Tiểu luận Triết: Tiết kiệm tiền ở Việt Nam

Tiểu luận triết: tiết kiệm tiền ở Việt Nam Chương I: Cơ sở lý luận về vai trò của tiết kiệm đối với nền kinh tế nông nghiệp và doanh nghiệp 1. Quan điểm của trường phái cổ điển 2. Quan điểm của trường phái tân cổ điển 3. Quan điểm của Cac Mac về tiết kiệm 4. Quan điểm của J.M. Keynes 5. Quan điểm của trường phái hiện đại 6. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng về vấn đề tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí 7. Mô hình Harrod - Domar Chương II: Thực trạng của vấn đề tiết kiệm ở Việt Nam 1. Những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 đến nay) 2. Những hạn chế và bấp cập trong vấn đề tiết kiệm 2.1. Đối với khu vực Nhà nước 2.2. Đối với khu vực kinh tế tư nhân Chương III: Một số biện pháp nâng cao tiết kiệm ở Việt Nam I. Giải pháp nâng cao tiết kiệm trong các doanh nghiệp 1. Nâng cao khả năng quản lý tài sản 1.1. Quản lý tài sản cố định 1.2. Quản lý tài sản lưu động 2. Nâng cao trình độ quản lý và nâng lực hoạch định chính sách 2.1. Đầu tư đổi mới công nghệ 2.2. Đổi mới tổ chức quản lý sản xuất II. Một số biện pháp của Nhà nước nhằm nâng cao tiết kiệm 1. Nâng cao ý thức tiết kiệm của dân cư và các cơ quan hành chính Nhà nước 1.1. Thực hiện tốt pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 1.2. áp dụng hệ thống tiêu chuẩn định mức làm căn cứ để đo lường, đánh giá mức tiết kiệm hay lãng phí 1.3. Kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nước 1.4. Nâng cao phẩm chất năng lực đội ngũ cán bộ, công chức 1.5. Ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, quan liêu 2. Đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, và biện pháp giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển 2.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính doanh nghiệp 2.2. Tiến hành nghiêm túc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước 2.3. Thực hiện mô hình công ty mẹ - Công ty con 2.4. Biện pháp giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển 3. Giải pháp nâng cao tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ bản 3.1. Thẩm định tài chính các dự án đầu tư 3.2. Thực hiện phân cấp kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản 3.3. Triển khai tốt công tác giám sát đầu tư 3.4. Thực hiện tốt một số giai đoạn của dự án

doc34 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Triết: Tiết kiệm tiền ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g + đầu tư Tiết kiệm = thu nhập – tiêu dùng ị Tiết kiệm = đầu tư (S = I|) (**) Tuy nhiên sự cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng. Trong đó phần tiết kiệm của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân và tiết kiệm của Chính phủ. Điểm cần lưu ý, tiết kiệm và đầu tư xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế không nhất thiết được tiến hành bở cùng một cá nhân hay doanh nghiệp nào. Có thể doanh nghiệp hoặc cá nhân này tiết kiệm được một khoản tiền nhưng chưa cần dùng để đầu tư thì có thể đem tiền này cho doanh nghiệp hoặc tư nhân khác vay thông qua thị trường vốn. J.M.Keynes cho rằng trong nền kinh tế mở thì đẳng thức (**) không phải lúc nào cũng diễn ra. Mà S – I = CA Nếu CA > 0 đ thừa vốn đ đầu tư ra nước ngoài. CA < 0 đthiếu vốn đ thu hút vốn đầu tư. Nhưng suy cho đến cùng thì tiết kiệm sẽ là yếu tố tiên quyết của đầu tư. Vì tiết kiệm quyết định đến phần gia tăng năng lực sản xuất. Mà phần gia tăng năng lực sản xuất lại bằng đầu tư hiện hành trong kỳ. Vì vậy, tiết kiệm ở hiện tại sẽ quyết định đến đầu tư của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế trong tương lai. 5. Quan điểm của trường phái hiện đại. Đại diện là ông đã đưa ra mô hình: “cái vòng luẩn cuẩn và cú huých” Năng suất thấp đ thu nhập thấp đ tích luỹ thấp Đầu tư thấp Trong mô hình này Nurkse đã chỉ ra rằng đối với một nước chậm phát triển nếu không có một chính sách hợp lý thì sẽ không thể thoát ra khỏi “vòng luẩn quẩn” Ông nhấn mạnh để thoát khỏi “vòng luẩn quẩn” này thì ngoài việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì bản thân nước đó cũng phải có biện pháp tiết kiệm hợp lý nhằm tăng tích luỹ đ tằng đầu tư đ giúp cho nền kinh tế phát triển. 6. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng về vấn đề tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. * Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Về tiết kiệm: theo Người đó là yêu cầu khách quan của sản xuất đời sống và tất cả mọi người, mọi ngành và mọi cơ quan xí nghiệp đều phải thực hiện. Theo Hồ Chí Minh : tiết kiệm trước tiên để tích luỹ vốn và có thể thực hiện trên nhiều mặt như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm tiền của… Một hình thức tiết kiệm mà Người rất quan tâm trong điều kiện nước ta còn nghèo và ít vốn đó là quay vòng vốn. Người nói: “ tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu quy đến cùng đều là tiết kiệm vốn. Nhưng còn một cách tiết kiệm vốn nữa là công nhân ta còn ít người nghĩ đến là làm cho vốn quay vòng nhanh” Khi vốn quay vòng nhanh sẽ giúp cho đất nước có nhiều cơ hội đầu tư và cũng giúp cho nguồn đầu tư tăng nhanh. Đây là điều kiện để giúp đất nước có thêm vốn để đầu tư phát triển. Ngoài ra Người còn nhấn mạnh nếu sản xuất nhiều mà không biết tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống. Vì vậy Người đưa ra khẩu hiệu “tiết kiệm là quốc sách”. Cùng với tiết kiệm Người cho rằng phải ra sức chống tham ô, lãng phí. Theo Hồ Chí Minh tham ô là hành động xấu nhất, tội lỗi, đê tiện nhất trong xã hội, tham ô là trộm cắp của công, chiếm của công làm của tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống nhân dân, hại đến đạo đức cách mạng của người cán bộ và công nhân”. Còn nói về lãng phí, Người cũng nhấn mạnh, lãng phí cũng là bệnh nguy hiểm, tổn hại to lớn đến chế độ hạch toán kinh tế. Nó cũng làm cho nền kinh tế của nước ta bị trì trệ. Người nói: “lãng phí và tham ô tuy khác nhau ở chỗ lãng phí thì không ăn cắp trực tiếp của công nhưng kết quả tai hại đến tài sản của Nhà nước, của tập thể thì lãng phí cũng có tội. Ví dụ: Tên A tham ô 1000 đồng, tên B lãng phí 1.000 đồng đ kết quả tác hại đến của công thì B cũng chẳng khác gì A”. * Quan điểm của ĐCS Việt Nam: Nhìn nhận một cách đúng đắn về tư tưởng của Bác về vấn đề tiết kiệm, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí. Tại Đại hội Đảng IX Đảng đã tiếp tục khẳng định: “gắn với chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt là chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính”. Chỉ thực hiện tốt những điều này chúng ta mới đâỷ nhanh sự phát triển kinh tế đất nước, tránh được tình trạng tụt hậu ngày càng xa sơ với các nước. Qua các quan điểm của các trường phái kinh tế trên thế giới va tư tưởng của Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng chúng ta