Tiểu luận Tình huống về việc chiếm đoạt tài sản
TÌNH HUỐNG :
A là chủ kiêm lái xe chở xăng dầu, A kí hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vận chuyển cho công ty như sau: Khi nhận được dầu, A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau đó A đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang sẵn đúng 200 lít. Đến địa điểm giao hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe. Bằng thủ đoạn trên A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển với tổng trị giá trị là 100 triệu đồng thì bị phát hiện.
1. Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A? (5 điểm)
2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A hay không? Nếu có thì tội danh cho hành vi của B là tội gì? (2 điểm).
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG :
I. Xác định tội danh của A :
Trước hết, ta có thể khẳng định : A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được qui định tại điều 140 – BLHS.
- Khách thể: A đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu, trong trường hợp này A đã xâm phạm đến quyền sở hữu dầu của công ty X. Trong thời gian được thuê vận chuyển dầu chạy máy cho công ty, A đã lấy đi số dầu được thuê vận chuyển với tổng giá trị là 100 triệu đồng.
- Chủ thể: A là chủ kiêm lái xe chở xăng dầu đã ký hợp đồng với công ty X để vận chuyển dầu cho công ty. Công ty X đã tín nhiệm A và giao dầu cho A vận chuyển trên cơ sở hợp đồng. Theo hợp đồng thì việc A và công ty X giao và nhận dầu là hoàn toàn ngay thẳng. Trong trường hợp này A đã đủ tuổi để điều khiển xe ô tô do đó A đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy chủ thể trong trường hợp này là A đã đủ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình huống về việc chiếm đoạt tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HUỐNG :
A là chủ kiêm lái xe chở xăng dầu, A kí hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vận chuyển cho công ty như sau: Khi nhận được dầu, A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau đó A đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang sẵn đúng 200 lít. Đến địa điểm giao hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe. Bằng thủ đoạn trên A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển với tổng trị giá trị là 100 triệu đồng thì bị phát hiện.
1. Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A? (5 điểm)
2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A hay không? Nếu có thì tội danh cho hành vi của B là tội gì? (2 điểm).
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG :
I. Xác định tội danh của A :
Trước hết, ta có thể khẳng định : A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được qui định tại điều 140 – BLHS.
- Khách thể: A đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu, trong trường hợp này A đã xâm phạm đến quyền sở hữu dầu của công ty X. Trong thời gian được thuê vận chuyển dầu chạy máy cho công ty, A đã lấy đi số dầu được thuê vận chuyển với tổng giá trị là 100 triệu đồng.
- Chủ thể: A là chủ kiêm lái xe chở xăng dầu đã ký hợp đồng với công ty X để vận chuyển dầu cho công ty. Công ty X đã tín nhiệm A và giao dầu cho A vận chuyển trên cơ sở hợp đồng. Theo hợp đồng thì việc A và công ty X giao và nhận dầu là hoàn toàn ngay thẳng. Trong trường hợp này A đã đủ tuổi để điều khiển xe ô tô do đó A đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy chủ thể trong trường hợp này là A đã đủ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
- Mặt khách quan: Trong trường hợp này, A đã có hành vi khách quan là rút dầu của công ty X đem bán và sau đó có thủ đoạn là dùng nước thay thế lượng dầu đó để thoát qua khâu kiểm tra. Việc A chiếm đoạt tài sản của công ty X xuất phát từ hợp đồng thuê vận chuyển của công ty X đối với A. Công ty X đã thuê A và giao dầu để A vận chuyển một cách ngay thẳng như trong hợp đồng, cả hai bên đều có đủ điều kiện để thực hiện sự thỏa thuận và A phải có trách nhiệm giao đầy đủ số dầu đến nơi giao hàng. Nhưng sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vận chuyển của công ty. Từ đó, A đã không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết như trong hợp đồng. A đã có hành vi trái pháp luật là chiếm tài sản của công ty cho cá nhân như sau: Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau đó A đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang sẵn đúng 200 lít. Đến địa điểm giao hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe. Sau khi đã nhận dầu, A nảy sinh ý định lạm dụng lòng tin của công ty X mà chiếm đoạt dầu đang do mình vận chuyển. Trong mỗi lần vận chuyển dầu, A đã rút ra 200 lít để bán cho B, rõ ràng hành vi này của A cho thấy A đã trái với nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng. A biết mình rút dầu ra sẽ làm giảm trọng lượng của xe nên đã có thủ đoạn gian dối là đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang sẵn đúng 200 lít để thay thế số dầu đã lấy. Đến địa điểm giao hàng chiếc xe được cân đúng trọng lượng nên được nhập dầu vào kho. Khi xe trở ra, phải cân lại một lần nữa để đảm bảo rằng xe đã giao toàn bộ số dầu. Nhưng vẫn còn 200 lít nước trong thùng phuy trên xe sẽ thừa ra nên A lại dùng thủ đoạn là lén lút bí mật đổ hết số nước đó để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe. Như vậy, sau khi nhận được dầu từ công ty X, A đã có thủ đoạn gian dối và lén lút để chiếm đoạt dầu của công ty thực hiện qua những hành vi phân tích ở trên.
