Tiểu luận Tổ chức quá trình quy hoạch đô thị có sự tham gia của cộng đồngCó thể nói quy hoạch đô thị (QHĐT) là một lĩnh vực hoạt động hết sức phức tạp. Trong QHĐT, do sự chi phối của các nhân tố xã hội và chính trị nên vấn đề về cách thức ra quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến công tác QHĐT. Việc ra các quyết định liên quan đến việc nghiên cứu, thiết lập, triển khai, quản lý các đồ án QHĐT thường là hết sức khó khăn vì rất khó có thể thỏa mãn đồng thời mọi mong muốn và quyền lợi của tất cả các bên liên quan (từ các cơ quan quản lý, chủ đầu tư cho đến người dân, các nhà chuyên môn, các nhà hoạt động xã hội và môi trường
Do tính phức tạp, liên ngành của lĩnh vực QHĐT cũng như tính đa dạng và biến động của đối tượng mà quy hoạch tác động, đòi hỏi các phương pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề và giúp cho nhà quy hoạch, nhà quản lý có được cách thức ra quyết định phù hợp trong bối cảnh cụ thể như: phương pháp quy hoạch mô hình hóa có tính chiến lược, phương pháp quy hoạch dựa trên cấu trúc và chức năng đô thị, quy hoạch can thiệp, quy hoạch biện hộ, quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng (TGCĐ), quy hoạch quản lý, quy hoạch theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, quy hoạch theo hướng sinh thái v.v .
Nhìn chung, phương pháp quy hoạch tối ưu phải là phương pháp có tính mềm dẻo, linh hoạt, đáp ứng được các điều kiện thực tế và bối cảnh luôn biến động của thể giới với các thay đổi liên tục trên nhiều cấp độ, đồng thời chú trọng quan tâm đến đối tượng hưởng lợi là cộng đồng dân cư.
Trong xu thế phát triển bền vững và đảm bảo công bằng- dân chủ trong xã hội hiện nay, có thể thấy phương pháp QHĐT với sự TGCĐ là phương pháp rất cần thiết
Phần I
Những vấn đề mang tính lý luận
Cộng đồng là một tập hợp công dân cư trú trong một khu vực địa lý, hợp tác với nhau về những lợi ích chung và chia sẻ những giá trị văn hoá chung
1. Khái niệm về tham gia:
Tham gia - participation được dịch thành 2 từ tham dự và tham gia. Theo GS Tô Duy Hợp thì tham dự là tham gia ở mức thấp còn tham gia là tham dự ở mức cao. Và phương pháp luận tham gia là phương pháp luận đi từ dưới lên tức là đi từ người dân và trở thành khoa học
2. Tham gia của cộng đồng:
Ðịnh nghĩa thuật ngữ “Sự tham gia của cộng đồng” Theo Clanrence Shubert là quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dựng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạch động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án.
Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.
3. Tầm quan trọng của quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng:
Người dân có quyền tham gia vào việc ra quyết định vì kết quả của các quyết định trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sức mạnh người dân bởi vì khi làm việc cùng nhau sẽ tăng tính tự tin và khả năng để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo thu được những kết quả của dự án tốt hơn vì chính người dân biết rõ nhất là họ cần gì, những khả năng của họ và có thể dùng các nguồn lực riêng cho các hoạt động của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch là chức năng cao nhất, thể hiện cam kết của người dân và tăng tính hiệu quả của dự án như:
Sự tham gia của nhiều người được hưởng lợi giúp đảm bảo cho dự án sẽ đạt được các mục tiêu của nó.
Tăng tính hiệu quả của dự án thông qua việc trao đổi ý kiến với những người được hưởng lợi trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng như sự tham gia của họ trong công tác quản lý, thực hiện và điều hành dự án.
Ðảm bảo cho những người tham gia chủ động dành hết tâm trí vào việc quy hoạch và thực hiện dự án.
15 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổ chức quá trình quy hoạch đô thị có sự tham gia của cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ
Đề tài: Tổ chức quá trình quy hoạch đô thị
có sự tham gia của cộng đồng
LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói quy hoạch đô thị (QHĐT) là một lĩnh vực hoạt động hết sức phức tạp. Trong QHĐT, do sự chi phối của các nhân tố xã hội và chính trị nên vấn đề về cách thức ra quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến công tác QHĐT. Việc ra các quyết định liên quan đến việc nghiên cứu, thiết lập, triển khai, quản lý các đồ án QHĐT thường là hết sức khó khăn vì rất khó có thể thỏa mãn đồng thời mọi mong muốn và quyền lợi của tất cả các bên liên quan (từ các cơ quan quản lý, chủ đầu tư cho đến người dân, các nhà chuyên môn, các nhà hoạt động xã hội và môi trường
Do tính phức tạp, liên ngành của lĩnh vực QHĐT cũng như tính đa dạng và biến động của đối tượng mà quy hoạch tác động, đòi hỏi các phương pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề và giúp cho nhà quy hoạch, nhà quản lý có được cách thức ra quyết định phù hợp trong bối cảnh cụ thể như: phương pháp quy hoạch mô hình hóa có tính chiến lược, phương pháp quy hoạch dựa trên cấu trúc và chức năng đô thị, quy hoạch can thiệp, quy hoạch biện hộ, quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng (TGCĐ), quy hoạch quản lý, quy hoạch theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, quy hoạch theo hướng sinh thái v.v...
