MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
I. Tổng quan về sống thử 2
1. Nguồn gốc và sự phát triển 2
2.Khái niệm sống thử 3
3. Nguyên nhân và mục đích sống thử 4
3.1. Nguyên nhân 4
3.1.1. Nguyên nhân bản thân 4
3.1.2. Nguyên nhân gia đình 4
3.1.2. Nguyên nhân gia đình 4
3.1.3. Nguyên nhân xã hội 5
3.2. Mục đích sống thử 5
4. Phân tích mặt lợi và mặt hại 6
II. Thực trạng sống thử trong sinh viên 8
1. Dấu chấm hết của quá trình sống thử 8
2. Những kết thúc có hậu 10
3. Những kết cuộc bi đát 11
III. Các ý kiến tham khảo 13
1. Ý kiến của chuyên gia 13
2. Ý kiến của các bậc phụ huynh 14
2.1. Phụ huynh đồng ý cho con sống thử 14
2.1.1. Khi phụ huynh gật đầu trước việc con sống thử 14
2.1.2. Sự thật đằng sau những cái gật đầu 15
2.2. Những tâm sự của một người mẹ 16
2.2. Những tâm sự của một người mẹ 16
3. Ý kiến của các sinh viên 19
IV. Biện pháp khắc phục 21
1. Đối với người đã sống thử 21
2. Đối với người đang sống thử 21
3. Đối với người sắp sống thử 21
V. Kết luận 22
Lời mở đầu
Văn hoá Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nó một cách dễ hiểu, văn hoá là đặc điểm riêng biệt dùng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Niềm tự hào của người Việt Nam chúng ta khi được bạn bè trên thế giới biết đến, chính là quốc gia có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập như ngày nay, là cơ hội để chúng ta phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, học hỏi những cái hay, cái tốt đẹp để làm giàu thêm cho nền văn hoá nước nhà. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần ngăn chặn những cái xấu làm ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của người Việt Nam. Nghĩa là chúng ta hòa nhập chứ không hoà tan. Một trong những vấn dề đáng quan tâm hiện nay là văn hóa sống thử trong giới trẻ. Có rất nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều được đưa ra đối với vấn đề này.
Bài tiểu luận của nhóm mình được thực hiên trên các quan điểm, các thống kê khách quan về việc sống thử, nhằm cung cấp cho các bạn cái nhìn toàn diện nhất về tình trạng sống thử của sinh viên. Mong rằng, qua đó, các bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn hơn về vấn đề này, hay ít nhất là rút ra được một kinh nghiệm gì đó.
Nếu các bạn thấy có thiếu sót điều chi hay có chỗ nào không hài lòng về bài viết, nhóm mình mong các bạn nhiệt tình đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11018 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình trạng sống thử của sinh viên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
I. Tổng quan về sống thử 2
1. Nguồn gốc và sự phát triển 2
2.Khái niệm sống thử 3
3. Nguyên nhân và mục đích sống thử 4
3.1. Nguyên nhân 4
3.1.1. Nguyên nhân bản thân 4
3.1.2. Nguyên nhân gia đình 4
3.1.2. Nguyên nhân gia đình 4
3.1.3. Nguyên nhân xã hội 5
3.2. Mục đích sống thử 5
4. Phân tích mặt lợi và mặt hại 6
II. Thực trạng sống thử trong sinh viên 8
1. Dấu chấm hết của quá trình sống thử 8
2. Những kết thúc có hậu 10
3. Những kết cuộc bi đát 11
III. Các ý kiến tham khảo 13
1. Ý kiến của chuyên gia 13
2. Ý kiến của các bậc phụ huynh 14
2.1. Phụ huynh đồng ý cho con sống thử 14
2.1.1. Khi phụ huynh gật đầu trước việc con sống thử 14
2.1.2. Sự thật đằng sau những cái gật đầu 15
2.2. Những tâm sự của một người mẹ 16
2.2. Những tâm sự của một người mẹ 16
3. Ý kiến của các sinh viên 19
IV. Biện pháp khắc phục 21
1. Đối với người đã sống thử 21
2. Đối với người đang sống thử 21
3. Đối với người sắp sống thử 21
V. Kết luận 22
Lời mở đầu
Văn hoá Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nó một cách dễ hiểu, văn hoá là đặc điểm riêng biệt dùng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Niềm tự hào của người Việt Nam chúng ta khi được bạn bè trên thế giới biết đến, chính là quốc gia có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập như ngày nay, là cơ hội để chúng ta phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, học hỏi những cái hay, cái tốt đẹp để làm giàu thêm cho nền văn hoá nước nhà. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần ngăn chặn những cái xấu làm ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của người Việt Nam. Nghĩa là chúng ta hòa nhập chứ không hoà tan. Một trong những vấn dề đáng quan tâm hiện nay là văn hóa sống thử trong giới trẻ. Có rất nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều được đưa ra đối với vấn đề này.
Bài tiểu luận của nhóm mình được thực hiên trên các quan điểm, các thống kê khách quan về việc sống thử, nhằm cung cấp cho các bạn cái nhìn toàn diện nhất về tình trạng sống thử của sinh viên. Mong rằng, qua đó, các bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn hơn về vấn đề này, hay ít nhất là rút ra được một kinh nghiệm gì đó.
Nếu các bạn thấy có thiếu sót điều chi hay có chỗ nào không hài lòng về bài viết, nhóm mình mong các bạn nhiệt tình đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!
Nhóm Little 8.
I. Tổng quan về sống thử
1. Nguồn gốc và sự phát triển
Sống thử đã xuất hiện từ lâu ở các nước phương Tây, trong thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước, bắt nguồn từ cuộc cách mạng tình dục. Cuộc cách mạng tình dục đã thực sự đem lại những thay đổi quan trọng trong hành vi tình dục ở nhiều nước phát triển phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ và Anh. Chưa bao giờ tình dục được đề cập một cách công khai như ở giai đoạn này, các phương tiện truyền thông đại chúng như ấn phẩm, âm nhạc, sân khấu, báo chí... đều nói đến tình dục và còn có cả sách hướng dẫn về kỹ thuật. Cuộc cách mạng tình dục cũng là sự phát triển tự nhiên của tiến trình lịch sử thời hiện đại - với sự sụp đổ của những giá trị đạo đức có nguồn gốc từ di sản tôn giáo và sự bùng phát quan niệm tự do tình dục, tự do yêu đương trên toàn thế giới. Nam nữ sống chung với nhau không kết hôn, vị thành niên được quyền có đời sống tình dục với bất kì người nào mình ưng thuận.