Đối tượng tác động trong hành vi phạm tội của A là số dầu của công ty X đã bị rút ra để bán cho B.
A đã bằng thủ đoạn bội tín, tức là nhận được sự tín nhiệm của công ty X giao cho vận chuyển dầu chạy máy thông qua hợp đồng nhưng đã phụ lòng tin này, tức là đã vi phạm hợp đồng để chiếm đoạt một phần dầu trong đó.
Cần phân biệt hành vi phạm tội của A với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản để xác định một cách rõ ràng tội danh cho hành vi của A. Trong tội lừa đảo, kẻ phạm tội phải có hành vi gian dối mới nhận được tài sản, y đã chủ động làm cho người khác tin nhầm mà giao tài sản cho y chiếm đoạt. Ngược lại trong hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thì việc giao nhận tài sản là hoàn toàn ngay thẳng, kẻ phạm tội không có hành vi gian dối nào, và có đủ điều kiện để để thực hiện sự thỏa thuận. Chỉ sau khi đã nhận hàng, y mới nảy sinh ý định lạm dụng lòng tin mà chiếm đoạt tài sản đã có sẵn trong tay và che giấu bằng thủ đoạng gian dối. Như vậy, trong trường hợp này rõ ràng hành vi khách quan của A là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công ty X.
- Hậu quả của hành vi: Trong trường hợp này hậu quả mà A đã gây ra là thiệt hại cho công ty X với tổng giá trị dầu là 100 triệu đồng.
- Mặt chủ quan: lỗi của A ở đây chắc chắn là lỗi cố ý. A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả về hành vi của mình là sẽ gây ra thiệt hại cho công ty X. Mục đích của A là mong muốn chiếm đoạt một phần dầu để đem đi bán trong quá trình vận chuyển cho công ty X.
Như vậy, thông qua các dấu hiệu pháp lý của hành vi phạm tội do A thực hiện thì A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 BLHS. Căn cứ vào giá trị tài sản mà A chiếm đoạt số dầu có tổng trị giá là 100 triệu đồng thì tội phạm mà A thực hiện thuộc Điểm d Khoản 2 Điều 140 BLHS về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
“….2. Phạm tội thược một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.”
II. B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A hay không? Nếu có thì tội danh cho hành vi của B là gì?
Vấn đề B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A phụ thuộc vào ý thức chủ quan của B, xem B có lỗi với hành vi của mình hay không.
Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp B mua dầu của A mà B không biết số dầu đó A lấy từ đâu thì hành vi của B không phải là hành vi phạm tội. Trường hợp này, pháp luật quy định B không cần phải biết số dầu mà mình mua của A là từ đâu vì B là người thu mua dầu, ai có nhu cầu mua bán dầu đến chỗ B thì B sẽ giao dịch. Do đó B không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A. Bởi vì, trong trường hợp này, B không có lỗi với hành vi của mình.
Trong trường B biết rõ A phạm tội mà có (trường hợp mà pháp luật quy định B có thể biết, cần biết và buộc phải biết số dầu kia là do A rút của công ty X trong quá trình thực hiện hợp đồng) nhưng vẫn mua số dầu này vì một lí do nào đó chẳng hạn như lợi nhuận thì B sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự do có lỗi cố ý với hành vi của mình.
