MỤC LỤC
I/ Sự tạo thành tổ hợp hương
1/ Định nghĩa
2/ Cấu tạo
3/ Phân loại
4/ Các tương tác tạo ra hình thơm
II/ Giới thiệu một số tổ hợp hương từ thực vật: Bao gồm tinh dầu trong tự nhiên và từ tổng hợp
1/ Tinh dầu hạt xạ (hạt noang vang) (ambrette seed oil)
1.1. Thành phần
1.2. Nguyên liệu và ph ương pháp tách chiết
1.3. Tính chất hóa lý
1.4. Ứng dụng
2/ TINH DẦU HÚNG QUẾ (BASIL OIL)
2.1. Thành phần
2.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
2.3. Tính chất hóa lý
2.4. Ứng Dụng
2.5. Tinh dầu hương chanh tổng hợp
3/ TINH DẤU TRÀM ( CAJEPUT OIL)
3.1. Thành phần
3.2. Nguyên liệu và ph ương pháp tách chiết
3.3. Tính chất hóa lý
3.4. Ứng Dụng
4/ TINH DẦU QUẾ ( CINNAMON HAY CASSIA OIL )
4.1. Thành phần
4.2. Nguyên liệu và ph ương pháp tách chiết
4.3. Tính chất hóa lý
4.4. Ứng Dụng
5/ TINH DẦU QUẾ SRI LANKA ( CINNAMON OIL)
5.1. Thành phần
5.2. Nguyên liệu và ph ương pháp tách chiết
5.3. Tính chất hóa lý
5.4. Ứng Dụng
6/ TINH DẦU ĐINH HƯƠNG (CLOVE OIL)
6.1. Thành phần
6.2. Nguyên liệu và ph ương pháp tách chiết
6.3. Tính chất hóa lý
6.4. Ứng Dụng
6.5. Khả năng gây dị ứng
6.6. Tinh dầu hương chanh tổng hợp
7/ TINH DẦU BẠC HÀ Á (CORNMIT OIL)
8/ TINH DẦU HỒ TIÊU INDONESIA (CUBEBS OIL)
9/ TINH DẦU LÀI ( JASMIN OIL)
10. TINH DẦU CHANH (LEMON OIL)
11. TINH DẤU LILALOE
12. TINH DẦU QUÝT (MANDARIN)
13. TINH DẦU CAM (ORANGE-OIL), TINH DẦU VỎ CAM CHANH (SWEET ORANGE OIL)
13.1. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
13.2. Thành phần
13.3. Ứng dụng
14. TINH DẦU SẢ HỒNG (PALMAROSA OIL)
15. TINH DẦU HOẮC HƯƠNG (PATCHOULIOIL)
16. TINH DẦU HỒ TIÊU (PEPPER OIL)
17. TINH D ầU XÁ Xị ( SASSAFRAS OIL)
18. TINH DẦU HỒI (STAR ANISE OIL)
19. TINH DẦU THYM (THYM OIL)
20 TINH DẦU THÔNG (TURPENTINE OIL)
21. TINH DẦU VANI ( VANILLA OIL)
22.TINH DẦU BƯỞI ( Citrus Paradisi Macfa )
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2841 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổ hợp các hương liệu từ tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ HỢP CÁC HƯƠNG LIỆU TỪ TỰ NHIÊN
I/ Sự tạo thành tổ hợp hương :
1/ Định nghĩa: Tổ hợp hương là một hổn hợp các cấu tử tương tác hài hoà với nhau qua đó mùi của cấu tử đơn thể bị biến đổi để tạo ra một mùi thơm nhất định gây cho khứu giác một cảm giác dể chịu.
2/ Cấu tạo: Bao gồm :
Chất nền thơm : là những cấu tử có vai trò quyết định hương thơm chủ yếu cuả tổ hợp hương. Nó có thể là một cấu tử thơm đơn thể hoặc là hổn hợp của một số chất thơm đơn thể hoặc là tổ hợp một vài mùi đơn giản.
Chất định hương : thường là các nhựa và bazam(nhưạ benzoic, stirac),các tinh dầu tuyệt đối, các chất hữu cơ kết tinh …. Chúng có tác dụng thay đổi áp suất riêng phấn cuả hổn hợp và điều chỉnh sự bay hơi của các cấu tử.
Ngoài ra còn một số chất hàm lựơng nhỏ như: indol, scatol, metylheptyxeton, phenyletylaxetat,… có tác dụng làm tăng hay giảm hương, làm cho tổ hợp hương được hòa hợp hoàn toàn, nghĩa là tạo ra sự hài hòa cho tổ hợp hương.
3/ Phân loại : có hai loại
Các tổ hợp hương có sẳn trong tự nhiên. Đó là các tinh dầu ( từ lá, thân, vỏ, rể, hạt… của thực vật) hay dịch hương của động vật…
Các tổ hợp hương nhân tạo. Được tạo thành từ sự pha trộn hài hòa giữa các cấu tử được trích ly từ tự nhiên hoặc bằng các chất tổng hợp. Mục đích tạo ra một hợp hương tùy theo mục đích sử dụng như có đặt tính thơm quyến rũ, hương lâu…
4/ Các tương tác tạo ra hình thơm. Bao gồm hai tương tác:
Tương tác lý học gây ra hiện tựơng tạo cặn và lắng xuống.
Tương tác hoá học xảy ra giữa các cấu tử thơm với dung môi và giữa các cấu tử thơm với nhau.
