Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thì ngành dệt may chiếm một tỷ trọng khá lớn, là ngành hàng mũi nhọn để xuất khẩu. Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc sản xuất hàng dệt may, đây là ngành phù hợp với điều kiện kinh tế và phát huy được các lợi thế so sánh của Việt Nam. Nó có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì thu hút được nguồn lao động lớn, tạo công ăn việc làm đồng thời tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Do vai trò tạo đà cho nền kinh tế cất cánh ta thấy đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ” có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Bởi vì Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới . Riêng trong quý I năm 2003 Mỹ đã nhập tới 500 triêu USD trong tổng số 850 triệu USD hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu dệt may sang Mỹ đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu Việt Nam vì phía Mỹ đã áp đặt hạn ngạch quá thấp so với khả năng xuất khẩu dêt may của nước ta (1, 7 tỷ USD). Trước tình hình đó, Nhà nước và các doanh nghiệp cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau để đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác tối đa tiềm năng của thị trường này.
Mặt khác trước lượng hạn ngạch bị han chế, doanh nghiệp phải tìm cách nâng giá trị của hàng lên vì phía Mỹ chỉ khống chế về số lượng chứ không khống chế về doanh số. Đồng thời trong tổng số 120 cat hàng dêt may thì chỉ có 38 cat bị áp đặt hạn ngạch, do đó doanh nghiệp phải chủ động tìm khách hàng mua những cat không bị áp đặt hạn ngạch để khai thác. Đây chính là hướng mở cho những doanh nghiệp không muốn cạnh tranh xuất khẩu vào Mỹ với những cat bị áp đặt hạn ngạch, những cat “nóng” có nhiều doanh nghiệp làm.
Hiệp định dệt may Việt -Mỹ đã được ký kết và có hiệu lực từ 01/05/2003. Lượng hạn ngạch Mỹ áp dụng đối với Việt Nam là khoản 1, 7 tỷ USD. Đó là con số tối đa mà doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mỹ cần phải đạt được so với tiềm năng tối đa của mình. Do đó triển vọng đối với ngành dêt may xuất khẩu trong thời gian tới sang Mỹ đã được hạn chế số lượng. Chúng ta chỉ có thể tìm cách giữ vững thị trường hiện có ở Mỹ và chờ đợi đến khi Việt Nam gia nhập WTO. Khi đó thị trường Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng mà nước ta cần phải vươn tới và khai thác với số lường cao hơn rất nhiều so với bây giờ.
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vải từ 40 triệu mét vuơng lên 600 triệu mét vuơng. Năng lực sản xuất may cơng nghiệp từ 500 triệu sản phẩm lên 600 triệu sản phẩm. Xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đã tăng trưởng từ 1, 75 tỷ đồng năm 2000 lên 2, 75 tỷ đồng năm 2002 và đang hướng tới chỉ tiêu 4, 5 tỷ USD năm 2005.
Dệt may được coi là một trong các ngành cĩ lợi thế nhất của Việt Nam bởi nĩ sử dụng nhiều lao động, mang về nhiều ngoại tệ cho đất nước. Năm 2001 giá trị xuất khẩu của ngành đạt 2, 1 tỷ USD, tạo cơng ăn việc làm cho rất nhiều lao động trình độ thấp. Phát triển tốt ngành dệt may đồng nghĩa với việc hội nhập vào khu vực và thế giới một cách hiệu quả hơn bởi chính những đặc điểm “tồn cầu” của nĩ. Do vậy, để phát triển một ngành cĩ lợi thế này của Việt Nam, đáp ứng được mục tiêu của chiến lược tăng tốc đã được chính phủ phê duyệt đến năm 2005 kim ngach xuất khẩu ngành dệt may phải đạt 4-5 tỷ USD, đến năm 2010 là 7-8 tỷ USD với tỷ lệ nội địa hố là 75%.
Biểu 2: các chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2010
Sản xuất
- Vải lụa
Triệu m
1330
2000
- Dệt kim
Triệu sản phẩm
150
210
- May mặc
Triệu sản phẩm
780
1200
Kim ngạch xuất khẩu
Triệu USD
5000
8000
Sử dụng lao động
Nghìn người
3000
4000
Tỷ lệ nội địa hố
%
50
75
Tạp chí kinh tế và phát triển năm 2002
Phần 2. Tình hình xuất khẩu hàng Dệt May
sang thị trường Mỹ.
2.1. Thị trường hàng dệt may Mỹ.
Mỹ là một trong những nước cĩ sức tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới. Do những tác động của xu hướng tồn cầu hố nền kinh tế thế giới và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tê Mỹ, ngành may mặc của nước này đang mất dần lợi thế so sánh. Đây là ngành sử dụng nhiều lao động, tuy nhiên từ năm 1970 tới nay lực lượng lao động trong ngành này ở Mỹ giảm 40%. Các nhà kinh tế dự đốn ngành may gia cơng Mỹ sẽ khơng cịn tồn tại trong vịng mười năm tới. Ngành may gia cơng sẽ nhường chỗ cho ngành may hàng cao cấp với các nhãn hiệu nổi tiếng và nhân cơng cĩ tay nghề cao. Vì thế cĩ thể đánh giá Mỹ là mảnh đất lý tưởng và là thị trường đầy tiềm năng đối với các nước sản xuất và xuất khẩu hàng Dệt -May cơng nghiệp trong đĩ cĩ Việt Nam.
2.1.1. Đặc điểm thị trường hàng dệt may Mỹ.
Các nền kinh tế trên thế giới đều lấy Mỹ làm thị trường chủ lực bởi vì thị trường Mỹ cĩ tổng giá trị buơn bán lớn nhất tồn cầu, hàng nhập khẩu đa dạng. Các doanh nghiệp cĩ thể biết được năng lực cạnh tranh của mình thơng qua việc xuất khẩu hàng hố sang thị trường Mỹ. Qua đĩ tạo điều kiện thâm nhập thuận lợi vào các thị trường khác.
Mặt khác, với diện tích khoảng 9, 4 triệu kilơmet vuơng và dân số khoảng 274, 8 triệu người đã làm cho Mỹ trở thành cường quốc kinh tế số một với sức mua lớn nhất thế giới. Mỹ cũng là nước nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới, hàng năm Mỹ cĩ nhu cầu nhập khẩu trên 60 tỷ USD dệt may. Hơn nữa Mỹ lại là một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hố nên nhu cầu hàng may mặc rất đa dạng, ta cĩ thể khai thác lợi thế này từ đặc điểm của thị trường Mỹ.
Như vậy Mỹ là thị trường tiềm năng lớn cho mọi nhà sản xuất và xuất khẩu dệt may thế giới cũng như đối với các doanh nghiệp dệt may nước ta.
2.1.2. Đặc điểm nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Mỹ.
2.1.2.1 Quy mơ nhập khẩu hàng năm.
Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của các nước xuất khẩu sản phẩm dệt may ở Đơng á và là nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng may mặc. Hàng năm Mỹ nhập khoảng 50 đến 60 tỷ USD hàng may mặc và hàng dệt. Quy mơ nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ ngày càng tăng.
Bảng 3: Quy mơ nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ qua các năm.
Đơn vị: triệu USD
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
Sản phẩm dệt
8369
8705
9029
9973
9310
Sản phẩm may
50190
53 210
59114
67505
68655
Tổng
58559
61915
68143
77478
77965
(Nguồn: Bộ thương mại Mỹ)
2.1.2.2 Các quy định cho hàng dệt may.
Mỹ là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cĩ tham gia hiệp định đá sợi MFA nên hàng dệt may vào Mỹ phải tuân thủ theo những nguyên tăc chung của MFA. Vì thế khi đưa hàng dệt may vào thị trường Mỹ cần nắm được hai quy định quan trọng cho hàng dệt may là: quy định chung của hiêp định đa sợi MFA và qui định hệ thống hạn ngạch hàng dệt may Mỹ
+ Qui định chung của Hiệp định đa sợi MFA: Hiệp đinh cho phép mỗi thanh viên của MFA được xây dựng những thoả thuận song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu hàng dệt. Các nước được đơn phương định đoạt các biên pháp khi thấy rằng thị trường dệt của mình bị phương hại. Hiệp định cịn cho phép áp dụng hạn ngạch để hạn chế số lượng hàng dệt may nhập khẩu vào quốc gia mình. Hạn ngạch này sẽ được xố bỏ vào năm 2006 giữa các nước thành viên Hiệp định đa sợi.