Khi B phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình thì tội danh của B được chia làm hai trường hợp:
* Nếu B không hứa hẹn từ trước với A mà khi chở dầu đến A mới cho B biết rằng dầu là của công ty X sau đó A mới rút dầu ra để bán cho B. Dù B biết như vậy là bất hợp pháp nhưng vẫn tiêu thụ cho A thì B sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, qui định tại Điều 250 BLHS. Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, dù người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bao nhiêu lần nhưng không có hứa hẹn trước thì cũng không coi là đồng phạm với người khác do phạm tội mà có tài sản đó. Do đó, trong trường hợp này, B không phải là đồng phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cùng với A. Tội danh của B được xác định là Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Xem xét các dấu hiệu pháp lí của hành vi phạm tội do B thực hiện trong trường hợp này:
- Khách thể: hành vi của B xâm phạm đến trật tự công cộng và trật tự pháp luật XHCN.
- Chủ thể: B là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
- Mặt khách quan : hành vi khách quan của tội phạm do B thực hiện là mua dầu do A phạm tội mà có. Trong trường hợp này, B biết rõ dầu là do A phạm tội nhưng vẫn thu mua nhiều lần mỗi khi A chạy xe tới.
- Mặt chủ quan : Lỗi của B trong trường hợp này là lỗi cố ý. B biết rõ lượng dầu mình tiêu thụ là do A phạm tội mà có, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và mong muốn thực hiện hành vi của mình.
Như vậy, xem xét hành vi phạm tội của B thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, qui định tại Điều 250 BLHS.
* Nếu B hứa hẹn trước với A rằng sẽ tiêu thụ dầu do A phạm tội mà có thì B là đồng phạm với A về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khi đó, B phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong trường hợp này, B thực hiện tội phạm với vai trò người giúp sức. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 BLHS: “Người giúp sức là người tạo ra điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Hành vi hứa hẹn tiêu thụ số thuốc do Atội mà có của b được thực tiễn xét xử từ trước tới nay thừa nhận và coi là dạng giúp sức tinh thần. Lời hứa hẹn trước của B tuy không tạo ra những điều kiện thuận lợi cụ thể nhưng cũng có những tác động tích cực vào quá trình thực hiện tội phạm của A. Sự tác động này thể hiện ở chỗ đã củng cố ý định phạm tội, củng cố quyết tâm phạm tội của người có hành vi phạm tội.
Mặt chủ quan của tội phạm: Về lí trí, B nhận thức rõ hành vi của A là nguy hiểm cho xã hội và cũng nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. Về ý chí, B mong muốn cùng hoạt động phạm tội chung với A. Do đó, trong trường hợp này, lỗi của B là lỗi cố ý.
Như vậy, trong tình huống này, B tham gia với vai trò là người giúp sức cho hành vi phạm tội của A, lỗi của B là lỗi cố ý. B là đồng phạm với A tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do đó, B phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản qui định tại Điều 278 BLHS.
Kết luận: A đã rút dầu bán cho B với tổng giá trị 100 triệu đồng và B đã tiêu thụ số dầu này thì:
- B không phạm tội và không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu B không biết số dầu đó do A phạm tội mà có.
- B phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo qui định tại Điều 250 BLHS nếu B biết số dầu đó do A phạm tội mà có, nhưng B không hứa hẹn trước rằng sẽ tiêu thụ tài sản do A phạm tội mà có.
- B phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 278 BLHS với vai trò là người đồng phạm giúp sức cho A nếu C biết số thuốc đó do A phạm tội mà có và B đã hứa hẹn trước với A rằng sẽ tiêu thụ số thuốc này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình luật hình sự Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân,2007
Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam( sửa đổi bổ sung ngày 19/6/2009), Nhà xuất bản Lao Động
www.diendanphapluat.vn
Luathoc.com
Tội phạm và cấu thành tội phạm, PGS,TS Nguyễn Ngọc Hòa, nhà xuất bản Công an Nhân Dân, Hà nội 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai tap luat 259.doc