Tiểu luận Tính công khai, minh bạch và dân chủ trong các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Tính công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý nhà nước là những yếu tố có tầm quan trọng rất lớn trong việc duy trì sự ổn định của pháp luật và lòng tin của người dân vào chính quyền. Đặc biệt trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, yếu tố này lại càng cần thiết phải được đề cao, bởi đây là lĩnh vực có liên quan rất lớn và trực tiếp đến quyền lợi, cuộc sống, thậm chí là cả miếng cơm manh áo của người dân. Pháp luật hiện hành đề cao tính công khai, minh bạch và dân chủ trong các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Sau đây nhóm chúng em sẽ chứng minh điều này qua những quy định của luật đất đai 2003. MỤC LỤC 1 BÀI LÀM 2 A. Giải quyết vấn đề 2 B. Giải quyết vấn đề 2 I. Giải thích các khái niệm. 2 1. Tính công khai, minh bạch và dân chủ. 2 2. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 3 II. Tính công khai, minh bạch và dân chủ trong các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 3 1. Những trường hợp Nhà nước ra quyết định thu hồi : 3 2. Phân tích 5 2.1 Phân tích tính công khai, minh bạch: 5 1.2 Tính dân chủ: 8 III. Ý nghĩa của việc đề cao tính công khai, minh bạch và dân chủ trong các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 9 C. Kết thúc vấn đề 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tính công khai, minh bạch và dân chủ trong các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC BÀI LÀM Giải quyết vấn đề Tính công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý nhà nước là những yếu tố có tầm quan trọng rất lớn trong việc duy trì sự ổn định của pháp luật và lòng tin của người dân vào chính quyền. Đặc biệt trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, yếu tố này lại càng cần thiết phải được đề cao, bởi đây là lĩnh vực có liên quan rất lớn và trực tiếp đến quyền lợi, cuộc sống, thậm chí là cả miếng cơm manh áo của người dân. Pháp luật hiện hành đề cao tính công khai, minh bạch và dân chủ trong các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Sau đây nhóm chúng em sẽ chứng minh điều này qua những quy định của luật đất đai 2003. Giải quyết vấn đề Giải thích các khái niệm. Tính công khai, minh bạch và dân chủ. Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2004 thì “công khai” là tính từ hay tính ngữ và tổ hợp tương đương không giữ kín mà để cho mọi người đều có thể biết; còn “minh bạch” là rõ ràng, rành mạch. Dựa trên cách hiểu từ Hán Việt, chúng ta cũng có thể cắt nghĩa như sau: công là việc chung, khai là mở vì vậy công khai mang ý nghĩa là cho mọi người biết, không bí mật, không giấu điếm. Còn minh là sáng, bạch là trắng vì vậy minh bạch mang ý nghĩa là sự rõ ràng. Khái niệm dân chủ được hiểu theo nhiều nghĩa rất khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi bài này chúng ta hiểu dân chủ là nhân dân làm chủ, quyền thuộc về người dân. 2. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, do đó bên cạnh việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức thì Nhà nước cũng có quyền thu hồi đất trong những trường hợp được quy định tại Điều 38 Luật đất đai năm 2003. Thu hồi đất là việc chấm dứt quyền sử dụng đất của một chủ thể trên một đơn vị diện tích đất nhất định thông qua quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hay theo khoản 5 Điều 4 Luật Đất đai 2003 thì Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại giá trị quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này. Do đó, khi đất bị thu hồi một điều hiển nhiên là lợi ích của người sử dụng đất sẽ bị xâm hại. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có đất bị thu hồi, thì đi kèm với việc thu hồi đất là việc Nhà nước tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi khi có đủ những điều kiện do pháp luật quy định. Trong đó, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi; hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để dời đến địa điểm mới (theo khoản 6 và khoản 7 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003). Còn tái định cư là việc bố trí chỗ ở mới ổn định cho người bị thu hồi đất mà bị di chuyển chỗ ở. Tuy nhiên, để việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiến hành nhanh chóng, chính xác và đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất thì một yêu cầu đặt ra là những quy định để tiến hành công tác này phải luôn đề cao tính công khai, minh bạch và dân chủ. Phân tích 1. Những trường hợp Nhà nước ra quyết định thu hồi : Theo điều 38 Luật đất đai năm 2003 quy định các trường hợp thu hồi đất như sau: 1. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế; 2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; 3. Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả; 4. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; 5. Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; 6. Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây: a) Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm; b) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; 7. Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; 8. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; 9. Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; 10. Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn; 11. Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền; 12. Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép. 2. Tính công khai, minh bạch và dân chủ trong các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 2.1 Phân tích tính công khai, minh bạch: a, Tính công khai, minh bạch, trong quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất: Điều 38 Luật đất đai năm 2003 đã quy định rõ các trường hợp thu hồi đất, đây cũng là một trong những điểm thể hiện sự minh bạch trong thu hồi đất. Luật đất đai năm 2003 thiết lập hai cơ chế thu hồi đất : thứ nhất là cơ chế Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng mà mục đích kinh tế; thứ hai là cơ chế doang nghiệp tự tìm kiếm mặt bằng sản xuất, kinh doang thông qua việc nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn hoặc thuê QSDĐ của người SDĐ mà Nhà nước không cần ra quyêt định thu hồi đất. Tính công khai, minh bạch trong các quy định về thu hồi đất còn được thể hiện trong nội dung các điều 39, điều 40 Luật đất đai năm 2003; cụ thể : một là, quy định rõ việc thu hồi đất phải được thực hiện sau khi quy hoạch, kế hoạch SDĐ được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu SDĐ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Quy định này có ý nghĩa đề cao tính công khai, minh bạch của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giúp ngăn ngừa sự tùy tiện hoặc các tiêu cực có thể xảy ra trong việc thu hồi đất từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất; Hai là, trước khi thu hồi đất cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp. Quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phải công bố công khai. Nhìn chung quá trình giải quyết việc thu hồi đất theo pháp luật hiện hành khá chặt chẽ và đảm bảo được tính công khai, minh bạch, có thể được minh họa với chuỗi quy trình về giải quyết việc thu hồi đất và yêu cầu công khai thông tin ở mô tả sau: Thông tin công khai Hình thức công khai Cơ quan chịu Trách nhiệm Quy định tại Quyết định về phương án bồi thường, hồ trợ và kế hoạch tái định cư trong đó nêu rõ mức độ bồi thường hỗ trợ địa điểm nhà đất hoặc đất tái định cư nếu có, thời gian và địa điểm trả tiền bồi thường và hỗ trợ tài chính, thời gian bàn giao đất bị thu hồi. Niêm yết tại UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường hỗ trợ về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng Tổ chức chịu trách nhiệm đền bù và giải phóng mặt bằng (hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, hoặc tổ chức phát triển quỹ đất), kết hợp với UBND cấp xã Điều 57 NĐ 84/2007 Điều 30 NĐ 69/2009 Kế hoạch đền bù trợ cấp cho việc tái định cư và phân bố lại liên quan đến dự án, xây dựng khu dân cư quản lí bởi cấp xã Trụ sở UBND và HĐND cấp xã thông báo qua các trưởng thôn hoặc tổ trưởng dân phố, qua hệ thống truyền tin cấp xã UBND cấp xã Điều 56 PLDC 2007 Dự thảo kế hoạch đền bù, tái định cư phân bố đất lại tại cấp xã Gặp gỡ các cử tri, phát phiếu phản hồi, mở hòm thư góp ý UNND cấp xã Điều 56 PLDC năm 2007 Nơi tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân; lịch(ghi rõ chức vụ người tiếp dân) và nội dung tiếp dân Niêm yết tại nơi tiếp công dân, thông báo công khai cho người dân (không xác định hình thức) Tất cả các cơ quan nhà nước Điều 50. 