+ Qui định hệ thống hạn ngạch hàng dệt may Mỹ: Tính đến năm 1998, Mỹ đã ký Hiệp định song phương với 45 nước trong đĩ cĩ 37 nước là thành viên của WTO và hiệp định này đươc xây dựng trên cơ sở thương lương với thời hạn cĩ hiệu lực từ 3-6 năm. Về cơ bản, mức quota nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ sẽ được xác định dựa trên cơ sở hay khối lượng hàng dệt đã được đưa vào thị trường Mỹ vào thời điểm đàm phán. Nếu khối lượng hàng dệt đưa vào Mỹ đạt 100000 tá sản phẩm thì hải quan của Mỹ bắt đầu theo dõi và khi khối lượng này đã tang lên gấp đơi thì phía Mỹ sẽ chính thức đề nghị đàm phán để xác định hạn ngạch nhập khẩu. Như vậy, để việt Nam cĩ thể nhận được hạnh ngạch nhập khẩu lớn thì trong từ một đến hai năm đầu kể tư khi Hiệp định cĩ hiệu lực các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam phải nỗ lực tối đa để đưa khối lượng hàng hố lớn sang thị trường này.
2.1.2.3 Chính sách thương mại cửa Mỹ đối với hàng dệt may nĩi chung và hàng dệt may Việt Nam nĩi riêng.
Xuất khẩu vào thị trường Mỹ đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mỹ là một thị trường lớn rất “tự do” nhưng cũng được đánh giá là nhiều bất trắc nếu khơng nắm vững “luật chơi”. Do đĩ trước khi xuất khẩu hàng sang Mỹ các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ pháp luật của Mỹ.
Về quy chế tối huệ quốc (MFN): gần như tất cả các bạn hàng buơn bán của Mỹ đều được hưởng quy chế này. Hàng hố đi từ tất cả các nước được hưởng quy chế này đều chịu cùng một mức thuế. khi Mỹ giảm thuế, loại bỏ hay cĩ những thay đổi trong hệ thống thuế thì những sự thay đổi đĩ được áp dụng đối với tất cả các nước thành viên được hưởng MFN. Các mặt hàng nhập khẩu từ các nước chưa được hưởng MFN phải chịu mức thuế cao hơn. Với quy định này, khi xuất khẩu hàng hố sang Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam (khi được hưởng MFN) cĩ thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường Mỹ nhưng phải đối mặt với hàng hố được xuất khẩu từ các nước khác sang thị trường Mỹ cũng đươc hưởng những ưu đãi tương tự.
Về trị giá hải quan, Mỹ áp dụng cách thức tính giá hải quan của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Để bảo vệ các cơng ty Mỹ trước các hoạt động nhập khẩu khơng bình đẳng, Mỹ áp dụng hai luật thuế là luật thuế đối kháng và luật thuế chống phá giá. Hai loại luật thuế này địi hỏi phải áp dụng các mức thuế bổ xung khi cĩ tình trạng buơn bán khơng lành mạnh.
Luật thuế đối kháng thực thi bằng cách tăng thuế nhập khẩu để bù vào hay để đổi lại với khoản trợ cấp của hàng hố nước ngồi gây thiệt hại vật chất cho các nhà sản xuất hàng hố tương tự ở Mỹ. Các khoản trợ cấp chịu thuế đối kháng chủ yếu được các chính phủ nước ngồi cung cấp trực tiếp hay gián tiếp. Với luật thuế này, các doanh nghiệp Việt Nam khi được hưởng những ưu đãi của chính phủ cần thận trọng khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ vì cĩ thể vi phạm các quy định của đạo luật này.
Luật thuế chống bán phá giá được sử dụng ở Mỹ rộng rãi hơn so với luật thuế đối kháng. Thuế chống bán phá giá là thuế được áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu khi hàng hố nước ngồi được xác địng là bán phá gía hàng đã bán hoăc chắc chắn sẽ bán ở Mỹ với mức thấp hơn giá trị thị trường của nĩ.
Về hệ thống hạn ngạch, Mỹ áp dụng hạn ngạch để kiểm sốt về khối lượng hàng hố nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Luật thương mại Mỹ cho phép sản phẩm Mỹ đơn phương áp đặt các hạn ngạch mang tính hành chính đối với các loại hàng dệt may. Cĩ hai loại hạn ngach: Hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch tính theo thuế suất.
Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch hạn chế về số lượng. Vì vậy trong suốt thời gian áp dụng hạn ngạch, chỉ một số lượng hàng hố đã được ấn định mới được phép nhập khẩu. Một số hạn ngạch tuyệt đối được áp dụng trên tồn thế giới, cịn một số chỉ áp dụng với một vài quốc gia nào đĩ. Số hàng nhập khẩu dư lại so với hạn ngạch sẽ bị giữ lại tại một” khu ngoại thương “ để bổ xung cho kỳ hạn ngạch sau đĩ hay được đưa vào kho ngoại quan, cũng cĩ thể bị trả về hoăc tiêu huỷ dưới sự giám sát củ nhân viên hải quan. Các Hiệp định về hàng dệt may cĩ quy định gia tăng các hạn ngạch theo từng thời điểm.
Hạn ngạch tính theo thuế suất áp dụng cho một số lượng hàng nhập khẩu được quy định với một mức thuế thấp trong một thời hạn nào đĩ. Khơng cĩ giới hạn về số lượng hàng nhập khẩu trong suốt thời hạn này, nhưng nếu hàng nhập khẩu vượt quá số lượng cho phép hưởng mức thuế thấp thì số hàng dư đĩ sẽ phải chịu mức thuế cao hơn.
Về chế độ visa xuất khẩu, hàng dệt may cần cĩ visa mới được vào Mỹ. Visa này được dùng để kiểm sốt hàng dệt may và sản phẩm từ hàng dệt từ nước ngồi vào Mỹ hoặc dùng để ngăn cấm việc nhập lậu mặt hàng này vào Mỹ. Một visa hàng dệt may cĩ thể bao gồm hàng cĩ hạn ngạch hoậc khơng cĩ hạn ngạch. Hàng dệt cĩ hạn ngạch cĩ thể cần hoặc khơng cần visa tuỳ thuộc vào nước xuất xứ. Nếu thời gian hạn ngạch chấm dứt mà visa cho hàng dệt may được cấp sau đĩ bởi chính phủ nước ngồi và hàng đã nhập vào Mỹ, lơ hàng nhập này sẽ khơng được giải phĩng cho nhà nhập khẩu cho đến khi hạn ngạch mới được cấp phép.
Về nguyên tắc xuất xứ và ghi nhãn hiệu sản phẩm dệt may.
Quy định về xuất xứ hàng nhập khẩu vào Mỹ: Khi xuất khẩu vạo thị trường Mỹ, muốn được hưởng thuế suất ưu đãi theo nước xuất xứ, luật Mỹ quy định trên sản phẩm phải ghi rõ nhãn của nước xuất xứ. Quy định này chỉ bắt buộc đối với sản phẩm hồn chỉnh, khi nhập vào Mỹ cĩ thể bán thẳng cho người tiêu dùng. Cĩ một quy định đặc biệt là hàng hố gốc từ Mỹ đưa sang nước khác để sắp xếp lại, gia cơng thêm khi nhập khẩu vào Mỹ sẽ khơng phải đĩng thuế nhập khẩu. Dựa vào qui định này một số nước nhận vải cắt sẵn từ các cơng ty Mỹ may thành quần áo rồi xuất khẩu trở lại cho Mỹ chỉ phải chịu thuê nhập khẩu đối với phần phí gia cơng.