Đến khi Việt Nam mở cửa hội nhập, văn hóa sống thử cũng du nhập theo. Sự phát triển của truyền thông đã làm mọi người dễ dàng tiếp cận văn hóa mới này. Vì nó mới lạ nên trở thành đề tài nóng hổi được bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông như báo chí, internet và thu hút hút được sự chú ý của nhiều người, nhất là giới trẻ, nghiễm nhiên nó trở thành một trào lưu.Tuy nhiên, dưới góc nhìn văn hóa phương Đông, phần lớn người Việt Nam khó chấp nhận trào lưu sống thử này. Nó bắt đầu bị xã hội lên án, phê phán và các buổi hội thảo “Sống thử nên hay không?” được tổ chức khắp nơi, được phát sóng trên truyền hình nhằm tuyên truyền lối sông lành mạnh, giáo dục về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản cho giới trẻ. Điều đó chỉ làm mất đi tính trào lưu của nó vì hiện nay không ai cảm thấy xa lạ khi nhắc đến sống thử. Qua các cuộc khảo sát trên mạng, chúng ta vẫn thấy hơn 50% số người đồng ý sống thử, chứng tỏ lối suy nghĩ của người Việt đã Tây hóa, coi sống thử là một lối sống hiện đại chứ không phải là một tệ nạn như xã hội đã lên án. Tiến sĩ Nguyễn Linh Khiếu cũng nhiều lần khẳng định như vậy, ông nói rằng: "Tôi cam đoan trong đó đến 80% số người là tử tế, nghiêm túc trong việc quyết định sống với nhau. Đó không phải là hiện tượng xấu, chỉ có điều bây giờ nó mới bắt đầu, có nhiều va vấp, ngang tai trái mắt. Nhưng trong quá trình vận động, nó sẽ tự điều chỉnh đến khi được xã hội chấp nhận".
2.Khái niệm sống thử:
"Sống thử" là việc hai người khác giới chung sống như vợ chồng trước hôn nhân. Nó khác quan hệ tình dục trước hôn nhân ở chỗ hành động quan hệ tình dục trong sống thử chỉ diễn ra với người yêu, còn quan hệ tình dục trước hôn nhân thì có thể xảy ra với nhiều đối tượng.
Để tìm hiểu các bạn sinh viên trường CĐ Công Thương hiểu như thế nào về sống thử, nhóm mình đã làm một bản khảo sát 100 sinh viên trong trường gồm 50 nam và 50 nữ. Liên quan đến khái niệm, nhóm mình đã đặt câu hỏi:
Câu 1. Theo bạn sống thử là:
A. Hai người yêu nhau sống chung như vợ chồng nhưng chưa được pháp luật công nhận.
B. Hai người đang trong giai đoạn tìm hiểu sống chung với nhau.
C. Ý kiến khác.
Và kết quả là:
Nữ:
A. 67%
B. 19%
C.14%
Nam:
A. 70%
B. 22%
C. 8%
Các bạn chọn câu trả lời nào cũng đúng (gồm những bạn chọn đáp án C là A, B đều đúng). Theo quan điểm của mình thì câu A đúng nhất vì so với câu B, nếu chưa là người yêu của nhau mà chấp nhận sống thử thì quá dễ dãi, nó sẽ làm tình yêu mất đi sự thú vị. Và rất mừng là có hơn 2/3 số bạn có suy nghĩ giống mình.
3. Nguyên nhân và mục đích sống thử:
3.1. Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sống thử, nhìn chung có 3 nguyên nhân cơ bản sau:
3.1.1. Nguyên nhân bản thân:
Sinh viên thường phải sống xa nhà nên hay thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vật chất. Do đó, các bạn cần có một chỗ dựa tinh thần cũng như để chia sẻ gánh nặng kinh tế.
Mặt khác, một số bạn không thích kết hôn khi sự nghiệp chưa vững vàng và càng không thể để "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy". Tư tưởng mạnh mẽ giúp các bạn cởi mở hơn trong quan niệm tình dục và không còn e dè trước dư luận xã hội. 3.1.2. Nguyên nhân gia đình:
Do cha mẹ sống không hạnh phúc làm con cái mất lòng tin vào gia đình. Hơn nữa, cha mẹ không quan tâm đến con cái làm cho con cái cảm giác rằng mình sống không điểm tựa dẫn đến bấp bênh trong tâm lý; và cách giải quyết là phải tìm một chỗ dựa tinh thần tức là tình yêu. Các bạn rơi vào trường hợp này thường rất nghe lời người yêu nên dễ dàng đồng ý nếu người yêu đề nghị sống thử. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm TPHCM, cho rằng: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sống thử” ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất là lúc các em đang tuổi cặp kè yêu đương, các em muốn có người đồng hành để chia sẻ”. 3.1.3. Nguyên nhân xã hội:
Do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây nên nhiều bạn cho rằng việc đó là bình thường. Hơn nữa, do các bạn bị ảnh hưởng của truyền thông từ việc xem phim ảnh, tạp chí và những trang web về tình dục, “Tai nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn vì tò mò nên “sống thử để biết”. Cách suy nghĩ mang tính trào lưu này khiến các bạn sống buông thả, không xem trọng hôn nhân và gia đình.
3.2. Mục đích sống thử:
Mục đích là động cơ trực tiếp đi kèm sự quyết tâm để người ta làm một việc gì đó. Theo mình nghĩ con người làm gì cũng phải có mục đích, kể cả việc sống thử. Do đó, bản khảo sát của nhóm mình có câu hỏi thứ hai:
Câu 2: Theo bạn, mục đích của sống thử:
A. Tiết kiệm chi phí
B. Tìm hiểu nhau để tiến tới hôn nhân
C. Thỏa mãn tình dục
D. Ý kiến khác.
Theo mình, đáp án A không thực tế vì hai người ở cùng không thể tiết kiệm hơn một nhóm người sống chung. Như một bạn trong nhóm mình phân tích, tiết kiệm ở đây là tiết kiệm tiền xăng (bạn trai đi đón bạn gái), tiền điện thoại ( 2 người “nấu cháo” khi nhớ nhau), tóm lại là tình phí. Đúng là tình phí chiếm một khoản không nhỏ trong chi phí của những người đang yêu nên ngẫm lại nó cũng đáng để tiết kiệm. Tuy nhiên, không có bạn nữ nào chọn đáp án này và chỉ có 4% bạn nam nghĩ vậy.
Đáp án B có số người chọn nhiều nhất: 56% nữ và 40% nam. Có người sống thử vì không muốn bị hôn nhân ràng buộc nhưng rất nhiều người muốn thông qua sống thử để tiến tới hôn nhân. Điều đó chứng tỏ các bạn rất nghiêm túc trong tình yêu nhưng đang là sinh viên mà nghĩ tới chuyện yên bề gia thất thì hơi sớm. Đó cũng là lí do vì sao mà tỷ lệ nam ít hơn nữ, có lẽ đối với nam trong giai đoạn này sự nghiệp quan trọng hơn.
Nhiều bạn nghĩ rằng ai mà chọn đáp án C là những kẻ lợi dụng, ích kỉ.Mình cũng nghĩ vậy, đồng ý rằng đây là một trong những nhu cầu sinh lí quan trọng và cơ bản của con người, nhưng với mục đích này thì đâu nhất thiết phải sống thử. Rất mừng là chỉ có 7% bạn nữ chọn đáp án C và đáng buồn là có đến 36% bạn nam xem đây là mục đích.
Còn lại có 37% bạn nữ và 20% bạn nam chọn đáp án D, có nghĩa là cà A và B, hoặc cả A, B và C đều đúng.
