MỞ ĐẦU
Cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor đã đưa ra một nhận xét như sau: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những điểm riêng biệt. Trong văn hóa luôn luôn có sự tương đồng nhất định và những đặc điêm riêng tạo nên bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc. Khi xét về văn hóa Đông Nam Á chúng ta sẽ thấy rõ điều này, mặc dù trên nền chung gốc văn hóa nông nghiệp lúa nước nhưng ở mỗi quốc gia trong khu vực lại có những nét dị biệt.
Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Tiếp cận văn hoá Đông Nam Á ngày nay, cái cảm đầu tiên với mỗi người sẽ là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất. Trong kho tàng văn hoá đồ sộ ấy dẫu có rất nhiều yếu tố chung làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á song cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Chính vì lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á” để làm bài tiểu luận cuối kì. Việc nhận xét đặc điểm này sẽ giúp chúng ta thấy được nét tương đồng và những điểm riêng có của từng quốc gia. Chúng ta sẽ thấy được từ những nét tương đồng đã tạo nên bức tranh thống nhất như thế nào và những nét dị biệt tạo nên nét chấm phá, điểm nhấn cho bức tranh văn hóa ấy ra sao. Bên cạnh đó, đây cũng là đề tài giúp bản thân người viết thâu tóm một cách khái quát lại nội dung trong văn hóa của khu vực Đông Nam Á.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐÔNG NAM Á - VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC 2
1. Khái quát Đông Nam Á 2
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 2
1.2. Lịch sử hình thành khu vực Đông Nam Á 4
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 6
2. Văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á 9
2.1. Văn hóa Việt Nam 9
2.2. Văn hóa Philippines 10
2.3. Văn hóa Thái Lan 11
2.4. Văn hóa Brunei 12
2.5. Văn hóa Campuchia 13
2.6. Văn hóa Malaysia 13
2.7. Văn hóa Indonesia 14
2.8. Văn hóa Lào 14
2.9. Văn hóa Mianmar 15
2.10. Văn hóa Singapore 17
CHƯƠNG 2: TÍNH TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA CÁC NƯỚC Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 18
1. Khái quát về văn hóa Đông Nam Á 18
1.1. Đông Nam Á - một khu vực địa lý, văn hoá, lịch sử thống nhất 18
1.2. Đông Nam Á có bề dày truyền thống văn hoá lâu đời 18
1.3. Văn hoá Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng 19
1.4. Văn hóa Đông Nam Á mang tính chất mở, giao lưu với bên ngoài 20
1.5. Văn hóa duy trì các đặc trưng văn hoá mang tính nông thôn 21
2. Sự tương đồng trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á 22
2.1. Nguyên nhân của sự tương đồng 22
2.1.1. Cùng nằm trong khu vực địa lý lịch sử 22
2.1.2. Văn hóa Đông Nam Á hình thành trên cơ sở nông nghiệp lúa nước 22
2.1.3. Cùng có sự tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa lớn 23
2.2. Những điểm tương đồng trong văn hóa giữa các nước ở Đông Nam Á 25
2.2.1. Văn hóa được hình thành trên nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước 25
2.2.2. Tương đồng trong hệ thống tổ chức xã hội 26
2.2.3. Có chung yếu tố tín ngưỡng bản địa 29
2.2.4. Tương đồng trong các phong tục tập quán, lễ hội 35
2.2.5. Tương đồng trong ngôn ngữ, chữ viết và văn học 41
2.2.6. Tương đồng trong phong cách của các loại hình nghệ thuật 44
2.2.7. Nhận xét 50
3. Tính dị biệt trong văn hóa các nước ở Đông Nam Á 51
3.1. Nguyên nhân tạo nên tính dị biệt 51
3.1.1. Điều kiện tự nhiên có sự phân chia thành lục địa và hải đảo 51
3.1.2. Mỗi quốc gia có lịch sử hình thành khác nhau 52
3.1.3. Sự giao lưu và tiếp thu những nền văn hóa bên ngoài theo những cách khác nhau 54
3.2. Nét dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở Đông Nam Á 55
3.2.1. Quan niệm về linh hồn con người có sự khác nhau giữa các nước 55
3.2.3. Mỗi quốc gia có quốc giáo khác nhau, có nước lại không có quốc giáo 56
3.2.4. Lễ tết (Tết nguyên đán) ở mỗi nước có cách tổ chức khác nhau 63
* Lễ hội Hari Raya tại Brunei 67
3.2.5. Mỗi quốc gia có ngôn ngữ và chữ viết riêng 69
3.2.6. Văn học của mỗi quốc gia trong khu vực có đặc thù riêng 71
3.2.7. Nhận xét 73
KẾT LUẬN 75
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3016 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng không có sự chuyển động lớn của các dân tộc có thể đi qua, khác với vai trò sợi dây rốn của những con đường băng qua Trung Á với Ấn Độ hay Trung Quốc. Nói cách khác là không có con đường xuyên khu vực. Chỉ có một số dân vùng núi đã có thể thâm nhập xuống các vùng châu thổ ở phương Nam. Vì vậy, ảnh hưởng của các nền văn minh từ biển đi vào.
Còn các quốc gia hải đảo thì khác đất nước chủ yếu hình thành từ nhiều đảo hợp lại, điều này càng làm cho văn hóa của quốc gia càng có sự tách biệt xa rời và không có sự tiêp nhận của văn hóa lục địa.
Như vậy, về điều kiện địa lí tự nhiên, Đông Nam Á là một khu vực có sự chia cắt khá rõ. Có sự chia cắt giữa các quốc gia vì sông núi và biển. Có sự chia cắt trong từng quốc gia vì biển. Do vậy, tuy văn hóa Đông Nam Á về cơ bản cũng có những nét tương đồng, nhưng cũng có nhiều nét khác biệt với nhau.
Văn hóa có sự khác nhau theo độ cao thấp của nơi cư trú. Ở Đông Nam Á cũng có sự phân biệt về văn hóa tùy nơi ở cao hay thấp, thông thường có thể phân biệt như sau:
- Người ở cao làm nương rẫy, trồng lúa khô; người ở thấp trồng lúa nước
- Người ở cao tập hợp thành cộng đồng nhỏ, làng, bản, buôn; người ở thấp tập hợp thành cộng đồng lớn, quốc gia, mường.
- Người ở cao văn hóa bị chia cắt mạnh; người ở thấp văn hóa giao lưu lan tỏa mạnh hơn
- Người ở cao văn hóa chậm biến đổi; người ở thấp văn hóa phát triển nhanh hơn.
3.1.2. Mỗi quốc gia có lịch sử hình thành khác nhau
Trên cơ sở một nền nông nghiệp phát triển và giao thông thuận lợi, các quốc gia xuất hiện sớm. Ở Việt Nam mầm mống quốc gia xuất hiện vào thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên, thời các vua Hùng. Nhà nước chính thức ra đời với các triều vua Thục Phán An Dương Vương. Nhà nước trung đại ra đời năm 1010 thời Lý. Campuchia gắn thời kì lịch sử vương quốc sớm với Phù Nam từ thế kỉ I đến thế kỉ VI. Quốc gia đích thực của người Khơme bắt đầu từ thế kỉ VI, gọi là Chân Lạp. Và đến thế kỉ IX thìs phát triển thành đế chế Angcor. Thái Lan bắt đầu với nước Sukhothai ở Bắc Thái Lan vào năm 1238. Mianma chính thức thành lập nước năm 1044, khi vua Anoratha lên cầm quyền ở Pagan, tập hợp nhiều tiểu quốc lại thành quốc gai dân tộc. Lào chính thức ra đời khi vua Phà Ngừm tiến hành cuộc chinh phạt thống nhất đất nước thắng lợi vào năm 1358, gọi tên nước là Lạn Xang (Triệu Voi). Các quốc gia Đông Nam Á lục địa tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ sớm, trong đó chủ yếu là Phật giáo và vẫn tiếp tục theo Phật giáo đến ngày nay.
Trong khi đó thì các nước Đông Nam Á hải đảo do điều kiện địa lí quy định lại có những yếu tố khác. Trước tiên vì ở giữa biển nên hoạt động trên biển mạnh hơn. Người Mã Lai không những lan tỏa về phía đông thuộc Châu Đại Dương mà còn lan tỏa sang phía tây đến tận Madagascar ở đông nam Châu Phi. Họ là những cư dân thành thạo trong nghề đi biển. Cư dân Đông Nam Á hải đảo lợi dụng đường giao thông trên biển để mở rộng buôn bán với bên ngoài, nên thương mại trên biển phát triển. Nhờ đường biển mà Đông Nam Á tham gia vào đường buôn giữa Đông và Tây, từ La Mã, Ảrập, Ấn Độ đến Trung Quốc, Nhật Bản. Người La Mã ở vào vị trí thuận lợi trên biển nên đã có vai trò trong giao dịch đi lại.