Nhìn chung, phương pháp quy hoạch tối ưu phải là phương pháp có tính mềm dẻo, linh hoạt, đáp ứng được các điều kiện thực tế và bối cảnh luôn biến động của thể giới với các thay đổi liên tục trên nhiều cấp độ, đồng thời chú trọng quan tâm đến đối tượng hưởng lợi là cộng đồng dân cư.
Trong xu thế phát triển bền vững và đảm bảo công bằng- dân chủ trong xã hội hiện nay, có thể thấy phương pháp QHĐT với sự TGCĐ là phương pháp rất cần thiết
Phần I
Những vấn đề mang tính lý luận
Cộng đồng là một tập hợp công dân cư trú trong một khu vực địa lý, hợp tác với nhau về những lợi ích chung và chia sẻ những giá trị văn hoá chung
1. Khái niệm về tham gia:
Tham gia - participation được dịch thành 2 từ tham dự và tham gia. Theo GS Tô Duy Hợp thì tham dự là tham gia ở mức thấp còn tham gia là tham dự ở mức cao. Và phương pháp luận tham gia là phương pháp luận đi từ dưới lên tức là đi từ người dân và trở thành khoa học
2. Tham gia của cộng đồng:
Ðịnh nghĩa thuật ngữ “Sự tham gia của cộng đồng” Theo Clanrence Shubert là quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dựng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạch động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án.
Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.
3. Tầm quan trọng của quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng:
Người dân có quyền tham gia vào việc ra quyết định vì kết quả của các quyết định trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sức mạnh người dân bởi vì khi làm việc cùng nhau sẽ tăng tính tự tin và khả năng để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo thu được những kết quả của dự án tốt hơn vì chính người dân biết rõ nhất là họ cần gì, những khả năng của họ và có thể dùng các nguồn lực riêng cho các hoạt động của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch là chức năng cao nhất, thể hiện cam kết của người dân và tăng tính hiệu quả của dự án như:
Sự tham gia của nhiều người được hưởng lợi giúp đảm bảo cho dự án sẽ đạt được các mục tiêu của nó.
Tăng tính hiệu quả của dự án thông qua việc trao đổi ý kiến với những người được hưởng lợi trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng như sự tham gia của họ trong công tác quản lý, thực hiện và điều hành dự án.
Ðảm bảo cho những người tham gia chủ động dành hết tâm trí vào việc quy hoạch và thực hiện dự án.
4. Bản chất và những giá trị của phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng
Quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng không chấp nhận đặt mình vào một không gian tri thức hoá nghiêm ngặt, mà nguyên tắc cơ bản chỉ lấy không gian mà người dân đang sinh sống trong đó làm nền tảng cho những tính toán quy hoạch. Những giá trị có tính địa phương và với sự đặc biệt coi trọng những thoả mãn việc sử dụng không gian có thể đem lại cho mỗi người dân địa phương trong nhận thức về nhu cầu thực tế đời sống riêng, làm tăng thêm tổng số những niềm vui của những người dân.
Nếu phương pháp quy hoạch chiến lược tạo ra các cơ chế biến đổi đô thị chỉ có thể nhận ra và hiểu được sau những thời gian dài, thì quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng nhấn mạnh có một sự việc sẽ thay đổi căn bản ngay trong cuộc sống thường ngày của người dân.
Nếu phương pháp quy hoạch chiến lược tạo ra các cơ chế biến đổi đô thị chỉ có thể nhận ra và hiểu được sau những thời gian dài, thì quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng nhấn mạnh có một sự việc sẽ thay đổi căn bản ngay trong cuộc sống thường ngày của người dân.
Quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng ra đời sẽ chấm dứt được một sự phê phán đối với khái niệm về nhu cầu đã được áp đặt với những chi tiết hoá của đồ án cấp trên. Trước đó mọi dự án quy hoạch đô thị đều nhằm tới thoả mãn các nhu cầu của đô thị. Song, việc xác định chính xác những nhu cầu ấy lại đặt ra nhiều vấn đề lý luận khó khăn. Những học thuyết công năng và sự vận dụng tiêu chuẩn hoá và hệ thống hoá theo cách quan liêu được tiến hành nhằm quản lý theo hệ thống của Nhà nước.