Qua câu hỏi này, mình xin tạm kết luận là: ngày nay sinh viên không còn sống thử theo trào lưu vì hầu như ai cũng có mục đích rõ ràng chứ không đơn giản là “thử để biết”.
4. Phân tích mặt lợi và mặt hại:
Tương ứng với phần này, nhóm mình có câu hỏi thứ ba:
Câu 3: Theo bạn, mặt lợi và hại của sống thử là:
A. Lợi nhiều
B. Hại nhiều
C. Ngang nhau
Và kết quả:
Nữ
Nam
A.
2%
44%
B.
76%
32%
C.
22%
24%
Sau đây, chúng ta cùng xem xét vấn đề.
4.1. Lợi:
Nếu là một “happy ending”:
Tiết kiệm chi phí
Được quan tâm, chăm sóc
Giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống
Thỏa mãn các nhu cầu
4.2. Hại:
Nếu không không phải là tình yêu đích thực:
Mất thời gian cho người “không phải một nửa đích thực” của mình.
Tổn thương tinh thần
+ Bị người yêu nói lời chia tay trong khi mình đã trót yêu sâu đậm
+ Không nỡ bỏ người yêu nên phải nén lòng dù biết sẽ không có kết quả tốt đẹp
Tổn thương thể xác
+ Bị người yêu sử dụng bạo lực trong thời gian chung sống
+ Nữ mang thai ngoài ý muốn phải đi nạo, phá thai
Dễ vướng vào các tệ nạn khác
Khi đã mất niềm tin vào tình yêu, cuộc sống nên suy nghĩ lệch lạc “ không còn gì để mất” làm cho các bạn sống buông thả => là nạn nhân bị các đối tượng xấu lôi kéo.
Bị người yêu trả đũa
Không cam chịu bị nói lời chia tay nên đối phương tìm cách trả đũa, trong đó tệ hại nhất là việc tung hình ảnh, video thân mật của hai người lên mạng. Điều này làm tổn hại nhân phẩm của người trong cuộc, bị dư luận dèm pha, ảnh hưởng lâu dài về tinh thần.
Ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân tương lai
Vì xã hội vẫn chưa chấp nhận việc sống thử, trong đó có thể có một nửa đích thực của mình, người ấy chưa chắc sẽ chấp nhận một người vợ/chồng tương lai đã từng sống thử, chưa kể phải thuyết phục các vị phụ huynh còn mang nặng tư tưởng phong kiến.
Tùy thuộc từng trường hợp mà có các mức độ lợi, hại khác nhau. Nhìn chung, hại vẫn nhiều hơn đối với nữ nên 76% bạn nữ đã chọn đáp án B, trong khi đó 44% bạn nam chọn đáp án A vì cho rằng lợi nhiều hơn. Kết quả còn lại là: Số bạn nữ chọn đáp án A là 2% và đáp án C là 22%. Về phía nam có 32% chọn đáp án B và 24% chọn đáp án C.
Sau khi để các bạn suy nghĩ và tự xem xét mức độ lợi, hại của sống thử, nhóm mình có câu hỏi thứ năm:
Câu 5: Bạn có nghĩ đến hay chấp hận việc sống thử không?
A. Có
B. Không
Tự cảm thấy rằng, phái nữ chịu nhiều thiệt thòi trong việc sống thử nên 76% bạn nữ đã nói Không. Ngược lại, 66% bạn nam nói Có. Kết quả này rất phù hợp, tương ứng với câu hỏi thứ 3, nghĩa là 76% bạn nữ cho rằng hại nhiều nên 76% bạn này đã nói không. Trong 44% bạn nam chọn hại nhiều và 24% bạn chọn lợi, hại ngang nhau thì có 66% bạn đồng ý sống thử.
II. Thực trạng sống thử trong sinh viên
Câu hỏi thứ 4 của nhóm mình liên quan mật thiết đến phần này và nó có nội dung như sau:
Câu 4. Bạn có quen biết ai sống thử không?
A. Có
B. Không
Kết quả:
Nữ: A: 63% B: 34%
Nam: A: 82% B: 18%
Qua kết quả này ta thấy rằng lượng sinh viên hiện nay sống thử khá nhiều. Vì số bạn nam chọn đáp án A nhiều hơn số bạn nữ nên mình cho rằng trong khu vực nam ở có nhiều đôi sống thử hơn. Do hầu hết bạn nam đồng ý sống thử nên có cái nhìn thoáng hơn, đồng cảm với những đôi sống thử, vì thế những đôi sống thử sẽ sống thoải mái hơn do không bị soi mói hay dị nghị trong khu vực này.
1. Dấu chấm hết của quá trình sống thử
Muốn hay không thì trước lúc tốt nghiệp ra trường cũng là thời điểm của những cặp sinh viên sống thử “lật bài ngửa” với nhau. Cũng có những “tổ ấm” tiếp tục được duy trì và có cơ hội “đơn hoa kết trái” nhưng phần lớn khi kết thúc đời sinh viên, tổ ấm của họ cũng tan rã, lộ diện những bộ mặt họ “Sở”.
Cũng lăn tăn gần nửa năm nay, khi bạn trai bước vào năm cuối nhưng đến cận ngày người yêu nhận bằng tốt nghiệp, Nhàn, ĐH Mở mới thấy lo lắng, hốt hoảng không biết mái ấm của hai người sẽ đi về đâu. Nhàn yêu Sơn từ đầu năm thứ hai, Sơn trên cô một khóa, yêu nhau được gần năm thì cùng nhau “góp gạo thổi cơm”.
Sống với nhau như vợ chồng một thời gian dài, dù không còn lãng mạn như thuở ban đầu nhưng Nhàn vẫn đầy mãn nguyện vì “tổ ấm” của họ vẫn “cơm ngon canh ngọt” chứ không như nhiều đôi khác suốt ngày lục đục và chia tay. Nhưng giờ đây, chỉ còn hai tháng nữa là Sơn ra trường, cậu không hề nhắc đến ý định của mình nhưng Nhàn biết người yêu có kế hoạch về quê.
Cuối cùng Nhàn phải hỏi: “Anh định thế nào đây?” thì Sơn tỉnh bơ: “Anh về quê chứ còn định gì nữa. Ở đây sống bằng không khí à?”. Nhàn sắp bật khóc thì Sơn “động viên”: “Em cứ lo học hành, sang năm tốt nghiệp nếu có cơ hội thì về quê cùng anh”.
Nhàn rầu rĩ: “Hóa ra là “Sở Khanh” tất. Ăn ở với người ta cả năm trời, giờ phủi tay như không. Trước đây còn hứa, anh sẽ ở Hà Nội chờ em ra trường mới tính đến công việc”.
Có nhiều gã họ “Sở” vì hoàn cảnh, công việc nên không thực hiện được lời hứa của mình nhưng không ít kẻ tranh thủ thời điểm tốt nghiệp để “bùng tình”.
Sau hai năm sống thử với cùng với bạn gái học Ngân hàng, Thành, ĐH Bách khoa đã muốn chia tay từ cuối năm ngoái nhưng anh cố chờ tốt nghiệp để “chạy” cho dễ. Đã thống nhất sẽ cùng ở lại Thủ đô lập nghiệp nhưng giờ Thành tuyên bố anh sẽ đi du học làm bạn gái ốm liệt giường.Thành phũ phàng: “Có lẽ vì sống thử với nhau nên tình yêu mất đi. Hơn nữa chưa bao giờ mình nghĩ sẽ cưới cô ấy làm vợ. Còn việc mình đi du học hay không thì chưa tính”.