thấy rõ vai trò của tiết kiệm trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển vì tiết kiệm là nền cơ bản hình thành nên vốn đầu tư. Đối với nước đang phát triển như Việt Nam, do thu nhập của các nước này còn thấp nên dẫn đến tích luỹ thấp, trong khi yêu cầu về vốn để đầu tư phát triển ở các quốc gia này rất lớn. Chính vì vậy việc thực hiện chính sách tiết kiệm ở cả trong và ngoài nước đã trở thành mục tiêu hàng đâù trong các chương trình phát triển ở các quốc gia này. 7. Mô hình Harrod – Domar. Theo mô hình này tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào tỷ số vốn/ sản lượng và năng sút của vốn đầu tư: Từ đây chúng ta có thể xác định được vốn đầu tư cần thiết của nền kinh tế để đạt được mức tăng trưởng nào đó với hệ số ICOR. Người ta cũng có thể viết tỷ lệ tăng trưởng dự kiến (g) của nền kinh tế như sau: bởi Ví dụ như: để tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đạt 8% năm 2004 với hệ số ICOR = 5 thì tỷ lệ tích luỹ của đất nước là: Qua mô hình trên cho ta thấy để tốc độ tăng trưởng tăng thì phải tăng tiết kiệm. 1. Khái niệm về tiết kiệm: là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và có nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức, chế độ quy định nhưng vẫn đặt được mục tiêu đã xác định hoặc sử dụng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng đặt được hiệu quả cao hơn mục tiêu đã xác định. Chương II: Thực trạng của vấn đề tiết kiệm ở Việt Nam 1. Những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 đến nay) Từ khi Đại hội Đảng IV thực hiện chinh sách đổi mới, đất nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt, đưa đất nước từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng và tiến vào phát triển ổn định. Bảng số liệu Để có những thành công trên là do chúng ta thực hiện nền kinh tế mở, từ đó thu hút được nguồn vốn đầu tư. Từ đó tạo điều kiện để đầu tư phát triển. Tình hình huy động vốn được thể hiện qua bảng. Bảng 1: Năm GDP Tiêu dùng cuối cùng Tiết kiệm trong nước Tiết kiệm/GDP (%) 1986 599 592 7 1,2 1990 41.955 40.736 1.219 2,9 1995 228.892 187.233 41.659 18,2 2000 441.646 321.853 119.793 27,1 Sơ bộ 2001 484.493 344.840 139.653 28,8 Bên cạnh việc huy động vốn, tình hình tiết kiệm trong nước cũng tăng nhanh cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Điều này được thể hiện qua một số năm như sau: Bảng 2: Năm Tổng vốn đàu tư phát triển (tỷ đồng) Tỷ lệ so với GDP (%) 1991 13.471 17,6 1992 24.737 22,4 1993 42.177 30,1 1994 54.296 30,4 1995 72.447 31,7 1996 87.394 32,1 1997 108.370 34,6 1998 117.134 32,5 1999 131.171 32,8 2000 145.333 32,9 Sơ bộ 2001 163.000 33,8 Khu vực nhà nước từ những năm 1992 trở về trước gần như không có tích luỹ vì tiêu dùng cuối cùng vượt thu nhập cuôí cùng (năm 1989 vượt gấp 2 lần, năm 1992 vượt 16,9%) nhưng từ năm 1995 trở đi, khu vực này mới bắt đầu có tiết kiệm thuần (tiết kiệm thuần là phần tiết kiệm đã trừ đi khấu hao tài sản cố định thường chiếm 6,7% - 9,5% GDP). Khu vực doanh nghiệp tiết kiệm đã chiếm trên dưới 20% thu nhập cuối cùng. Tuy vậy, quy mô tiết kiệm của khu vực này còn nhỏ do hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, tỷ suất lợi nhuận thấp (có khi còn thấp hơn cả lãi suất ngân hàng). Khu vực tài chính, phần tiết kiệm tuy có tăng lên nhưng tốc độ chậm và quy mô còn thấp. Nguyên nhân chính là do nguồn vốn tự có thấp, chi phí còn cao, trong khi đầu ra mấy năm liền gặp khó khăn nên tốc độ tăng dư nợ thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng huy đông. Khu vực hộ gia đình và các tổ chức phi lợi nhuận (cá thể, kinh tế hộ gia đình, hiệp hội…) Phần tiết kiệm đã đạt trên dưới 12% so với thu nhập cuối cùng. Tuy nhiên phần tiết kiệm của khu vực này còn nhỏ về cả tuyệt đối lẫn tương đối. Nguyên nhân là do thu nhập của chúng ta còn thấp. Cùng với tiết kiệm trong nước tăng, Chính phủ đã có các chính sách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. điều này đã giúp cho vốn đầu tư tăng cả về lượng tuyệt đối và cả về tỷ lệ sơ với GDP. Đây là một trong những kết quả tích cực từ của việc chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, mở của hội nhập, khai thác khả năng tiềm tàng, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại giao. Đây là một trong những yếu tố quan trọng là cho tăng trưởng kinh tế và giúp đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng ngay cả khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ và cuộc khủng hoảng kinh tế (1997 – 1998). Tuy nhiên chúng ta cũng không bị lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn nước ngoài. Điều này được thể hiện qua bảng 4. Bảng 3: Năm Trong nước (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nước ngoài (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1990 6.591 86,9 990 13,1 1991 11.545 85,7 1.926 14,3 1992 19.552 79,0 5.185 21,0 1993 27.170 64,4 15.007 35,6 1994 29.788 54,9 24.508 45,1 1995 42.340 58,4 30.107 41,6 1996 54.771 62,7 32.623 37,3 1997 66.365 61,2 38,8 1998 76.027 64,9 35,1 1999 89.581 68,3 41.690 31,7 2000 94.906 65,3 50.427 34,7 Sơ bộ 2001 107.968 66,2 55.032 33,8 Đây là những tỷ trọng thể hiện vai trò quyết định của vốn trong nước, vai trò quan trọng của vốn nước ngoài và chủ chương phát huy nội lực tranh thủ ngoại lực là đúng đắn. Nguồn vốn nước ngoài được huy động thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Năm FDI ODA Cộng 1990 152 152 1991 432 432 1992 478 478 1993 871 413 1284 1994 1.936 725 2.661 1995 2.363 737 3.100 1996 2.447 900 3.347 1997 2.768 1.000 3.768 1998 2.062 1.242 3.304 1999 1.758 1.350 3.108 2000 1.900 1.650 3.550 Sơ bộ 2001 2.100 1.711 3.811 Ước 8 tháng 2002 1.450 836 2.286 Tổng cộng 20.717 10.564 31.281 Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần giải quyết việc làm, tăng trưởng công nghiệp, tăng trưởng GDP. Hiện nay nguồn vốn này chiếm 13% GDP, trên 36% giá trị sản xuất công nghiệp, 46% kim ngạch xuất khẩu…Nguồn vốn nước ngoài giúp cho chúng ta có thể xây dựng cơ sở hạ tầng và tiếp tục phát triển ổn định khi nguồn vốn trong nước chưa đủ để thực hiện điều này. 2. Những hạn chế và bất câp trong vấn đề tiết kiệm. Tuy đã đạt được những thành công nhất định nhưng bên cạnh đó chúng ta còn thể hiện nhiều hạn chế trong vấn đề tiết kiệm. Điều đó được thể hiện qua các nội dung sau: 2.1. Đối với khu vực nhà nước. Tuy đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế như đóng góp vào xuất khẩu 40%, công nghiệp 37,8%, ngân sách 39%. Nhưng nợ của các doanh nghiệp nhà nước cũng là rất lớn chiếm 74,8% tổng số nợ quá hạn. Đây cũng là khu vực gây ra thất thoát, lãng phí lớn nhất, mà điển hình cho sự thất thoát lãng phí này là ngành xây dựng cơ bản. Đây là ngành có số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là lớn nhất thường chiếm hơn 20% GDP, tuy vậy tỷ lệ lãng phí thất