II/ Giới thiệu một số tổ hợp hương từ thực vật: Bao gồm tinh dầu trong tự nhiên và từ tổng hợp
1/ Tinh dầu hạt xạ (hạt noang vang) (ambrette seed oil)
1.1. Thành phần
Thành phần của tinh dầu :
(E,E)-farnesyl acetate : 59.1%
Ambrettolid : 7.8%
Decylacetate : 5.6%
Dodecylacetata : 4.0%
(Z,E)-farnesyl acetate : 3.8%
(E,E)-farnesol : 3.5%
(Z)-tetradec-5-en-14-olid :1.8%
Tetradecenyl acetate : 1.4%
Acid hexadecanoic : 1.4%
(E,E)-farnesyl propionate : 1.1%
(Z)-octadec-9-en-8-olid :1.0%
1.2. Nguyên liệu và ph ương pháp tách chiết
- Tinh dầu có được từ chưng cất lôi cuốn hơi nước hoặc chiết xuất bằng dung môi các hạt vong vang Abelmoschus moschatus Medik L. h ọ Bông ( Malvaceae)
H àm lượng tinh dầu trong hạt là 0.2-0.6%
- Cây vong vang A.moschatus có ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, các n ước ở quần đảo nam Thái Bình Dương, Madagasca, một số n ước ở Trung và Nam M ỹ. Ở Việt Nam cây vong vang phân bố khắp mọi nơi từ vùng trung du đến các tỉnh miền núi.
1.3. Tính chất hóa lý
- Tinh dầu hạt xạ là một ch ất lỏng sánh, mùi thơm đặt trưng, giữ được rất l âu.
Tinh dầu Vong vang ở Việt Nam có các chỉ số đặt biệt sau :
Tỉ trọng ở 300c : 0.9713
Góc quay cực ở 22oC :+006, đến +0035,
Chiết suất ở 220C : 1.4650
1.4. Ứng dụng
Tinh dầu vong vang được dùng để sản xuất nước hoa và các hương liệu cao cấp, dùng trong các hợp hương thuốc lá, cà phê, bánh kẹo, thức uống có cồn và không cồn.
2/ TINH DẦU HÚNG QUẾ (BASIL OIL)
2.1. Thành phần:
Thành phần chình của tinh dầu phục thuộc vào vùng nguyên liệu:
Tinh dầu Pháp: linalol 40.7% ; methyl chavicol 23.8% ; Eugenol 5.9% ; citronellol 3.6% ; ?-terpineol 1.9% ; camphor 1.4%.
Tinh dầu Ai Cập : linalol 45.6% ; methyl chavicol 26.6% ; eugenol 5.9% ; ?-terpineol 1.1% ; camphor 0.6%
Tinh dầu Việt Nam: methyl chavicol ( 79.1 – 82.5% ), linalol 0.1%.
Tai Việt Nam loại Ocimum basilicum var. basilicum được trồng rất phổ biến, hàm lượng tinh dầu trong lá khoảng 1.7% ( tinh trên dược liệu khô tuyệt đối).
2.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết:
Tinh dầu được khai thác từ cành và lá của cây húng quế Ocimum basilicum, họ bác hà(Lamiaceae). Hiệu suất khoảng 0.1 – 0.25% khi dùng nguyên liệu là tất cả phần trên mất đất và 0.4% khi dùng cành mang hoa, thời gian cất kéo dài từ 1đến 11 giờ.
Tinh dầu được khai thác nhiều ở các nước Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Algeri, Ai Cập, Trung Quốc.
2.3. Tính chất hóa lý
Tinh dầu của các nước nêu trên có tính chất khá giống nhau là chất lỏng, màu vàng nhạt, mùi tinh dầu húng quế đặc trưng.
Tỉ trọng ở 150C : 0.9 đến 0.930
Góc quay cực : -0.60 đến -220
Chiết xuất : 1.481 đến 1.495
2.4. Ứng Dụng
Tinh dầu hùng quế được sử dụng trong các hợp hương thực phẩm, công nghệ pha chế nước hoa và các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng…
2.5. Tinh dầu hương chanh tổng hợp
Tinh dầu
Nhục Quế 1
Nhục Quế 2
Salixylat methyl
500ml
550cc
Linalon
135ml
80cc
Tepineon
25ml
-
Hydroxitronelal
5ml
-
Alcophenylethylic
25ml
-
Rodinol
10ml
-
Ionon
40ml
20cc
Tron
50ml
12cc
Aldehydecuminic
35ml
30g
Aldehydedodexylic C88
15ml
-
Alcolbenzeyl
-
200cc
Geraniol
-
12cc
Tepineol
-
28cc
3/ TINH DẤU TRÀM ( CAJEPUT OIL)
3.1. Thành phần
Thành phần chính của tinh dầu tràm là: coneol : 40 – 70%, α-terpineol : 6-11%, linalol : 2 – 5%.
3.2. Nguyên liệu và ph ương pháp tách chiết
Tinh dầu có được từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước lá tràm Melalucca leucadendron L. họ sim ( Myrtaceae), hiệu suất thu tinh dầu khoảng 0.4 – 1.2% .
Cây tràm Melalucca có ở các nước Úc, Tân Ghinê, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam.
3.3. Tính chất hóa lý
Tinh dầu tràm là chất lỏng không màu đến màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu.
Tỉ trọng ở 200C : 0.910 đến 0.920
Góc quay phân cực : -10 đến -30
Chiết xuất ở 200C : 4.466 đến 1.472
3.4. Ứng Dụng
Tinh dầu tràm được dùng chủ yếu trong ngành dược : trong dầu xoa bóp, thuốc chữa bệnh đường hô hấp, các vết thương phần mềm. Ngoài ra còn dùng để chiết xuất cineol, ngoài việc dùng trong ngành dược, cineol được dùng trong các hộp bánh kẹo, kem đánh răng, nước súc miệng.
4/ TINH DẦU QUẾ ( CINNAMON HAY CASSIA OIL )
4.1. Thành phần
Thành phần cuả tinh dầu tuỳ thuộc vào nguyên liệu dầu:
Ceylon cinnamon (vỏ) : Caryophyllene, β-phellandrene, β-cymene,β- pinene, linalol, furfural và các aldehyd khác.
