Tiểu luận Tư tưởng nhân hòa trong tính cách của Lưu Bị trong Tam Quốc Diễn nghĩa

Đề tài: Tư tưởng nhân hòa trong tính cách của Lưu Bị trong Tam Quốc Diễn nghĩa. BÀI LÀM Tam Quốc là một trong ba bộ tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc, ra đời vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh do tác giả La Quán Trung sáng tác. Tam Quốc Diễn Nghĩa kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn cát cứ Ngụy, Thục, Ngô. Tam Quốc Diễn Nghĩa là bức tranh cụ thể, sinh động về đời sống chính trị của xã hội phong kiến thời Tam quốc, một xã hội phong kiến điển hình của phương Đông với hai đường nét cơ bản là cát cứ phân tranh và cá lớn nuốt cá bé. Với hệ thống nhân vật dày đặc trong tác phẩm, nhưng trong khuôn khổ của một bài tiểu luận tác giả chỉ xin đi sâu vào phân tích nhân vật Lưu Bị, nhân vật trở thành biểu tượng của một ông vua tốt, một tấm gương trong suốt đối lập với Tào Tháo một kẻ có lòng dạ phản trắc và tâm địa xấu xa

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tư tưởng nhân hòa trong tính cách của Lưu Bị trong Tam Quốc Diễn nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Dương Thị Yến Lớp: Văn học CLCk54 Môn: Văn học Trung Quốc từ thời Minh Thanh đến hiện đại. Đề tài: Tư tưởng nhân hòa trong tính cách của Lưu Bị trong Tam Quốc Diễn nghĩa. BÀI LÀM Tam Quốc là một trong ba bộ tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc, ra đời vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh do tác giả La Quán Trung sáng tác. Tam Quốc Diễn Nghĩa kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn cát cứ Ngụy, Thục, Ngô. Tam Quốc Diễn Nghĩa là bức tranh cụ thể, sinh động về đời sống chính trị của xã hội phong kiến thời Tam quốc, một xã hội phong kiến điển hình của phương Đông với hai đường nét cơ bản là cát cứ phân tranh và cá lớn nuốt cá bé. Với hệ thống nhân vật dày đặc trong tác phẩm, nhưng trong khuôn khổ của một bài tiểu luận tác giả chỉ xin đi sâu vào phân tích nhân vật Lưu Bị, nhân vật trở thành biểu tượng của một ông vua tốt, một tấm gương trong suốt đối lập với Tào Tháo một kẻ có lòng dạ phản trắc và tâm địa xấu xa. Lưu Bị tự là Huyền Đức, người huyện Trác (nay là huyện Trác, tỉnh Hà Bắc).Ông là con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, con Hán Cảnh đế. Đến đời Lưu Bị, nghiệp nhà sa sút, đành dựa vào nghề đan giày, bện chiếu mà sống. Ông đọc sách mà không chịu dụng công, lại thích chơi cưỡi ngựa, thích nghe âm nhạc, nghiên cứu cách ăn mặc. Ông thích kết giao với người hào kiệt, cùng Quan Vũ, Trương Phi đối xử với nhau rất tốt. Ông nhờ tham gia trấn áp khởi nghĩa quân Khăn vàng mà nổi lên, từng theo Công Tôn Toản tham gia quân Quan Đông đánh Đổng Trác. Năm ông 47 tuổi, nghe lời Từ Thứ nói ở Long Trung (nay là Tương Dương, Hồ Bắc) có người có tài trị nước tên là Gia Cát Lượng, ông liền lặn lội đường dài, ba lần tìm đến thăm. Gia Cát Lượng vì cảm động vì lòng chân thành nên ra khỏi lều tranh, giúp ông trị nước. Năm 207, Gia Cát Lượng cùng Lưu Bị bàn về tình hình thiên hạ, kiến nghị Lưu Bị liên kết với Tôn Quyền