Tiểu luận Trang phục dân tộc Thái – Nét văn hoá riêng biệt

Du khách đến hội không thể không "say" trong chiều sâu văn hóa từ những trích đoạn lễ hội dân gian như: Ðám cưới dân tộc Dao Ðỏ ở Lào Cai, Cầu mùa của người Cao Lan ở Yên Bái, Kin Pang Then (lễ cúng mừng con nuôi) của người Thái Trắng ở Sơn La, Căm Mường của người Lự ở Lai Châu, Chá Chiêng của người Thái ở Hòa Bình, Khửn cẩu của dân tộc Thái Ðen ở Ðiện Biên. Nghệ nhân Tẩn Phù Quan (dân tộc Dao Ðỏ, Lào Cai) nói: "Chúng tôi mang đến ngày hội những giá trị văn hóa truyền thống, thật như chính cuộc sống của mình để mọi người đến hội đều biết đến cuộc sống và những sinh hoạt nghi lễ truyền thống từ bao đời nay của dân tộc Dao Ðỏ". Ăm ắp hơi thở cuộc sống vùng cao Tây Bắc. Chương trình liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc cũng là cơ hội tỏa sáng và tôn vinh đối với những giá trị văn hóa nghệ thuật của đất và người Tây Bắc.

doc44 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4810 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Trang phục dân tộc Thái – Nét văn hoá riêng biệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đăm) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và 2 huyện Điện Biên, Tuần Giáo)của tỉnh Lai Châu . Các nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh cũng mới từ mạn Tây Bắc chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nhân chủng của cư dân địa phương và Lào. Nhóm Tày Thanh từ Mường Thành (vùng Điện Biên) đi từ Lào vào Thanh Hóa và tới Nghệ Tĩnh định cư cách đây hai, ba trăm năm, nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng văn hóa Lào. Nhóm Thái Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú chủ yếu ở một số huyện như Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hà Sơn Bình) và các huyện miền núi Mường Khoòng (Thanh Hóa) và Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương (Nghệ Tĩnh). Ngoài ra còn có chừng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tại nước ngoài, chủ yếu là Pháp và Hoa Kỳ. 3. Ngôn ngữ Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái Lan, tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan ở Myanma và tiếng Choang ở miền nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, 8 sắc tộc thiểu số gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái. 4. Đặc điểm kinh tế Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm... Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp. 5. Hôn nhân Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên gái khó khăn quá. 6. Tục lệ ma chay Người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời". 7. Văn hóa dân gian Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái là: Xống chụ xon xao, Khun Lú Nàng Ủa. Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khăp. khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái. 8. Nhà cửa Nhà người Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà Tày-Nùng. Còn nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Tuy vậy, nhà người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau. Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ tháng và khay điêng. Vì khay điêng là vì khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần lại với kiểu vì nhà người Tày-Nùng. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái Đen khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam. 9. Trang phục Có nhiều nhóm địa phương với những phong cách trang phục khác nhau. 9.1 Trang phục nam Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới người Thái mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng. Áo là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc xương. Đặc điểm của áo cánh nam giới người Thái khu Tây Bắc không phải là lối cắt may (vì cơ bản giống ngắn nam Tày, Nùng, Kinh...) mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên: không chỉ có màu chàm, trắng mà còn có màu cà phê sữa, hay dật các vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê... Trong các ngày lễ, tết, họ mặc loại áo dài xẻ nách phải màu chàm, đầu quấn khăn, chân đi guốc. Trong tang lễ họ mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc với ngày thường với lối cắt may dài, thụng, không lượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu. 9.2 Trang phục nữ Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo hai ngành Thái Tây Bắc là Thái trắng (Táy khao) và Thái đen (Táy đăm): + Thái trắng: Thường nhật, phụ nữ Thái trắng mặc áo cánh ngắn (xửa cóm), váy màu đen không trang trí hoa văn. Aáo thường là màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong... Cái khác xửa cóm Thái đen là cổ áo hình chữ V. Thân áo ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong cạp váy. Váy là loại váy kín (ống), màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ. Khi mặc xửa cóm và váy chị em còn tấm choàng ra ngoài được trang trí nhiều màu. Khăn đội đầu không có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên dưới 2 mét... Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo dàu thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải 'khít' ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành. + Thái đen: Thường nhật phụ nữ Thái đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc đen), cổ áo khác Thái trắng là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội khăn 'piêu' thêu hoa văn nhiều mô-típ trang tri mang phong cách từng mường. Váy là loại giống phụ nữ Thái trắng đã nói ở trên. Lối để tóc có chồng và chưa chồng cũng giống ngành Thái trắng. Trong lễ, tết áo dài Thái đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái trắng. PHẦN II: TRANG PHỤC THÁI - VẺ ĐẸP TIỀM ẨN Một số nét văn hoá tiêu biểu của người Thái Dân tộc Thái hiện là cộng đồng đông nhất ở Sơn La, chiếm 54% dân số. Tiếng Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Thái - Tày. Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa mầu và nhiều thứ cây khác. Các gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm"Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn đặc sắc, màu sắc tươi hài hoà, bền đẹp. Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc Âu phục khá phổ biến, nhưng phụ nữ vấn gắn bó với bộ áo, váy, khăn cùng lối trang sức theo truyền thống dân tộc, người Thái ở nhà sàn, mỗi bản thường có khoảng 40-50 nóc nhà kề bên nhau. Người Thái Ðen thường tạo dáng mái nhà hình mai rùa, trang trí trên hai đầu nóc nhà bằng những khau cút được làm theo phong tục từ xưa truyền lại. Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng. Ðồng bào quan niệm, chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về “mường trời”. Người Thái có nhiều họ, mỗi họ thường có những quy định kiêng kỵ khác nhau. Họ Lò không ăn thịt chim Táng Lò. Họ Quàng kiêng con hổ. ”Ðồng bào Thái thờ cúng tổ tiên, cúng trời đất, cúng bản mường. Gắn liền với sản xuất là những lễ nghi cầu mùa. Mở đầu hàng năm bằng lễ đón tiếng sấm năm mới. Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao..là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của đồng bào Thái là “Xống chụ xon xao”, “Khu Lú, Nàng ủa. Người Thái sớm có chữ viết. Ðồng bào rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm dàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xoè, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Cơm Lam - món ăn của người Thái Tây Bắc Ai đã từng đặt chân lên Sơn La, được thưởng thức món cơm Lam dù chỉ một lần, sẽ cảm nhận được cuộc sống, văn hoá và hương vị của núi, rừng Tây Bắc. Món cơm Lam được làm từ gạo nếp nấu trong ống tre, tiếng Thái gọi là (Co má ngã) thân to khoảng cổ tay, các đốt dài từ 60-70 cm, cây cao, vỏ dày, bên trong có lớp màng dai. Khi nấu cơm Lam, người ta thường chọn cây non, chặt từng đốt, cho gạo nếp và nước vào ống, để khoảng 2-3 tiếng, dùng lá dong làm nút, đem đốt trên đống lửa. Khi gạo chín, dùng dao sắc tước vỏ, cắt từng khúc rồi ăn cùng chẳm chéo, muối vừng, hương của nếp nương, quyện cùng vị đậm của vừng, vị ngọt của tre sẽ đọng lại trong ta những cảm giác khó quên. Ðây là món ăn dễ làm, nguyên liệu sẵn có; người xưa thường dùng cơm Lam cho việc đi nương rẫy, săn bắn lâu ngày trong rừng sâu, hoặc trong các cuộc vui, bên những lời khắp, vòng xoè, người ta thường dựng ống Lam trên đống lửa... món cơm Lam cũng được dùng là món ăn kiêng trong kỳ sinh nở của phụ nữ. Ngày nay, cơm Lam khá phổ biến trong các nhà hàng, hàng bán ở chợ, thể hiện tập tục, nét văn hoá truyền thống của người Thái vùng Tây Bắc. Nếu đến Sơn La, bạn hãy thưởng thức cơm Lam với các món cá mương ( Pa pỉnh tộp) và nếm men rượu cần bạn sẽ có thêm cảm nhận về Sơn La. Một số trò chơi dân gian đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái Hàng năm vào các dịp hội hè như hội đầu xuân, hội săn bắn, đánh cá tập thể, gắn liền với các buổi lễ sinh hoạt cộng đồng, như lễ Xên mương, Xên bản, Xên hươn, lễ “kim pảng”....Ðồng bào Thái thường tổ chức vui chơi ca hát, nhảy múa tổ chức nhiều trò chơi dân gian. Thi ném còn: Thi ném còn qua vòng tròn treo trên độ cao từ 10-20 mét; đứng cách từ 10-20 mét, nam, nữ tập trung 2 bên tự do ném, ai ném trúng được thưởng (phần thưởng tuỳ theo sự thoả thuận giữa mọi người khi tổ chức). Tung còn: Chủ yếu được tổ chức giữa nam, nữ thanh niên ( chưa vợ, chưa chồng).Trai gái chia hai bên, một bên là nữ, một bên là nam (số lượng bất kỳ). Ban đầu hai bên sẽ tung còn qua lại, về sau người con trai sẽ chú ý tung còn cho con gái nào mình thích. Nếu người con gái đó bắt quả còn một cách nhiệt tình, tức là họ đã có ý chấp nhận cầu thân. Từ lúc đó cặp trai chỉ tung còn cho nhau. Nếu ai để rơi còn, người bạn có quyền lấy một thứ gì đó như khăn, đồ trang sức, khăn tay... Sau khi trò chơi kết thúc, hai người lại trao trả lại cho nhau thứ đã lấy. Nếu buổi làm quen này có nhiều hứa hẹn, đó sẽ là một tình yêu đẹp. Trò tó má lẹ Bước 1: Tó khấu luông- người chơi đứng ở vị trí cách hàng má lẹ đội bạn một khoảng cách (tuỳ theo quy định, thường bằng hai bước dài), đặt má lẹ lên điểm đầu gối giáp đùi, dùng ngón cái bật quả má lẹ sao cho trúng má lẹ đội bạn bay đến đích hoặc quá đích (theo thoả thuận) coi như thắng (gọi là oi). Trường hợp có thành viên đánh không oi thì thành viên đó có quyền “Sặm” (đánh lại) một lần hoặc để thành viên trong đội “Sen” (đánh cứu). Bước 2: Tó khấu nọi, đội đánh cử một người đứng ở vạch qui định tung quả má lẹ về phía hàng má lẹ đội bạn, má lẹ dừng ở điểm nào, lấy điểm đó làm điểm để đánh. Người đánh sẽ ngồi sát vạch trên, ngồi xuống đặt má lẹ như “như tó khấu luông” và cũng đánh như cách trên. Nếu không “oi” thì đánh như cách 1. Bước 3: Tó phá, từ vạch quy định, người đánh sẽ đặt má lẹ trên mu bàn chân (tuỳ chân thuận), với hai bước chân của mình người đánh phải làm sao cho má lẹ bắn vào má lẹ đội bạn cho “oi”. Nếu không “oi”, tiếp tục như tó khấu luông. Bước 4: Tó lai lin (hay tó tháp), như bước 2, người đánh tung má lẹ đánh dấu vạch đánh, sau đó đặt má lẹ xuống đất sát vạch đánh dùng má lẹ đội bạn sao cho “oi”, trường hợp không “oi” được tiến hành như bước một. Ðội nào đã qua cả bốn bước là thắng một vòng và tiếp tục vòng hai. Trường hợp không qua bước thứ mấy sẽ được ghi nhớ để đánh ở vòng sau, sau khi đội bạn không qua. Trong trường hợp tung má lẹ để đánh dấu điểm đánh (tó khấu nọi và lai lin) nếu nhỡ tung má lẹ qua hàng má lẹ đội bạn hoặc làm đổ má lẹ coi như bị thua ở vòng đó và đội bạn có quyền đánh. Cuộc chơi cứ thế tiếp diễn. Đây là một trò chơi tập thể, có tính đồng đội cao và đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì và mạnh mẽ. Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang sắc thái văn hóa độc đáo của mình qua trang phục. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta dễ nhận biết tộc người này và tộc người khác mỗi khi dịp tiếp xúc. I. Luận giải Thái trắng và Thái đen qua văn hóa của họ Thư tịch của Trung Quốc như sách Man thư và Tân Đường thư trong phần mô tả về người phương Nam Bách Việt ở vùng Vân Nam xưa, có đoạn ghi về người Man như sau: "Ô Man Đông Thoán và bạch Man Tây Thoán" (ô là đen, bạch là trắng), sự đen trắng này không phải ở da người mà ở trang phục - ô Man Đông Thoán là người Man ở phía Đông có trang phục màu đen, còn bạch Man Tây Thoán là người Man ở phía Tây có trang phục màu trắng. (Cần Trọng, Thái Tây Bắc Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, 1978, tr 210) Ở đây đều là người Man cả, nhưng người Man ở phía Đông thì mặc trang phục màu đen, còn người Man ở phía Tây thì mặc trang phục màu trắng. Tại sao như vậy? Đây là quan niệm về phạm trù lưỡng hợp âm dương trong sinh học. Quan niệm này chi phối nhận thức trong đời sống của người phương Nam - Bách Việt, cơ sở cho sự hình thành các cặp "đực cái" và hiện vật lưỡng hợp - âm dương. Tư tưởng này, ngày nay vẫn còn thấy tiềm tàng, đậm nét trong tâm thức của các cư dân sinh sống ở đây, song có sự đậm nhạt khác nhau qua các hình thái biểu hiện văn hoá của từng dân tộc. Còn việc phân đôi dân tộc thành hai ngành thì nay vẫn còn thấy trong trang phục của một số dân tộc như người Mèo và đặc biệt là người Thái ở Tây Bắc. Vì thế, việc tìm hiểu người Thái Trắng và người Thái Đen ở Tây Bắc là điều cần thiết. Tuy nhiên việc nghiên cứu này là ở yếu tố văn hoá học, chứ không phải yếu tố dân tộc học. Dân tộc Thái ở Tây Bắc, phân làm hai ngành Thái Trắng - Thái Đen. Đây là một vấn đề đặt ra cho ngành Thái học của cả khu vực Đông Nam Á - nơi có người Thái sinh sống. Song cho đến nay, vấn đề đó vẫn chưa thấy giả thuyết nào có sức thuyết phục. Thiếu nữ dân tộc Thái Đen Thiếu nữ dân tộc Thái Trắng Theo tác giả CầmTrọng, ngành Thái Trắng và ngành Thái Đen thuộc phạm vi cư trú rất rộng: ngành Thái Trắng sang cả người Tày ở Việt Bắc, song nay họ đã là một cộng đồng riêng, nhưng vẫn là bộ phận trong nhóm nói tiếng Thái thuộc ngành “Trắng” . Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến ngành Thái Trắng và ngành Thái Đen cư trú ở Tây Bắc nước ta. Có ý cho rằng Thái Đen là nhóm người có nước da hơi đen và ngược lại, nhưng qua trực quan, chúng tôi thấy không phải thế, và lâu nay cũng không thấy khoa Nhân chủng học nói đến điều đó. Vì thế, việc có hai ngành Thái Trắng và Thái Đen ở đây, không phải do vấn đề màu sắc sinh học, mà do tâm lý xã hội tạo nên. Chúng tôi đã thẩm thức vấn đề này ở vùng Thái Tây Bắc từ năm 1958 và sau này, khi đang chuẩn bị tư liệu cho cuốn sách "Văn hoá Nõ Nường" (sinh thực) qua những cổ vật: tượng, phù điêu và hoa văn thổ cẩm biểu tượng "âm dương" của người Kinh và người Thái thì thấy rằng việc có hai ngành: Thái Trắng, Thái Đen ở dân tộc Thái, đó là sự phân chia một "nửa" của cha và một "nửa" của mẹ, về những người con trong cùng một dân tộc. Tư tưởng ấy được người Thái xưa ký thác lại trong ba biểu tượng sau đây: một là "quả trứng" tâm linh, tiếng Thái gọi là "Xay mo" cùng hai hoa văn thổ cẩm khác là "Xai Peng" (Tơ hồng) và "Kút Piêu" (ngọn lửa sự sống). Ba biểu tượng này mô tả về chất "nguyên khí" của Po Me (Bố Mẹ) - chất đã "sinh ra" con người - người Thái . Ba biểu tượng hoa văn đó được thêu vào khăn Piêu để phụ nữ đội lên đầu cất giữ. Ngay từ thưở ban sơ, các dân tộc nói chung và người Thái nói riêng đã đặt câu hỏi về nòi giống, gốc nguồn của dân tộc mình: con người ở đâu mà ra, và quá trình sinh ra đó như thế nào? Trả lời - Qua trực quan, họ thấy: Người Thái sinh ra từ hai chất "nguyên khí" của Po Me (bố mẹ): chất của Po màu "trắng", chất của Me màu "đỏ". Vậy phần của cha (Po) ký hiệu màu "trắng" Thái Trắng, trang phục màu trắng – tóc để sau vai; phần của mẹ (Me) ký hiệu màu "đỏ" Thái Đỏ, trang phục màu đỏ. Vậy ngành Thái Đỏ có trước, về sau ngành Thái Đỏ chuyển thành ngành Thái Đen- phụ nữ Thái đen có chồng rồi tóc trên đầu tằng cẩu bới ngược lên và trùm khăn Piêu. Sự phân định màu sắc về Thái Trắng, Thái Đen ấy, ngày nay nhìn lại là phù hợp với người phương Đông, trong quan niệm về ngũ sắc thì màu "đen" và các màu "sẫm" là thuộc tính "Âm", còn màu "trắng" và các màu "sáng" là thuộc tính "Dương". Theo tập tính của loài người thì giới mày râu (Po) nghiêng về sức vóc cường tráng, còn giới đàn bà (Me) thuộc phái yếu, làm đẹp. Vậy nên nhóm phần của mẹ - Thái Đen, phụ nữ được trưng diện thoả sức với các gam màu sặc sỡ theo huyết khí của mẹ là màu đỏ, mà chiếc khăn "Piêu" đội đầu của phụ nữ Thái Đen là một điển hình. Những hoa văn trên khăn "Piêu" đội đầu của phụ nữ Thái đen, với ý nghĩa chịu trách nhiệm mang tải những tư tưởng ban đầu của người Thái về việc sinh thành, phát triển và bảo vệ từng thành viên của dân tộc. Còn phụ nữ ngành Thái Trắng tuy cũng là phái yếu, thuộc diện làm đẹp, nhưng theo ký hiệu của cha (Po) mầu "trắng", cho nên chỉ được trưng diện ở các gam màu "trắng" và "sáng", không có gam màu sặc sỡ. Như vậy, việc Thái "Trắng" và Thái "Đen" là thuộc phạm trù tâm thức, quan niệm về sinh học giống nòi, còn sắc phục chỉ phần thứ yếu bên ngoài. Dù vậy cả hai ngành Thái đều cùng một cội nguồn (cha mẹ) cho nên mỗi ngành đều giữ lại những kỷ vật màu sắc của ngành kia. Hiện tượng ấy, người Trung Quốc gọi là cất giữ ngọc bội. Đó là việc ngành Thái trắng vào những ngày cúng giỗ Tổ tiên người ta lại ăn vận đồ "đen" và phụ nữ hàng ngày mặc áo ngắn (xửa cóm) thì nẹp viền cổ và lề áo cũng phải màu "đen" rồi trên đó mới đơm hàng cúc bướm bạc, vì thế ngạn ngữ có câu áo rách giữ lấy lề cho nên người ta lấy lề áo làm vật "ngọc bội" là có dụng ý. Còn phụ nữ ngành Thái Đen thì trên lề áo đen cũng đơm hàng cúc bướm bạc và đeo xà tích bằng bạc bên thắt lưng trái. Trong các dấu hiệu về trao đổi màu sắc (ngọc bội) này của hai ngành Thái vừa nêu ở trên thì dấu hiệu mặc áo đen trong dịp cúng lễ Tổ tiên của ngành Thái Trắng là có ý nghĩa hơn cả, hoặc dùng "lề áo" màu đen, vòng qua cổ, rồi thõng xuống hai đường trước ngực cũng là một biểu hiện có ý nghĩa. Ngoài ra việc ngành Thái Đen dùng mầu "đen" và màu "trắng" để làm bao bì đóng gói quà biếu giữa hai nhà thông gia, cũng là tín hiệu có sức thuyết phục cao. Ở ngành Thái Đen, con gái đi lấy chồng, sau thời gian gia thất yên ổn, con cái đã lớn khôn, có tục về tạ ơn cha mẹ đẻ. Lễ vật mang theo gồm: 5 sải vải trắng và 4 sải vải đen, cùng 6 đồng và 4 hào bạc trắng. Phân thành các lễ: dùng một sải vải trắng gói 4 hào bạc biếu người làm mối, dùng 4 sải vải trắng gói 2 đồng bạc biếu bố vợ, dùng 2 sải vải đen gói 2 đồng bạc biếu mẹ vợ và dùng 2 sải vải đen gói 2 đồng bạc trả lại cho vợ chồng con đem về lại quả, bên gia đình nhà chồng Nghi thức dùng màu sắc để đóng gói quà biếu ở đây là có dụng ý (chỉ diễn ra ở hai gia đình thông gia - tức là tượng trưng cho: bên nửa của cha nhà “trai” và bên nửa của mẹ nhà “gái”) gói vải màu "trắng" biếu cho "bố" vợ, gói vải màu "đen" biếu cho "mẹ" vợ và gói quà của nhà "gái" lại quả thì gói vào vải màu "đen", còn gói quà của nhà "trai" biếu cho người làm mối thì gói vào tấm vải màu "trắng" : ở đây mầu "trắng" thì bên