Seychelles cinnamon (lá) : Eugenol(75 – 95%), các xerpene, β-caryophyllene, cinnamic alcol và benzylbanzoate ( tối đa 27%)
Chinese cinamon ( vỏ) : chứa cinnamic aldehyd rất cao ( khoảng 85%), ngoài ra còn có cinnamyl acetate, benzaldehyd, methyl salicylata, salicyaldehyd và coumarin.
4.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết :
Tinh dầu thu được từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước vỏ cây.
4.3. Tính chất hóa lý
Tinh dầu là chất lỏng màu đỏ nâu, có mùi đặc trưng củ quế (mùi cinnamaldehyd)
Tùy theo nguồn nguyên liệu, tinh dầu có các chỉ số lý hóa khác nhau :
Vỏ Ceylon Cinnamon
Khối lượng riêng ở 250C : 1.010 – 1.030
Chiết xuất ở 200C : 1.5730 – 1.5910
Góc quay cực ở 200C : 00 – 20
Độ tan trong EtOH 70% : 1:2 – 1:3
Hàm lượng các hợp chất aldehyd ( qui theo cinnamon aldehyd) : 55 – 78%
Hàm lượng các hợp chất Phenol ( qui theo Eugenol ) : 4 – 10%
Tinh dầu từ lá Ceylen Cinnampn :
Khối lượng riêng ở 250C : 1.030 – 1.050
Chiết xuất ơ 200C : 1.5290 – 1.5370
Góc quay cực ở 200C : +10 - 20
Độ tan trong EtOH 70% : 1:2
Hàm lượng các hợp chất aldehyd ( qui theo cinnamon aldehyd) nhỏ hơn 7%
Hàm lượng các hợp chất Phenol ( qui theo Eugenol ) : 80 – 88%
Tinh dầu lá Seychelles Cinnamon
Khối lượng riêng ở 250C : 1.040 – 1.060
Chiết xuất ơ 200C : 1.5330 – 1.5400
Góc quay cực ở 200C : +00 - 20
Độ tan trong EtOH 70% : 1:1
Hàm lượng các hợp chất Phenol ( qui theo Eugenol ) : 87 –
96%
Tinh daàu töø voû Chienes Cinnamon
Khối lượng riêng ở 250C : 1.046 – 1.071
Chiết xuất ơ 200C : 1.600 – 1.610
Góc quay cực ở 200C : -10 - +60
Độ tan trong EtOH 70% : 1:1
Hàm lượng các hợp chất aldehyd ( qui theo cinnamon aldehyd) : 70 – 90%
Chỉ số acid : 15.0( max)
4.4. Ứng d ụng
Tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong hương liệu thực phẩm, nước giải khát, rượu…Ngoài ra tinh dầu quế còn được sử dụng trong các dầu và cao xoa bóp.
Dịch ngâm 205 trong EtOH 60 -70% cũng được dử dụng nhièu trong hương liệu thực phẩm và nước giải khát.
4.5. Khả năng gây dị ứng :
Tinh dầu quế có thể gây dị ứng cấp thời và gây nóng rát lên da nếu dùng quá liều.
5/ TINH DẦU QUẾ SRI LANKA ( CINNAMON OIL)
5.1. Thành phần
Tinh dầu vỏ quế :
- Al dehyd cinnamon 65.4 – 75.0%
- Cinnamylacetat 0.3 – 0.6%
- Eugenol 2.2 – 13.3%
Tinh dầu lá quế : Eugenol 66.8 – 87.0%
5.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Tinh dầu quế Srilanka được khai thác từ vỏ thân và lá của cây quế Cinnamomumverum Presl họ long não (lauraceae) bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, hiệu suất thu tinh dầu từ vỏ khoảng 0.5 – 1% ; từ lá khoảng 0.75%
Cây quế Srilanka được trồng ở Sri Lanka, Seychelles, Ấn độ, Reunion, Madagasca.
5.3. Tính chất hóa lý
Tình chất
Tinh dầu vỏ quế
Tinh dầu lá quế
Hình dạng, mùi vị
Chất lỏng, màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chiụ, vị ngọt và cay.
Chất lỏng màu vàng nhạt, mùi như tinh dầu đinh hương
Tỉ trọng ở 250C
1.010 – 1.030
1.030 – 1.050
Góc quay cực
00 đến -20
+1 đến -20
Chiết suất
1.573 – 1.591
1.529 – 1.573
5.4. Ứng Dụng
Vỏ quế được sử dụng chủ yếu làm gia vị trong ngành thực phẩm. Tinh dầu vỏ được dùng làm chất thơm trong công nghệ thực phẩm, trong nước hoa cao cấp, trong ngành dược như Cassia oil, tinh dầu đinh hương.
6/ TINH DẦU ĐINH HƯƠNG (CLOVE OIL)
6.1. Thành phần
Tinh dầu đinh hương chứa 82 đến 90% eugenol, khoảng 10% acetyleugenol, caryophyllene, một lượng nhỏ furfural, vanillin, methylamyketone.
6.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Tinh dầu dinh hương là tinh dầu bay hơi, thu được bằng phương phàp chưng cất lôi cuốn hơi nước nụ, cuống và lá hoa khô Caryophyllus aromaticus L. Cây đinh hương được trồng ở Indonesia, madagasca, Sri Lanka, Brazin, Ấn Độ. Nụ chứa 17 – 18% tinh dầu, cuống chứa 6% và lá 2 – 3%
6.3. Tính chất hóa lý
Tinh dầu dinh hương không màu hoặc có màu vàng hạt, hoăc đậm hơn tùy theo tuổi của cây và co mùi hương đặt trưng.
