MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. TỪ HÁN VIỆT
1. Ngôn ngữ cũng như các nền văn minh khác bản thân không tự túc
2. Khi nói đến từ Hán Việt là đã bao hàm sự đồng hoá
2.1. Về mặt ngữ âm
2.2.Về mặt nội dung
2.3. Về mặt cấu tạo từ
II. BẢNG THỐNG KÊ CÁC TỪ HÁN VIỆT TRONG TIẾNG VIỆT
III. CÁC HƯỚNG NHÌN NHẬN TỪ HÁN VIỆT
IV. Nhận xét, đánh giá
KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU
Do cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc kéo dài hàng nghìn năm, một khối lượng lớn các từ Hán du nhập vào, được dân tộc Việt Nam tiếp thu, làm phong phú thêm nhưng không làm mất được bản sắc ngôn ngữ của mình. Đó là các từ như: cải (rai cải); cả (gía cả); ngà, hẹn, chén, chém, hẹp, lừa (con lừa), chua, vua, đục (nước đục), buồng, buồm, bụa (goá bụa ). Trong vốn từ của tiếng Việt hiện nay có đến 75% các từ gốc Hán và từ Hán Việt. Các yếu tố Hán Việt là một kho dự trữ lớn để tiếng Việt lựa chọn những “nguyên liệu” cần thiết đưa vào vận dộng cấu tạo từ, tạo ra những từ mới đáp ứng kịp thời những đòi hỏi mới của xã hội. Do vậy trong việc nghiên cứu, học tập và đặc biệt là trong công tác biên soạn sách giáo khoa bậc phổ thông cần phải được chú trọng. Cần học tập thật chính xác ý nghĩa và khả năng cấu tạo từ của các đơn vị này để hiểu và sử dụng một cách đúng đắn.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2784 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Từ Hán - Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ Hán - Việt
MỞ ĐẦU
Do cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc kéo dài hàng nghìn năm, một khối lượng lớn các từ Hán du nhập vào, được dân tộc Việt Nam tiếp thu, làm phong phú thêm nhưng không làm mất được bản sắc ngôn ngữ của mình. Đó là các từ như: cải (rai cải); cả (gía cả); ngà, hẹn, chén, chém, hẹp, lừa (con lừa), chua, vua, đục (nước đục), buồng, buồm, bụa (goá bụa…). Trong vốn từ của tiếng Việt hiện nay có đến 75% các từ gốc Hán và từ Hán Việt. Các yếu tố Hán Việt là một kho dự trữ lớn để tiếng Việt lựa chọn những “nguyên liệu” cần thiết đưa vào vận dộng cấu tạo từ, tạo ra những từ mới đáp ứng kịp thời những đòi hỏi mới của xã hội. Do vậy trong việc nghiên cứu, học tập và đặc biệt là trong công tác biên soạn sách giáo khoa bậc phổ thông cần phải được chú trọng. Cần học tập thật chính xác ý nghĩa và khả năng cấu tạo từ của các đơn vị này để hiểu và sử dụng một cách đúng đắn.
NỘI DUNG
I. TỪ HÁN VIỆT
1. Ngôn ngữ cũng như các nền văn minh khác bản thân không tự túc (E.d.sapir)
Do nhiều nguyên nhân trong cũng như ngoài, ngôn ngữ đã dẫn đến trong mỗi hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ, bên cạnh những đơn vị từ vựng của ngôn ngữ đó còn có những đơn vị từ vựng được nhập từ ngôn ngữ khác. Từ góc độ này, hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ sẽ được phana làm hai: (1) hệ thống của những từ bản ngữ và (2) hệ thống của những từ vay mượn. Trong quá trình hoà nhập để trở thành yếu tố của hệ thống từ vựng mà mình du nhapạ, các từ vay mượn đều trải qua một quá trình đồng hoá. Với ý nghĩa này, thuật ngữ “đồng hoá” được dùng để chỉ tất cả những đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ này du nhập vào một ngôn ngữ khác đã thay đổi ít nhiều. Căn cứ vào mức độ đồng hoá của các từ mượn, người ta lại phân chúng thành những nhóm nhỏ hơn: (1) loại đồng hoá hoàn toàn và (2) loại đồng hoá bộ phanạ.