Quy định về nhãn mác hàng: ở Mỹ cĩ hai bộ luật quy định về nhãn mác hàng là TFPIA và WPLA. Hai bộ luật này được áp dung cho hầu hết các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Mỹ với quy định:
1. Phân biệt tỷ trọng các loại sợi trong sản phẩm. Những loại sợi nào cĩ tỷ trọng >5% thì phải được ghi rõ tỷ trọng từng loại và đề là “otherfiber”ở cuối, các loại sợi cĩ tỷ trọng <= 5% sẽ được đề là “other fibers”.
2. Tên của nhà sản xuất hoăc số hiệu đăng ký tại FTC cho những thành viên tham gia phân phối và buơn bán sản phẩm. Thương hiệu phải được đăng ký tại cơ quan sáng chế Mỹ.
3. Quy định ghi tên quốc gia sản xuất hay gia cơng sản phẩm được quy định trong điều luật về chứng thực sản phẩm dệt TPIA. Đối với những lơ hàng nhâp vào Mỹ cĩ giá trị từ 500USD trở lên phải tuân thủ những điều kiện sau: Liệt kê tên các loai sợi cấu thành sản phẩm ; tỷ trọng các loại sợi cấu thành; tên quốc gia đăng ký theo FTC hoặc theo mục 3 của TFPIA ; tên của quốc gia sản xuất hoặc gia cơng sản phẩm đĩ.
Như vậy, để nhanh chĩng tiêp cận thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Viêt Nam khơng những phải nắm vững nhu cầu thị trường, đảm bảo sản phẩm cĩ sức cạnh tranh về chât lượng cũng như giá cả mà cịn phải cĩ sự hiểu biết về pháp luật Mỹ, các chính sách thương mại cũng như hiểu biết về phong cách làm ăn của thương nhân Mỹ
2.1.2.4 Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
Ngày 13/7/2000, Hiệp định thương mại song phương Việt -Mỹ đã được ký kết, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế -thương mại giữa hai nước, kết thúc một quá trình đàm phá n lâu dài và kiên trì của cả hai bên qua 4 năm thương lượngvới 9 vịng đàm phán.
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ bắt đầu cĩ hiệu lực từ ngày 10-12-2001 sẽ đem lại cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam những cơ hội và thách thức mới. Điều đĩ địi hỏi chính phủ, đặc biệt là các nhà kinh doanh Việt Nam phải tính tới và xây dựng cho được lộ trình bước đi thích hợp để đưa hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế gay gắt để hàng hố Việt Nam cĩ được chỗ đứng xứng đáng trên thị trường đầy tiềm năng này.
2.1.2.5 Đàm phán Hiệp định dệt may Viêt -Mỹ.
Khi hiệp định trương mại cĩ hiệu lực, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ được hưởng quy chế thương mại bình thường. tuy nhiên trong hiệp định cũng quy định rằng hàng dệt may sẽ bị hạn chế bằng kim ngạch Hiệp định về hàng dệt may giữa Việt Nam - Mỹ, trong đĩ sẽ xác định các mức xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sang Mỹ.
Khi hiệp định về hàng dệt may được ký kết thì những vấn đề cơ bản cho việc nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ cần tuân theo là: Tuân thủ các quy định về hạn ngạch và visa, nộp các bản kê khai về xuất sứ hàng hố, các quy định về nhãn hàng hố... Các sản phẩm nhập khẩu khơng đáp ứng được các quy định của chính phủ sẽ bị giữ lại và cĩ thể bị phạt hoặc bị tịch thu. Ngồi việc phải tuân theo các quy định trên người xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ cịn phải tìm hiểu và tuân theo các hạn chế của Mỹ về nhập khẩu hàng dệt may.
Điều quan trọng là Việt Nam khơng thể khơng bàn sâu để ký hiệp định vì phía Mỹ cĩ thể đơn phương áp đặt hạn ngạch bất kỳ lúc nào theo yêu cầu của giới sản xuất dệt may Mỹ vì Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO.
2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.
2.2.1. Tình hình xuất khẩu những năm gần đây.
2.2.1.1 Tình hình xuất khẩu trước khi ký Hiệp định thương mại Việt -Mỹ.
Trước khi ký kết hiệp định thương mại Việt -Mỹ hàng Dệt -May của Việt Nam chịu mức thuế thơng thường, cĩ nghĩa là từ 48%-90% đối với một số sản phẩm.
Bảng2: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ xuất khẩu hang dệt may của Việt Nam sang Mỹ (1996-2000)
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Kim ngạch xuất khẩu (Tr USD)
19740
20000
26343
34700
49570
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (%)
39,90
9,70
1,97
31,44
7,95
Tạp chí kinh tế và phát triển
Qua bảng trên ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng dần lên qua các năm. Tuy nhiên với quy mơ rất khiêm tốn so với các nước cùng khu vực và cĩ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khơng ổn định qua các năm.
2.2.1.2 Tình hình xuất khẩu sau khi Hiệp định thương mại Việt -Mỹ cĩ hiệu lực.
Ngay sau khi Hiệp định thương mại Việt -Mỹ cĩ hiệu lực, hàng Việt Nam cĩ cơ hội rất lớn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ. Nhất là đối với hàng dệt may: Tỷ trọng của hàng dệt may Việt Nam trong tổng hàng dệt may nhập khẩu của Mỹ đã tăng lên trong những tháng đầu năm 2002. Các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ cũng đa dạng hơn so với trước đây. Vào tháng 1/2001, Việt Nam mới chỉ cĩ khảng 17 chủng loại cĩ số kim ngạch xuất khẩu đáng kể. Nhưng đến tháng 7/2002 đã cĩ đến 42 chủng loại khác nhau xuất khẩu vào Mỹ. Đồng thời tỷ trọng của hàng dệt may trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng lên rõ rệt. Năm 2001, hàng dệt may chỉ chiếm 4,7% tổng xuất khẩu của Việt Nam thì đến tháng 7/2002 đã lên đến 24,2%, chỉ đứng sau nhĩm hàng hải sản, vượt qua các nhĩm hàng truyền thống là khống sản và giày dép. Mặc dù đã cĩ sự đa dạng hố mặt hàng xuất khẩu, nhưng tỷ trọng hàng dệt may tập trung chủ yếu vào các loại quần áo dệt kim và đệt thoi. Các tỷ trọng khác chiếm tỷ trọng khơng lớn.
Như vậy, sau một năm Hiệp định thương mại Việt -Mỹ cĩ hiệu lực, các doanh nghiệp dệt may đã xuất khẩu sang Mỹ 975 triệu USD trong tổng số 2, 75 tỷ kim ngạch xuất khẩu năm 2002. Tính đến hết quý 1/2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã đạt 850 triệu USD, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước. Trong đĩ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt hơn 500 triệu USD, tăng gấp 20 lần so với cùng kỳ 2002. Dự kiến trong năm 2003, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ đạt 1, 4 tỷ USD, trong tổng số 3, 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu dự kiến trong năm 2003. Mỹ đã thực sự trở thành thị trường lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam, vượt qua các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản.
Điều đĩ khẳng định khi một cơ chế “nhập cuộc’’mang tính khuyến khích và cơng bằng được mở ra và thực hiện thì các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ chứng minh được năng lực “chơi”và giành thắng lợi trên thị trường thế giới.
2.2.2. Đánh giá chung tình hình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
2.2.2.1. Thuận lợi.
Mỹ là thị trường đầy tiềm năng với sức mua lớn và đa dạng về các sản phẩm dệt may. Châu á là khu vực xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất sang thị trường Mỹ với tổng giá trị xuất khẩu năm 1999 là 30, 8 tỷ USD chiếm 55% tổng chi phí nhập khẩu của Mỹ cho các mặt hàng này. Cĩ thể nĩi yếu tố quan trọng nhất giúp cho hành may mặc của các nước đang phát triển thiết lập và củng cố vị trí vững chắc của họ trên thị trường Mỹ là nhờ lợi thế chi phí nhân cơng thấp. Nước ta cũng khơng nằm ngồi thuần lợi này.