Trong lương riêng ở 250C :1.038 – 1.060
Góc quay cực <= 1010, (ống đo 100mm ở 250C)
Chiết xuất ở 200C : 1.530
Điểm sôi : 2500C
Không tan trong nước
Tan trong 2 thể tích Alcol 70%
Tan nhiều tropng alcol cao độ, trong ether, trong acid acetic băng.
Theo tiêu chuẩn B.P.Standard : Tinh dầu đinh hương phải có hàm lượng Eugenol > 85% và < 90% (C10H12O2):
Tỉ trọng ở 200C : 1.041 đến 1.054 g/ml
Chiết xuất ở 200C : 1.528 đến 1.537
Góc quay cực : 00 đến – 1.50
6.4. Ứng Dụng
Tinh dầu đinh hương kích thích tiêu hóa, nên được dùng làm vị quế trong thực phẩm. Ngoài ra nó còn có tính sát khuẩn, giảm đau nên được dùng trong nha khoa.
Tinh dầu đinh hương được sử dụng trong hương liệu, trong kem đánh răng, trong nước xúc miệng, trong sản phẩm chăm sóc răng, trong kem mặt phủ lên mặt vùng bị đau như chất chống dị ứng nhẹ.
6.5. Khả năng gây dị ứng
Với lượng từ 5 – 10% trong hương liệu và mỹ phẩm, tinh dầu có thể gây xót trong miệng.
6.6. Tinh dầu hương chanh tổng hợp
Tên Tinh Dầu
Đinh Hương 1
Đinh Hương 2
Isouegenol
700cc
250g
Alcophenylethylic
45cc
250g
Nerolin
100g
100g
Acetate benzyl
55cc
-
Tepineol
80cc
100g
Vani
15g
250g
Aldehyd phenylacetic
3g
-
Aldehydenonylic C 9
7g
-
Hidroxixitronelal
-
200cc
Linanlol
-
250cc
Benoin
-
50g
7/ TINH DẦU BẠC HÀ Á (CORNMIT OIL)
7.1. Thành phần
Cấu tử chính trong tinh dầu bạc hà Á là : Menthol (78 – 83%), Menthol este(4.7- 5.0%), menthon (11.9 – 13.8%).
7.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Cây bạc hà Á ( Metha arvesis L.) được trồng đại trà ở Brazil, Paragual, Trung Quốc, Achentina, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam.
Tinh dầu thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước phần trên mặt đất cây bạc hà Á. Thời gian cất từ 1h30 đến 2h, hiệu suất thu tinh dầu trên nguyên liệu tươi khoảng 0.4 – 0.6%
7.3. Tính chất hóa lý
Tinh dầu bạc hà Á là chất lỏng mùi vàng nhạt, mùi menthol.
Tỉ trọng ở 250C : 0.8997 – 0.9011
Góc quay phân cực : 37011 đến 37029
Chiết xuất 200C : 1.4590 – 1.45950
7.4. Ứng Dụng
Tinh dầu bạc hà dùng để chế biến Menthol, được dùng là chất thơm và sát trùng trong kem đánh răng, nước súc miệng, chất thơm trong các sản phẩm thuốc, nước uống, thuốc lá, bánh kẹo, nước hoa và cao xoa bóp…
8/ TINH DẦU HỒ TIÊU INDONESIA (CUBEBS OIL)
8.1. Thành phần
Thành phần chính của tinh dầu là các hợp chất sesquiterpen:
β-cubeben : 11.0%
Copaen :10.4%
Cubebol :10.0%
δ-cadien :8.8%
α-cubeben :1%
α-caryphyllen :3.7%
Nerolidol :3.5%
8.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Tinh dầu được khai thác từ quả khi còn xanh và phơi khô của cây Piper cueba L.họ hồ tiêu (piperaceae) bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
Cây Piper cubeba có nguồn gốc ở Indonesia và hiện nay được trồng nhiều ở các đảo Java, Sumatra, Kalimantan và Sri Lanka.
8.3. Tính chất hóa lý
Tinh dầu là chất lỏng hơi sánh, màu xanh lá cây nhạt. Tinh dầu chỉ không màu khi ta bỏ phần dịch ứng cuối.
Tỉ trọng ở 150C : 0.915 – 0.930
Góc quang cực : -250 đến -430
Chiết xuất ở 200C : 14.938 – 1.4981
8.4. Ứng Dụng
Tinh dầu có dược tính nên được dùng trong các thuốc chửa viêm phế quản, viêm họng, chữa khó tiêu, thấp khớp, lệ amip…
Tinh dầu được dùng làm hương liệu trong chế biến thực phẩm, đồ uống có và không có cồn, nưóc hoa, xà phòng thơm và một số sản phẩm khác, lượng tinh dầu cho phép tối đa trong thực phẩm là 0.004% và 0.8% trong sản phẩm chăm sóc da.
9/ TINH DẦU LÀI ( JASMIN OIL)
9.1 Thành phần
Thành phần chính của Jasmina absolute oil :
Benzyl Aectate :65%
Linalol :15%
Geraniol :10%
α- terpineol :5%
cis – jasmon :3%
Indol :2.5%
Methylathranilate :1.5%
Thành phần của tinh dầu thay đổi theo nguồn nguyên liệu và nơi sản xuất.
Chinese jasmin conereta oil co mùi thơm diụ, thường chứa nhiếu methyl anthranilate và ít indol hơn loại jasmine oil thông thường.
9.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Tinh dầu lài được điều chế bằng phương pháp chiết xuất với dung môi hoặc ướp. Dung môi thường được sử dụng ether dầu hỏa hoặc hexan. Dung môi sau khi chiết tinh dầu được bốc hơi trong chân không, cặn còn lại gọi là “jasmine concrete”, hiệu suất 0.28 – 0.34%. Hòa tan tinh dầu jasmine concrete trong cồn 950 để lạnh để loại sáp, cất chân không để loại cồn, cặn còn lại được đem cất keo hơi nước thu được 45 – 53% tinh dầu jasmine abolute.