2. Khi nói đến từ Hán Việt là đã bao hàm sự đồng hoá
Trước hết đó là những từ Hán được đồng hoá về mặt ngữ âm - Chúng là những từ Hán có cách đọc Hán Việt, được nhập vào tiếng Việt và trở thành yếu tố của hệ thống từ vựng tiếng Việt. Vỏ ngữ âm Hán Việt mà mỗi từ Hán có được là sản phẩm của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếngHán. Nhờ có hệ thống cách đọc này mà tất cả các tự Hán dù nhập hay không nhập vào tiếng Việt đều có thể đọc lên bằng âm Hán Việt. Đồng thời, cũng từ đó mà có thể nhận diện được các từ Hán Việt có hệ thống vốn từ tiếng Việt.
2.1. Về mặt ngữ âm
Trước hết về mặt ngữ âm, các từ Hán khi nhập vào tiếng Việt không phải từ nào cũng tuân theo phương thức đồng hoá:
Một (một vỏ ngữ âm Hán được thay bằng một vỏ ngữ âm Hán Việt). Trong nhiều tửờng hợp, một từ Hán có thể trở thành 2 hoặc trên 2 từ Việt gốc Hán nhờ có những vỏ ngữ âm khác nhau (Hán Việt cổ, Hán Việt, Hán Việt đọc theo âm địa phương Trung Quốc, cách đọc chệch khỏi cách đọc Hán Việt, Hán Việt Việt hoá).
Sự phân biệt giữa từ Hán Việt và từ Hán Việt cổ không phải lúc nào cũng rạch ròi. Khác với các từ Hán Việt được nhập có hệ thống vào thời cuối Đường, các từ Hán Việt cổ trong kho từ vựng tiếng Việt cũng như việc phân biệt chúng với các từ Hán Việt khác vẫn còn là một công việc cần phải tiếp tục. Trong bài báo “Một vài kết quả bước đầu trong việc khảo sát từ Hán Việt cổ” (Ngôn ngữ, số 1, 1985). Tác giả Vương Lộc cho biết đã tìm được 401 từ Hán Việt cổ.
Nhập vào tiếng Việt, các từ Hán Việt một lần nữ lại chịu sự chi phối của quy luật hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Quá trình “phương ngữ hoá” các từ Hán Việt ở mặt ngữ âm lại hình thành nên các cặp đồng nghĩa giữa từ Hán Việt với các biến thể ngữ âm của chúng. Thí dụ: Sinh - sanh, báo - biểu, chính - chánh, trường - trang; đương - đang…
2.2.Về mặt nội dung
Các từ hán sau khi được khoác cái vỏ ngữ âm Hán Việt trở thành yếu tố hệ thống từ vựng tiếng Việt thì có khả năng hoạt động như bất kỳ một đơn vị từ vựng nào khác.
- Chúng có khả năng hoạt động với dung lượng ngữ nghĩa vốn có trong nguyên ngữ. Thí dụ như nhóm từ chỉ hướng: đông, tây, nam, bắc nhóm từ Hán Việt chỉ mùa (thời tiết) Xuân, hạ, thu, đông, những từ chỉ bộ phận cơ thể tụy, mi, xoang, thai; những từ chỉ số đếm: vạn, ức, triệu.
- Chúng có khảnăng hoạt động như trong nguyên ngữ nhưng dung lượng ngữ nghĩa đã thay đổi. Thí dụ: hồng, bạch, lục, hắn, tẩu, thuyết…
- Chúng vẫn giữ nguyên nghĩa như trong nguyên ngữ, nhưng không có khả năng hoạt động như trong nguyên ngữ (xu hướng trở thành yếu tố cấu tạo từ). Thí dụ: nhân, bất, gia, khả,…
- Chúng thay đổi cả về khả năng hoạt động lẫn dung lượng nghĩa. Thí dụ: Cực (đẹp cực), tệ (xinh tệ), điên (xấu điên).
2.3. Về mặt cấu tạo từ
- Các từ đa tiết Hán Việt được hình thành từ hai nguồn: (a) Loại mượn nguyên khối từ tiếng Hán, và (b) loại được người Việt tạo ra từ chất liệu Hán.