nam (bố vợ, nhà trai), còn màu "đen" thì bên nữ (mẹ vợ, nhà gái). Đó là những tín hiệu tự nó đã giải mã cái tâm thức truyền kỳ về Thái Trắng "phần" của cha và Thái Đen "phần" của mẹ ở người Thái cho hậu thế. Từ hai chất "nguyên khí" của Po Me có mầu "trắng" và màu "đỏ" người xưa đã lấy quả trứng gà cũng có hai mầu "trắng" - "đỏ" và nở thành gà con, làm vật biểu tượng so sánh, đối chứng và được coi như quá trình thai nghén của một hài nhi trong bụng mẹ- tức là "quả trứng tín ngưỡng" biểu tượng về nguồn cội sinh thành ra người Thái. Cho nên quả trứng tâm linh được họ tôn vinh thành "vật linh" thờ phụng mà việc phân đôi hai ngành Thái Trắng và Thái Đen là điển hình cho việc tôn vinh, thờ phụng đó. Vì vậy, giới thầy Mo trong nghề bói toán đã lấy quả trứng "tâm linh" (âm, dương) này để làm lễ vật môi giới, thỉnh cầu đến đấng siêu nhiên, thánh thần, tổ tiên: thì điềm lành, điềm dữ ứng nghiệm tức thì ở vỏ quả trứng, hoặc trứng đã ấp dở, còn non thì đập vỡ quả trứng ra nhìn hai đường máu mà đoán định sự việc lành hay dữ, trong nghề bói toán. Do đó, quả trứng tâm linh được người Thái trân trọng tôn thờ cả trong tín ngưỡng và ngoài đời thường. Ngoài đời thường, trong bữa ăn tươi, khi có khách, theo tục, trên mâm trước chỗ ngồi của chủ nhà, đặt chiếc đĩa nhỏ đựng hai quả trứng, và hai cốc rượu hai bên. Lễ vật tưởng nhớ đến Tổ tiên, gọi là "xay - Po Me đẳm" (trứng ông bà) ; vào bữa, chủ nhà khấn mấy lời, rồi chủ khách mới nâng cốc chúc nhau. Cùng cần nói thêm: có thể ban đầu chỉ có hai ngành: Thái Trắng và Thái Đỏ, theo trực quan qua mầu sắc "nguyên khí" của Po Me, về sau, khi xác lập mầu trắng là Dương và mầu đen là Âm thì nhóm Thái mầu Đỏ chuyển sang nhóm Thái màu Đen. Do đó mà có ngành Thái Trắng và Thái Đen, nhưng nhóm Thái Đỏ vẫn còn tồn tại, song mờ nhạt dần. Dân tộc Thái Đen. Ảnh - Tư liệu Như vậy, quả trứng "tâm linh" là thành quả của cả quá trình tiên niệm trực quan, mà tư duy trực quan là thuộc về thời tiền sử, mọi điều lớn lao đều được bắt đầu từ đó - từ cái phôi thai của một sự sống của con người. Ở người Văn Lang – Giao Chỉ tâm thức phân đôi các con trong cùng dân tộc được thể hiện trong văn hoá tâm linh, qua truyền thuyết Mẹ Âu Cơ đẻ bọc trứng nở trăm người con: năm mươi người theo mẹ lên rừng, năm mươi người theo cha xuống biển. Tư tưởng này được thể hiện trong các hình thái sinh hoạt của đời sống văn hoá và phong tục tập quán, song ở đây chỉ nói riêng phần màu sắc trang phục. Trang phục của người Kinh bao giờ cũng thể hiện theo hai phần và hai màu. Đó là bộ áo "kép" của người đàn ông: trong áo trắng, ngoài áo xanh lam, còn bộ áo "tứ thân" của phụ nữ thì "mớ ba" "bớ bảy" và hai màu, hoặc phụ nữ miền Trung thì áo "vá vai" nửa trên mầu trắng, nửa dưới màu nâu. Người miền Trung ngày nay (như ở QuangTrị), chúng tôi thấy, khi ra khỏi nhà đi chợ, đi làm, đều mặc hai áo cộc (kép) - hai áo kiểu như nhau, chỉ khác là áo trong cài cúc, áo ngoài để hở. Hồ Chủ tịch có bức ảnh hai áo đại cán (chiếc mặc trong, chiếc khoác ngoài) là từ tâm thức áo “kép” này của dân tộc. Như vậy tư tưởng phân đôi "phần" của cha và "phần" của mẹ - những người con trong cùng một dân tộc, thành hai ngành kí hiệu trang phuc, “trắng” “đen” chỉ còn lại trong dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt nam. Còn tư tưởng này ở người phương Nam Bách Việt nay chỉ tiềm tàng, sâu sắc trong tư tưởng phân đôi Âm Dương mà thôi, được thể hiện trong ý niệm và các hình thái phong tục tập quán v.v... Ở đây, việc dùng trang phục hai màu thì hầu như là tập tục của nhân loại, phải chăng cũng được bắt nguồn từ tư tưởng phân đôi phần của cha và phần của mẹ những người con trong cùng dân tộc? Vì tư tưởng “âm dương” là của nhân loại là cái mách bảo cho nhân loại biết về “âm dương” là chất “nguyên khí ” của sinh thực. Tóm lại, tư tưởng phân đôi "phần" của cha và "phần" của mẹ - những người con trong cùng một dân tộc, thành hai ngành kí hiệu trang phục, “trắng” “đen” “Âm” “Dương”. Đó là tư tưởng chủ đạo của người phương Nam Bách Việt, trung tâm là người Văn Lang Giao Chỉ. Tư tưởng này chi phối toàn bộ phong tuc tập quán sinh hoạt đời sống của xã hội: từ đồ dùng vật dụng, chúng đều mang tính “đực” “cái”, như ở người Kinh, ngay đôi phách gõ nhịp của ả đào trong Hát thờ cũng có ý phiếm chỉ cái “âm” cái “dương” và âm nhạc thì tiếng trong, tiếng đục, hoặc chiếc trống cũng trống đực, trống cái v.v... - nghĩa là, tư tưởng Âm Dương, chủ đạo trong ý niệm và các hình thái hoạt động xã hội của người phương Nam Bách Việt. Thiếu nữ Thái duyên dáng với chiếc khăn Piêu Piêu còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong lúc đi chơi hay dự lễ hội... II. Nét đẹp trong trang phục phụ nữ Thái Mai Châu Dệt thổ cẩm ở Bản Lác (Mai Châu - Hoà Bình). Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những trang phục riêng đặc sắc và rất độc đáo. Trang phục phụ nữ gắn bó mật thiết với cuộc sống, là dấu hiệu thông tin để nhận biết tộc người sau ngôn ngữ. Nhìn trang phục phụ nữ là biết đó là người dân tộc nào, hiện đang cư trú ở đâu. Trang phục phụ nữ không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà còn thể hiện tập quán, nếp sống, trình độ thẩm mỹ và văn hoá các dân tộc, trong đó có trang phục của người phụ nữ Thái. Trang phục của người phụ nữ Thái là niềm tự hào không chỉ của riêng người Thái mà còn là một nét văn hóa rất đặc sắc trong kho tàng văn hoá vật thể của dân tộc. Từ lâu đời, người phụ nữ dân tộc Thái ở Mai Châu (Hoà Bình) đã biết trồng bông, dệt vải, trồng dâu, nuôi tằm để tự dệt lấy vải mặc, họ ý thức được rằng: “Gà đẹp nhờ bộ lông/ Người đẹp nhờ quần áo”. Để làm đẹp cho bộ trang phục của mình, người phụ nữ Thái Mai Châu đã biết tìm cây tô mộc (cây phang) làm màu đỏ, cây chàm (hóm) làm màu xanh và đen, củ nghệ (nghìn) làm màu vàng, đã biết cô đặc lá chàm qua nhiều công đoạn phức tạp và kỹ thuật làm “chua” bằng lá trầu, nước chanh cùng một số loại cây có chất keo làm bền sợi, sau đó mới đem nhuộm màu. Ngay từ khi mới trưởng thành, phụ nữ Thái đã biết lo sắm cho mình cái nằm, cái mặc, ngoài trang phục mặc hàng ngày, còn để dành bộ váy áo đẹp nhất để mặc trong những ngày hội hè, lễ tết. Bộ trang phục hàng ngày là áo cóm cổ tròn, viền nhỏ, xẻ thêm hai bên vai để dễ chui đầu khi mặc. ống tay áo may chặt bó lấy cánh tay