Tiểu luận Tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư

Đã có 3 quỹ đầu tư đang hoạt động, nhưng cách đây một tuần, Công ty Liên doanh Quản lý quỹ đầu tư VN (VFM) đã bắt tay vào việc huy động 1.000 tỉ đồng cho đợt đầu tiên của quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu VN (VF4) với tổng vốn của quỹ này lên đến 8.000 tỉ đồng, chủ yếu để đầu tư vào các đơn vị chuẩn bị IPO, chuẩn bị niêm yết, các cổ phiếu blue-chips. Tuần trước, Công ty CP Quản lý quỹ đầu tư Anpha (Anpha Capital) cũng đã tiến hành ký hợp tác với gần 10 công ty để góp vốn lập ra hai quỹ đầu tư thành viên trong nước, đó là Anpha Capital Equity Fund (ACE) và Anpha Capital Property (ACP), với tổng vốn huy động ban đầu khoảng 30 triệu USD. Hai quỹ này chuyên đầu tư cổ phiếu và bất động sản. Còn quỹ đầu tư Maxford Investment Management Ltd – Hồng Kông đã giải ngân gần hết tổng vốn 30 triệu USD vào thị trường chứng khoán (TTCK) cũng đang dự định ra mắt quỹ đầu tư thứ hai vào đầu năm 2008 là Vietnam Focus OTC & IPO Fund. Quỹ sẽ đầu tư chủ yếu vào các công ty chưa niêm yết và các doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hóa với vốn ban đầu khoảng 25 triệu USD, sau đó sẽ nâng lên 40 triệu USD. b.Các công ty sẵn sàng dồn sức thành lập QĐT Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, quỹ đầu tư ra đời là xu thế tất yếu của nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, mà VN là điển hình. Đây là điều hết sức tích cực, bởi các quỹ đầu tư đáp ứng nhu cầu hết sức bức bách về hạ tầng, bến bãi, điện, đường, xây dựng, địa ốc. của nước ta. Đại diện các quỹ thì cho rằng, việc lập quỹ đầu tư không chỉ là việc góp vốn mà còn là sự hợp lực về nhiều khía cạnh của các đơn vị mang tính chuyên môn cao để phát huy tối đa hiệu quả dòng vốn bỏ ra. Chưa kể luồng vốn dài hạn được huy động sẽ làm giảm áp lực về lãi suất tín dụng. Ông Phạm Khánh Lynh, Phó Giám đốc VFM, cho biết, VF4 không ngần ngại trong việc lập thêm quỹ mới với số vốn hàng nghìn tỉ đồng. Bởi chúng tôi chỉ lấy điển hình 11 công ty lớn sẽ cổ phần hóa vào giai đoạn 2008-2010 thì đã có vốn pháp định trên 8 tỉ USD, đây là cơ hội lớn để VF4 đổ tiền vào đầu tư. Từ nay đến 2010, Nhà nước sẽ đưa ra cổ phần hóa hàng loạt doanh nghiệp lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực hết sức tiềm năng, nếu không có sẵn vốn thì sẽ bỏ lỡ mất cơ hội.

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư Những từ viết tắt QĐT:Quỹ đầu tư NĐT:Nhà đầu tư CCQ:Chứng chỉ quỹ HĐQT:Hội đồng quản trị Net Asset Value (NAV) - Giá trị tài sản ròng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ cũng như là căn cứ để NĐT xác định giá chấp nhận được của chứng chỉ quỹ giao dịch trên thị trường. NAV của quỹ được xác định bằng hiệu số giữa tổng giá trị tài sản của quỹ với giá trị các khoản nợ phải trả của quỹ. CP:Cổ phiếu CTy QLQ:Công ty quản lý quỹ NHGS:Ngân hàng giám sát CK:Chứng khoán Quỹ ĐTCK:Quỹ đầu tư chứng khoán Dàn ý chuyên đề I.Tổ chức của quỹ đầu tư 1.Khái niệm -Khái niệm -Lợi ích của nhà đầu tư khi đầu tư qua quỹ -Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán 2.Phân loại -Dựa theo nguồn vốn huy động -Dựa theo cấu trúc vận động vốn -Dựa theo mô hình tổ chức và hoạt động của quỹ II.Hoạt động của quỹ đầu tư 1.Huy động vốn 2.Mục tiêu đầu tư-xác định danh mục đầu tư của quỹ 3.Chi phí liên quan đến hoạt động của quỹ 4.Tiêu chí hoạt động của quỹ 5.Công bố thông tin III.Hình thái quỹ đầu tư trên