Hiệu suất tinh dầu jasmine absolute điều chế bằng phương pháp ướp cao hơn là phương pháp dung môi.
Trên thế giới có rất nhiếu loại lài, nhưng loại jasminium grandiflour L là loại chính được trồng để khai thác tinh dầu ở các nuớc có khí hậu ấm, thuộc châu Âu, châu Á, châu Phi và vùng Thái Bình Dương. Trong khi đó có một số nước như Trung Quốc, Việt Nam loài jasmine sambacait được trồng để khai thác tinh dầu, tinh dầu này được gọi là Chinese jasmine oil.
9.3. Tính chất hóa lý
Jasmine concrete : có mùi thơm hoa lài.
Nhiệt độ đông đặc là : 54 – 550C
Chỉ số acid : 0.23 – 0.27
Chỉ số xà phòng : 116.2 – 119.6
Jasmine absolule oil : là chất lỏng sánh vàng đếu vàng nâu, mùi thơm hoa lài
Tỉ trọng ở 220C : 0.9814
Góc quay cực ở 220C : 4026,
Chỉ số khúc xa ở ở 220C : 1.497
Chỉ số acid : 1.6
Chỉ số xà phòng : 278.06
Hàm lượng ester tính theo benzyl acetat : 74.8%
9.4. Ứng Dụng
Jasmine concrete và jasmine absolute oil được dùng trong công nghiệp nước hoa cao cấp. Ngoài ra nó còn được dùng cho những hổn hợp sử dụng cho các sản phẩm chăm sóc da, trong các hợp hương cho thức uống có cồn, trong ướp trà và bánh kẹo.
10. Tinh dẦu chanh (Lemon oil)
10.1 Thành phần
Tinh dầu chanh chứa khoảng 90% limonene terpinene, phellandrene và pinene; 4-6% aldehyd quy tính theo citral, ngoài ra còn có citronellal, geranylacetat và sesquiterpene.
Tinh dầu lá chanh (Lemon Petip grain oil) được khai thác từ lá cây chanh Citrus limon L họ cam Rutaceae. Tinh dầu có thành phần chính là các aldehyd: Neral 7.6-22.5%, geranial (14.5-31.8%) ; citronellat (1.9-3.7%);các alcol:linalol, nonanol, geraniol, nerol(3.3-10.5%), các este của alcol (>10%).
10.2.Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Tinh dầu chanh là tinh dầu bay hơi,có được từ sự ép vỏ chanh (Circus medical var.limonum họ cam (Rutaceae).
Cây chanh Circus limon được trồng ở các vùng Địa Trung Hải,các nước Bắc Phi, Hoa Kỳ, Nam Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Hiệu suất thu tinh dầu 0.1-0.3% trên cả quả ;0.7-1.7% trên vỏ quả và 14.3-18.8% trên vỏ ngoài quả.
10.3.Tính chất hóa lý
Tinh dầu chanh là chất lỏng có màu vàng nhạt hoặc vàng chanh với mùi đặc trưng chanh,
Khối lượng riêng ở 250C : 0.849 đến 0.855
Góc quay cực ở 250C :-57 đến 650C ( Ống đo 100mm)
Chiết suất ở 250C :1.4742 đến 1.4755
Tan ít trong nước, tan trong alcol và trong acid acetic băng .
Tinh dầu chanh phải được trữ đầy trong chai kín, nơi thoáng mát và tránh ánh sáng
10.4.Ứng Dụng
Có thể dùng trong các hương có mùi chanh (lemon odour),trong kem,trong thuốc làm trắng tóc ,trong kem đánh răng ,nước súc miệng ….là cấu tử trong vài hợp hương dùng trong kem phấn và đặc biệt là lotion chăm sóc mặt… Ngoài ra tinh dầu chanh còn được sử dụng rất nhiều trong thực phẩm và cả trong ngành dược để làm thơm thuốc .
10.5.Khả năng gây dị ứng
Tinh dầu chanh nếu dùng ở dạng đậm đặc có thể gây dị ứng cấp thời cho da.Tuy nhiên trong các sản phẩm , nó thường được dùng dược dưới 1% nên thường không gây dị ứng cho da .
10.6. Tinh dầu hương chanh tổng hợp
Tên Tinh Dầu
Hương chanh 1
Hương chanh 2
Limonen
960cc
900cc
Aldehyd C10
10g
-
Citral
30cc
50cc
Genraniol
-
5cc
Acetate Geranyl
-
5cc
Acetate linalyl
-
20cc
Xitronela
-
5cc
Aldehyd C10
-
10g
11. Tinh dẤu Lilaloe
11.1. Thành phần
Cấu tử chính gồm linalool (60-70%), geraniol, nerol, methyl heptenol, methyl heptenone, myrcene, và những sesquiterpenes khác.
11.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Tinh dầu thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước các vỏ bào gỗ cây bursera delpechiana Poil, được trồng nhiều ở Mexico, ngoài ra còn được trồng nhiều ở Ấn Độ. Nguyên liệu phải tránh tối đa sự tiếp xúc quá nhiệt để tránh sự thuỷ phân linaly acetate.
11.3. Tính chất hoá lý
Tinh dầu là chất lỏng dễ bốc hơi, không màu hoặc màu vàng nhạt, mùi hoa hồng nhẹ, hơi camphor nhẹ.
