Tiểu luận Tình hình kinh doanh và đóng thuế của công ty TNHH Vinh An

MỤC LỤC Lời nói đầu Phần 1 I .Công ty TNHH 1.Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Tổ chức quản lý công ty TNHH từ hai thành viên trở nên 4. Chế độ pháp lý về góp vốn và phân chia lợi nhuận II. Hành vi kinh doanh 1. Khái niệm hành vi thương mại 2. Khái niệm hoạt động thương mại III. Thuế 1. Khái niệm 2. Thuế Giá trị gia tăng 3. Thuế Thu nhập doanh nghiệp 4. Thuế môn bài Phần 2 I. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Vinh an II.Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Vinh an 1.Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 2.Doanh thu năm 2002 và năm 2003 của doanh nghiệp III. Tình hình đóng thuế của Công ty TNHH Vinh an Phần 3 Nhận xét tình hình kinh doanh và đóng thuế của công ty TNHH Vinh an Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình hình kinh doanh và đóng thuế của công ty TNHH Vinh An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Từ ngày thành lập nước đến nay(năm 1945), Nhà nước ta luôn sử dụng thuế như là một trong những công cụ có hiệu lực để thu cho Ngân sách nhà nước (NSNN) và quản lí vĩ mô nền kinh tế, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước trong từng thời kỳ. Từ 1/1/1999 hệ thống chính sách thuế nước ta gồm 10 sắc thuế (Thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất, nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế nhà, đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế tài nguyên; thuế môn bài). Tất cả những loại thuế này đã được cải cách để phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của đất nước ta. Khi một tổ chức, cá nhân bước vào kinh doanh thì việc đóng thuế không những là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ đối với nhà nước. Chính vì vậy đối với một tổ chức, cá nhân bước vào kinh doanh thì các hoạt động của tổ chức, cá nhân đó ảnh hưởng trực tiếp đến Ngân sách nhà nước. Ví dụ một doanh nghiệp làm ăn có lãi, thu nhập doanh nghiệp cao thì không những doanh nghiệp đó phát triển mà còn làm lợi cho NSNN vì thuế TNDN được tính dựa trên thu nhập của doanh nghiệp đó nhân với thuế suất . Hiện nay đất nước ta đang trên con đường phát triển, rất nhiều doanh nghiệp, công ty được thành lập. Công ty TNHH cũng là một hình thức mới của doanh nghiệp và hình thức này đang phát triển mạnh trong những năm gần đây bởi nó phù hợp nền kinh tế nước ta. Luật kinh tế ra đời là để bảo vệ quyền lợi cũng như kiểm soát mọi hoạt động của các doanh nghiệp một cách công bằng và có hiệu quả nhất. Phần 1 I. Công ty TNHH Khái niệm: Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty gồm không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty bằng tài sản của mình . Đặc điểm: Theo Điều 26 và Điều 46, Luật doanh nghiệp thì công ty trách nhiệm hữu hạn có những đặc điểm sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp không quá 50 thành viên trong suốt quá trình hoạt động. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có một thành viên. Trong trường hợp này thành viên (chủ sở hữu) công ty phải là một tổ chức. Công ty trách nhiệm hữu hạn là một pháp nhân có tài sản độc lập, có các quyền về tài sản và các quyền khác có thể là nguyên đơn hay bị đơn trước cơ quan pháp luật. Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác bằng tài sản của mình. Thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để công khai huy động vốn. Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty. Chỉ được chuyển nhượng nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thì chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Trên bảng hiệu, hoá đơn, quảng cáo và các tài liệu giao dịch của công ty đều phải ghi rõ tên công ty kèm theo cụm từ “trách nhiệm hữu hạn ”, viết tắt là “TNHH”. Đây là biện pháp bảo vệ quyền lợi cho người giao dịch với công ty, là sự thông báo về tính chịu trách nhiệm (hữu hạn) của công ty đối với các khoản nợ của mình. Theo pháp luật một số nước, nếu công ty vi pham điều này thì phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với những người có quan hệ giao dịch với công ty, bởi sự vi phạm này được coi là hành vi lừa dối trong kinh doanh. Tổ chức quản lý công ty TNHH từ hai thành viên trở nên Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên phải có: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc (tổng giám đốc). Khi công ty có trên 11 thành viên thì phải có ban kiểm soát. Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất cả các thành viên của công ty. Chủ tịch hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc( Tổng giám đốc) công ty. Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, do Hội đồng thành viên bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện pháp luật của công ty, trừ trường hợp Điều lệ của công ty quy định chủ tịch Hội đồng thành viên là đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Chế độ pháp lý về góp vốn và phân chia lợi nhuận Thành viên của công ty phải thực hiện việc góp vốn đầy đủ và đúng thời hạn như đã cam kết và theo quy định của pháp luật (Điều 27, Luật doanh nghiệp). Phần góp vốn là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu chung góp vào vốn điều lệ của công ty. Tại thời điểm góp đủ giá trị của phần vốn góp, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Trong quá trình hoạt động, theo yêu cầu của việc kinh doanh và căn cứ vào quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có quyền tăng giảm vốn điều lệ theo phương thức và điều kiện do pháp luật quy định (Điều 43, Luật doanh nghiệp). Công ty được chia lợi nhuận cho các thành viên khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài sản khác theo qui định của pháp luật. II. Hành vi thương mại và hoạt động thương mại 1.Khái niệm hành vi thương mại: Luật Thương mại quy định hành vi thương mại (hành vi kinh doanh) là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân hoặc giữa các thương nhân với các bên có liên quan. Những hành vi sau đây là hành vi thương mại: Mua bán hàng hoá Đại diện cho thương nhân Môi giới thương mại Uỷ thác mua bán hàng hoá Đại lí mua bán hàng hoá Gia công trong thương mại Đấu giá hàng hoá Đấu thầu hàng hoá Dịch vụ giao nhận hàng hoá Dịch vụ giám định hàng hoá Khuyến mại Quảng cáo thương mại Trưng bày, giới thiệu hàng hoá Hội trợ triển lãm thương mại 2. Khái niệm hoạt động thương mại Hoạt động thương mại là hoạt động mua bán hàng hoá. Ngoài mua bán hàng hoá là hoạt động chủ yếu nhất, hoạt động thương mại còn bao gồm cả những dịch vụ gắn liền với việc mua bán hàng hoá và những hành vi xúc tiến thương mại, nó bao gồm: Hoạt động mua bán hàng hoá Những dịch vụ gắn liền với việc mua bán hàng hoá Hành vi xúc tiến thương mại III.Thuế Khái niệm: Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại. Thuế Giá trị gia tăng Khái niệm: là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. VAT là loại thuế gián thu, đã được nhiều nước áp dụng để thay thế cho doanh thu. Đặc điểm: + Có tính trung lập kinh tế cao (ít chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, không chịu ảnh hưởng bởi sự phân chia các chi trình kinh tế). + Đánh trên tất cả giai đoạn luân chuyển của hàng hoá, dịch vụ ( nhưng chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm của mỗi khâu luân chuyển) Thuế thu nhập doanh nghiệp Là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập của các doanh nghiệp (tổ chức và cá nhân tham gia kinh doanh). Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999 thay cho thuế lợi tức. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam. Thuế môn bài Thuế môn bài là khoản thu có tính chất lệ phí, thu hằng năm vào các cơ sở sản xuất công thương và dịch vụ. Phần 2 I. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Vinh an Tên công ty: Công ty TNHH phát triển công nghệ Vinh An Địa chỉ trụ sở: Số 26 - ngõ 36 Đào Tấn – Cống Vị – Ba Đình – Hà Nội Số thành viên : 3 thành viên Đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội. Số đăng kí kinh doanh 0102009289 Mặt hàng sản xuất : Thương mại Vốn điều lệ của công ty : 2.000.000.000 VND II.Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Vinh an 1.Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Công ty TNHH Vinh an được thành lập với 3 thành viên , có số vốn điều lệ là 2000.000.000 VND với các ngành nghề kinh doanh như: cung cấp các thiết bị phần mềm, phần cứng tin học cung cấp, buôn bán các thiết bị, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng xây dựng các hệ thống mạng máy tính buôn bán vật tư, vật liệu bưu chính viễn thông Những sự kiện có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo: Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp còn hạn chế Số lượng khách hàng đến với doanh nghiệp còn nhỏ bé Môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao và phức tạp Chi phí hoạt động doanh nghiệp tương đối lớn. Chính sách kế toán tại công ty TNHH Vinh an: - công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán Chứng từ sổ kế toán (theo chế độ kế toán Việt nam hiện hành). Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ Phương pháp khấu hao: chưa có tài sản cố định Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Hàng tồn kho = Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ 2. Doanh thu năm 2002 và năm 2003 của doanh nghiệp Doanh thu thuần của công ty TNHH Vinh an: * Năm 2002: 442.720.112 VND * Năm 2003: 1.871.879.431 VND III. Tình hình đóng thuế của Công ty TNHH Vinh an Các loại thuế mà công ty phải đóng : (đơn vị tính VND) Thuế môn bài được đóng theo kỳ 2 lần/ năm 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế *Thuế suất Mức thuế suất mà doanh nghiệp phải nộp là 28% Thu nhập chịu thuế = Doanh thu tính thuế – Thu nhập chịu thuế 3. Thuế GTGT được tính theo hoá đơn xuất. + Phương pháp trực tiếp: VAT phải nộp = GTGT * thuế suất GTGT = giá bán (đã có thuế)- giá vốn hàng bán + Phương pháp khấu trừ: VAT phải nộp = GTGT đầu ra – GTGT đầu vào được khấu trừ GTGT đầu ra = giá bán (chưa có thuế) * thuế suất GTGT đầu vào được tập hợp từ các hoá đơn VAT và chứng từ hàng hoá nhập khẩu. * Năm 2002: a. Thuế môn bài: 1.275.000 b. Thuế thu nhập doanh nghiệp: 830.000 c. Thuế GTGT (hàng bán nội địa): 24.009.748,5 Trong đó: - Hàng hoá, dịch vụ bán ra : 442.720.112 - Hàng, dịch vụ không chịu thuế GTGT : 0 Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT : 442.720.112 Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 0% là : 16.894.000 Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5% là : 116.990.077 (116.990.007 * 5% = 5.849.503) Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 10% là: 308.836.035 (308.836.035 *10% = 30.883.603,5) Hàng hoá, dịch vụ dùng cho SXKD, hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ thuế là: 12.723.358 => Số thuế GTGT mà công ty phải nộp cho NN là: (5.849.503 +30.883.603,5 – 12.723.358 = 24.009.748,5) * Năm 2003: a.Thuế môn bài: 3.000.000 b.Thuế thu nhập doanh nghiệp: 4.832.000 c.Thuế GTGT (hàng bán nội địa): 46.961.754,9 Trong đó: - Hàng hoá, dịch vụ bán ra : 1.871.879.431 - Hàng, dịch vụ không chịu thuế GTGT : 1.350.000 - Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT : 1.870.529.431 Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 0% là : 67.368.812 Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5% là : 20.134.400 (20.134.400 * 5% = 1.006.720) Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 10% là: 1.783.026.219 (1.783.026.219 * 10% = 178.302.621,9) - Hàng hoá, dịch vụ dùng cho SXKD, hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ thuế là: 132.347.587 => Số thuế GTGT mà công ty phải nộp cho NN là: (1.006.720 +178.302.621,9– 132.347.587 = 46.961.754,9) Phần 3 Nhận xét tình hình kinh doanh và đóng thuế của công ty TNHH Vinh an Theo báo cáo thuế của công ty TNHH Vinh an cho ta thấy năm 2002 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nên doanh thu thuần còn ít (442.720.112 VND) số thuế nộp vào ngân sách nhà nước chưa nhiều. Đó là do doanh nghiệp mới bước đầu đi vào hoạt động nên chi phí cho doanh nghiệp là tương đối lớn. Đồng thời khách hàng đến với doanh nghiệp chủ yếu là khách lẻ dẫn đến doanh thu đem lại còn thấp. Mặt khác môi trường kinh doanh cạnh tranh cao, có nhiều rủi ro. Năm 2003, doanh nghiệp đã tìm kiếm, mở rộng thị trường, đầu tư mặt hàng làm cho doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng lên đáng kể (1.871.879.431 VND). Số thuế mà công ty nộp cho NSNN tăng hơn gấp đôi so với năm trước. Qua những lần cải cách thuế cho phù hợp với nền kinh tế, hệ thống thuế hiện nay đã có nhiều thay đổi có lợi cho các doanh nghiệp kích thích đươc sự phát triển của các doanh nghiệp. Thế tài mới, tự khai, tự nộp thuế văn minh và tự giác hơn đối với người nộp thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp, theo luật mới mức thuế suất chung cho cả hai loại hình doanh nghiệp (trong nước và FDI) là 28% .Nếu như luật trước đây thì công ty TNHH Vinh an phải đóng mức thuế suất là 32%, như vậy công ty đã giảm được 4% số thuế phải đóng. Thuế GTGT theo hoá đơn xuất. Từ thuế doanh thu hiện hành có 11 thuế suất, từ 0,5% đến 30%, nay chuyển sang áp dụng VAT với mức thuế suất là 0%, 5%, 10%, 20%. Công ty TNHH Vinh an có mặt hàng phần mềm máy tính được áp dụng mức thuế 0% mà trước đây mức thuế của mặt hàng này là 0,5%…còn các mặt hàng khác thì đánh thuế từ 5% như mực in, đến 10% như máy tính , các thiết bị trường học vv.. Công ty TNHH Vinh an nộp thuế GTGT theo phương pháp tự kê khai, tự nộp thuế cho nhà nước. Thuế môn bài dựa vào vốn điều lệ của công ty , đóng theo kỳ 2 lần / năm . Kết luận Nhờ có các chính sách cải cách đúng đắn của Nhà nước thông qua các chính sách, luật đã làm cho các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư kinh doanh. Ngoài ra các biện pháp hỗ trợ, đổi mới các phương thức nộp thuế vừa thu được nguồn ngân sách cho quốc gia vừa làm cho các doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình một cách tự giác và nhanh chóng. Việc một doanh nghiệp , một công ty làm ăn có hiệu quả thì không những doanh nghiệp đó ngày càng lớn mạnh mà còn góp phần cho đất nước ngày càng phát triển nguồn thu NSNN sẽ nhiều hơn . Khi ngân sách NN dồi dào thì việc xây dựng các công trình công cộng, công trình phúc lợi, bảo vệ quốc phòng … sẽ diễn ra nhiều hơn, tốt hơn góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển . MỤC LỤC Lời nói đầu Phần 1 I .Công ty TNHH 1.Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Tổ chức quản lý công ty TNHH từ hai thành viên trở nên 4. Chế độ pháp lý về góp vốn và phân chia lợi nhuận II. Hành vi kinh doanh Khái niệm hành vi thương mại Khái niệm hoạt động thương mại III. Thuế Khái niệm Thuế Giá trị gia tăng Thuế Thu nhập doanh nghiệp Thuế môn bài Phần 2 I. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Vinh an II.Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Vinh an 1.Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 2.Doanh thu năm 2002 và năm 2003 của doanh nghiệp III. Tình hình đóng thuế của Công ty TNHH Vinh an Phần 3 Nhận xét tình hình kinh doanh và đóng thuế của công ty TNHH Vinh an Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật kinh Tế (Trường Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội) Giáo trình luật Kinh Tế (Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân ) Báo cáo tài chính công ty TNHH Vinh an

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc68336.DOC
Tài liệu liên quan