lấy Kinh Châu, Ích Châu, và chống họ Tào. Từ đó Lưu Bị coi cuộc đối thoại đó là tư tưởng chiến lược thống nhất thiên hạ. Năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân từ Giang Lăng dọc Trường Giang tiến thẳng xuống Hạ Khẩu, Lưu Bị lập tức phái Gia Cát Lượng sang Giang Đông liên hiệp với Tôn Quyền. Chu Du dùng hoả công đại phá quân Tào ở Xích Bích, hình thành cái thế chân vạc. Năm 214, Lưu Bị giả vờ đến giúp đỡ Lưu Chương, là người cùng họ, nhưng đánh lén, chiếm lấy đất Thục. Từ đó ông có cả đất Kinh Châu và Ba Thục, trở thành một quyền lực lớn ở phía Tây, nhưng quân sư là Bàng Thống chết trong cuộc chiến. Năm 219, Quân Lưu Bị chiếm được Hán Trung, giết được Hạ Hầu Uyên, và tự xưng là Hán Trung Vương. Ông phong Ngũ Hổ Tướng gồm có: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Ngụy Diên được cho trấn thủ Hán Trung. Năm 220, sau khi Tào Phi xưng đế (Ngụy Văn Đế), Lưu Bị tự lập làm hoàng đế, lấy quốc hiệu là Hán để kế tục nhà Hán (sử gọi là Thục Hán), đóng đô ở Thành Đô. Liên minh Thục - Ngô có lẽ sẽ kéo dài và Thục sẽ không mất nếu như không xảy ra biến cố Tôn Quyền sai đại tướng Lã Mông đánh úp lấy Kinh Châu, chém Quan Vũ, khiến Lưu Bị nổi giận mang quân báo thù làm cho quan hệ liên hiệp giữa Tôn Quyền và Lưu Bị tan vỡ, chiến tranh Ngô-Thục nổ ra. Cũng bắt đầu từ đấy hễ Thục bị Ngụy tấn công thì Ngô không thèm dòm tới cũng như Ngô bị Ngụy xâm lăng thì Thục cũng không tiến sang đông. ("sử Trung Quốc" của Nguyễn Hiến Lê). Năm 221, Lưu Bị lấy danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ, cất đại quân đánh Ngô, Tôn Quyền rất lo ngại nên sai Lục Tốn đứng ra chỉ huy. Trong trận Di Lăng, bị Lục Tốn đánh cho thua to. Năm sau, bị bệnh mất ở thành Bạch Đế (nay là huyện Phụng Tiết, Tứ Xuyên), thọ 62 tuổi. Ông được truy tôn là Hán Chiêu Liệt đế. Con trưởng là Lưu Thiện lên kế vị, tức là Hán Hậu Chủ. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lưu Bị được ca ngợi như một vị vua anh minh, một người luôn lấy dân làm gốc, thương dân, làm việc gì cũng nghĩ đến lợi ích của nhân dân; thường lấy đức để thu phục người khác nên được rất nhiều người ủng hộ, đi theo phò tá và nguyện sống chết cùng. Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị, cả ba người này cuối cùng đều xưng đế. Thiên hạ chia ba, mỗi người hùng cứ một phương. Phàm đã gây dựng nghiệp đế, ai cũng phải hao tâm tổn sức. Song, trong ba người ấy, không ai gian khổ bằng Lưu Bị. Lưu Bị tuy dòng dõi tôn thất, nhưng xuất thân là kẻ dệt cói, đóng giày, không đất dung thân, lúc dưới trướng Tào Tháo, khi nương nhờ Viên Thiệu, Lưu Biểu... Vậy mà cuối cùng đã chia ba thiên hạ, làm vua một nước. La Quán Trung đã tập trung miêu tả Lưu Bị thành một vị vua sáng, biết lấy dân làm gốc, lấy tình nghĩa làm trọng, bôn ba bốn biển, chiêu đãi hiền sĩ, vì sự nghiệp chấn hưng cơ đồ nhà Hán đang nghiêng ngả. Những hồi như “ Kết nghĩa vườn đào ”, “ Ba lần đến lều tranh ”, “ Khi bị Tào Tháo đuổi, không bỏ dân Tân Dã ”…đều nói lên lòng nhân, thương dân của Lưu Bị. Để nêu bật lên lòng nhân, sự nhân hòa trong tính cách của Lưu