thế giới và ở Việt Nam 1.Trên thế giới 2.Việt Nam Bài làm I.Tổ chức của quỹ đầu tư 1.Khái niệm -Khái niệm Từ một số khái niệm về QĐT của Mỹ,Nhật Bản và một số quốc gia khác ta có thể rút ra định nghĩa như sau:QĐT là một phương tiện đầu tư tập thể,là một tập hợp tiền của các nhà đầu tư và được ủy thác cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp tiến hành đầu tư để mang lại lợi nhuận cao nhất cho những người góp vốn phù hợp với mức độ chịu đựng rủi ro và tính khoản của NĐT. Theo Luật chứng khoán ta định nghĩa QĐT là quỹ hình thành từ vốn góp của NĐT với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản khác,kể cả bất động sản trong đó NĐT không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của Quỹ. Công ty quản lý quỹ khác với quỹ đầu tư. Theo khái niệm về công ty quản lý quỹ đầu tư(Fund Management) tại thị trường chứng khoán Mỹ,công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý QĐT.Công ty Quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng:quản lý quỹ đầu tư dạng đóng và quỹ dạng mở.Ở Việt Nam,theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngayf28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư hay nhà quản lý đầu tư để quyết định đưa chứng khoán nào đưa vào danh mục.Ở Việt Nam, theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thì công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán có thể ở dạng quỹ công chúng hoặc quỹ thành viên, và là dạng đóng. Chức năng hoạt động và các sản phẩm của công ty quản lý quỹ Thực chất về hoạt động của công ty quản lý quỹ là thực hiện chức năng về quản lý vốn tài sản thông qua việc đầu tư theo danh mục đầu tư hiệu quả nhất làm gia tăng giá trị của quỹ đầu tư. ‏٭ Quản lý quỹ đầu tư (Asset management) o        Huy động và quản lý vốn và tài sản o        Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư o        Quản lý đầu tư chuyên nghiệp Các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu kinh nghiệm người mà được lựa chọn định kỳ căn cứ vào tổng lợi nhuận họ làm ra. Những chuyên gia không tạo ra lợi nhuận sẽ bị thay thế. Một trong những nhân tố quan trọng trong việc chọn lựa quỹ đầu tư tốt là quỹ đó phải được quản lý tốt nhất. ‏٭Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính o        Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng o        Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài chính o        Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư ‏٭ Nghiên cứu Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính và giá trị đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên. Cơ chế giám sát của quỹ, công ty quản lý quỹ và các cơ quan chức năng •Cơ quan quản lý chủ quan của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sát toàn bộ các hoạt động của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các ngân hàng giám sát về mặt vĩ mô. •Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư. •Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư được nêu trong cáo bạch của quỹ. •Công ty kiểm toán: thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình hình hoạt động của công ty. -Lợi ích của nhà đầu tư khi đầu tư qua quỹ Ngoài những lợi ích chung như lợi nhuận,quyền tham dự đại hội nhà đầu tư tương ứng với số vốn góp vào quỹ,NĐT còn được hưởng một số lợi ích khác như: Đa dạng hóa danh mục đầu tư giảm thiểu rủi ro. Một kinh nghiệm đã được rất nhiều NĐT vận dụng là không nên để tất cả trứng