PHẦN 1: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM
1. Lý luận chung về tỷ giá.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng. Thương mại, đầu tư và cac quan hệ tài chính quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ ngày gọi là tỷ giá. Như vậy, chúng ta có thể hiểu tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện thông qua đồng tiền khác.
Trong tỷ giá có hai đồng tiền, một đồng tiền đóng vai trò là đồng tiền yết giá, còn đồng tiền kia đóng vai trò là đồng tiền yết giá. Đồng tiền yết giá là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị, đồng tiền định giá là đồng tiền có số đơn vị thay đổi và phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
Bất kỳ một quốc gia nào cũng có một cơ chế để điều hành chính sách tỷ giá, cơ chế điều hành chính sách tỷ giá bao gồm:
- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng TW công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động liên quan đến tỷ giá chính thức. Ngoài ra, ở Việt Nam tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các Ngân hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép.
Hiện nay, ở Việt Nam không còn áp dụng tỷ chính thức nữa mà là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng.
- Tỷ giá chợ đen: là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng nhà nước, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định
- Tỷ giá cố định: là tỷ giá do NHTW công bố cố địnhtrong một biên độ giao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường để duy trì tỷ giá cố định, buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tỷ giá VND hiện nay có kích thích xuất khẩu không? Hãy bình luận bằng số liệu thực tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH - QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: TỶ GIÁ VND HIỆN NAY CÓ KÍCH THÍCH XUẤT KHẨU KHÔNG? HÃY BÌNH LUẬN BẰNG SỐ LIỆU THỰC TIẾN
Học viên: Lê Thị Tuyết
Lớp : CH 801
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Chiến
Hà Nội
Tháng 11/2007
HỌC
PHẦN 1: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM
1. Lý luận chung về tỷ giá.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng. Thương mại, đầu tư và cac quan hệ tài chính quốc tế ……đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ ngày gọi là tỷ giá. Như vậy, chúng ta có thể hiểu tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện thông qua đồng tiền khác.
Trong tỷ giá có hai đồng tiền, một đồng tiền đóng vai trò là đồng tiền yết giá, còn đồng tiền kia đóng vai trò là đồng tiền yết giá. Đồng tiền yết giá là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị, đồng tiền định giá là đồng tiền có số đơn vị thay đổi và phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
Bất kỳ một quốc gia nào cũng có một cơ chế để điều hành chính sách tỷ giá, cơ chế điều hành chính sách tỷ giá bao gồm:
- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng TW công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động liên quan đến tỷ giá chính thức. Ngoài ra, ở Việt Nam tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các Ngân hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép.
Hiện nay, ở Việt Nam không còn áp dụng tỷ chính thức nữa mà là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng.
- Tỷ giá chợ đen: là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng nhà nước, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định
- Tỷ giá cố định: là tỷ giá do NHTW công bố cố địnhtrong một biên độ giao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường để duy trì tỷ giá cố định, buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.
- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.
- Tỷ giá thả nổi có điều tiết: là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW có can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
2. Chính sách tỷ giá của Việt Nam.
Có thể nói, điểm mốc đầu tiên đánh dấu cải cách tỷ giá của Việt Nam là cuối năm 1998, khi Việt Nam tiến hành công bố tỷ giá chính thức gần với tỷ giá thị trường tự do, đồng thời chấm dứt chế độ đa tỷ giá ( tỷ giá mậu dịch, phi mậu dịch, kết toán nội bộ và kiều hối) chuyển sang chế độ đơn tỷ giá.
Tiếp theo, vào cuối năm 1991, việc công bố tỷ giá chính thức dựa vào tỷ giá hình thành tại hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã đánh dấu lần đầu tiên về việc tỷ giá của VND được hình thành có căn cứ chính thức vào các yếu tố thị trường. Mặc dù tỷ giá hình thành tại hai Trung tâm chứa đựng yếu tố cung cầu ngoại tệ nhưng chưa phản ánh được cân đối cung cầu ngoại tệ của cả nền kinh tế như một tổng thể, do đó tỷ giá vẫn mang nặng tính chất chỉ đạo. Tuy nhiên, đây được xem là bước cải cách có tính đột phá theo hướng thị trường sâu sắc.
Tháng 10 năm 1994, NHNN đã thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong cơ chế xác định tỷ giá và hình thành thị trường ngoại hối có tổ chức ở Việt Nam.