Bị, tác giả La Quán Trung luôn đặt Lưu Bị trong thế đối lập với nhân vật Tào Tháo tàn bạo đa nghi, xảo quyệt. Tác gỉa đã tinh tế sắp đặt một loạt những sự kiện đan chéo nhau để đối chiếu hai nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo. Bắt mẹ để dụ con, Tào Tháo không mua chuộc được Từ Thứ. Ngược lại, để cho Từ Thứ về với mẹ, Lưu Bị đã được ông ta tiến cử cho một vị quân sư tài ba Gia Cát Lượng. Đó là sự mình chứng cho sự chiến thắng của nhân nghĩa với bạo tàn. Bí quyết thành công của Huyền Đức nằm trong hai chữ Nhân Hòa. Ba lần đến lều cỏ, Lưu Bị mới gặp được Khổng Minh, nếu là người nóng vội, không có nhân hòa, không phải bậc chính nhân quân tử biết nhìn xa trông rộng thì có lẽ đã không đích thân đến mời người tài và dù hai lần trước Khổng Minh có từ chối gặp nhưng với đức tính nhân hòa có sẵn trong mình, Lưu Bị vẫn nhẫn nại chờ đợi và cuối cùng công sức của ông đã không bị “phụ”. Trong buổi hội kiến đầu tiên ấy, Khổng Minh đã nói với Huyền Đức rằng: - Tào Tháo ở phía Bắc có Thiên Thời, Tôn Quyền ở phía Đông có Địa Lợi, chúa công ở giữa nên lấy Nhân Hòa. Khổng Minh nói như thế quả thật đã hiểu đến tận gan ruột của Lưu Bị. Trong đoạn trường gây dựng sự nghiệp, có thể có nhiều điều Lưu Bị phải nhờ Khổng Minh chỉ cho. Song, hai chữ Nhân Hòa thì Lưu Bị không phải đợi đến Khổng Minh, mà điều đó đã là máu thịt của Lưu Bị vậy. Lưu Bị là Nhân Hòa, phi Nhân Hòa bất thành Lưu Bị. Vì thế, khi nghe Khổng Minh nói: "Chúa công ở giữa nên lấy Nhân Hòa", Lưu Bị đã thấy ngay mình gặp được Khổng Minh như cá gặp nước, người quân tử có chí lớn gặp được người quân sư tài ba phò tá. Huyền Đức không những Nhân Hòa với hai em Quan, Trương, với ba quân thuộc hạ, mà còn Nhân Hòa được cả với Tào Tháo, Tôn Quyền. Dù nuôi chí bao trùm vũ trụ, nuốt cả trời đất, nhưng khi ở dưới trướng Tào Tháo thì ngày ngày cuốc đất trồng rau, khi Tháo hỏi đến anh hùng trong thiên hạ thì kể đến Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương, Trương Tú, Trương Lỗ, Hàn Toại mà tự giấu mình, khi Tào Tháo nói “ Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi”, Lưu Bị giật mình bất giác rơi đũa, vừa lúc đó có tiếng sấm trời rền vang, Huyền Đức viện cớ sấm trời mà giật mình nên bị rơi thìa đũa nên đã làm cho Tào Tháo không nghi ngờ gì nữa, vì có Nhân Hòa mà Lưu Bị lừa được Tào Tháo. Khi sang làm rể ở Đông Ngô, Lưu Bị nhờ hết mực tôn kính Quốc Lão, Quốc Thái, mà vừa được vợ lại vừa an thân, ấy là vì biết Nhân Hòa mà qua được Tôn Quyền. Lưu Bị là người rất có sức hút và rất biết thu phục lòng người. Chính vì vậy dưới trướng của Lưu Bị có rất nhiều thuộc hạ tài giỏi, những người hiền tài nhất trong thiên hạ, họ trung thành và sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình vì chủ tướng như Khổng Minh, Vân Trường, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung, Khương Duy... Với tài thu phục nhân tâm, Lưu Bị thu nạp được rất nhiều người tài. Thuở lập nghiệp, ông dù tay trắng nhưng 2 mãnh tướng Quan Vũ, Trương Phi vẫn bất chấp khó khăn mà phụng sự ông tới cùng. Lưu Bị có Gia Cát Lượng làm quân sư, sau đó, có thêm 1 đại quân sư nữa là Bàng Thống. Và nhờ Nhân Hòa mà Triệu Vân hai lần quên chết cứu chúa, lão tướng Hoàng Trung quên tuổi tác ba phen đòi lên ngựa cầm gươm. Nhờ có Nhân Hòa mà Lưu Bị làm nên nghiệp đế. "Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa" (Thuận cơ trời không bằng địa lợi, được địa lợi không bằng được lòng người), Mạnh Tử nói thế quả đúng vậy. Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa, ấy là ba yếu tố quyết định mọi thành bại ở đời. Song, con người không tạo ra được thiên thời, cũng không làm nên địa lợi mà chỉ gây dựng được Nhân Hòa. Tào Tháo có thiên thời, Tôn Quyền có địa lợi, ấy là hai thứ có sẵn, trời đất ban cho. Còn Lưu Bị muốn có nhân hòa thì tự mình phải làm lấy, phải bền bỉ phấn đấu mới có. Tào Tháo sống theo triết lý "thà ta phụ người chứ không để người phụ ta" thì làm sao có Nhân Hòa? Tôn Quyền vì ngai vàng của mình mà chịu nhục hàng Tào, nhận cửu tích, bá chủ đất Giang Đông mà để mẹ phải sầu muộn, em gái tự sát, người như thế cũng không thể có Nhân Hòa. Lưu Bị thì khác, ông luôn sống và ép mình phải sống không được phụ tình, phụ nghĩa người khác “ Ta thà chết chứ không làm điều phụ nghĩa ”. Phải là người khóc rỏ máu mắt với dân chúng ở Phàn Thành, thà chịu khốn khó chứ nhất định không lấy đất Kinh Châu của đứa cháu họ, biết ba phen quỳ trước lều cỏ, biết đồng cam cộng khổ với ba quân như Lưu Bị mới có được Nhân Hòa. Với Nhân Hòa có thể làm nên nghiệp lớn, nhưng để có Nhân Hòa thật không dễ. Hiền mà ngu thì người khinh, tài mà ác thì người ghét. Chỉ bậc đại nhân, đại trí mới có Nhân Hòa. Đọc Tam Quốc, người đời chỉ thấy cái tài của Khổng Minh mà không thấy cái trí của Lưu Bị. Cái trí của Huyền Đức, chính Khổng Minh nói ra: - Không phải ta khóc Mã Tốc đâu. Ta nhớ khi Tiên Đế lâm chung ở thành Bạch Đế có dặn ta rằng: "Mã Tốc nói khoác quá sự thực, không nên đại dụng". Nay đúng như lời ấy. Vì thế, ta hối hận và lại nhớ đến Tiên Đế cho nên đau lòng mà khóc đó thôi. Suốt đời, Lưu Bị xem Khổng Minh là thầy. Ấy là đức khiêm của Huyền Đức. Lão Tử nói khiêm là cái đức của đất. Vâng, đất rất khiêm nhường mà dựng nên núi non trùng điệp và cho nhân loại mùa màng, hoa trái. Ai không có đức khiêm, người ấy không có Nhân Hòa. Tuy nhiên, không phủ nhận rõ ràng Lưu Bị là người có tham vọng rất lớn, và là một lãnh đạo biết nắm bắt cơ hội. Ông cùng Tào Tháo phá Lã Bố ở Từ Châu, nhưng Lưu Bị lại khuyên Tào Tháo giết Lã Bố, trừ đi mối họa sau này. Sau đó ông dùng mưu thoát khỏi Tào Tháo để chạy theo Viên Thiệu, sau đó rời bỏ Viên Thiệu để nương nhờ Lưu Biểu. Sau trận Xích Bích, ông chớp thời cơ chiếm lấyKinh Châu trước quân Ngô, lập Lưu Kỳ vốn ốm yếu làm bình phong để từ chối giao Kinh Châu. Rõ ràng nhất là việc đánh úp Lưu Chương chiếm đất Thục, rồi cho Lưu Chương chức Huyện lệnh để giam lỏng. Ông cũng cho người giết Bành Dạng, một trong số những người giúp ông chiếm Ba Thục. Và sự nhanh nhạy của Lưu Bị cũng bộc lộ phần nào trong các mẩu chuyện như “Mượn sấm để lừa Tào Tháo”, “Quẳng con mua lòng tướng”. Tài cầm quân của Lưu Bị, tuy bị che lấp bởi Gia