Không chỉ con trai mới là kẻ bạc tình, không ít cô gái là người chủ động rũ bỏ tình yêu, mái ấm của mình. Chưa cầm bằng tốt nghiệp, Xuân, sinh viên một trường cao đẳng ở Hà Nội, đã khăn gói đồ đạc đi khỏi căn phòng trọ mà cô với người yêu đang chung sống kèm với lời thách đố: “Bố mẹ bắt em về quê, anh theo nổi không?” làm bạn trai cô choáng váng.
Thật ra Xuân chẳng về quê như cô nói. Trong thời gian đi thực tập, cô “lọt” vào mắt anh chàng trưởng phòng một công ty môi giới bất động sản. Chàng đẹp trai lại sẵn nhà Hà Nội, còn hứa sau khi Xuân tốt nghiệp sẽ xin cho cô một công việc ngon lành. Nhìn sang bạn trai mình, Xuân chán chường nghĩ cảnh ra trường hai đứa phải sống khổ sống sở, cảnh nhà thuê nên cô chọn đường ra đi.
Đau nhất là bạn trai của Xuân. Anh này quê ở Thái Bình, học Xây dựng, ra trường từ năm ngoái. Vì Xuân, anh đã từ chối nhiều cơ hội công việc ở quê. Cả năm trời, anh vắt sức làm đủ việc nhằm kiếm tiền nuôi “tổ ấm”, bố mẹ Xuân cũng không phải gửi tiền cho cô. Bây giờ thì anh “trắng tay”.
Qua những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng, không có gì bảo đảm cho một cuộc sống thử cả. Vì thế, bạn đừng nên nghĩ “yêu là dâng hiến tất cả cho người mình yêu”, hãy giữ lại cho mình chút gì, để không bị “trắng tay” như những nhân vật trong các bài viết trên.
2. Những kết thúc có hậu
Là trường hợp hai người sống chung khi trên tay đã đeo nhẫn đính hôn và ngày cưới đã ấn định, hay ít nhất, cả hai cùng biết rằng: “Không lâu nữa, chúng ta sẽ cưới nhau”.
Bạn Song Nhi chia sẻ trên mạng về một đôi vợ chồng hạnh phúc đã từng sống thử:
Tôi có quen một cặp vợ chồng hạnh phúc. Hiện tại họ đã là những người thành đạt trong xã hội. Trước khi tiến đến hôn nhân, họ đã sống thử 7 năm khi cả hai còn là sinh viên năm nhất. Từ quê nghèo họ vào đại học, sớm tự lập, họ vừa học vừa làm và họ quen nhau trong một khu nhà trọ của sinh viên. Tình yêu và sự chín chắn đã làm cho họ vượt qua tất cả. Từ sự không đồng tình của hai gia đình cho đến những khó khăn, va chạm trong cuộc sống. Chưa kết hôn, nhưng họ là một gia đình thật sự. Họ biết chia sẻ, quan tâm lẫn nhau để cùng nhau đạt kết quả trong học tập, công việc. Người vợ mà tôi biết trong câu chuyện kể trên là một người sống rất chân thành và khéo léo. Chị đã chiếm được cảm tình của mọi người bên chồng, và cả mọi người xung quanh bằng một trái tim nhân hậu, thẳng thắng. Khi hai người sống chung và chưa cưới, nhưng chị đã xem đó là một gia đình mà chị cần phải vun đắp bằng tình yêu của mình. Tôi thường thấy chị tìm đọc các mục về chuyện gia đình, cuộc sống hằng ngày, những va chạm, cách xử lý… trong các tạp chí. Đó là người phụ nữ yêu sâu đậm, yêu nghiêm túc nhất mà tôi từng gặp. Và câu chuyện của chị là tất cả những gì tôi muốn chia sẻ với các bạn gái đang sống thử.
Không khéo léo như người vợ trong câu chuyện trên, nhiều bạn gái đã không thể vượt qua rào cản gia đình để danh chính ngôn thuận sống với người yêu, dù hai người đã có kết tinh của tình yêu, ví dụ điển hình là câu chuyện của bạn Hồng:
Hồng, cựu sinh viên trường Bách Khoa tâm sự: "Hồi đầu mình nghĩ là cho anh ấy đến ở để tiết kiệm chi tiêu cho cả hai. Suốt 3 tháng đầu anh ấy tuân thủ rất nghiêm quy ước “anh ngủ dưới sàn còn em ngủ trên gác” mà mình đã đưa ra. Tuy nhiên một hôm anh đi nhậu say về, không kiềm chế được cảm xúc nên bọn mình đã quan hệ với nhau". Vượt rào được một lần rồi nhiều lần tình cảm thăng hoa, không còn lý do nào để ngăn cách nhau nữa.
Vài tháng sau, Hồng mang thai đứa con đầu lòng trong sự ngỡ ngàng của hai dòng họ. Cha mẹ của chàng trai không chấp nhận cưới Hồng làm dâu vì cho rằng cô là đứa con gái hư. Không còn cách nào khác, cặp vợ chồng bất đắc dĩ này phải tự bươn chải để nuôi con. Từ đó Hồng phải nghỉ học để ở nhà chăm con, còn chồng (học chung trường) đi làm kiếm tiền. Đến nay đã 3 năm trôi qua, hiện tại Hồng đang mang thai đứa con thứ 2 song vẫn chưa được gia đình bên nội chấp nhận.
Như từ đầu nhóm mình đã nói, xã hội ngày nay vẫn rất phong kiến, luôn đặt năng quan điểm thuần phong mỹ tục nên cũng rất dê hiểu nếu người nữ không được gia đình chồng chấp nhận.Vì thế, các bạn trong trường hợp này nên chứng tỏ cho mọi người thấy rằng, mình còn có rất nhiều phẩm chất đáng quí khác. Bên cạnh đó, các bạn nam cũng nên giúp người vợ tương lai của mình được gia đình chấp thận, nếu không, những đứa con sẽ là người chịu nhiều bất hạnh nhất.
3. Những kết cuộc bi đát
Không chỉ là chia tay nhau sau thời gian sống thử, những người trong cuộc này còn phải chịu hậu quả và trả giá cho những việc mình đã làm trong quá khứ.
Lý do là khi yêu mọi thứ đều rất đẹp, nhưng khi sống với nhau thì va chạm rất nhiều, từ chỗ chàng ngáy ngủ, ở bẩn cũng khiến nàng tức giận, xung đột, rồi vỡ mộng và chia tay. Chưa đăng ký kết hôn, chưa có sự ràng buộc về luật pháp, trách nhiệm nên người ta có thể dễ dàng bỏ nhau, hậu quả thì vô cùng nặng nề. Khi kết quả là bạn nữ mang thai ngoài ý muốn, đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi ám ảnh dai dẳng về tinh thần, không còn cách nào khác là phải bỏ cái thai ngày càng lớn dần lên trong bụng.