trong cùng một rổ.Thực tế hiện nay hầu như các công ty không bao giờ để tất cả tài sản của mình vào một Ngân hàng kể cả những Ngân hàng lớn cũng không thể đảm bảo rằng hệ thống của mình luôn hoạt động một cách có hiệu quả,nếu vì một sự cố nào đó mà hệ thống không hoạt động điều này sẽ dẫn tới những hậu quả không lường trước được.Do vậy để quản lý rủi ro hữu hiệu người đầu tư thường phối hợp nhiều cổ phiếu hoặc trái phiếu hay các công cụ khác trong cùng danh mục.Tuy nhiên phương pháp này có thể không phù hợp với nhà đầu tư có số vốn không đủ lớn,vì vậy đáp án cho bài toán này là mua chứng chỉ quỹ đây là phương thức giúp NĐT tránh rủi ro.Các quỹ có thể đầu tư hàng chục hàng trăm loại cổ phiếu khác nhau.Một danh mục đầu tư đa dạng nói chung duy trì được sự tăng trưởng tốt ngay cả khi một vài loại cổ phiếu trong danh mục giảm giá,còn các cổ phiếu khác lại tăng giá hơn mức mong đợi,tạo ra sự cân bằng cho danh mục. Quản lý đầu tư chuyên nghiệp. Sự lựa chọn và đào thải là quy luật sinh tồn của tự nhiên và trên thị trường chứng khoán cũng vậy,những người giỏi và giàu kinh nghiệm sẽ được giữ lại căn cứ vào tổng lợi nhuận họ làm ra,những chuyên gia không có thành tích tốt sẽ bị thay thế.Một nhân tố đảm bảo mang lại lợi nhuận cho quỹ là ở đội ngũ nhà quản lý tốt.Cứ như vậy các QĐT sẽ có các chuyên gia quản lý giỏi.Do vậy có thể nói khi các nhà đầu tư đầu tư qua QĐT luôn được hưởng sự quản lý đầu tư chuyên nghiệp. Chí phí hoạt động thấp. Các quỹ đầu tư được quản lý chuyên nghiệp nên chỉ gánh một mức hoa hồng giao dịch thấp hơn so với các cá nhân,một quỹ tương hỗ có thể chỉ thanh toán vài xu trên một cổ phiếu cho một giao dịch cổ phiếu lô lớn,nhưng một nhà đầu tư có thể phải thanh toán đến 50xu hoặc nhiều hơn cho một giao dịch tương tự,dẫn đến chi phí giao dịch thấp.NĐT không cần tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc vào việc tìm kiếm thông tin và phân tích vì đó là công việc của nhà quản lý.Chẳng hạn như khi làm một DD(Due Diligence) phân tích của tổ chức chuyên ngành ở Việt Nam tốn khoảng 300-500$ ,không phù hợp với cá nhân.Ngoài ra còn tiết kiệm chi phí hội họp,không phải tất cả các cá nhân cùng phải tham gia họp quỹ có thể cử đại diện thay mặt mọi người. Bảo vệ NĐT nhỏ lẻ Đem lại sự linh hoạt cho danh mục đầu tư -Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và góp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp. Các quỹ đầu tư tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp,cung cấp vốn cho phát triển các ngành.Với chức năng này các quỹ giúp ổn định thị trường sơ cấp. Góp phần ổn định thị trường thứ cấp qua việc đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tạo ra các phương thức huy động vốn đa dạng qua thị trường chứng khoán,các QĐT hình thành dưới nhiều dạng sản phẩm tài chính khác nhau như thời gian đáo hạn,khả năng sinh lợi,độ an toàn... Xã hội hóa hoạt động đầu tư chứng khoán,QĐT tạo ra một phương thức đầu tư được các NĐT nhỏ ít có sự hiểu biết về chứng khoán ưu thích,góp phần tăng tiết kiệm của công chúng đầu tư bằng việc thu hút tiền đầu tư vào quỹ. 2.Phân loại. a.Dựa theo nguồn vốn huy động ☺Quỹ đầu tư tập thể(quỹ công chúng):là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng ra công chúng,những nhà đầu tư đa phần là nhà đầu tư riêng lẻ,ít am hiểu về thị trường chứng khoán,qua QĐT này đảm bảo an toàn giảm thiểu rủi ro,đa dạng hóa đầu tư.Tuy nhiên quỹ này bị pháp luật quản lý chặt chẽ và huy