Cát Lượng và các tướng dưới quyền, nhưng cũng có nhiều trận ông thể hiện được tài cầm quân. Khi Kinh Châu bị Tào Tháo vây, Lưu Bị chỉ có 4.000 quân, chiêu hàng được vài ngàn nạn dân Ô Hoàn, rồi lại được Đào Khiêm cấp 4.000 quân nữa, có hơn 1 vạn người mà đã phá được vòng vây của 5 vạn quân Tào, cùng Đào Khiêm thế thủ ở Đan Dương. Hay việc Lưu Bị chỉ có 1 vạn quân mà phá được Viên Thuật có 4 vạn quân (việc mà Lã Bố cũng chưa làm được). Đây là những câu thơ mà người đời sau khen về tài năng của Lưu Bị, thậy xứng bậc anh hùng: Mưu hay tỏ rõ sức thần công,  Hai cọp suy ra kém một rồng.  Gặp lúc cô cùng, người mới rõ,  Tam phân thiên hạ, xứng anh hùng. Nhưng bên cạnh một Lưu Bị anh hùng được ca ngợi suốt bao nhiêu năm như vậy nhiều nhà nghiên cứu hay những nhà bình luận văn chương khi đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng đã chỉ ra những mặt chưa được hoàn hảo trong tính cách của một ông vua sáng, một bậc minh quân của thiên hạ. Chỉ vì tình huynh đệ mà Lưu Bị quên mất việc nước nên đã làm hỏng cả sự nghiệp của đất nước sau bao năm xây dựng. Sau 12 năm, tất cả đại cục thiên hạ đều như Gia Cát Lượng đã dự đoán: thiên hạ chia 3, Lưu Bị đã có Kinh Châu, Ích Châu và Hán Trung, Thục-Ngô liên minh chống Tào, thêm vào đó là Tào Tháo và nhiều tướng tài của Ngụy cũng đã qua đời. Long Trung đối sách đã hoàn thành một nửa, tiếp theo Thục chỉ cần hòa hoãn với Đông Ngô rồi phát binh, chia 2 mũi từ phía Tây và phía Nam hợp kích đánh bại Tào Ngụy để khôi phục nhà Hán. Liên minh Thục - Ngô có lẽ sẽ kéo dài và Thục Hán có thể sẽ thống nhất Trung Hoa nếu như không xảy ra biến cố Quan Vũ không nghe lời Gia Cát là "Đông hòa Tôn Quyền bắc cự Tào Tháo", liên tiếp tỏ ý khiêu khích Đông Ngô. Nhân lúc Quan Vũ đem quân tấn công quân Tào, Tôn Quyền sai đại tướng Lã Mông đánh úp lấy Kinh Châu, Quan Vũ bị bắt sống rồi bị chém đầu. Lưu Bị nổi giận mang quân báo thù làm cho quan hệ liên hiệp giữa Tôn Quyền và Lưu Bị tan vỡ, chiến tranh Ngô-Thục nổ ra. Cũng bắt đầu từ đấy hễ Thục bị Ngụy tấn công thì Ngô không thèm dòm tới cũng như Ngô bị Ngụy xâm lăng thì Thục cũng không tiến sang đông.  Năm 221, Lưu Bị vì trả thù cho Quan Vũ, cất đại quân đánh Ngô, mặc dù Gia Cát Lượng và Triệu Vân hết lòng khuyên can. Theo Tam quốc Diễn nghĩa, ông nói: "Trẫm không báo thù được cho em, tuy có giang sơn muôn dặm, cũng chẳng quý gì". Liền sau đó ông truyền ngay lệnh khởi quân sang đánh Ngô, cũng không đem Gia Cát Lượng, Triệu Vân hay Mã Siêu đi cùng. Tôn Quyền thấy thế quân Thục mạnh bèn sai sứ cầu hòa, hứa trả lại Kinh Châu, nhưng Lưu Bị vì báo thù nên kiên quyết không nghị hòa. Tôn Quyền rất lo ngại nên sai Lục Tốn đứng ra chỉ huy. Trongtrận Di Lăng, quân Thục bị Lục Tốn đánh cho thua to. Lưu Bị thua trận, xấu hổ với nhân dân Thục quốc nên không về triều mà ở tại thành Bạch Đế, rồi buồn bã mà sinh bệnh nặng. Đó là kết quả của lòng nhân đức, vì nhân đức, nhân hòa vì tình huynh đệ kết nghĩa vườn đào mà bị mất nước. Điều đó thật đáng buồn thay! Trong một xã hội phong kiến cát cứ phân tranh liên miên thì khó lòng có một ông