Là bác sĩ Bệnh viện Phụ sản trung ương, chứng kiến rất nhiều bi kịch sống thử, bác sĩ Đức chỉ ra những hậu quả: Đứa trẻ sinh ra trong điều kiện kinh tế khó khăn, khó phát triển toàn diện, cuối cùng sự bất hạnh lại đổ lên đầu những đứa trẻ. Đấy là may mắn còn có con, một số do nạo phá thai quá nhiều, nạo phá thai ở những nơi không đủ điều kiện hành nghề dẫn đến tai biến thủng tử cung, băng huyết, vô sinh, thậm chí chết người.
Không chỉ phái nữ mới phải gánh chịu hậu quả nặng nề, cũng có bạn nam không thoát khỏi được nỗi ám ảnh về cuộc sống từ thời sinh viên của mình như trong câu chuyện sau:
Tôi quen D vào một ngày mưa gió, lúc đó cô đang đi bộ nên tôi cho đi nhờ, từ đó chúng tôi trao đổi số điện thoại và thường xuyên trò chuyện với nhau, rồi chúng tôi yêu nhau từ lúc nào không hay. Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, chúng tôi bắt đầu cuộc sống góp gạo thổi cơm chung, lúc này mọi cái xấu bắt đầu bộc lộ. Tôi không thể chấp nhận được chuyện cô ấy yêu tôi mà vẫn hò hẹn cùng người khác. Sự khác biệt trong lối sống cũng khiến tôi chán nản. Tôi quyết định chia tay nhưng rồi cô ấy lại xin quay lại, tôi nhu nhược trước tình cảm của cô ấy. Không ít lần chúng tôi cãi nhau, chia tay nhau rồi cô ấy năn nỉ, cầu xin tôi tha thứ. Tôi không ngờ cô ấy đã có chủ ý có với tôi một đứa con để giữ chân tôi ở lại. Rồi cô ấy muốn tôi cưới, còn tôi lưỡng lự vì khi đó cả hai vẫn còn đi học. Tôi lao đầu đi dạy thêm nhiều hơn, mỗi khi đi về muộn cô ấy lại ghen tuông vô cớ. Nhiều khi giận tôi, cô ấy đập đầu vào tường, đấm bùm bụp vào bụng, tra tấn tinh thần tôi khiến cuộc sống của tôi trở nên bế tắc.
Nhưng rồi mọi thứ cũng qua, cô ấy sinh con và nói tôi nuôi đứa con đó, cô ấy sẽ đi lấy chồng. Năm lần bảy lượt cô ấy nói như vậy, nhưng cô ấy nói được không làm được. Tôi bị khủng hoảng rồi về quê nghỉ một thời gian. Cô ấy cư xử không khéo làm tôi mất mặt với bạn bè, giờ cô ấy gọi điện về và chửi cả gia đình tôi, xúc phạm bố mẹ tôi và các em tôi. Vì quá tức giận, bố mẹ tôi không chấp nhận cô ấy làm con dâu.
Thực sự mà nói, cưới cô ấy thì tôi cũng không thể sống được với tính cách của cô ấy. Nếu chỉ sống vì đứa con thì cuộc sống của chúng tôi trở thành tù ngục. Tôi hứa sẽ có trách nhiệm với đứa con nhưng không thể sống với cô ấy được. Tôi đã thay đổi số điện thoại vì không thể suốt ngày nghe cô ấy chửi. Nhiều lúc tôi muốn cưới ai cho xong để cô ấy không phiền tôi nữa.
Khi đi làm tôi đã quen T, nhưng sự trùng hợp là T lại là người ở cùng quê với D. D phát hiện và nhanh chóng tìm đủ mọi cách cản trở tình cảm của chúng tôi. Tôi cảm thấy đau đầu vì hậu quả thời nông nổi của tôi. Sai lầm của tôi là đã để con tôi có một người mẹ như vậy.
Qúa muộn để người bạn trên cảm thấy hối hận, cho nên, trước khi sống thử, bạn hãy tự lường trước mọi hậu quả và sẵn sàng gánh chịu nó. Nếu không, đến một ngày bạn cũng sẽ rơi vào trường hợp tương tự, lúc đó chỉ còn biết ngồi mà “ước gì…”.
III. Các ý kiến tham khảo
1. Ý kiến của chuyên gia
Các chuyên gia đều nhìn nhận sống thử là vấn đề tế nhị, nhiều người ngại đề cập. Tiến sĩ Triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh Khiếu cho rằng “Không nên dùng từ sống thử mà là chung sống trước hôn nhân. Đối với Việt Nam, hiện tượng này còn mới nhưng ở phương Tây việc chung sống trước hôn nhân rất bình thường. Đấy không phải là sống thử mà là sống thật. Sống hết sức nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa. Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu đều là thật…
Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái giảng viên Đại hoc Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn cho rằng hiện tượng sống thử mang trong mình nhiều yếu tố tiêu cực hơn là tích cực, không thuận lợi cho sự phát triển của xã hội. Tiêu cực ở chỗ sống thử làm con người tự do phóng túng, tình cảm bị chai sạn và đặc biệt nó tàn phá tình yêu. Tích cực thì như bạn trẻ đã nói là thỏa mãn nhu cầu tình dục, tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, tiện ích do sống thử mang lại không thể bù đắp những tổn thất do nó gây ra.
Quả thật tình yêu là món quà kì diệu nhất mà cuộc sống đã ban tặng cho con người. Tình yêu nam nữ có nhiều cung bậc cảm xúc: thương, nhớ, đợi, chờ, giận dỗi, hờn ghen… Tại sao ta không lần lượt khám phá hết những cung bậc tuyệt vời đó của tình yêu? Nếu sống chung trước hôn nhân, bạn có biết được cảm giác nôn nóng chờ người yêu sang đón đi chơi? Có biết được cảm giác hạnh phúc khi nhận được một tin nhắn chúc ngủ ngon mỗi tối? Hay chỉ đơn giản là một ánh mắt tiếc nuối khi chia tay ai về nhà nấy? Nếu chấp nhận sống thử, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có được những cảm xúc tuyệt vời đó.
Nếu các bạn trẻ muốn sống thử theo cách của xã hội phương Tây thì nên nhìn nhận nó từ góc nhìn văn hoá phương Đông để điều chỉnh và chọn lọc cho phù hợp, nên tiếp thu tư tưởng triết học khoẻ mạnh của phương Tây. Đó là thái độ độc lập, tự chịu trách nhiệm về tình cảm và hành động của mình. Trong quá trình chung sống, đôi nam nữ rất cần phải đối thoại thẳng thắn với nhau về tất cả vấn đề. Còn nếu cứ duy trì một cuộc sống thử vô nguyên tắc, duy tình, tối tăm, mụ mị mà phải nhận lấy quả đắng thì hãy ráng chịu. Đó là lời khuyên của tiến sĩ Thái.