Khối lượng riêng ở 15oC :0.883-0.889
Góc quay cực :-5o26’ đến -13o8’
Chiết suất ở 20o C :1.4587-1.4612
Chỉ số acid :0.8-2.7
Hàm lượng ester (quitheo linalyl acetate) :14-27%
Hàm lương alcol tổng (quy theo linalool) >85%
Độ tan trong EtOH 60% :1:4
11.4. Ứng dụng
Vì nó khá bền trong môi trường kiềm nên thỉnh thoảng nó được dùng trong các sản phẩm chứa thioglycolate, lotion, mỹ phẩm và xà phòng thơm, ngoài ra nó còn dùng trong các hợp hương thực phẩm, nước giải khát không cồn và kẹo.
11.5. Khả năng gây dị ứng
Không có phản ứng gây dị ứng tức thời lên da.
12. Tinh dẦu quýt (mandarin)
12.1. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Tinh dầu được khai thác từ vỏ quả cây Quýt, họ cam đối với những nhóm quýt chính sau: Citrus retieulata Blanco (Philippin); Citrus nobilis loureiro (Đông Dương); Citrus unshiu Marcovitch (Nhật Bản); Citrus deliciosa Tenore (Địa Trung Hải).
Tinh dầu quýt được điều chế bằng phương pháp ép với khoảng 1000 quả được 400g tinh dầu.
12.2. Thành phần
Thành phần chính cuả tinh dầu là các hợp chất hydrocacbon, monoterpenic (limoner và γ-terpinen,các hợp chất có hàm lượng thấp chứa oxy tạo mùi thơm đặc biệt như các aldehyd và các alcol (<1%). Ngoài ra còn có thành phần đặc trưng cuả tinh dầu quýt là methyl-N-methylanthranilate (<1%).
Tinh dầu lá quýt (Mandarim Petitgrain oil) được khai thác từ lá cây quýt; do có nhiều giống khác nhau nên thành phần của tinh dầu cũng thay đổi nhiều, có loại giàu Linalol (59.2%), có loại giàu Methyl-N-methyl anthranilet (65.7%)
12.3.Tính chất hoá lý
Tinh dầu quýt là chất lỏng màu vảng đỏ, cho huỳnh quang tím nhạt khi pha loãng tinh dầu trong cồn, có:
Tỉ trọng ở 20o C : 0.8540 đến 0.8541
Góc quay cực : 73o đến 73o4
Chiết suất ở 20o C : 1.4753 đến 1.4775
12.4. Ứng dụng
Tinh dầu quýt được dùng nhiều trong công nghệ thực phẩm để pha chế thức uống, bánh kẹo. Ngoài ra còn được dùng trong công nghệ nuớc hoa và các hợp hương của các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
12.5. Tinh dầu hương quýt tổng hợp
Hương quýt 1:Limonen :950cc, Aldehydedecilic C10 :10g, Aldehydenonilic C9 :2g, Linalol :4cc, Tepineol :3cc, Methylantranylate :40g
Hương quýt 2: Limonen :870cc, Citral :50cc, Linalol :15cc, Methylantranylate :50g, Tepineol :8cc, Aldehydedecilic C10 :10g, Aldehydenonilic C9 :2g
13. Tinh dẦu cam (orange-oil), tinh dẦu vỎ cam chanh (sweet orange oil)
13.1. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Tinh dầu được sản xuất từ vỏ quả cây cam ngọt hay cây cam chanh: Citrus sinensos L, Citrus Aurantirem L, họ cam (Rutaceae) bằng phương pháp ép ( quả cam sau khi hái, được đưa vào bộ phận bóc vỏ, rồi xay nhỏ, cho vào lưới và ép).
Dịch ép được để lắng, gạn, ly tâm để lắng tinh dầu. Tinh dầu thu được bảo quản trong phòng tối, ít nhất 14 ngày sau sẽ xuất hiện mùi thơm rất tinh tế. Hiệu suất thu sản phẩm là 0.272-0.318%.
Bã thu thêm tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, cho tinh dầu chất lượng kém hơn, hiệu suất thu là 0.318-0.344%.
Cây Citrus được trồng nhiều ở Brazin, Hoa Kỳ, Mexico, Nhật Bản, Israen, Italy, Trung Quốc, Úc, Achentina, Nam Phi, Cuba. Jamaica, Tây Ban Nha, Gana, Maroc, Paraguay.
13.2. Thành phần
Thành phần chính của tinh dầu là Limonen (>90%). Các thành phần tạo mùi thơm tinh tế là do các hợp chất chứa oxy (aldehyd, alcol, ester… <1%). Các aldehyd chính chiếm trong tổng số aldehyd : octanal (20-30%) decanal (17-23%), citral α,β (33-41%).
13.3. Ứng dụng
Tinh dầu được dùng nhiều trong công nghệ thực phẩm và một ít trong công nghệ hương liệu.
14. Tinh dẦu sẢ hỒng (Palmarosa oil)
14.1. Thành phần
Thành phần chính của tinh dầu là geranyl autate. Hàm lượng 2 thành phần này tùy thuộc từng loại:
Tinh dầu almarosa của Braxil khoảng 81% và 14.4%
Tinh dầu Guatemalian khoảng 60% và 17.3%(còn có nerol khoảng 14.8%)
Tinh dầu Ấn Độ là 76.2% và 9.1%
Tinh dầu Madagasca là 84% và 8%
14.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Tinh dầu nhận được từ sự cất cuốn hơi nước của càng xả. Hiệu suất thu tinh dầu tuỳ theo nguyên liệu đầu:
Toàn cây :0.10-0.40%
Lá :0.16-0.25%
Cành mang hoa :0.45-0.52%
Thân :0.01-0.05%
14.3 Tính chất hóa lý
Tinh dầu sả hồng dạng lỏng màu vàng nhạt, mùi hồng đặc trưng, tông cỏ nhẹ.
Khối lượng riêng ở 20oC :0.882-0.896
Chiết suất ở 200C : 1.4715-1.4780
Góc quay cực ở 200C :-3o đến +3o
Hàm lượng alcol quy theo geraniol : 84-89%
Độ tan trong cồn 70% :1:2
Mùi ngọt hồng tông cỏ nhẹ.