Những từ đa tiết Hán Việt mượn nguyên khối, trong quá trình sử dụng, được đồng hoá ở các mức độ khác nhau: a) chúng được mượn nguyên khối trong tiếng hán cả vè mô hình cấu tạo lẫn yếu tố cấu tạo từ (hoà bình, độc lập, kháng chiến, hoà mục, khoái lạc); b) chúng vẫn giữ nguyên yếu tố cấu tạo từ nhưng trẹât tự của các yếu tố đã thay đổi (náo nhiệt/nhiệt náo, ngoại lệ/lệ ngopại; phóng thích/thích phóng; chủ âm/âm chủ; điểm cao/cao điểm; ý dân/dân ý); c) Chúng giữ nguyên mô hình cấu tạo từ, trật tự các yếu tố nhưng một trong hai yếu tố đã được thay thế (có lí, có hậu); và d) chúng đã thay đổi cả trật tự yếu tố và một trong hai yếu tố (lông hông/hồngmao).
Những từ đa tiết Hán Việt do người Việt tạo ra từ chất liệu Hán (yếu tố cấu tạo từ Hán Việt) và mô hình cấu tạo từ Hán. Bao gồm: a) mượn mô hình cấu tạo Hán trong đó cả hai yếu tố đều là Hán Việt (thứ trưởng, trung đoàn) hoặc một trong hai là yếu tố Hán Việt và được cấu tạo theo mô hình cấu tạo từ tiếngHán (học trò, âm kế, nhớt kế); b) các yếu tố Hán kết hợp theo mô hình cấu tạo từ tiếng Việt (Viện Phó, trưởng phòng, trường học).
II. BẢNG THỐNG KÊ CÁC TỪ HÁN VIỆT TRONG TIẾNG VIỆT 6
STT
Các từ Hán Việt
Nghĩa
1
Ngư tinh
Con cá sống lâu năm thành yêu quái
2
Hò tinh
Con cáo sống lâu năm thành yêu quái
3
Mộc tinh
Cây sống lâu năm thành yêu quái
4
Thuỷ cung
Cung điện dưới nước
5
Thần nông
Nhân vật trong thần thoại và truyền thuyết đã dạy loài người trồng trọt và cày cấy
6
Khôi ngô
(vẻ mặt) sáng sủa, thông minh
7
(Đóng) đô
Lập kinh đô
8
Phong Châu
Tên gọi một vùng đất cổ, nay chủ yếu thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ
9
Tổ tiên
Cá thế hệ cha ông, cụ kị, … đã qua đời
10
Tiên vương
Từ tôn xưngvua đời trước đã mất(thường cùng một triều đại) (tiên: trước, trái, nghĩa với hậu: sau)
11
Chứng giám
Soi xét và làm chứng.
12
Hậu
ở đây muốn nói cỡ to hơn mức bình thường
13
Sơn hào hải vị
Những món ăn ngon, quý hiếm được chế biến từ những sản vật ở núi biển; những món ăn quý, ta nói chung (sơn: núi, hào: thức ăn động vạt; hải: biển; vị: món ăn).
14
Tế
Cúng tế
15
Quần thần
Các quan trong triều (xét trong quan hệ với vua)
16
Mĩ vị
ở đây chỉ những vật liệu quý để làm bánh chưng
17
Thánh
Bậc anh minh, tài đức phi thường
18
Thụ Thai
Bắt đầu có thai (có chửa, mang bầu…)
19
Sứ giả
Người vâng mệnh trên (ở đây là vua) đi làm một việc ở cá địa phương trong nước hoặc nước ngoài (sứ: người được vua hay nhà nước phái đi đại diện; giả: kẻ, người).
20
Tráng sĩ
Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người trí thức thời xa và những ngườiđược tôn trọng nói chúng).
21
Trượng
Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33mét); ở đây hiểu là rất cao.
22
Lẫm liệt
Hùng dũng, oai nghiêm
23
Tàn quân
Quân bại trận còn sống sót
24
ẻpmg
Bam cjp. Tặng thưởng (chức tước, đất đai, học vị…)
25
Thiên vương
ở đây hiểu là vị tướng nhà trời
26
Phù
Giúp đỡ
27
Đổng
Chính đốn, trông coi
28
Cầu hôn
Xin được lấy làm vợ (cầu: tìm, kiếm, xin, hôn: lấy vợ, lấy chồng)
29
Phán
Truyền bảo (từ được dùng khi người truyền bảo là vua chúa, thần linh).
30
Hồng mao
ở đây chỉbờm ngựa màu hồng
31
Đô hộ
Đặt ách thống trị lên một nước khác
32
Đức
Tiếng tôn xưng vua chúa, thần thánh…)
33
Tuỳ tòng
đi theo để giúp iệc (tuỳ : theo; tòng theo, phụ thuộc)
34
Nam ngọc
Gắn ngọc vào(nạm: gắn, dát, đặt kim loại holặc dá quý vào một đồ vật để trang trí)
35
Phó thác
Tin ẩnmà giao cho
36
Minh công
Từ ngày xưa thường dùng để tôn xưng người có danh vị (minh: sáng; công: ông).