Sự phát triển của phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng xem xét những thực tiễn quá cứng nhắc và kỳ thị, ở đây những vấn đề về việc lựa chọn quyết định là những vấn đề trung tâm của các phương pháp làm việc. Trong đó việc ước định các nhu cầu cần phải đáp ứng không căn cứ vào riêng một ý kiến của một ai (một nhà lãnh đạo, một chuyên gia...) hoặc một hệ thống bộ máy nhà nước thực hiện mà phụ thuộc vào động thái của đời sống địa phương, vào các sáng kiến cá nhân hoặc nhóm dân cư.
Một ảnh hưởng lớn tác động đến sự thành công của phương pháp tham gia của cộng đồng chính là ở trong mọi yếu tố nội lực của cộng đồng. Ðầu tiên phải kể đến đó là kỹ năng tổ chức trong các cộng đồng, kỹ năng chuyên môn hay lãnh đạo cần được phát triển trong cộng đồng theo cách thức thích hợp với nhiệm vụ đang được thực hiện ở cấp cộng đồng.
Trở ngại lớn nhất là chủ nghĩa bè phái hay cạnh tranh quyền lợi trong các cộng đồng, nó làm phương hại đến mục đích cần đạt tới là “quyền lợi chung” của dự án. Ðiều này thường xuất hiện do sức mạnh của cá nhân có quyền lực trong các cơ quan địa phương. Do vậy khi áp dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng cần phải hết sức tránh những căng thẳng có thể xảy ra.
Giống như chủ nghĩa bè phái, tham nhũng cũng là một vấn đề liên quan đến người ủng hộ và sự bổ nhiệm. Những người tham gia có thể làm thay đổi sự cân bằng về quyền lực và cũng có thể tạo ra những cơ hội tham nhũng. Do vậy vấn đề chủ yếu là phải làm sao ngăn cản các thành viên có quyền lực trong một cộng đồng không bị lôi kéo vào quá trình tiến thân của họ. Như vậy cần phải có những biện pháp rõ ràng để chống lại các khả năng tham nhũng, lạm dụng ngân quỹ hay quyền lực và sử dụng các chương trình vào những mục đích khác.
Sự tham gia của cộng đồng áp dụng trong những đồ án nhỏ như quy hoạch chi tiết sẽ dễ dàng hơn so với những đồ án lớn như đồ án quy hoạch chung đô thị do sự quen thuộc dễ hiểu, dễ tham gia hơn là những đề tài lớn của việc quy hoạch chiến lược với những ý nghĩa tổng quát của viễn cảnh vĩ mô trừu tượng và quá dài hạn. Ðối với người dân họ sẽ quyết định những vấn đề nhỏ, ít xung đột thì dễ dàng hơn là đối mặt với những vấn đề khó xa vời với đời sống của họ.
Sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch nếu không được đầu tư chú ý với những phương pháp rất cụ thể sẽ dễ dẫn đến một sự nhất trí giả tạo do sự thiếu hiểu biết hay phải đối đầu với những vấn đề quá khó. Chính điều đó cho thấy rằng để đảm bảo cho việc quy hoạch đạt hiệu quả cao nhất cần phải phổ biến, vận động mọi tầng lớp dân chúng trong khu vực hiểu rõ những ảnh hưởng tích cực của họ trong dự án liên quan đến cuộc sống của họ và tham gia vào công tác này.
Ý thức cộng đồng của người dân là một trong những yếu tố rất quan trọng để đi tới sự thành công của một đồ án quy hoạch theo phương pháp tham gia của cộng đồng, do vậy đòi hỏi phải làm sao tạo được một mối quan hệ tốt đẹp nhất giữa các nhóm dân cư đạt đến tính cộng đồng cao là tính thống nhất cao độ.
Sự phân tầng trong dân cư do cơ chế kinh tế thị trường đem lại có những người phải chịu thiệt thòi, không may mắn về nhiều phương diện thì cần phải động viên khuyến khích giáo dục họ để tham gia tích cực vì nếu không quyền lợi của nhóm dân cư này sẽ có thể không được quan tâm nhiều. Trên cùng một địa bàn những nhóm dân cư khác nhau có thể có những đòi hỏi khác nhau hay những quan điểm khác nhau để tham gia quy hoạch và từ đó đưa ra những lợi ích cho nhóm của mình dẫn tới sự bế tắc trong giải pháp. Ðối với những vấn đề lớn có thể sẽ dẫn tới làm sống lại hoặc bùng lên những điều căng thẳng tiềm ẩn giữa các nhóm dân cư hoặc sẽ lại dẫn tới sự bất công trong các quyết định quy hoạch.
