1. Lý do chọn đề tài
Có thể thấy trong rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật cũng như các công trình nghiên cứu khoa học nói lên tính cách, tư duy dân tộc Nga. Mỗi công trình, mỗi tác phẩm lại cho chúng ta thấy những tính cách, tư duy khác nhau của dân tộc Nga: Tính an bình, tốt bụng, rộng lượng hay tính lười biếng, vô tư, thiếu chủ động sáng tạo, ít có tinh thần trách nhiệm .
Trong số đó phải kể đến hai tác phẩm: “Sông đông êm đềm” và “số phận con người” của nhà văn SôLôKhốp. Hai tác phẩm văn học bất hủ của đại thi hào Nga cho chúng ta thấy những tính cách và tư duy rất đậm chất Nga. Trong truyện “Số phận con người” nhà văn Sôlôkhốp cho chúng ta thấy chiều sâu tính cách Nga bình dị, nhân ái. Trong “Sông đông êm đềm” tác giả lại cho thấy tích cách của những người cô dắc rất đặc biệt, mang đậm tính cách Nga - được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo của ông.
Để hiểu biết thêm về tính cách con người Nga nên chúng tôi chọn đề tài trên cho bài tiểu luận.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập chung vào tìm hiểu tính cách các nhân vật chính trong hai tác phẩm.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Điều kiện địa lý nước Nga và tư duy nước Nga” tác giả Bùi Mỹ Hạnh, đăng trên Tập san “Khoa học xã hội & nhân văn”, số 28, tháng 9-2004, tr. 52-57. Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến những tích cách và tư duy của dân tộc Nga dựa trên ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
Thi pháp nhân vật trong "Sông đông êm đềm" của M.SôLôKhốp, tác giả Nguyễn Thị Vượng, Nxb Giáo Dục. Trong công trình nghiên cứu tác giả đã nhắc đến rất nhiều tính cách và tư duy nội tâm của nhân vật trong tác phẩm.
Ngoài ra còn rất nhiều các công trình cũng như bài viết tìm hiểu về tính cách và con người Nga được đăng trên các diễn đàn văn hóa, văn học.
4. Phương nghiên cứu
Bài tiểu luận được thực hiện bằng các phương pháp: Tổng hợp, so sánh và phân tích.
5. Bố cục
Bố cục của bài tiểu luận gồm ba phần chính là: mở đầu, nội dung và kết luận
Trong đó phần nội dung được chia làm 2 chương chính.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4230 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tính cách con người nga qua các nhân vật chính trong hai tác phẩm: Sông đông êm đềm và Số phận con người của Sôlôkhốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: TÍNH CÁCH CON NGƯỜI NGA QUA CÁC NHÂN VẬT CHÍNH TRONG HAI TÁC PHẨM: “SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM” VÀ “SỐ PHẬN CON NGƯỜI” CỦA SÔLÔKHỐP
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Có thể thấy trong rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật cũng như các công trình nghiên cứu khoa học nói lên tính cách, tư duy dân tộc Nga. Mỗi công trình, mỗi tác phẩm lại cho chúng ta thấy những tính cách, tư duy khác nhau của dân tộc Nga: Tính an bình, tốt bụng, rộng lượng hay tính lười biếng, vô tư, thiếu chủ động sáng tạo, ít có tinh thần trách nhiệm….
Trong số đó phải kể đến hai tác phẩm: “Sông đông êm đềm” và “số phận con người” của nhà văn SôLôKhốp. Hai tác phẩm văn học bất hủ của đại thi hào Nga cho chúng ta thấy những tính cách và tư duy rất đậm chất Nga. Trong truyện “Số phận con người” nhà văn Sôlôkhốp cho chúng ta thấy chiều sâu tính cách Nga bình dị, nhân ái. Trong “Sông đông êm đềm” tác giả lại cho thấy tích cách của những người cô dắc rất đặc biệt, mang đậm tính cách Nga - được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo của ông.
Để hiểu biết thêm về tính cách con người Nga nên chúng tôi chọn đề tài trên cho bài tiểu luận.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập chung vào tìm hiểu tính cách các nhân vật chính trong hai tác phẩm.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Điều kiện địa lý nước Nga và tư duy nước Nga” tác giả Bùi Mỹ Hạnh, đăng trên Tập san “Khoa học xã hội & nhân văn”, số 28, tháng 9-2004, tr. 52-57. Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến những tích cách và tư duy của dân tộc Nga dựa trên ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
Thi pháp nhân vật trong "Sông đông êm đềm" của M.SôLôKhốp, tác giả Nguyễn Thị Vượng, Nxb Giáo Dục. Trong công trình nghiên cứu tác giả đã nhắc đến rất nhiều tính cách và tư duy nội tâm của nhân vật trong tác phẩm.
Ngoài ra còn rất nhiều các công trình cũng như bài viết tìm hiểu về tính cách và con người Nga được đăng trên các diễn đàn văn hóa, văn học.
Phương nghiên cứu
Bài tiểu luận được thực hiện bằng các phương pháp: Tổng hợp, so sánh và phân tích.
Bố cục
Bố cục của bài tiểu luận gồm ba phần chính là: mở đầu, nội dung và kết luận
Trong đó phần nội dung được chia làm 2 chương chính.