51 NĐ 53/ 2005 Bảng 5 : các quy định về công khai thông tin trong thu hồi đất Công khai, minh bạch trong các quy định về quản lý đất đai - Một yếu tố cơ bản để phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay : Khóa luận tốt nghiệp / Nguyễn Thị Ngân; Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Tuyến b, Tính công khai, minh bạch trong thực tiễn thực hiện các quy định về thu hồi đất: Thực tiễn thực hiện quy định công khai thông tin về thu hồi đất: Các quy định hiện hành tập trung vào nội dung công khai các thông tin về thu hồi đất ở cấp xã. Theo khảo sát, công tác này không đạt được hiệu quả như mong muốn. Pháp luật yêu cầu công khai dự thảo kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở cấp xã để lấy ý kiến các hộ gia đình vì người dân sex có cơ hội đóng góp ý kiến vào các vấn đề về dự thảo kế hoạch bồi thường, hỗ trợ đối với khu đất đang bị giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng và quy hoạch khu dân cư. Nhưng kết quả khảo sát cho thấy thông tin này khó có thể tiếp cận, chỉ tìm được ở 5/117 xã (chiếm 4.27%), biên bản lấy ý kiến cho dự thảo kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng chỉ lấy được 4/117 xã( chiếm 3, 42%). Đối với việc thực hiện công khai quyết định, kế hoạch hỗ trợ bồi thường và tái định cư : đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng vì ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của cá nhân và hộ gia đình, tuy nhiên thông tin này chỉ tìm được ở 24/ 117 xã(chiếm 20,7%). Hình thức công khai chủ yếu là qua niêm yết công khai (19/24 xã chiếm 77,3%) và qua cán bộ cung cấp thông tin có 5/24 xã chiếm 22,7%, với những trường hợp có thông tin thì việc tiếp cận không khó khăn, thông tin khá đầy đủ. Trong số 93 địa phương không lấy được thông tin có 19 trường hợp không thể gặp được cán bộ phụ trách để hỏi khi thông tin không được trưng bày công khai; có 20 trường hợp cán bộ phụ trách yêu cầu quan sát viên xin ý kiến của lãnh đạo hoặc giấy giới thiệu từ phòng tài nguyên và môi trường hay lí giải là thông tin này chỉ được cung cấp cho cơ quan nhà nước và tổ chức, không cung cấp cho cá nhân, có 18 trường hợp cán bộ từ chối cung cấp và 35 trường hợp cán bộ địa phương cho rằng họ không có khu đất nào bồi thường giải phóng mặt bằng nên thông tin này không tồn tại. Do không có quy định cụ thể việc công khai thông tin về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, dự thảo kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên website, cũng như cấp tỉnh, cấp huyện nên những thông tin này rất khó khăn để có được mặc dù không phải không có, gần 1 nửa website (26/66) chứa thông tin về quyết định chính thức, còn dự thảo thì chiếm tỉ lệ rất nhỏ (3/66) chất lượng thông tin cũng không khả quan, trong 26 trang web thì có 12% là rất đầy đủ, 32% là đầy đủ, 36 % trung bình, 16% không đầy đủ và 4% rất không đầy đủ. Ở cấp huyện chỉ được lấy thông tin bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và biên bản lấy ý kiễn hỗ trợ, bồi thường tái định cư ở 2 địa bàn . đây là một lưu ý để bổ sung các quy định vê công khai thông tin trong thu hồi đất. Tính dân chủ: Điều 39 còn quy định “Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại”, điều luật này ghi nhận quyền khiếu nại của người bị cưỡng chế thu hồi đất khi họ cho rằng quyết định cưỡng chế chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Đây cũng là điểm thể hiện được tính dân chủ, người dân có quyền nói lên tiếng nói của mình khi nhận thấy quyết định của Nhà nước không phù hợp, đặc biệt quyết định này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ. III. Ý nghĩa của việc đề cao tính công khai, minh bạch và dân chủ trong các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Công khai, minh bạch và dân chủ là một trong những nguyên tắc quan trọng trong mọi lĩnh vực của quản lý nhà nước đặc biệt trong lĩnh vực đất đai. Bởi đối với một quốc gia đi lên từ nông nghiệp như Việt Nam thì đất đai giữ một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy thu hồi đất sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Do đó mà vấn đề được quan tâm hàng đầu khi nhà nước thu hồi đất chính là bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất. Khi xem xét các quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ta có thể thấy tính công khai, minh bạch và dân chủ được đặc biệt chú trọng trong lĩnh vực này. Việc pháp luật đề cao tính công khai, minh bạch và dân chủ trong các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất có ý nghĩa rất quan trọng: Thứ nhất, công khai, minh bạch và dân chủ vừa là