Tháng 2 năm 1999, NHNN bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức và thay vào đó là chỉ “thông báo” tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Chính sách tỷ giá VND qua các thời kỳ:
Căn cứ vào cơ chế xác định và cơ chế can thiệp lên tỷ giá, chính sách tỷ giá của Việt Nam được chia thành bốn thời kỳ như sau:
a. Thời kỳ thứ nhất: 1955-1989: Đặc trưng của thời kỳ này là Nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hối, do đó, tỷ giá cũng do Nhà nước độc quyền xác định, không tính đến yếu tố cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Đây là thời kỳ chế độ tỷ giá cố định, đa tỷ giá với tính chất phi thị trường sâu sắc.
b. Thời kỳ thứ hai: 1989-1991: Đặc trưng của thời kỳ này là bãi bỏ chế độ đa tỷ giá, chuyển sang áp dụng chế độ đơn tỷ giá ( tỷ giá chính thức) và được điều chỉnh mạnh theo tín hiệu thị trường. Chính vì vậy, nhiều người coi thời kỳ này là thời kỳ “thả nổi” tỷ giá, Nhà nước không có khả năng kiểm soát.
c. Thời kỳ thứ ba: 1992-tháng 2/1999: Đặc trưng của thời kỳ này là tỷ giá chính thức được ấn định trên cơ sở:
Đấu thầu tại Trung tâm giao dịch ngoại tệ từ 10/1991 đến 31/12/1994. Do đó, nội dung tỷ giá đã hàm chứa yếu tố cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từ 1/1995 đến 2/1999. Chính vì vâỵ, nội dung tỷ giá đã hàm chứa yếu tố cung cầu ngoại tệ toàn diện và khách quan hơn so với trước.
Ngoài ra, trong giai đoạn này đã nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Nam Á 1997-1998.
d. Thời kỳ thứ tư: Từ 3/1999 đến nay. Đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là thay vì ấn định và công bố tỷ giá chính thức, NHNN bây giờ chỉ “ thông báo” tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng. Đây là thời điểm chuyển từ chế độ tỷ giá cố định ( tỷ giá chính thức) sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết.
PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1. Sự tác động của tỷ giá tới hoạt động xuất khẩu qua các thời kỳ.
Tỷ giá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan như: lãi suất, lạm phát… nhưng đồng thời nó cũng tác động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tín dụng quốc tê. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ quan tâm tới sự tác động của tỷ giá tới hoạt động xuất khẩu.
Sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương thông qua kênh giá cả. Dựa trên tỷ giá, chúng ta có thể tính được giá xuất nhập khẩu của một loại hàng hoá của một nước theo tiền tệ của một nước khác. Vì vậy, tỷ giá thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu. Chúng ta hãy cùng xem xét tình huống sau. Chẳng hạn khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá. Sự biến động này có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuất khẩu của hàng hoá và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối trên thị trường nước ngoài, với điều kiện giá cả hàng hoá và dịch vụ đó giữ ở mức ổn định trên thị trường nội địa. Do đó, sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của nước đó. Khi tỷ giá tăng, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên tương đối trên thị trường nội địa với điều kiện giá nhập khẩu ổn định. Chính vì vậy mà một số nước sử dụng chính sách phá giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu và muốn khuyến khích xuất khẩu.
Cũng như hầu hết các nước trên thế giới, ở Việt Nam, sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu. Trong thời gian qua, do tỷ giá VND luôn được gắn với USD, đồng thời do tập quán giao dịch, thanh toán quốc tế và tâm lý ưa chuộng USD của người dân trong nước, nên tỷ giá VND/USD luôn luôn có ý nghĩa quan trọng và có ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động kinh tế đối ngoại, mà chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Trong bài viết này, chúng ta cũng chỉ đề cập tới ảnh hưởng của tỷ giá VND/USD đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Chính sách tỷ giá VND ảnh hưởng đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá qua các thời kỳ:
- Thời kỳ 1955-1989: Với đặc điểm là áp dụng tỷ giá chính thức và nền kinh tế nằm trong tình trạng tự cấp tự túc, kinh tế nông nghiệp giữ vai trờ chủ đạo. Đồng tiền Việt Nam được định giá quá cao so với các đồng tiền khác, tỷ giá chính thức ngày càng chênh lệch xa tỷ giá thị trường làm cho hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu rơi vào tình trạng thua lỗ nặng.