thoát trong ngành này cũng rất cao thường hơn 20% có khi lên tới 30%. Ước tính mỗi năm thất thoát lãng phí do xây dựng cơ bản là vào khoảng 20.000 – 25.000 tỷ đồng. Với 60% vốn trong nước 40% vốn vay từ nước ngoài thì đứng trước tình trạng thất thoát lãng phí như vậy chúng ta có thể sẽ đứng trước nguy cơ nợ quốc gia mà không có cách giải quyết. Nguyên nhân của tình trạng trên là do: 2.1.1. Thiếu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và thẩm định dự án đầu tư. Đây được xem là nguyên nhân dâx đến thất thoát lãng phí nhiều nhất. Nguyên nhân này chủ yếu là do năng lực quản lý của các cán bộ còn kém và do các cán bộ xem vốn đầu tư nhà nước như “của chùa”. Việc thiếu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch đã dẫn đến việc thiếu các chiến lược đầu tư cụ thể, hàng năm việc phân phối vốn thường mang tính chất “chia phần” dẫn đến bố trí kế hoạch bị phân tán, không theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt. Cùng với đó là không thể hiện rõ việc bố trí vốn theo trình tự ưu tiên. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ngày càng khó khăn về vốn vì khối lượng công việc làm ra không được thanh toán, đến lúc được thanh toán thì lãi thi công không đủ trả lãi ngân hàng. Như vậy là làm thất thoát vốn trên cả nghĩa rộng và hẹp. Còn việc thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định dự án và trong chủ trương đầu tư đã gây ra thất thoát lơn trong đầu tư và xâu dựng. Điều đó được chứng minh qua hàng loạt các công trình như nhà máy lọc dầu Tuy Hạ sau khi đã được đầu tư 20 tỷ đồng theo giá 1989 – 1992 đã bị dừng xây dựng. Nguyên nhân là do sự lựa chọn địa điểm và công nghệ khong thích hợp. Còn một số công trình thuộc khu trung cư cao tầng ở Linh Đàm và Định Công, do trước khi tiến hành xây dựng đã không có việc khảo sát địa hình một cách kỹ càng nên sau khi xây một thời gian ngắn đã xuất hiện hiện tượng lún nhà và nghiêng. Điều này làm cho các công trình này bị xuống cấp một cách nghiêm trọng và dấn đến phải tốn kém một chi phí khá lớn nhằm sửa lại các sự cố trên. Việc phân bổ nguồn vốn chậm và thiếu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và thẩm định dự án đã làm cho 10% dự án bị chậm tiến độ, 28% số dự án phải điều chỉnh nội dung chỉ có 21,4% số dự án có thể kết thúc trong kỳ. Một số địa phương xảy ra tình trạng thất thoát cao là Hưng Yên: 21,2%, Lạng Sơn 31,3%, Cà Mau 70%. Có những dự án như xây dựng đường Yên Sơn (Kiên Giang) thất thoát tới 56,8%. Ngoài ra do việc đánh giá tính khả thi của dự án chưa được coi trọng dẫn đến các công trình sau khi xây dựng xong đi vào hoạt động thì hiệu quả sản xuất kém. Ví dụ như có một thời kỳ Chính phủ có chủ chương đầu tư phát triển ximăng lò đứng. Vì vậy một loạt các nhà máy ximăng được xây dựng ở các địa phương. Cũng tương tự như vậy đối với ngành mía đường, khi chính phủ có chủ chương thì cũng được xây dựng hàng loạt. tuy các nhà máy trên cũng góp phần đáp ững nhu cầu thị trường và giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người nhưng xét về hiệu quả trực tiếp thì các nhà máy này có hiệu quả rất thấp, nhiều nhà máy không đủ khả năng trả nợ khi đến hạn. Điều này cũng gây ra lãng phí rất lớn nguồn vốn đầu tư trong điều kiện chúng ta đang thiếu vốn. Hiện tượng phổ biến là nhiều cấp có thẩm quyền khi ra các quyết định liên quan đến chủ chương đầu tư lại thiếu chính xác phải điều chỉnh bổ xung, thậm trí nhiều dự án lớn vừa thiết kế vừa thi công, vừa lên dự án. Đây là kẽ hở trong quản lý dẫn đến bị các nhà thầu lợi dụng từ đó làm thất thoát vốn. Mặc dù nhà nước đã có nhiều quyết định nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc lập và quản lý dự án đầu tư nhưng do chưa có quy định bắt buộc người có thẩm quyền phải bố trí kế hoạch đủ vốn để hòan thành theo tiến độ dự án và cũng không có chế tài sử phạt khi các dự án không hoàn thành đúng thời hạn mà mới chỉ có việc quy định khống chế dự án nhóm C phải hoàn thành không quá 2 năm và dự án nhóm B hoàn thành không quá 4 năm. Vì vậy một số công trình các nhà thầu cố tình kéo dài thời gian thi công để “ câu” vốn. Một điểm nữa khiến cho các cán bộ quản lý thiếu trách nhiệm trong việc lập và quản lý dự án là do lương, thu nhập chính đáng của họ còn thấp sơ với thu nhập của cán bộ công tác doanh nghiệp. 2.1.2. Đấu thầu cũng là nguyên nhân dẫn đến thất thoát lãng phí vốn. Vì ở nươc ta theo quy định có 3 hình thức đấu thầu đó là; đấu thầu không hạn chế, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu. Trong khi ở các nước khác đấu thầu rộng rãi là hình thức được sử dụng nhiều nhất thì ở nước ta hai hình thức: đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu lại là những hình thức sử dụng phổ biến. Mặc dù nhà nước đã quy định đối với những công trình có yêu cầu cao hoặc là có giá trị nhỏ hơn 1 hoặc 2 tỷ thì mới được chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế. Nhưng lợi dụng sự quản lý không chặt chẽ của nhà nươc và các cơ quan quản lý, các gói thầu đáng lẽ phải đấu thầu rộng rãi lại trở thành chỉ định thầu bên mời thầu thực hiện điều này nhờ chia các dự án thành các gói thầu có giá trị nhỏ hơn quy định của nhà nước. Điều này vừa làm cho chúng ta không có được giải pháp tốt nhất cho dự án vừa gây ra lãng phí. Theo đánh giá của hội Xây Dựng Việt Nam thì hai hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu chỉ tiết kiệm được 1% tổng dự toán, còn đấu thầu rộng rãi tiết kiệm được 15% tổng dự toán điều này cũng gây ra thất thoát lớn cho ngân sách nhà nươcs. Ngoài ra hiện nay trong đấu thầu còn xảy ra hiện tượng bỏ thầu quá thấp dưới cả giá sàn quy định. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu ngày một phát triển. Các công ty lớn sau khi thắng thầu đã chia nhỏ dự án thành nhiều công trình rồi giao cho các công ty nhỏ thực hiện và thu phần chênh lệch do hai bên thoả thuận, thường là 10% giá trị gói thầu. Điều này làm cho khi thực hiện giá trị của dự án không đúng với giá trị được phê duyệt. Vì vậy các công trình sẽ có chất lượng thấp và gây ra thất thoát vốn. Có hiện tượng nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu với giá chào thầu thấp. Nếu tính đúng thì nhà thầu này sẽ bị lỗ khi thực hiện dự án, nhưng họ vẫn tìm mọi cách để thắng thầu. Sau khi thắng thầu thì nhà thầu này sẽ tìm cách để “mắc ngoặc”… Để có thể gian lận để có thể thực hiện dự án với giá trị thấp hơn rất nhiều. Mặt khác nguyên nhân dẫn đến sự thất thoát còn do các chính sách của chính phủ không rõ ràng. Ví dụ như Bộ quốc phòng quy định những dự án có giá trị dưới 7 tỷ thì Thủ trưởng các cơ quan có quyền ký duyệt. Chính điều này tạo điều kiện cho các cơ sở phía dưới chia nhỏ dự án để tránh phải đưa lên bộ ký duyệt. Điều này là nguyên nhân gây ra lãng phí lớn trong xây dựng của bộ quốc phòng. 