14.4 Ứng dụng
Tinh dầu sả hồng Palmarosa được sử dụng nhiều trong hương liệu và mỹ phẩm cho những hợp hương cần geraniol và geranyl autate là cấu tử chính. Ngoài ra nó còn được sử dụng phổ biến trong các hợp hương dùng cho thuốc lá, kẹo bánh.
14.5. Khả năng gây dị ứng
Không gây dị ứng tức thời lên da
15. Tinh dẦu hoẮc hương (Patchoulioil)
15.1 Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Tinh dầu được khai thác từ phần trên mặt đất chủ yếu là lá cây Hoắc hương Pogostemon Cablin Benth, họ Bạc hà Lamiaceae, bằng phương pháp cất không dùng nước. Nguyên liệu được cất ngay sau khi thu hoạch, thời gian cất nên từ 6-8h. Hiệu suất thu tinh dầu là 2.5-3.5%, tính trên nguyên liệu phơi khô trong râm.
Nước sản xuất chính là Indonesia, Trung Quốc, một ít ở Ấn Độ và Malaysia.
15.2. Thành phần
Thành phần chính của tinh dầu là Patchouli alcol (23.6-45.9%) và các hợp chất hydrocacbon sesquiterpen.
Tinh dầu Hoắc hương Việt Nam có chứa Patchouli alcol ((32-38%).
15.3. Ứng dụng
Tinh dầu Hoắc hương được dùng trong công nghệ thực phẩm. Ngoài ra, nó còn được dùng trong công nghệ hương liệu, pha chế nước hoa và các hợp hương dùng cho các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
16. Tinh dẦu hỒ tiêu (Pepper oil)
16.1. Thành phần
Hoạt chất cay chính của hạt tiêu là piperin. Hồ tiêu đen chứa 4.9-7.7% piperin, hồ tiêu trắng chứa 5.5-5.9% piperin.
Thành phần chính là các mino và sesquiterpea : limonen 24.0%, salpinen 17.9%, β-pinen 15.7%, α-terpinen 9.9%, α-pinen 7.8%, β-caryophyllen 5.3%, nerolidol 3.0%, α-thujen 2.1%....
16.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Tinh dầu được khai thác từ quả của cây hồ tiêu Piper nigrum L. ( họ hồ tiêu Piperaceae), thu tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước (tinh dầu tập trung ở lớp vỏ ngoài). Hiệu suất 1-2.6%.
Peper oleoresin được chiết suất bằng dung môi hữu cơ (methanol hoặc methylen chlorid), sau đó loại bỏ dung môi.
Cây hồ tiêu tiper nigrum L được trồng nhiều ở các nước Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc và Việt Nam.
Sản phẩm hồ tiêu có hai loại, hạt hồ tiêu đen, thu hái khi quả chưa chín hẳn, rồi đem phơi khô, trong khi hạt hồ tiêu trắng được chế biến từ quả chín, chà xát để lại lớp vỏ bên ngoài rồi đem phơi khô. Hồ tiêu đen thơm hơn nhưng kém cay hơn hồ tiêu trắng (tiêu sọ).
17. Tinh d ầu xá xị ( Sassafras oil)
17.1. Thành phần
Trong tinh dầu vỏ rễ: cấu tử chính là safrole (>90%), ngoài ra còn α-pinene, phellandrene, eugnol và D-camphor.
Trong tinh dầu lá: cấu tử chính α-pinene, phellandrene, citral, geraniol và linalool (dạng tự do hoặc dạng ester).
17.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết.
Tinh dầu thu được bằng cách chưng cất lôi cuốn hơi nước của cỏ rễ hay lá. Tinh dầu nhận được từ hai nguồn có thành phần rất khác nhau.
Tinh dầu được khai thác nhiều nhất ở hai nước: Trung Quốc từ cây cinnamonus porrecterum và ở Brazil từ cây ocolea odorifera.
17.3 Tính chất hoá lý : Tuỳ bộ phận lấy tinh dầu
a/ Tinh dầu vỏ rễ: Tinh dầu xá xị từ vỏ rễ nhận được từ chưng cất bằng hời nước có hiệu suất 6-9% nếu chỉ chưng cất vỏ, hay 1.8% nếu chưng cất toàn bộ phần rễ. Tinh dầu là chất lỏng màu vàng cam, mùi và vị đặc trưng.
Khối lương riêng ở 25oC : 1.065-1.076
Góc quay cực ở 25oC : +2 đến +3o38’
Chiết suất ở 25oC : 1.527 đến 1.5311
Độ tan trong EtOH 90% : 1:1 đến 1:2
Điểm đông : 4.5-6.9oC
b/ Tinh dầu lá : tinh dầu từ lá mùi the rất dễ chịu giống chanh và khác hẳn tinh dầu lấy từ vỏ rễ
Khối lượng riêng : khoảng 0.872
Góc quay cực : khoảng +6
Dịch ngâm 20% trong EtOH 60%
17.4. Ứng dụng
Tinh dầu từ lá, tinh dầu từ rễ vỏ, sử dụng trong mỹ phẩm và một ít trong thực phẩm, cấu tử chính safrol để tổng hợp những dẫn xuất isosafrol, heliotropin, ethylanilin… những hợp chất có hương tính đặc biệt tạo vị ngọt cho hỗn hợp hương rất mạnh.
18. Tinh dẦu hỒi (Star anise oil)
18.1. Thành phần
Thành phần chính tinh dầu là trans Anethol (71.2-91.8%).
Tinh dầu từ lá hồi có chứa 15 tinh dầu, thành phần chính là Trans Anethol (>90%)
18.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Tinh dầu hồi thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước quả của đại hồi Illicum verum hookf. Họ hồi ( Illiciaceae). Hiệu suất thu tinh dầu 2.5-3% quả tươi và 9% quả khô.