Ngành cơng nghiệp dệt may Việt Nam cĩ lợi thế tương đối về nguồn nhân cơng dồi dào và mức lương tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Tính đến nay dân số Việt Nam khoảng 80, 3 triệu người trong đĩ người trong độ tổi lao động lớn. Hàng năm tốc độ phát triển dân số bình quân từ 1,85-2%, với tốc độ này theo các chuyên gia thì đến năm 2005 dân số Việt Nam khoảng 87, 6 triệu người. Như vậy, nguồn lao động của Việt Nam ngày càng tăng.
Mặt khác, bên cạnh lực lượng lao động dồi dào chi phí cho lao động của Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, giá sản phẩm các mặt hàng dệt may của Việt Nam tương đối thấp so với các nước.
Ví dụ: nếu so với các nước Đơng Nam á thì giá cơng may của Việt Nam thấp từ 2 đến 48 lần và nếu so với Đức là 25,86 USD/h Nhật Bản là 19,2 USD/h Mỹ là 16,73 USD/h thì giá cơng may của Việt nam là từ 0,16-0,19 USD/h, thấp từ 100-150lần.
Để giảm tối đa chi phí cho dệt may xuất khẩu, tạo mọi điều kiện cho sản phẩm dệt may cạnh tranh trên thị trường thế giới, chính sách thuế suất nhập khẩu nước ta đã cĩ nhiều ưu đãi cho ngành dệt may nh ư: áp dụng mức thuế suất 0% đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu. Thuế giá trị gia tăng cũng áp dụng thuế suất 0%. Miễn thuế đối với vật tư nguyên liệu nhập khẩu để gia cơng hàng cho nước ngồi. Khơng áp đặt giá tính thuế tối thiểu để xác định giá tính thuế nhập khẩu đối với vật tư nguyên liệu sản xuất hàng dệt may thuế suất đối với nhập khẩu máy mĩc thiết bị phục vụ ngành dệt may hầu hết là 0%, vật tư nguyên liệu của hàng dệt may cĩ thuế suất thấp từ 0%-10%.
2.2.2.2. Khĩ khăn.
Trong nhứng năm gần đây, cơng nghiệp dệt may Viêt Nam đã cĩ bước tăng trưởng đáng kể. Ngành sử dụng nhiều lao động, giải quyết việc làm, cĩ đĩng gĩp lớn vào xuất khẩu, tạo điều kiện ổn định cán cân thu chi ngoại tệ theo hướng cĩ tích luỹ. Thành cơng đĩ đạt được là nhờ những thuận lợi mà ngành cĩ, nếu phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế so sánh về xuất khẩu ngành cơng nghiệp dệt may Việt Nam cĩ thể tăng trưởng nhanh hơn nhiều. Bên cạnh những thuận lợi trên các doanh nghiêp dệt may cịn găp rất nhiều khĩ khăn khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Thứ nhất: dệt và sản xuất phụ liệu chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu của ngành may xuất khẩu.
Theo hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước đổ vào ngành sợi, dệt đã đưa năng lực sản xuất của ngành này tăng vọt.
Tuy nhiên quy mơ của ngành sợi, dệt trong mấy năm qua tuy tăng nhanh nhưng vẫn chưa theo kịp nhu cầu của ngành may. Ơng Lê Quốc Ân, chủ tịch hiệp hội cho biết các nhà máy dệt, sợi trong nước hiện đã chạy hết cơng suất nhưng mới đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu vải của thị trường. Riêng lĩnh vực may xuất khẩu, tỉ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước chỉ khoảng 25-30%. Hiện ngành trồng bơng vải trong nước chỉ đáp ứng khoảng 11% nhu cầu bơng thiên nhiên của ngành kéo sợi, cịn xơ tổng hợp phải nhập khẩu tồn bộ.
Thứ hai: về thuế xuất. Hiện nay đã cĩ trên 100 quốc gia được hưởng GSP khi xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ. Những sản phẩm được miễn thuế phải thoả mãn yêu cầu là hàng được xuất khẩu từ chính nước được hưởng GSP và được chế biến tồn bộ sản phẩm hoặc ít nhất là trên 30% giá trị gia tăng tại chính nước này. Trong khi đĩ hiện nay Việt Nam vẫn chưa được hưởng ưu đãi GSP. Việc ưu đãi GSP chỉ được thực hiện sau khi Việt Nam đạt được quy chế tối huệ quốc với Mỹ và thành viên của WTO và IMF.
Thứ ba: Chưa cĩ đội ngũ thiết kế mẫu mã hợp với thị hiếu tiêu dùng trên thế giới.
Cơng tác thiết kế mẫu mốt cịn yếu, chưa được chú trọng mặc dù nước ta cĩ một đội ngũ các nhà thiết kế trẻ giầu năng lực thế nhưng mẫu mã thiết kế chưa thật sự đi vào cuộc sống. Cịn thời trang hàng ngày phần lớn lại được sưu tầm từ các cataloguc nước ngồi, khâu thiết kế cịn nhiều hạn chế, chưa xây dựng được thương hiệu mang nét đặc trưng và đạt tầm cỡ quốc tế. Đĩ cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến hàng dệt may Việt Nam dù cĩ ưu thế nhưng vẫn chưa thể tự chủ để phát triển và hội nhập với thương trường quốc tế.
Mặt khác, một sản phẩm sau khi được đưa ra thị trường lại được duy trì trên thị trường khá lâu. Chỉ khi nào thấy người tiêu dùng đã chán sản phẩm đĩ, doanh nghiệp mới thơi khơng sản xuất nữa. Điều này cĩ tác hại rất lớn là, mặc dù khi doanh nghiệp phát hiện ra sự đi xuống trong chu kỳ sống của sản phẩm thì dừng lại khơng sản xuất nữa nhưng thực ra trên thị trường vẫn tồn đọng một số lượng sản phẩm chưa tiêu thụ được. Khác với chúng ta, các doanh nghiệp nước ngồi biết kết thúc sản xuất ngay từ khi sản phẩm đang ở đỉnh cao của chu kỳ sống và đưa ra ngay sản phẩm mới khác.
Thứ tư: Khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh trở ngại thuế quan, để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Mỹ hàng dệt may Việt Nam phải đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm của các hãng sản xuất Mỹ và các nước xuất khẩu truyền thống vào thị trường này như Trung Quốc, ấn Độ và các nước Nam Mỹ. Mặt khác chúng ta mất dần lợi thế vào thị phần do giá hàng dệt may thường cao hơn các nước trong khu vực khoảng 10-15%,cao hơn giá hàng Trung Quốc khoảng 20%. Năng suất lao động trong ngành may bằng khoảng 50-70% so với các nước trong khu vực.
Thứ năm: Về hệ thống pháp luật và thơng tin của thị trường Mỹ:
Hệ thống luật pháp của Mỹ hết sức phức tạp, mỗi bang lại cĩ thể lệ riêng khơng thể áp dụng từ bang này sang bang khác. Trong khi đĩ, các doanh nghiệp lại thiếu kinh nghiệm về thị trường Mỹ, thiếu hiểu biết về mơi trường kinh doanh nước Mỹ và thiếu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế nên thường bị ép gi á, giao hàng khơng đúng thời hạn, chậm đổi mới. . . đã làm cho sức cạnh tranh vốn đã yếu của hàng hố Việt Nam càng khĩ cĩ thể thâm nhập nhanh và hiệu quả vào thị trường này.
Sự yếu kém trên nhiều phương diện của các doanh ngiệp Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Mỹ đã trở thành hàng rào cản trở việc thâm nhập vào thị trường Mỹ của các doanh ngiệp Việt Nam trong những năm qua. Vấn đề đặt ra là bất cứ lúc nào các doanh ngiệp Việt Nam cũng phải nhận thức được các cơ hội và thách thức trong việc thâm nhập vào thị trường Mỹ, trên cơ sở đĩ mà áp dụng các giải pháp đưa được nhiều hàng hố của Việt Nam sang Mỹ.
