Tiểu luận Vài cảm nhận về Tiểu thuyết luật đời và Cha con của Nguyễn Bắc Sơn

Nguyễn Bắc Sơn đã được bạn đọc biểu dương vì đã dũng cảm khai thác chuyện cơ chế, gia đình, xã hội để sáng tác lên cuốn tiểu thuyết “cơ chế”, tiểu huyết “dự báo” “Luật đời và cha con”. Tuy còn một số hạn chế nhất định, song “Luật đời và cha con” đã thành công về mặt thể loại, phản ánh khá sinh động, phong phú các vấn đề xã hội, các mối quan hệ gia đình, công sở, đời sống. “Luật đời và cha con” đã dóng lên hồi chuông cảnh báo những rạn nứt xuống cấp của văn hoá, sự leo thang của tiêu cực, tệ nạn xã hội cũng như các vấn đề của thời đại.

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vài cảm nhận về Tiểu thuyết luật đời và Cha con của Nguyễn Bắc Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC --------------- TIỂU LUẬN Đề Tài : VÀI CẢM NHẬN VỀ TIỂU THUYẾT “LUẬT ĐỜI VÀ CHA CON” CỦA NGUYỄN BẮC SƠN GVHD : PGS.TS Trần Khánh Thành Sinh viên : Lưu Công Luật Lớp : K51-Văn học Hà Nội, 12 - 2006 LỜI MỞ ĐẦU “Luật đời và cha con” là cuốn tiểu thuyết khai thác khá thành công đề tài “cơ chế”. Chúng tôi chọ đề tài này làm tiểu luận, vì nó đã xông thẳng vào những vấn đề nóng bỏng nhất, thậm chí có thể là mạo hiểm của cuộc sống hiện đại. Văn đàn Việt Nam hiện nay rất cần những tác phẩm như vậy. Nghiên cứu về đề tài này là cần thiết, thời sự về khai thác đề tài “cơ chế” trong sáng tác văn chương là mới lạ. Chúng tôi hi vọng, với những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ làm rõ thêm và khắc hoạ thành công và hạn chế của tác phẩm cũng như việc khai thác đề tài “Cơ chế” của tác giả đạt đến mức độ nào, ra sao, góp phần đưa đến cho bạn đọc cách nhìn sâu sắc và đa chiều. Để thực hiện tiểu luận này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: diễn dịch, miêu tả, so sánh, đối chiếu, thống kê, phân tích… chúng tôi cũng đã sử dụng các tư liệu từ các giáo trình, sách, báo, tạp chí và ý kiến của các nhà phê bình văn học, nhà văn, nhà thơ v.v… Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần khánh Thành đã hướng dẫn thực hiện tiểu luận. Tuy nhiên, do đề tài Cơ chế là khá mới và lạ trong sáng tác văn chương, nên trong tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng toi kính mong nhận được sự chỉ giáo. Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2006. Tác giả PHẦN NỘI DUNG 1. Lịch sử nghiên cứu Với giới văn học nước nhà và bạn đọc gần xa thì những tiểu thuyết như “Luật đời và cha con” thực sự gây một ngạc nhiên và tiếng vang lớn, cho dù thành công của nó đến mức độ nào. Nhà văn Phan Ngọc Tiến trên Văn nghệ ngày 1/1/2006 đã phải “thốt” lên: “Văn đàn 2005 có một số sự kiện, trong đó có “Luật đời và cha con”. 20 năm trước có Nguyễn Mạnh Tuấn với Cù lao chàm, bây giờ có Nguyễn Bắc Sơn với “Luật đời và cha con””. Chính vì tác phẩm hiếm, nhạy cảm với đời sống chính trị, xã hội, con người như vậy nên những nghiên cứu sâu về nó cũng rất ít và gần như chưa có vì vậy chúng tôi có thể tự hào mà khẳng định rằng: Chúng tôi là những sinh viên đầu tiên làm tiểu luận về đề tài này cho dù còn nhiều hạn chế, song chúng tôi sẽ cố gắng đặt những nền móng đầu tiên và hi vọng tiếp theo sẽ có nhiều những người khác nghiên cứu và phát triển ở một tầm cao hơn. 2. Bức tranh “cơ chế” và “thời đại” ẩn hiện trong “Luật đời và cha con”. Cơ chế là sự liên hệ giữa các tập thể với nhau, giữa tập thể với cá nhân, hoặc giữa các cá nhân với nhau nhằm