động được số vốn đông đảo của các NĐT. ☺QĐT tư nhân( quỹ thành viên):chỉ huy động vốn của một số ít cá nhân có thể được lựa chọn trước.Các NĐT thường đầu tư với lượng vốn tương đối lớn và đổi lại họ yêu cầu về quản lý quỹ rất cao,họ sẵn sàng chấp nhận khả năng thanh khoản thấp hơn so với các nhà đầu tư nhỏ,vì thế họ khống chế việc đầu tư trong các quỹ tư nhân.Các nhà quản lý quỹ thường kiểm soát hoạt động của công ty nhận đầu tư,có thể là hình thức thành viên HĐQT cung cấp tư vấn có ảnh hưởng đáng kể tới các thành viên của HĐQT của công ty nhận đầu tư. b.Dựa theo cấu trúc vận động vốn ☺QĐT dạng đóng(Close ended Fund) phát hành CCQ/CP ra công chúng chỉ một lần với số lượng nhất định và quỹ không thực hiện việc mua lại CP/CCQ khi NĐT có nhu cầu bán lại.CCQ/CP của quỹ được giao dịch như bất kỳ loại chứng khoán nào niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung,các NĐT có thể mua bán thu hồi vốn CCQ/CP của mình trên thị trường thứ cấp.Giá cả của CCQ có thể thoát ly NAV. ☺QĐT dạng mở(Open ended Fund) liên tục phát hành CCQ/CP ra công chúng và thực hiện việc mua lại chúng khi NĐT có nhu cầu thu hồi vốn.Một sự khác nhau cơ bản giữa hai loại quỹ này là ở QĐT dạng mở CCQ luôn gắn liền NAV,CCQ/CP không giao dịch trên thị trường thứ cấp mà giao dịch thẳng với quỹ và các đại lý được ủy quyền của quỹ.Quỹ này có quy mô không ổn định. ☺Quỹ nửa mở (Closepen Fund) tương đối giống quỹ mở nhưng kì xác định giá trị tài sản ròng dài hơn quỹ mở. c.Dựa theo cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ ☺QĐT dạng công ty:quỹ đầu tư có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của Nhà nước cơ quan điều hành cao nhất là HĐQT quỹ. Chủ thể tham gia quỹ: -Các NĐT góp vốn vào quỹ là các cổ đông và bầu ra HĐQT,HĐQT thay mặt các nhà quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động của Công ty quản lý quỹ.hàng nam xem xét lại hoặc từ chối các hợp đồng với công ty quản lý quỹ nếu công ty quản lý quỹ hoạt động không hiệu quả. -Công ty quản lý quỹ đóng vai trò như một nhà tư vấn đầu tư và họ hưởng phí từ việc quản lý đầu tư đó,với nhiệm vụ chính là phân tích đầu tư và quản lý danh mục đầu tư. -Ngân hàng lưu ký là nơi bảo quản cất giữ các tài sản của quỹ đồng thời tiến hành những giao nhận các chứng khoán cho quỹ các giao dịch. -Ngoài ra còn có sự tham gia của đại lý chuyển nhượng được ủy quyền để tham gia mua bán CP quỹ đối với Quỹ dạng mở.Nhà bảo lãnh phát hành giúp chào bán và phân phối CP quỹ cho các nhà đầu tư. ☺Quỹ đầu tư dạng hợp đồng là quỹ không có tư cách pháp nhân còn được gọi là mô hình quỹ tín thác đầu tư.Quỹ này hoàn toàn là một lượng tiền nhất định do các NĐT đóng góp hình thành nên quỹ. Các thành viên tham gia -Công ty quản lý quỹ:đứng ra thành lập quỹ,huy động vốn thực hiện huy động vốn theo những chỉ tiêu đã đề ra của quỹ. -Ngân hàng giám sát bảo quản vốn và giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ.Quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát còn được thể hiện bằng hợp động quản lý giám sát. -Nhà đầu tư mua CCQ đầu tư góp vốn vào quỹ,NĐT không phải là cổ đông mà chỉ là người được hưởng kết quả kinh doanh từ hoạt động đầu tư của quỹ. II.Hoạt động của quỹ đầu tư 1.Huy động vốn ♠Phương thức hình thành vốn a.Phương thức phát hành -Đối với các quỹ đầu tư dạng công ty phát hành cổ phiếu. -Đối với quỹ đầu tư dạng hợp đồng,thông thường lượng vốn hình thành nên quỹ được chia thành các đơn vị.Quỹ sẽ phát hành chứng chỉ đầu tư dưới hình thức ghi danh hoặc vô danh và có thể giao dịch trên thị trường chuyển nhượng như cổ phiếu. b.