2.2.3. Những thời cơ và thách thức đặt ra đối với hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ:
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, việc kí kết và thực thi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ sẽ đưa lại cho Việt Nam thời cơ và thách thức khơng nhỏ.
2.2.3.1. Thời cơ:
Hiệp định thương mại Việt -Mỹ (BTA) kí kết ngày 13/7/2000 được quốc hội hai nước phê chuẩn và cĩ hiệu lực từ ngày 10/12/2001 là cơ hội bằng vàng cho ngành dệt may Việt Nam. Hiệp định BTA cĩ hiệu lực và thị trường được mở rộng sẽ cho phép dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN hay NTR) và ưu đãi phổ cập -GSP với thuế xuất 0%. Đây là cơ hội tiên quyết để dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ mà khơng bị hạn chế bởi hạn ngạch hay giấy phép nhập khẩu của chính phủ Mỹ đang áp dụng với các nước khác, lợi thế này chỉ cĩ thể kéo dài trong vịng 1 năm kể từ khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ cĩ hiệu lực. Song nếu biết tận dụng cơ hội thì các doanh ngiệp dệt may Việt Nam cĩ thể đẩy mạnh hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này.
An ninh kinh tế và chính trị của Việt Nam được các tổ chức cĩ uy tín trên thế giới xếp loại nhất trong khu vực Châu á. Vì vậy sự kiện 11-9 lại là cơ hội vàng cho ngành dệt may Việt Nam, vì các doanh nghiệp Mỹ khơng muốn ký kết hợp đồng làm ăn với những nơi khơng ổn định về chính trị. Nhiều đơn đặt hàng dệt may Mỹ từ những nước cĩ kim ngạch xuất khẩu lớn được chuyển sang những nước cĩ nền chính trị ổn định như Trung Quốc, Việt Nam. . . Các tập đồn lớn của Mỹ như JC PENNY, NIKE. . . đã chính thức đặt quan hệ với các doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời các nhà đầu tư nước ngồi sẽ tập trung triển khai nhanh các dự án dệt may tại Việt Nam. Vì Việt Nam là nước được cộng đồng quốc tế đánh giá là một thị trường tiềm năng ổn định và cĩ mức đầu tư tăng.
Mỹ bảo hộ hàng dệt là chính. Do đĩ lợi thế thứ ba là Việt Nam xuất khẩu hàng may mặc là chủ yếu, cịn hàng dệt hiện nay đang tụt hậu nên khơng đạt mục tiêu cao cho mặt hàng này vào thị trường Mỹ, bởi vậy khơng cần thiết phải áp dụng quota.
Một lợi thế nữa là: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật giúp cho các tổng cơng ty xuất khẩu Việt Nam giới thiệu và bán trực tiếp hàng may mặc cho người tiêu thụ thay vì qua các trung gian. Giá bán qua trung gian là giá đã bị ép rất nhiều, qua thương mại điện tử nếu bán trực tiếp được cho các bạn hàng lẻ thì giá cĩ khả năng nâng lên từ 30% đến 50% thậm trí từ 80% đến 100% so với giá bán cho các nhà nhập khẩu nước ngồi. Phương án thương mại điện tử và bán trực tiếp cho những người buơn bán lẻ và những người tiêu thụ vừa tăng giá hàng vừa nhân gấp bội lần số hàng xuất khẩu và giải quyết cơ bản việc các doanh nghiệp Việt Nam xé rào nhận gia cơng với giá thấp.
2.2.3.2 Bên cạnh những thời cơ, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn.
Hàng dệt may là lĩnh vực các nước đang phát triển cĩ lợi thế và tiềm năng phát triển cao bởi đặc thù của ngành này là sử dụng nhiều lao động, cơng nghệ tương đối dễ tiếp cận, quy mơ thị trường tiêu thụ lớn. . . Do vậy trong định hướng phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đưa dệt may trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn hướng ra thị trường khu vực và quốc tế. Tuy vậy, trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế gới, trước những khĩ khăn chủ quan cũng như khách quan của nền kinh tế nước nhà thì bên cạnh những cơ hội là khơng ít những thách thức đang chờ đĩn.
Thuế suất: Mỹ là thị trường tiềm năng với sức mua lớn và đa dạng về các sản phẩm dệt may. Thực tế cho thấy mặc dù sản phẩm dệt may Việt Nam đã bắt đầu tìm thấy hy vọng trên thị trường Mỹ nhưng qua những khĩ khăn mà ta gặp phải cho thấy nĩ chưa cĩ được vị trí vững chắc trên thị trường đầy hấp dẫn này. Những yếu tố pháp lý là những rào cản lớn cho hàng dệt may Việt Nam trong đĩ yếu tố quan trọng nhất là sự phân biệt đối sử về thuế suất do Việt Nam chưa ra nhập WTO.
Hạn ngạch: Thị trường Mỹ tuy tiềm năng vơ cùng to lớn nhưng Việt Nam vừa mới tiếp cận và được hưởng ưu đãi một năm thì Mỹ đã yêu cầu đàm phán để áp đặt hạn ngạch trong khi chỉ cịn hai năm nữa là bãi bỏ hạn ngạch hồn tồn. Để hồn thành quá trình đàm phán ra nhập chúng ta phải thoả mãn hàng loạt những yêu cầu của các nước thành viên WTO, điều đĩ đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường trong nước cho các nước thành viên khác thâm nhập và cùng đặt các nhà sản xuất hàng hố Việt Nam trước những thách thức hết sức to lớn. Rõ ràng mâu thuẫn giữa tất yếu hội nhập và thách thức cạnh tranh, bảo vệ và phát triển nền sản xuất dân tộc là mâu thuẫn khơng thể lý giải. Chúng ta hội nhập muộn màng, thời gian kinh tế thế giới tiến đến tồn cầu hố khơng cịn bao lâu nữa, nếu chúng ta do dự thì mặt trái của quá trình tồn cầu hố sẽ tác động vào nền kinh tế nước ta càng mạnh hơn.
Trong những tháng đầu năm 2003 này các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang lo lắng về việc Mỹ sẽ áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam. Mỹ chỉ áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may của Campuchia 27 tháng sau khi thực hiện Hiệp định thương mại với nước này và với Trung Quốc là 3 năm cịn Việt Nam chỉ chưa đầy 16 tháng sau khi thực thi Hiệp định thương mại song phương là khơng cơng bằng, đồng thời thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ kinh doanh. Tuy nhiên thực tế, trong vịng đàm phán thứ hai giữa Việt Nam và Mỹ về Hiệp định dệt may song phương diễn ra ngày 9/4/2003 tại Mỹ, hai bên đã cơ bản nhất trí Việt Nam sẽ xuất khẩu sang Mỹ số hàng dệt may trị giá tối đa là 1, 7 tỉ USD mỗi năm và riêng hạn ngạch (quota) tối thiểu của năm 2003 là 1, 5 tỉ USD. Như vậy Mỹ đã áp đặt hạn ngạch quá thấp so với năng lực sản xuất thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam.
Sự cạnh tranh gay gắt các sản phẩm của Mỹ và các nước suất khẩu truyền thống vào Mỹ như Bănglađet, ấn Độ... nhất là Trung Quốc.
Theo kết quả nghiên cứu của một nhĩm chuyên gia, khả năng tiếp cận thị trường nước ngồi hiện nay của ngành dệt may Việt Nam bị nhiều cản trở. Số lượng hạn ngạch được hưởng chỉ bằng 5% của Trung Quốc và bằng 10%-20% của các nước ASEAN, số mặt hàng bị hạn chế nhiều.