Tuy vậy, Đông Nam Á hải đảo nằm rải rác trên các quần đảo nên mặc dù văn hóa các dân tộc phát triển nhưng một quốc gia thống nhất lại ra đời khá muộn, và có phần do ảnh hưởng của một thời kì thuộc phương Tây. Philippine trở thành quốc gia thống nhất mới từ thế kỉ XVI, dưới sự thống trị của Tây Ban Nha. Indonesia lại còn muộn hơn, đến đầu thế kỉ XX mới trở thành một quốc gia thống nhất sau khi giảnh được độc lập từ tay Hà Lam.
Có rất nhiều yếu tố để hình thành văn hóa, và tại các quốc gia các yếu tố này lại không hoàn toàn giống nhau, chính vì vậy rất khó xác định các nguyên nhân của sự khác nhau giữa các nền văn hóa một cách chi tiết và chính xác cụ thể. Thông qua hai cơ sở điều kiện tự nhiên và lịch sử chúng ta có thể hiểu phần nào nguyên nhân của sự khác nhau trong văn hóa các nước, có thể nói đây là hai cơ sở hình thành nên các giá trị văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời là hai nguyên nhân cơ bản để giải thích sự khác nhau giữa văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á
3.1.3. Sự giao lưu và tiếp thu những nền văn hóa bên ngoài theo những cách khác nhau
Bên cạnh đó, các quốc gia Đông Nam Á có sự tiếp thu văn hóa của các văn hóa lớn trên thế giới. Tiêu biểu đó là văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ. Sau này khi xã hội ngày càng phát triển là giao lưu và tiếp thu văn hóa các nước phương Tây. Tuy có cùng sự giao lưu tiếp thu đó nhưng ở mỗi quốc gia lại tiếp thu theo những cách khác nhau, không nước nào giống nước nào và cũng làm cho văn hóa của các nước ở khu vực Đông Nam Á mang tính dị biệt.
Việc tiếp thu văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ không phải một cách thụ động mà chủ động, sáng tạo, làm cho các yếu tố văn hóa ngoại lai phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình. Ví dụ như việc tiếp thu chữ Pali của Ấn Độ nhưng chữ Khmer, chữ Thái, chữ Lào, chữ Mianmar không hoàn toàn giống nhau. Ngay ở Champa, một vương quốc được coi là chịu ảnh hưởng của Ấn Độ mạnh nhất thì bộ chữ viết cũng có những thay đổi so với văn tự cổ Ấn Độ. Đồng thời với việc du nhập những yếu tố văn hóa mới từ Trung Quốc, Ấn Độ, các dân tộc Đông Nam Á còn biết kết hợp những yếu tố mới đó vào những yếu tố văn hóa bản địa của mình. Chính sự kết hợp tài tình này đã vừa làm phong phú văn hóa Đông Nam Á vừa giữ cho các yếu tố văn hóa bản địa không bị các yếu tố văn hóa ngoại lai chèn ép, tiêu diệt, thay thế.
Chúng ta thấy rằng hầu hết các nước ở khu vực Đông Nam Á, buổi đầu chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ thể hiện qua Phật giáo và Hindu giáo, ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa chỉ chủ yếu ở Việt Nam và một số nước ở Đông Dương. Từ thế kỉ XV trở đi, Islam giáo và văn hóa Ảrập đã lan truyền vào vùng này và dần dần thay thế văn hóa Ấn Độ, Ấn giáo và Phật giáo. Ngày nay người Mã Lai ở Malaysia và người Indonesia chủ yếu theo Islam giáo và văn hóa Ảrập. Philipline là nước bị Tây Ban Nha xâm chiếm làm thuộc địa từ thế kỉ XVI, nên là nước chịu ảnh hưởng của phương Tây sớm nhất và là nước theo Thiên Chúa giáo lớn nhất ở Đông Nam Á. Do đó, mặc dù có sự tiếp thu cùng nền văn hóa lớn của thế giới nhưng văn hóa các nước lại khác nhau.
3.2. Nét dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở Đông Nam Á
3.2.1. Quan niệm về linh hồn con người có sự khác nhau giữa các nước
Người Đông Nam Á quan niệm rằng mọi thứ đều có linh hồn (vạn vật hữu linh), mà người Melanesia và Polynesia gọi là mana. Nó có thể nằm trong con người, con vật, cây cối và những vật vô cơ như đất, đá, nước, lửa,… cả những vật do con người tạo ra như xe, chum vại,… Quan niệm linh hồn các quốc gia khác nhau thể hiện ở tên gọi và quan niệm số lượng.
Ở một số dân tộc Đông Nam Á, linh hồn con người được gọi với nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo quan niệm của các dân tộc đó như là :
- Thái lan, Lào, Shan: gọi là Khuẩn
- Mianmar: Leip Bya
- Campuchia: Pralung
- Việt Nam: hồn, vía
- Malaysia: Semangat
Từ thuyết vạn vật hữu linh, có thể nói một cách đơn giản quan niệm về linh hồn của người Đông Nam Á như sau: Người sống có đủ hai phần: linh hồn và thể xác; người chết: linh hồn đã lìa khỏi thể xác; linh hồn quyết định sự sống của con người, nếu người chết, các hồn đều biến thành ma (Việt) hay Phỉ (Thái Lan, Lào),...
Đặc biệt, khi quan niệm về linh hồn thì ở mỗi dân tộc ở Đông Nam Á lại quan niệm số lượng linh hồn ở con người khác nhau, có nơi nhiều, có nơi ít, ví dụ như:
- Người Thailand cho rằng có 120 hồn.
- Người Mường cho rằng có 90 hồn.
- Người Khmer thì cho con người có 9 hồn chính.
- Người Việt cho rằng con người có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có chin vía.
- Các dân tộc miền núi Mindanao (Philippines) cho rằng con người có hai hồn chính: hồn trái và hồn phải. Con người qua đời: Hồn trái thành ma ác, hồn phải thành ma lành.
3.2.3. Mỗi quốc gia có quốc giáo khác nhau, có nước lại không có quốc giáo
Bức tranh về các tôn giáo ở Đông Nam Á đa dạng, nhiều vẻ bởi trong quá trình phát triển lịch sử, ở đây đã hội tụ đủ các hệ ý thức tư tưởng của cả phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ, Arap) và phương Tây. Những tôn giáo chính ở Đông Nam Á là: Phật giáo, Bàlamôn (sau đó là Hindu) giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Hồi giáo và Kito giáo. Thường thì trong một nước ở Đông Nam Á có nhiều tôn giáo khác nhau và ở mỗi nước như vậy thì có một tôn giáo được lựa chọn là quốc giáo. Bên cạnh đó, cũng có những quốc gia không quy định quốc giáo của nước mình.
a. Một số nước trong khu vực có quốc giáo khác nhau
* Phật giáo được công nhận là quốc giáo Thái Lan
Phật giáo là quốc giáo của Thái Lan (những tôn giáo nhỏ khác là Ky Tô giáo, Hồi giáo và Ấn giáo). Thái Lan được biết đến như “vùng đất tự do”, “quê hương của nụ cười”, “đất nước của những chiếc áo cà sa”. Tên gọi cuối cùng này đã mô tả một cách sâu sắc về một tôn giáo lớn mà dân tộc Thái đang tôn thờ. Hiện tại, tổng số 95% dân chúng được ghi nhận là tín đồ PG, hầu hết là theo truyền thống Theravada. Theo sự thống kê gần đây (1998) cho thấy, có trên 30.000 ngôi Chùa ở 75 tỉnh thành của Thái Lan. Con số tăng sĩ Thái Lan không có con số nhất định mà tùy thuộc vào mùa mỗi năm. Con số cao nhất được ghi nhận là 350.000 tăng sĩ hiện diện trong mùa nhằm vào mùa kiết đông an cư của chư tăng Thái, từ tháng 7 đến tháng 9 mỗi năm. Ngoài những vị đã chính thức được truyền Cụ Túc giới (Upasamapada), số còn lại là những tăng sinh tập sự hoặc tu gieo duyên, tuổi từ 6 cho đến 19, con số này đông không thể thống kê được.