Sự tham gia của cộng đồng đã đưa ra những thay đổi sâu sắc về phương pháp luận trong quy hoạch. Thực tế đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới với nhiều phương pháp khác nhau đã thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên không nên lý tưởng hoá quá mức và cho rằng sự phát triển của nó làm cho các phương pháp khác trở nên lỗi thời vì trong thực tế áp dụng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định.
Việc áp dụng phương pháp Quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng vào trong những khu vực kém phát triển sẽ đưa đến một vấn đề làm thế nào để người ta có thể thảo luận về những nhu cầu cần được thoả mãn trong khi chính những gì tối thiểu cần thiết cho đời sống còn chưa được đảm bảo. Do đó có thể xem như phương pháp này là một phương thức quy hoạch chỉ dành riêng cho những cộng đồng có mức sống cao hay đồng nhất về mặt xã hội.
5.Kinh nghiệm một số nước trên thế giới
Hầu hết các nước phát triển (Mỹ, Anh, Thụy Điển…) phát triển quy hoạch đô thị khá thành công là do sự nhất quán từ Chính phủ, bộ, ngành và hợp lòng dân.
Sự tham gia cộng đồng trong công tác quy hoạch chính là yếu tố quan trọng dẫn đến hiệu quả kinh tế cao khi thực hiện phát triển đô thị và giải phóng mặt bằng.
Tại Châu Âu, quy hoạch đô thị thu hút sự tham gia của cộng đồng trong từng giai đoạn lập quy hoạch cho đến quản lý đô thị đã diễn ra manh mẽ từ khá lâu. Điển hình phương pháp quy hoạch này do chính phủ đảng Bảo thủ của Anh bắt đầu từ 1980 nhằm đổi mới hệ thống quy hoạch đô thị và thành phố, ở Pháp năm 1980 cho quy hoạch từng khu vực và sau đó là Thụy Điển vào năm 1987 cho quy hoạch sử dụng đất. Kết quả cho thấy, hầu hết các thành phố mới xây dựng theo quy hoạch đó đều trở thành những thành phố kiểu mẫu của Châu Âu và thế giới.
Với các đô thị tại Châu Á như Hồng Kông hay Singapore, công tác quy hoạch và phát triển đô thị rất nhanh, hiện đại và mang tính cạnh tranh cao với tham vọng trở thành các trung tâm kinh tế lớn của Châu Á mà vẫn gìn giữ được bản sắc của từng quốc gia. Xu hướng này đã hình thành khoảng 20 năm về trước và hầu hết các đô thị như Tokyo, Kular Lumpur, Thượng Hải, Bangkok đã thành công. Nổi bật nhất trong số này là quy hoạch chung đô thị của Singapore và Hồng Kông, vốn hình thành và ổn định một vài chục năm trở lại đây. Trong bản quy hoạch đô thị của 2 đô thị này, mục tiêu định hướng của họ là khá xa và dài hạn, Hồng Kông từ 30 đến 50 năm và Singapore là trên 45 năm.
Để xây dựng đô thị vươn lên tầm cao mới trong kỷ nguyên mới và xứng đáng đẳng thế giới, Chính phủ Singapore đã thực hiện chính sách khuyến khích sự tham gia cộng đồng ngay từ khi lập quy hoạch. Họ khá rập khuôn theo mô hình hiện đại phương Tây, tuy nhiên sự thống nhất khả thi của các bản quy hoạch đô thị là Concept Plan 2001 và Master Plan 2003 rất cao bởi nhiều thành phần tham gia đồng thuận cao.
Các nhà quy hoạch đô thị ở Singapore rất chú trọng đánh giá cao việc sử dụng các nguồn đất khan hiếm của đất nước phục vụ nhu cầu sử dụng đa dạng của cả những người dân hiện tại và thế hệ tương lai. Họ tính đến mọi yếu tố từ nhà ở, thương mại, công nghiệp, giao thông, quốc phòng cũng như sự phát triển đa dạng của các khu vực. So với các nước khác, các nhà quy hoạch đô thị Singapore còn phải một bài toán rất khó là đất chật người đông: 4,84 triệu người/682,7km2.
Tương tự, Hồng Kông xác định điểm quan trọng nhất trong kế hoạch quy hoạch đô thị là phải hiểu được tầm quan trọng của các quan tâm về chính trị, kinh tế và cộng đồng trong đô thị. Tại đô thị này, các chính sách phát triển và quy định quy hoạch được thiết kế để tạo sự tự do tối đa cho các doanh nghiệp kinh doanh, tuy nhiên không lơ là đến sự phát triển môi trường cho người dân sinh sống.