2. Ý kiến của các bậc phụ huynh
2.1. Phụ huynh đồng ý cho con sống thử
2.1.1. Khi phụ huynh gật đầu trước việc con sống thử
Từ trước đến nay, phụ huynh là những thế hệ đi trước, luôn có những quan niệm chuẩn mực trong hôn nhân. Nhiều cặp đôi khi quyết định sống chung vẫn giấu giếm bố mẹ, và điều họ lo sợ nhất là phụ huynh biết chuyện. Thế nhưng, hiện nay lại không ít phụ huynh đồng tình với việc con mình sống thử trước hôn nhân. Không những công khai với bạn bè, nhiều cặp đôi còn tự hào vì đã được gia đình chấp thuận, như Vân (ở Hải Dương) đã chuyển sang sống với Đại hơn một năm nay. Ban đầu, Vân ở một mình một phòng trong xóm trọ nhưng sau đó cô nhanh chóng kết thúc những ngày tháng cô đơn bằng cuộc tình mới với anh chàng phòng bên. Vân hay đau ốm nên khi thấy con gái chuyển sang sống cùng bạn trai, bố mẹ Vân không những không phản đối mà còn mừng ra mặt. Thậm chí, mẹ Vân còn gọi điện cho Đại, tỏ ý muốn hai đứa sống cùng nhau để Vân có người chăm sóc, “cho hai bác yên tâm”. Và thế là, đôi trẻ công khai sống thử mà không hề gặp phải một sự cản trở nào.
Chưa hết, các cụ bắt đầu chiều con rể tương lai hết mực mà ngay cả bố mẹ Đại cũng không chiều con đến vậy. Hết mua sắm đồ đạc, cung cấp tiền nong lại mua xe máy, máy tính xách tay cho cậu. Cứ vài tháng, mẹ Vân lại khăn gói ra thăm con. Tay xách nách mang đầy những thùng đồ, túi đồ ăn mà có khi ăn cả tháng cũng không hết.
Cũng như nhà Vân, bố mẹ Hạnh không hề giận dữ mà còn khuyến khích con gái mình đến sống cùng với Thành. Các cụ cho rằng, ở một mình, hai đứa hai phòng trọ cũng tốn kém. Trước sau gì cũng là con rể mình cả, chúng nó sống với nhau trước cũng tốt.
Phụ huynh của Thành cũng vui ra mặt bởi họ nghĩ rằng, con trai mình đã có người chăm sóc, không còn phải lang thang ăn cơm bụi như mọi ngày. Hơn nữa, từ lâu bố mẹ Thành cũng mong con trai mình có người “nâng khăn sửa túi”. Vì vậy, khi lên thăm con và biết 2 đứa đang sống cùng nhau, các cụ lại có phần thở phào yên tâm, bởi “thằng Thành tính nó tuềnh toàng lắm. Sống chung để có người chăm sóc nó thì tốt quá”. Họ mặc nhiên thừa nhận con dâu, con rể “tương lai” dù chưa có một dấu hiệu nào bảo đảm sẽ thành hiện thực.
2.1.2. Sự thật đằng sau những cái gật đầu
Sau khi tốt nghiệp, Đại không đi tìm việc làm, cũng không về quê thăm gia đình mà vẫn ở lại để “chăm sóc” Vân. Thấy gia đình Vân khá giả, bố mẹ lại chu cấp đầy đủ nên tiền gia đình gửi ra, Đại giữ riêng làm “quỹ đen” mặc Vân lo mọi việc chi tiêu hằng ngày.
Còn Vân, từ hồi sang ở chung với Đại, cô không còn thời gian đi chơi, gặp gỡ bạn bè. Cứ tan học về là Vân lại về dọn dẹp nhà cửa, cơm nước chờ Đại “bù khú” cùng bạn bè trở về. Trái với mong muốn của bố mẹ Vân, giờ đây chính Vân lại là người chăm sóc Đại. Được bố mẹ “vợ” chiều chuộng, càng ngày Đại lại càng ỷ lại. Cậu nghiễm nhiên dựa dẫm vào nhạc phụ, nhạc mẫu tương lai mà không cảm thấy một chút áy náy. Vân ngày càng gầy đi còn Đại thì béo lên trông thấy. Tuy nhiên, cô không dám hé răng ca thán với bố mẹ nửa lời về Đại. Vì thế, các cụ vẫn yên tâm rằng con gái mình được chăm sóc chu đáo.
Chuyện Hạnh sống chung với người yêu trên Hà Nội bây giờ là đề tài “nóng hổi” cho làng trên xóm dưới bàn tán. Ngạc nhiên vì ở ngay làng mình cũng có chuyện sống thử, họ lại càng bất ngờ hơn khi biết phụ huynh của Hạnh không hề phản đối.
Không chỉ mình Hạnh được đem ra “mổ xẻ” mà ngay cả phụ huynh cũng không tránh khỏi những lời phán xét: “Không hiểu bố mẹ nó nghĩ gì mà bằng lòng cho con Hạnh sống thử như thế”. “Con Hạnh bận chăm người yêu hay sao mà càng ngày càng gầy đi, thế mà bố mẹ nó cũng không nói gì”… Ban đầu còn tế nhị, người ta chỉ dám nói sau lưng. Nhưng dần dần, họ không ngại gì mà không nói thẳng thừng trước mặt bố mẹ Hạnh khiến hai cụ không ít phen “nóng mặt”. Bố mẹ Hạnh vẫn tự an ủi mình rằng những người hàng xóm quá lạc hậu trước cuộc sống hiện đại và họ chỉ đang “ghen tỵ” với con mình mà thôi.
Nhưng nếu cứ gật đầu đồng ý mà không cần suy xét, đến khi cuộc tình của đôi trẻ kết thúc “đường ai nấy đi”, không hiểu phụ huynh sẽ nói gì? Bởi hầu hết các cặp sống thử đều quá trẻ và chưa có dấu hiệu gì để chứng tỏ họ có thể đảm bảo một cuộc sống gia đình.
2.2. Những tâm sự của một người mẹ
Chào các bạn độc giả!
Tôi là một phụ huynh có những đứa con đang độ tuổi đi học. Một đứa là sinh viên, còn đứa kia đang học năm cuối cấp ba. Cuộc sống hiện đại bây giờ muôn màu muôn vẻ, khác hẳn so với thế hệ chúng tôi ngày trước.
Tôi đã nghe các câu chuyện về sống thử cách đây không lâu. Với nếp nghĩ truyền thống cổ hủ, tôi chỉ cho đó là chuyện hy hữu, chứ không nghĩ là trào lưu. Quá bất ngờ và tò mò, tôi đã lên mạng để tìm đọc những câu chuyện sống thử và tôi đã đọc được “Sốc khi bạn gái rủ sống thử”.
Các bạn có biết không, cảm giác của tôi sau khi đọc xong câu chuyện ấy là thứ cảm xúc hỗn tạp. Vừa buồn, vừa giận, vừa thương, vừa bàng hoàng, vừa lo sợ…..