NỘI DUNGCHƯƠNG I: TÍNH BÌNH DỊ VÀ NHÂN ÁI CỦA NGƯỜI NGA QUA NHÂN VẬT XÔCÔLỐP TRONG TÁC PHẨM “SỐ PHẬN CON NGƯỜI”
Giới thiệu chung
Tính an bình, tốt bụng, rộng lượng “bẩm sinh” của người Nga trùng lặp một cách lạ thường với đạo lý của chính thống giáo. Tính hòa hợp ở người Nga cũng có gốc từ nhà thờ. Đạo lý Cơ đốc hàng bao thế kỷ trước đã giữ vững được tính quốc gia, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách dân tộc Nga. Đạo chính thống gióa dục con người Nga có tinh thần, tình yêu vị tha, sẵn sang giúp đỡ, hy sinh và long tốt. Sự thống nhất nhà thờ và nhà nước,cảm nhận mình không chỉ trung thành với đất nước mà còn là một phần bé nhỏ của một cộng đồng văn hóa vĩ đại đã phát triển ở người Nga long yêu nước diệu kỳ dẫn đến hy sinh anh dũng. Nhà tư tưởng Nga nổi tiếng A.I. Ghertsen viết: “Mỗi người Nga đều nhận thức mình là một phần của cả quốc gia, nhận thức được sự ruột thịt của mình với toàn thể nhân dân”.
“Đất vỡ hoang”, “Sông Đông êm đềm”,… và “Số phận con người” đã đem đến vinh quang cho Sôlôkhốp. Truyện “Số phận con người” xuất hiện trên báo “Sự thật” vào cuối năm 1956. Hình ảnh nhà văn Xôcôlốp để lại trong lòng ta bao ám ảnh về số phận con người đầy bất hạnh thương đau. Qua số phận nhân vật này, ta cảm nhận sâu sắc nhiệt tình tố cáo thảm họa chiến tranh, mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó; biểu dương khí phách anh hùng của người lính Xô viết, khám phá chiều sâu tính cách Nga bình dị, nhân ái - được thể hiện bằng một bút phát nghệ thuật điêu luyện, độc đáo của nhà văn Sôlôkhốp.
. Nhân vật XôCôLốp – con người Nga bình dị và nhân ái
1.2.1. Hình ảnh người lính Xô viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại
Hình ảnh bé Vania cũng như cuộc đời Xôcôlốp được tác giả miêu tả một cách chân thật cảm động thể hiện nhiệt tình tố cáo thảm họa chiến tranh, mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó. Cái giá của chiến thắng mà mọi dân tộc cũng như nhân dân Liên Xô trong thế chiến 2 phải trả là cực kỳ khủng khiếp. Chỉ còn lại một phần ba số binh sĩ ra trận trở về, trong số đó, nhiều người trên mình mang đầy thương tật. Sức khỏe sa sút, cạn kiệt. Chiến tranh đã đi qua, nhưng một năm sau Xôcôlốp cảm thấy quả tim mình, “đã rệu rã lắm rồi”, nhiều khi “tự nhiên nó nhói lên, thắt lại, và giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi”. Nhưng cái đau khổ nhất do bão tố chiến tranh đem đến cho con người không chỉ là mất mát, tang thương, điêu tàn… mà còn là những vết thương lòng rỉ máu, những ám ảnh kinh hoàng còn mãi trong ký ức, cứ xiết chặt lấy tâm hồn người lính thời hậu chiến. Bé Vania vốn hoạt bát có lúc lại “lặng thinh, tư lự” có lúc lại “thở dài”. Cái áo bành tô da của bố ngày nào cứ riết lấy tâm hồn của em như một ám ảnh không nguôi! Còn Xôcôlốp thì nỗi đau như vô tận “không ở lâu mãi một chỗ được”, nỗi buồn không bao giờ nguôi, “hai bố con cứ cuốc bộ khắp nước Nga”… Hầu như đêm nào anh cũng chiêm bao thấy những người thân bị giặc giết “gặp lại vợ con sau hàng rào dây thép gai”…, “ban ngày trấn tĩnh được, không hở ta một tiếng thở dài, một lời than vãn nhưng ban đêm thì gối ướt đầm nước mắt…”. Xôcôlốp và bé Vania trở thành “côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ…”
Nhân vật Xôcôlốp là một con người Nga chân chính, tiêu biểu cho khí phách anh hùng của người lính Xô viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Vốn là một nông dân rồi làm thợ, một lái xe. Một gia đình ổn định, êm ấm: một vợ và ba con. Anh đã ra trận như hàng triệu công dân với ý thức “Tổ quốc hay là chết!” Hai lần bị thương vào chân và tay; vết thương lành, anh lại cầm súng đánh giặc rồi bị bắt làm tù binh. Lao động khổ sai trong mưa, nắng, tuyết; bị đánh bằng báng súng, bằng thanh sắt, bằng gộc. Áo quần tả tơi, bánh mì lẫn mạt cưa, lưng bát xúp lõng bõng. Anh đã đứng vững trước mọi thử thách ác liệt. Kiên quyết trừ khử tên phản bội đốn mạt! Hiên ngang trước mũi súng tên hung thần Muynle , chỉ huy trại tập trung. Với đôi mắt bình thản, anh nhìn thẳng vào họng súng lục tên phát xít. Tự kìm chế sự đói khát khi đứng trước bàn tiệc của lũ giặc. Đàng hoàng uống rượu, không chỉ uống một cốc mà còn uống nữa để mừng cái chết của mình kinh ngạc khâm phục nói:“Mày là một thằng lính Nga chân chính. Tao cũng là lính và tao trọng những địch thủ có khí tiết. Tao sẽ không bắn mày nữa”. Tầm vóc của Xôcôlốp, của người lính Nga trong máu lửa được miêu tả một cách chân thực, hào hùng làm cho truyện “Số phận con người” mang vẻ đẹp một “tiểu anh hùng ca”.