Phật giáo đã đóng góp tích cực vào trong đời sống của người dân Thái không những về mặt vật chất, kinh tế mà còn đi sâu vào đời sống tinh thần của họ. Sự hiểu biết và thấm nhuần giáo lý nhân quả nghiệp báo và nhiều giáo lý cốt lõi của PG, đã giúp cho người dân Thái biết sống và sống theo khuôn khổ của Chánh pháp. Bản chất hiền hòa, từ ái, khiêm cung và nhã nhặn của người dân Thái đã thể hiện một phần nào đó từ sự thực hành đạo lý của họ. Sự thừa nhận và tán dương Phật giáo vai trò của nó trong xã hội Thái là một điều cần thiết và không cường điệu để nói lên điều ấy. Thực vậy, Phật giáo đã ăn sâu vào lòng của dân tộc Thái, và đã có mặt trên khắp mọi ngã đường của xứ sở này.
* Phật giáo được công nhận là quốc giáo của Lào
Phong tục của người Lào cũng như Thái Lan và Miến Điện, Kampuchia, trong lứa tuổi thanh thiếu niên, tất cả nam giới, không kể thuộc quý tộc hay bình dân đều phải đến chùa làm sa di hay tỳ kheo để theo giới luật và nghiên cứu Phật học. Thời gian xuất gia dài, ngắn, hoặc suốt đời đều do từng cá nhân tự nguyện. Một người xuất gia ở chùa trong thời kỳ này, thì gia đình được tín đồ trong vùng giúp đỡ.
Thời kì phong kiến, tại điều 8 của Hiến Pháp ghi rằng: “Quốc vương phải là tín đồ Phật Giáo nhiệt thành”. Những điều khoản khác, ít nhiều đều theo tinh thần đó. Nhân dân Lào đều là tín đồ Phật Giáo nhiệt thành; chỉ có một bộ phận dân tộc ít người mới theo đạo Thiên Chúa, đạo Cơ Đốc hay Khổng Giáo. Người Khả thờ đạo Tổ Tiên, người Mèo thờ vật linh, một ít người Thái thờ cúng quỷ thần.
Bộ Tôn Giáo trực thuộc Quốc Vụ Viện phụ trách quản lý tôn giáo. Bộ trưởng phải là Phật tử thuần thành.Cho đến giữa thế kỷ XIX, vua Lào đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng; phần thì bị Thái Lan khống chế; mặt khác bị Pháp xâm lăng. Hoà ước 1884 thừa nhận quyền bảo hộ của người Pháp.
Năm 1961, Hiến Pháp Lào ban hành. Điều 7 của Hiến Pháp nêu rõ: “Phật Giáo là quốc giáo; quốc vương là người bảo hộ cao nhất”.
Ngay trong chế độ giáo dục hiện nay, cũng còn có nhiều trường học do chùa chiền đảm trách việc hướng dẫn và bảo quản; tại nông thôn, nhà sư còn kiêm nhiệm thầy giáo làng. Năm 1914, tại thủ đô Luang Prabang đã xây dựng Trường dạy Pali cao cấp (Pali High School), tiến hành dạy cho thanh niên xuất gia trong vòng 4 năm; đồng thời, còn quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức hiện đại về văn hoá mới. Về sau, ngôi trường này được đổi thành Học viện (College) và chỉnh đốn hoàn mỹ, hệ thống cao cấp hơn trước. Năm 1933, thành lập những trước dạy Pali sơ cấp nhiều đô thị khác, có đến 400 ngôi trường theo kiểu mẫu đó.
Trường Đại Học Phật Giáo (Buddhist University) được thành lập năm 1955 (Preah Siharu Raja). Năm 1925, chính phủ cho xây dựng Thư Viện Hoàng Gia tại Luang Prabang, tập trung nhiều tư liệu quý giá Phật Giáo nhiều nước, đồng thời vạch ra kế hoạch chỉ đạo Phật Giáo. Năm 1930, thành lập Viện Nghiên Cứu Phật Giáo (Buddhist Institute).
Hiện nay, trong hiến pháp mới có quy định: “Phật Giáo là quốc giáo”, và “Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng”. Quốc vương tượng trưng cho quyền lực bảo vệ Phật Giáo. Đại đa số thanh niên trong cả nước đều cần phải xuất gia 1 lần (4 năm) để tiếp thu sự giáo huấn của Phật Giáo. Ngay cả nhà vua cũng có một thời gian từ bỏ ngôi vua để xuất gia.
* Phật giáo là quốc giáo của Campuchia
Ở Campuchia, Phật giáo Tiểu thừa bị Khmer đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức. Các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo đang được du nhập vào Đạo Phật (tiểu thừa) chiếm 95%, được coi là quốc đạo; đạo Hồi và Thiên chúa giáo chiếm 5%.
Phật giáo vốn là quốc giáo ở Campuchia, nhưng do sự hủy hoại, tàn phá của chính quyền Khmer Đỏ và do sự thâm nhập của nhiều tập tục văn hóa không lành mạnh của địa phương, nên trong thập niên 1970 và 1980, Phật giáo ở Campuchia bị suy thoái nghiêm trọng. Cho đến nay thì Phật giáo Campuchia vẫn đang trong giai đoạn hồi phục.
Tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn, lâu đời và phổ biến ở đất nước Campuchia, đặc biệt là Phật giáo. Phật giáo hội nhập vào đời sống nhân dân với một quá trình lâu dài. Sự hội nhập ấy diễn ra không phải chỉ một giai đoạn, một lúc, một thời mà cùng với chiều dài lịch sử của các triều đại. Đạo Phật đã ăn sâu vào đời sống tinh thần nhân dân và có những đóng góp rất lớn đối với Campuchia. Phật giáo song hành cùng với vương quốc trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là một công cụ hiệu lực cho việc thống nhất tư tưởng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Tinh thần nhập thế, tuỳ duyên nhưng bất biến của đạo Phật thể hiện rất rõ. Trong suốt quá trình phát triển lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo đã thể hiện sức sống tự lực, tự cường với tinh thần độc lập của dân tộc, nó đi đúng đường lối tu hành đạo Phật, dung hợp với bản sắc văn hóa dân tộc. Đạo Phật còn góp phần giáo dục con người. Phật giáo không ngừng thể hiện năng lực chính mình trong việc củng cố quốc gia thống nhất, vun đắp sự đoàn kết cho bộ máy cầm quyền, và ngay cả việc lựa chọn những người lãnh đạo của vương quốc. Lý tưởng của Phật giáo ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống thế tục, quy định các tiêu chuẩn đạo đức trong nhân dân. Giáo lý đạo Phật đã ăn sâu, hội nhập vào các mặt sinh hoạt trong đời sống nhân dân từ tư tưởng văn hóa đến chính trị xã hội.
Chính vì vậy Phật giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy cũng như tính thẩm mỹ của người Campuchia; điều này được thể hiện rất rõ ràng trong các kiến trúc đình, chùa và các công trình xây dựng khác. Nổi tiếng với công trình kiến trúc quần thể Angkor đặc biệt là Angkor Wat với các chất liệu bằng đá, đất, cành cây,… thể hiện rõ tư tưởng về thuyết vật chất của Hindu giáo và hình các bức tượng cười cũng như cách thiết kế khung cảnh lại giống trong Phật giáo. Dưới sự ảnh hưởng của Ấn Độ kết hợp với tín ngưỡng duy tâm truyền thống đã tạo nên một thứ văn hóa vừa lạ vừa quen nhưng “rất Campuchia”.
Nhìn chung, bất kỳ người dân Campuchia nào cũng đều rất tự hào về lịch sử của dân tộc mình. Phật giáo giữ một vai trò rất lớn về tâm linh lẫn chính trị. Phật giáo được gọi là Quốc giáo đối với đất nước này.
* Hồi giáo được công nhận là quốc giáo của Malaysia
Hơn 60% dân số Malaysia theo đạo Hồi, vì thế văn hóa chung tại đây chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Hồi giáo. Người Malaysia đa số không uống rượu và không ăn thịt heo - những điều cấm kị của đạo Hồi. Họ chỉ ăn những thức ăn được nấu nướng theo nguyên tắc của đạo Hồi và những món ăn gọi chung là Halal.