Trung Quốc giữ vị trí hàng đầu trong ngành dệt may thế giới về sản lượng sợi bơng và đứng thứ hai về sợi hố học (2, 9 triệu tấn). Kể từ đầu những năm 90, Trung Quốc luơn là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt và may mặc, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch buơn bán dệt may tồn cầu. Ngành dệt may Trung Quốc là một ngành cĩ sức cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường thế giới vì ngành này cĩ nhiều lợi thế rất lớn từ nguyên liệu bơng, xơ hố chất, thuốc nhuộm đến máy mĩc thiết bị sợi, dệt, hồn tất đều do các ngành sản xuất trong nước cung cấp cùng với giá nhân cơng thấp và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc đã làm cho ngành này phát triển nhanh chĩng. Trung Quốc lại là thành viên của WTO và đã được hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ từ nhiều năm nay nên đã chiếm lĩnh được thị trường quan trọng này.
Mặt khác các doanh nghiệp Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống cập nhật thơng tin chính xác cũng như cĩ khả năng thích ứng kịp thời trước những yêu cầu mới của thị trường để luơn tung ra những sản phẩm mới. Về điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa theo kịp. Ngồi ra theo các chuyên gia nghiên cứu cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ nghĩ tới việc thay đổi mẫu mã sản phẩm khi chu kỳ sống của sản phẩm đĩ đã bước sang giai đoạn thối trào, hàng khơng bán được nữa. Điều này khiến cho dù đã chấm dứt sản xuất nhưng sản phẩm đĩ vẫn cịn lưu thơng rất nhiều trên thị trường. Trong khi đĩ, các doanh nghiệp Trung Quốc luơn thay đổi mẫu từ khi sản phẩm vẫn cịn đang ăn khách nên mẫu mã hàng hố của các doanh nghiệp Trung Quốc luơn mới.
Như vậy ta thấy sản phẩm dệt may củaTrung Quốc cĩ sự cạnh tranh với sản phẩm dệt may của nước ta gay gắt nhất, khơng những sự cạnh tranh đĩ ở những thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản... mà cịn tại trong thị trường nội địa của Việt Nam.
Phần 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt May vào thị trường Mỹ.
Để xây dựng hình ảnh sản phẩm dệt may Việt Nam “ cĩ chất lượng - uy tín trách nhiệm xã hội” và trước tình trạng hạn ngạch bị áp đặt quá khắt khe, một thị trường đầy biến động chúng ta cần phải đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.
3.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp.
3.1.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh.
Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải cĩ khả năng cạnh tranh cao. Đặc biệt đối với ngành sản xuất dệt may, do cĩ đặc điểm là khơng địi hỏi vốn lớn, lại thu hồi vốn nhanh và sử dụng nhiều lao động, là ngành được hầu hết các nước đang phát triển tham gia, nên mức độ cạnh tranh càng cao.
Nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Trong điều kiện kinh tế thị trường với xu thế tồn cầu hố đang diễn ra mạnh mẽ, địi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cơ cấu kinh doanh phù hợp để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra cĩ sức cạnh tranh quốc tế. Trong đĩ phải kể đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Bởi vì chất lượng và giá cả của sản phẩm là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển và sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế.
Ngồi ra, các thị trường lớn đang dần dần dỡ bỏ hạn ngạch, đến năm 2005 đối với các nước đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ khơng cịn mặt hàng dệt may nào bị áp đặt hạn ngạch “trong xu thế như vậy tất nhiên ai đáp ứng được chất lượng, giá hạ, đáp ứng nhanh đơn hàng, mới cĩ thể đáp ứng được” và chính Trung Quốc đã tận dụng được ưu thế này để dành phần lớn thị phần ở các thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất.
Nâng cao tay nghề đội ngũ cơng nhân lành nghề và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý. Như ta đã biết lợi thế so sánh của nước ta so với các nước khác là lao động rẻ nhưng khơng mãi mãi. Do đĩ, phát triển và xây dựng nguồn nhân lực hiệu quả được xem là yếu tố cĩ tính chiến lược then chốt. Rõ ràng, vào thời điểm hiện nay Việt Nam đang cĩ lợi thế về mặt lao động so với nhiều nước khác trên thế giới cũng như trong khu vực, cho nên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ cĩ thể cạnh tranh được bằng giá cả nếu các mức thuế bị đánh vào hàng xuất khẩu bằng nhau và chất lượng như nhau. Việt Nam cịn bị thiệt thịi do hàng Việt Nam xuất ra thị trường quốc tế quá muộn cho nên các nhãn hiệu sản phẩm Việt Nam chưa được nhiều người biết đến, thị trường mở rộng khĩ khăn do thĩi quen khĩ thay đổi của người tiêu dùng. Vì thế Việt Nam cần tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư đã cĩ danh tiếng trên thế giới, sản xuất các loại mặt hàng sử dụng nguồn lao động nhiều và rẻ của Việt Nam nhưng lại sản suất bằng cơng nghệ tiên tiến của các hãng nổi tiếng để sản xuất ra mặt hàng gắn nhãn hiệu của họ. Điều đĩ cho phép các sản phẩm của Việt Nam vượt qua các loại hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan để cạnh tranh trên thị trường thế giới bằng mức giá rẻ và chất lượng khơng kém so với các loại sản phẩm của hãng đĩ sản xuất ở nước khác. Bằng cách như vậy sản phẩm của Việt Nam mới dần dần tìm được thị trường mới, đi vào thĩi quen của người tiêu dùng khĩ tính và ít thay đổi. Đồng thời Việt Nam cĩ thể tận dụng và phát triển một cách cĩ hiệu quả nguồn nhân lực của mình để đạt được các mặt hàng chất lượng thế giới.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo, khuếch trương sản phẩm của Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Tạo lập tên tuổi thương hiệu cho sản phẩm: Muốn xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm dệt may phải cĩ được nhãn mác riêng của mình. Nếu khơng tạo lập được tên tuổi riêng cho các sản phẩm, thì ngành dệt may mà nhất là dệt may Việt Nam sẽ mãi mãi chỉ là “may gia cơng”.
Bản thân doanh nghiệp ngay từ đầu phải xác định được tầm quan trọng của thương hiệu “Muốn xây dựng tương lai doanh nghiệp thì một trong những yếu tố khơng thể thiếu là chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp”. Đối với ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, tuỳ thị trường mục tiêu là nội địa hoặc xuất khẩu mà mỗi doanh nghiệp cần quyết định việc xây dựng thương hiệu phù hợp cho sản phẩm hoặc cho doanh nghiệp. Thị trường nội địa với trên 80 triệu dân, tuy vẫn cịn tâm lý chuộng hàng ngoại, nhưng đã bắt đầu chấp nhận và cổ vũ cho hàng Việt Nam và thương hiệu Việt Nam. Tuy nhiên đối với thị trường nước ngồi nhất là Mỹ thì do người tiêu dùng tại thị trường này chỉ quen với các nhãn hiệu đã nổi tiếng của các nhà thiết kế và sản xuất hàng thời trang nước ngồi nên các thương hiệu thời trang Việt Nam rất khĩ thâm nhập.
Do vậy, hiện tại chưa nên xây dựng thương hiệu sản phẩm tại thị trường nước ngồi mà cần tập trung nguồn lực để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cĩ tín nhiệm về quản lý chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn, cĩ khả năng giao hàng nhanh và cĩ trách nhiệm cao với cộng đồng xã hội. Mục tiêu là tạo dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp sản xuất cĩ uy tín nhằm thu hút đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu nước ngồi cĩ nhãn hiệu và đẳng cấp cao với đơn đặt hàng lớn, ổn định và giá cả phù hợp. Đĩ cũng là con đường mà rất nhiều nhà sản xuất hàng dệt may Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... đã và đang làm rất thành cơng và đã giúp cho ngành cơng nghiệp dệt may của các nước trên phát triển hàng chục năm nay. Xâydựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp tại thị trường nước ngồi là bước đi phù hợp nhất trong hồn cảnh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay.
Ngồi ra, cần xúc tiến nhanh việc thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm, tiếp tục tổ chức nhiều đồn doanh nghiệp sang tìm kiếm cơ hội kinh doanh, cĩ chính sách hỗ trợ thành lập văn phịng đại diện tại Mỹ, giúp các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu và bảo vệ thương hiệu.