1.2.2. Tính bình dị và nhân ái
Qua nhân vật Xôlôlốp, tác giả đã khám phá chiều sâu tính cách Nga bình dị và nhân ái. Sau chiến tranh anh vẫn nhớ hoài cái giây phút từ biệt vợ con để ra trận, anh đẩy Irina ra khi chị cứ níu lấy anh, không thả… Bình dị trước biến cố trọng đại khi lịch sử đưa số phận anh lên “điểm tựa” thử thách! Lửa chiến tranh đã tắt hơn một năm rồi, mà lòng Xôcôlốp mãi không nguôi đau. Anh đã tìm đến rượu, “uống một ly rượu lử người”, anh đã “quá say mê cái món nguy hại ấy!” Đang sống âm thầm trong bị kịch, anh tưởng không có lối thoát. Nhưng rồi tình cảm người cha, - tình thương đồng loại đã thức dậy, làm cho vết thương lòng rỉ máu bấy nay, như được mọc lên một lớp da non. Gặp bé Vania “đầu tóc rối bù”, “rách bươm xơ mướp”, sống bơ vơ nơi hiệu giải khát, bạ đâu ngủ đó… ai cho gì thì ăn mấy”, nhất là khi nhìn thấy cặp mắt của em “như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm”, Xôcôlốp thấy “thích nó” và “nhớ nó”, cố cho xe chạy nhanh để được về “gặp nó”. Anh đã quyết định: “Không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được! Mình sẽ nhận nó làm con!” Một quyết định đầy nhân ái. Anh đã cứu bé Vania, và anh đã tự cứu mình! Như có một phép thần biến cải: “Ngay lúc đó tâm hồn tôi bỗng nhẹ nhõm và bừng sáng lên!” Câu nói khẽ của Xôcôlốp: “Là bố của con” khi nghe bé Vania nghẹn ngào hỏi: “Thế chú là ai?” tưởng là bình dị nhưng đầy nước mắt, chứa đựng cả một biển tình thương mênh mông! Trước những cái hôn vào má, vào môi, vào trán, trước những cử chỉ “yêu thương bố…” của bé Vania Xôcôlốp vô cùng xúc động: “Mắt tôi thì mờ đi, cả người cũng run lên, hai bàn tay lẩy bẩy…”
Xôcôlốp đã nhận bé Vania làm con. Anh đã tắm rửa, đưa bé đi cắt tóc, may áo quần mới, săn sóc em. Hai linh hồn đau khổ tựa vào nhau làm cho nỗi mất mát, đau thương sau chiến tranh được dịu lại. Giấc ngủ được yên lành hơn: “Lần đầu tiên, sau nhiều năm tôi được ngủ một giấc yên lành. Còn bé Vania thì rúc vào nách bố nuôi “như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ…” Hạnh phúc là san sẻ. Xôcôlốp lòng vui không lời nào tả xiết, đêm đêm thức dậy đánh diêm ngắm nhìn bé Vania ngủ ngon lành. Đời anh đã có một sự đổi thay kì diệu: “Trái tim đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn. Vết thương lòng đâu dễ nguôi? Vì thế mà Xôcôlốp phải cõng đứa con nuôi bé bỏng đi khắp nước Nga. Chỉ đến một lúc nào đó, bé Vania lớn lên vào học một trường ổn định thì Xôcôlốp “mới có thể ở yên một chỗ”. Anh đang chịu đựng và vượt qua số phận bằng tình thương của người bố đối với đứa con.
Cuộc gặp bất chợt với “hai con người côi cút” và câu chuyện đau lòng của họ đã để lại trong lòng tác giả bao nỗi buồn thấm thía, nhưng ông vẫn tin vào dũng khí và lòng nhân ái của người Nga, vẫn tin vào tương lai, cho dù bão tố chiến tranh có thổi bạt họ tới những miền xa lạ. “Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường, nếu như Tổ quốc kêu gọi”. 1.2.3. Chân dung một con người Nga bình thường nhất
M.Sôlôkhôp đã dựng lên chân dung một con người Nga bình thường nhất, một người xô viết chân chính. Số phận ấy tiêu biểu cho bao người con ưu tú đã viết nên trang sử thời đại hào hùng của đất nước Liên Xô cũ.
Cuộc sống hiện lên trần trụi như nó vốn có không khoa trương hào nhoáng, không bi kịch hoá mà cứ đều đều như giọng kể của người đàn ông Nga có cái họ bình thường như bao người Nga: Xôcôlôp. Nhưng trong số phận anh có sức nặng của nỗi đau dân tộc Nga qua các thời kỳ khốc liệt nhất. Không tránh né sự thật – đó là phẩm chất hàng đầu của các cây bút Nga – xô viết mà M. Sôlôkhôp chính là một tấm gương. Sự thật đó không phải được kể bằng giọng lạnh lùng thản nhiên mà còn hằn nguyên nỗi đau trong giọng văn thấm thía, trong những ám ảnh kí ức hằn sâu trong tâm trí của người cựu binh xô viết – chính là phản chiếu một mảng hiện thực rộng lớn và xuyên suốt các chặng đường của nhân dân Nga.
Trước hết là kí ức những ngày nội chiến, khi chính quyền xô viết non trẻ phải đối mặt với lũ bạch vệ, thổ phỉ và can thiệp. Người đọc có thể nhận ra những dấu ấn quen thuộc làm nên tên tuổi của M.Sôlôkhôp trong Sông Đông êm đềm. Nạn đói, cuộc sống cùng cực không quật ngã nổi ý chí của người dân xô viết. Xôcôlôp từng trải qua cuộc đời làm thuê, từng chứng kiến gia đình gục chết trong cái đói, nhưng chính sự tàn khốc ấy là một sự lý giải vì sao anh trở thành chiến sĩ hồng quân, vì sao anh lại có một hạnh phúc từ đau thương bất hạnh. Đó là hạnh phúc của những người nghèo khổ được xây lên từ bất hạnh để họ khẳng định tư thế làm chủ cuộc đời.