vua nhân đức như Lưu Bị. Bởi lẽ trong bạo loạn ấy không dùng thủ đoạn tàn bạo thì không mở rông được thế lực, mấy lần Lưu Bị từ chối mẹo đánh úp Thành đô là một minh chứng; nếu lật lọng, dùng thủ đoạn xảo quyệt lại vi phạm nguyên tắc chữ “nhân”, lại mất đi chỗ dựa độc nhất của tập đoàn Lưu Thục là “ nhân hòa ”. Cho nên dù cố thể hiện “ Lưu Bị là người nhân đức mà hóa giả dối ” (Lỗ Tấn). Mâu thuẫn này làm cho Lưu Bị nhiều khi bị động, nhu nhược, tỏ ra thiếu quyết đoán. Sở dĩ có điều này vì một mặt tác giả phải thể hiện một ông vua nhân đức mà ngoài cuộc sống hiếm thấy nên khó có thể khái quát thành nhân vật điển hình như Tào Tháo; mặt khác trong quan niệm của người Trung Quốc có quan hệ giữa “vua sáng” và “tôi hiền”. Nhà “vua sáng” chỉ cần thể hiện đạo đức chữ nhân chứ không cần thể hiện tài năng. Mọi tài năng của ông là do “tôi hiền”, đó là người quân sư trí tuệ, những bậc anh hùng sẵn sàng xả thân vì nghĩa, vì nước. Trong lịch sử Trung Quốc đã có không ít những cặp “ vua sáng ”, “ tôi hiền ” như vậy như Chu Văn Vương và Lã Vọng, Lưu Bang và Trương Lương. Tam Quốc Diễn Nghĩa không chỉ hấp dẫn bởi tính hiện thực cao và tính nhân dân sâu sắc mà còn thể hiện ở nghệ thuật tác giả sử dụng trong tác phẩm. Ngoài nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm, dàn dựng sự kiện phát triển theo mạch thời gian, nghệ thuật miêu tả chiến tranh thì đáng kể lớn nhất về mặt nghệ thuật ở đây là việc xây dựng, khắc họa nhân vật. Các nhân vật ở đây được khắc họa theo quan niệm tướng số - kì hình dị tướng là người tài. Người đọc dễ thấy sự miêu tả từ ba anh em Lưu, Quan, Trương tới Hoa Hùng, Nhan Lương, Văn Xú đặc biệt là việc miêu tả nhân vệt người quân sư tài giỏi là Bàng Thống, xấu xí tới mức một người chiêu hiền tài sĩ hết lòng như Lưu Bị cũng phải nghi ngờ tài năng của ông ta khi thấy cái dáng mạo lúc sơ giao. Việc xây dựng, khắc họa nhân vật còn phải nói đến việc xây dựng thành công hai tuyến nhân vật, một bên là bên phía Lưu Thục là những người anh hùng, có sự nghiệp vĩ đại, giàu công tích trong thời kì đầy biến động. Họ là niềm an ủi, cổ vũ cho quần chúng lao động, họ cũng là khát vọng của quần chúng về một xã hội thanh bình, không loạn lạc chiến tranh. Một bên là phía Tào Tháo, một con người tàn bạo, nham hiểm, chúng lấy chiến tranh làm lẽ sống, lấy mưu mô thủ đoạn làm phương châm hành động, đặt mọi quyền ích kỉ lên trên mọi đạo đức luân lý. Nhân vật Lưu Bị trong tác phẩm luôn luôn được tác giả dành nhiều phần ưu ái và quan tâm hết mực bởi tư tưởng quán triệt trong toàn bộ tác phẩm là tư tưởng “ủng Lưu phản Tào”. Có thể nói, Lưu Bị người đứng đầu phía Thục Hán là hóa thân của chữ nhân, nhân hòa là một trong ba yếu tố quyết định sự thành bại của một triều đại. Hình ảnh Lưu Bị trở thành một ông vua chân chính đi đến đâu cũng được dân địa phương đón tiếp, đi đến đâu dân cũng ấm no: “Tân dã mục, Lưu Hoàng thúc, phương đáo thử, dân sung túc”, đã ăn sâu vào tâm trí của quần chúng nhân dân ngàn đời nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docv259n h7885c trung qu7889c minh thanh.doc