37
Tung hoành
Thoả thí hoạt động, không gì cản trở được (tung: dọc; hoành: ngang).
38
Hoàn kiếm
Có nghĩa là “trả lại gươm” (hoàn: trả; kiếm: gươm).
39
Phú ông
Người giàu có (phú: giàu, trái nghĩa với bần: nghèo).
40
Tích sự
Có nghĩa là việc làm có lợi ích, kết qủ coi trần tục, coi đời trên thế gian.
42
Gia nhân
Người giúp việc trongnhà (gia: nhà; nhân: người)
43
Tuấn tú
Người con trai có vẻ mạt đẹp và sáng sủa, thông minh (tuấn: tài giỏi nổi trội hơn; Tú: đẹp, tốt)
44
Chiếu
điều vua công bố (bằng văn bản) cho dân biết
45
Thái tử
Con trai vua, người được chọn để sau nối ngôi vua
46
Gia tài
Của cải riêng của một người, một gia đình.
47
Tứ cô vô thân
Không có ai là người thana thích (tứ: bốn: cố: ngoái nhìn; vô; không; thân: người thân)
48
Quận công
Trước công (trước được nhà vua phong)
49
(nước)chư hầu
Nước bị phụ thuộc , phải phục tùng nước khác.
50
Từ hôn
Từ chối không kết duyên hoặc huỷ bỏ một cuộc hôn nhân đã đính ước
51
Trẩy kinh
đến kinh đô (trẩy: đến; kinh: kinh đô)
52
Hoàng cung
Nơi ở (hoàng: vua; cung:cung điện)
53
Công quán
Nhà dành để tiếp các quan phương xa về kinh
54
Triệu
Ra lệnh gọi
55
Dụ chỉ
Lời vua tuyên bảo
56
Khảng khái
Có tính cách cứng cỏi, kiên cường và rất hào hiệp, vô tư vì nghĩa lớn.
57
Xà
Rắn, trăn.
58
Sinh phúc
Mở lòng nhân từ
59
Nhất phẩm phu nhân
Vợ của quan nhất phẩm (quan có phẩm hàm cao nhất trong triều đình phong kiến). (Phu nhân: từ dùng để chỉ vợ những người có địa vị cao sang trong xã hội).
60
Hoàng
Vua
61
Trận lôi đình
Cơn giận dữ dội như sấm sét
62
Thị vệ
Lính canh gác
63
Tề tựu
Cùng đến, đến đông đủ
64
Nao
ở đây là lo sợ
65
Nữ hộ sinh
Người phụ nữ làm nghề đỡ đẻ
66
Quan tài
Cái hóm để đặt người chết vào
67
Nghĩa địa
Khu dất chôn người chết
68
ấu
Bé dại
69
Tri thức
Những hiểu biết về sự vật nói chung (tri: biết; thức: biết, nhận biết)
70
Chuyên cần
Chăm chỉ làm việc (chuyên: chỉ làm hoặc chủ yếu làm một việc gì; cần: siêng năng, chăm chỉ)
71
đại hiền
Người có đạo đức, hiểu biết rộng
72
Giáo dục
Dạy đỗ cho nên người (giáo: dạy dỗ; dục: dạy dỗ, bồi dưỡng)
73
Gia truyền
Truyền từ đời này sang đời khác trong phạm vi gia đình
74
Phụng sự
Phục vụ hết lòng
75
Trọng vọng
Hết sức coi trọng và ngưỡng mộ
76
Quý nhân
ở đây có nghĩa là người ở bậc cao sang và được tôn kính
77
Vương phủ
Nơi ở và làm việc của các bậc vua chúa, quý tộc phong kiến xưa
78
Tiểu thần
Người bề ôi ở bậc nhỏ, thấp, theo cách nói nhún nhường.
79
Yết kiến
Ra mắt người bề trên
80
Xích tử
Con đỏ (chỉ những người dân thường)
81
Văn tự sự
Là văn kể người và kể việc)
82
Thạch
đá
83
Hãnh diện
Tự hào sung sướng (về một điều gì )
84
Thiên nhiên
Toàn thể sự vật tự nhiên ở xung quanh ta không do người làm ra
86
Thị xã
Thị: chợ; xã: một đơn vị hành chính ở nông thôn. Thị xã nhỏ hơn thành phố và thường là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của một tỉnh.