Có lẽ kí ức nhân loại mãi mãi không phai mờ bao ám ảnh khủng khiếp của Chiến tranh thế giới lần thứ II. Nhưng nhà văn không theo cách thông thường để ca ngợi vào những đóng góp xương máu của hơn hai mươi triệu người xô viết làm nên thắng lợi của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. bi kịch chiến tranh hiện hữu ngay trong từng số phận, từng gia đình. Sức hủy diệt của nó khiến cho Xôcôlôp mất vợ và hai con, bé Vania mồ côi cả cha lẫn mẹ. Mất mát là điều không tránh khỏi nhưng với người trong cuộc còn kinh khủng hơn rất nhiều, khi sức ám ảnh của nó vẫn trở về trong những giấc ngủ nặng nề, để Xôcôlôp mỗi lần tỉnh giấc lại đầm đìa nước mắt. Nhưng vào thời điểm đối mặt quyết liệt với kẻ thù, nước mắt không thể rơi! Chỉ có thể là ánh mắt rực lửa căm hờn và khinh bỉ với kẻ thù, với những tên phản bội. Anh đã sống đúng với tư cách người lính ngay cả khi “chiến bại”, bị bắt làm tù binh. Cảm hứng về cuộc chiến tranh của M.Sôlôkhôp có phần gần gũi với Alêcxây Tônxtôi với “Tính cách Nga”, với “Người xô viết chúng tôi”… Nhưng người đọc hiểu đó chính là lúc con người đang chiến đấu vì danh dự dân tộc, vì những niềm hy vọng không tắt về tương lai. Xôcôlôp đã là người chiến thắng, ngẩng cao đầu trong trại tập trung của kẻ thù, mưu trí dũng cảm trở về đội ngũ, chiến đấu bằng tất cả lòng căm thù sục sôi với kẻ đã hủy hoại hạnh phúc gia đình, và cả “niềm hy vọng cuối cùng” - người con trai đã thành đại úy pháo binh Anđrây Xôcôlôp. Trớ trêu thay, vào ngày cờ đỏ thắm trên nóc nhà Quốc hội Đức , anh đã phải tiễn đưa con mình. Dẫu biết sự hy sinh ấy là anh hùng, là cần thiết, nhưng quả thật đó là một cú đập phũ phàng của định mệnh khiến bất cứ ai yếu lòng cũng có thể quị ngã. Có lẽ đó cũng là những trang viết gợi nhắc cho chúng ta nhiều nhất về ý nghĩa tàn khốc của chiến tranh, vinh quang và cay đắng, hạnh phú và bất hạnh, niềm vui chung và nỗi đau riêng để từ đó suy ngẫm và hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của từ “hy sinh”.
Thế nhưng tuyệt nhiên ta không nhận thấy tâm trạng của những con người nhân dân Nga trở về sau chiến tranh lại nặng nề bi thảm như của “thế hệ vứt đi” trở về sau Đại chiến I ở Mỹ hay châu Âu. Bởi lẽ hy sinh sẽ là vô ích nếu như sự sống sẽ tê liệt sau bao mất mát. Bởi thế, Xôcôlôp đã sống, làm việc như bao người lính xô viết trở về sau chiến trận. Nỗi đau lắng vào trong và chỉ thật sự hiện hữu khi Xôcôlôp tìm quên trong men rượu. Áp lực đời thường và hậu quả chiến tranh quá nặng nề tưởng chừng có thể làm cho con người gục ngã. Sự tình cờ, ngỡ như ngẫu nhiên mà tất yếu đã gắn chặt cuộc đời Xôcôlôp với bé Vania. Chú bé Vania – đôi mắt đen lay láy, cuộc sống vất vưởng là một hình tượng nghệ thuật có thể làm mềm những trái tim sắt đá nhất. Chú bé chính là hiện thân của thế hệ tương lai nước Nga, là vẻ đẹp của sự thơ ngây thánh thiện cần phải chở che, bảo bọc. Cuộc gặp gỡ của hai con người ấy là tất yếu. Không chỉ cảm động vì khoảnh khắc thì thầm của Xôcôlôp với bé Vania: “Ta là bố của con”, lúc nhận bố con cũng là lúc người đọc chứng kiến sự trở lại của những giọt nước mắt ở con người tưởng như trái tim đã khô héo vì đau khổ. Nước mắt - hạnh phúc và xót xa cứ đan quyện vào nhau, thấm vào lòng tất cả mọi người. Ngỡ rằng hạnh phúc đã thật sự trở lại, ngỡ rằng từ đây đầy ắp tiếng cười và những tiếng ríu rít như chim của bé Vania, nhưng kí ức vẫn hiện về đấy ám ảnh. Người đọc phải chứng kiến những lời nói dối – nhưng lạ thay đó lại là lời đẹp hơn trăm lần sự thật. Bởi sự đồng cảm số phận và tình thương yêu đã gắn chặt cuộc đời hai bố con - một người đang cần nén chặt nỗi đau quá khứ và một người cần được bảo đảm tương lai tốt đẹp. Vậy mà định mệnh lại trêu cợt để cho bố con Xôcôlôp lại tiếp tục hành trình giữa đời thường với bao thử thách đón chờ phía trước.