Cây đại hồi Illicum verum được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam Trung Quốc, đảo Haỉ Nam và ở Việt Nam (Lạng Sơn )
18.3. Ứng dụng
Quả hồi (Star Anise) và tinh dầu hồi (Star anise oil) được dùng là gia vị và hương liệu cho rất nhiều sản phẩm thực phẩm. Hàm lượng tối đa dử dụng cho phép là 0.07%.
Ngoài ra tinh dầu còn được sử dụng trong các sản phảm chăm sóc răng miệng. Trong y dược, phối hơp với các vị thuốc khác chữa đau bụng, dây thần kinh, thấp khớp.
Tinh dầu hồi còn là nguyên liệu tổng hơp các thuốcOestrogen (deihylstibestro, diethylstibestrol propionat), và các tập hợp thơm dùng trong hương liệu (p-anisalaldehyd).
19. Tinh dẦu THYM (Thym oil)
19.1. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết.
Tinh dầu Thym được khai thác từ phần trên mặt đất của cây Thymus Vulgaris L, (họ Bà Hà : Lamiaceae); bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, hiệu suất tinh dầu 0.69-0.745 cất trong 8h.
Cây Thymus Vulgaris ưa khí hậu ẩm, được trồng nhiều ở các nước ven bờ Địa Trung Hải, và một số nước châu Á như : Ấn Độ, Trung Quốc.
19.2. Thành phần
Thành phần chính của tinh dầu : Thymol (16.55-28.245%), carvacrol (0.61-1.72%). Thành phần này thay đổi tuỳ theo nguyên liệu khai thác.
19.3. Tính chất hoá lý
Tinh dầu Thym màu đỏ nâu sẫm, mùi dễ chịu, tinh dầu được sản xuất tại Pháp có các chỉ số sau:
Tỷ trọng ở 15oC :0.901-0.931
Góc quay cực :0 đến -4o
Chiết suất ờ 20oC :1.490-1.500
Phân biệt white thyme oil là tinh dầu dược laị của tinh dầu read thyme oil.
19.5. Ứng dụng
Tinh dầu Thym được dùng trong công nghệ nước hoa và các hợp hương dùng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như : xà phòng, nước tẩy rửa, nước súc miệng…; tinh dầu lá và cành còn được dùng trong nhiều trong các sản phẩm thực phẩm. Hàm lượng tối đa dùng trong công nghệ thực phẩm là 0.003%
20 Tinh dẦu thông (Turpentine oil)
20.1. Thành phần
Thành phần chính là pinene ( α và β) chiếm khoảng 80-95%
20.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Tinh dầu thông Turpentine thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước nguyên liệu nhựa thông mới thu hoạch. Trước khi cất phải làm nóng chảy nhựa để loại các tạp chất như gỗ, đất đá, sau đó đem chưng cất lôi cuốn hơi nước hoặc chưng cất chân không. Hiệu suất thu tinh dầu khoảng 20-24%. Cặn còn lại được tinh chế bằng cách làm nóng chảy nhiều lần ta thu được colophan hay resin.
20.3. Tính chất vật lý
Tinh dầu là chất lỏng linh động trong suốt, không màu, mùi balsam đặc trưng
Các hằng số đặc trưng:
Khối lượng riêng ở 15.5oC : 0.860-0.875
Chiết suất ở 20oC : 1.465-1.478
Điểm sôi đầu : 150-160oC
Góc quay cực : +11o19’
20.4. Ứng dụng
Tinh dầu thông Turpentine có ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành : hương liệu làm chất giữ hương, trong công nghệ thực phẩm.
21. Tinh dẦU vani ( Vanilla oil)
21.1. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết
Tinh dầu được khai thác từ quả cây vanilla planifolia H.C họ lan (orchidaceace)
Dạng thương phẩm được lưu hành trên thị trường là quả vani, dịch chiết và cồn vani.
Tinh dầu được điều chế trong phạm vi phòng thí nghiệm: Cho dịch chiết vani tác dụng với kiềm ( để loại vanilin) rồi đem chưng cất.
Cây vanilla planifolia có nguồn gốc đông nam Mehico, Guatemala và các vùng thuộc Trung Mỹ, hiện nay cây này được trồng nhiềuở Indonsia, Cormores, Tonga, Reunion.
21.2. Thành phần
Với vanilla extract đã loại dung môi có hàm lượng vanillin 85%, 4-hydroxybenzaldehyd 8.5%, 4-hydroxybenzylmethylether 1.0% và các cấu tử khác như : anisalcol, anisaldehyd và acid anisic.
Trái vani tươi có chứa 1-3% vanillin ( Tinh dầu Indonesia có 2.75% vanillin, Mehico 1.75%, Tahiti 0.7%, Sri Lanka 1.5%. Trong quả vani Tahiti có chứa heliotropin nên mùi khá đặc biệt.
21.3. Tính chất hoá lý.
Tinh dầu vani là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi dễ chịu
Tỷ trọng ở 20oC :1.079
Chiết suất ở 14oC :1.485
22.TINH DẦU BƯỞI ( Citrus Paradisi Macfa ) :
22.1 Thành phần
Thành phần
Tỉ lệ
Limonen
83-93
Myrxen
1.4-1.6
β- xiaryophyllen
0.2-2.7
Nootkaton
0.1-1
Octanon
0.1-0.3
Octanol
0.1-0.2
22.2 Tính chất hoá lý.
` d20 0.846 – 0.851
nD20 : 1.469 – 1.477
20D : 89 – 100o
L90150 : 1 : 1
Chỉ số andehit : 1.5 – 2.5%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33.cac to hop huong tu TV.doc