Định giá ban đầu -Do các tổ chức đứng ra thành lập quỹ xác định. -Đối với quỹ đầu tư dạng công ty thì do tổ chức bảo đảm hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành xác định.Đối với quỹ đầu tư dạng hợp đồng do cộng ty quản lý quỹ định giá. -Chi phí chào bán lần đầu được khấu trừ từ tổng giá trị huy động được. c.Phương thức chào bán -Chào bán qua các tổ chức bảo lãnh phát hành. -Chào bán trực tiếp từ quỹ hoặc công ty quản lý quỹ. d.Chi phí liên quan tới phát hành -Chi phí chào bán -Chi phí in ấn bản cáo bạch -Chi phí trả cho các đại lý bán CP/CCQ đầu tư. ♠Nội dung bản cáo bạch -Mục tiêu đầu tư của quỹ -Mô tả chính sách đầu tư -Giới hạn đầu tư hay những hoạt động đầu tư không được tiến hành. -Chi phí liên quan tới hoạt động giao dịch của NĐT vào quỹ -Lịch sử các hoạt động kinh doanh của quỹ. -Chi tiết các rủi ro đối với NĐT -Các thông tin liên quan đến người quản lý quỹ,công ty quản lý quỹ,nhà tư vấn đầu tư. -Thông tin liên quan đến tổ chức bảo quản tài sản,đại lý chuyển nhượng,phân phối. -Cách thức phân phối cổ tức lãi vốn,khoản thuế liên quan. -Các dịch vụ cung ứng cho NĐT. -Các quỹ do cùng một công ty quản lý quỹ thành lập. ♠Giao dịch chứng chỉ đầu tư/CP khi quỹ đã hình thành-định giá chi phí phát hành. ♠Cơ chế vay và cho vay vốn của quỹ -Hoạt động tín dụng là lĩnh vực bị hạn chế bởi luật pháp. -Không được vay để tài trợ cho hoạt động đầu tư của quỹ chỉ được vay ngắn hạn để trang trải phí cần thiết tối đa là 5% và không quá 30 ngày. -Không được sử dụng vốn và tài sản quỹ để cho vay hoặc bảo lãnh cho vay. 2.Mục tiêu đầu tư-xác định danh mục đầu tư của quỹ. ♠Lựa chọn mục tiêu đầu tư Mục tiêu ban đầu: -Thu nhập:nhanh chóng có thu nhập để chia cho nhà đầu tư. -Gia tăng NAV thông qua việc đánh giá danh mục CP theo thị giá. -Bảo toàn vốn đầu tư. Các quỹ thường gặp:Quỹ tăng trưởng,quỹ thu nhập và tăng trưởng,quỹ thu nhập CP,quỹ cân bằng,quỹ ngành….. ♠Phân bổ tài sản và hình thành danh mục của quỹ Phân bổ tài sản góp phần quan trọng tối ưu hóa danh mục đầu tư và tối ưu hóa mức sinh lợi từ các khoản đầu tư. 3.Chi phí liên quan tới hoạt động. ♠Phí liên quan tới hoạt động đầu tư -Phí môi giới được các công ty quản lý quỹ trả cho người môi giới. -Phí tư vấn đầu tư -Phí lưu giữ và bảo quản tài sản cho vay. -Lãi suất trong trường hợp quỹ phải vay ngắn hạn,thuế. -Phí trả cho các tổ chức định giá các khoản đầu tư của quỹ. ♠Chi phí quản lý và điều hành quỹ -Phí trả cho công ty quản lý quỹ -Phí thưởng ♠Chi phí hành chính khác -Phí lập các báo cáo -Phí kiểm toán -Phí dịch vụ đại hội 4.Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của một quỹ đầu tư ♠Tổng thu nhập -Cổ tức lãi vốn và thu nhập bằng tiền khác(thu nhập thực hiện) -Thay đổi giá trị tài sản ròng(thu nhập chưa thực hiện) ♠Tỷ lệ chi phí Tỷ lệ này được xác định bằng tổng chi phí chia cho giá trị tài sản ròng trung bình.Các quỹ đầu tư chỉ số thường có tỷ lệ chi phí thấp. Quỹ có quy mô nhỏ thường có tỷ lệ chi phí cao hơn quỹ quy mô lớn,quỹ quốc tế tỷ lệ chi phí cao hơn QĐT nội địa,QĐT CP tỷ lệ chi phí cao hơn QĐT lãi suất cố định.Khi đánh giá tỷ lệ chi phí,cần so sánh tỷ lệ chi phí với số liệu của các danh mục khác có cùng quy mô. ♠Tỷ lệ thu nhập Tỷ lệ này được tính bằng giá trị thu nhập đầu tư ròng chia cho giá trị tài sản ròng trung bình.Tỷ lệ này cũng tương tự