Tiểu luận Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 0 II. NỘI DUNG 2 1. Qua xét nghiệm phát hiện 2 2. Qua giám sát dịch tế trọng điểm 0 3. Nhận xét tình hình dịch HIV/AIDS ở thành phố HCM hiện nay 0 III. KẾT LUẬN 0 IV. GIẢI PHÁP 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tình hình nhiễm HIV/AIDS hiện nay đang lan tràn không còn bó hẹp trong một quốc gia hay một khu vực nữa, mà thật sự nó đang là hiện tượng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Điều đó biểu hiện ở sự gia tăng bệnh nhân HIV/AIDS với tốc độ ngày càng mạnh mẽ. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới cuối năm 2001 *Số người nhiễm HIV/AIDS qua các năm : 40 triệu - Người lớn : 37,1 triệu (trong đó phụ nữ : 18,5 triệu) - Trẻ em dưới 15 tuổi : 3 triệu *Số người nhiễm trong năm 2001 : 5 triệu - Người lớn : 4,2 triệu (trong đó phụ nữ : 2 triệu) - Trẻ em dưới 15 tuổi: 800.000 *Số người chết vì nhiễm AIDS trong năm 2001 : 3 triệu - Người lớn : 2,4 triệu (trong đó phụ nữ : 1,1 triệu) - Trẻ em dưới 15 tuổi: 580.000 *Số trẻ nhiễm HIV/AIDS mồ côi (vì mất cha, mẹ hoặc cả 2) đến cuối năm 2001 : 14 triệu. Trong những năm gần đây : quá trình đổi mới, mở cửa kinh tế, giao lưu quốc tế rộng rãi, sự phát triển của khoa học kĩ thuật, bùng nổ thông tin, đã làm thay đổi đáng kể diện mạo xã hội Việt Nam. Bên cạnh thành tựu về kinh tế xã hội, đời sống nhân dân ngày càng ổn định và nâng cao thì đại dịch HIV bùng nổ và đang gia tăng nhanh trong những năm gần đây và trở thành vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng ở Việt Nam, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban phòng chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh tính đến 31/12/2001, trong cả nước tổng số người nhiễm HIV được ghi nhận là 46.334 trường hợp, trong đó 6.708 người chuyển sang AIDS và 3691 người tử vong vì HIV/AIDS. Hình thái lây nhiễm HIV vẫn chủ yếu qua đường tiêm chích ma tuý, (với 60,5% số trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện), nhưng xu hướng đang gia tăng trên nhóm đối tượng mại dâm và các nhóm đối tượng khác.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3752 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở thành phố hồ chí minh hiện nay I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tình hình nhiễm HIV/AIDS hiện nay đang lan tràn không còn bó hẹp trong một quốc gia hay một khu vực nữa, mà thật sự nó đang là hiện tượng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Điều đó biểu hiện ở sự gia tăng bệnh nhân HIV/AIDS với tốc độ ngày càng mạnh mẽ. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới cuối năm 2001 *Số người nhiễm HIV/AIDS qua các năm : 40 triệu - Người lớn : 37,1 triệu (trong đó phụ nữ : 18,5 triệu) - Trẻ em dưới 15 tuổi : 3 triệu *Số người nhiễm trong năm 2001 : 5 triệu - Người lớn : 4,2 triệu (trong đó phụ nữ : 2 triệu) - Trẻ em dưới 15 tuổi: 800.000 *Số người chết vì nhiễm AIDS trong năm 2001 : 3 triệu - Người lớn : 2,4 triệu (trong đó phụ nữ : 1,1 triệu) - Trẻ em dưới 15 tuổi: 580.000 *Số trẻ nhiễm HIV/AIDS mồ côi (vì mất cha, mẹ hoặc cả 2) đến cuối năm 2001 : 14 triệu. Trong những năm gần đây : quá trình đổi mới, mở cửa kinh tế, giao lưu quốc tế rộng rãi, sự phát triển của khoa học kĩ thuật, bùng nổ thông tin, … đã làm thay đổi đáng kể diện mạo xã hội Việt Nam. Bên cạnh thành tựu về kinh tế xã hội, đời sống nhân dân ngày càng ổn định và nâng cao thì đại dịch HIV bùng nổ và đang gia tăng nhanh trong những năm gần đây và trở thành vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng ở Việt