Đến Malaysia bạn sẽ thấy nhiều phụ nữ che đầu bằng một cái khăn choàng gọi là “tudung”, người Hồi giáo, đặc biệt là phụ nữ ăn mặc rất kín đáo và giản dị. Ngày thứ sáu được xem là một ngày linh thiêng đối với người Hồi giáo, do đó vào ngày này, giờ nghỉ trưa thường được kéo dài hơn và đàn ông Hồi giáo thường đến cầu nguyện tại những nhà thờ gần nơi làm việc hoặc nơi ở.
* Hồi giáo là quốc giáo của Brunei
Là một tiểu vương quốc Hồi giáo nằm bên bờ Tây Bắc đảo Borneom, không chỉ nổi tiếng về nguồn tài nguyên dầu mỏ, Brunei còn được biết đến là quốc gia của các cung điện xa hoa tráng lệ, đền đài cổ với kiến trúc truyền thống và hiện đại, những thánh đường lộng lẫy và cả những lễ hội tưng bừng của người Hồi giáo. Các Thánh Đường của Vương Quốc Hồi Giáo, được mệnh danh là một trong những Thánh đường lớn nhất trên thế giới như: Jame Asr Bolkiah Mosque, Omar Ali Saifudien Mosque.
Với hơn 100 thánh đường lớn nhỏ khác nhau, Brunei được mệnh danh là xứ sở của các thánh đường Hồi giáo tại Đông Nam Á. Tiêu biểu nhất là thánh đường hồi giáo Jame's Asr, thánh đường vĩ đại nhất Brunei. Với đỉnh mái vòm hình chóp, dát vàng, Jame’s Asr được xem là nơi linh thiêng nhất thủ đô Bandar Seri Begawan. Mỗi ngày, có hơn hàng ngàn người đến đây cầu nguyện.
Có hai nhà thờ Hồi giáo nổi bật nhất Brunei mà du khách không thể bỏ qua là nhà thờ Hồi giáo Jame’Asr Hassanil Bolkiah và Umar Ali Saifuddien. Jame’Asr Hassanil Bolkiah là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Brunei, được xây dựng để kỷ niệm 25 năm ngày quốc vương Hassanal Bolkiah lên ngôi. Kiến trúc tinh tế và nổi bật nhất phải kể đến là những mái vòm bằng vàng ròng làm cho nhà thờ luôn nổi bật trên nền trời, bất kể là ngày hay đêm. Xung quanh nhà thờ, những đài phun nước và khu vườn xanh mát được xếp đặt xen kẽ nhau một cách khéo léo, tạo nên một khung cảnh bình yên tuyệt đối. Umar Ali Saifuddien lại nổi tiếng vì là nhà thờ Hồi giáo đầu tiên của Brunei, nằm ở ngay trung tâm thủ đô Brunei. Toàn bộ khuôn viên nhà thờ nằm trên một hồ nước nhân tạo ở ven bờ sông Brunei, ngay bên cạnh làng nổi Kampong Ayer. Hầu hết, các nội thất bên trong nhà thờ đều được mang về từ nước ngoài: Cẩm thạch nhập từ Ý, granit từ Thượng Hải, đèn pha lê từ Anh và toàn bộ thảm lót được nhập từ Arập. Cả hai bảo tàng đều mở cửa cho khách tham quan vào các ngày, giờ nhất định trong tuần và luôn yêu cầu du khách phải mặc áo khi vào bên trong nhà thờ.
b. Các tôn giáo có mặt ở hầu hết các nước nhưng không được xem là quốc giáo của một số nước
* Tôn giáo ở Việt Nam
Trên danh nghĩa, các tôn giáo ở Việt Nam gồm: Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo giáo (được gọi là “Tam giáo”). Có một số nhóm tín đồ nhỏ thuộc các giáo phái khác như Công giáo Rôma, Cao Đài và Hòa Hảo. Những nhóm tôn giáo có ít tín đồ hơn khác gồm Phật giáo Tiểu thừa, Tin Lành và Hồi giáo. Phần đông đa số người dân Việt Nam xem họ là những người không có tín ngưỡng tôn giáo, mặc dù họ cũng có đi lễ chùa vài lần trong một năm.
Việt Nam thời cổ đã có các hình thức thực hành tôn giáo đối với các đối tượng tự nhiên. Các hình trang trí trên trống đồng Đông Sơn đã phản ánh các nghi lễ tôn giáo thời ấy, trong đó mô tả rất nhiều về hình ảnh con chim, mà cụ thể là chim Lạc, khiến các sử gia tin rằng, chúng là đối tượng được người Việt cổ tin thờ. Ngoài ra, con rồng cũng được xuất hiện nhiều trong các sản phẩm nghệ thuật, mỹ thuật Việt Nam, phát sinh từ việc thờ kính Lạc Long Quân, một huyền thoại về người được cho là cha đẻ của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, các đối tượng tự nhiên khác như động vật, núi, sông, biển,… cũng được người Việt tôn làm thần bảo vệ, chúc phúc cho con người. Tôn giáo tại Việt Nam có mối Liên hệ với nền văn minh Trung Hoa nhưng người Việt còn kết hợp yếu tố truyền thống đạo đức dân tộc mình vào đó để hình thành tôn giáo mang bản sắc riêng.
* Tôn giáo ở Myanmar
Trong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hoá. Văn hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa. Tuy nhiên, Phật giáo vẫn chưa được công nhận là quốc giáo của quốc gia này.
Hơn 80% dân số Myanmar theo Phật giáo tiểu thừa, trong chùa chỉ thờ mỗi Phật Thích Ca. Sư sãi ăn uống như người thường nhưng không được sát sinh và không ăn sau 12h trưa. Sáng sớm, từng đoàn tăng lữ, áo nâu hay áo vàng tùy mùa, buổi chiều thì gặp các ni cô mặc cà sa màu hồng.
Việc xây chùa tháp cũng diễn ra liên tục, bền bỉ bằng tất cả niềm say mê và lòng tôn kính, là biểu hiện lý tưởng sống của con người, và cũng là cơ hội để thể hiện tài năng nghệ thuật của họ. Có lẽ vì thế mà số lượng tháp chùa ở xứ sở này vượt xa tất cả mọi quốc gia Phật giáo khác. Chúng nhiều đến nỗi rất khó có thể thống kê nổi. Chỉ riêng một ngôi chùa dưới chân đồi Mandalay ở cố đô đã có tới 730 toà tháp, hay một vườn tháp cổ ở ngoại thành phố này đã có tới trên 2.000 ngôi tháp. Chùa tháp và tượng Phật là những vật thể nhân tạo nhiều vô kể ở đất nước này, nó cuốn hút sức lực và niềm đam mê của toàn xã hội. Có thể nói biểu tượng của Myanmar chính là kiến trúc tôn giáo, và Đức Phật là vị lãnh tụ tinh thần tối cao của họ.
* Tôn giáo ở Singapore
Sự hòa hợp dân tộc dẫn đến việc hình thành những nhóm tôn giáo khác nhau. Khoe mình trên nền trời Singapore là những tòa tháp đặc biệt của các giáo đường Hồi giáo, những ngọn tháp hình chóp của các thánh đường với lối kiến trúc Gôtích, những tượng thần phức tạp của các đền thờ Hindu và những mái nhà với lối kiến trúc khác biệt của các ngôi chùa Trung Hoa. Các tôn giáo chính ở đây là Hồi Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Giáo, Độc Thần Giáo, (còn gọi là đạo Sikh, một tôn giáo phát triển từ Ấn độ giáo vào thế kỷ XVI và dựa trên tín ngưỡng chỉ một Thần) và Do Thái Giáo.
Các tôn giáo chính ở đây là Phật Giáo (khoảng 27%), Đạo Giáo (khoảng 25%), Đạo Hồi (khoảng 16%), Thiên Chúa (khoảng 10%), Hindu (khoảng 4%), còn lại là các tôn giáo khác.
* Tôn giáo ở Philippines
Philippines là nước có cộng đồng Công giáo La Mã lớn thứ ba và có cộng đồng Tin lành đứng đứng thứ mười ba, cộng đồng Hồi giáo lớn thứ bốn mươi, cộng đồng Hindu lớn thứ 17 và cộng đồng Phật giáo lớn thứ 17. Khoảng 92% dân số Philippines theo Thiên chúa giáo: 83% thuộc Nhà thờ Công giáo La mã trong khi 3% còn lại thuộc Thiên chúa giáo cũ (Old Catholic) Nhà thờ độc lập và 6% khác thuộc nhiều phái Tin lành khác. Dù Thiên chúa giáo là một lực lượng chính trong văn hoá của Philippines, một số người vẫn theo các truyền thống và lễ nghi địa phương.