tròn. Thân áo dài từ 25 đến 30 cm, hình bán nguyệt ở đằng trước. Màu áo phổ biến là xanh và trắng. Thân váy dài trùm gót, màu đen chàm. ẩn hiện bên trong gấu váy là viền vải đỏ. Cạp váy có hai phần, nửa trên rộng khoảng 2 cm dệt hai màu đen và trắng, hoa văn đơn giản. Nửa dưới gắn với thân váy rộng khoảng 16 cm đến 17 cm dệt bằng vải tơ tằm xen vải màu (ít là 4 màu, nhiều là 6 màu) thể hiện các hoa văn rồng, phượng, hoa. Thường ngày, phụ nữ Thái Mai Châu thắt dải lưng màu trắng, bổ tua ngắn bên trái. Nhiều chị em thích mặc thêm áo dài cộc tay vừa có tác dụng mặc ấm, lại giữ sạch áo váy đẹp bên trong, khi cần bế gùi thì lấy ra lót trên đầu. Phụ nữ Thái Mai Châu búi tóc cố định sau gáy, cài châm bạc hoặc xương thú. Khi còn trẻ, chưa có chồng thì tóc buông thả sau lưng, buộc chỉ màu thay cặp tóc. Khăn đội đầu màu trắng (dài 60 cm, rộng 20 cm) gấp nếp, để nhọn ở trước trán. Mỗi khi mở hội, phụ nữ Thái Mai Châu lại mặc bộ trang phục đẹp nhất để dành: khăn trắng, áo cóm trắng, váy đen mịn màng đính cạp rồng, cạp phượng, thắt dải lưng màu (xanh nếu áo dài màu đỏ, đỏ nếu áo dài màu xanh hoặc vàng). Cổ tay đeo 2-3 đôi vòng bạc, tai đeo khuyên nhỏ mặt ngọc óng ánh, chùm dây xà tích bạc uốn lượn bên hông. Nổi bật giữa bãi cỏ xanh - nơi tổ chức vui hội là những chiếc áo dài thân, mỗi người một kiểu màu riêng biệt. Khi vào cuộc chơi ném còn đôi, áo dài được cởi ra vắt lên sào nứa cho khỏi vướng vào người, đồng thời đấy cũng là kỷ vật gửi tặng chàng trai thắng còn với mình. Trong các ngày lễ, những nàng dâu trong gia đình được ưu tiên mặc những bộ trang phục lộng lẫy hơn cả. Họ mặc chiếc áo cóm màu tươi (không mặc áo trắng), chiếc váy cạp rồng, phượng và thêm mảng dệt hoa rộng chừng 20 cm may liền với gấu, bên ngoài mặc thêm áo tin dài (màu xanh, đỏ hoặc vàng). Gấu áo nổi lên rực rỡ mảng thêu cầu kỳ cùng các thanh vải màu được chắp lại làm nền. Cổ áo thêu dây leo, tay áo để cộc, hơi rộng để lộ ra cánh tay tròn mềm mại. Ngày lễ, phụ nữ thái đội khăn đen chàm, cổ đeo vòng bạc to, bước đi uyển chuyển, cười nói dịu dàng, từ tốn. Tất cả sự phô diễn ấy biểu hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, là dịp để chị em khoe sắc, khoe tài với họ hàng, làng xóm. Khi còn nhỏ, các em gái Thái được bố mẹ may cho chiếc áo cóm nhỏ, dệt sọc ngang, mặc váy hoa tím, hoa xanh và đeo vòng cổ, vòng tay bằng bạc nhỏ nhắn có chạm trổ hoa văn. Mùa đông đến, các em gái đội mũ trùm đầu được khâu bằng những thanh vải màu đặt ngang theo vòng mũ. Khi trở về già, các cụ bà đều truyền hết cho con cháu, từ cách thêu dệt may vá, đến việc giữ gìn ý tứ khi ăn mặc, đi đứng sao cho người ngoài khỏi chê trách. Trang phục của các cụ bà từ khăn đội đầu đến váy, áo cóm đều màu chàm đen, ít dùng cạp váy hoa mà dùng vải trơn khác màu với váy là được. Chiếc áo dài xanh chàm luôn mặc bên người, khi không mặc thì gấp gọn để trong giỏ đựng trầu cau đeo ở lưng, dù nhà giàu hay nghèo thì các cụ bà cũng chọn cho mình một đôi khuyên và đôi vòng trơn bằng bạc coi như một kỷ vật. Khi qua đời, những vật trang sức đó cũng được chôn theo người. Hoà cùng dòng chảy của cuộc sống, những bộ trang phục của người phụ nữ Thái đã có sự hoà hợp với các vùng, các dân tộc và không ngừng được sáng tạo để ngày càng phù hợp với sự phát triển của xã hội nhưng vẫn giữ được nét độc đáo, truyền thống riêng có của dân tộc mình. Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc âu phục khá phổ biến. III. Khăn Piêu Thái • Trang phục truyền thống Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang sắc thái văn hóa độc đáo của mình qua trang phục. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta dễ nhận biết tộc người này và tộc người khác mỗi khi dịp tiếp xúc. Người Thái cư trú ở nhiều nơi trên đất nước ta nhưng tập trung đông nhất là ở các tỉnh Tây Bắc, Sơn La, Lai Châu.... Ngoài sức hấp dẫn của trang phục, khăn piêu của phụ nữ Thái mang một nét riêng thật hấp dẫn, độc đáo: ...."Em xe sợi thành vóc hoa dâu Em dệt cửi thành gấm vân chéo Em dệt tơ thành đóa hoa vàng Người các bản các phường muốn khóc Đều ước ao được em thêu khăn" (Dân ca Thái) Nếu chỉ trừ một bộ phận phụ nữ Thái trắng đội nón tát thì đa số phụ nữ Thái Mường Thanh (Lai Châu), Mường La (Sơn La), Mường Lò (Lào Cai), đều đội khăn vải, khăn vải dùng để đội trên đầu người Thái gọi là piêu. Piêu có nhiều loại khác nhau, có loại được thêu hoa văn bằng chỉ màu sặc sỡ, có loại chỉ là một tấm vải bông nhuộm chàm, tùy từng vùng, từng địa phương mà piêu có những sắc thái riêng của nó. Piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh. Piêu còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong lúc đi chơi hay dự lễ hội... Đồng bào Thái làm piêu từ loại vải bông tự dệt. Trước khi thêu, miếng vải được chọn làm khăn đội đều phải nhuộm chàm. Chàm là mầu nền để trên đó người phụ nữ Thái thêu lên các đồ án hoa văn bằng các loại chỉ màu (xanh, đỏ, tím, vàng, da cam....) ở hai đầu khăn. Để có một chiếc piêu hoàn chỉnh, người phụ nữ Thái phải mất thời gian từ hai đến bốn tuần. Piêu Thái không phải trang trí ở toàn bộ diện tích của nó mà được tập trung đồ án trang trí ở hai đầu. Trước khi thêu các đồ án trang trí ở hai đầu khăn, phụ nữ Thái ghép mảnh vải đỏ làm viền. Các viền đỏ bọc cho sợi ở các đầu khăn khỏi bị xổ ra, vừa như là giới hạn diện tích trang trí ở đầu khăn. Đường viền vải đỏ bọc ở ba mép đầu khăn rộng trên dưới 1 cm. Phụ nữ Thái dùng lối khâu luồn rất khéo léo để hạn chế tới mức tối đa đường chỉ lộ ra ngoài để cho đường viền màu đỏ và nền chàm của khăn liền làm một. Trước khi thêu, chị em làm những chiếc cút để đính vào piêu, có thể làm nhiều cút piêu một lúc rồi dùng dần. Cút piêu được làm từ một mảnh vải đỏ rộng khoảng 1 cm, bên trong bọc lõi chỉ rồi cuộn tròn lại. Cuộn vải tròn được khâu vắt thành một hình tròn rồi quấn dây vải lại theo hình trôn ốc, sau đó được quấn thêm các loại chỉ màu thành các múi trong hình tròn. Đối với các cút piêu đòi hỏi phải tỷ mỷ, cầu kỳ, chỉ có những người thành thạo mới biết làm. Các cút sau khi làm xong được ghép lại rất khéo léo vào đầu piêu. Các loại chỉ màu được sử dụng như vậy vừa mang chức năng kỹ thuật, vừa mang giá trị thẩm mỹ. Nhìn vào chiếc cút được dính vào đầu piêu, ta rất khó đoán nhận ra được mạch chỉ khâu ghép các đường trang trí với nhau. Các