Không bàng hoàng sao được khi chuyện sống thử lại rơi vào đa số sinh viên. Đây có thể coi là thế hệ tương lai của đất nước. Những cô cậu cử nhân, kỹ sư, luật sư, bác sỹ mang trong mình nền tri thức tiến bộ, được giáo dục trong môi trường tốt, có niềm tin, ý chí, hoài bão, được tiếp thu văn hóa, được thừa hưởng truyền thống cũng như hiện đại. Tôi cũng biết rằng, ảnh hưởng của cuộc sống văn minh đòi hỏi con người phải thích nghi với nó. Song các bạn ơi, dù thế nào thì chúng ta cũng có nguồn cội, gốc rễ, truyền thống, phong tục của người phương Đông. Làm sao bỏ hết văn hóa bao đời của ông cha để chạy theo những trào lưu mới du nhập khi ta chưa đủ thời gian để thẩm định tốt, xấu ra sao. Có thể các bạn cho tôi lỗi thời nhưng thật sự tôi không thể tin cũng như không muốn tin những cô cậu sinh viên lại tiếp tay cho chuyện sống thử.
Buồn bởi chuyện sống thử vẫn xảy ra thường xuyên, không thấy chiều hướng giảm. Càng sầu hơn khi thuần phong mỹ tục cứ nhạt nhòa. Lối sống tha hóa về đạo đức không từ ai, không kể giới nào. Nam, nữ đều đề nghị chuyện sống thử như mua mớ rau, con tép ngoài chợ. Chẳng còn sự tế nhị, e ấp, hay xấu hổ trong vấn đề giới tính.
Và không lo sợ sao được khi vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn việc sống thử. Hãy tưởng tượng, hôm nay là chuyện của xã hội, ngày mai nó có thể gõ cửa bất kỳ gia đình nào và mang nguy cơ lớn đến cho con em chúng ta. Thử hỏi, ông bố bà mẹ nào bình tâm được không?
Các bạn đọc khác ơi, tôi cũng đọc các tâm sự của mọi người. Đằng sau sự chia sẻ, bên cạnh nhiều bài chất lượng, có tâm huyết, thiện chí vẫn còn đó nhiều suy nghĩ chưa chín chắn, bồng bột, bâng quơ hay bất cần, tự mãn. Các bạn đều còn trẻ, hãy học những điều hay, cái tốt trong cuộc sống để làm giàu vốn tri thức của mình, thể hiện sự văn hóa, văn minh, lịch sự. Hãy xứng đáng với truyền thống văn hóa con người Việt Nam từ ngàn đời nay nhé.
Cảm ơn các bạn đã đọc tâm sự của tôi. Tuy không nhiều ý nghĩa nhưng thông điệp tôi gửi đến tất cả những bạn trẻ là: Hãy nói không với Sống thử!
Hoàng Anh.
{
Tôi tuy đã lớn tuổi, ở vào độ tuổi U60 rồi, cũng xin mạn phép bày tỏ quan điểm của các bậc phụ huynh và lớp già - nhất là suy nghĩ của các bà mẹ nói về vấn đề này.
Thời nào cũng vậy, môi trường nào cũng vậy, bất luận bạn có quan điểm phóng khoáng, hiện đại đến đâu thì con gái bao giờ cũng là người chịu thiệt thòi và tai tiếng nhất. Và hãy thử làm một nghiên cứu thống kê xem có mấy ai trong số các bạn nữ đã trải qua thời kỳ sống thử rồi sau đó khi đi lấy chồng có thể thẳng thắn trao đổi với người chồng sắp cưới rằng mình đã qua một lần dang dở đường chồng con với người sống thử trước đó? Tôi không tin là các bạn gái sẵn sàng làm việc này và có đủ can đảm để làm việc này, có lẽ lúc đó các bạn sẽ tìm ra rất nhiều cách khác để thuyết phục hơn là có thể nói lại thực tế trước đó các bạn đã lựa chọn.
Theo hiểu biết của tôi, việc sống thử thường xảy ra đối với các bạn nữ sinh viên sống xa gia đình, thiếu thốn tình cảm và cũng rất khao khát yêu đương, khi sống thử các bạn gái sẵn sàng phục vụ các bạn trai và không nề hà khó nhọc để người yêu hài lòng, các bạn gái chẳng được gì trong việc này, họa chăng chỉ là lời thề thốt yêu đương của người bạn trai kia rằng sau này sẽ lấy mình.
Là người mẹ, tôi thấy các bạn gái hãy suy nghĩ thật chín chắn trước khi quyết định sống thử, đừng tự đưa mỡ vào miệng mèo, khi xảy ra sự cố, chẳng ai phong tước vị anh hùng và cũng chẳng ai thông cảm với các bạn đâu, nói như kiểu dân gian: "mình làm mình chịu, kêu mà ai thương".
Tôi có con trai và tôi không muốn con trai tôi lấy phải một người phụ nữ như thế. Cũng nên phân biệt cho rõ trường hợp các cô gái tự nguyện lựa chọn cách sống thử với những cô gái gặp tai nạn thực sự trong cuộc sống về vấn đề này.
Thu Minh.
3. Ý kiến của các sinh viên
Võ Quốc Ân, SV ĐH Bách khoa nói sẽ “ăn cơm trước kẻng” nếu: “Khi cả hai đều đồng ý, mong muốn được sống với nhau thì chúng ta nên chuẩn bị cho mình kiến thức giới tính, quan hệ tình dục an toàn để tránh các bệnh lây lan, tránh thai… Hơn nữa, các bạn cần chuẩn bị cho mình tinh thần chịu trách nhiệm trước các hậu quả có thể xảy ra".
Một bạn giấu tên: Tôi hiện đang là kỹ sư, vừa tốt nghiệp một trường thuộc khối Kỹ Thuật ở TP HCM, cũng chỉ mới đi làm được vài tháng, thu nhập tạm ổn so với sinh viên mới ra trường. Tôi đến với chuyên mục này với vị trí của người trong cuộc.
Tôi đang yêu và sống gần gũi chứ chưa hẳn là "sống thử" với bạn gái mà tôi mới quen gần một năm. Và cô bạn gái cũng đã thú nhận với tôi rằng đã từng sống như vợ chồng với bạn trai cũ yêu nhau từ thời học phổ thông trong khoảng thời gian 3 năm, lúc mới bắt đầu lên TP HCM luyện thi. Cảm giác đầu tiên của tôi là mặt đất lún dần, hình ảnh cô ấy vỡ vụn và tôi bắt đầu tưởng tượng! Tôi lắng nghe mà mặt mình cứ nóng lên, tôi biết rằng cô ấy đã không còn trong trắng khi đến với tôi và cô ấy rất yêu tôi mới kể như vậy vì tôi luôn muốn có một tình yêu chân thành, không giấu nhau điều gì cả.
Tôi cũng từng có quan điểm rất truyền thống và cứng nhắc về trinh tiết của phụ nữ gần như là "chữ trinh đáng giá ngàn vàng". Nhưng đến bây giờ thì tôi có cái nhìn thoáng hơn, cảm thông hơn. Nhưng người ta có thể sống được với cô gái lầm lỡ, hoặc bị lừa gạt chứ rất khó có gã đàn ông nào chấp nhận chuyện vợ của mình đã sống như vợ chồng với một người đàn ông trong khi cô ta đã ý thức được việc đó và cho rằng điều đó là đúng và xứng đáng.