* Tôn giáo ở Indonesia
Indonesia là nước có người Hồi giáo lớn nhất thế giới (Đạo Hồi) chiếm 87,1% nhưng khổng phải là quốc giáo. Bên cạnh đó còn còn có những tôn giáo khác như Tin Lành (5,7%), Thiên chúa (2,9%), Hindu (2%) và Phật giáo (1%).
Tuy nhiên, một vấn đề chúng ta thấy nổi cộm ở Indonesia là xung đột các tôn giáo dâng cao. Các tôn giáo của Indonesia không có sự dung hòa giống như tôn giáo ở Việt Nam hay ở một số quốc gia khác trong khu vực. Chính điều này đã tạo nên nhiều bất ồn trong xã hội của Indonesia.
3.2.4. Lễ tết (Tết nguyên đán) ở mỗi nước có cách tổ chức khác nhau
Tết thực ra là kiểu lễ hội và được sinh ra từ trong hệ thống lễ hội dân tộc. Đây là lễ hội biểu hiện rõ nhất đặc trưng nhất bản sắc văn hóa của dân tộc. Tết Nguyên Đán là lễ tết đầu tiên của một năm. Tết được bắt đầu từ lúc giao thừa cùng với lễ trừ tịch. Theo chữ Hán Nôm, Nguyên có nghĩa là bắt đầu, Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán ở Đông Nam Á bao giờ cũng mang ý nghĩa tổng kết năm cũ và đón năm mới, tức là tết bắt đầu năm, mở đầu cho mọi công an việc làm với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang. Năm mới đến, những sự may mắn mới đến, và bao nhiêu điều lo âu phiền toái của năm cũ đều theo năm cũ mà đi hết. Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên. Tuy cùng ý nghĩa nhưng ở mỗi nước lại được tổ chức vào những thời gian khác nhau.
a. Tết Nguyên Đán tại Việt Nam được tổ chức vào mùa xuân
Mùa xuân, mùa của sự sinh sôi nảy nở. Đó là dịp nhà nông nghỉ ngơi sau sau một năm lao động vất vả, một nắng hai sương. Theo tập tục, đến ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa tiễn ông Táo về Trời tâu việc trần gian thì không khí Tết bắt đầu rõ nét. Ngày xưa, dưới thời phong kiến, từ triều đình đến quan chức hàng tỉnh, hàng huyện đều nghỉ lễ từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày khai hạ tức mùng 7 tháng Giêng năm mới ngày hạ cây nêu và động thổ.
Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn km vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Không thế thì làm sao huỳnh Văn Nghệ có cảm hứng để lưu truyền cho hậu thế hai câu thơ bất hủ “Từ thuở mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa,... Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng.
b. Tết Nguyên Đán của dân tộc Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar đều diễn ra vào khoảng giữa tháng tư dương lịch.
Tết tổ chức vào thời gian này tức là khoảng thời gian chuyển giữa mùa mưa và khô. Có thể nói đây là tết vào mùa của cư dân trồng lúa nước. Lễ hội té nước là lễ hội quan trọng nhất trong những ngày đón năm mới tại các nước Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar. Là những nước có ảnh hưởng lớn từ Phật Giáo, năm mới ở các đất nước này tính theo lễ phật đản. Năm mới mở đầu bằng lễ tắm Phật. Lễ hội té nước mở màng một năm mới, nhằm ban phúc lành cho tất thảy mọi người. Lễ hội té nước là một trong những lễ hội văn hoá truyền thống của các nước Đông Nam Á.
Người Lào gọi Tết té nước là Bunpimay (hay Pi Mai, Pee Mai, Koud Song Kane, Bunhot Nậm), người Thái Lan gọi là Songkran (theo tiếng Phạn có nghĩa là “Lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”), người Campuchia thì gọi là Chol Chnam Thmey (hay Tết núi cát) và người Myanma gọi là Thingyan.
Tuy hội diễn ra dưới nhiều dạng khác nhau nhưng tất cả đều mang tính tín ngưỡng. Vào đầu năm mới, thay cho lời chúc may mắn đầu năm, các dân tộc có tục té nước vào nhau để chúc phúc, vẩy nước khắp mọi nơi trong ngày hội để cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Dù là lễ hội chính thức trong nghi thức của Phật giáo, nhưng lễ hội té nước vẫn thu hút được mọi đối tượng du khách bởi lâu dần, lễ hội té nước dần trở thành một lễ hội cộng đồng, nơi không biệt già trẻ, gái trai, các tầng lớp xã hội, ngôn ngữ,… tất cả mọi người đều hòa vào nhau, vui cười cùng chúc phúc cùng cầu may mắn tốt lành cho nhau trong năm mới.
* Lễ hội Bunpimay ở Lào
Ở Lào, lễ hội té nước được gọi là Bunpimay (Hốt nạm) diễn ra từ 13 đến 15/4 hàng năm, là lễ hội quan trọng nhất trong những ngày đón năm mới. Người dân đến chùa tắm tượng phật cầu may, đổ xô ra đường cùng chung lễ hội té nước. Những ngày này, đất nước xứ Triệu Voi thật rực rỡ. Hầu hết các tuyến đường ở thủ đô Viên Chăn đều sạch đẹp. Những ngôi chùa - một trong những đặc trưng văn hoá của nước bạn Lào, được trang hoàng lộng lẫy. Hoa và ánh đèn lấp lánh vào ban đêm đẹp đến mê hồn người. Trước thềm năm mới, các bức tượng phật được sư sải nhà chùa tắm áo mới. Hàng ngàn sợi chỉ trắng được trang hoàng trên một cái cây mà người Lào gọi là cây may mắn. Trong lễ hội, cùng với những điệu nhảy Lăm - vông, mỗi người khách tham dự sẽ được cột một sợi chỉ trắng vào tay với niềm tin một năm mới sẽ gặp nhiều may mắn trên mọi lĩnh vực. Lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Bunpimay là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc. Trước khi té nước cho nhau, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành. Để tỏ lòng tôn kính người trẻ tuổi té nước những người lớn tuổi để chúc sống lâu và thịnh vượng. Người Lào tin rằng nước sẽ gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe. Ai bị ướt nhiều là hạnh phúc nhiều.
* Lễ hội Songkran ở Thái lan
Lễ hội Songkran là lễ hội đón chào năm mới của người Thái, được bắt đầu từ ngày 13 tháng 4 và kéo dài trong 3 ngày. Trong dịp Tết này, những người theo đạo Phật lau sạch và vẩy nước mát lên các bức tượng Phật, người già được kính trọng, và đặc biệt người người té nước để hi vọng mang đến may mắn, hạnh phúc cho nhau.
Songkran theo tiếng Phạn có nghĩa là “thời gian khi mặt trời chuyển dịch từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, cũng là thời gian vừa tròn một năm. Songkran cũng là Tết cổ truyền nên người dân Thái, từ già trẻ trai gái, ai nấy đều hoan hỷ đón chờ. Họ treo đèn kết hoa trong nhà cho thật lộng lẫy, đi chùa dâng lễ Phật với cả lòng thành kính, và cuồng nhiệt té nước cho nhau. Ai cũng tâm niệm rằng, những người càng được té nhiều nước thì càng may mắn, mọi đen đủi sẽ qua, cả năm phát tài phát lộc. Người trẻ té nước vào người cao niên để tỏ lòng tôn kính. Sư sãi cầm cành cây vẩy nước làm phép nhằm chúc phúc, may mắn cho tín hữu. Không chỉ người dân Thái mà du khách, những người không cùng màu da, sắc tộc cũng quần hội té nước cho nhau trong tình bằng hữu, thân ái nồng nhiệt.
Vào những ngày lễ hội Songkran, khắp mọi nơi trên sứ sở Chùa Vàng chỉ thấy hình ảnh mọi người té nước lên nhau. Họ dùng xô, dùng súng nước và cả voi tham gia vào màn té nước tưng bừng. Người dân ở Bangkok hay tề tựu ở khu vực đường Khao San bởi đây là một trong những điểm nóng diễn ra hoạt động té nước hoành tráng nhất. Người dân ở Chiang Mai, nơi tổ chức lễ té nước đầy màu sắc truyền thống, có tục làm lễ buộc chỉ cổ tay như cách chúc may mắn trong năm mới. Ở Khon Kaen có tổ chức các cuộc diễu hành bè hoa và các hoạt động vui chơi dân gian. Còn ở Pattaya còn có hẳn hội thi sắc đẹp.