loại đường khâu đều do phụ nữ Thái tự sáng tạo, có nhiều kiểu: móc xích, chân rết, xương cá... Các cút piêu trước hết được đặt trên ba đoạn thẳng của mỗi đầu khăn. Còn chính bốn góc của khăn, chị em dùng dây làm cút còn dư tết thành hình bông hoa cách điệu. Cút piêu thường được sắp xếp thành từng chùm lẻ (3, 5, 7 cái) trên các vị trí cách đều nhau ở hai đầu khăn, bởi vậy cút ở trên piêu bao giờ cũng là cút chùm. Cũng như nhiều vật dụng khác (cúc áo, chắn song cửa sổ, bậc thang nhà sàn...), cút piêu được thiết kế theo quan niệm số lẻ. Bình thường phụ nữ Thái thường đội piêu có cút chùm ba, nhưng khi tặng piêu cho người bậc trên, người mình quý trọng, kính yêu thì tặng loại piêu có cút chùm năm trở lên. Sau khi bọc viền và ghép cút piêu xong, phụ nữ Thái bắt đầu công việc thêu piêu. Khi thêu những đồ án hoa văn đa dạng lên hai đầu khăn, họ nhìn theo mẫu, song không rập khuôn một cách máy móc. Trong quá trình thêu, họ có thể sáng tạo theo ý muốn chủ quan của mình. Nét đặc biệt là phụ nữ Thái không thêu piêu ở mặt phải (như lối thêu thông thường) mà lại thêu từ mặt trái, các hoa văn với đồ án và màu sắc phức tạp lại hiện lên ở mặt phải, đó là lối thêu truyền thống với trí tưởng tượng của kỹ thuật và mỹ thuật dân gian tài tình. Piêu được tạo theo lối luồn chỉ hay đan chỉ màu vào vải, nhưng cái khó là phải tính toán theo một nguyên tắc nhất định để luồn chỉ vào mặt trái và hoa văn lại hiện lên chính xác ở mặt phải. Hoa văn piêu không đơn giản, điểm xuyết mà là một hệ thống đồ án có bố cục nội dung phức tạp, đòi hỏi người phụ nữ Thái phải nắm chắc nguyên tắc kỹ thuật, phải thuộc đồ án hoa văn với hai mặt phải, trái của nó. Con gái Thái từ 6,7 tuổi phải làm quen với bông, sợ, dệt vải, mười hai, mười ba tuổi bắt đầu làm quen với công việc thêu thùa. Thành viên nữ của cộng đồng Thái phải biết nhìn vào mẫu piêu, biết nhận ra bố cục của đồ án hoa văn. Học thêu piêu với các cô gái Thái là một quá trình nhận thức và rèn luyện đôi bàn tay khéo léo của mình để chuẩn bị bước vào đời. Lúc đầu các cô gái chỉ thêu được những đường thẳng hoặc những mô-típ hoa văn đơn giản, dần dần tiến tới biết xử lý đồ án, bố cục, biết xử lý màu sắc ở nhiều mô-típ hoa văn trong những bố cục phức tạp. Việc học dệt vải và học thêu khăn piêu là bài học phổ thông, tất yếu của mọi thành viên nữ trong nếp sống của cộng đồng dân tộc Thái, bởi vậy piêu còn là một tiêu chuẩn xã hội để đánh giá một phụ nữ. Qua chiếc piêu có thể biết được chủ nhân của nó là người tài hoa, siêng năng, chịu khó hay là người lười nhác, vụng dại. Khăn piêu của phụ nữ Thái không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn mang tính xã hội, cùng với váy, áo, nón đội, thắt lưng piêu góp phần tạo nên một nét đẹp, một sắc thái riêng, hấp dẫn về trang phục truyền thống của dân tộc Thái. Chiếc khăn Piêu độc đáo của dân tộc Thái Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang sắc thái văn hóa độc đáo của mình qua trang phục. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta dễ nhận biết tộc người này và tộc người khác mỗi khi dịp tiếp xúc. Người Thái cư trú ở nhiều nơi trên đất nước ta nhưng tập trung đông nhất là ở các tỉnh Tây Bắc; Sơn La, Lai Châu.... Ngoài sức hấp dẫn của trang phục, khăn Piêu của phụ nữ Thái mang một nét riêng thật hấp dẫn, độc đáo: "Em xe sợi thành vóc hoa dâu Em dệt cửi thành gấm vân chéo Em dệt tơ thành đóa hoa vàng Người các bản các phường muốn khóc Đều ước ao được em thêu khăn" (Dân ca Thái) Nếu chỉ trừ một bộ phận phụ nữ ngành Thái trắng đội nón tát thì đa số phụ nữ Thái Mường Thanh (Lai Châu), Mường La (Sơn La), Mường Lò (Lào Cai), đều đội khăn vải, khăn vải dùng để đội trên đầu người Thái gọi là Piêu. Piêu có nhiều loại khác nhau, có loại được thêu hoa văn bằng chỉ màu sặc sỡ, có loại chỉ là một tấm vải bông nhuộm chàm, tùy từng vùng, từng địa phương mà piêu có những sắc thái riêng của nó. Piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh... Piêu còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong lúc đi chơi hay dự lễ hội... Đồng bào Thái làm Piêu từ loại vải bông tự dệt. Trước khi thêu, miếng vải được chọn làm khăn đội đều phải nhuộm chàm. Chàm là màu nền để trên đó người phụ nữ Thái thêu lên các đồ án hoa văn bằng các loại chỉ màu (xanh, đỏ, tím, vàng, da cam....) ở hai đầu khăn. Để có một chiếcPiêu hoàn chỉnh, ngời phụ nữ Thái phải mất thời gian từ hai đến bốn tuần. Piêu Thái không phải trang trí ở toàn bộ diện tích của nó mà được tập trung đồ án trang trí ở hai đầu. Trước khi thêu các đồ án trang trí ở hai đầu khăn, phụ nữ Thái ghép mảnh vải đỏ làm viền. Các viền đỏ bọc cho sợi ở các đầu khăn khỏi bị xổ ra, vừa như là giới hạn diện tích trang trí ở đầu khăn. Đường viền vải đỏ bọc ở ba mép đầu khăn rộng trên dưới 1 cm. Phụ nữ Thái dùng lối khâu luồn rất khéo léo để hạn chế tới mức tối đa đường chỉ lộ ra ngoài để cho đường viền màu đỏ và nền chàm của khăn liền làm một. Trước khi thêu, chị em làm những chiếc cút để đính vào Piêu, có thể làm nhiều cút Piêu một lúc rồi dùng dần. Cút Piêu được làm từ một mảnh vải đỏ rộng khoảng 1 cm, bên trong bọc lõi chỉ rồi cuộn tròn lại. Cuộn vải tròn được khâu vắt thành một hình tròn rồi quấn dây vải lại theo hình trôn ốc, sau đó được quấn thêm các loại chỉ màu thành các múi trong hình tròn. Đối với các cút Piêu đòi hỏi phải tỷ mỷ, cầu kỳ, chỉ có những người thành thạo mới biết làm. Các cút sau khi làm xong được ghép lại rất khéo léo vào đầu Piêu. Các loại chỉ màu được sử dụng như vậy vừa mang chức năng kỹ thuật, vừa mang giá trị thẩm mỹ. Nhìn vào chiếc cút được dính vào đầu Piêu, ta rất khó đoán nhận ra được mạch chỉ khâu ghép các đường trang trí với nhau. Các loại đường khâu đều do phụ nữ Thái tự sáng tạo, có nhiều kiểu: móc xích, chân rết, xương cá... Các cút Piêu trước hết được đặt trên ba đoạn thẳng của mỗi đầu khăn. Còn chính bốn góc của khăn, chị em dùng dây làm cút còn dư tết thành hình bông hoa cách điệu. Cút Piêu thường được sắp xếp thành từng chùm lẻ (3, 5, 7 cái) trên các vị trí cách đều nhau ở hai đầu khăn, bởi vậy cút ở trên Piêu bao giờ cũng là cút chùm. Cũng như nhiều vật dụng khác (cúc áo, chắn song cửa sổ, bậc thang nhà sàn...), cút Piêu được thiết kế theo quan niệm số lẻ. Bình thường phụ nữ Thái thường đội Piêu có cút chùm ba, nhưng khi