- Thời kỳ 1989-1991: Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách dần dần dỡ bỏ thế dộc quyền trong kinh doanh ngoại hối song song với việc cải cách tỷ giá. Cơ chế tỷ giá ổn định được thay thế bằng cơ chế tỷ giá Nhà nước điều tiết theo quan hệ cung cầu. Tuy nhiên, trong thời kỳ này xảy ra tình trạng leo thang USD đã kích thích tâm lý nắm giữ ngoại tệ, dẫn đến tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Vì vậy, cho dù có những bước tiến rõ rệt nhưng thời kỳ này vẫn thiếu vắng một thị trường ngoại hối chính thức hoàn chỉnh để tạo cơ sở xác định tỷ giá chính thức một cách khách quan sát với quan hệ cung cầu trên thị trường, do đó không thúc đẩy được hoạt động xuất khẩu.
- Thời kỳ 1992-2/1999: Việc thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã giúp cho NHNN kịp thời nắm bắt cung cầu ngoại tệ trên thị trường để điều hành chính sách tiền tệ cũng như tỷ giá phù hợp với tín hiệu thị trường và hướng nhu cầu ngoại tệ vào các mục tiêu thiết yếu của nền kinh tế. Tỷ giá VND/USD được hình thành theo quan hệ cung cầu một cách tương đối khách quan. Rút ngắn được khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do. Tỷ giá được ổn định đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại.
- Thời kỳ 2/1999- đến nay: Với việc công bố tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng là một bước cải cách rất lớn để cơ chế tỷ giá chuyển đổi từ cơ chế tỷ giá xác định một cách chủ quan sang cơ chế tỷ giá xác định khách quan trên cơ sở cung cầu của thị trường, đó là cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Chính vì vậy, sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương thông qua kênh giá. Tỷ giá thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất khẩu.
2. Đánh giá về tác động của tỷ giá VND hiện nay đối với hoạt động xuất khẩu.
Thị trường ngoại hối Việt Nam 8 tháng đầu năm có những diễn biến đáng chú ý. Tài chính quốc gia chịu áp lực, xuất khẩu tăng chậm, nhập khẩu tăng cao. Tỷ giá VND/USD liên tục theo xu hướng tăng với biên độ cao hơn cùng kỳ các năm trước. Giá USD trên thị trường tự do cao hơn tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng.
Tỷ giá VND hiện nay đang là mối quan tâm lớn của nền kinh tế. Là một đòn bẩy tác động mạnh mẽ tới XNK, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiết kiệm nên diễn biến tỷ giá hiện nay rất được chú ý.
Một câu hỏi được đặt ra là: liệu tỷ giá VND/USD hiện nay có kích thích xuất khẩu hay không? Câu trả lời là có, và đây không những là do yếu tố khách quan mà thực tế cho thấy, NHNN VN đang theo đuổi chính sách phá giá nhẹ đồng VN để kích thích xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét, chính sách này có phù hợp và có ảnh hưởng tốt cho nền kinh tế hay không?
Bảng 1: Số liệu về tỷ giá bình quân thời kỳ từ 2000-2006 ( VND/USD)
Năm
Tỷ giá bình quân
2000
14.154,70
2001
14.785,70
2002
15.244,73
2003
15.474,65
2004
15.703,80
2005
15.816,11
2006
15.963,10
Nguồn: NHNN
Theo số liệu ở bảng 1, nếu như tỷ giá thực tế giữa VND và USD năm 2000 là 14.157 VND/USD, thì năm 2006 vừa qua là 15.963 VND/USD. Tức là tốc độ mất giá của VND so với đôla Mỹ là 2,02%/năm.
Với tốc độ mất giá như vậy của VND, hiển nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu được lợi, còn các doanh nghiệp nhập khẩu bị thiệt. Khi VND giảm giá, các sản phẩm sản xuất trong nước sẽ rẻ hơn một cách tương đối so với những sản phẩm sản xuất ở nước ngoài. Chính vì vậy, khi xuất khẩu và thu về bằng đô la Mỹ, các nhà xuất khẩu đã thu được một lượng VND lớn hơn.