* Lễ hội Thingyan ở Myanmar
Lễ Thingyan hay còn gọi là “Lễ dâng nước” được tổ chức vào ngày đầu năm, khoảng từ ngày 13 tháng 4. Trong 5 ngày tết từ ngày 13 đến 17 tháng 4 dương lịch, tết Thing Yang lấy từ tiếng Phạn “Sankranta” có nghĩa chuyển vận thay đổi. Thingyan có nghĩa là “sự di chuyển của Mặt trời từ cung Song như sang cung Bạch dương”. Lễ Thing Yang ngập tràn không khí vui nhộn trong những màn té nước khi nước tượng trưng cho dòng thời gian, cuốn trôi đi những điều xúi quẩy của năm cũ và đón chào một sự khởi đầu mới với niềm hoan hỷ và hạnh phúc.
* Lễ hội Chol Chnam thmay ở Campuchia
Tết Chol Chnam Thmay kéo dài 3 ngày từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 hàng năm. Không khí náo nhiệt, đèn hoa sáng rực từ các ngôi chùa kéo dài đến các nẻo đường dẫn đến Hoàng Cung. Thủ đô Phnôm Pênh treo đèn kết hoa lộng lẫy. Người dân và du khách đổ ra đường tham gia vào các hoạt động lễ hội đường phố lễ té nước, bôi bột màu,…
c. Hari Raya Aidilfitri - Thiên đường của những người Hồi giáo.
Ở thế giới Hồi giáo Melayu ở Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines và Singapore, Tết Hari Raya Aidilfitri (Hari là ngày còn Raya là vĩ đại, lớn) được tổ chức vào khoảng thời gian sau tết Nguyên Đán Việt Nam khoảng một tuần. Tết Hari Raya Aidilfitri được tổ chức vào sau tháng nhịn ăn, nhịn uống ban ngày. Tuy là tết Hồi giáo nhưng về thời gian nó cũng phù hợp với tết của cư dân nông nghiệp toàn vùng.
* Lễ hội Hari Raya Malaysia
Người Hồi giáo tại Malaysia (gồm tất cả người Malays và những người Hồi giáo không Malay khác) kỷ niệm Những ngày lễ Hồi giáo. Lễ hội quan trọng nhất, Hari Raya Puasa (cũng được gọi là Hari Raya Aidilfitri) là tên tiếng Malay của Eid ul-Fitr. Nói chung đây là một ngày lễ được tất cả người Hồi giáo trên thế giới đón chào đánh dấu sự kết thúc của tháng chay Ramadan. Ngoài Hari Raya Puasa, họ cũng tổ chức lễ Hari Raya Haji (cũng được gọi là Hari Raya Aidiladha, tên dịch của Eid ul-Adha), Awal Muharram (Năm mới Hồi giáo) và Maulidul Rasul (Ngày sinh Nhà tiên tri).
* Lễ hội Hari Raya tại Brunei
Với khoảng 75% dân số theo đạo Hồi nên cũng như các quốc gia Hồi giáo khác, tháng 9 của Brunei là tháng Ramadan. Lúc này, những người theo đạo Hồi không ăn, không uống từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Tháng chay Ramanda được kết thúc bằng lễ hội Hari Raya như sự ăn mừng cho kết quả của việc ăn chay.
Đây là cơ hội duy nhất trong năm khách được vào cung điện gặp gỡ và nhận quà lưu niệm do quốc vương Brunei trao tặng (một thỏi sôcôla có dấu ấn của hoàng gia hoặc 5 BND nếu là trẻ em), theo người dân nơi đây thì nếu ai được bắt tay nhà vua và hoàng hậu, được nhận quà từ tay họ thì sẽ may mắn cả năm, ngoài ra du khách còn được thiết đãi một bữa tiệc buffer linh đình trong hoàng cung mà đặc biệt là miễn phí. Hari Raya là cơ hội tốt để tham quan đất nước Brunei với những nét rất riêng và tìm hiểu về truyền thống văn hóa lâu đời giàu bản sắc, để được chiêm ngưỡng và thấy tận mắt các vật phẩm cấp quốc gia, đặc sản địa phương,... và đặc biệt là cơ hội được gặp và bắt tay hoàng gia Brunei- một trong những Hoàng Gia giàu nhất thế giới.
* Lễ hội Hari Raya Aidilfitri Singapore
Lễ tết này còn được biết đến với tên gọi “Lễ Hội Tế Thần”, Hari Raya Aidilfitri được tổ chức phổ biến trong cộng đồng người theo đạo Hồi ở Singapore, để kỷ niệm một tháng ăn chay trước khi hành lễ. Mặc dù, những hoạt động kỷ niệm có thể kéo dài tới một tháng nhưng tâm điểm của lễ hội chính là lúc diễn ra lễ Ramadan khi những người đạo Hồi bận rộn theo dõi thời kỳ kiêng ăn bằng cách ăn chay và biểu diễn các hoạt động dành cho từ thiện.
* Tết Tahun Baru Hijriah Indonesia
Tết truyền thống của người Hồi giáo Indonesia được gọi là Tết Hijriah hoặc Hijra. Vào đêm Hijra, người dân tại Indonesia thường đến nhà thờ Hồi giáo nghe các giáo sĩ giảng đạo, đọc và lắng nghe kinh Koran, nghe những bài hát đạo Hồi. Một số tổ chức Hồi giáo mở cửa các chợ, cung cấp thực phẩm, tiền, dịch vụ y tế miễn phí cho dân nghèo, đặc biệt là người già và trẻ em. Nói chung, ngày lễ tết của người dân Indonesia theo đạo Hồi khá trầm lắng chứ không sôi động như ngày kết thúc tháng Ramadan. Khi đó, mọi người thường xin lỗi lẫn nhau vì những va chạm trong quá khứ và đi thăm cha mẹ.
* Tết Philippines
Năm mới ở Philippin diễn ra từ ngày 30/12 dương lịch cũng chính là dịp lễ kỷ niệm ngày Philippin Jose Lisarơ - nhà thơ yêu nước, người anh hùng dân tộc khởi xướng phong trào độc lập, vì thế ngày nay người ta còn gọi là “Ngày anh hùng”. Vào những ngày lễ hội đón năm mới, mọi ngả đường lầu hoa dựng lên như nấm, quần chúng khắp nơi đi diễu hành múa hát dọc theo đường phố, khua chiêng gõ trống ầm trời. Hoạt động này kéo dài đến ngày 7 tháng 1. Sau đó ngày 9 tháng 1 người dân Philippines lại tiếp tục Tết đón thần Narareno. Những vật hình tròn (tượng trưng cho tiền xu) là biểu tượng cho sự thịnh vượng trong năm mới ở Philippines. Rất nhiều gia đình người Philippines bày những đĩa hoa quả hình tròn trên bàn ăn vào đêm giao thừa. Một số gia đình khác còn cụ thể hơn khi bày chính xác 12 trái cây lúc nửa đêm (thường nho là dễ nhất).
3.2.5. Mỗi quốc gia có ngôn ngữ và chữ viết riêng
a. Về ngôn ngữ
Tính dị biệt trong văn hóa các nước ở khu vực Đông Nam Á còn được thể hiện thông qua hệ thống ngôn ngữ và chữ viết khác nhau. Bức tranh ngôn ngữ của Đông Nam Á được tạo bởi bốn ngữ hệ chính: Ngữ hệ Nam đảo (Austronesia), ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic), ngữ hệ Thái, ngữ hệ Hán -Tạng. Các ngữ hệ này được phân bố chủ yếu ở hai khu vực: Đông Nam Á hải đảo theo ngữ hệ Nam đảo, Đông Nam Á lục địa có ngữ hệ Nam á, ngữ hệ Thái, Hán - Tạng.
Ngoài bốn họ ngôn ngữ chính nêu trên, ở một số quốc gia trong khu vực còn có một vài ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác theo dòng người nước ngoài đến Đông Nam Á như tiếng Tamil (thuộc Dravidian) của người Ấn Độ ở Malaysia, Indonesia, tiếng Aryen (thuộc Ấn - Âu) của một số người Ấn Độ và Pakistan ở Mianmar.
Mặc dù sự phân bố rộng khắp của các ngữ hệ ở khu vực, nhưng ở mỗi quốc gia lại lựa chọn cho mình ngôn ngữ chính, dùng để ngoại giao và giải quyết các vấn đề xã hội.