một đòi hỏi khách quan trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất vừa là cơ chế để kiểm soát hoạt động này. Bởi tất cả nội dung, phạm vi, giới hạn, trình tự, thủ tục… bồi thương, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đều do pháp luật quy định. Việc thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ sẽ đảm bảo cho hoạt động này được diễn ra trong đúng khuôn khổ pháp luật. Thứ hai, công khai, minh bạch và dân chủ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ giúp cho người dân được tham gia trực tiếp bàn bạc những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình khi nhà nước thu hồi đất. Bởi mặc dù ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân tuy nhiên nhà nước đã giao quyền chiếm hữu, sử dụng đất cho người dân. Việc nhà nước thu hồi đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những lợi ích hợp pháp mà người sử dụng đất tạo ra trong quá trình sử dụng đất. Do đó đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất vì vậy họ cần phải được tham gia bàn bạc, đưa ra ý kiến, nguyện vọng thông qua đó bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Thứ bai, công khai, minh bạch và dân chủ là một trong những giải pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai nói chung và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nói riêng. Thông qua việc công khai, minh bạch các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, người dân có thể tham gia tích cực, phát huy tính dân chủ, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và tố cáo các hành vi tiêu cực, trái với quy định của pháp luật của những cán bộ, công chức trong quá trình thực thi quyền hạn của mình. Từ đó góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thứ tư, công khai, minh bạch và dân chủ sẽ góp phần làm giảm những tranh chấp, khiếu kiện kéo dài của người dân về vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Khi mà các vấn đề liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được công bố công khai cho toàn thể người dân được biết sẽ giúp cho người bị thu hồi đất nắm rõ được đường lối, chủ trương của nhà nước từ đó đánh giá tính đúng đắn, hợp lí trong các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông qua việc công khai, minh bạch, dân chủ người dân không chỉ nắm được các quyền và nghĩa vụ của mình khi bị nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế mà còn có điều kiện để bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng của mình tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan nhà nước nắm được ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để có thể xem xét, giải quyết kịp thời, không để nảy sinh những mâu thuẫn trong quá trình giải phóng mặt bằng. Điều này sẽ tạo tâm lí thoải mái, tạo lòng tin của người dân vào các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ đó mà hạn chế được những tranh chấp, khiếu kiện kéo dài trong lĩnh vực đất đai như hiện nay. Kết thúc vấn đề Công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là biện pháp quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa tham nhũng. Công khai, minh bạch, dân chủ tạo điều kiện để người dân cũng như xã hội giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Với việc công khai, minh bạch hoá hoạt động các cơ quan nhà nước, người dân sẽ dễ dàng biết được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, việc công khai, minh bạch cũng đòi hỏi cơ quan nhà nước thực hiện đúng đắn các quy định của pháp luật, làm cho các cán bộ, công chức có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định. Qua đó, mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách với mục đích tư lợi có thể bị phát hiện và xử lý. Củng cố và phát huy tính công khai, minh bạch, dân chủ trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là cơ sở đảm bảo sự ổn định, nâng cao điều kiện sống cho người dân ở những khu vực có đất bị thu hồi, góp phần vào sự vận hành và phát triển của thị trường bất động sản ở Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật đất đai 2003. Công khai, minh bạch trong các quy định về quản lý đất đai - Một yếu tố cơ bản để phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay : Khóa luận tốt nghiệp / Nguyễn Thị Ngân; Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Tuyến.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGPMB thamp225ng 1.doc
Tài liệu liên quan