Nam, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban phòng chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh tính đến 31/12/2001, trong cả nước tổng số người nhiễm HIV được ghi nhận là 46.334 trường hợp, trong đó 6.708 người chuyển sang AIDS và 3691 người tử vong vì HIV/AIDS. Hình thái lây nhiễm HIV vẫn chủ yếu qua đường tiêm chích ma tuý, (với 60,5% số trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện), nhưng xu hướng đang gia tăng trên nhóm đối tượng mại dâm và các nhóm đối tượng khác. Trước nguy cơ như vậy thì đại dịch HIV/AIDS là mối quan tâm lo lắng của cộng đồng xã hội và từng người dân, dư luận xã hội , pháp luật… Đây là một vấn đề nóng bỏng nhất của xã hội hiện nay. Do đó, cần có nghiên cứu về HIV/AIDS nhằm tìm hiểu thực trạng nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng. Do điều kiện thời gian có hạn, chúng tôi cũng chỉ xem xét mô tả tình hình nhiễm HIV/AIDS ở miền Nam, qua trọng điểm mà đang là điểm nóng, đó là thành phố Hồ Chí Minh. II. NỘI DUNG Trước yêu cầu bức xúc của tình hình HIV/AIDS cũng như trên thế giới, ở Việt Nam HIV/AIDS đã trở thành mối hiểm hoạ thực sự cho toàn xã hội, đe doạ an toàn sức khoẻ của từng người dân. Bài trừ phòng chống HIV/AIDS là vấn đề chung của tất cả mọi người, các ngành các cấp. Thực trạng nhiễm HIV/AIDS ở thành phố Hồ Chí Minh được chúng tôi xem xét như sau : 1. Qua xét nghiệm phát hiện - Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 12/1990, số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện gia tăng đều qua các năm. Tính đến cuối năm 2001 đã có 10.127 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trên toàn thành phố (bảng 1). - Đặc điểm các trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện qua các năm : + Tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ ngày càng gia tăng ( từ 7,1% năm 93, đến 15,6% năm 95, 20,2% năm 97 và đến năm 2001 là 30,6%) (bảng 2). + Ngày càng trẻhoá (Tỷ lệ người nhiễm HIV < 30 tuổi là 26,2% trong năm 95 ; 29,2% trong năm 97 ; 66,2% trong năm 99 và đến năm 2001 là 77,9%). Đặc biệt, số trểm dưới 15 tuổi bị nhiễm HIV từ mẹ, được phát hiện từ bệnh viện đã tăng cao trong năm 2000 (bảng 3). - Số lượng bệnh nhân AIDS cũng như số tử vong do bệnh AIDS ngày càng gia tăng (bảng 4). Bảng 1 : Số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện qua các năm Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 tổng Số tỉnh thành phát hiện người nhiễm HIV 1 1 7 29 38 43 48 54 61 Số nhiễm HIV phát hiện Việt Nam 1 0 11 1158 1369 1452 1779 2877 5774 8410 11174 12326 46334 TP HCM 1 0 3 631 483 551 702 782 1105 1164 2022 2683 10127 Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2001 của UBND phòng chống HIV/AIDS thành phố HCM. Bảng 2 : Tình hình lây nhiễm HIV theo giới Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng Nam 0 0 1 586 443 465 582 624 849 975 1429 1860 7814 Nữ 1 0 2 45 49 76 129 157 256 178 583 721 2311 % nữ/tổng 100 66,7 7,1 8,2 15,6 17,4 20,2 23,2 16,2 29,3 30,6 29,8 TP HCM 1 0 3 631 483 551 702 782 1105 1164 2022 2683 10127 Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2001 của UBND phòng chống HIV/AIDS thành phố HCM. Bảng 3 : Tình hình lây nhiễm HIV theo độ tuổi Năm Tuổi Tổng < 13 13-19 20-29 30-39 40-49 50 n % n % n % n % n % n % 1990 1 100 1 1991 0 1992 2 66,7 1 33,3 3 1993 9 1,5 86 13,7 376 59,6 148 23,5 12 1,8 631 1994 4 0,9 71 14,6 274 56,8 118 24,4 16 3,3 483 1995 2 0,4 8 1,5 79 14,3 229 41,5 216 39,2 17 3 551 1996 2 0,3 15 2,1 151 21,5 251 35,8 255 36,3 28 3,9 702 1997 2 0,2 25 3,2 203 25,8 236 30,2 282 36,2 34 4,3 782 1998 3 0,3 37 3,4 325 29,4 374 33,8 312 29,1 45 4,1 1.105 1999 13 1,1 264 22,7 493 42,4 190 16,3 180 15,5 24 2,1 1.164 2000 62 3,1 471 23,8 1087 55,0 229 11,6 114 5,8 14 0,7 1977* 2001 87 3,4 533 20,6 1395 53,9 389 15,0 152 5,9 31 1,2 2587** Tổng 171 1,7 1366 13,7 3891 39,0 2552 25,6 1789 17,9 217 2,2 9.986 Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2001 của UBND phòng chống HIV/AIDS thành phố HCM. Bảng 4 : Tình hình bệnh nhân AIDS. 