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2000-2006
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng kim ngạch
2006
39.605
44.410
84.015
2005
32.223
36.881
69.104
2004
26.503
32.075
58.578
2003
20.149
25.256
45.405
2002
16.706
19.746
36.452
2001
15.029
16.218
31.247
2000
14.483
15.637
30.120
Nguồn: Bộ Thương mại
Với tổng kim ngạch năm 2000 là 14,483 tỉ USD và năm 2006 là 39,605 tỉ USD, tốc độ tăng bình quân chỉ là 17,34%/năm, nhưng nếu quy ra VND thì năm 2000 đạt 205.002,52 tỉ đồng và năm 2006 đạt 632.218,58 tỉ đồng, cho nên tốc độ tăng bình quân đã được khuếch đại lên 20,80%/năm. Sự chênh lệch giữa tốc độ tăng xuất khẩu tính bằng USD và VND chỉ trên 2%/năm này ứng với số tiền 71.621,69 tỉ đồng mà các doanh nghiệp xuất khẩu thu được trong năm 2006 thông qua biến động của tỷ giá, bởi nếu quy về giá năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 39,605 tỉ USD tính bằng VND chỉ là 560.596,89 tỉ đồng. Như vậy, tỷ giá VND lên đã làm cho các nhà xuất khẩu thu về một khoản lợi khổng lồ.
Thực tế cho thấy, với tốc độ mất giá của Việt Nam đồng từ năm 2000 đến năm 2006 là hơn 2% đã giúp cho các nhà xuất khẩu thu về lợi nhuận năm này cao hơn năm trước. Ngoài ra, nếu so sánh cả kim ngạch xuất khẩu bằng USD thì cũng có thể thấy, tỷ giá VND trong thời gian qua đã kích thích xuất khẩu.
Bảng 3: Tỷ giá bình quân trong 10 tháng 2007 (VND/ USD)
Tháng
TG bình quân
01
16.125,1
02
16.070,9
3
16.088,1
4
16.114
5
16.112
6
16.118
7
16.135
8
16.161
9
16.165
10
16.162
Nguồn: NHNN
Theo số liệu tại bảng 2 thì tốc độ mất giá của VND so với USD là 0,22%. Có thể nói, tốc độ mất giá trong một năm như vậy là cao so với các loại đồng tiền khác, tuy nhiên, khả năng ảnh hưởng của tỷ giá trong việc kích thích xuất khẩu mặc dù có nhưng lại không cao.
Bảng 4: Số liệu xuất nhập khẩu 7 tháng năm 2007
Đơn vị: triệu USD
Tháng
Kim ngạch xuất khẩu
KN nhập khẩu
Tổng kim ngạch
Tháng 1
3.759
4.330
8.089
Tháng 2
3.000
3.500
7.500
Tháng 3
3.800
4.000
7.800
Tháng 4
3.950
4.500
8.450
Tháng 5
3.900
4.600
8.500
Tháng 6
4.100
5.050
9.159
Tháng 7
4.250
5.450
9.700
Nguồn: Bộ Thương mại
Theo số liệu xuất khẩu 7 tháng năm 2007 đạt 26,790 tỷ USD tăng so với cùng kỳ năm 2006 là 19,6%. Như vậy, nếu qui ra USD theo tỷ giá của tháng 7 thì các nhà xuất khẩu đã thu về 432,95 tỷ VND, tuy nhiên nếu chúng ta tính bằng tỷ giá của tháng 1 năm 2007 thì chỉ thu về 431,99 tỷ VND, số chênh lệch sẽ là 0,66 tỷ VND.
Có thể thấy rằng, tỷ giá VND hiện nay đang kích thích xuất khẩu và đó cũng là mục tiêu mà hiện nay NHNN đang theo đuổi đó là điều hành tỷ giá theo hướng phá giá nhẹ đồng Việt Nam để kích thích xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, việc tiếp tục theo đuổi chính sách giảm giá VND sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế. Ngoài ra, nhìn vào bảng số liệu ta thấy, hiệu quả của việc tăng giá USD để kích thích xuất khẩu có vẻ không có hiệu quả lắm. Nhìn tổng thể 7 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng nhưng mức tăng nhẹ, có tháng còn giảm so với tháng trước ( tháng 2 so với tháng 3). Trong khi đó, nhập siêu tăng cao ở mức 30,4% ở hầu hết các mặt hàng.
Không những vậy, vấn đề còn ở chỗ, đồng đôla Mỹ trong những năm qua hầu như đã liên tục mất giá ngày càng nhiều hơn. Theo các số liệu của IMF, tốc độ lạm phát của Mỹ trong 7 năm qua lần lượt là 2,2%, 2,4%, 1,7%, 2,1%, 2,8%, 3,0% và 2,9%. Do vậy, chính sự mất giá đó của đồng đôla Mỹ đã tạo ra tác động “kép” không nhỏ cả đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lẫn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá của nước ta.