Tuy chỉ là một trung tâm thương mại-tài chính toàn cầu nhưng Hồng Kông cũng có bản sắc riêng. Đằng sau các khu nhà chọc trời, Hồng Kông vẫn giữ lại những công trình thương mại, nhà ở gồm các khối nhà sử dụng hỗn hợp có hình thù, số tầng và quy mô khác nhau, mang bản sắc “Phố Tàu” nổi tiếng khắp thế giới. Khu trung tâm rộn rịp và ngộp thở Hồng Kông nay được điều chỉnh lại với đường đi bộ trên cao, cầu thang cuốn cho khách bộ hành, bến xe buýt, trạm tàu điện khắp nơi
Phần II:
Thực trạng QHĐT có sự TGCĐ tại Việt Nam
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội, phát huy một bước quyền làm chủ của nhân dân, nhờ đó đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Ở Việt Nam, vai trò của cộng đồng đã được coi trọng và thể hiện trong một số văn bản của Nhà nước như
Pháp luật về dân chủ cơ sở:
1. Chỉ thị số 30 CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
2. Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20 tháng 4 năm 2007;
3. Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
4. Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hướng dẫn Điều 11, Điều 14 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Quản lý quy hoạch- kiến trúc
1. Luật XD,Chương II về Quản lý QHXD
2. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy hoạch xây dựng.
3. Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 về quản lý kiến trúc đô thị;
4. Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 04 năm 2008 hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
5. Thông tư số 21 /2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn
6. Thông tư số 08 /2007/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2007 Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị
7. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/ 2009
Quản lý đầu tư xây dựng
1. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng
3. Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04 tháng 12 năm 2006 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ- TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng
Trong công tác QHĐT, quy chế dân chủ cơ sở đang từng bước được cụ thể hoá thông qua sự tham gia, tham vấn ý kiến cộng đồng trong một số nội dung. đã đem lai những chuyển biến khả quan:
- Có sự chuyển biến trong nhận thức về tham vấn trong QHĐT trong các đối tượng dân cư.
- Đối với người dân, hoạt động tham vấn bước đầu tạo được sự thay đổi trong cách nghĩ, trong nhận thức về công tác quản lý QHĐT theo phương pháp mới;
- Ngưới dân có cơ hội tích cực, chủ động tham gia vào toàn bộ quy trình của công tác quy hoạch, từ xây dựng đến giám sát và đánh giá quá trình thực hiện QH tại địa phương mình.
- Do được thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình đối với những vấn đề của địa phương, nên sự đồng thuận, nhất trí trong dân cao.
- Người dân đánh giá cao phương pháp tham vấn này và mong muốn được tham gia nhiều hơn nữa vào việc góp ý kiến trong quá trình lập quy hoạch hoạch và các cuộc họp cộng đồng.
- Đối với các cấp lãnh đạo, quản lý nhà nước về QHĐT hoạt động tham vấn có ý nghĩa tích cực đối với các chủ thể của công tác lập và thực thi QHĐT.
- Là cơ sở để chỉnh sửa và bổ sung QHĐT sát thực với thực tế và mong muốn của người dân, nhằm đạt tính khả thi cao trong hiện thực.
- Thông qua hoạt động tham vấn, chủ thể quản lý QHĐT có nhiều nguồn thông tin và cách nhìn tổng thể về phát triển đô thị, khu dân cư. để có các giải pháp tuỳ theo tính cấp bách và cần thiết của từng nhiệm vụ phát triển.
- Đối với các doanh nghiệp ĐTXD, hoạt động tham vấn tạo cơ hội để các doanh nghiệp đưa ra những đề xuất, giải pháp, kiến nghị cụ thể tháo gỡ những khó khăn, bức xúc từ thực tiễn hoạt động của mình.
- Các doanh nghiệp đã có những ý kiến đóng góp có giá trị trong việc huy động nguồn lực để thực hiện ĐTXD theo quy hoạch. Cũng như người dân cộng đồng, nhóm các doanh nghiệp đánh giá cao việc đổi mới trong lập quy hoạch và mong muốn các ý kiến đóng góp của họ được ghi nhận và xem xét một cách nghiêm túc.
- Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực trên, cũng vẫn còn những bất cập cụ thể:
+ Thiếu những qui định, cơ chế bảo đảm sự tham gia hiệu quả của cộng đồng trong hoạt động QHĐT, ĐTXD theo qui hoạch.
+ Việc tham vấn một số nơi, trường hợp chỉ dừng lại ở việc lấy ý kiến mang tính hình thức.
+ Cơ chế giải đáp, tiếp thu ý kiến tham vấn còn bất cập, chưa được thực hiện nghiêm túc trong quá trình thực hiện QH.
Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát Dự án “Tăng cường sự tham gia của người dân và quản lý Nhà nước ở các đô thị Việt Nam thông qua Hiệp hội Các đô thị Việt Nam” cho thấy người dân quan tâm nhiều đến công tác quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất nhưng phần lớn thiếu thông tin. Trong khi chỉ 15% người được hỏi cho rằng người dân nên được thông báo về những vấn đề này thì có đến 69% người được hỏi thực sự muốn được tham khảo ý kiến trước khi kế hoạch được thông qua. Thúc đẩy sự tham gia của người dân trong xây dựng quy hoạch ở các đô thị rõ ràng là đảm bảo cho sự hợp lý của quy hoạch và tạo đồng thuận trong xã hội.
Thực trạng về vai trò của địa phương trong công tác quy hoạch đô thị
"Tăng cường sự tham gia của người dân và Quản lý nhà nước ở các đô thị Việt Nam thông qua hiệp hội các đô thị Việt Nam” là dự án do Ủy ban Châu Âu và viện Konrad - Adenauer (KAS - CHLB Đức) phối hợp thực hiện. Qua trao đổi và nghiên cứu thực tế tại một số địa phương được chọn là đối tượng thí điểm của dự án như: Vinh, Nam Định, Pleiku, Quy Nhơn... có thể thấy rõ một số vấn đề sau liên quan đến vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương:
- Vai trò của chính quyền địa phương còn mờ nhạt trong việc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quy hoạch chi tiết. Với các đồ án QHCT thuộc quản lý của cấp quận, huyện và phường xã, người dân chỉ được thông báo về nội dung quy hoạch của đồ án mà không được tham gia góp ý kiến ngay từ khâu xác định mục đích đồ án QH, lập nhiệm vụ QH. UBND quận huyện hoặc phường xã chỉ hỗ trợ đơn vị tư vấn tổ chức họp dân và phát phiếu lấy ý kiến đến đại diện người dân hoặc các hộ dân mà quyền lợi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đồ án quy hoạch. Việc khảo sát, đánh giá hiện trạng cho việc lập quy hoạch do bên tư vấn tự làm, hầu như không có sự tham gia của người dân hay phối hợp với chính quyền địa phương để tăng cường sự tham gia của người dân trong bước quan trọng này.
- Thiếu cán bộ chuyên trách, năng lực, nhận thức còn hạn chế: Hầu hết các cán bộ quản lý QH từ cấp thành phố trở xuống đều không được cung cấp đầy đủ kiến thức hay được đào tạo, tập huấn các kỹ năng, công cụ để làm việc với cộng đồng. Chỉ có một số khóa tập huấn ngắn hạn theo một số dự án. Không có các khóa tập huấn thường niên cho các cán bộ trẻ về nguyên tắc và cách thức làm việc với cộng đồng.
- Không có cơ chế cụ thể về tài chính cho việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch chi tiết. Không có kinh phí cho việc in ấn, triển lãm nội dung phương án quy hoạch đến người dân, tổ chức các cuộc họp dân, điều tra khảo sát, phỏng vấn lấy ý kiến của người dân. Các kinh phí này chủ yếu do đơn vị tư vấn quy hoạch phải chi, do vậy họ thường làm cho xong, mang tính hình thức. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến tính hình thức trong việc huy động sự tham gia của người dân
- Thiếu tính chủ động, sáng tạo ở cấp cơ sở: Những hạn chế về nhân lực, năng lực và nhận thức của các bộ quản lý đô thị đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của địa phương. Bản thân cán bộ quản lý nhiều khi không nắm được mục đích, nội dung của các đồ án QHCT hoặc điều chỉnh QHCT trên địa bàn phường nên rất khó có thể chủ động, sáng tạo trong các hoạt động tăng cường sự tham gia của người dân, hay chủ động phát hiện các vấn đề...
+ Những khó khăn, rào cản
- Trong những năm gần đây tại các địa phương có sự tách nhập thay đổi địa giới hành chính rất đáng kể, do vậy đồ án QHCT phải điều chỉnh nhiều lần hoặc phải lập mới. Tuy nhiên, rất nhiều phường, xã chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Tuy nhiên, không ít trường hợp QHCT được làm trước, dẫn đến bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong QHCT không phù hợp với bản đồ dải thửa của quy hoạch sử dụng đất, gây ra những khó khăn cho cán bộ quản lý địa phương, gây nhiều bức xúc, không đồng thuận từ phía người dân.
- Quy hoạch chung về giao thông và hạ tầng kỹ thuật không được nghiên cứu đồng bộ trong quy hoạch chung của toàn đô thị, dẫn đến việc quy hoạch mới, mở rộng nâng cấp nhiều tuyến đường đòi hỏi phải điều chỉnh QHCT tại cấp quận huyện, phường xã, nhiều đồ án QHCT vừa mới được phê duyệt đã phải điều chỉnh.