Số phận con người là câu chuyện kể chân thực về một con người bình thường. Nhưng cuộc sống bao dồn đẩy sóng gió đã tôi luyện cho anh một phẩm chất kiên cường, một tình thương yêu bao la. Gương mặt người đàn ông ấy đã sắt lại vì đau khổ, nhưng trái tim tổn thương ấy vẫn đập những nhịp thương yêu nồng nàn với con người. Nhà văn đã lên tiếng thay nhân vật ở cuối tác phẩm, bằng tất cả niềm xúc động sâu xa và lòng cảm phục vô hạn trước nhân cách một Con Người chân chính. Bức thông điệp của nhà văn giúp ta nhận ra rõ hơn chân dung của nhân dân Nga, vẻ đẹp của tâm hồn Nga và sức mạnh của con người vượt lên bao bi kịch bất hạnh. Đó là sự khẳng định tuyệt đối của nhà văn thể hiện niềm tin tưởng vào Con người Nhân dân và tương lai của đất nước. Nỗi buồn kết lại tác phẩm lại khiến ta nhận ra tầm vóc vĩ đại của đất nước và con người Nga xô viết quả cảm, kiên cường, nhân hậu
Tiểu kết
Truyện “Số phận con người” có kết cấu “truyện lồng trong truyện” đã tô đậm những đau khổ, những phẩm chất cao đẹp của nhân vật Xôcôlốp, khắc họa đậm nét tính cách và tâm hồn Nga, đem đến cho người đọc nhiều xúc động thấm thía về số phận con người trong chiến tranh và thời hậu chiến.
Với những chi tiết, tình tiết rất sống, rất điển hình và chân thực, tác giả đã mô tả mặt thật của chiến tranh , ca ngợi người lao động bình thường trong cuộc đời, anh binh nhì trong máu lửa, người cha trong cuộc sống phức tạp, nhiều khó khăn thời kỳ sau chiến tranh. Qua nhân vật Xôcôlốp, người đọc cảm nhận được những ý tưởng sâu sắc mà Sôlôkhốp gửi gắm qua kiệt tác này: Với lòng dũng cảm mà con người vượt qua những thử thách chiến tranh; với lòng nhân ái có thể làm dịu bớt nỗi đau mà chiến tranh gieo rắc, để lại. Đoạn trữ tình ngoại đề làm cho cảm hứng nhân đạo thêm lung linh chói sáng.
Nhân dân Việt Nam vừa trải qua 30 năm chiến tranh. Hình ảnh Xôcôlốp rất gần gũi với mỗi chúng ta. Nhân vật này rất sống, rất đáng thương nhưng vô cùng cao đẹp xứng đáng được mọi người yêu mến, cảm phục.
Tác phẩm là lời tự sự của nhân vật trung tâm – anh lính hồng quân Xôcôlôp, người đàn ông đã chịu bao giông tố khắc nghiệt của cuộc đời đổ ập lên số phận. Đó là cuộc đời gắn liền với một trang sử bi tráng hào hùng của nhân dân Nga, với chế độ Xô-viết đã tạo thành phẩm chất của những con người Nga kiên cường.
CHƯƠNG 2: TÍNH CÔ DẮC – ĐẶC TRƯNG TÍNH CÁCH NGƯỜI NGA QUA HAI NHÂN VẬT CHÍNH GRIGORI VÀ ACXINHIA TRONG TÁC PHẨM “SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM”
2.1. Giới thiệu chung
Như Nguyễn Thụy Ứng đã nhận xét: “Cái hơi chúng ta nhận thấy trong Sông Đông Êm Đềm không đơn thuần là cái “hơi Cô – dắc”, mà là cái hơi của toàn bộ cuộc sống hừng hực lao đi theo lá cờ búa liềm, theo LêNin, đã lật nhào toàn bộ để quốc Nga của Nga Hoàng, đánh bại liên quân tám nước, xây dựng một chế độ hoàn toàn mới, hạ gục Hitler và đạo quân Quan Đông, đưa con người đầu tiên lên vũ trụ, lại còn sáng tác cho loài người những tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật tuyệt mỹ, trong đó có Sông Đông êm đềm, bộ truyện dài tất nhiên là rất Cô - dắc, dưới ngòi bút của nhà văn Sông Đông rất Cô - dắc.
2.2. Nhân vật Grigori – người đàn ông Cô dắc tiêu biểu
2.2.1. Con người mạnh mẽ,phong phú và rất đàn ông
Ngay từ những chương đầu, đã xuất hiện Grigori, một thanh niên khỏe mạnh, đẹp trai, tính tình thẳng thắn, cương nghị, chân thành với mọi người. Anh là người gan dạ, yêu thích lao động và có cuộc sống nội tâm khá tinh tế, dễ rung động trước những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Trong một buổi đi cắt cỏ, anh nâng niu trên tay, vẽ mặt ân hận xót xa con chim nhỏ non nớt bị lưỡi hái của anh chém phải, khiến người đọc cảm nhận được tính nhân hậu của anh. Nhưng còn một nét đáng chú ý trong tính cách Grigori đó là cái định kiến xấu xa với người “ngoại bang”, tức là những người không có nguồn gốc Côdắc.
Grigori là một con người có tính cách mạnh mẽ, phong phú, rất đàn ông, tiêu biểu cho nét đẹp truyền thống của người Côdắc Sông Đông. Có nhận xét cho rằng Grigori có một nét tính cách đáng chú ý là tính chao đảo, thiếu kiên định, mang tính chất giai cấp trung nông (giai cấp trung gian giữa bần nông và phú nông). Đó là nhận xét theo quan điểm chính trị, cũng là một cách cảm thụ. Song trong văn học nghệ thuật, một hình tượng nghệ thuật có sự phong phú hơn. Nếu chỉ căn cứ vào tiêu chí chính trị và đấu tranh giai cấp thì chưa đủ, chẳng hạn khi người đọc cảm thụ hình tượng “Sông Đông” (cũng như trong văn học thời phục hưng, hình tượng Hamlet khiến cho người đọc, người xem khai thác và cảm thụ với nhiều góc đọ khác nhau). Nhân vật Grigori quả có sự ngả nghiêng giữa hai trận tuyến: cách mạng và phản cách mạng. Bi kịch của đời anh chính là tình trạng chạy qua chạy lại giữa hai trận tuyến. Cái động lực bên trong thúc đẩy anh hành động không phải là ý thức thành phân trung nông của mình, mà là ý thức về chủng tộc - dòng máu Côdắc của mình trên đường tìm kiếm chân lý.