tặng Piêu cho người bậc trên, người mình quý trọng, kính yêu thì tặng loại Piêu có cút chùm năm trở lên.... Sau khi bọc viền và ghép cút Piêu xong, phụ nữ Thái bắt đầu công việc thêu Piêu. Khi thêu những đồ án hoa văn đa dạng lên hai đầu khăn, họ nhìn theo mẫu, song không rập khuôn một cách máy móc. Trong quá trình thêu, họ có thể sáng tạo theo ý muốn chủ quan của mình. Nét đặc biệt là phụ nữ Thái không thêu Piêu ở mặt phải (như lối thêu thông thường) mà lại thêu từ mặt trái, các hoa văn với đồ án và màu sắc phức tạp lại hiện lên ở mặt phải, đó là lối thêu truyền thống với trí tưởng tượng của kỹ thuật và mỹ thuật dân gian tài tình. Piêu được tạo theo lối luồn chỉ hay đan chỉ màu vào vải, nhưng cái khó là phải tính toán theo một nguyên tắc nhất định để luồn chỉ vào mặt trái và hoa văn lại hiện lên chính xác ở mặt phải. Hoa văn Piêu không đơn giản, điểm xuyết mà là một hệ thống đồ án có bố cục nội dung phức tạp, đòi hỏi người phụ nữ Thái phải nắm chắc nguyên tắc kỹ thuật, phải thuộc đồ án hoa văn với hai mặt phải, trái của nó. Con gái Thái từ 6,7 tuổi phải làm quen với bông, sợ, dệt vải, 12, 13 tuổi bắt đầu làm quen với công việc thêu thùa. Thành viên nữ của cộng đồng Thái phải biết nhìn vào mẫu Piêu, biết nhận ra bố cục của đồ án hoa văn... Học thêu Piêu với các cô gái Thái là một quá trình nhận thức và rèn luyện đôi bàn tay khéo léo của mình để chuẩn bị bước vào đời. Lúc đầu các cô gái chỉ thêu được những đường thẳng hoặc những mô-típ hoa văn đơn giản, dần dần tiến tới biết xử lý đồ án, biết xử lý màu sắc ở nhiều mô-típ hoa văn trong những bố cục phức tạp. Việc học dệt vải và học thêu khăn Piêu là bài học phổ thông, tất yếu của mọi thành viên nữ trong nếp sống của cộng đồng dân tộc Thái, bởi vậy Piêu còn là một tiêu chuẩn xã hội để đánh giá một phụ nữ. Qua chiếc Piêu có thể biết được chủ nhân của nó là người tài hoa,chịu khó hay là người lời nhác, vụng dại. Khăn Piêu của phụ nữ Thái không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn mang tính xã hội, cùng với váy, áo, nón đội, thắt lưng Piêu góp phần tạo nên một nét đẹp, hấp dẫn về trang phục truyền thống của dân tộc Thái. PHẦN III: GÌN GIỮ BẢN SẮC DÂN TỘC THÁI, MỘT NÉT VĂN HOÁ ĐẶC SẮC TRONG KHO TÀNG VĂN HOÁ VẬT THỂ CỦA DÂN TỘC Đời sống văn hoá của các dân tộc Thái, Thổ, Mông, Thanh, Khơ mú… ở Nghệ An hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong hoàn cảnh hiện nay đang còn nhiều trở ngại... Nhằm thực hiện chương trình phối hợp số 556 giữa Bộ Văn hoá Thông tin và Ủy ban Dân tộc Miền núi về việc “Đẩy mạnh công tác bảo tồn phát triển văn hoá thông tin ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số”, ngày 3/2/2006 tỉnh Nghệ An đã ra quyết định “Ban hành chính sách hỗ trợ bảo tồn phát triển vùng văn hoá dân tộc thiếu số Nghệ An”. Nhờ sự hỗ trợ của chương trình này gần hai năm qua nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của Nghệ An tưởng đã bị mai một nay đã được phục dựng. Đó là công trình “Đền Chín Gian” ở xã Mường Nọc, huyện Quế Phong; “Đền Chiêng Ngàn” ở Quỳ Châu; bảo tồn "Bản Vi" - một bản thuần Thái tại xã Bắc Sơn, huyện Quỳ Hợp; bảo tồn "Bản Huồi Thợ - bản thuần Khơ mú tại xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn; triển khai đề án “Bảo tồn khèn Bè người Thái” tại huyện Tương Dương; bảo tồn "Làng văn hoá truyền thống của dân tộc Ơđu"; xây dựng thành công kịch bản “Đám cưới cổ truyền thống” ở xã Thạch Giám huyện Tương Dương; kịch bản “Lễ hội Xăng khan” ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu... Nghề dệt thổ cẩm - một nét văn hoá của dân tộc Thái Nghệ An. Tuy vậy, những công trình đã được phục dựng so với bề dày văn hoá các dân tộc thiểu số ở Nghệ An vẫn còn hết sức khiêm tốn. Về văn hoá vật thể, theo thống kê toàn tỉnh hiện nay chỉ có 54 bản của đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ được những nét văn hoá truyền thống (làng bản thuộc vào loại cổ), trong đó có 46 bản Thái, 4 bản Thổ, 2 bản Mông và 2 bản Khơ mú. Tuy nhiên việc phân loại này cũng chỉ là tương đối, bởi một số bản được xem là “cổ” như bản của người Thổ nhưng để tìm được một chiếc nhà sàn cũng đã là khó. Các loại nhạc cụ như cồng chiêng, khèn bè, sáo môi của dân tộc Thái, Khơ Mú, Thổ; nghề rèn, đan lát của người Khơ Mú, Ơđu…cũng đang bị mai một dần ở nhiều làng bản. Về văn hoá phi vật thể: chữ viết, phong tục tập quán, các tác phẩm văn học dân gian đang dần bị quyên lãng, nhất là ở thế hệ trẻ. Trước việc người dân thờ ơ với những giá trị truyền thống của dân tộc thiểu số trong khi số người hiểu biết, say mê và thực sự tâm huyết với văn hoá miền núi ngày một ít đi càng khiến cho công việc tìm kiếm, phục hồi và bảo tồn càng trở nên khó khăn. Bên cạnh đó nhiều địa phương ngân sách còn hạn hẹp, công việc sưu tầm lại đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nên chưa được chú trọng. Một số huyện như Anh Sơn, Tương Dương tuy đã xây dựng được nhà truyền thống nhưng các đồ vật trưng bày còn sơ sài, nhỏ lẻ và thiếu sự bổ sung. Ngay như ở Bảo tàng Quỳ Châu, một trong những bảo tàng có quy mô lớn nhất ở các huyện miền núi và đã có kế hoạch nâng cấp thành bảo tàng các dân tộc thiểu số Nghệ An nhưng vẫn gặp rất nhiều trở ngại trong việc sưu tầm các di vật quý báu. Lý do chính cũng bởi chi phí hạn hẹp, nhân lực thiếu và chưa có sự vào cuộc của các cấp các ngành. Gần đây, nhiều địa phương đã chú trọng vào việc khôi phục các lễ hội, tuy nhiên các kịch bản đơn điệu, “na ná nhau”, chỉ chú trọng phần hội nhiều hơn phần lễ nên chưa phát huy được những giá trị văn hoá riêng của từng vùng miền. Không những thế còn gây tốn kém, lãng phí tiền của của nhà nước và nhân dân. Một số công trình thực hiện được chủ yếu dựa vào dự án của nhà nước, nhưng cũng chỉ dừng lại ở xây dựng điểm như Quỳ Hợp, Nam Đàn. Trở ngại lớn nhất trong công tác bảo tồn phát triển văn hoá dân tộc thiểu số chính là vốn. Tuy nhiên, điều này không thực sự khó nếu chúng ta đẩy mạnh việc xã hội hoá. Sau việc phục dựng thành công ngôi đền Chín gian ở Quế Phong, ông Trần Đình Yên - Chủ tịch UBND huyện đã đưa ra kinh nghiệm: Khi tiến hành xây dựng đền, ngân sách của huyện gặp rất nhiều khó khăn nhưng huyện uỷ và uỷ ban đã thống nhất bằng mọi giá phải thực hiện, dẫ Dệt thổ cẩm - nét đẹp trong văn hóa dân tộc Thái Các dân tộc ở Tây Bắc