- Thời gian cho việc lập nhiệm vụ và đồ án QHCT là rất ngắn. Thời gian lập nhiệm vụ QHCT không quá 01 tháng và thời gian lập đồ án là không quá 06 tháng (Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, điều 2, mục 3) rất khó cho việc TGCĐ ngay từ khâu xác định mục đích, nhiệm vụ QH. Đặc biệt là với các đồ án QHCT cải tạo, chỉnh trang hoặc QHCT cho các khu vực đặc thù, cần có sự tham gia chặt chẽ của người dân. Tại Singapore, Australia, thời gian lập QHCT cho 1 khu vực tối thiểu là 9 -12 tháng. Thời gian để tham vấn ý kiến người dân tối thiểu là 2 tháng. Ở Nhật Bản, với một dự án tái phát triển khu vực thị trấn cổ với sự tham gia của người dân, họ cần thời gian rất dài cho việc khảo sát, đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án và thực hiện phương án dưới sự điều hành và giám sát của cộng đồng trong một quá trình liên tục nhiều năm.
- Việc quản lý, lưu trữ thông tin, số liệu phục vụ công tác quản lý QH được thực hiện thủ công thông qua các tài liệu, bản đồ lưu trữ trong các tủ hồ sơ của các cơ quan quản lý, không có sự hỗ trợ của phương tiện lưu trữ thông tin hiện đại nên rất khó khăn cho việc tìm kiếm tài liệu. Hầu như việc tra cứu số liệu không thể thực hiện hoặc rất khó thực hiện trong thời gian ngắn, không đảm bảo tiến độ công việc. Việc không tương thích giữa các phần mềm sử dụng để quản lý hoặc bản đồ không thống nhất về tỷ lệ dẫn đến kết quả không chính xác, sai số lớn giữa các bản đồ QH (bản đồ tỉ lệ 1/2000 và bản đồ tỉ lệ 1/500), gây khó khăn cho người quản lý và mâu thuẫn cho người dân.
Tóm lại những vấn đề đặt ra đối với việc áp dụng phương pháp QHĐT với sự TGCĐ trong điều kiện Việt Nam:
− Chưa có một nghiên cứu sâu hay một mô hình lý thuyết về sự TGCĐ trong quá trình quy hoạch phát triển đô thị.
− Chưa có định nghĩa chuẩn về quy hoạch có sự TGCĐ, chưa làm rõ khái niệm cộng đồng (trong điều kiện hiện nay tại Việt Nam)
− Chưa chỉ ra được hệ thống các giá trị của khu vực gắn liền với không gian và cộng đồng dân cư để cộng đồng tham gia ý kiến trong việc đánh giá các giá trị của khu vực, góp ý kiến cho việc bảo tồn, gìn giữ hay tạo lập mới các giá trị này.
− Chưa có một cơ chế khả thi, rõ ràng cho sự TGCĐ ở mức độ cao vào công tác QHĐT
− Cộng đồng chưa thực sự được đảm bảo quyền lợi bình đẳng khi chịu tác động của các dự án QHĐT
− Nhận thức và trình độ của các cấp quản lý, nhà tư vấn và cộng đồng về vai trò và sự TGCĐ trong công tác QHĐT còn chưa cao
Phần III:
Những giải pháp cơ bản
1. Cần minh bạch hóa việc thông tin, giao tiếp giữa nhân dân và chính quyền cũng như việc cung cấp các dịch vụ hành chính công tại các đô thị. Cải thiện quy hoạch đô thị một cách bền vững thông qua sự tham gia của người dân.
2. Các cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của Phòng TN&MT, Phòng Quản lý đô thị, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Ban quản lý, Hội đồng giải phóng mặt bằng và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường, xã phụ trách công tác quy hoạch sử dụng đất cần được cung cấp kiến thức để nâng cao kiến thức và kỹ năng huy động sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch sử dụng đất tại địa phương nhất là việc ứng dụng các văn bản hiện hành về công tác quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân; quá trình vận dụng phương pháp quy hoạch sử dụng đất và quy trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng có sự tham gia của người dân; cũng như việc áp dụng các kỹ năng giao tiếp với người dân để động viên tối đa sự tham gia của người dân vào quá trình lập, giám sát và thực thi quy hoạch.
3. Cần làm rõ quy trình, mức độ tham gia của người dân trong đồ án QHCT và tiến hành thử nghiệm tại nhiều địa phương, rút ra bài học kinh nghiệm cho từng đồ án cụ thể, từng địa phương cụ thể. Để tham vấn cộng đồng đạt hiệu quả trong các bước của đồ án QH, cần phải chia ra làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tham vấn xin ý kiến cộng đồng ngay từ khâu xác định mục đích, nhiệm vụ QHCT, thu thập các nhu cầu, nguyện vọng và mong muốn của cộng đồng về khu vực quy hoạch. Sau đó tổng hợp, phân loại thông tin để cung cấp cho tư vấn nghiên cứu đề xuất phương án thiết kế quy hoạch
Giai đoạn 2: Tham vấn xin ý kiến về phương án thiết kế quy hoạch. Tư vấn đưa ra các kịch bản, phương án có cân nhắc kỹ các khả năng tham gia của cộng đồng. Cần lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng dưới nhiều hình thức và nhiều lần: họp, hội thảo, phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu hỏi, họp nhóm trọng tâm.