đạt được mục đích nào đó. Từ xưa đến giờ, thời nào cũng tồn tại các cơ chế tích cực, tiêu cực. Hiện nay, hàng loạt các cơ chế như vậy là những chùm sợi dây nhằng nhịt được biểu hiện trong luật đời và cha con. Từ đó chúng ta có thể hình dung những nóng bỏng, những mặt trái trong thời đại của chúng ta. Khi đất nước đang hội nhập, công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì những mặt “phản diện” cũng “ăn theo” và cản trở sự phát triển, đe doạ sự tồn vong của đất nước. Nguyễn Bắc Sơn đã thông qua hàng loạt các nhân vật tiêu biểu cho những cảnh đời khác nhau được liên kết bởi mối quan hệ gia đình, bè bạn, công việc, bồ bịch… mà nói được cả một cơ chế, thời đại. Có nhân vật tồn tại từ thời bao cấp, có nhân vật là thế hệ 8X, 9X, đã đại diện cho những mẫu nhận thức, hành động. Trước hết, để các bạn dễ hình dung, chúng tôi xin mô tả mô hình liên kết mối quan hệ theo gia đình và mối quan hệ bồ bịch của các nhân vật trong tiểu thuyết như sau: Lê Hoè là mẫu hình khá giống với bao thanh niên Việt sinh ra trong thời chiến tranh, lớn lên ở làng quê rồi đi bộ đội đánh giặc. Tuy nhiên số phận và cảnh đời của Lê Hoè có đặc biệt hơn một chút do ông lấy hai vợ, một người ở quê, một người ở phố và sau khi nước nhà thống nhất thì ông tiếp tục là cán bộ cao cấp ở Trung ương, thường đi quán triệt nghị quyết Đảng. Mối tình và cuộc hôn nhân đầu tiên của Lê Hoè với Mận (một cô gái cùng quê) sinh ra Lê Hồi cũng chính là bi kịch của ông khi cả Lê Hồi và Mận đều chết sớm, mà nguyên nhân một phần do ông gây ra. Sau đó Lê Hoè lấy vợ hai “ngày cưới đúng vào ngày mất của Lê Hồi” là bà kim Phụng, một người phụ nữ sắc xảo, thực dụng, thích nghi với mọi biến đổi của xã hội. Kim Phụng không yêu Lê Hoè nhưng thấy cuộc sống của mình và gia đình mình cũng đầy đủ no ấm thì cũng thấy hạnh phúc. Cuộc hôn nhân của Lê Hoè với Kim Phụng đã cho ra đời Lê Đại và Thảo Tần. Lê Đại lớn lên trong sự dạy dỗ của cha mẹ, anh trưởng thành trong quân đội và đến khi đất nước mở cửa thì anh ra quân về một cơ quan kinh tế thành phố Thanh Hoa rồi trở thành một thương gia. Lê Đại kết duyên với Thụy Miên sinh ra Lê Cường. Thụy Miên tuy hết mực chăm sóc chồng con, đảm đang việc nhà những đó chỉ là cái vỏ che lấp đi tội lỗi luôn day dứt cô đó là “mối tình vụng trộm nhưng xay nồng” của cô với Việt - Trưởng phòng nghệp vụ của công ty cô. Kết quả của cuộc tình ấy là cái chết bi thảm của cả hai người và sự hư hỏng của Lê Cường sau khi đứa trẻ này đã phát hiện ra nỗi lầm và sự giả tạo của mẹ. Lê Cường sống không lý tưởng, sống hưởng thụ, chơi bời trác táng, quan hệ tình dục bừa bãi. Mối quan hệ của Lê Cường với Kiều linh đã làm cho ông bà Lê Hoè điêu đứng, thì thật chớ trêu người vợ hai của bố hắn sau này cũng vẫn là cô Kiều Linh ngày ấy, cho dù Kiều Linh lúc này đã khác trước nhiều, đã trở nên nhân văn hơn. Lê Cường cũng đã đi du học ở nước ngoài và đã thấu hiểu, tu chí. Thảo Tần kết duyên với Trần Kiên là một kỹ sư trẻ nhiệt huyết năng động. Trần Kiên do năng lực và cách suy nghĩ mới cộng với thuận lợi là có ông bố vợ đỡ đầu nên đã tiến thân đến chức bí thư Quận uỷ Lâm Du. Trần Kiên và Thanh Diệu - Phó chủ tịch phụ trách kinh tế Lâm Du lại thầm yêu nhau rồi họ trở thành người tình của nhau nhưng chỉ là về mặt tinh thần. Thanh Diệu là vợ của Vũ Sán - Kiến trúc sư trưởng thành phố, Vũ Sán thì cặp bồ bịch với Minh Nguyệt và hàng vạn cô gái trong và ngoài nước. Tất cả các nhân