2.2.2. Những nét tính cách rất cô dắc của Grigori
Những nét tính cách Grigori được bộc lộ dần trong cuộc sống đầy những biến động chính trị xã hội phức tạp, đồng thời anh khao khát về một cuộc sống tự do, hạnh phúc theo quan niệm của người cô dắc Sông Đông.
Sự việc bắt đầu từ cuộc gặp gỡ Acxinhia trên bờ Sông Đông, khi Grigori ra sông cho ngựa uống nước. Vẫn là người phụ nữ láng giềng lặng lẽ, nhẫn nhục ấy nhưng hôm nay, lần đầu tiên Grigori thấy nàng đẹp và hấp dẫn, chàng sinh lòng trắc ẩn trước cuộc sống bất hạnh của Acxinhia, trong anh bỗng bừng lên cảm giác yêu thương. Và thế là thiên tình sử đậm đà hương vị ngọt ngào pha lẫn đắng cay, nước mắt của họ đã mở đầu, rồi trải ra theo suốt chiều dài và chiều sâu tác phẩm. Khi bão táp cách mạng và nội chiến dồn dập kéo tới vùng Sông Đông cuốn hút các tầng lớp nhân dân Côdắc vào vòng xoáy của nó thì đôi tình nhân này cùng bị cuốn theo. Cái thành kiến chủng tộc ở Grigori thực sự trỗi dậy, chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong quá trình gian nan đi tìm chân lý cuộc sống.
Trong 8 phần của cuộc sống thì phần thứ 5 (Quyển 5) là đỉnh điểm mà Grigori đã đạt tới trong cuộc tìm kiếm chân lý: đó là lúc anh làm chỉ huy phó trung đoàn hồng quân dưới quyền Potchenkop - một đảng viên cộng sản. Trong ba phần cuối, cuộc sống của Grigori là quá trình đi xuống không thể kìm hãm được, để rồi cuối cùng tự biến mình thành một tên thổ phỉ bất đắc chí sống lẩn lút mà vẫn không sao thoát khỏi sự trừng phạt của chính lương tri mình. Hình ảnh Sông Đông vào một buổi sáng tháng ba, khi lớp băng trên sông đã thủng lỗ chỗ dưới vầng mặt trời lạnh lẽo và hình ảnh Grigori bế thằng bé Mitska trên tay có một ý nghĩa khái quát, lớn lao và sâu sắc. Nó báo hiệu sự sụp đổ, tan rã nhanh chóng, hoàn toàn của lớp băng giá đè nặng trên dòng sông suốt cả mùa đông dài, nay sắp trôi vào quá khứ, và một mùa xuân ấm áp sẽ đến, dù là dưới “vầng mặt trời” còn “lạnh lẽo”. Cuộc đoàn tụ giữa người cha tôi lỗi với đứa bé hồn nhiên thơ dại trong một bối cảnh thật xúc động lòng người có sức gợi mở trong tâm hồn người đọc bao điều đáng nói, đáng suy nghĩ, trăn trở về cuộc đời, về số phận con người.
Hình tượng Grigori được coi là sự trả giá nặng nề cho những sai lầm trong hành trình đi tìm chân lý lịch sử và đồng thời là sự sụp đổ một nhân cách mang đầy tính bản năng mù quáng. Cuộc sống tình yêu và hôn nhân của Grigori mặc dù hướng tới một tình yêu chân chính song vẫn thất bại, chủ yếu do sai lầm của anh trong việc chọn đường.
2.3. Nhân vật Acxinhia – Người phụ nữ Cô dắc
2.3.1. Người phụ nữ cô dắc với nhiều thiệt thòi
Đây là một trong hai nhân vật chính của tác phẩm. Nhân vật này thể hiện chủ đề thứ hai của bộ tiểu thuyết. Acxinhia cũng xuất hiện ngay từ những chương đầu. Đó là một thiếu phụ đẹp, thông minh, nhạy cảm và có cá tính mạnh mẽ. Trải qua những bất hạnh và biến cố, nàng càng thể hiện một cuộc sống tâm hồn đẹp, phong phú, tế nhị. Số phận của nàng thật nghiệt ngã, bất hạnh ngay tờ thời thiếu nữ. Cô bé Acxinhia 16 tuổi đã bị bố cưỡng hiếp trong cơn say rượu. Mẹ và anh nàng đã nổi cơn điên đánh chết bố nàng. Rồi nàng bị gả bán cho Xtephan, một gã nông dân cục cằn thô lỗ, hắn xem nàng như một con vật, nàng rất căm ghét và chán nản, nhưng đành phải phục tùng chồng. Bởi vì nàng đã bị những nỗi đau mà hoàn cảnh giáng xuống từ quá sớm. Nhưng rồi với tính cách mạnh mẽ và tiềm ẩn, đến một lúc nào đấy, Acxinhia sẽ bừng dậy giành lấy tình yêu của mình và quyết bảo vệ nó. Cái cơ hội ấy đã đến khi nàng “phát hiện” ra chàng trai Côdắc Grigori. Nàng thấy anh đã trưởng thành, bằng chứng là anh bắt đầu biết trêu chọc và tán tỉnh nàng tuy có vẻ bâng quơ, đùa chơi. Và ngay lúc ấy, trên bờ sông, nàng chỉ nói một câu nhưng chứa đầy ngụ ý: ”Anh còn trẻ lắm, đừng lấy vợ vội”. Nàng đã chọn Grigori để trao gởi tình cảm và tìm chỗ dựa hạnh phúc, hẳn không phải là ngẫu nhiên. Đối với nàng, đây là mối tình đầu thật sự đã được chuẩn bị kỹ càng.