Nếu quy về giá năm 2000, thì giá mỗi đôla Mỹ năm 2006 phải là 16.428 VND, cho nên kim ngạch xuất khẩu 39,826 tỉ USD hàng hoá năm 2006 tính bằng VND phải là 654.261,53 tỉ, tức là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn được lợi thêm 18.439,44 tỉ đồng. Trong khi đó, cũng quy về giá năm 2000, kim ngạch nhập khẩu 44,891 tỉ USD hàng hoá năm 2006 tính bằng VND phải là 737.469,35 tỉ, tức là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn “dốc hầu bao” chi trả thêm 20.784,54 tỉ đồng.
Như vậy, tính chung lại, trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu đã được thu lợi tổng cộng 99.444,85 tỉ đồng, hay 5,665 tỉ USD. Số này bằng 14,22% kim ngạch xuất khẩu theo giá hiện hành vừa do sự mất giá của VND so với đô la Mỹ, vừa do lạm phát của nền kinh tế Mỹ. Còn khoản thiệt “kép” mà các doanh nghiệp chịu trong nhập khẩu 44,891 tỉ USD hàng hoá trong năm này là 101.947,46 tỉ đồng, hay 6,386 tỉ USD và cũng bằng 14,22% kim ngạch nhập khẩu.
Vấn đề đặt ra hiện nay là, trong khi đôla Mỹ bằng nhiều con đường khác nhau đang ùn ùn đổ vào nước ta và các nhà quản lý đang phải tìm nhiều cách khác nhau, kể cả “buộc” các ngân hàng thương mại “ôm” thêm để tránh cho nền kinh tế không bị “bội thực” đôla. Mặt khác, theo những nhận định khác nhau, đồng tiền này còn tiếp tục mất giá mạnh trong những năm tới. Liệu chúng ta có nên tiếp tục duy trì chính sách VND yếu để khuyến khích xuất khẩu hay không?
Bên cạnh đó, do giá nguyên liệu thế giới vẫn tiếp tục sốt nóng, cho nên việc VND tiếp tục mất giá mạnh chắc chắn cũng góp phần làm cho giá cả ở thị trường trong nước tiếp tục nóng theo, bởi nó cũng là một “tấm thấu kính lồi” góp phần làm khuếch đại sốt nóng giá nguyên liệu thế giới giống y như thuế suất nhập khẩu cao mà chúng ta đã mạnh dạn giảm mạnh trong hơn hai tháng qua.
Một lý do nữa khiến chúng ta không nên duy trì chính sách giảm giá VND để kích thích xuất khẩu bởi vì tỷ lệ lạm phát trong nước hiện nay là 10% , theo dự kiến đến cuối năm sẽ là 11%. Với tỷ lệ lạm phát như vậy thì việc áp dụng tỷ giá VND/USD lên để kích thích xuất khẩu sẽ không đạt được hiệu quả do nguồn lợi thu được từ xuất khẩu sẽ không đủ để bù đắp thiệt hại của nền kinh tế do tốc độ tăng giá như hiện nay.
Kết luận
Tỷ giá VND hiện nay đang là một trong những yếu tố để kích thích xuất khẩu, tuy nhiên, việc theo đuổi chính sách này sẽ có những tác động không tốt tới nền kinh tế. Chính vì vậy, việc NHNNVN thực hiện chính sách điều hành tỷ giá theo hướng phá giá nhẹ đồng Việt Nam để kích thích xuất khẩu cần được xem xét lại một cách khoa học và thực tiễn hơn. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, đồng USD mất giá mạnh so với tất cả các ngoại tệ chủ chốt khác trên thị trường hối đoái quốc tế. USD cũng mất giá mạnh so với 8 đồng tiền khác trong khu vực. Trong khi đó, NHNN lại để cho USD lên giá so với VND là không phù hợp với diễn biến chung về USD trên thế giới và khu vực.
Hơn nữa, năng lực xuất khẩu còn do năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, do công nghệ, do tiếp thị và thị trường,… chứ không phải do tỷ giá. Theo kinh nghiệm quốc tế nếu để doanh nghiệp trông chờ vào phá giá nội tệ để kích thích xuất khẩu thì doanh nghiệp có tư tưởng ỷ lại không chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bởi vậy chính sách điều hành tỷ giá trong thời gian tới không nên theo hướng phá giá VND, mà để cho quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường điều tiết tỷ giá, song vẫn cần tiếp tục mua USD vào để tỷ giá VND/USD không bị giảm quá mạnh gây tác động không tốt đối với nền kinh tế.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Taichinh (55).doc