2.1.3. Một lý do nữa là do sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng hoặc trộn không đúng tỷ lệ yêu cầu cũng gây ra lãng phí thất thoát. Việc sử dụng các nguyên vật liệu này đã dẫn đến các công trình không đảm bảo chất lượng, chỉ sau một thời gian sử dụng ngắn các công trình này đã xuống cấp nghiêm trọng thậm trí còn không thể đưa vào sử dụng. Điển hình là việc xây dựng công trình A5 tại khu chung cư Định Công sau khi hoàn thành thì mới phát hiện thiếu 219 tấn thép. Ngoài ra có những toà nhà mới đưa vào sử dụng đã xảy ra hiện tượng nứt trần, tường gây nguy hiểm nghiêm trọng cho dân cư và cũng gây ra một chi phí lớn cho việc sửa chữa và tu bổ những sự cố trên. 2.1.4. Thất thoát do tham nhũng. Các nhà thầu khi muốn thắng thầu của một dự án thì thường họ phải tốn một chi phí gọi là chi phí điều hoà các mối quan hệ, vì vậy sau khi thắng thầu các nhà thầu đã thực hiện dự án với giá trị trừ đi phần chi phí ấy, cùng với một phần chi phí khác. Điều này đã dẫn đến các công trình chỉ được thực hiện với 50 – 60% giá trị đã được phê duyệt, điều này đã gây ra thất thoát lớn cho nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các công trình. 2.2. Đối với khu vực kinh tế tư nhân. Đây là khu vực đang tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp trong khu này chỉ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên quy mô vốn đầu tư của nó cũng chưa lớn. Mặt khác đây cũng là khu vực thực hiện vấn đề tiết kiệm khá tốt chính vì vậy ở đây chúng ta chỉ bàn về vấn đề quay vòng vốn của các doanh nghiệp này. Do trình độ quản lý của các doanh nghiệp này còn thấp và việc nắm bắt các chủ trương chính sách của nhà nước chậm, chính vì vậy trong qua trình sản xuất các doanh nghiệp này chậm nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Điều này làm cho vốn đầu tư của doanh nghiệp quay vòng chậm. Đây cũng là một nguyên nhân không tiết kiệm trong sử dụng vốn đầu tư đã được đề cập trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề tiết kiệm (chương I). Chương III Một số biện pháp nâng cao tiết kiệm ở Việt Nam Yêu cầu phát triển nền kinh tế xã hội trong 10 năm 2001 - 2010 Trong những năm tới, trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam phấn đấu đạt tới sự phát triển nhanh và bền vững, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập. Kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) là bước quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001 - 2010). Mục tiêu tổng quan nêu trên được cụ thể hoá thành mức phấn đấu trong thời kỳ chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm như sau: - GDP tăng bình quân hàng năm tối thiểu 7,5% trong 5 năm 2001 - 2005, đến năm 2010 ít nhất gấp đôi năm 2000. Tích lũy nội bộ nền kinh tế năm 2010 đạt trên 30% GDP. - Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta trong so sánh quốc tế. Tốc độ tăng dân số đến năm 2010 còn 1,1, - 1,2%. Tuổi thọ trung bình năm 2010 đạt 71 tuổi. Đến năm 2010 giải quyết cơ bản vấn đề việc làm ở cả thành thị và nông thôn, xoá hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo. - Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP năm 2010 khoảng 16 - 17%, tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất tăng lên khoảng 25%. Thuỷ sản đạt sản lượng khoảng từ 3 đến 3,5 triệu tấn năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản năm 2010 đạt 10 tỷ USD trong đó thủy sản đạt khoảng 3 - 3,5 triệu USD. - Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40 - 41% GDP và sử dụng 23 - 24% lao động. Giá trị xuất khẩu công nghiệp chiếm 70 - 75% tổng kim ngạch xuất khẩu. - Toàn bộ các ngành dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7 - 8%/năm và đến năm 2010 chiếm 42 - 43% GDP, 26 - 27% tổng số lao động. Để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đó, cần một khối lượng vốn đầu tư khoảng 56 - 60 tỷ USD, với 15% dành cho phát triển nông nghiệp, nông thôn (bao gồm thủy lợi), cũng khoảng 40 - 45% dành cho công nghiệp (bao gồm cả điện), cũng khoảng 40 - 45% dành cho dịch vụ (bao gồm kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và các lĩnh vực có tính chất kinh doanh) sinh lợi nhiều hơn. Tỷ lệ đầu tư so với GDP chiếm khoảng 30 - 31% vào năm 2005. Trước một nhu cầu hết sức to lớn về vốn đầu tư phát triển, chúng ta chỉ có thể đáp ứng nhu cầu đó bằng cách phát huy tối đa mọi nguồn lực bên trong, đi đôi với việc tranh thủ có hiệu quả mọi nguồn lực từ bên ngoài: I. Giải pháp nâng cao tiết kiệm trong các doanh nghiệp: Đối với lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tiết kiệm không có nghĩa là chi ít mà chi đúng và chi có hiệu quả. Đối với doanh nghiệp, việc tiết kiệm phải được đánh giá đúng mức sơ chế làm giảm bớt chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải làm tốt một số công việc sau: 1. Nâng cao khả năng quản lý tài sản. 1.1. Quản lý tài sản cố định. Đối với tài sản cố định vô hình. Một là: Chú ý bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp chống nạn bắt chước hoặc nạn hàng giả, nhất là với các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng. Các công ty lớn thường dành một ngân quỹ thích đáng cho việc bảo hiểm nhãn hiệu và chống nạn ăn cắp nhãn hiệu và nạn hàng giả. VD: Công ty Rạng Đông của Việt Nam đã chi một số tiền thích đáng cho việc điều tra phát hiện thủ phạm làm hàng giả bóng đèn Rạng Đông, khen thưởng người có đóng góp, nhờ đó có kết quả tốt trong việc ngăn chặn hàng giả. Hai là: Hạch toán chính xác các chi phí ngay từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp, hay dự án. Có thể tính các chi phí sau đây vào nhóm tài sản cố định vô hình. - Chi phí khảo sát, thiết kế, xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật. - Chi phí cần thiết và hợp lý cho các thủ tục pháp lý như đăng ký kinh doanh, thuế chước bạ, lệ phí chứng thư... - Chi phí mua bản quyền, sáng chế, phát minh hoặc trị giá được thừa nhận cửa quyền sở hữu công nghiệp. Quản lý tài sản cố định về mặt hiện vật. Một là: Doanh nghiệp cần hoàn thiện hệ thống theo dõi và kiểm soát toàn bộ tài sản cố định. Việc theo dõi tài sản cố định không tốn kém nhưng có khả năng tăng hiệu quả sử dụng các trang thiết bị hiện có. Đơn giản nhất là lập các sổ theo dõi tổng hợp và chi tiết: Số tổng hợp phản ánh khái quát tình hình quản lý sử dụng các nhóm tài sản cố định, các chủng loại thiết bị, nhưng chi phí các thông tin cơ bản nhất. Sổ chi tiết dùng để lưu trữ đầy đủ các thông tin về từng nhóm nhỏ hoặc từng đối tượng thiết bị. Sổ này phải thường xuyên được cập nhật. Các sổ này thường được sử dụng nhằm mục đích quản lý chặt chẽ tài sản cố định trong từng doanh nghiệp nên có thể tránh sự thất thoát lãng phí của tài sản. Hai là: Phân định trách nhiệm rõ ràng các nhóm máy móc thiết bị hoặc các tổ hợp dây chuyền thiết bị nên được giao cho từng nhóm hoặc cá nhân quản lý. Chế độ phân