4. Cần lập ban tư vấn cộng đồng cho các dự án thực hiện QHCT. Ban tư vấn cộng đồng là tổ chức riêng rẽ, đại diện lợi ích cộng đồng, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, đơn vị tư vấn quy hoạch.
5. Cần có quy định về cơ chế tài chính cho tổ chức tham gia lấy ý kiến cộng đồng trong các bước lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch cũng như tổ chức bộ máy nhân sự để triển khai ở các cấp.
6. Cần trang bị cơ sở vật chất, các phương tiện lưu trữ thông tin hiện đại, số hóa hệ thống bản vẽ, dữ liệu quy hoạch, trang bị các phương tiện truyền thông cho các cơ quan quản lý địa phương để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý QH và giúp cho việc đưa thông tin QH đến người dân một cách thuận tiện nhất.
7. Nội dung lấy ý kiến phải được tiến hành song song từng bước tiến hành quy hoạch, chứ không thể là một khâu sau cùng. Nên chăng, quá trình quy hoạch xây dựng cần được bổ sung thêm bước xác định mục đích quy hoạch. Và người dân cần được lấy ý kiến ngay từ khâu này.
8. Nhà nước nên thông báo về quy hoạch và các dự án đầu tư, một cách có hệ thống, bằng nhiều phương tiện và càng sớm càng tốt, nhằm giúp cho người dân có cơ sở để đưa ra ý kiến của mình, để đảm bảo cho người dân có thể tiếp cận được thông tin.
9. Thông tin thu thập được ở mỗi bước quy hoạch và mỗi giai đoạn quản lý phải kèm theo cơ chế phản hồi minh bạch. Mỗi cấp chính quyền cần cử người đảm nhận công việc tổng kết lại ý kiến người dân và đưa kết quả rõ ràng lên các trang web, báo chí hoặc bảng tin công cộng ở phường, quận.
10. Đối với bất kỳ dự án quy hoạch nào, nên lấy ý kiến tham gia của nhiều người hơn là chỉ lấy ý kiến của một số người bị ảnh hưởng trực tiếp từ dự án đó. Làm điều này không khó, cũng không tốn kém hơn, khi mà internet ngày càng trở nên phổ biến hơn thậm chí với những người dân thường.
11. Hiện nay chính quyền cùng lúc vừa nằm dưới sự giám sát cộng đồng, vừa xét duyệt việc cấp kinh phí cho các hoạt động giám sát đó. Do vậy, sẽ hiệu quả hơn nếu như nhà nước dành riêng một phần ngân sách cho sự tham gia, bao gồm các chi phí của chính quyền trong việc phổ biến thông tin, thu thập, xử lý và đặc biệt là phản hồi ý kiến.
12. Trách nhiệm tổ chức thiết lập quy hoạch đô thị thuộc ai thì người đó phải tổ chức lấy ý kiến, không được ủy quyền cho tổ chức cấp dưới của mình như: sở, vụ, cục, tổng cục.
Thứ hai, việc lấy ý kiến quy hoạch đô thị ít nhất 3 lần:
- Lần 1: trước khi trình nhiệm vụ quy hoạch. Việc này phải được tiến hành công khai thông qua các cuộc hội thảo khoa học tổng hợp; hoặc lấy ý kiến trực tiếp các chuyên gia khoa học, hoặc các tổ chức công quyền, các tổ chức phi chính phủ, hoặc tổ chức thu tuyển lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị phát triển bền vững có nhiều tổ chức tư vấn quy hoạch tham gia.
- Lần thứ 2: sau khi các tổ chức tư vấn nộp đồ án dự thi quy hoạch đô thị phát triển bền vững, được tổ chức công khai, rộng rãi.
- Lần thứ 3: sau khi tổ chức tư vấn nộp chính thức đồ án quy hoạch, trước khi lập tờ trình cấp trên phê duyệt.
13. Việc lấy ý kiến cần giải thích rõ về thuật ngữ, nếu không thì việc lấy ý kiến không có mục đích rõ ràng, không giới hạn được phạm vi và việc tổ chức lấy ý kiến rất có thể làm qua loa đại khái.
Tài liệu tham khảo
Các tài liệu được tham khảo tại các website:
1. Ashui.com
2. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 08/2010, trang 72,73
3. moc.gov.vn
4. tainguyenmoitruong.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieuluanqlnnvedothihcm.doc