MỤC LỤC
I. NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH MÌ 1
I.A. Nguyên liệu chính 1
I.A.1. Bột mì 1
I.A.2. Nấm men làm bánh mì 6
I.B. Nguyên liệu phụ gia 6
I.B.1. Nhiệm vụ của các chất trong phụ gia: 7
I.B.2. Tính năng của phụ gia trong công nghệ l àm bánh mì ở Việt Nam: 7
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VI SINH VẬT (NẤM MEN) TRONG
SẢN XUẤT BÁNH MÌ SACCHAROMYCES 8
II.A. Tên gọi 8
II.B. Phân loại 8
II.C. Đặc điểm hình thái và kích thước 9
II.D. Thành phần cấu tạo 9
II.E. Thành phần hóa học 10
II.F. Sinh trưởng và sinh sản 11
II.F.1. Sinh trưởng 11
II.F.2. Sinh sản 11
II.G. Dinh dưỡng và con đường chuyển đổi vật chất trong tế b ào nấm men 16
II.H. Đặc điểm nấm men dùng trong sản xuất 17
III. SẢN XUẤT NẤM MEN 19
III.A. Nguyên liệu sản xuất nấm men 19
III.B. Quy trình sản xuất nấm men 22
III.B.1. Sản xuất men ép từ rỉ đường 22
III.B.2. Sản xuất men khô 29
III.C. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến tốc độ tồng hợp sinh khối
nấm men 33
III.C.1. Nhiệt độ 33
III.C.2. Độ pH của môi trường 33
III.C.3. Ảnh hưởng của chất hóa học 33
III.C.4. Ảnh hưởng nồng độ rỉ đường 34Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
iii
III.C.5. Ảnh hưởng của cường độ không khí và khuấy trộn lên tốc độ tăng
trưởng của nấm men 34
III.D. Trang thiết bị cần thiết cho một cơ sở sản xuất men bánh mì 35
III.D.1. Bộ phận sản xuất men 35
III.D.2. Trang bị phòng kĩ thuật 36
III.D.3. Vệ sinh 36
IV. PHÂN LOẠI NẤM MEN DÙNG TRONG SẢN XUẤT 37
IV.A. Phân loại theo dạng 37
IV.B. Phân loại theo vị 37
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN MEN GIỐNG 38
VI. QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH MÌ 39
VI.A. Quy trình sản xuất chung 39
VI.B. Giải thích quy trình 40
VI.C. Quy trình sản xuất ở nước ta 42
VII. VAI TRÒ CỦA NẤM MEN TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT 44
VIII. HƯ HỎNG BÁNH DO VI SINH VẬT 45
VIII.A. Vi sinh vật trong bột 45
VIII.B. Ảnh hưởng của vi sinh vật đến phẩm chất của bột trong bảo quản 46
VIII.C. Hệ vi sinh vật bánh mì 47
VIII.D. Hư hỏng bánh do vi sinh vật 47
IX. MỘT SỐ ỨNG DỤNG KHÁC CỦA NẤM MEN 49
IX.A. Lên men rượu 49
IX.B. Sản xuất bia 49
IX.C. Sản xuất rượu vang và sampanh 50
IX.D. Chế vắc-xin H5N1 cho gia cầm từ men bánh mì 51
KẾT LUẬN 52
Các nguồn tài liệu tham khảo 53
Giới thiệu:
Mặc dù sự hiểu biết của con người về nấm men và những
tính chất của nó mới được hơn 150 năm, nhưng ngay từ thời cổ
đại, người ta đã biết dùng bột nổi (có lẽ gồm quần thể vi sinh vật
tạo axit lactic và vài lòai nấm men). Đến đầu thế kỉ 19, nấm men
bia, nấm men thải từ nhà máy rượu bia đã được con người sử dụng
để làm bánh mì. Cuối thế kỉ 19, nhiều cải tiến kỹ thuật nh ư hệ
thống thông khí (nước Anh), kỹ thuật li tâm để tách nấm men ra
khỏi môi trường tăng trưởng (Mỹ) đã được dùng để sản xuất men
bánh mì. Lúc bấy giờ Pasteur cho rằng nấm men có thể đ ược nuôi
trong dung dịch đường mía với amoniac, là nguồn Nitơ duy nhất
mới được ứng dụng. Sau đại chiến thứ I v à thứ II, việc sản xuất
nấm men Sacharomyces và Candida phát triển mạnh. Có nhiều
bằng sáng chế đánh dấu những tiến bộ về kĩ thuật nuôi trong giai
đọan này, chủ yếu là ở Đan Mạch và Đức. Sau đó, cùng với sự
phát triển chung của kĩ thuật lên men việc cải tiến trang thiết bị v à
chủng nấm men đã có ảnh hưởng lớn trong quá trình sản xuất nấm
men hiện đại.
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2670 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất bánh mì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr ùng triệt để, nhưng nguyên liệu, nước đều được
hoặc khử trùng ở 100oC trong 60 phút, hoặc được xử lý hypocloric.
Ở nước ta, hầu như chỉ có giai đọan giống gốc, được thực hiện trong phòng thí
nghiệm, các giai đọan nhân giống tiếp theo đều thực hiện trong điệu kiện vô tr ùng
tương đối, hệ thống nuôi men từ giai đọan 4 trở đi l à hệ thống hở, và môi trường sử
dụng thường không được giàu như các qui trình trên.
Nồng độ nguyên liệu được dùng để nuôi men như sau:
Nguồn hydrat cacbon: tính trên r ỉ đường hoặc rỉ đường có bổ sung nước
mạch nha: 12-15% chất khô.
Ammônium sunfat: từ 0,1-0,3%.
Urê: 0,1-0,15%.
DAP: 0,1% hay acid photphoric 0,06%.
Magiê sunfat 0,05%.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 24
Bảng 3.3: Sơ đồ các giai đọan nhân giống nấm men:
Thể tích nuôi Nguồn hydrat
cacbon
Thời gian nuôi
(giờ) pH Thông khí
Ống nghiệm
10ml x 4 16-20
Nứơc chiết
khoai tây và
đừơng cát
5
Lắc ở tốc độ
130-200
vòng/phút
Bình 1 lít 8-10 Rỉ đường nước
mạch nha (1:1)
5 Thông khí 1-2m3/m3/giờ
Bình 10 lít 8-10 Rỉ đường nước
mạch nha (1:1) 5 1-2m
3/m3/giờ
Bình 50 lít 3 Rỉ đường nước
mạch nha (2:1)
5 3-5m3/m3/giờ
Phuy 100 lít 3 Rỉ đường 5 8-10m3/m3/giờ
6-8 Rỉ đường 5
Phuy 200 lit
Men lắng - ly tâm lấy tế bào
8-10m3/m3/giờ
Ở các cơ sở sản xuất men bánh m ì tại thành phố ta không bảo quản men mẹ dưới
dạng men sữa. Mầm men trong thể tích trên lại tiếp tục được nhân lên theo cách
thức tuần hòan để sản xuất men ép thành phẩm như sau:
ống nghiệm 20-100ml bình 1L bình 10L phuy 100 phuy 200L
200L 100L
200L 100L
L ắng ly tâm lấy men thành phẩm
Từ giai đọan ống nghiệm đến giai đọan 200L có thể xem như giai đọan men mẹ
yêu cầu về chất lượng không được để nhiễm men dại hay vi khuẩn. Nếu không có
điều kiện nhân giống từ ống nghiệm gốc, có thể ly tâm lấy men trong giai đọan n ày
để sử dụng cho đợt nuôi men tiếp theo. Nếu để lắng và ly tâm tiếp theo trong giai
đọan này men mẹ phải đạt được các chỉ tiêu sau đây:
Hoạt lực làm dậy bột ≤ 45phút.
Độ bền vững > 72 giờ.
Hoạt tính zymase ≤ 45 phút.
Hoạt tính maltase ≤ 70 phút.
Tính nhạy cảm thẩm thấu ≤ 10 phút.
Cũng có thể đánh giá sơ bộ bảng đặc điểm hình thái và vài đặc điểm của một số
cơ quan của tế bào khi nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi.
Tế bào đồng nhất không lớn.
Không có thể mở.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 25
Nhuộm tế bào với xanh metylen: nếu tế bào già, chết sẽ bắt đầu từ màu xanh đến
xanh đậm, trong khi tế bào trẻ không bắt màu.
Vòng tuần hoàn sau 200lít có thể lên đến 10 lần phụ thuộc vào chất lượng men
mẹ, độ sạch của môi trường, nguyên liệu, điều kiện vệ sinh của cơ sở mỗi vòng từ 6
đến 8 giờ. Ở các nước phát triển giai đọan nuôi men mẹ v à men thương phẩm được
thực hiện trong thiết bị lên men kín, khá tối ưu về diều kiện thông khí, điều kiện
kiểm tra quá trình được tự động hoá, do đó kịp thời xử lý những sơ sót về kỹ thuật.
III.B.1.4/Quá trình men lắng
Khi sản xuất men bánh m ì cần chú ý quá trình này vì quá trình này có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng thành phẩm. Trong quá trình lắng, không còn chất dinh
dưỡng trong môi trường, hệ enzyme trong tế bào nấm men chuyển từ quá tr ình hoạt
động sinh tổng hợp sang quá tr ình trao đổi chỉ nhằm duy trì những chức năng bình
thường của tế bào. Trong giai đoạn này, có dạng tế bào con, tế bào trẻ vừa mới tạo
chồi, tế bào thành thục. Tỉ số các dạng này khác nhau tùy thuộc quy trình kỹ thuật
và môi trường họat động lúc đầu. Số tế bào thành thục càng cao men thành phẩm
càng giữ được tính chất của nó lâu hơn. Điều kiện lắng tốt nhất là:
Giảm nhiệt độ đến 270C.
Giảm lượng không khí 40-60% so với giai đoạn nuôi chính.
Thời gian lắng từ 1,5-2 giờ.
III.B.1.5/Thu tế bào nấm men, tạo hình, đóng gói
III.B.1.5.1/Ly tâm sau khi men lắng:
Dùng bơm bơm dịch men vào máy ly tâm để loại môi trường còn lại. Thời gian
ly tâm càng nhanh càng tốt (không quá 2giờ). Rửa không làm xấu chất lượng men
nhưng nước rửa phải ở 20C, nếu rửa nước ở nhiệt độ thường làm tăng thời gian ly
tâm, có thể ảnh hưởng lên chất lượng thành phẩm. Trong khi nuôi, nếu có sự cố về
kỹ thuật như nhiệt độ tăng không đủ chất khóang th ì sau khi ly tâm hòa tế bào vào
nước lạnh 20C kết hợp với xử lý sau:
Chlotetracylin-hydroclodrid 5g/m3 trong hơn 30 phút.
Axit sorbic 1kg/m3 trong 30 phút.
KH2PO4 (8,5-20kg/m3 ) từ 1-15 phút.
Những chất này 1 phần hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây nhiễm, đồng
thời có tác dụng “dương” trên họat tính sinh sản của men.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 26
III.B.1.5.2/Lọc ép quạt khô:
Ly tâm xong, thu lấy nấm men cho vào máy lọc ép trước khi đóng gói. Nấm
men được giữ lại trong lớp vải lọc và dịch môi trường sẽ thấm ra ngoài. Tốc độ và
độ lọc hữu hiệu phụ thuộc vào lực tác dụng và sự đối kháng của môi trường. Nếu
lọc ép hữu hiệu, sau giai đoạn n ày sẽ nhận được dạng men ép (thuờng gọi là men
pát) chứa khỏang 75% độ ẩm có thể đóng gói, không qua giai đọan quạt khô.
Trường họp lọc ép không hữu hiệu, có thể dung quạt gió để xử lý tiếp từ nửa giờ
đến 1giờ.
III.B.1.5.3/Tạo hình, đóng gói men ép:
Ở các nước, giai đọan này được thực hiên bằng máy, và có bổ sung dầu thực vật
(0,1%), lơxitin (lecithin) để đảm bảo độ bền chắc và màu sắc sản phẩm. Các cơ sở
sản xuất men bánh mì ở nước ta do trình độ công nghiệp chưa cao và có nhiều lao
động thủ công nên sau khi lọc ép để men được nhào trộn cho đều, người ta có thể
nhồi bằng tay như nhồi bột làm bánh bao hay cho từ 5-10kg men vào bao vải dày,
cột chặt miệng bao lại và đạp bằng chân cho đến khi đồng nhất về m àu sắc và độ
chắc. Cân men thành từng phần nặng 0,5kg cho vào túi nilon loại dày, ép trong
khuôn cấy có kích thước tương ứng. Ép chặt men theo khối vuông vức của khuôn,
vuốt bao lại cho thẳng, bọc kín v à cột thun lại. Cất vào tủ lạnh bảo quản từ 2-40C.
Khâu tạo hình và đóng gói men càng làm nhanh càng t ốt, vì trong điều kiện sản
xuất của ta, nếu không rửa sạch men, hệ enzyme của tế b ào nấm men đang ở trạng
thái nghỉ, có thể tiếp tục hoạt động ảnh h ưởng lên chất lượng men, hoặc có vi khuẩn
gây nhiễm sinh sản mạnh hơn tế bào nấm men đang nghỉ. Hoạt động của vi khuẩn
sẽ tạo ra trong môi trường những chất độc làm kìm hãm tế bào nấm men, làm cho số
lượng nấm men sống trong thành phẩm giảm.
Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn tạo thành thành phẩm nấm men:
Ly tâm lọc ép, quạt khô đóng gói tạo hình men thành phẩm
III.B.1.6/Hiệu suất và chi phí
Ở các cơ sở sản xuất men bánh m ì nước ngoài người ta nuôi men trong hệ thống
kín, quá trình nuôi được kiểm soát chặt chẽ, hiệu suất l ên đến ≥100% (100 kg rỉ
đường có 75% chất khô cho ra 100 kg nấm men ép). Ở nước ta sản xuất theo cách
thức trên cho hiệu suất không cao, thường chỉ đạt từ 20-22% (từ 4,5-5kg rỉ đường
cho 1kg men). Sau đây là chi phí nguyên li ệu để sản xuất ra một tấn nấm men ở
nước ta:
Thành phần men(kg)Nguỵên liệu Ở Việt Nam
(kg)
Ở nước ngoài
(kg) Việt Nam Nước ngoài
Rỉ đường
Urê
DAP
MgSO4
5500
140
14
7
1300
48,5
16
1000 1000
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 27
III.B.1.7/Một số phương pháp để cải tiến quá trình và chất lượng
thành phẩm men ép
Hiện nay để gia tăng hiệu suất v à chất lượng thành phẩm men bánh mì, ở các
nước phát triển chú ý triển khai theo những h ướng chính sau đây:
Nuôi nấm men trong môi trường có nồng độ chất khô cao, trong đó rỉ đường
có nồng độ chất khô 75% được pha loãng từ 7-11lần, gia tăng hiệu suất đến
140% chi phí cho 1 tấn nấm men giảm 50% chi phí năng lượng thông khí
giảm 35%. Men thành phẩm thu được có nồng độ chất khô cao nhất là
trehalose, làm tăng độ bền vững của men trong quá trình bảo quản.
Triển khai nuôi nấm men liên tục trong sản xuất hiện đại. Phương pháp này
về lý thuyết ưu điểm hơn phương pháp tuần hòan.
Giảm sự tạo thành ethanol (phần 2.3), bằng cách sục khí men mẹ trong môi
trường chỉ có nguồn đạm, khóang, sau đó 1giờ mới bổ sung rỉ đường.
Cải biến chất lượng men mẹ bằng phương pháp lai, gây đột biến.
III.B.1.8/Yêu cầu chất lượng thành phẩm men ép
Thành phẩm men ép có chỉ số chất lượng như sau:
Độ ẩm 75-74%
Họat lực làm dậy bột: 70phút
Họat tính zymase ≤ 60 phút
Họat tính mantase ≤ 100 phút
Độ bền vững: 48giờ
Về mặt cảm quan, men ép phải đạt các chỉ ti êu sau: có màu vàng sẫm, bên ngoài
không có chấm đen, không có mùi mốc và mùi lạ khác, có cấu tạo chắc, dễ bẻ,
không dính tay.
III.B.1.9/Kiểm tra thông số trong quá tr ình sản xuất
Trong quá trình sản xuất nấm men bánh m ì, cần theo dõi nghiêm ngặt các thông
số về nhiệt đô, pH, độ axit, lượng nitơ, hàm lượng chất khô trong dịch men sau mỗi
giờ để kịp thời xử lý.
III.B.1.9.1/Nhiệt độ:
Duy trì ở nhiêt độ 29-300C. Thực tế ở nước ta trong mùa nắng nhiệt độ trong quá
trình sản xuất có thể lên đến 31-340C, làm cho sự tăng trưởng của nấm men bị chậm
lại. Nếu hệ thống nuôi men kín có hệ thống n ước để điều hòa thì tốt, nếu không khi
theo dõi có sự dao động về nhiệt trong quá tr ình sản xuất có thể xử lý bằng axit
sorbic, hay chlotetracyline, hydrochlorid….
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 28
III.B.1.9.2/Độ pH:
Đo pH dịch men mỗi giờ bằng pH kế, hay giấy đo pH. Giấy để khô ráo tránh
tiếp xúc với hóa chất có tính axit hay kiềm. Thường pH=3-3,5 hay pH=5,5 là do
không đủ chất dinh dưỡng trong môi trường, hay dùng axit quá liều trong quá trình
làm trong môi trường. Duy trì pH=4,5- 5,5 bằng cách dùng amoniac với liều lượng
thích hợp vừa có tác dụng chỉnh pH, vừa cung cấp nguồn đạm cho nấm men.
III.B.1.9.3/Số lượng nitơ hấp thụ được trong môi trường:
Cứ mỗi giờ lấy 10ml dịch men (không lọc) pha với 90ml n ước cất và nhỏ từ từ
dung dịch NaOH 0,1N vào; trong sự hịên diện của phenolphtalein đến khi c ó màu
hồng nhạt. Kế đó thêm vào bình phản ứng 5ml dung dịch formalin trung tính v à
chuẩn độ lần 2 với NaOH 0,1N nh ư trên cho đến khi có màu hồng nhạt. Thể tích
(ml) NaOH 0,1N dùng trong l ần 2 gọi là số N-formol. Giá trị tương đối này xác
định số lượng amonium và nito amin trong môi trư ờng. Lúc bổ sung nitơ đầu quá
trình nuôi, chỉ số N-formol là 1,0 – 1,5 trong giai đọan nấm men tăng trưởng mạnh,
số N-formol giảm xuống đến 0,4-0,5, tuy nhiên không cần thiết bổ sung nguồn nitơ
vào môi trường. Vào cuối quá trình tăng trưởng, số N-formol giảm đến 0,2-0,3 và
trong quá trình lắng, chuẩn bị ly tâm, số N -formol là 0,15-0,2.
III.B.1.9.4/Sự tích lũy nấm men trong 1lít dịch men:
Hằng giờ lấy mẫu dịch men, xác định nồng độ tế b ào nấm men sơ bộ bằng cách
đo lượng chất khô trong dịch men với đường kế Balling. Vì chỉ số Balling bị ảnh
hưởng do lượng nấm men trong dung dịch.
42,56g nấm men/1L dung dịch: 1 o Balling. Do đó từ sự khác nhau về chỉ số
Balling trước và sau khi ly tâm lọai tế bào, có thể tính được lượng tế bào nấm men
sau mỗi giờ và tính được hiệu suất sinh khối gần đúng theo công thức:
Ở nước ta, dụng cụ phổ biến để đo dung dịch đ ường là đường kế Baume. Có thể
dùng Baume kế để đo và tra độ Balling (Brix) tương ứng tính tóan được lượng tế
bào nấm men trong dung dịch.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 29
Bảng 3.4: Biến thiên các thông số trong quá trình nuôi nấm men theo lý thuyết:
Thời gian(giờ) pH Nhiệt độ SốN-formol
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15(men lắng)
4,4
4,5
4,6
4,5
4,6
4,7
4,4
4,6
4,3
4,3
4,3
4,3
4,3
4,3
27
27
27
27
27
27
27
27
28
28,5
29
30
30
31
0,05
0,9
0,6
0,3
0,35
0,3
0,3
0,4
0,4
0,35
0,3
0,25
0,2
0,15
III.B.1.10/Sử dụng chất thải của quá trình sản xuất
III.B.1.10.1/Dung dịch đã thu nấm men để nuôi nấm men trở lại:
Sau khi ly tâm thu men mẹ, phần dịch còn lại có thể được dung trở lại để nuôi
nấm men, mà không cần phải thanh trùng và 1m3 dịch này có khỏang 39kg rỉ
đường. Phần dịch còn lại sau khi ly tâm thu lấy nấm men th ành phẩm chứa khỏang
25kg rỉ đường, cần được khử trùng trước khi dùng lại rỉ đường này.
III.B.1.10.2/Thu hồi khí CO2
III.B.1.10.3/Nguồn protein cho gia súc và phân kali:
Ở Pháp, các cơ sở sản xuất nấm men bánh m ì đã dùng nước thải sau khi ly tâm
lấy men và nước rửa chén cho bốc hơi cô lại và bổ sung thêm MgSO4 thu hồi 2 sản
phẩm là sunphat kali dạng tinh thể và dịch cô đặc giàu protein dùng để làm thức
ăn cho gia súc.
III.B.2. Sản xuất men khô
III.B.2.1/Giới thiệu tình hình sản xuất men khô ở nước ngoài
Sản xuất men khô là quá trình kĩ thuật khá phức tạp; cần chủng nấm men đặc
biệt, các chế độ nuôi men mẹ v à men thương phẩm có khác so với men ép. Hiện nay
ở các nước phát triển, vấn đề cải tiến chất l ượng men khô vẫn chưa được hoàn
chỉnh, các nghiên cứu thường tập trung theo 3 phương hướng sau đây:
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 30
Chọn lọc chủng nấm men đặc biệt từ dạng men ép bền vững cho đến khô,
sau đó dùng phương pháp thích h ợp để nuôi, và phát hiện nhanh thông số
thích hợp với quá trình làm khô của những chủng này.
Từ dạng men khô bền vững qua thời gian bảo quản, khảo sát và phát hiện cấu
trúc hay chỉ số nào của chủng thích hợp với việc bảo quản.
Tiếp tục cải thiện cách bao gói men khô.
Để nuôi nấm men làm men khô, quy trình có thay đổi so với phương pháp nuôi
men ép:
Dùng môi trường có nồng độ chất khô cao (pha loãng r ỉ đường từ 7-14 lần,
thêm muối NaCl vào môi trường nuôi men) hay ngừng cung cấp nguồn thức
ăn cacbon vào cuối quá trình sinh sản
Giảm cường độ thông khí
Tăng nhiệt độ nuôi men lên từ 30-33ºC.
Sau khi có được dạng men ép qua chế độ nuôi đặc biệt nh ư trên, nấm men ép
chịu xử lý nhiệt như sau:
Quốc gia Phương pháp làm khô Thời gian
Anh
Pháp
Liên Xô
1)120ºC
41ºC
2)50 - 70ºC
3)30 - 60ºC
8 giây
45 giây
10 - 15 phút
3 - 6 giờ
Ở Hà Lan sản xuất được loại men khô đặc biệt gọi l à “Ferminan”, là hỗn hợp
men khô và men ép bánh mì với tỉ lệ 1:3. Men Ferminan có hoạt tính men cao h ơn
men khô 2 lần và cao hơn men ép từ 4-6 lần.
III.B.2.2/Đặc điểm men chịu được quá trình làm khô
III.B.2.2.1/Lượng Trehalose trong tế bào cao:
Trehalose là nguồn chất dự trữ cho tế bào. Những nghiên cứu về vai trò của
hydrat cacbon cho thấy: Trehalose không những là cơ chất giàu năng lượng cho các
quá trình nội bào, mà còn là tác nhân điều chỉnh áp suất nội bào, qua đó làm tăng
hoạt tính sinh tổng hợp. Phân tích hóa học cho thấy l ượng Trehalose trong men ép
có từ 2,1 – 4,9%, trong khi lượng Trehalose trong men khô có từ 7,6 – 8,1%. Để có
nấm men chứa nhiều Trehalose có thể dùng một số phương pháp sau:
- Tăng áp suất thẩm thấu của môi trường
- Giảm cường độ thông khí
- Không cung cấp nguồn hydrat cacbon 2 -3 giờ vào giai đoạn cuối của quá trình
sản xuất
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 31
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng hydrat cacbon trên chất lượng nấm
men
Men ép Men khôChế độ cung
cấp hydrat
cacbon
Độ pha
loãng rỉ
đường
Hiệu suất
(%)
Hoạt lực
làm dậy
bột (phút)
Lượng
Trehalose
(%)
Hoạt lực
làm dậy
bột (phút)
Lượng
Trehalose
(%)
Không bỏ đói
Bỏ đói 1 giờ
Không bỏ đói
Bỏ đói 1 giờ
17
17
8
8
69,0
74,0
70,1
77,2
75
62
55
50
5,1
8,0
9,1
11,3
78
71
57
47
9,3
13,9
12,6
15,5
III.B.2.2.2/Lượng sacchrose nội bào:
Cũng là một chỉ số quan trọng xác định men thích hợp để l àm men khô. Chỉ số
này được xác định bằng cách đo khí CO 2 tạo ra khi cho lượng nấm men ép lên men
20ml nước máy ở 30ºC. Trong quá trình hô hấp hiếu khí, đường nội bào được biến
đổi thành khí CO2 và H2O. Do đó có thể tính được lượng saccharose nội bào nhờ số
lượng khí CO2 phóng thích ra. Thể tích khí CO2 tương ứng với lượng saccharose
nội bào thích hợp cho men làm khô là ≥ 20 ml CO2/giờ.
III.B.2.2.3/Tính nhạy cảm thẩm thấu:
Thể hiện bằng sự chênh lệch về thời gian làm dậy bột của nấm men giữa bột
không có NaCl, và bột có 3,35% NaCl. Sự khác nhau không quá 10 phút, đ ược chọn
là nấm men bền vững để làm khô.
III.B.2.2.4/Khả năng tạo bào tử:
Những chủng thích hợp để làm men khô có khả năng tạo bào tử thấp hơn (≤
40%).
III.B.2.3/Yêu cầu chất lượng men khô
Về cảm quan, nấm men khô có dạng hạt nhỏ hay sợi ngắn, màu vàng sáng có
mùi thơm đặc trưng của nấm men.
Bảng 3.6: Chỉ tiêu chất lượng men khô
Chỉ tiêu hóa lý Men cao cấp Men loại 1
Độ ẩm ≤ 8% 10%
Hoạt lực làm dậy bột
Thời gian bảo quản
70 phút
12 tháng
90 phút
5 tháng
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 32
III.B.2.4/Sản xuất men khô
Sau khi thu được dạng men ép bằng phương pháp nuôi men đặc biệt để làm men
khô, quá trình làm men khô tiếp theo gồm hai giai đoạn chính:
- Trục nấm men ép thành dạng sợi dài có độ dày và độ chắc đồng nhất.
- Khử nước, làm khô sợi nấm men trên lưới thép nhờ quạt thông khí kết hợp
với nhiệt độ từ 31 – 32ºC.
III.B.2.4.1/Trục nấm men thành dạng sợi
Để thực hiện giai đoạn này có thể thiết kế dĩa đồng, có đục lỗ kích th ước≈ 0,3
cm, gắn ở đầu ra của máy nghiền hay máy giã.
Có thể làm ẩm nấm men nếu cần bằng cách nhào trộn đến khi có độ đồng nhất
mong muốn. Cho nấm men vào phễu, từ đầu ra sẽ nhận được nấm men dạng chuỗi
dài không đứt, cũng không dính nhập lại với nhau. Lập tức trải sợi nấm men l ên
màng làm khô, nhưng nếu nấm men quá khô, chuỗi nấm men sẽ vỡ khi ra khỏi máy,
bột nấm men rơi xuống màng làm khô. Nếu nấm men quá ẩm, khi ra khỏi máy sợi
nấm men sẽ dính vào nhau, không tạo thành sợi được.
III.B.2.4.2/Khử nước
Trải sợi nấm men lên khay sấy, cho vào máy khử nước, dùng luồng khí do quạt
cung cấp, công suất 2700 m³/phút, tạo ra sự thông gió có tốc độ 1,2m/giây. Nhiệt độ
của máy được điều hòa nhờ hệ thống hơi nước duy trì ở 31ºC trong 1 giờ đầu và
32ºC trong 3 giờ sau.
Bảng 3.7: Chỉ số chất lượng men khô và cách bảo quản tương ứng
Chỉ số
Hoạt tính
làm dậy bột
(phút)
Đổ ẩm
(%)
Trehalose
chất khô
(%)
Axit
tổng số(ml)
Thời gian
bảo quản (tháng)
Hình thức
bảo quản
>12
5
Gói kín
Gói không kín
61-70
61-70
61-90
8,1-10
8
10
14,1-16
11,1-14
11
1,1-1,3
1,4-1,7
>1,7 Không bảo quản được trong giấy
gói.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 33
III.C.ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI
TRƯỜNG ĐẾN TỐC ĐỘ TỔNG HỢP SINH
KHỐI NẤM MEN:
III.C.1. Nhiệt độ
Có ảnh hưởng lớn lên tốc độ tăng trưởng của nấm men. Nhiệt độ thích hợp nhất
để nấm men phát triển tốt là 28-30ºC. Trên 43ºC và dưới 28ºC sự sinh sản của nấm
men bị chậm hay ngừng lại.
III.C.2. Độ pH của môi trường
Độ pH tốt nhất cho sự tăng trưởng của men bánh mì là 4,5 – 5,5; pH= 4: tốc độ
tích lũy sinh khối giảm. Nếu pH=3,5 hay pH=3 sẽ l àm sự sinh sản của nấm men bị
ngừng lại. Mức độ hấp thụ chất din h dưỡng vào tế bào, hoạt động của hệ thống
enzym tham gia vào sự tổng hợp protein, tạo vitamin đều t ùy thuộc vào độ pH, pH
ngoài 4,5-5,5, làm chất lượng nấm men giảm đi.
III.C.3. Ảnh hưởng của chất hóa học
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất men bánh m ì là rỉ đường, amonium sunphat,
DAP, MgSO4, axit sunfuric trong các hóa ch ất này đôi khi có sự hiện diện của
những chất làm ức chế sự tăng trưởng của tế bào nấm men.
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của một số chất hóa học lên sự tăng trưởng của tế bào nấm men
Chất
Nồng độ làm nấm men
chậm hay ngừng phát triển
(%)
Nồng độ chất làm nấm
men chết (%)
Sunphuro
Natriflo
Axit nitric
Formalin
Karamen
Axit acetic
Axit formic
Axit oxalic
Axit sunfuric
Axit photphoric
Axit clohidric
Ethanol
0,0025
0,002
0,0005
0,001
0,1
0,02
0,17
0,001
0,39
0,30
0,14
12
0,004
0,9
3
0,34
1,3
2
0,72
25
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 34
III.C.4. Ảnh hưởng nồng độ rỉ đường
Tốc độ tăng trưởng của tế bào nấm men phụ thuộc vào sự hấp thụ chất dinh
dưỡng, trong giới hạn áp suất thẩm thấu của môi tr ường và nồng độ tế bào. Áp suất
thẩm thấu của môi trường tăng khi hàm lượng chất khô như Saccharose hay chất
hoạt động thẩm thấu như NaCl nhiều. Hiện nay, các nhà máy sản xuất men bánh mì
nước ngoài nuôi nấm men trong môi trường có nồng độ Saccharose l ên đến 5-6% để
cải tiến chất lượng men ép và làm men khô.
III.C.5. Ảnh hưởng của cường độ không khí và khuấy trộn
lên tốc độ tăng trưởng của nấm men
Trong quá trình nuôi nấm men cần thiết giữ cho dịch men li ên tục bão hòa oxy
hòa tan. Ngừng cung cấp oxy trong 15 giây sẽ gây n ên tác dụng “âm”trên hoạt động
sống của nấm men. Oxy khí quyển chuyển v ào tế bào nấm men qua hai giai đoạn :
Hòa tan oxy đến dạng lỏng
Hấp thu oxy hòa tan vào tế bào
Về lý thuyết cần 0,761m ³ oxy để oxy hóa 1 kg đường, nhưng thực tế chỉ một
phần nhỏ oxy bơm vào được nấm men sử dụng , phần còn lại bị mất đi do các quá
trình tiếp xúc, nhiệt độ nồng độ, độ nhầy nhớt của môi tr ường, cường độ khuấy trộn.
Kích thước của thiết bị nuôi cấy nấm men l à tiền đề cần thiết, ảnh hưởng gián tiếp
lên sự tăng trưởng của nấm men v ì chiều cao cột dung dịch môi trường càng cao,
thời gian khí bơm vào đạt đến bề mặt lâu hơn, và sự hấp thụ oxy được thúc đẩy khi
nhiệt độ tăng gần thích hợp cho hoạt tính men. Chiều cao cột dung dịch men tốt
nhất là 3m mới có thể đảm bảo hiệu suất th ành phẩm và giảm trọng lượng khi tiêu
dùng. Rõ ràng là để tăng 1kg nấm men còn tùy thuộc vào chiều cao cột nước và
lượng khí tiêu dùng do đó cũng có khác nhau.
Chiều cao cột nước Lượng khí cần/giờ
3m
6m
8m
16m3
8m3
6m3
Trong điều kiện thông khí tốt nhất, tổng số thể tích oxy b ơm vào dịch men gấp 7
lần trị số lý thuyết. Nếu tốc độ h òa tan oxy cao, có thể thấy bọt khí nhỏ sủi lăn tăn
giữa bề mặt tiếp xúc của chất khí v à chất lỏng.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 35
III.D.TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO MỘT
CƠ SỞ SẢN XUẤT MEN BÁNH M Ì
III.D.1. Bộ phận sản xuất men
III.D.1.1/Hệ thống nuôi men:
- Phuy nhựa 200 lit : 25 – 30 cái, đây là thùng nuôi men bánh m ì phổ biến ở
thành phố ta, thích hợp với điều kiện sản xuất bán thủ công, dễ l àm vệ sinh,
sau mỗi đợt nuôi. Tuy nhiên, cũng còn có một số điểm hạn chế như hệ thống
khí bố trí không đồng đều, chiều cao cột n ước không đạt, lượng khí chi phí
khá cao.
- Nếu có điều kiện đầu tư xây dựng, nên thiết kế hai nồi nuôi men qui mô
0,5m³ và 2m³. Dùng thép không r ỉ làm đáy và phầm vỏ bọc xung quanh, nắp
đậy bằng kim loại, có hệ thống ph ân bố khí, hơi nước, hệ kiểm tra nhiệt độ,
độ pH, lượng khí, v.v…
III.D.1.2/Máy nén khí (máy thổi)
Là một trong những thiết bị quan trọng nhất trong bộ phận sản xuất men. Cần
chọn máy có khả năng tự hoạt động đ ược cả về số lượng khí vận dụng và năng
lượng tiêu thụ, có thể duy trì một áp suất ổn định trong thể tích lớn. Khi cần giảm
thể tích khí, năng lượng tiêu thụ của máy giảm, đồng thời áp suất cũng không v ượt
quá mức tối đa đã xác định trước để đảm bảo an toàn. Yếu tố này cần thiết vì thể
tích khí thay đổi tùy giai đoạn phát triển của nấm men và môi trường nuôi men.
III.D.1.3/Máy lọc khí lọc không khí đi vào máy nén
Có thể dùng máy lọc khí có hệ thống lọc gồm chủ yếu l à vòng kim loại tâm
glycerin, vòng này được xếp vào giỏ thép, quá trình lọc hữu hiệu nhờ sự thay đổi
tốc độ của dòng khí di chuyển với tốc độ cao. Bụi bao tử không thể thay đổi h ướng
bay cùng tốc dộ với dòng khí, sẽ chạm vào bề mặt ẩm của vòng glycerin và bị giữ
lại.
III.D.1.4/Máy li tâm: 2 cái
Có thể dùng loại máy ly tâm lá chắn, chọn máy c hính xác, có cân bằng tốt để
đảm bảo an toàn khi vận hành.
III.D.1.5/Máy bơm
III.D.1.6/Cối ép: 1 cái
III.D.1.7/Tủ lạnh 100 lit: 1 cái
III.D.1.8/Đường ống, đầu thổi: 25 bộ để phân bố khi đến các phuy nuôi
men.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 36
III.D.2. Trang bị phòng kĩ thuật
- Bình tam giác, ống nghiệm
- Que cấy, panh (pince)
- Tủ ủ vi sinh vật: 0-60ºC
- Buồng vô trùng
- Tủ sấy khử trùng: 0-300ºC
- Kính hiển vi
- Banme kế
- Nhiệt kế
III.D.3. Vệ sinh:
Nấm men là sinh vật rất nhạy cảm, dễ bị ức chế do men dại v à vi khuẩn tạo tủa,
do đó nơi sản xuất cần sạch sẽ. Nên xây chỗ sản xuất bằng vật liệu không thấm. N ên
chú trọng vấn đề vệ sinh nơi sản xuất dùng phormalin để tiệt trùng vì phormalin
không tấn công kim loại, xông phormalin 10% ở độ pha lo ãng 1/1000 lần
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 37
IV.PHÂN LOẠI NẤM MEN DÙNG TRONG
SẢN XUẤT:
IV.A. PHÂN LOẠI THEO DẠNG:
IV.A.1. Dạng nấm men lỏng:
Là sản phẩm thu được ngay sau khi quá tr ình lên men hiếu khí kết thúc,dịch men
này có chứa sinh khối của nấm men đang phát triển.
Ưu điểm: dễ sử dụng, hoạt lực làm nở bánh mì cao.
Nhược điểm: Khó bảo quản, thời gian sử dụng giới hạn 24h sau khi sản xuất
IV.A.2. Nấm men dạng nhão (nấm men paste)
Là khối nấm men thu được khi li tâm nấm men lỏng.
Ưu điểm: vận chuyển dễ dàng, thời gian sử dụng lâu dài
Nhược điểm: hoạt lực làm nở kém hơn nấm men
IV.A.3. Nấm men thô
Là loại nấm men có được khi sấy nấm men paste ở nhiệt độ cao.
Ưu điểm: thời gian sử dụng rất lâu, dễ vận chuyển.
Nhược điểm: hoạt lực làm nở không cao.
Do thời gian bảo quản nấm men lỏng ngắn n ên ngày nay người ta dùng nấm
men nhão và nấm men thô để là bánh mì
IV.B. PHÂN LOẠI THEO VỊ
IV.B.1. Men lạt:
Men dùng cho sản xuất bánh mỳ lạt (Hàm lượng đường thấp). Những chủng
men này chỉ sống và phát triển tốt trong môi trường có nồng độ đường thấp (nhỏ
hơn 20%)
IV.B.2. Men ngọt:
Men dùng cho sản xuất bánh mỳ ngọt (Hàm lượng đường cao). Những chủng
men này chỉ sống và phát triển tốt trong môi trường có nồng độ đường cao (cao hơn
20%)
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 38
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN MEN
GIỐNG:
V.A. Phương pháp 1:
Giữ giống thuần khiết trên môi trường thạch nghiêng ,cấy chuyền sau 12-24
ngày sau khi đã hoạt hóa sơ bộ trên môi trường lỏng
Môi trường thạch nghiêng ,nước malt đường hóa (có 12% đường khô )
49,5%; dịch men tự phân (khoảng 9% chất khô) 1% v à thạch 2%
Môi trường lỏng: để hoạt hóa nấm men người ta dùng dịch malt không có
hublon, lượng chất khô 12%.
Nếu không cấy chuyền và hoạt hóa kịp thời thì hoạt lực maltaza và khả năng
thích nghi với rỉ đường giảm hoặc trên bề mặt thạch các tế bào nấm men sinh
bào tử rồi kết hợp với nhau làm thay đổi tính chất của giống .
V.B. Phương pháp 2:
Giữ tế bào men trong dịch saccaroza 30%. Dịch đường được cho vào bình và
thanh trùng.
Cấy giống từ ống thạch nghiêng đã nuôi 2 ngày & giữ ở to bình thường.
Trong điều kiện này nấm men hầu như không phát triền, không lên men.
Khi sử dụng có thể dùng que cấy hoặc pipet vô trùng lấy dịch giống cấy
chuyền vào môi trường lỏng để hoạt hóa.
Sau 24-36h giữ ở to 300oC dịch đường lên men & cấy chuyền tiếp sang môi
trường thạch hoặc các môi trường nhân giống
V.C. Phương pháp 3:
Bảo quản giống dưới lớp dầu vaselin hoặc parafin.Giống cấy trên môi
trường thạch nghiêng 2-3 ngày được đổ phủ lên bề mặt 1 lớp vaselin vô
trùng.
Người ta thường dùng vaselin có tỉ trọng 0,8-0,9 đã được đun nóng ở 1500C
để đuổi nước có trong dầu, rồi hấp thanh tr ùng. Lớp dầu trên bề mặt môi
trường không quá 1cm. Ống giống có vaselin có thể để ở to trong ph òng
nhưng tốt hơn cả là giữ ở 4-600C.
V.D. Phương pháp 4:
Giữ giống ở điều kiện đông khô .
Dịch huyền phù giống được đựng trong ống nghiệm – ampul ở trạng thái
đông lạnh (-400oC), sấy khô dưới điều kiện lạnh và chân không cao tới độ
ẩm còn 1,5-2,6 % .
Gắn miệng ampul dưới chân không và vô trùng.
Thời gian bảo quản tới 3 năm không phải cấy chuyền ,một v ài chủng men
được bảo quản đông khô có tỉ lệ tế b ào sống thấp
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 39
VI.QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH MÌ:
VI.A. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHUNG:
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 40
VI.B. GIẢI THÍCH QUY TRÌNH:
VI.B.1. Cân các nguyên liệu: khô và ướt. Tùy theo từng loại bánh mỳ
khác nhau mà thành phần và tỷ lệ sẽ khác.
VI.B.2. Trộn: các loại nguyên liệu với nhau thành 1 khối.
VI.B.3. Nhào bột:
Khâu này rất quan trọng nếu muốn bánh thật bông v à mềm. Bột nhào chưa đủ
hoặc nhào kĩ quá đều giảm khả năng nở của bột. Khối bột đ ược nhào đủ sẽ cho cảm
giác trơn mịn, dẻo và dai, không dính.
VI.B.4. Lên men: Để cho bánh mỳ có được độ bông xốp, cần cho nó lên
men.
Lên men là quá trình men tương tác với đường và tinh bột để sản sinh ra CO2
và cồn. Bột chưa lên men đủ sẽ không thể đạt được thể tích chuẩn, kết cấu
bánh sẽ bị thô.
Bột bị lên men ở nhiệt độ quá cao hoặc trong thời gian quá lâu sẽ trở nên
dính, khó thao tác và hơi chua.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 41
VI.B.5. Ép khí (gập hay đấm bột):
Khi bột lên men, khí CO2 sẽ sinh ra, cần được ép hết đi, phân tán men và nhiệt
độ đều hơn trong toàn khối bột.
VI.B.6. Chia bột
Thành các phần thích hợp, Tùy theo độ lớn nhỏ chiếc bánh m ì định làm mà chia
khối bột to thành những khối bột nhỏ hơn có cân nặng bằng nhau. Thao tác này nên
làm nhanh để tránh khối bột có thêm nhiều thời gian mà bị lên men quá đà.
Nặn tròn: Sau khi chia bột thành những khối đều nhau, từng khối bột nhỏ
được nặn thành những khối cầu, bề mặt nhẵn mịn. Đây cũng l à hình dáng tạo
điều kiện cho bột nở tốt nhất trong quá tr ình để bột nghỉ trước khi nướng.
Để bột nghỉ: Từng khối bột tròn sẽ được để cho "nghỉ" 10-20 phút. Bột được
đặt trên mặt phẳng, dùng dụng cụ nào đó như cái xoong, nồi, hộp để úp khối
bột vào trong.
VI.B.7. Tạo hình: Nặn bột thành những hình dáng tùy theo ý thích và
công thức.
VI.B.8. Cho bánh nở: Sau quá trình này bánh sẽ nở to gần bằng kích
thước sản phẩm.
VI.B.9. Rạch bánh:
Những đường rạch trên bánh có tác dụng làm bánh nở tốt hơn trong quá trình
nướng. Thường thì có loại dao chuyên dụng để rạch thì đường rạch sẽ sắc nét và
chuẩn hơn. Cho bánh vào lò và nướng ở nhiệt độ thích hợp
Bánh mới ra lò là ăn ngon nhất, không nên để bánh quá 2 ngày nếu không có
biện pháp bảo quản đặc biệt.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 42
VI.C. QUY TRÌNH SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA:
Ở Việt nam các nhà sản xuất bánh mì đang sử dụng 01 công nghệ rất riêng "rất
Việt Nam” mà thế giới muốn sản xuất ra loại m ì này cũng phải học và điều chỉnh lại
các làm truyền thống của họ.
VI.C.1. Nguyên liệu: Bột mì, muối, nước, VitminC, trứng, men bánh mì,
phụ gia bánh mì
VI.C.2. Đánh bột:
Là khâu quan trọng nhất trong quá tr ình làm bánh. Người làm bánh trước đây
nhồi bột bằng tay, đầu tiên là trong các thùng gỗ lớn, rồi cải tiến sang các mẻ nhỏ
trong thau, và cuối cùng là máy đánh bột (mixer). Trong thành phần bột nhào có sẵn
một số men tự nhiên và các enzyme được hình thành do lưu lại từ hôm trước, và sau
này để phù hợp với nhu cầu việc đưa nguyên liệu là men bánh mì (Saccharomyces
cerevisiae) thương phẩm đã được sử dụng phổ biến
vì tính tiện lợi. Khi đánh bột các phân tử protein
trong bột dưới dạng cuộn khi khô sẽ ngấm n ước và
trải dài ra dưới tác động của máy đánh bột v à sự tạo
mạng lưới bắt đầu. Các phân tử protein sẽ li ên kết
với nhau bằng các nối –SH, phân tử hydro (-H) là
do vitaminC cung cấp. Sự tạo mạng lưới của các
phân tử protein sẽ quyết định tạo hình và độ nở của
ổ bánh mì.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Bột với hàm lượng protein 11%-12% (nguyên
thủy, không tính các protein nhân tạo mà các nhà sản xuất bột cho vào) là thích hợp
nhất cho làm bánh mì, nếu thấp hơn thì gọi là bột yếu không đủ các protein để tạo
mạng lưới, ổ bánh sẽ bị xẹp không giữ đ ược khí sinh ra bởi con men. Bột có h àm
lượng protein lớn hơn 12% gọi là bột mạnh. Trong trường hợp này bánh cũng
không nở lớn vì mạng lưới quá nhiều protein quá chặt không có khoảng không để
tạo độ giãn.
Hiện nay hầu hết các nhà sản xuất bánh mì tại Việt nam đang sử dụng bột có
hàm lượng protein thấp và không ổn định để sản xuất bánh mì nên chất lượng của
bánh lại phụ thuộc vào các sản phẩm phụ gia vì trong phụ gia phần lớn chứa chất
hoạt tính có thể bổ sung và tạo các nối với các protein của bột tạo đ ược các khung
protein giữ khí vững chắc trong quá tr ình lên men.
Thời gian đánh bột liên qua tới vòng quay tốc độ của cối đánh bột. Cối đánh bột
có vòng quay trong 01 phút nhanh thì thời gian đánh bột nhanh còn vòng quay
chậm thì thời gian đánh bột lâu hơn. (thông thường thời gian cũng không được
nhanh và chậm quá, các phản ứng sinh hóa sẽ bị mất cân đối, dao động từ 05 phút –
fast “rơ tốc hành" và 15-20– phút - low, “Rơ chậm”.)
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 43
VI.C.3. Cân vê:
Đây là giai đoạn tạo hình cho ổ bánh mì. Các nhà lò của Việt Nam đã bỏ qua
một khâu cũng rất quan trọng cho sự kết cấu tạo mạng protein của bột đó là giai
đoạn "nghỉ bột" hay còn gọi là "nằm thùng". Nếu ta cho bột nhào sau khi trộn có
thời gian "nghỉ bột" th ì chính trong thời gian này là thời gian để các protein trong
bột tự nó sẽ liên kết lại với nhau, các hoạt động của men, các chất oxy-hoá... sẽ hoạt
động tạo một liên kết định hình làm cho cách ổ bánh sẽ khó bị thoát khí ("sụp
bánh").
VI.C.4. Nằm rương (lên men):
Đây là thời gian để cho con men hoạt động sinh ra khí
CO2, giúp cho ổ bánh có độ nở. Sự sinh khí của con men
phụ thuộc vào một số các yếu tố: nhiệt độ (nhiệt độ thích
hợp cho sự lên men từ 30oC trở lên, nhiệt độ càng cao thì
sự lên men càng nhanh), độ ẩm (phải đạt 85% độ ẩm), pH,
đường gluco ...có chứa sẵn trong bột trong quá tr ình làm
bánh để giúp men sinh khí tốt hơn.
VI.C.5. Nướng bánh:
Các nhà lò Việt Nam đang sử dụng các lò tôn đốt củi hoặc lò đất đốt bằng than
đá để nướng bánh. Trước khi đưa bánh vô lò người ta thường tạt nước, đây là động
tác rất quan trọng vì cung cấp hơi nước trong quá trình nướng bánh không có hơi
nước bánh không thể chín được.
Nhiệt độ nướng bánh sẽ giao động từ 200oC - 270oC tùy theo yêu cầu của từng
loại bánh. Các loại bánh muốn có vỏ gi òn, mỏng thì nướng ở nhiệt độ cao và thời
gian nướng nhanh, còn nướng bánh ở nhiệt độ thấp hơn thì vỏ bánh sẽ dầy & cứng,
thời gian nướng sẽ lâu hơn.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 44
VII.VAI TRÒ CỦA NẤM MEN TRONG QUY
TRÌNH SẢN XUẤT
Trong quy trình sản xuất bánh mì, giai đoạn lên men bột mì đóng vai trò
quyết định đến chất lượng bánh mì.
Nấm men chuyển hóa đường có trong bột mì thành cồn và CO2 theo phương
trình:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Chính CO2 là tác nhân làm bánh mì nở. CO2 tạo thành được giữ lại trong các
mạng gluten trong bột m ì, là loại protein đặc biệt, chúng có tính chất đàn hồi
và tạo mạng.Các protein khác không có tính chất này.
Khi nướng bánh mì ở to cao, CO2 tăng thể tích, mạng gluten căng túi chứa
CO2. Khi to cao hơn, CO2 thoát khỏi túi chứa đó những lỗ xốp trong bánh
làm bánh có độ xốp.
Khả năng lên men càng mạnh độ xốp của bánh càng nhiều bánh càng
nở thể tích bánh càng tăng.
Song song với quá trình lên men, bao giờ cũng xảy ra quá tr ình lên men acid
sinh ra các sản phẩm như acid axetic, acid lactic,gây đ ộ acid cho bột.
Trong suốt quá trình lên men bột nhào và lên men kết thúc, luôn sảy ra
những phản ứng sinh hóa sinh ra các sản phẩm nh ư: rượu, acid, este,
andehyd, ceton, furfurol… nhằm tích tụ hương thơm và mùi vị đặc trưng cho
bánh mì.
Đặc biệt khi nướng bánh, gần 70 chất gây hương vị được tạo thành và có xảy
ra phản ứng maillard sinh ra melanoidin (l à các polyme không no hòa tan
được trong nước, sau đó là các polyme không no và không hòa tan trong
nước, nhưng đều có màu đậm và gọi chung là melanoidin).
Nấm men cũng giúp chuyển hóa những chất có cấu chúc phức tạp trong bột
mì thành những chất đơn giản giúp cho hệ tiêu hóa của người sử dụng
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 45
VIII. HƯ HỎNG BÁNH DO VI SINH VẬT:
VIII.A. VI SINH VẬT TRONG BỘT:
Vi sinh vật trong bột do hai nguồn nhiễm chính l à từ hạt (chủ yếu) và từ không
khí, nước, dụng cụ xay xát, các đồ chứa đựng…
Hạt dùng để xay bột bao giờ cũng chứa một số lự ơng vi sinh vật nhất định nào
đó. Trong quá trình nghiền phần lớn các vi sinh vật tr ên bề mặt hạt chuyển vào
trong bột. Số lượng vi sinh vật có trong bột ảnh h ưởng trực tiếp đến chất lượng của
bột vi sinh vật thường nhiều nhất là ở cám và bột có chất lượng cao thì ít vi sinh vật.
Trong bột thường có vi khuẩn và nấm mốc. Trong các loài vi khuẩn có thể thấy
các tế bào sinh dưỡng hay bào tử của trực khuẩn khoai tây (Bacillus mesentericus)
và trực khuẩn cỏ khô (Bacillus subtilis). Những trực khuẩn này lẫn trong bột và sau
này gây ra bệnh khoai tây ở bánh m ì. Ngoài ra còn có thể gặp E.coli nếu nước dùng
để nghiền bột không hợp vệ sinh.
Bacillus mesentericus
Bacillus subtilis
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 46
VIII.B. ẢNH HƯỞNG CỦA VI SINH VẬT ĐẾN
PHẨM CHẤT CỦA BỘT TRONG BẢO
QUẢN
Bột tương đối đủ các chất dinh dưỡng và vi sinh vật có thể dễ sử dụng các chất
dinh dưỡng này để phát triển. Hơn nữa bột không có tính chất bảo vệ nh ư hạt
nguyên vẹn. Vì vậy chỉ cần nâng ẩm độ và nhiệt độ lên một ít cũng đủ tạo điều kiện
thuận lợi cho vi sinh vật phát triển v à gây hư hỏng bột.
Trong điều kiện độ ẩm không khí dưới 79% và nhiệt độ dưới 20oC, ẩm độ của
hạt dưới 15% vi sinh vật trong bột sẽ không tăng l ên mà dần dần chết đi khi bảo
quản bột trong thời gian dài. Nếu ẩm độ của bột chỉ cần tăng l ên 1-2% thì vi khuẩn
và nấm mốc trong bột sẽ phát triển mạnh.
Tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm vi sinh vật trong bột m à bột có thể bị những hư
hỏng sau: mốc, tự bốc nóng, chua, ôi…
Mốc là hiện tượng hay gặp ở bột hơn cả. Ở đây ta thấy các loài nấm mốc như:
Aspergillus, Penicilium mọc ở trong bột trong điều kiện ẩm độ thấp h ơn vi khuẩn.
Bột bị mốc ở điều kiện ẩm độ không khí cao h ơn 80%, bột mốc sẽ bị giảm phẩm
chất nhanh chóng vì mốc tạo cho bột hôi không thể khử đ ược. Mùi hôi chủ yếu do
Penicilium gây ra. Mốc làm tăng độ axit của bột, do mốc phân huỷ các chất béo tạo
thành axit tự do, đồng thời làm giảm chất lượng gluten, bị mất tính đàn hồi và thẩm
màu.
Mốc bắt đầu từ bên ngoài rồi lan dần vào bên trong sau đó gây ra hiện tượng tự
bốc nóng. Mốc và tự bốc nóng làm cho bột giảm chất lượng cảm quan và bột bị kết
vón.
Bột chua thường bắt đầu từ những lớp b ên trong khác với hiện tượng mốc.
Nguyên nhân gây ra bột chua là do vi khuẩn lactic và một số vi khuẩn khác lên men
đường có trong bột thành những axit khác nhau. Kết quả l à tạo cho bột có độ chua
và độ axit trong bột tăng lên rõ rệt. Đường có trong bột là do enzyme amylase của
bản thân bột và vi khuẩn phân huỷ tinh bột tạo thành đường.
Bột bị ôi là do sự oxi hoá các chất béo trong bột bằng oxi không khí tạo th ành
các chất có vị ôi.
Để bảo quản bột tốt cần bảo quản bột ở ẩm độ không khí d ưới 79%, ẩm độ của
bột không quá 14÷15% trong điều kiện nhiệt độ ổn định. Ở điều kiện n ày giữ bột
được 3÷5 tháng, ở điều kiện ẩm độ b ột từ 12÷13% giữ được 1 năm.
Penicilium Aspergillus
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 47
VIII.C. HỆ VI SINH VẬT BÁNH MÌ:
Hệ vi sinh vật bánh mì bắt nguồn từ bột mì, men bánh mì và tạp nhiễm. Khi làm
bột nhào men bánh mì hoạt động mạnh tao ra rượu và khí cacbonic làm nở bột
nhào. Khi nắn bánh và đem nướng hầu hết vi sinh vật đều bị ti êu diệt trừ một số bào
từ chịu nhiệt còn tồn tại.
Khi nướng bánh nhiệt độ bên ngoài tới 180÷200oC, các vi sinh vật ngoài vỏ
bánh chết hết và trong ruột bánh nóng dần lên nhưng ở giữa không quá 95÷98oC.
các tế bào sinh dưỡng của vi sinh vật bị chết nhưng bào tử của chúng vẫn còn sống.
Khi gặp điều kiện thuận lợi các bào tử của trực khuẩn khoai tây v à trực khuẩn cỏ
khô phát triển làm hỏng bánh mì.
Trong quá trình vận chuyển và bảo quản còn bị tạp nhiễm các vi sinh vật trong
đó có cả trực khuẩn đường ruột rất nguy hiểm. V ì vậy khi vận chuyển và bảo quản
cần đảm bảo vệ sinh an toàn.
VIII.D. HƯ HỎNG BÁNH DO VI SINH VẬT:
Do bánh mì thành phẩm còn một số bào tử của các trực khuẩn không bị ti êu diệt
khi nướng bánh hay các tế bào sinh dưỡng của một số vi sinh vật tạp nhiễm trong
quá trình vận chuyển và bảo quản. Đó chính là nguyên nhân gây hư hỏng bánh mì.
Bệnh nhớt ruột bánh m ì do vi khuẩn Bacillus: bệnh này do trực khuẩn khoai tây
và trực khuẩn cỏ khô gây ra. Bệnh này còn gọi là hỏng nhớt bánh mì. Trong bột mì
có chất lượng kém có nhiễm các bào tử của hai loại trực khuẩn này. Khi chúng phát
triển sẽ tiết ra enzyme protease thuỷ phân protein l àm ruột bánh mì bị dính nhớt,
thẫm màu và có mùi khó chịu. Để hạn chế bệnh này cần tăng độ axit của bột nhào,
làm pH giảm xuống khoảng 4,5÷5 sẽ kiềm h ãm trực khuẩn Bacillus mesentericus và
Bacillus subtilis phát triển.
Ruột bánh mì bị đỏ: có một số vi khuẩn và nấm sinh sắc tố phát triển trong ruột
bánh mì và làm ruột bánh mì có màu đỏ. Bệnh này không nguy hiểm đối với người,
thường gặp vi khuẩn Bacillus prodigiosum .
Mốc bánh mì: bánh mì thường bị mốc bên ngoài do tạp nhiễm các bào tử nấm
mốc và bảo quản trong điều kiện nóng ẩm cũng nh ư ẩm độ của bánh mì cao và xếp
quá chặt.
Bệnh say bánh mì: bệnh này do nấm Fusarium sporotrichioides có lẫn trong bột
mì từ những hạt lúa mì ở những cây có nấm này ký sinh trên đồng ruộng. Nấm này
chiụ nhiệt cao và không bị chết khi nướng bánh. Khi chúng phát triển tr ên bánh mì
không thấy dấu hiệu hư rỏ rệt nhưng chúng tiết ra độc tố khi ăn phải người bị ngộ
độc thấy ngây ngất như say rượu.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 48
Fusarium sporotrichioides
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 49
IX. MỘT SỐ ỨNG DỤNG KHÁC CỦA NẤM
MEN (Saccharomyces cerevisiae)
Trên 1.000 loai men đã được miêu tả. Loài men được con người sử dụng phổ
biến nhất là Saccharomyces cerevisiae , nó được dùng để sản xuất rượu vang, bánh
mì và bia từ hàng nghìn năm trước.
IX.A. LÊN MEN RƯỢU:
Nấm men là tác nhân cơ bản gây nên quá trình lên men rượu, tuy nhiên không
phải loài nào cũng lên men đường thành rượu được mà chỉ có một số loài có khả
năng này. Trong sản xuất hiện nay người ta thường dùng một số loài thuộc họ
Saccharomycesaceae.
Theo đặc tính lên men người ta chia nấm men thành hai nhóm: nấm men lên
men nổi và nấm men lên men chìm.
Nấm men nổi: là những nấm men có cường lực lên men rất nhanh và mạnh.
Nhiệt độ thích hợp cho nấm men n ày sinh trưởng từ 20 ÷ 28oC, có tốc độ lên men
rất lớn, lượng đường tiêu thụ rất nhiều. Do sinh ra nhiều khí CO 2 nên các tế bào
nấm men ở dưới sẽ theo CO2 nổi lên trên bề mặt, vì vậy nấm men hoạt động mạnh
hơn và lên men cả các phân tử đường trên bề mặt. Người ta thường sử dụng để sản
xuất cồn và bánh mì. Tiêu biểu là loài Saccharomyces cerevisiae.
Nấm men chìm: là những nấm men có cường lực lên men yếu, nhiệt độ thích
hợp từ 5 ÷ 10oC. Trong quá trình lên men lượng khí CO2 tạo ra ít và do nhiệt độ
thấp nên nó được giữ lại trong dung dịch lên men. Nấm men tiếp xúc ít và sau khi
lên men chúng tạo thành váng cặn dưới đáy thùng. Quá trình lên men chậm và xảy
ra từ từ. Tiêu biểu là loài Saccharomyces ellipsoideus. Nấm men chìm thường dùng
trong sản xuất bia, rượu vang, sâmpanh.
IX.B. SẢN XUẤT BIA:
Bia là một loại thức uống giải khát th ơm ngon, có độ rượu nhẹ từ 4 ÷ 5%, có vị
đắng dễ chịu của hoa hublong.
Nguyên liệu là malt đại mạch, cao hoa hublong và nước. Trong malt có sẵn
enzyme amilase để thuỷ phân tinh bột thành đường cung cấp cho quá tr ình lên men.
Người ta thường sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae dạng biến chủng
chuyên dụng để lên men bia. Quá trình lên men bia gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn lên men chính: giai đoạn này thực hiện ở nhiệt độ cao, thường từ 8
÷ 16oC. Dịch đường ban đầu có nồng độ từ 9 ÷ 12%, sau khi l ên men thì còn
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 50
khoảng 2 đến 3%. Nếu lên men cổ điển thì nhiệt độ từ 8 ÷ 10oC thì thời gian
lên men lâu, lên men nhanh ở nhiệt độ từ 14 ÷ 16oC và sau 8 ngày nồng độ
đường còn lại từ 2 ÷ 3%.
Giai đoạn lên men phụ: giai đoạn này thực hiện ở nhiệt độ từ 0 ÷ 5 oC,
phương pháp lên men cổ điển ở nhiệt độ từ 0 ÷ 1 oC, phương pháp lên men
nhanh ở nhiệt độ từ 3 ÷ 5oC. Ở nhiệt độ lạnh CO2 được giữ lại làm cho bia
trong hơn.
Sau khi dịch lên men “chín” đem lọc và bão hòa CO2. Sản phẩm thu được đem
bán trực tiếp làm bia hơi đóng hoặc đóng chai, lon cần phải hấp Pasteur .
IX.C. SẢN XUẤT RƯỢU VANG VÀ SAMPANH
Rượu vang theo nghĩa hẹp là từ dùng để chỉ rượu được lên men từ dịch ép của
quả nho. Ngày nay rượu được lên men từ các dịch quả táo, dâu, mận, chuối… cũng
được gọi là rượu vang kèm theo tên của loại quả lấy nước ép. Các loại quả ngoài
đường lấy từ dịch quả còn phải chứa các axit hữu cơ, các chất màu, chất
thơm…Vào mùa nho chín ngư ời ta hái nho, đem nghiền nát v à cho nấm men vào,
sau đó ủ ở nhiệt độ 25 ÷ 30oC, đường nho sẽ lên men thành rượu đồng thời các chất
chát và sắc tố từ quả cũng trích ly vào dịch lên men tạo nên mùi, vị cho rượu vang.
Nho có vỏ màu tím dùng làm vang đỏ, quả có vỏ màu xanh dùng làm vang trắng.
Dịch chiết dùng NaHSO3 để xử lý các vi sinh vật tạp nhiễm. Nồng độ SO 2 cho
phép là 200ppm còn lại trong dịch sẽ ức chế các vi sinh vật khác nh ưng không ức
chế nấm men.
Thường dùng nấm men Saccharomyces ellipsoideus là loài tiêu biểu cho nấm
men chìm. Dùng chủng có khả năng chịu nồng độ đ ường cao, CO2 cao và kháng
SO2 ở nồng độ 200ppm.
Quá trình lên men gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn lên men chính: dùng dịch nước hoa quả để lên men thành rượu, độ
rượu từ 12 ÷ 15%. Sau đó chuyển sang giai đoạn ủ l àm cho protein, pectin, tanin
lắng xuống làm cho rượu trong hơn.
Giai đoạn lên men thứ cấp (giai đoạn ủ): từ 3 đến 4 tháng đối với rượu vang và
hàng năm đối với sâmpanh. Trong giai đoạn ủ sẽ tích tụ CO 2 và chất thơm.
Ủ thông thường: sẽ tạo ra rượu vang non sau đó ủ trong thùng gỗ sồi để tạo
ra hương thơm đặc trưng.
Ủ chính trong thùng hay trong chai lư ợng CO2 cao tạo ra sâmpanh
Rượu vang trong dùng để sản xuất rượu mạnh bằng phương pháp chưng cất.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 51
IX.D. CHẾ VẮC-XIN H5N1 CHO GIA CẦM TỪ
MEN BÁNH MÌ:
Bằng cách ứng dụng công nghệ bề mặt tế bào ở chủng tế bào nấm men
Saccharomyces cerevisiae, kí hiệu là MT8-1 (một loại nấm men quen thuộc, không
độc tố, dùng để làm men bánh mì, lên men rượu), nhóm nghiên cứu do ThS. Trần
Thị Hồng Kim (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) chủ nhiệm, đã
bước đầu thành công trong việc tạo ra dòng nấm men có mang kháng nguyên của
virus H5N1 trên bề mặt tế bào.
Dòng tế bào này có khả năng gây đáp ứng miễn dịch chống virus H5N1 trên
chuột bạch, mở ra triển vọng phát triển th ành một loại vacxin rẻ tiền nhằm phòng
cúm H5N1 cho gia cầm.
Khác với vacxin phòng bệnh cho gia cầm đang phải nhập khẩu hiện nay, loại
vacxin dùng tế bào nấm men phòng bệnh cho gia cầm này có các ưu điểm như: an
toàn, chi phí sản xuất thấp, dễ dàng thực hiện ở mọi quy mô sản xuất bằng các hệ
thống lên men chìm thông dụng, tính ổn định cao, không cần phải bảo quản lạnh, dễ
dàng sử dụng cho gia cầm qua đường miệng thông qua trộn với thức ăn gia cầm.
Theo nhóm nghiên cứu, để phát triển thành vacxin, cần thử nghiệm thêm khả
năng bảo vệ của dòng nấm men này đối với chuột, gà được gây nhiễm virus. Nếu
kết quả thử nghiệm có tính bảo vệ tốt thì có thể dễ dàng sản xuất vacxin thông qua
việc lên men nhân sinh khối tế bào nấm men này, mà không cần phải qua các bước
tinh chế tốn kém.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 52
KẾT LUẬN:
Trong đời sống thường ngày, chúng ta nhận thấy sự hiện diện của vi sinh
vật ở khắp nơi: trong đất, trong nước, trong không khí, trong cơ thể sinh vật...
Chúng là những sinh vật nhỏ bé nhưng tồn tại trong những môi trường khắc
nghiệt. Chúng đóng vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn vật chất và tham
gia vào các quá trình phân hủy lên men tự nhiên. Tuy nhiên, việc hiểu rõ đặc
tính và bản chất của vi sinh vật, cũng như các hoạt động chao đổi chất của
chúng là cả một quá trình nghiên cứu và thí nghiệm lâu dài. Ngày nay với sự
hiểu biết ngày càng sâu sắc đối với các loại vi sinh vật, chúng ngày càng có
nhiều trong thực tiễn đời sống. Và qua bài “ứng dụng của vi sinh vật trong sản
xuất bánh mì”chúng ta đã biết đến một vai trò rất là quan trọng của vi sinh vật
trong việc lên men bánh mì. Ngoài ra vi sinh v ật còn có nhiều ứng dụng trong
các ngành chế biến thực phẩm khác :sản xuất bia, r ượu,… Hiện nay thì ứng
dụng của vi sinh vật mà được con người khai thác nhiều đó là dùng để sử lý
nước thải, chất thải với hiệu quả sử lý ng ày càng cao.
Vì vậy việc quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu về vi sinh vật sẽ giúp chúng ta
hiểu rõ về chúng và hoạt động của chúng. Từ đó chúng ta sẽ ng ày càng khai
thác được nhiều ứng dụng của chúng trong cuộc sống v à hiểu rõ hơn về
những hoạt động của chúng đang diễn ra trong tự nhi ên xung quanh chúng ta.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Lớp DH08DL – Báo cáo vi sinh môi trường Trang 53
Các nguồn tài liệu tham khảo
1. Lê Xuân Phương. Vi sinh vật công nghiệp. NXB Xây Dựng
2. Lương Đức Phẩm. Công nghệ vi sinh. NXB Nông nghiệp
3.
4.
5. 123456789/749/1/Ngo_Thi_Hanh.
pdf
6. 31
7.
8.
9. -trinh-lam-banh-my-noi-chung/
10.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhom 4_1.pdf