định trách nhiệm nên gắn với chế độ bàn giao theo dõi và thưởng phạt nhằm khuyến khích mọi người có ý thức tốt hơn trong quản lý tài sản. Nên quy định chế độ báo cáo định kỳ đối với các quản đốc phân xưởng, trưởng ca, tổ trưởng hoặc kỹ sư phụ trách dây chuyền về tình hình sử dụng tài sản cố định của từng bộ phận. Ba là: Quản lý về mặt kỹ thuật đối với tài sản cố định. Quy trình kỹ thuật, chế độ vận hành cần được duy trì nghiêm ngặt với kỷ luật chặt chẽ để hạn chế tổn thất về người và tài sản. Phải lập lịch trình vận hành và theo dõi cho từng hệ thống thiết bị, có phân định trách nhiệm rõ ràng: Lịch kiểm tra, lịch bảo dưỡng, duy tu máy móc thiết bị, khuyến khích cán bộ, công nhân tích cực tham gia giữ gìn máy móc. Hợp lý hoá việc lắp đặt thiết bị máy móc trong nhà máy là một khâu quan trọng. Mặc dù đã có thiết kế và hoạch định trước nhưng không phải bao giờ việc bố trí thiết bị cũng hợp lý, đôi khi gây lãng phí thời gian và làm tăng chi phí vận hành của hệ thống thiết bị. 1.2. Quản lý tài sản lưu động. So với tài sản cố định, tài sản lưu động quay vòng nhanh hơn nhiều, cho nên việc quản lý tài sản lưu động có ảnh hưởng quyết định đến khả năng tạo doanh thu và sinh lợi của doanh nghiệp. Một là: Xác định nhu cầu nguyên liệu, vật liệu dự trữ: Nếu mức dự trữ nguyên liệu, vật liệu không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh thì có thể xảy ra hai trường hợp: Mức dự trữ quá lớn, dự trữ gây ứ đọng, lãng phí vốn và hiệu quả thấp. Mức dự trữ quá nhỏ, thiếu vật tư, gây ra tình trạng căng thẳng hoặc thậm chí phải tạm ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu. Hai là: Phân tích vòng quay của vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả tàic hính của vốn, phản ánh tốc độ quay vòng vốn lưu động trong một năm hay một thời kỳ nào đó. Trong điều kiện các nguồn lực về vốn có hạn, việc tăng về vòng quay của vốn lưu động trong năm là một hướng giải quyết cơ bản nhất của các doanh nghiệp, nhất là các công ty thương mại. 2. Nâng cao trình độ quản lý và năng lực hoạch định chính sách. 2.1. Đầu tư đổi mới công nghệ. Việc đầu tư đổi mới công nghệ phải đảm bảo đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Với năng lực thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, việc đầu tư không nhất thiết phải lựa chọn thiết bị hiện đại nhất, mà tuỳ thuộc vào khả năng tài chính, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sản xuất, trình độ tay nghề, khả năng nắm bắt công nghệ của cán bộ, công nhân....để lựa chọn công nghệ thích hợp, ưu tiên dầu tư đổi mới công nghệ sản xuất các mặt hàng trọng điểm của từng doanh nghiệp. Để thực hiện có hiệu quả việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam, cần giải quyết các vấn đề trọng yếu như nâng cao chất lượng lập và thẩm định dự án đầu tư, đa dạng hoá các nguồn vốn, nâng cao chất lượng công tác đào tạo lao động. 2.2. Đổi mới tổ chức quản lý sản xuất. Hoàn thiện tổ chức sản xuất nội bộ doanh nghiệp, nhằm thực hiện có hiệu quả trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động của công nhân. Một ví dụ cụ thể, một công ty may quốc doanh, sau khi sắp xếp lại, năng suất lao động của công nhân trong công ty này tăng 8 đến 15 áo sơmi/ 1 người/ 1 ngày. Quản lý chặt chẽ nguyên, nhiên, vật liệu trong quá trình sản xuất. Tăng cường công tác định mức hướng tới yêu cầu tiết kiệm nguyên vật liệu để tăng thêm lợi ích trong sản xuất, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động, tạo sự gắn bó của họ với doanh nghiệp, hạn chế mức tối đa tình trạng luân chuyển lao động. Thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng từ từng công đoạn trong quá trình sản xuất đến khâu thành phẩm cuối cùng, để tránh lãng phí nguyên liệu và đảm bảo chất lượng thành phẩm. II. Một số biện pháp của nhà nước nhằm nâng cao tiết kiệm. 1. Nâng cao ý thức tiết kiệm của dân cư và các cơ quan hành chính Nhà nước. 1.1. Thực hiện tốt pháplệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,q ua 5 năm được thực hiện và áp dụng vào đối với tất cả các lĩnh vực của xã hội. Nó đã đem lại nhiều kết quả khả quan và đang đi dần vào đời sống. Tuy vậy, vấn đề quan trọng là phải xây dựng được một hệ thống biện pháp chính sách hợp lý mà trong đó nó phải vừa mang tính khuyến khích, tính thúc đẩy và tính kìm hãm để trên cơ sở đó tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn về thực hành tiết kiệm, chống lãng pphí trở thành một phong trào sâu rộng hơn nữa. 1.2. áp dụng hệ thống tiêu chuẩn định mức làm căn cứ để đo lường, đánh giá mức tiết kiệm hay lãng phí. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài sản nhà nước hiện nay trở nên rất quan trọng và cấp bách, thu vực này mỗi năm sử dụng một lượng tài sản khổng lồ trị giá tới khoảng 250000 tỷ đồng từ trụ sở làm việc điện thoại, ô tô con, các trang thiết bị làm việc, tới đất đai, tài nguyên khoáng sản....Vì vậy mà chúng ta cần phải tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát các quỹ trái phép và việc sử dụng kinh phí nhà nước cũng như chấp hành các thủ tục chế độ định mức, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính bởi vì đây đang là lĩnh vực còn nhiều rườm rà phức tạp, gây không ít phiền hà, lãng phí thời gian, công của. Bên cạnh đó cần phải giáo dục, nâng cao ý thức tiết kiệm của người dân, cán bộ. Nhằm khắc phục tình trạng sử dụng "của chùa" và chi tiêu một cách lãng phí, cấm dùng tiền ngân sách để tổ chức lỗ động thể, khai trương, tổ chức ăn uống trong dịp đón huân chương, lễ hội.... 1.3. Kiện toàn hợp lý tổ chưc bộ máy nhà nước. Trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh, xúc tiến việc đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động và quy chế làm việc của các cơ quan nhà nước. Thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp trong hệ thống hành chính đi đôi với nâng cao tính tập trung, thống nhất trong việc ban hành thể chế. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, từng tổ chức, cá nhân. Đề cao trách nhiệm cá nhân, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Khắc phục tình trạng trùng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trễ trong công việc và giải quyết khiếu kiện của dân. Nâng cao vai trò của toà hành chính trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính. Tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức thực hiện một số dịch vụ công với sự giám sát của cộng đồng như vệ sinh môi trường, tham gia giữ gìn trật tự trị an xóm, phường… Xúc tiến nhanh và có hiệu quả việc hiện được 1.4. Nâng cao phẩm chất năng lực đội ngũ cán bộ, công thức Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với chương trình, nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán bộ xã, phường. Đổi mới và đưa vào nền nếp việc thực hiện quy chế tuyển chọn, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu. Thực hiện nguyên tắc người phụ trách công việc có quyền hạn và trách nhiệm trong việc tuyển trọn, sử dụng cán bộ, công chức dưới quyền. Cùng với những quy định cụ thể, chi tiết là chế tài bắt buộc các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức nhà nước phải thực hành tiết kiệm, chúng ta cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, động viên các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao ý thức thực hành tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi: Tiết kiệm trong họp hành, trong may chay, cưới xin, lễ hội. Thanh lọc những kẻ tham nhũng, vô trách nhiệm chuyển đổi công tác những người không đủ năng lực. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, bảo đảm cho dân tiếp xúc dễ dàng các cơ quan công quyền, có điều kiện kiểm tra cán bộ, công chức, nhất là những người trực tiếp làm việc với dân. 1.5. Ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, quan liêu. Nghiêm trị những kẻ tham nhũng, vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; người lãnh đạo cơ quan để xảy ra tham nhũng cũng phải bị xử lý về trách nhiệm. Bảo vệ những người kiên quyết đấu tranh chông tham nhũng; khen thưởng người phát hiện đúng những vụ tham nhũng. Thực hiện các biện pháp ngăn chặn tham nhũng, quan liêu. - Đổi mới và hoàn thiện thể chế, thủ tục hành chính, kiên quyết chông tệ cửu quyền, sách nhiễu. "xin - cho" và sự tắc trách, vô kỷ luật trong công việc. Thực hiện nghiêm những điều cấm đối với cán bộ, công chức đã quy định trong pháp luật. - Tăng cường quản lý, kiểm tra, ngăn chặn lãng phí, tham nhũng tiền và tài sản công, nhất là trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. - Thực hiện quy chế dân chủ và công khai tài chính ở cơ sở và các cấp chính quyền; thực hiện chế độ kê khai tài sản đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành. Phát huy vài trò của các đoàn thể nhân dân và phương tiện thông tin đại chúng. - Cải cách tiền lương đi đối với tăng cường giáo dục và kiểm tra việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. 2. Đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, và biện pháp giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển Hiện nay, các doanh nghiệp nhànước đang trong quá trình hoạt động kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh kém nhưng lại nắm tài sản lớn, giữ vị trí độc quyền trong nhiều ngành, lĩnh vực đang là đầu vào của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngoài ra tổng số vốn nhà nước hiện nay tại doanh nghiệp nhà nước tà trên 189.290 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả lên trên 300.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp mặc dù hoạt động bị thua lỗ, song nó lại được nhà nước bù lỗ vì vậy mà đã gây lãng phí tiền của của nhà nước, trong khi đó nguồn vốn của đất nước là rất có hạn. Trước tình trạng đó, chúng ta đã và đang trong quá trình tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Trong 3 năm từ 2000 đến năm 2003, cả nước có 1571 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sắp xếp lại, trong đó phần lớn thuộc diện cổ phần hoá, chiếm gần 1/3 số DNNN có vào thời điểm năm 2000 (5,655 doanh nghiệp). Theo số liệu thống kê, số vốn của nhà nước tại 15671 DNNN nêu trên chỉ chiếm khoảng 6% tổng số vốn của nhà nước tại hệ thống DNNN. Như vậy có thể thấy, việc sắp xếp DNNN trong thời gian qua được thực hiện chủ yếu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế đã chứng minh DNNN sau khi được sắp xếp lại, nhất là cổ phần hoá, đã có hiệu quả hơn khi còn là DNNN, đồng thời góp phần quan trọng thực hiện chủ trương huy động và sử dụng vốn đầu tư nhà nước có hiệu quả hơn. Trước tình hình để thực hành tốt qú trình sắp xếp, đổi mới DNNN thì cần phải làm tốt một số công việc sau: 2.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính doanh nghiệp. Một số dạng sai phạm chủ yếu của các doanh nghiệp là: cố tình hạch toán không đúng, giảm kết quả sản xuất, kinh doanh để trên các loại thuế. Thực tế kết quả điều tra của 43 tỉnh, thành phố, một số bộ ngành đã tiến hành tại 495 doanh nghiệp cho thấy tổng số tiền kinh doanh trốn thuế cố tính dây ỳ, không nộp thuế để lợi dụng chiếm vốn của ngân sách nhà nước, cố tiến lên tới 224,382 tỷ đồng. Tổng số tiền các doanh nghiệp để công nợ dây dưa khó đòi, khách hàng chiếm dụng vốn kinh doanh, nhưng thiếu biện pháp và không cương quyết thu hồi lên tới 91,411 tỷ đồng. Kinh doanh thua lỗ, dẫn đến mất vốn tới 50,643 tỷ đồng. Thu chi sai nguyên tắc, sai chế độ 26,069 tỷ đồng, thu bỏ ngoài sổ sách 11,643 tỷ đồng. Cũng qua kết quả thanh tra kiểm tra một số doanh nghiệp Nhà nước, còn phát hiện nhiều trường hợp hạch toán sai, hạch toán khống với số tiền sai phạm lên tới nhiều chục tỷ đồng. Thực trạng trên cho thấy, nhà nước cần phải thực hiện mạnh mẽ hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. Thông qua hoạt động của nhà nước như: hoạt động kiểm toán nhà nước, các công ty kiểm toán khác, cơ quan thanh tra của nhà nước, bộ phận thuế quan, hải quan… Qua đó xác định một cách chính xác tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, qua đó phát hiện ra những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, thua lỗ sẽ áp dụng hình thức bán, khoán cho thuê, cổ phần hoá hoặc thậm chí là cho phá sản để tránh tình trạng thất thoát vốn của nhà nước. 2.2. Tiến hành nghiêm túc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Tiến hành cổ phần hoá DNNN theo hướng không chỉ bán cổ phần cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp, mà còn phát hành cổ phiếu lần đầu để tăng vốn, bỏ quy định cổ phần hoá khép kín, chỉ thị 01/2003 về quy định DNNN có vốn đầu tư từ 5 tỷ đồng trở lên, đang sản xuất kinh doanh có lãi, khi thực hiện cổ phần hoá lần đầu nhà nước nắm giữ cổ phần thấp nhất là 51%. Bên cạnh đó, thực hiện cổ phần hoá những công ty đã có nhiều doanh nghiệp thành viên thực hiện cổ phần hoá hoặc thuộc diện cổ phần trong phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN của các hệ, địa phương và tổng công ty đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Một số ít tổng công ty thuộc diện này nếu có tình hình tài chính chưa minh bạch va có số nợ ( nợ phải thu của ngân sách) không lớn thì có thể thực hiện việc xoá bỏ, chấp nhận nhà nước mất vốn. Đáng quan tâm là cần sớm khắc phục và tiến tới chất dứt việc nhà nước bao cấp cho DNNN dưới các hình thức: buộc ngân hàng thương mại cho vay theo dự định, bản lãnh vay và cấp vốn tín dụng ưu đãi tràn lan (trừ những DNNN phục vụ anh ninh, quốc phòng, công ích, xoá đói giảm nghèo, hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, nước ngoài yêu cầu Nhà nước bảo lãnh). Đây là cơ chế để buộc DNNN phải chuyển sang và làm quen với việc huy động vốn theo cơ chế thị trường. 2.3. Thực hiện mô hình công ty mẹ - công ty con. Việc thực hiện chuyển tổng công ty sang mô hình công ty mẹ- công ty con phải làm thực chất là cong ty mẹ đầu tư vào công ty con bằng vốn đầu tư của mình, tránh việc hình thành công ty mẹ - công ty con bằng mệnh lệch hành chính và nhà nước cùng đầu tư vào công ty con. Việc chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải khắc phục ngay những nhận thức sai lệch và lợi ích cục bộ. Với hình thức này, giứp cho việc sử dụng đồng vốn của công ty con có hiệu quả hơn, có nhiều quyền hạn hơn trong các quyết định của mình trong việc sử dụng vốn và các hoạt động kinh doanh của công ty mình mà không chịu sự chi phối của công ty mẹ mà nhiều khi không cần thiết. 2.4. Biện pháp giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển . Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận dễ dàng đối với các nguồn vốn ngân hàng (hiện tại các doanh nghiệp tư nhân vẫn phải vay vốn ngân hàng với lãi xuất từ 0,75% đến 0,85% /tháng, trong khi các DNNN được vay với lãi xuất ưu đãi 96%/ tháng, đặc biệt các hộ nông dân phải vay với lãi xuất từ 1% đến 1,25% /tháng). Chính sách kinh tế phải rõ ràng và có tính ổn định cao để làm giảm rủi ro và chi phí kinh doanh, làm giảm những nguồn lực mà đáng lẽ các cơ sở tư nhân có thể sử dụng để mở rộng đầu tư. Quản lý về tài sản chính của nhà nước đối với kinh tế tư nhân vẫn còn thiếu chặt chẽ, cơ chế hiện hành chưa rạo ra khuôn khổ pháp lý để duy trì hoạt động của các cơ sở kinh tế tư nhân theo hướng minh bạch, có trách nhiệm và không mang tính độc quyền. 3. Giải pháp nâng cao tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ bản. Theo con số thống kê năm 2003: 20-40% tổng mức đầu tư bị thất thoát đủ để chi trả lương cho cán bộ hành chính nhà nước trong một năm, và theo con số thống kê của năm 2004 đã có tới 11000 tỷ đồng nợ tồng động trong xây dựng cơ bản do vậy mà có rất nhiều công trình đang xây dựng dở dang, gây lãng phí và không hiệu quả trong công tác đầu tư. 3.1. Thẩm định tài chính các dự án đầu tư. Một là: Thẩm định trước khi cấp phát vốn. Thẩm định ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư là tham gia đánh giá, nhận xét các nội dung kinh tế, tài chính của dự án như: vốn và nguồn vốn đầu tư, khả năng hoàn vốn, hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án, các đóng góp của dự án cho ngân sách, tác động của dự án đối với kinh tế - xã hội trong khu vực, vùng kinh tế cũng như các ngành kinh tế. Những phân tích, đánh giá trên cần làm sáng tỏ để chứng minh tính khả thi hoặc không khả thi về phương án tài chính của dự án. Trên cơ sở đó tham mưu cho cấp thẩm quyền xem xét trước khi ra quyết định đầu tư. Khâu thẩm định này tuy chỉ là ý kiến tham gia song lại có ý nghĩa chiếm lược, quyết định về mặt chủ trương. Do vậy, các cơ quan tài chính làm tốt công tác thẩm định ở khâu này là góp phần quan trọng vào công tác quản lý vĩ mô đối với hoạt động đầu tư của ngành tài chính. Thẩm định dự tóan là kiểm tra, đánh giá để xác định tính đúng đắn của giá dự toán theo tiên lượng thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo định mức, giá cả, các tỷ lệ thu phí Nhà nước quy định. Giá dự toán là cơ sở làm giới hạn cấp phát vốn thanh toán đối với các dự án chỉ định thầu; hoặc làm giá trần để xét giá trúng thầu đối với các dự án đấu thầu. Hai là: Thẩm định tài chính trong quá trình cấp phát vốn thanh toán. Trong quá trình thực hiện dự án, việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư được thực hiện theo tiến độ khối lượng hoặc thực hiện. Khối lượng thực hiện được cấp phát thanh toán là giá trị khối lượng thực hiện đủ các điều kiện như: Khối lượng đó phải có trong thiết kế, trong tổng dự toán, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có trong kế hoạch đầu tư năm đã được thông báo: có hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu đủ tư cách pháp nhân khối lượng thực hiện phải đảm bảo tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, quy định trong thiết kế, được hai bên A-B nghiệm thu, có xác nhận của cơ quan thiết kế: đúng định mức nhà nước quy định và giá cả do có tài chính vật giá thông báo trong từng thời kỳ. Thẩm định tài chính trong quá trình cấp phát là thẩm định phiếu giá thanh toán trong quá trình thực hiện dự án, thực chất là kiểm tra để xác định tính đúng đắn của giá trị khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán về giá cả được công bố trong thời kỳ thanh toán cùng các phụ phi khác theo đúng quy định của chế độ Nhà nước. Ba là: Thẩm định tài chính sau khi dự án hoàn thành, được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Đó là thẩm định trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành để giao vốn cho đơn vị sử dụng thực chất là kiểm tra các nội dung của báo cáo quyết toán để xác định giá trị quyết toán vốn đầu tư hoàn thành của dự án. Giá trị vốn đầu tư hoàn thành của dự án không phải là số lưọng cộng dồn luỹ nếu vốn đầu tư được cấp phát thanh toán từ khi triển khai xây dựng dự án đến khi hoàn thành xong việc xây dựng dự án. Cơ sở để thẩm định báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là khối lượng thực hiện các loại công việc theo bản vẽ thi công, theo định mức, định giá về các chế độ khác của nhà nước qui định, theo các chế độ khác của nhà nước qui định, theo các cơ sở pháp lý chứng minh tính hợp lý, hợp lệ của nội dung báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Biểu đồ: tiết kiệm trong đầu tư XDCB của toàn hệ thống ĐTPT (năm 1998) Trong 3 khâu trên, quan trọng nhất là thẩm định quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, vì khâu này xác định kết quả đầu tư thực hiện để trở thành tai sản bàn giao cho đơn vị sử dụng. 3.2. Thực hiện phân cấp kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Một là: Cơ quan kế hoạch các cấp, đặc biệt là bộ kế hoạch và đầu tư làm tốt công tác kiểm tra kiểm soát ccá điều kiện ghi kế hoạch đối với các bộ, ngành và địa phương, có cơ chế quy định rõ trách nhiệm về công tcá này đối với các chủ quản đầu tư, chủ đầu tư. Hai là: Đổi mới các nhiệm vụ kế hoạch đầu tư hàng năm, làm rõ trách nhiệm phải thực hiện. - Tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm - Số lượng công trình, dự án đầu tư tối đa được phép bố trí trong năm kế hoạch theo khung tổng mức vốn đầu tư (ví dụ: bộ, ngành, địa phương được bố trí tổng mức đầu tư năm kế hoạch dưới 50 tỷ đồng chỉ được phép bố trí tối đa 15 dự án, từ 50 - 100 tỷ đồng được bố trí 30 dự án. - Quy định số lượng dự án nhóm B, C phải hoàn thành, nghiệm thu trong năm kế hoạch - Các mục tiêu giá trị (giá trị khối lượng thực hiện) hiện vật (hạng mục...) phải hoàn thành, chỉ tiêu hiệu quả phải đạt kết hoạch (hệ số huy động vốn đầu tư ít nhất phải đạt từ 60 - 70%). Ba là: xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn (5 năm) để xác lập danh mục dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên. Trên cơ sở đó việc xác định thứ tự dự án ưu tiên đối với các bộ, ngành, địa phương để giao nhiệm vụ kế hoạch. Để thực hiện được nhiệm vụ này, bộ kế hoạch và đầu tư cơ quan tham mưu kế hoạch cho chính phủ. Bốn là: Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư đã xếp theo thứ tự trên của các bộ, ngành, địa phương triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm theo dự án. Việc chọn số lượng dự án đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm phải dựa vào: tổng mức đầu tư nhà nước giao, danh mục dự án ưu tiên đã được phê duyệt. Bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp với Bộ tài chính làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát theo định kỳ hoặc đột xuất. Năm là: Hàng năm, vào tháng 9 thực hiện công tác điều hoà, điều chỉnh kế hoạch chủ thực hiện đối với trường hợp: giảm vốn của dứan không có khối lượng, cho dự án có khối lượng thực hiện, hoặc dự án có khối lượng thực hiện ít cho dự án có khối lượng thực hiện nhiều...Trong phạmvi tổng mức vốn đầu tư đã được nhà nước giao kế hoạch cho bộ, ngành, địa phương. 3.3. Triển khai tốt công tác giám sát đầu tư Nâng cao nhân thực cho lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương quan tâm đúng mức đến công tác này. Qua đó tiến hành biên chế cán bộ chuyên trách tương xứng với nhu cầu của công việc, nâng cao tương xứng với nhu cầu công việc, nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cho các cán bộ giám sát. Cung cấp kinh phí cho công tcá giám sát, đánh giá (hiện chưa có mặcdù chính phủ đã ra nghị định số 07/2003)NĐ - CP và Bộ tài chính cũng đã có hướng dẫn về việc sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư). Xây dựng quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng với các nội dung giám sát, chế tài thực hiện trách nhiệm và quyền của các tổ chức cá nhân có liên quan, để quần chúng nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng có ý kiến về đầu tư và xây dựng được thực hiện theo quy chế chính thức và đầy đủ. Nghiên cứu bổ sung chế tài xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan và xem xét việc không cho điều chỉnh các dự án, không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thường xuyên theo qui định. 3.4. Thực hiện tốt một số giai đoạn của dự án. Một là:Trước khi nghiên cứu các dứan khả thi, cần phải cân nhắc, tính toán, so sánh kỹ nhiều phương án để tìm được dự án có hiệu quảKinh tế nhất. Ngay trong quá trình lập dự án, phải khống chế, ước tính giá thành xây dựng một cách tương đối hợp lý. Do đó, khi lập dự án phải căn cứ quy hoạch chiến lược, quy hoạch tổng thể của từng vùng, từng địa phơng, điều kiện kinh tế - xã hội ở nơi rễ xây dựng công trình. Nội dung của dự án khả thi phải nêu được sự cần thiết, những căn cứ để xác định đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, các phương án lựa chọn địa điểm, phương án lựa chọn công nghệ, giải pháp xây dựng, những khó khăn thuận lợi khi xây dựng công trình và hiệu quả sau này của dự án. Hai là: Về thiết kế công trình, các tài liệu về thăm dò, khảo sát địa hình, địa chất và những tài liệu khác dùng để thiết kế xây dựng công trình phải do tổ chức chuyên môn, có đủ tư cách pháp nhân lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng của Nhà nước. Ba là: Khi tổ chức đấu thầu xét trúng thầu phải căn cứ "quy chế đấu thầu xây dựng", thật sự khách quan và công khai mở thầu. Nêu thực hiện đấu thầu rộng rãi cạnh tranh và giảm hình thức dự định thầu. Bốn là: Khi tiến hành xây dựng cần phải sử dụng vật tư, vật liệu đúng quy cách, phầm chất, bảo đảm chất lượng sẽ giảm được tỷ lệ hao hụt vật tư cho phép và đảm bảo được chất lượng công trình. Năm là: Cần phải có khu cung cấp nguyên liệu đảm bảo về mặt số lượng và chất lưọng, đều đặn để dự án được hoạt động liên tục, phù hợp với công suất dự tính, để tránh tình trạng khi công trình đi vào hoạt động thì bị thiếu nguyên liệu, hoạt động không hết công suất. Sáu là: Cần phải tổ chức các ban thanh tra, kiểm tra, giám sát công trình và đặt ra các tiêu chuẩn để cho việc thanh tra, kiểm tra được dễ dàng. Để tránh sự thất thoát, lãng phí vốn, nguyên nhân vật liệu của các dự án. Đồng thời gắn trách nhiệm của các ban thanh tra đối với những hậu quả sau này của dự án, mà không chỉ gắn trách nhiệm đó đối với chủ đầu tư Mục lục Chương I: Cơ sở lý luận về vai trò của tiết kiệm đối với nền kinh tế nông nghiệp và doanh nghiệp 1 1. Quan điểm của trường phái cổ điển 1 2. Quan điểm của trường phái tân cổ điển 1 3. Quan điểm của Cac Mac về tiết kiệm 2 4. Quan điểm của J.M. Keynes 3 5. Quan điểm của trường phái hiện đại 4 6. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng về vấn đề tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí 5 7. Mô hình Harrod - Domar 6 Chương II: Thực trạng của vấn đề tiết kiệm ở Việt Nam 8 1. Những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 đến nay) 8 2. Những hạn chế và bấp cập trong vấn đề tiết kiệm 12 2.1. Đối với khu vực Nhà nước 12 2.2. Đối với khu vực kinh tế tư nhân 16 Chương III: Một số biện pháp nâng cao tiết kiệm ở Việt Nam 17 I. Giải pháp nâng cao tiết kiệm trong các doanh nghiệp 18 1. Nâng cao khả năng quản lý tài sản 18 1.1. Quản lý tài sản cố định 18 1.2. Quản lý tài sản lưu động 20 2. Nâng cao trình độ quản lý và nâng lực hoạch định chính sách 20 2.1. Đầu tư đổi mới công nghệ 20 2.2. Đổi mới tổ chức quản lý sản xuất 21 II. Một số biện pháp của Nhà nước nhằm nâng cao tiết kiệm 21 1. Nâng cao ý thức tiết kiệm của dân cư và các cơ quan hành chính Nhà nước 21 1.1. Thực hiện tốt pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 21 1.2. áp dụng hệ thống tiêu chuẩn định mức làm căn cứ để đo lường, đánh giá mức tiết kiệm hay lãng phí 22 1.3. Kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nước 22 1.4. Nâng cao phẩm chất năng lực đội ngũ cán bộ, công chức 23 1.5. Ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, quan liêu 23 2. Đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, và biện pháp giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển 24 2.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính doanh nghiệp 25 2.2. Tiến hành nghiêm túc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước 25 2.3. Thực hiện mô hình công ty mẹ - Công ty con 26 2.4. Biện pháp giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển 27 3. Giải pháp nâng cao tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ bản 27 3.1. Thẩm định tài chính các dự án đầu tư 27 3.2. Thực hiện phân cấp kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản 29 3.3. Triển khai tốt công tác giám sát đầu tư 30 3.4. Thực hiện tốt một số giai đoạn của dự án 31

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu luan 71.doc
Tài liệu liên quan