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng Bậnh nhânAIDS 73 84 107 127 311 493 607 721 831 3.354 Tử vong do bệnh AIDS 13 26 76 88 150 191 218 258 324 13.344 Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2001 của UBND phòng chống HIV/AIDS thành phố HCM. 2. Qua giám sát dịch tế trọng điểm Kết quả giám sát dịch tễ trọng điểm cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong năm qua đều gia tăng trên tất cả các nhóm đối tượng (bảng 5). - Trên đối tượng nghiện chích ma tuý : từ năm 1998 đến năm 2001, tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm đối tượng này tăng hơn 4 lần (18,6% trong năm 1998 và 81,1% trong năm 2001) - Trên nhóm gái mại dâm : tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm đối tượng này đang tiếp tục gia tăng (chỉ dạo động từ 2-3% trong các năm trước, nhưng đã gia tăng “đột biến” 10,5% trong năm 1999, 20,8% trong năm 2001 và 23,6% trong năm 2001). - Tỷ lệ nhiễm HIV cũng gia tăng trên các nhóm đối tượng khác : bệnh nhân STD (9,6% so với 5,1% trong năm 2002), bệnh nhân lao (40,9% so với 5,3% trong năm 2000), thai phụ (0,6% trong năm 2001), tân binh (2,88% so với 2,6% trong năm 2000). Bảng 5 : Kết quả giám sát dịch tễ trọng điểm. 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 N* %** N* %** N* %** N* %** N* %** N* %** N* %** N* %** N* %** NCMT 1887 2,55 2131 34,1 1040 24,3 1598 34,2 924 28,2 18,6 1727 39,8 1751 65,1 736 81,1 Hút Hê rô in 1076 2,04 1502 1,1 412 9 220 24,5 62 29,0 Mại dâm 1502 0,5 1751 0,6 1568 1,2 1758 1,3 834 2,8 728 2,3 848 10,5 1542 20,8 1730 23,6 BN STD 3689 0,3 237 0,9 1556 0,6 1878 0,8 1191 1,0 1204 1,3 1256 2,2 394 5,1 655 9,6 BN lao 704 0,6 1967 1,0 1196 1,1 2380 1,4 1135 7,8 731 5,3 855 4,4 807 5,3 313 0,63 Thai phụ 2837 0,1 5092 0,1 4373 0,1 3934 0,2 2958 0,2 3340 0,2 3441 0,4 3037 0,63 Tân binh 929 0,2 1311 0,1 1373 0 965 0,4 997 2,6 2011 2,8 Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2001 của UBND phòng chống HIV/AIDS thành phố HCM. 3. Nhận xét tình hình dịch HIV/AIDS ở thành phố HCM hiện nay - Tệ nạn sử dụng ma tuý đã bùng phát và gia tăng nhanh trong giới trẻ trong những năm gần đây, đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Nguy cơ lây nhiễm HIV trên đối tượng nghiện ma tuý trẻ là rất lớn qua cả hai đường lây là đường tiêm chích ma tuý và quan hệ tình dục bừa bãi và không an toàn. - Tệ nạn ma tuý bùng phát đã kéo theo sự gia tăng hiện tượng sự dụng ma tuý trong nhóm gái mại dâm và đã làm gia tăng nhanh tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm đối tượng này. - Sự đan xen giữa tệ nạn ma tuý và mại dâm làm tình hình lây nhiễm HIV thêm phức tạp và tạo nên nguy cơ lớn lao bùng phát dịch trong cộng đồng qua trường tình dục, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội trong những năm tới đây. Trước mắt là làm tăng số lượng nhiễm HIV từ đường lây mẹ mang thai truyền sang con. III. KẾT LUẬN Quá trình phát triển kinh tế tạo cho cuộc sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện, điều kiện thuận lợi để mọi người vươn lên trong cuộc sống. Cùng với nó sức khoẻ của người dân ngày càng bị đe doạ bởi hiểm hoạ của đại dịch