Ở Việt Nam sử dụng tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam á, ngôn ngữ chính thức của Lào thuộc nhóm ngôn ngữ Tai. Campuchia tiếng Khmer là ngôn ngữ chính. Thái Lan ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái. Tiếng Myanmar - chuyển tự Latinh: myanma bhasa là ngôn ngữ chính thức ở Myanma, đây là tiếng mẹ đẻ của người Miến. Ngôn ngữ luôn là vấn đề nhạy cảm ở Malaysia, khi Malaysia dành được độc lập thì ngôn ngữ được sử dụng trong hiến pháp là ngôn ngữ quốc gia và là tiếng Melayu, hiện nay tiếng Anh làm ngôn ngữ trung gian trong việc dạy và học môn toán và các môn khoa học tự nhiên ở trường tiểu học và trung học cơ sở. Có hơn 700 thứ tiếng đang được nói ở Indonesia, hầu hết chúng thuộc họ tiếng Austronesia, một ít tiếng Papua cũng được nói ở đây và ngôn ngữ chính thức là tiếng Indonesia. Tại Philipines có hơn 170 ngôn ngữ được dùng trong nước, hầu hết đều thuộc nhánh phía Tây của nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesian trong hệ ngôn ngữ Nam Đảo, tiếng Philippines là tiếng địa phương được tiêu chuẩn hoá dựa trên tiếng Tagalog có các từ thông thường từ các ngôn ngữ Philippines khác. Tiếng Malay, là ngôn ngữ chính thức của Brunei, tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi và họ cũng có một cộng đồng nước ngoài khá lớn. Và ngôn ngữ của Singapore là tiếng anh.
Các nước Đông Nam Á trong những năm 1950 - 1965 còn tranh luận nhiều ý kiến xung quanh cơ sở ngôn ngữ mà họ muốn thực hiện. Từ những năm 1965 về sau, các nước độc lập tại khu vực này đã chính thức bảo vệ tiếng dân tộc của mình. Cơ sở hoạt động ngôn ngữ ở khu vực Đông Nam Á như ở Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippin cho thấy: Một là có quốc gia quá coi trọng đến vị trí và việc sử dụng ngôn ngữ quốc gia (ngôn ngữ dân tộc) nghĩa là một cách gián tiếp giảm ý nghĩa quan trọng của ngoại ngữ và thứ hai là có quốc gia coi trọng ngoại ngữ, nghĩa là chỉ đặt ngôn ngữ quốc gia ở vị trí văn hóa và có tính tượng trưng thôi. Nước Malaysia và Indonesia thuộc loại thứ nhất, Philippin và Singapore thuộc loại thứ hai. Việt Nam và một số nước khác thì có lúc đặt mình ở vị trí thứ nhất, có lúc đặt mình vào vị trí thứ hai hoặc nằm giữa hai vị trí đó.
Như vậy, chúng ta thấy rằng mặc dù có cùng một ngữ hệ nhưng những quốc gia ở Đông Nam Á có những ngôn ngữ không hề giống nhau, mỗi quốc gia đều cố gắng tạo cho mình ngôn ngữ dân tộc riêng không phụ thuộc vào các dân tộc khác.
b. Về chữ viết
Cùng với hệ thống ngôn ngữ khác nhau ở các quốc gia trong Đông Nam Á thì chữ viết cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Nhìn chung các quốc gia đều xây dựng chữ viết cho dân tộc mình từ một trong hai nguồn: từ chữ Pali - Sanscrit và từ chữ Hán. Các chữ này được sử dụng cho đến hết thời kì trung cổ. Sau này khi văn hóa phương Tây du nhập thì kí tự Latinh được du nhập và tạo nên các chữ viết chính thống của nhiều quốc gia.
Chính nguồn gốc của các loại chữ viết như vậy nên tạo nên mỗi quốc gia có nét riêng trong chữ viết.
Trong lịch sử, Việt Nam đã sử dụng ít nhất ba loại chữ viết trong văn bản chính thức, đó là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ. Hiện nay chữ quốc ngữ là chữ viết chính và được cấu tạo bằng ký tự Latinh. Cùng với Việt Nam có một số chữ viết các quốc gia khác cũng sử dụng kí tự Latinh như Indonesia, Malaysia, Singapore,…
Các quốc gia khác lại sử dụng loại chữ viết có bắt nguồn từ Ấn Độ: chữ Sanscrit ở Campuchia, Thái Lan,… chữ Môn ở Myanmar,…
Như vậy, cùng với ngôn ngữ thì chữ viết của các quốc gia ở Đông Nam Á cũng khác nhau. Mỗi quốc gia đều tạo cho mình hệ thống ngôn ngữ, chữ viết riêng nhằm tạo nên bản sắc văn hóa riêng của mình. Tính dị biệt này cũng góp phần làm cho văn hóa Đông Nam Á thêm đa dạng.
3.2.6. Văn học của mỗi quốc gia trong khu vực có đặc thù riêng
Văn học là mảng văn hóa tinh thần không thể thiếu được ở mỗi quốc gia. Đông Nam Á là khu vực hình thành nên nền văn học phong phú, đa dạng. Và ở mỗi quốc gia đặc điểm văn học lại có nhiều nét khác nhau được thể hiện như sau.
a. Văn học Việt Nam mang màu sắc Nho giáo
Văn học Việt Nam là một tiểu khu vực ở Đông Nam Á. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Trung Quốc. Việt Nam đã phải chịu một ngàn năm Bắc thuộc. Từ thế kỉ X trở về sau, Việt Nam giành được độc lập và liên tiếp chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược của phong kiến phương Bắc. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã lập các mối bang giao với các triều đại phong kiến Trung Quốc. Với sự thật lịch sử đó, cho dù không bị đồng hóa thì Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề văn hóa Trung quốc. Đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho được truyền bá mạnh ở Việt Nam. Tầng lớp Nho sĩ, những người cầm bút vẫn lấy văn hóa Trung Quốc làm khuôn vàng thước ngọc và trong các tác phẩm văn học cổ đại Việt Nam hiển nhiên có khá nhiều điển tích Trung Quốc. Những nhân tố trên tạo nên những đặc điểm riêng, làm cho văn học Việt Nam khác với văn học các nước khác trong khu vực. Chính vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã xếp văn học Việt Nam cùng khu vực với văn học Trung quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.
b. Văn học Indonesia mang màu sắc Hồi giáo
Một tiểu khu vực văn học khác hình thành ở quần đảo Indonesia và Malaysia. Từ thế kỉ VII, nhà nước Srivitgiai hùng mạnh trở thành quốc gia cực thịnh ở Đông Nam Á. Văn hóa Ấn Độ cùng Ấn Độ giáo, Phật giáo du nhập vào quàn đảo này rất sớm. Văn học cổ đại Ấn Độ, đặc biệt là các tác phẩm Mahabharata, Ramayana, được phổ biến và ngày càng lan rộng khắp quần đảo suốt thời kỳ cổ trung đại thông qua loại hình rối bóng Wayang. Từ thế kỷ VII đến VIII, tiếng Pali, Sanscrit là ngôn ngữ thơ ca của văn học Malaysia và Indonesia. Từ thế kỷ thứ XIV trở đi, văn hóa Arâp. Ba tư tràn tới quần đảo này thay thế văn hóa Ấn Độ. Do vậy dòng văn học mang màu sắc Hồi giáo cuồn cuộn chảy và trở thành dòng văn học chủ đạo ở các quốc gia hải đảo. Bức tranh văn học ở tiểu khu vực này in đậm ba màu sắc dung nạp: Văn học Ấn Độ, văn học Arâp, Ba tư và văn học Gia - va.
c. Văn học Campuchia có sự tương đồng với văn học Ấn Độ
Ở Campuchia và Chămpa, văn hóa Ấn Độ vào tiểu khu vực này sớm và văn học Campuchia tiếp nhận vốn văn học Ấn Độ - Bàlamôn. Từ thế kỷ XV trở đi, văn học Ấn Phật chiếm ưu thế. Văn bia Campuchia trở thành tài sản văn học cổ trung đại mang màu sắc tôn giáo.