Cũng liên quan đến câu chuyện của bạn giấu tên, để biết có bao nhiêu bạn chấp nhận người vợ/chồng tương lai của mình đã từng sống thử, câu hỏi cuối cùng trong bản khảo sát của nhóm mình có nội dung là:
Câu 6: Bạn có đồng ý tiến tới hôn nhân với người đã từng sống thử không?
A. Có
B. Không
Và sự thật đáng buồn là dù có đến 66% bạn nam chấp nhận sống thử nhưng chỉ có 45% bạn nam chấp nhận người vợ tương lai đã từng sống thử. Về phía nữ, tuy 24% bạn không chấp nhận sống thử nhưng có đến 30% bạn chấp nhận người chồng tương lai đã từng sống thử. Có phải điều đó nói lên phái nữ có tấm lòng bao dung hơn không?
Sau đây, chúng ta hãy đọc ý kiến của bạn Hoài:
Hoài, cựu SV ĐH KHXH&NV cho rằng con trai quá ích kỷ, khi yêu luôn đòi hỏi bạn gái phải dâng hiến thế nhưng lại không chấp nhận lấy một người không còn trong trắng hoặc chấp nhận nhưng lại dằn vặt người ta. “Con trai cần phải công bằng hơn và có cái nhìn thông cảm hơn cho con gái về cái mất rồi bởi chính các bạn là nguyên nhân… gây ra điều đó”.
Chắc tất cả bạn nữ đều đồng tình với Hoài. Chẳng có lý do gì mà người đàn ông có quyền phán xét sự trong trắng, trinh tiết của một người phụ nữ, trong khi bản thân họ luôn đòi hỏi người yêu phải dâng hiến. Vừa muốn người mình yêu đáp ứng nhu cầu giới tính, lại vừa muốn có một người vợ trinh nguyên, có khác nào bắt người ta vừa "phùng" vừa "há" miệng cùng một lúc? Không lẽ một cô gái không còn trinh tiết là bắt buộc phải chịu sự trừng phạt của xã hội, tức là phải sống trong dằn vặt khổ sở, hối hận trong quãng đời còn lại? Không thể "bao dung tha thứ" được sao?
Trước câu hỏi “con trai chấp nhận hay không một người con gái không còn trong trắng?”, ý kiến của bạn Trần Văn Đạt, SV năm 2 CĐ Kinh tế Đối ngoại như sau: “Trước đây em không bao giờ chấp nhận yêu và lấy một cô gái không còn trong trắng. Còn bây giờ, em khẳng định mình sẵn lòng đến với người con gái đó. Bởi chữ tiết quan trọng hơn chữa trinh”.
Mong rằng với suy nghĩ như bạn Đạt, nhiều bạn trai sẽ có cái nhìn cởi mở hơn. Nhiều người đồng ý chấp nhận một người con gái “đã rồi” nếu như tình cảm hai người chân thành và người con gái có nhiều phẩm chất đáng quý khác như sự chung thủy, chân thật trong tình yêu, khả năng vun vén gia đình…
IV. Biện pháp khắc phục
1. Đối với người đã sống thử
Nếu bạn rơi vào một kết cuộc bi đát thì cũng đừng nên nản lòng. Trước hết hãy thuyết phục bản thân chấp nhận sự thật, sau đó hãy tự mình đứng lên và bắt đầu một cuộc sống mới. Hãy tưởng tượng rằng bạn vừa vấp ngã một cú rất đau, đổi lại bạn sẽ có kinh nghiệm khắc cốt ghi tâm để nhắc nhở bản thân không dễ dàng vấp ngã một lần nữa. Luôn nhớ rằng hình hài chúng ta đang có là do cha mẹ ban cho, đừng nên tự hủy hại nó, không những ta đau mà cha mẹ, người thân, bạn bè, nói chung là những người quan tâm tới ta cũng rất đau. Nếu lỡ mang thai ngoài ý muốn, các bạn hãy suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định phá thai. Cuộc sống hiện đại có rất nhiều bà mẹ độc thân, trong đó có khá nhiều người nổi tiếng. Kết quả là họ vẫn sống tốt, được xã hội chấp nhận; cho nên chỉ cần bạn không bỏ cuộc và cố gắng vượt qua thì bạn cũng có thể làm được như vậy.
2. Đối với người đang sống thử
Đối với các bạn đang sống thử thì hãy sống một cách thông minh, hãy tự trang bị cho mình kiến thức giới tính và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước mọi hậu quả. Một điều quan trọng, các bạn cần biết thế nào là tình dục an toàn để tránh xảy ra trường hợp mang thai ngoài ý muốn gây ảnh hưởng xấu tới bạn nữ. Nếu các bạn sống đẹp, sống hạnh phúc và có khả năng tiến tới hôn nhân bền vững thì sống thử không còn ý nghĩa xấu, nó sẽ phát huy được những lợi ích vốn có và mau chóng được xã hội công nhận.
3. Đối với người sắp sống thử
Còn những bạn chỉ mới có ý định sống thử thì hãy suy nghĩ kĩ, xem rằng có xứng đáng hay không. Nếu bạn vẫn thấy nó xứng đáng thì đừng quên trang bị cho mình những kiến thức cần có trước khi bắt đầu sống thử nhé!
V. Kết luận
Nhìn chung vấn đề sống thử không còn là một đề tài mới nhưng nó vẫn thu hút đươc sự quan tâm của nhiều người trong xã hội. Bên cạnh những tích cực trước mắt, ta không thể phủ nhận những hệ quả của tiêu cực là rất lớn.
Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, nhóm mình nghiêng về quan điểm không nên sống thử và thấy rằng:
Chúng ta là người Á Đông thì nên có suy nghĩ phù hợp với người Á Đông. Trinh tiết của người phụ nữ từ lâu đã được tôn trọng, được xem là đáng giá ngàn vàng. Người đàn ông hiện đại dù có cái nhìn thoáng đến đâu, họ vẫn thích lấy vợ còn trong trắng hơn, ngay cả đối với đàn ông phương Tây.
Các bạn trai khi bị bạn nữ từ chối đề nghị sống thử, họ sẽ cảm thấy người bạn gái thật bản lĩnh và đáng trân trọng. Có câu: "Phụ nữ cho Tình Dục để nhận Tình Yêu, còn Đàn ông cho Tình Yêu để nhận Tình Dục". Một khi đã đạt được tình dục, đàn ông sẽ mau nhàm chán với tình yêu đang có.
Cuộc đời như một quyển truyện dài mà chính bạn là tác giả. Khác ở chỗ bạn không thể lật lại hay thay đổi nội dung quyển truyện đó. Thế nên, bạn cần đầu tư thật kĩ trước khi viết một chương mới, nếu không, nó sẽ làm cả quyển truyện trở nên vô giá trị.
Tóm lại, nhóm mình chỉ đưa ra những ý kiến riêng chứ không áp đặt các bạn phải suy nghĩ như vậy. Nhìn nhận vấn đề ra sao là tùy thuộc mỗi người, nhóm mình mong rằng các bạn hãy sống sao cho xứng đáng với bản thân, với gia đình để sau này không cảm thấy hối hận, hổ thẹn. Chúc các bạn có một quãng đời sinh viên vui vẻ và có nhiều kỉ niệm đẹp!
The end.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- songthu_2264.doc