như lợi suất cổ tức khi đánh giá hiệu quả cổ phiếu phổ thông. ♠Tỷ lệ doanh thu Tỷ lệ này đo tổng giá trị giao dịch mua bán do công ty quản lý quỹ tiến hành đối với quỹ.Tỷ lệ này được xác định bằng số lượng tài sản được bán hoặc mua chia cho giá trị tài sản ròng của quỹ trong năm. Doanh thu luôn biến đổi theo từng loại quỹ và triết lý đầu tư của các nhà quản lý quỹ.Nhiều nhà quản lý tìm cách kiếm lợi nhuận nhanh chóng có xu hướng mua bán linh hoạt.Nhiều nhà quản lý khác lại có xu hướng mua và nắm giữ trong dài hạn.Các quỹ mà tin tưởng vào chiến lược hợp đồng tương lai hợp đồng lựa chọn và bán khống có thể mong đợi có một doanh thu và một chi phí giao dịch cao. ♠Chất lượng của hoạt động quản lý quỹ Nhà quản lý quỹ đầu tư tốt có thể điều hành hoạt động ổn định chống chọi với thị trường tốt hơn khi thị trường đi xuống,không bao giờ để chi phí giao dịch vượt ra ngoài tầm kiểm soát.Một quỹ hoạt động và được quản lý tốt bao giờ cũng thu hút nhiều NĐT hơn. 5.Công bố thông tin Đối với quỹ đầu tư việc công bố thông tin liên quan tới hoạt động đầu tư sẽ giúp các NĐT có định hướng đúng đắn trong việc đầu tư vào công ty hay rút vốn đồng thời làm tăng uy tín của công ty quản lý quỹ.Việc công bố thông tin cần chính xác kịp thời. III.Hình thái quỹ đầu tư trên thế giới và ở Việt Nam 1.Trên thế giới a.Mỹ Hiện nay ở Mỹ có các loại quỹ đầu tư chính sau: +Công ty quản lý quỹ tổ chức dưới dạng công ty phát hành cổ phần,sử dụng các nhà tư vấn đầu tư quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ,người quản lý sẽ được toàn quyền quản lý danh mục đầu tư mua bán chứng khoán phù hợp với các mục tiêu đầu tư của quỹ.Công ty quản lý quỹ được tổ chức dưới hai dạng công ty đầu tư dạng đóng và công ty đầu tư dạng mở. +Đơn vị tín thác đầu tư là dạng công ty được tổ chức theo kiểu hợp đồng tín thác thay vì lập công ty.Có hai dạng tín thác đầu tư là tín thác cố định và tín thác tham gia. b.Anh Các loại quỹ đầu tư tồn tại dưới hai dạng quỹ tín thác đầu tư và quỹ tín thác đơn vị. +Quỹ tín thác đầu tư là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn không phải là hình thức tín thác dưới dạng pháp lý. +Quỹ tín thác đơn vị:Một nhà đầu tư đầu tư vào quỹ tín thác đơn vị bằng việc mua các đơn vị chứng chỉ từ nhà quản lý quỹ tín thác đầu tư.Quỹ tín thác đầu tư được hiểu như quỹ mở. c.Nhật Bản Có hai loại hình quỹ đầu tư chính là quỹ tín thác đầu tư kiểu hợp đồng và quỹ đầu tư dạng công ty. +Quỹ đầu tư dạng hợp đồng là quỹ mà việc quản lý tài sản của quỹ theo hợp đồng được ký giữa một công ty quản lý quỹ và những người đầu tư không thành lập pháp nhân. +Quỹ tín thác kiểu công ty là công ty được thành lập vì mục đích đầu tư của quỹ. d.Hàn Quốc Hiện nay Hàn Quốc đã cho phép tồn tại cả hai loại hình quỹ đầu tư:tín thác đầu tư chứng khoán dạng hợp đồng và quỹ đầu tư dạng công ty. +Quỹ tín thác đầu tư chứng khoán là loại hình quỹ phát triển từ những năm đầu hoạt động của thị trường chứng khoán.Các quỹ này hoạt động tương tự như quỹ tín thác dạng hợp đồng của Anh. +Công ty đầu tư chứng khoán là loại hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng như kiểu quỹ đầu tư của Mỹ được hoạt động từ năm 1988. 2.