Ngoài ảnh hưởng Ấn Độ, văn học Campuchia còn tiếp thu ảnh hưởng của một số môtip của văn học Indonesia và Malaixia.
d. Văn học Lào, Mianmar, Thái Lan mang đậm màu sắc Phật giáo
Tiểu khu vực văn học của các “quốc gia trẻ” ở Đông Nam Á là Minanma, Thái Lan, Lào cũng chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ. Song ở tiểu khu vực này, sự tiếp nhận muộn hơn và nhiều khi tiếp nhận thông qua các quốc gia khác. Có nền văn học trở thành trung gian của giao lưu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với nền văn học khác. Chẳng hạn như văn học Lào chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ thường thông qua Thái Lan và Camphuchia. Ở tiểu khu vực này, văn học viết thường ra đời muộn hơn các tiểu khu vực trên. Văn học nhà chùa mang đậm màu sắc Phật giáo. Đó là đặc điểm nổi bật của tiểu khu vực này. Phật giáo bắt rễ rất sâu ở các quốc gia này và thuyết lý Phật Giáo trở thành tư tưởng chủ đạo trong nhiều áng văn học. Vì vậy, trong văn học Thái, Lào, sự xung đột nhất là xung đột đấu tranh giai cấp, thường không mạnh mẽ như ở nền văn học khác.
e. Văn học Philippines ảnh hưởng văn hóa Tây Ban Nha và màu sắc Thiên Chúa giáo
Ở Philippines hình thành một tiểu khu vực riêng biệt. Trước khi văn hóa Tây Ban Nha du nhập vào Philippin ngoài các yếu tố văn học bản địa, các yếu tố văn học Ấn Độ, Hồi giáo du nhập vào Philippin một cách yếu ớt. Một số khu vực ở Philippines chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ, Hồi giáo thường thông qua truyền bá từ Indonesia và Malaixia vào. Ảnh hưởng của văn hóa Tây Ban Nha và màu sắc của Thiên chúa giáo là điểm khác biệt của văn học Philippin. Văn học Thiên chúa giáo trở nên đậm đặc và đến nay những dấu vết của Tây Ban Nha cũng pha trộn, ảnh hưởng ngay cả trong van học dân gian Philippines.
3.2.7. Nhận xét
Từ những phân tích sự dị biệt trong văn hóa giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chúng ta thấy rằng văn hóa của các nước vô cùng phong phú từ vật chất cho đến tinh thần. Văn hóa của các quốc gia đều có nhừng điểm tương đồng với nhau để tạo nên “mẫu số” chung cho văn hóa Đông Nam Á và đồng thời cũng có những nét dị biệt để bức tranh văn hóa của khu vực thêm đa dạng với nhiều điểm chấm phá.
Ta thường nói đến sự tương đồng văn hoá giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Điều này đúng vì cả hai dân tộc đều có những giá trị chung của khu vực lấy nghề trồng lúa nước làm nền tảng kinh tế, đều chịu ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, A rập, phương Tây,… Đấy là cơ sở thuận lợi trong quá trình giao lưu, hợp tác và học hỏi lẫn nhau giữa các nước trong khu vực.
Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng sự tương đồng giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á lớn tới mức có thể dùng chuẩn mực của văn hoá dân tộc này để suy ra những đặc điểm tương tự ở nền văn hoá kia. Chẳng hạn như tính cách nông dân trồng lúa nước của Việt Nam hoàn toàn không thể dùng để quy chiếu tính cách nông dân Thái Lan, hay lễ tết của Việt Nam không thể giống lễ tết của Lào, Campuchia,…
Để có thể học tập và mở rộng hợp tác, gắn chặt mối quan hệ của các quốc gia thì chúng ta nhất thiết phải có những nghiên cứu cụ thể và sâu sắc về xã hội, đặc biệt là văn hóa. Điều này càng quan trọng hơn khi Đông Nam Á có 11 quốc gia thành viên rất cần có những hiểu biết này để trung hòa các mối quan hệ.
ASEAN xúc tiến mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Hợp tác văn hoá trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để các thành viên ASEAN cùng nhau hướng tới thực hiện mục tiêu Tầm nhìn 2020 của toàn khối, đó là xây dựng một ASEAN hài hoà với các dân tộc Đông Nam Á hướng ngoại, sống trong hoà bình ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau.
KẾT LUẬN
Người dân Việt Nam nói riêng và người dân ở Đông Nam Á nói chung từ lâu đã lưu truyền trong dân gian về câu chuyện bó đũa. Có lẽ vì vậy mà biểu tượng của khu vực Đông Nam Á là hình bó đũa. Một bó lúa từ 5 chẽ, 6 chẽ,… rồi 10 chẽ là sự biến đổi của hình ảnh biểu tượng ASEAN sau 40 năm thành lập. Không phải ngẫu nhiên biểu tượng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á luôn luôn là bó lúa. Các nhà nghiên cứu văn hoá đã bỏ nhiều công để chứng minh rằng, chính cây lúa là yếu tố hạt nhân mang tính lịch sử đầu tiên tạo ra một khu vực văn hoá Đông Nam Á với nền văn minh lúa nước có từ ngàn đời, mà đặc trưng là sự cố kết cộng đồng, đề cao tính tập thể. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử từng nước trong khu vực đã có thời gian bị đô hộ, hoặc chịu ảnh hưởng bởi các nền văn hoá khác, mãi tới 40 năm gần đây, với sự hình thành và phát triển của ASEAN, người dân Đông Nam Á mới thực sự nhận biết rõ mình là những người “cùng hội cùng thuyền”, cùng mang trong mình bản sắc của nền văn hoá lúa nước.
Như trong phần mở đầu đã trình bày, nghiên cứu, tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa giữa các nước trong khu vực sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về bức tranh văn hóa của Đông Nam Á thống nhất và đa dạng như thế nào. Thống nhất trong đa dạng - chính đặc trưng văn hoá chung này của các nước Đông Nam Á đã góp phần cố kết 10 quốc gia thành viên ASEAN vốn khác biệt nhau về chế độ chính trị, xã hội, nhưng đã cùng tập hợp trong một tổ chức hợp tác với nguyên tắc bình đẳng, không can thiệp công việc nội bộ của nhau và thống nhất trong đa dạng. Ngược lại, chính sự hợp tác trong ASEAN đã ảnh hưởng tích cực đến quá trình bảo tồn, phát triển văn hoá của mỗi quốc gia Đông Nam Á.
PHỤ LỤC
Biểu tượng Đông Nam Á Bản đồ các nước ở Đông Nam Á
Cánh đồng lúa Việt Nam Quốc kì các nước Đông Nam Á
Trống Đồng văn hóa Đông Sơn Chùa Phật Ngọc, Thái Lan
Các đoàn thể thao diễu hành tại Seagame 25 Người Thái
Ăngco Wat, Campuchia Chùa Vàng, Myanmar
Lễ hội đua trâu ở Chonburi, Thái Lan Múa rối nước ở Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Minh Chi (2010), Vài nét về Phật giáo và ảnh hưởng của nó ở Đông Nam Á,
[2] Mai Ngọc Chừ (1999), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] Mai Ngọc Chừ (chủ biên) (2001), Các ngôn ngữ phương đông (Nhật, Hàn, Hán, Melayu, Thái Lan), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội
[4] Nguyễn Thành Duy (2007), Văn hóa Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa - thời cơ và thách thức, NXB Văn hóa và Viện Văn hóa, Hà Nội.
[5] Phạm Đức Dương (2007), Việt Nam - Đông Nam Á: ngôn ngữ và văn hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[6] Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[7] Phạm Đức Dương - Trần Thị Thu Lương (2001), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Giáo dục.
[8] Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.
[9] Nguyễn Tấn Đắc (2010), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội.
[10] Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[11] Nguyễn Quốc Lộc (2007), Góp phần nghiên cứu dân tộc học Đông Nam Á, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
[12] Vũ Tuyết Loan (2009), Vài nét về Văn học Đông Nam Á,
[13] Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2007), Đông Nam Á - Truyền thống và hội nhập, NXB Thế giới, Hà Nội.
[14] Đức Ninh (Chủ biên) (2008), Về một số vấn đề văn hóa dân gian (folklore) Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[15] Phạm Đức Thành - Trần Khánh (2006), Việt Nam trong ASEAN - nhìn lại và hướng tới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[16] Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
[17] Nguyễn Duy Thiệu (1997), Các dân tộc ở Đông Nam Á, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
[18] Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
[19] Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[20] Viện Đông Nam Á (1993), Việt Nam - Đông Nam Á: quan hệ lịch sử văn hóa, NXB Chính trị Quốc gia.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_tuong_dong_va_di_biet_trong_van_hoa_giua_cac_nuoc_o_khu_vuc_dong_nam_a_2251.doc