Mặt khác, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phấn đấu để đạt được chứng chỉ WRAP (Wordwide Responsble Apparel Prudction) nhằm nâng cao uư thế cạnh tranh trong việc tìm kiếm khách hàng Mỹ. Bởi vì đạt được chứng chỉ WRAP là phương thức hiệu quả để chứng minh việc cam kết và tuân thủ điều kiện và mơi trương làm việc với khách hàng hiện tại, đồng thời thuận lợi cho việc thu hút khách hàng mới từ thị trường Mỹ và thế giới. WRAP là một tổ chức chứng nhận hệ thống tuân thủ về điều kiện lao đơng cho ngành may mặc được ủng hộ bởi hiệp hội may mặc và giầy Mỹ. Hiệp hội này gồm hơn 300 cơng ty thuộc ngành may mặc trong đĩ cĩ nhiều thương hiêu nổi tiếng chiếm lĩnh 80% thị trường phân phối của Mỹ.
3.1.2. Tập trung sản xuất hướng về xuất khẩu.
Liên doanh liên kết. Tăng cường tham gia liên doanh liên kết vào các hiệp hội ngành hàng để hạn chế tình trạng hàng hố Việt Nam bị ép giá trên thị trường Mỹ. Thực tế cho thấy liên kết dệt may là vấn đề nhức nhối nhất trong tổ chức sản xuất của ngành dệt may Việt Nam. Hiện nay, sức cạnh tranh kém, hiệu quả thấp cũng bắt nguồn từ việc chưa thực hiện được mối liên kết này.
Thơng thường các doanh nhân Mỹ đặt hàng với khối lượng lớn. Các nhà phân phối Mỹ thường thiết lập hệ thống phân phối tồn cầu, nghĩa là khơng chỉ bán ở Mỹ mà theo các kênh đi khắp thế giới. Trong khi đĩ các doanh nghiệp Việt Nam với quy mơ vừa và nhỏ, khả năng tổ chức và nguồn lực cĩ hạn khĩ lịng đáp ứng được các đơn hàng cĩ quy mơ lớn. Do vậy nếu nhận được đơn hàng vượt quá khả năng của mình các doanh nghiệp nên liên kết với các doanh nghiệp khác cùng ngành hàng để đảm bảo quy mơ và thời gian giao hàng. Giảm bớt cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước cùng hợp tác xuất khẩu.
Trước thực tế xuất khẩu dệt may sang Mỹ hiện nay sản phẩm dệt may của Việt Nam phải cĩ tính cạnh tranh tối ưu hơn các quốc gia khác vì thế các doanh nghiệp trong nước khơng nên cạnh tranh lẫn nhau mà phải tập trung nhau lại giúp đỡ lẫn nhau để tạo thế và lực cạnh tranh với các nước khác.
3.1.3. Tích cực nghiên cứu thị trường.
Nắm bắt thơng tin kịp thời. Tăng cường cơng tác nghiên cứu thị trường, nắm vững các thơng tin về hệ thống pháp luật và các đặc điểm tiêu dùng của người Mỹ. Để vào được thị trường Mỹ, các doanh nghiệp khơng những phải nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm cĩ sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả mà điều quan trọng khơng kém là phải thơng thạo hệ thống lụât pháp của Mỹ, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu.
Tận dụng sự phát triển của cơng nghệ thơng tin một cách cĩ hiệu quả. Các biện pháp này cĩ thể được thực hiện thơng qua các hội chợ, triển lãm và đặc biệt là thơng qua mạng Internet. Để cĩ thể hoạt động tốt trong thương mại điện tử, các doanh nghiệp cần xác định bước đi thích hợp trong sử dụng Intenet, cụ thể là: Chuẩn bị làm việc trong mơi trường tiếng Anh là chủ yếu, nhanh chĩng làm quen và sử dụng các dịch vụ Internet như thư điện tử ( E-mail). Thơng qua E -mail doanh nghiệp cĩ thể truyền tải văn bản, hình ảnh, tương lai cĩ cả vidio và âm thanh. Tham gia trao đổi tin tức trên mạng Internet. Doanh nghiệp cĩ thể tham gia trao đổi theo một nhĩm chuyên ngành hẹp theo chủ đề doanh nghiệp quan tâm. Bằng cách này, doanh nghiệp cĩ thể tiến hành nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, tiếp xúc với khách hàng.
Tiến hành mua bảo hành cho sản phẩm. Theo luật trách nhiệm sản phẩm của Mỹ, nếu người sản xuất thua kiện liên quan đến chất lượng sản phẩm sẽ bị tịch biên tất cả tài sản ở thị trường Mỹ, và khơng bao giờ cĩ thể quay lại kinh doanh tại thị trường này. Vì vây, các nhà sản xuất Việt Nam nên mua bảo hành cho các thiệt hại về trách nhiệm sản phẩm. Loại bảo hành này khơng những bảo hành các rủi ro về trách nhiệm sản phẩm mà cịn bảo hành các rủi ro khi quá cảnh qua biển và các loại rủi ro khác cĩ liên quan.
Nghiên cứu kỹ các đặc diểm, yêu cầu của thị trường Mỹ và đề ra các chiến lược phù hợp. Mỹ là nước cĩ hệ thống pháp luật phức tạp nhưng chặt chẽ và khắt khe thuộc loại hàng đầu thế giới. Do tính chất nghiêm ngặt của luật pháp Mỹ nên các doanh nghiệp Việt Nam quen kiểu làm ăn cĩ tính chất chụp giật, luồn lách sẽ dễ mắc sai lầm và phải trả giá đắt khi kinh doanh với Mỹ. Để kinh doanh thành cơng trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu các cơng cụ cơ sở thương mại của Mỹ, nắm vững các đạo luật về bảo vệ mơi trường, luật chống độc quyền, luật về trách nhiệm sản phẩm... Tích cực tìm hiểu về thị trường Mỹ, thu nhập và sử lý tốt các thơng tin để cĩ các quyết định đúng khi thâm nhập vào thị trường Mỹ.
3.2. Các giả pháp tầm vĩ mơ.
3.2.1. Hỗ trợ các doang nghiệp dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thường xuyên cung cấp các thơng tin cập nhật về thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp.
Các thơng tin về hệ thống luật pháp, về thị trường cho các doanh nghiệp lần đầu tiên kinh doanh ở thị trường Mỹ, về giá cả, cạnh tranh, biến đổi trong nhu cầu tiêu dùng. Để làm tốt điều này, địi hỏi phải cĩ sự nỗ lực của các cơ quan tham tán thương mại. Nhà nước cĩ thể thành lập các văn phịng đại diện theo từng khu vực địa lý lớn ở Mỹ hoặc các hiệp hội của mỗi ngành phải hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các thơng tin mới. Ngồi ra cần cĩ sự phối hợp các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng lớn, cĩ thể tổ chức các lớp học định kỳ hoặc thường xuyên nhằm bồi dưỡng kiến thức cho các doanh nghiệp.
Hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu. Đổi mới hoạt động của các bộ phận thương vụ, đại diện thương mại Việt Nam ở Mỹ nhằm xúc tiến được các cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, gắn với nhu cầu tiếp thị và hiệu quả của các doanh nghiệp. Các thơng tin này cần chú trọng tìm hiểu thị trường và cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo tính nhanh nhạy và giúp cho các doanh nghiệp cĩ thể đáp ứng kịp thời những thay đổi của thị trường và nắm bắt được những nhu cầu mới phát sinh. Đồng thời cũng cần xem xét và thoả thuận cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được mở văn phịng đại diện ở Mỹ để củng cố và phát triển kiện tồn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của các bộ ngành liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu qủan lý nhà nước về xuất khẩu, cĩ quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, điều hành hạot động xuất nhập khẩu nhằm thực hiện tốt luật thương mại.
Nhà nước đầu tư thành lập ngân hàng dữ liệu cơng nghệ và áp dụng chế độ đăng ký, kiểm nghiệm chất lượng đối với hành xuất khẩu. Để giải quyết các khĩ khăn về chất lượng của hàng hố Việt Nam tại Mỹ, nhà nước cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới cơng nghệ thơng qua cung cấp các thơng tin về cơng nghệ và áp dụng chế độ đăng ký, kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng xuất khẩu. Việc áp dụng chế độ đăng ký và kiêm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng xuất khẩu sẽ vừa thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến vấn đề cơng nghệ, vừa nâng cao uy tín cho hàng hố Việt Nam trên thị trường Mỹ nĩi riêng và thị trường thế giới nĩi chung. Chất lượng hàng hố xuất khẩu cĩ thể được nâng cao, từ đĩ tạo ra sức cạnh tranh cho hàng hố Việt Nam bằng cách áp dụng chế độ kiểm tra chất lượng bát buộc đối với mặt hàng cĩ kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may.
Ngành hải quan và ngành thuế tiếp tục cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục đĩng và hồn thuế... để giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian giao nhận hàng và thanh lý. Cho phép doanh nghiệp được tính dung sai trong kiểm tra vật tư nhập khẩu. Cho phép doanh nghiệp miễn thanh lý vật tư nhập khẩu nếu giá trị cịn lại ở mức hợp lý. Linh hoạt trong việc kiểm tra nhãn xuất xứ hàng sản xuất tại Việt Nam. Khơng bắt buộc doanh nghiệp phải đĩng VAT vật tư nhập khẩu để sản xuất ngay khi nhận hàng.
3.2.2. Tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng vải, đảm bảo nguyên vật liệu thay thế và hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp cung cấp phụ liệu, nguyên liệu may mặc trong nước.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước đổ vào ngành sợi, dệt đã đưa năng lực sản xuất của ngành này tăng vọt. Tuy nhiên, quy mơ vẫn chưa theo kịp nhu cầu của ngành may. Do đĩ phải tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng vải, đảm bảo nguyên vật liệu thay thế và hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp cung cấp phụ liệu, nguyên liệu may mặc trong nước.
Bằng cách:
- Phát triển sản xuất phụ liệu may trong nước với cơng nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu may xuất khẩu.
- Cĩ chính sách khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước, ưu tiên hạn ngạch cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu trong nước.
- Hoạch định chiến lược động bộ về phát triển các vùng nguyên liệu cho cơng nghiệp dệt, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm dệt.
- Phụ liệu cho sản phẩm may cĩ thể chiếm 25%-35% giá thành, vì thế ngồi việc phát triển sản xuất phụ liệu trong nước cịn phải chủ động lựa chọn ổn định việc nhập khẩu các phụ liệu cho sản phẩm may.
Như vậy, việc nâng cao định hướng phát triển ngành dệt khơng chỉ xem xét trình độ hiện tại của cơng nghiệp dệt mà cịn đặt trong mối liên hệ liên ngành, những tính tốn cả về mặt kinh tế và xã hội đặt trong sự chuyển biến tích cực cả về trình độ cơng nghệ và năng lực quản lý. Vì vậy chú trọng đầu tư phát triển ngành sợi dệt Việt Nam cĩ khả năng thoả mãn được cả những yêu cầu của bản thân ngành dệt may và yêu cầu chung của nền kinh tế quốc dân.
3.2.3. Phát huy hơn nữa vai trị của Hiệp hội dệt may Việt Nam.
Hiệp hội dệt may là một tổ chức trung tâm hội nhập đồn kết giữa các doanh nghiệp trong ngành dệt may cả nước khơng phân biệt thành phần kinh tế, hoạt động theo điều lệ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện và trên cơ sở tuân thủ luật pháp của Nhà nước. Trước tình hình hiện nay, Hiệp hội cần cĩ vai trị tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ cung cấp thơng tin tìm kiếm thị trường và giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp thành viên. Mặt khác, là đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hiệp hội cần tích cực tham gia hoạt động với các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan đến hoạt động ngành dệt may như: AFTEX (Hiệp hội dệt may ASEAN) , Diễn đàn ngành dệt may vùng Châu á Thái Bình Dương... để trao đổi thơng tin và kiến nghị những chính sách về mậu dịch của ngành dêt may trong nước đối với khu vực và thế giới.
Kết luận
Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thì ngành dệt may chiếm một tỷ trọng khá lớn, là ngành hàng mũi nhọn để xuất khẩu. Việt Nam cĩ tiềm năng rất lớn trong việc sản xuất hàng dệt may, đây là ngành phù hợp với điều kiện kinh tế và phát huy được các lợi thế so sánh của Việt Nam. Nĩ cĩ vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì thu hút được nguồn lao động lớn, tạo cơng ăn việc làm đồng thời tạo nguồn hàng xuất khẩu cĩ giá trị cao.
Do vai trị tạo đà cho nền kinh tế cất cánh ta thấy đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ” cĩ ý nghĩa thực tiễn rất cao. Bởi vì Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới . Riêng trong quý I năm 2003 Mỹ đã nhập tới 500 triêu USD trong tổng số 850 triệu USD hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu dệt may sang Mỹ đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu Việt Nam vì phía Mỹ đã áp đặt hạn ngạch quá thấp so với khả năng xuất khẩu dêt may của nước ta (1, 7 tỷ USD). Trước tình hình đĩ, Nhà nước và các doanh nghiệp cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau để đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác tối đa tiềm năng của thị trường này.
Mặt khác trước lượng hạn ngạch bị han chế, doanh nghiệp phải tìm cách nâng giá trị của hàng lên vì phía Mỹ chỉ khống chế về số lượng chứ khơng khống chế về doanh số. Đồng thời trong tổng số 120 cat hàng dêt may thì chỉ cĩ 38 cat bị áp đặt hạn ngạch, do đĩ doanh nghiệp phải chủ động tìm khách hàng mua những cat khơng bị áp đặt hạn ngạch để khai thác. Đây chính là hướng mở cho những doanh nghiệp khơng muốn cạnh tranh xuất khẩu vào Mỹ với những cat bị áp đặt hạn ngạch, những cat “nĩng” cĩ nhiều doanh nghiệp làm.
Hiệp định dệt may Việt -Mỹ đã được ký kết và cĩ hiệu lực từ 01/05/2003. Lượng hạn ngạch Mỹ áp dụng đối với Việt Nam là khoản 1, 7 tỷ USD. Đĩ là con số tối đa mà doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mỹ cần phải đạt được so với tiềm năng tối đa của mình. Do đĩ triển vọng đối với ngành dêt may xuất khẩu trong thời gian tới sang Mỹ đã được hạn chế số lượng. Chúng ta chỉ cĩ thể tìm cách giữ vững thị trường hiện cĩ ở Mỹ và chờ đợi đến khi Việt Nam gia nhập WTO. Khi đĩ thị trường Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng mà nước ta cần phải vươn tới và khai thác với số lường cao hơn rất nhiều so với bây giờ.
Danh mục tài liệu tham khảo.
- Giáo trình Kinh Tế Và Quản Lý Cơng Nghiệp – Nhà xuất bản Giáo Dục - 1999
- Tổng quan về cạnh tranh cơng nghiệp Việt Nam - NXB Giáo Dục
- Tạp chí Thương Mại số 8, số 4, số 21 năm 2001; số 3, 4 , 10 năm 2002; số 2, số 3, số 4, số 11 năm 2003
- Tạp chí Cơng Nghiệp số 4, số 13 năm 2001. Số 24/2003
- Thời báo kinh tế Sài Gịn số1 năm 2001; số 8, số 10, số 12, 15 năm 2003.
- Tạp chí Kinh Tế và Phát Triển số 52, 54 năm 2001;
- Tạp chí Lao Động vµ X· Héi sè 1 n¨m 2001;
- T¹p chÝ Th¬ng NghiƯp ThÞ Trêng ViƯt Nam sè 11 n¨m 2001
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0691.doc