trong túi ra ngoài. Sau khi kiệt nước, đem phần casein trong túi sấy khô hoặc phơi khô dưới ánh sáng mặt trời. Sau khi sấy hoặc phơi, tỷ lệ nước còn lại trong bột casein khoảng 5 – 6 %. Tỉ lệ bột casein thu được vào khoảng 3 kg / 100 kg sữa tươi. Cách làm có hiệu suất kém hơn so với phương pháp sử dụng trong nhà máy nhưng do không yêu cầu nhiều về trang thiết bị nên thường sử dụng cho những nước có trình độ khoa học công nghệ kém phát triển hoặc trong quy mô gia đình.
Có hai loại casein:
+ Casein thực phẩm: là loại protein sữa ít béo, dạng tự do của carbohydrate, có mùi vị dễ chịu và có giá trị dinh dưỡng cao nên nó trở thành một chất lí tưởng sử dụng nhiều trong y học, thực phẩm và trong các chất dinh dưỡng liên kết.
+ Casein công nghệ: có khả năng gắn kết và được sử dụng nhiều để sản xuất lớp bọc cho giấy, sản xuất ra mĩ phẩm, tạo kết cấu cho sợi, vải, tạo ra các chất keo. Casein men dịch vị được sử dụng trong công nghiệp chất dẻo.
VII. Vai trò của casein
1. Trong công nghệ thực phẩm
Casein chứa đủ các axit amin cần thiết nên có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn axit amin chủ yếu xây dựng cơ thể động vật non.
Casein trong sữa mẹ là nguồn cung cấp acid amin cho con đặc biệt có nhiều lysin là một axit amin rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Casein trong sữa mẹ giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai, dị ứng…
Casein có được dùng trong sản xuất thực phẩm: sữa, phomat, yaourt, bơ…
Khả năng đông tụ tốt của casein được sử dụng để làm kem.
Các caseinate như calci caseinate được sử dụng trong các sản phẩm không không bơ sữa như kem cà phê, kem lòng trắng trứng hay các lớp mặt trên các loại bánh kem. Lợi ích trong ứng dụng này là tạo nhiều giá trị dinh dưỡng cộng thêm có nhiều kem; và chúng có độ đặc, cấu trúc vững chắc và rất mịn màng. Chúng được cải tiến tốt hơn thành các protein thực vật với mùi vị ngon hơn. Các natri caseinate và calci caseinate là những dạng phổ biến nhất được sử dụng và trong nhiều ứng dụng: natri caseinate rất thích hợp để chuyển thành dạng sữa và calci caseinate thì được tạo ra các loại phomat giả.
Casein là chất đệm có tính trung hòa một lượng acid sinh ra trong quá trình lên men axit lactic. Sự tương tác giữa casein trong sữa với vi khuẩn lactic khi có sự hiện diện của ion H+ trong môi trường làm tăng khả năng lên men lactic.
2. Trong các ngành công nghiệp khác
Casein là dẫn xuất của sữa không kem, và được sử dụng như là nguyên liệu thô cho các vật liệu dẻo trước đây, sử dụng làm chất cách nhiệt, tay cầm, nút nhựa, sợi nhân tạo… Nó còn được sử dụng trong các chất keo dính, thuốc bổ thần kinh và tạo ra các lớp sơn lót cho tranh ảnh cũng như tạo lớp màng làm vững chắc lớp bột mì, bánh mì, ngũ cốc, keo hồ và các phương tiện truyền thông siêu vi.
Casein keo dán được làm từ sữa đông sấy khô với vôi và các hoá chất khác trong nhiệt độ thấp. Nó được sử dụng làm keo dán gỗ và các bộ phận kết nối bằng gỗ nhưng tương đối đắt tiền. Sự liên kết của casein keo dán có khả năng kháng nước nhưng bị giảm đi giá trị, dễ bị nấm mốc. Nó còn được sử dụng trong các thuốc màu dầu lỏng, vôi bột trắng và vôi kết hợp với borax hay trisidium phosphate. Nó được cung cấp ở dạng bột và được trộn với nước để sử dụng. Trong lớp màng sấy khô casein từ từ trở nên không hoà tan.
Chất dẻo dược sản xuất từ sữa bằng cách phản ứng với acid sulphuric hay acid clohydric, trở thành khô chất rắn rồi lắng xuống. Casein sấy khô được pha trộn với bột nhão rồi phản ứng với formaldehyde tạo ra polymeride (quá trình này xảy ra chậm, đôi khi phải mất nhiều tuần) trước khi cắt tỉa bớt và đánh bóng lên (cho các nút nhựa…)
Casein là một protein có thể căng phồng lên nhưng tan không đáng kể trong nước, nó tan trong kiềm. Casein tan cả trong dung dịch calci hydroxyde, nhưng khi lớp màng của dung dịch tiếp xúc với không khí, casein sẽ dần dần trở nên không hoà tan và chuyển calci thành calci carbonat. Phản ứng này được sử dụng trong các thuốc màu keo dạng dầu lỏng.
Tóm lại, casein là loại protein rất quan trọng, không thể thiếu trong đời sống côn người. Việc nghiên cứu cấu tạo và tính chất của casein vẫn đang được tiếp tục nhằm tăng khả năng ứng dụng của nó. Hi vọng trong tương lai không xa, các sản phẩm từ sữa mà thành phần chủ yếu là casein sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, góp phần vào sự phát triển của nhân loại.
Tài liệu tham khảo
Lê Văn Việt Mẫn, Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa và thức uống –Tập 1: Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa, NXB. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2004
Sở khoa học và công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu, Phương pháp chế biến sữa thủ công, news_id=1054&page=6
Lê Thị Liên Thanh – Lê Văn Hoàng, Công nghệ chế biên sữa và các sản phẩm sữa, NXB. Khoa Học và Kĩ Thuật, Hà Nội, 2002.
Trung tâm dinh dưỡng Dutch Lady, Casein – Dinh dưỡng và dưỡng chất,
Lê Ngọc Tú, Hóa học thực phẩm, NXB. Khoa Học và Kĩ Thuật, Hà Nội, 1994.
Alfa Laval / Tetra Pak Lund, Dairy Processing Handbook, chapter 20, Sweden, 1995, http%3A%2F%2Fbluevalentine1601.googlepages.com%2F20.pdf
John M. de Man, PhD, Principles of Food Chemistry, Third Edition
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Casein (complete).doc
- Bia.doc