87
Phong cảnh
Cảnh tự nhiên
88
Thuỷ tinh
Thuỷ: nước; tinh: trong suốt; thuỷ tinh: chất đặc trong suốt được chế tạo từ cát.
89
Công tác
Công việc do cơ quan Nhà nước đoàn thể làm ra (công: thợ, thuộc vè kĩ thuật; tác: làm)
90
Kĩ sư
Người tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật; kinh tế (kĩ: nghề ; sư: thầy dậy)
91
Giai thoại
Câu chuyện thú vị
92
Hoàng hôn
Hong: màu vàgn, hôn: tối tăm, hòng hôn: lúc nhá nhem tối.
93
Hôn mê
Nói đến tình trạng người không tỉnh, mất trí, tuy vẫn còn sống.
94
Thảo luận
Bàn bạc, nói chuyện về vấn đề nào đó.
95
(vua) Thuỷ tề
Vua ở dưới nước.
96
Động kinh
Huy động quân đội chuẩn bị chiến tranh.
97
Lỗi lạc
Tài giỏi khác thường, vượt trội người khác
98
Triều thần
Các quan lại trong triều đình
99
Sinh phúc
Mở lòng nhân từ
100
Phu nhân
Từ dùng để chỉ vợ những người có địa vị cao sang
III. CÁC HƯỚNG NHÌN NHẬN TỪ HÁN VIỆT
1. Triệt để theo quan điểm lịch sử, một số tác giả chủ trương gạt ra ngoài, không công nhanạ là từ Hán Việt những từ nào có cách đọc sai, “không đúng với phiên thiết”. Cũng vậy, đốivới các từ đa tiét thì chỉ chấp nhận những từ Hán Việt mượn nguyên khối và còn giữ được vỏ ngữ âm của cách đọc phiên thiết.
2. Theo một hướng khác, cùng vớiviẹc công nhận tất cả những từ có cách đọc phiên thiết là từ Hán Việt, đồng thời có chiếu cố đến những trường hợp đã quen dùng, đã được xã hội thừa nhận. Tuy nhiên, ngay ở hướng giải quyết này cũng mới chỉ nêu rất chung chung và đưa ra một vài trường hợp quen thuộc như ảo, huyền. Còn các trường hợp khác như sáp - tháp, thính - chánh (chánh văn phòng, chánh án), chủ - chúa (công chúa) thì không được nhắc đến.
3. Theo hướng đồng đại, một số tác giả đã nhận diện từ Hán Việt thông qua tiêu chí đồng hoá. Họ cho rằng, các từ Hán Việt sẽ được đối xử như một từ thuần việt một khi chúng có khả năng hoạt động như những từ thuần Việt khác. Đồng tác giả HồLê - Hoàng Văn Hành trong bài “Nhận xét từ Hán Việt với từ thuần Việt” (nghiên cứu ngôn ngữ học, tập I, 1968) đã coi những từ Hán Việt như ti, bô, đỏng… là từ thuần Việt.
4. Dùng “cảm thức ngôn ngữ” để xem xét từ Hán Việt của tác giả Phan Ngọc là một hướng tiếp cận rất đáng chú ý. Tác giả cho rằng “người nói năng bình thường và viết lách không hề quan tâm đến lịch sử. Anh ta nói và viết dựa vào cái cảm thức ngôn ngữ của mình. Anh ta cảm thấy từ này thuần việt, từ kia Hán Việt - từ này dễ hiểu, từ kia khó hiểu, từ này nghe long trọng, từ kia nghe mộc mạc, từ này nghe kêu, từ kia nghe ít âm hưởng, nghe không kêu… Nhưng ấn tượng ấy mơ hồ nhưng có thực”. Từ suy nghĩ đó, tác giả cho rằng phải quy được các ấn tượng thành công thức và tạo ra mẹo. Sau khi phân tích, tác giả đã đưa ra hai loại âm tiết A và B (trong số 4 loại âm tiết) giành cho từ Hán Việt “Âm tiết A tự do là bá chủ, nó quý định mọi âm tiết khác”. “Âm tiết B không tự do, không đơn nhất là âm tiết Hán Việt”.