Ở Việt Nam a.Ngày càng nhiều các quỹ đầu tư được thành lập Đã có 3 quỹ đầu tư đang hoạt động, nhưng cách đây một tuần, Công ty Liên doanh Quản lý quỹ đầu tư VN (VFM) đã bắt tay vào việc huy động 1.000 tỉ đồng cho đợt đầu tiên của quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu VN (VF4) với tổng vốn của quỹ này lên đến 8.000 tỉ đồng, chủ yếu để đầu tư vào các đơn vị chuẩn bị IPO, chuẩn bị niêm yết, các cổ phiếu blue-chips... Tuần trước, Công ty CP Quản lý quỹ đầu tư Anpha (Anpha Capital) cũng đã tiến hành ký hợp tác với gần 10 công ty để góp vốn lập ra hai quỹ đầu tư thành viên trong nước, đó là Anpha Capital Equity Fund (ACE) và Anpha Capital Property (ACP), với tổng vốn huy động ban đầu khoảng 30 triệu USD. Hai quỹ này chuyên đầu tư cổ phiếu và bất động sản. Còn quỹ đầu tư Maxford Investment Management Ltd – Hồng Kông đã giải ngân gần hết tổng vốn 30 triệu USD vào thị trường chứng khoán (TTCK) cũng đang dự định ra mắt quỹ đầu tư thứ hai vào đầu năm 2008 là Vietnam Focus OTC & IPO Fund. Quỹ sẽ đầu tư chủ yếu vào các công ty chưa niêm yết và các doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hóa với vốn ban đầu khoảng 25 triệu USD, sau đó sẽ nâng lên 40 triệu USD. b.Các công ty sẵn sàng dồn sức thành lập QĐT Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, quỹ đầu tư ra đời là xu thế tất yếu của nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, mà VN là điển hình. Đây là điều hết sức tích cực, bởi các quỹ đầu tư đáp ứng nhu cầu hết sức bức bách về hạ tầng, bến bãi, điện, đường, xây dựng, địa ốc... của nước ta. Đại diện các quỹ thì cho rằng, việc lập quỹ đầu tư không chỉ là việc góp vốn mà còn là sự hợp lực về nhiều khía cạnh của các đơn vị mang tính chuyên môn cao để phát huy tối đa hiệu quả dòng vốn bỏ ra. Chưa kể luồng vốn dài hạn được huy động sẽ làm giảm áp lực về lãi suất tín dụng... Ông Phạm Khánh Lynh, Phó Giám đốc VFM, cho biết, VF4 không ngần ngại trong việc lập thêm quỹ mới với số vốn hàng nghìn tỉ đồng. Bởi chúng tôi chỉ lấy điển hình 11 công ty lớn sẽ cổ phần hóa vào giai đoạn 2008-2010 thì đã có vốn pháp định trên 8 tỉ USD, đây là cơ hội lớn để VF4 đổ tiền vào đầu tư. Từ nay đến 2010, Nhà nước sẽ đưa ra cổ phần hóa hàng loạt doanh nghiệp lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực hết sức tiềm năng, nếu không có sẵn vốn thì sẽ bỏ lỡ mất cơ hội. c.Nhưng nỗ lực của các QĐT Để phát huy hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro, mỗi quỹ cũng tìm cho mình hướng đi riêng. Cũng theo ông Phạm Khánh Lynh, không đơn giản như năm 2006, 2007, năm 2008 sẽ là năm có nhiều khó khăn, thử thách mà các quỹ đầu tư phải vượt qua. Tuy nhiên, khó khăn đó sẽ đẻ ra không ít cơ hội để các quỹ đầu tư tìm kiếm cho riêng mình. Anpha Capital đã có hai quỹ đầu tư nước ngoài với số vốn huy động 125 triệu USD là VEH và VPH niêm yết lần đầu trên thị trường Frankfurt- Đức. “Nhưng các quỹ đầu tư của nước ngoài còn một số hạn chế đầu tư trong một vài lĩnh vực như thị trường OTC, chứng khoán, ngân hàng... Chính vì thế mà chúng tôi huy động hai quỹ thành viên trong nước để đầu tư đa dạng, thuận lợi hơn”- ông Bùi Công Giang, Tổng Giám đốc Anpha Capital, cho biết như thế. Theo ông Don Lam, Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital, ngoài hai quỹ chứng khoán và bất động sản, năm 2008, VinaCapital sẽ tiếp tục phát triển hai quỹ đã có là công nghệ thông tin và hạ tầng. Ngoài ra, nhiều quỹ đầu tư cũng đã trực tiếp đầu tư vào các công ty tư nhân để góp phần tham gia vào các hoạt động điều hành, hỗ trợ về công nghệ, nhân lực để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển toàn diện. The end.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37205.doc
Tài liệu liên quan