Hai tâm hồn, hai tính cách ấy đã gặp gỡ nhau khi lửa tình yêu bốc cháy thì không còn sức mạnh nào dập tắt nổi. Mối tình của hai người đã trải qua nhiều chướng ngại gian nan, ngọt ngào chen lẫn đắng cay, do hoàn cảnh và cũng do chính họ gây ra nữa, nhưng tình yêu chẳng bao giờ lụi tắt trong lòng họ.
Tình yêu là tất cả, là lẽ sống duy nhất đối với Acxinhia. Do đó nàng cố sức bảo vệ, giàng giật thật quyết liệt. Nàng thẳng thắn nói với Natalia khi cô đến yêu cầu buông tha Grigori:
“Nếu chị đủ sức thì cứ kéo anh ấy về, bằng không cũng xin đừng giận. Tôi không dễ dàng buông tha Grisa đâu. Tuổi tôi không còn trẻ nữa, và mặc dù chị gọi tôi là con đĩ, nhưng tôi không phải là ả Đasca nhà chi, tôi vốn không bao giờ đùa giỡn với những việc như vậy đâu. Chị thì còn có con, chứ tôi … thì chỉ có Grisa trên đời này thôi ! Người đầu tiên và là người cuối cùng đấy ! ”
2.3.2. Người phụ nữ mạnh mẽ, táo bạo thách thức đối với số phận
Hình tượng Acxinhia là sự bừng tỉnh của một tâm hồn bị chà đạp, sự quyết liệt của một hành động thách thức táo bạo đối với số phận, với các tập tục lạc hậu, bất công lâu đời của xã hội Côdắc mà bao nhiêu phụ nữ phải gánh chịu và đồng thời nàng phải trả giá đắt cho sự thách thức ấy.
Acxinhia bước vào tình yêu say đắm với Grigori như một người có ý thức, có nghị lực vươn tới tự giải phóng mình về mặt đạo đức, luân lý và cũng chỉ về mặt này mà thôi. Acxinhia là một số phận đáng thương, một tính cách không đáng khinh ghét, đáng được tôn trọng, thông cảm. Mặc dù dưới ngòi bút hiện thực nghiêm ngặt của Solokhop, đôi khi nhân vật có thể khiến độc giả thất vọng, nghi ngờ, khi nàng dan díu với tên trung úy quí tộc Litxưnhiski hoặc khi nàng có lời nói tàn nhẫn với Natalia. Những khuyết tật của nhân vật này đặt vào trong những hoàn cảnh có thể hiểu được và thông cảm được.
Trong văn học Nga thế kỷ XIX đã có không ít nhân vật nữ có cá tính mạnh mẽ, có hành động thách thức số phận và môi trường xung quanh như Anna Karenina trong tác phẩm cùng tên của L.Tolstoi, Katerina trong kịch " Dông tố” của N.Oxtrovski. khi đọc những trang miêu tả Acxinhia, người đọc sẽ liên tưởng ngay đến các nhân vật này. Có sự khác nhau cơ bản là Acxinhia không phải là phụ nữ quí tộc thượng lưu có học thức. Nàng là phụ nữ nông dân nghèo khổ, không được học hành, lại chịu nhiều đau khổ, vùi dập. Vì thế trong cái quyết định hành động phản kháng của nàng, ngoài sự phẫn uất của một tâm hồn phụ nữ bị chà đạp, còn có sự gào thét bất bình của bản năng giai cấp ở nàng. Điều này càng làm cho cuộc đấu tranh giai cấp ở mảnh đất Sông Đông thêm đa dạng, giàu âm sắc.
Lần đâu tiên trong văn học Xô viết xuất hiện hình tượng phụ nữ nông dân đẹp, có đời sống lý tưởng không đơn sơ và gây được ấn tượng mạnh mẽ sâu sắc như vậy. Đây cũng là một đóng góp đáng kể của thiên tài Solokhop.
Ngoài hai nhân vật chính còn có khoảng 300 nhân vật có tên tuổi, tính cách rõ rệt, trong đó một số nhân vật lịch sử như các viên tướng bạch vệ được ngòi bút khắc họa sinh động rõ nét.
Trong các nhân vật Bonsevich, Solokhop chú trọng xây dựng hình tượng nhân vật Mitska Cosevoi là nhân vật tương phản với Grigori. Hai người vốn là bạn thân cùng làng, chới với nhau từ nhỏ, cùng dự các buổi “học chính trị” do Stocman tổ chức. Khi cách mạng và nội chiến xảy đến, hai người dần dần đứng vào hai trận tuyến đối địch, trở thành hai kẻ thù. Rốt cuộc, Mitska trở thành em rể của Grigori và góp phần gánh vác cơ ngơi nhà Melekhop và đại diện cho chính quyền mới ở làng Tartask; còn Grigori thì như ta đã biết, sau bao tháng thăng trầm, chỉ còn biết sống nốt phần đời còn lại lặng lẽ ở làng quê. Sự thay đổi vị thế trong cuộc sống của hai nhân vật này mang một ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Những định kiến chủng tộc sai lầm đã bị phá sản, thế giới cũ đã sụp đổ, sức mạnh và lẽ phải thuộc về phía cách mạng.
2.4. Tiểu Kết
Nhà văn M.Solokhop đã từng nói “Tôi muốn thể hiện trong Grigori khát vọng của một con người”. Và mặc dù Grigori mắc sai lầm, nhưng không cần phải miêu tả như một nhân vật tiêu cực (hoặc phản diện). Mặc dù sai lầm, nhân vật này vẫn chiếm được trái tim của hàng triệu độc giả. Nhân vật Grigori vẫn là một điển hình về con người đẹp thất bại nhưng biết trở về.
Trên đường đi tìm chân lý, Grigori bộc lộ một nhân cách trung thực, dũng cảm và cao cả. Nhưng cuối cùng, cái bản chất Côdắc đưa vào bằng sữa mẹ, được nuôi dưỡng suốt cuộc đời, đã thắng cái chân lý vĩ đại của nhân loại. Đó là nguyên nhân chủ yếu, dẫn tới kết cục bi kịch của Grigori.
Nhưng với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo (hoặc nghiêm ngặt), nhà văn còn miêu tả cả những sai lầm, ấu trĩ trong công tác lãnh đạo của một số cán bộ, sĩ quan cách mạng như Potchenkop, Koliarop và Cosevoi… qua đó lý giải một số nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin, hành động sai lầm của Grigori và những người trung nông Côdắc.
Bộ sử thi đồ sộ với trên 100 nhân vật diễn ra trong 10 năm trên một không gian rộng lớn, với những sự kiện dồn dập nhưng được kết cấu vô cùng chặt chẽ. Mỗi nhân vật đều được mô tả với đặc điểm tâm lý, tính cách và cả thể hình rất riêng biệt, từ người nông dân bần cùng nhiệt tình đi theo cách mạng đến bọn phú nông chống phá cách mạng với lòng hằn thù sâu sắc, từ những đảng viên trung kiên đến bọn chỉ huy, binh lính trong các đạo quân bạch vệ liều lĩnh và tàn bạo, từ những chàng trai Cossack bộc trực và quả cảm đến những cô gái Cossack yêu thương say đắm và giàu lòng vị tha.
Tính hiện thực sâu sắc của Sông Đông êm đềm thể hiện rõ nét ở từng hình tượng nhân vật với tất cả những gì tốt đẹp, bình thường, thậm chí xấu xa như cuộc đời vẫn luôn là như vậy.
KẾT LUẬN
Mỗi con người, mỗi dẫn tộc, mỗi quốc gia đều có những đặc điểm tính cách khác nhau. Nó là đặc trưng riêng để chúng ta có thể nhận biết cũng như đánh giá về con người hay dân tộc đó. Tính cách có thể tìm hiểu qua rất nhiều phương diện và được thể hiện bằng nhiều cách. Trong đó có văn học là một ví dụ điển hình, tính cách nhân vật mà tác giả muốn xây dựng luôn được lấy theo những tính cách của con người ngoài đời, được tác giả đưa vào tác phẩm bằng nhiều cách khác nhau. Nó giúp người đọc hình dung ra được tính cách của một con người cụ thể, để rồi từ đó có thể thấy được những đặc điểm tính cách truyền thống hay đặc trưng của một dân tộc, một tộc người nào đó.
Qua việc tìm hiểu hai tác phẩm : “Số phận con người” và “Sông đông êm đềm” của tác giả M. SôLôKhốp chắc hẳn chúng ta đã phần nào hiểu thêm về tính cách con người Nga. Bình dị,nhân ái như người lính Xô viết XôCôLốp hay mạnh mẽ, phong phú, rất đàn ông những cũng rất dễ dao động của anh chàng Cô dắc Grigori. Bằng ngòi bút tài hoa cuả mình SôlôKhốp đã cho mọi người thấy được những đặc điểm tính cách và tư duy tiêu biểu của dân tộc Nga, một trong dân tộc giàu mạnh nhất thế giới nhưng cũng rất bình dị và giàu lòng nhân ái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
M. Sôlôkhốp (2000), Sông Đông êm đềm (Quyển 1), NXB Hội nhà văn, Hà Nội.(sách điện tử)
M. Sôlôkhốp (2000), Sông Đông êm đềm (Quyển 2). NXB Hội nhà văn, Hà Nội. (sách điện tử)
M. Sôlôkhốp (2000), Sông Đông êm đềm (Quyển 3), NXB Hội nhà văn, Hà Nội. (sách điện tử)
M. Sôlôkhốp (2000), Sông Đông êm đềm (Quyển 4), NXB Hội nhà văn, Hà Nội. (sách điện tử)
Bản dịch lần 6 “ sông đông êm đềm”, Nguyễn Thụy Ứng (2005). Nxb Văn Học, Hà Nội.
Nguyễn Thị vượng (2007), thi pháp nhân vật trong “ Sông đông êm đềm” của M. SôLôKhốp. NXB Giáo Dục, Hà Nội.
Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Văn học, Hà Nội.
Lã Nguyên (1.3.1986),. Sôlôkhốp và nghiên cứu phê bình văn học Xô viết, Báo Văn nghệ (Số 9 - 1165).
G.Pôspêlôp (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học (Tập 1),NXB Giáo dục, Hà Nội.
Bùi Mỹ Hạnh (2004), Điều kiện địa lý nước Nga và tư duy nước Nga,Tập san “Khoa học xã hội & nhân văn”, ( số 28, tháng 9-2004, tr. 52-57)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TNH CCH CON NG4317900I NGA QUA CC NHN V7852T CHNH TRONG H.doc