nói chung và ở Điện Biên nói riêng có rất nhiều ngành nghề thủ công đặc sắc; trong đó dân tộc Thái vùng Tây Bắc nói chung và người Thái ở Điện Biên nói riêng nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm Cho đến nay, hầu như ai cũng biết đến nghề dệt thổ cẩm độc đáo, tinh tế của dân tộc Thái thông qua những sản phẩm như: Chăn, gối, đệm, khăn piêu... Từ nhỏ (khoảng 5 – 6 tuổi) các em gái dân tộc Thái đã được mẹ dạy cho cách dệt thổ cẩm kèm với công việc chăm lo quán xuyến gia đình. Bởi vậy, đến khi lập gia đình, các cô gái Thái đã thành thạo nghề canh cửi và có một kiến thức nhất định về các loại sản phẩm thổ cẩm truyền thống, giúp cho họ dệt nên những vật dụng thiết yếu cho mình và gia đình khi tạo dựng cuộc sống mới. Đó là vật hồi môn không gì thay thế được của các cô gái Thái khi về nhà chồng. Song đồng thời nghề dệt thổ cẩm còn thể hiện sự phân công trong lao động của người dân dân tộc Thái. Người Thái qua bao đời đã đúc kết qua câu tục ngữ “Nhinh dệt phại, chai xan he” có nghĩa tiếng Việt là “Gái dệt vải, trai đan chài”. Hơn nữa, nó không chỉ là sự phân công lao động giản đơn giữa nữ giới và nam giới mà nó đã trở thành tiêu chuẩn đánh giá vai trò nam, nữ của dân tộc Thái từ xưa đến nay. Một thực tế cho thấy, nghề dệt thổ cẩm vẫn đang và sẽ gắn bó suốt đời với đời sống của người phụ nữ Thái. Sản phẩm từ dệt thổ cẩm đã trở thành một kho tàng của cải đáng giá của các gia đình dân tộc Thái. Mỗi khi chúng ta bước lên nhà người Thái, các bộ chăn, đệm... với những đồ án, hoa văn trang trí tinh xảo đẹp mắt xếp ngăn nắp thể hiện sự sung túc, nếp sống văn minh, lịch sự của mỗi gia đình nói riêng và dân tộc Thái nói chung. Điều đặc biệt hơn nữa, trong số các bộ chăn, gối, đệm đó bao giờ chủ nhà cũng dành một bộ mới, đẹp nhất để tiếp khách. Điều đó thể hiện sự hiếu khách và đã trở thành truyền thống của người Thái vùng Tây Bắc. Nếu như trước đây, sản phẩm thổ cẩm làm ra chỉ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, thì trong cơ chế thị trường hiện nay không những các mặt hàng thổ cẩm với sự đa dạng về mẫu mã đã trở thành loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao mà còn mang đậm nét văn hóa của vùng Tây Bắc. Điều muốn nói ở đây là nếu có kế hoạch đầu tư phát triển tốt không những mặt hàng thổ cẩm của dân tộc Thái Tây Bắc sẽ trở thành một nguồn thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân; đồng thời bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tiết mục khai mạc Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc Tây Bắc lần thứ X. Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc Tây Bắc lần thứ X - 2007 đã khép lại nhưng niềm vui thì vẫn còn đọng mãi trong tâm trí của những người con núi rừng Tây Bắc. Sự có mặt của gần 1.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các dân tộc đến từ 6 tỉnh: Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên đã mang đến ngày hội một không gian thấm đẫm những giá trị văn hóa bản sắc, độc đáo và tinh thần thượng võ của người dân Tây Bắc. Ðây cũng là dịp tôn vinh những sắc mầu văn hóa - thể thao truyền thống và độc đáo đã được gìn giữ qua bao năm tháng trên những bản làng Tây Bắc xa xôi. "Bản hòa tấu" của sắc mầu và âm điệu Rực rỡ sắc mầu trang phục các dân tộc từ khắp mọi nẻo đường Tây Bắc đã cùng ùa về thành phố trẻ Yên Bái để chung niềm vui ngày hội. Ðêm khai mạc với sự tham gia của hơn 500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đã mang lại một không khí sôi động với sự tỏa sáng của những nét đẹp văn hóa, của sự hòa quyện những sắc mầu, âm điệu, vũ điệu riêng có của vùng cao Tây Bắc. Vẻ quyến rũ của những họa tiết hoa văn thổ cẩm mang dáng dấp mộc mạc của núi rừng như cũng tỏa sắc nhiều hơn trong dáng vẻ e ấp của những thiếu nữ miền sơn cước. Và niềm vui hội tụ càng được thăng hoa khi hàng trăm nghệ nhân, diễn viên cùng đông đảo du khách cùng nắm tay nhau trong vòng xòe rộn ràng - một trong những đặc trưng sinh hoạt văn hóa cộng đồng nổi bật ở vùng cao Tây Bắc. Bức tranh cuộc sống Tây Bắc được khắc họa thật rõ nét qua nhiều hoạt động sôi nổi trong ngày hội. Khác với không khí đua tài sôi nổi từ sân chơi thi đấu thể thao của 190 vận động viên dân tộc với những trò chơi dân gian truyền thống đã tồn tại lâu đời như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, đánh quay truyền thống, chạy việt dã..., là một không gian đậm sắc mầu văn hóa Tây Bắc với những lời ca, tiếng hát, vũ điệu, lễ hội, trang phục, nhạc cụ... được các nghệ nhân mang tới từ những bản làng giàu bản sắc. Du khách đến hội không thể không "say" trong chiều sâu văn hóa từ những trích đoạn lễ hội dân gian như: Ðám cưới dân tộc Dao Ðỏ ở Lào Cai, Cầu mùa của người Cao Lan ở Yên Bái, Kin Pang Then (lễ cúng mừng con nuôi) của người Thái Trắng ở Sơn La, Căm Mường của người Lự ở Lai Châu, Chá Chiêng của người Thái ở Hòa Bình, Khửn cẩu của dân tộc Thái Ðen ở Ðiện Biên. Nghệ nhân Tẩn Phù Quan (dân tộc Dao Ðỏ, Lào Cai) nói: "Chúng tôi mang đến ngày hội những giá trị văn hóa truyền thống, thật như chính cuộc sống của mình để mọi người đến hội đều biết đến cuộc sống và những sinh hoạt nghi lễ truyền thống từ bao đời nay của dân tộc Dao Ðỏ". Ăm ắp hơi thở cuộc sống vùng cao Tây Bắc. Chương trình liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc cũng là cơ hội tỏa sáng và tôn vinh đối với những giá trị văn hóa nghệ thuật của đất và người Tây Bắc. KẾT LUẬN Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang sắc thái văn hóa độc đáo của mình qua trang phục. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta dễ nhận biết tộc người này và tộc người khác mỗi khi dịp tiếp xúc. Người Thái cư trú ở nhiều nơi trên đất nước ta nhưng tập trung đông nhất là ở các tỉnh Tây Bắc, Sơn La, Lai Châu.... Ngoài sức hấp dẫn của trang phục, khăn piêu của phụ nữ Thái mang một nét riêng thật hấp dẫn, độc đáo. Hơn thế nữa trang phục còn thể hiện sự tinh tế, khéo léo của con người dân tộc Thái. Qua thời gian, trang phục Thái đã khẳng định vị trí của mình trong kho tàng văn hoá dân tộc Việt Nam và dấu ấn trong lòng bạn bè quốc tế. DÂN TỘC THÁI Một số hình ảnh về Dân tộc Thái ở Sơn La Vòng xòe ngày hội Đón dâu về nhà chồng Một bản người dân tộcThái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24999.doc
Tài liệu liên quan