HIV/AIDS . Số người nhiễm HIV vẫn không có chiều hướng thuyên giảm qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ lao động thất nghiệp ngày càng gia tăng (từ 7,1% năm 1993, đến 15,6% năm 1995, đến 20,2% năm 1997 và đến năm 2001 là 30,6%). Các trường hợp nhiễm HIV ngày càng trẻ hoá (tỷ lệ người nhiễm HIV < 30 tuổi là 26,2% và đến năm 2001 là 77,9%). Đặc biệt, số trẻ em < 15 tuổi bị nhiễm HIV từ mẹ được phát hiện từ bệnh viện đã tăng cao trong năm 2000. Do vậy cộng đồng xã hội phải có những biện pháp hữu hiệu đấu tranh loại trừ bệnh HIV/AIDS. Đây là vấn đề đòi hỏi mọi người, mọi nhà, các cấp, các ngành quan tâm góp phần đảm bảo điều kiện tốt để phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã lựa chọn . Phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và phồn vinh. IV. GIẢI PHÁP Cần đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông cả bề rộng và chiều sâu. Phát huy hơn nữa vai trò của kênh truyền thông đại chúng, đặc biệt là kênh truyền hình. Phát triển các loại hình truyền thông nhóm nhỏ, các dạng truyền thông dưới hình thức văn nghệ hoá tại tuyến cơ sở, các tụ điểm giải trí, đặc biệt là cho những đối tượng có “nguy cơ nhiễm HIV”. Cập nhật thông tin về diễn biến tình hình và các quan điểm, kế hoạch của chương trình HIV/AIDS cho đội ngũ cán bộ nòng cốt, tuyên truyền viên của các ngành các cấp. Đẩy mạnh công tác giáo dục phòng chống HIV/AIDS, kết hợp với giáo dục nhân cách trong hệ thống các trung tâm cai nghiện ma tuý, các trung tâm giáo dục dạy nghề cho người nghiện ma tuý và gái mại dâm. Triển khai diện rộng các chương trình can thiệp phòng chống HIV/AIDS trên toàn thành phố để thật sự có khả năng ngăn chặn sự phát triển của dịch : * Chương trình trình giáo dục đồng đẳng * Trung tâm tham vấn cộng đồng * Chương trình 100% bao cao su. Củng cố hệ thống tham vấn, đặc biệt là hệ thống tham vấn trước và sau xét nghiệm. Phát triển và đào tạo đội ngũ tham vấn viên theo hướng chuyên sâu đáp ứng với tình hình hiện nay, nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới tham vấn hiện có. Tăng cường công tác chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS. Xây dựng cơ chế hoạt động, phối hợp giữa các hệ thống chăm sóc, điều trị bệnh nhân AIDS tại các cơ sở y tế và hệ thống chăm sóc, chữa trị bệnh nhân AIDS tại cộng đồng. Tạo điều kiện cho người bệnh có khả năng chi trả tiếp cận với các thuốc điều trị đặc hiệu. Triển khai chương trình quản lý và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV cho cán bộ phòng chống AIDS bị tai nạn trong khi thi hành nhiệm vụ. Đảm bảo đủ nguồn thuốc điều trị dự phòng cho cán bộ phòng chống AIDS bị tai nạn tạo sự tin tưởng, an tâm cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống AIDS. Kiện toàn hệ thống giám sát và baôcs, phản ánh đúng tình hình dịch bệnh một cách chính xác và kịp thời. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể trong việc chủ động xác định nội dung hoạt động phòng chống AIDS, lập dự án, triển khai thực hiện dự án dưới sự hỗ trợ và điều phối của văn phòng Thường trực phòng chống AIDS. Phối hợp tốt các hoạt động phòng chống AIDS với phòng chống ma tuý mại dâm và tội phạm nhằm hỗ trợ lẫn nhau thực hiện tốt các mục tiêu của từng chương trình. Tăng cường hợp tác quốc tế và với các tỉnh để phát triển các mô hình phòng chống AIDS. Sắp xếp, kiện toàn bộ máy phòng chống AIDS. Tăng cường công tác quản lý, giám sát và hỗ trợ hoạt động cho mạng lưới, các đội nhóm phòng chống AIDS, các chương trình, dự án. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (44).doc
Tài liệu liên quan