IV. Nhận xét, đánh giá
1. Trong khuôn khổ bài viết này, em chỉ khảo sát 100 từ Hán Việt trong sách tiếng Việt 6 được sử dụng khá phổ biến. Theo sự đánh giá của em thì, số lượng từ Hán Việt trong sách tiếng Việt có tần số xuất hiện khá cao “khoảng 80%”. Cứ khảo sát 10 từ, thì phải có đến 8 từ là từ Hán. qua đây chúng ta thấy được là số lượng các từ gốc hán và từ Hán Việt trong vốn từ tiếng Việt chiếm một vị trí khá lớn. Phần lớn các từ Hán Việt được dùng trong sách giáo khoa tiếng Việt 6 là những từ Hán khá thông dụng, có nhiều từ cổ Hán Việt. Không thấy từ Hán khá thông dụng, có nhiều từ cổ Hán Việt. Không thấy xuất hiện từ mới, đa số các từ Hán này đã có nghĩa ổn định và được coi là “chuẩn” trong vốn từ tiếng Việt.
2. Tuy nhiên, do từ Hán Việt lại được coi với tư cách là đối tượng dạy - học trong các trường phổ thông. Chính vì thế, chúng ta cần có thái độ đúng đắn và cẩn thận khi dạy và học các từ Hán Việt này. Trong số những kiến thức tiếng Việt cung cấp cho học sinh phổ thông, thì khái niệm từ Hán Việt được học sinh biết đến từ lớp 5 (tiếng Việt, lớp 5) và thuần tuý chỉ là một khái niệm để học sinh thực hành.
Các từ Hán Việt, mà em khảo sảttong sách tiếng Việt 6 là các từ đa tiết, nhưng ở phần chú thích, chỉ dẫn của sách giáo khoa chỉ giải thích nghĩa của cả cụm từ đa tiết, chứ không phân định thành từng yêu tố (từ tố) để giải nghĩa từng từ thì học sinh phổ thông sẽ vận dụng và hiểu rõ hơn. Chẳng hạn từ “hãnh diện” ngay bản thân sách cũng không phân tích nổi thành tố mà chỉ giải thích là “hãnh diện: tự hào sung sướng (về một điều gì) [tiếng Việt, lớp 6, tập 2, tr 13]. Còn nhiều từ khác thì không dẫn dắt được “từ nghĩa của từ tố đến nghĩa của cả từ”. Thí dụ: thiên nhiên: thiên (trời); nhiên (rộng): thiênnhiên: toàn thể sự vật tự nhiên ở xung quanh ta không do người làm ra (tiếng Việt, lớp 6, tập 1, tr.24).
Do sách giáo khoa không tách thành từng yếu tố để giải thích nghĩa trên làm cho học sinh rất khó học và khó hiểu, khó vận dụng khi các bài tập đòi hỏi khả năng thực hành cao. Chẳng hạn: phong cách: cảnh tự nhiên (không giải thích từng từ tố). Đó “mở rộng”: phong ba (phong: gío, ba: sóng) (tiếng Việt, 6, tập 1, tr.22).
Kĩ sư: (không giải thích từng từ tố). Người tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật, kinh tế (kĩ sư điện, kĩ sư kinh tế). (tiếng Việt, 6, tập 1, tr 26).
Nếu phần chú thích ở sách giáo khoa chỉ nêu ra các ý nghĩa chung của cả cụm từ như vậy thì vô hình chung đã làm cho học sinh lớp 6 hiểu sai, hoặc hiểu không thấu đáo các từ Hán Việt. Biết được ý nghĩa của cụm từ, nhưng về nghĩa của thành tố (từ tố) thì lại không nắm rõ.
KẾT LUẬN
Qua việc khảo sát vốn từ Hán Việt trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 6. Mặc dù số lượng từ được khảo sát có hạn (100 từ). Nhưng chúng ta đã thấy có nhiều bất cập và khái niệm từ Hán Việt trong thực tế còn nhiều điểm bị bỏ ngỏ. Các từ Hán Việt chưa thực sự được hiểu thấu đáo ở bậc học phổ thông. Với lượng từ Hán Việt trong vốn từ tiếng Việt là rất lớn. Chính vì những lí do đó, mà việc học tập, nghiên cứu biên soạn sách giáo khoa cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và trách nhiệm hơn. Đặc biệt phải có một phương pháp dạy - học từ Hán Việt đúng đắn, sát với thực tế.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NN14.doc