vật này đều được vận hành trong một guồng máy xã hội và bộc lộ tối đa phẩm chất và nhân cách của mình như PGSTS. Nguyễn Bích Thu đã nhận xét “trong guồng máy xã hội ấy, các nhân vật đã vận động và phát triển đến tột cùng độ phát sáng, đến tận cùng phẩm chất và nhân cách của mình. Bức tranh hiện thực trong luật đời và cha chon được miêu tả như một hiện thực cùng thời đang sinh thành, biến chuyển và đã nhận vào mình các yếu tố các chất liệu ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời”. Các mối quan hệ gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, bồ bịch đã móc xích bởi một hệ thống như vậy và mỗi nhân vật này với những con người khác nhau, tư tưởng, hành động khác nhau đã tạo nên bức tranh về “cơ chế” với muôn mầu tương phản. Đúng như nhà báo Công Minh trên báo An ninh Thủ đô cuối tuần ngày 12/11/2005 đã nói: “Lần đầu tiên trong tiểu thuyết Việt Nam, các nhân vật bí thư, chủ tịch, thành uỷ, quận uỷ, uỷ ban, các công chức v.v…. xuất hiện với tư cách những bánh răng, ốc vít trong bộ máy công quyền đang vận hành. Với ý nghĩa ấy, Nguyễn Bắc Sơn là người đầu tiên khai thác đề tài “cơ chế”. Đề tài “cơ chế” vốn rất nhậy bén, nóng bỏng nhưng Nguyễn Bắc Sơn vẫn lao vào và với ngòi bút sắc sảo của mình đã khắc hoạ được những bức tranh về các vấn đề xã hội, thời đại, con người cả tốt, xấu đan xen. Đấy có thể coi là những cảnh đời, lỗi đời, những thăng trầm tất yếu phải có của cuộc đời này như Diệp Thảo trên Văn nghệ trẻ ngày 1/1/2006 đã phát biểu “Luật đời và cha con” - ngổn ngang những nỗi đời. Có thể minh hoạ thêm là trong tiểu thuyết chúng tôi đã thống kê được có 8 lần từ “cơ chế” và 35 lần từ “luật” lặp lại, nhất là từ “luật chơi” lặp lại khá nhiều. 3. “Luật đời và cha con” là cuốn tiểu thuyết dự báo. Bấy lâu nay, trên các phương tiện truyền thôg và ngay hiện thực cuộc sống, chúng ta đã thấy được các tiêu cực, tệ nạn xã hội, cảnh báo các nguy cơ về sự xuống cấp của văn hoá, thuần phong mỹ tục đe doạ sự tồn vong của đất nước và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trên văn đàn Việt Nam những tác phẩm mang tính dự báo một cách trực tiếp, trần thuật như “Luật đời và cha con” là rất ít. Chúng tôi đưa ra một số ý kiến của các nhà phê bình và nhà văn, nhà báo để minh chứng cho sự sâu sắc của ý nghĩa dự báo trong tiểu thuyết “Luật đời và cha con”. Nhà văn Hoàng Minh Trường trên Văn nghệ mùng 3/12/2005 “Luật đời và cha con” cảnh báo sự rạn vỡ của gia đình truyền thống. Tấn bi kịch thời gia đình hiện đại. Dường như tất cả tâm huyết và vốn sống, tìm tòi và chiêm nghiệm, tin yêu và phản ánh, sách vở và đời thường… được dồn nén hơn 500 trang sách là những thân phận, những mảnh đời mà chỉ dưới góc nhìn của nhà giáo, nhà báo, nhà quản lý văn hoá, nhà Hà Nội học Nguyễn Bắc Sơn mới cuốn hút và thuyết phục người đọc. Còn Lê Hùng trên Hà Nội mới 29/12/2005 thì: “Luật đời và cha con” là cuốn tiểu thuyết dự báo. Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Sơn trên Văn nghệ 1/1/2006 lại có cái nhìn sâu xa hơn: “hiện nay, nhà văn, bạn đọc đã trưởng thành, cấp trên đã thích nghi, nhà xuất bản đã ủng hộ. Qua nhân vật Vũ Sán, tác giả cho thấy người nước ngoài có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến công việc nội bộ của ta như thế nào. Chi tiết ấy ngỡ sơ sài mà sâu xa ấy. 4. Những thành công và hạn chế của tiểu thuyết “Luật đời và cha con”. 4.1. Thành công: Trước hết “Luật đời và cha con” đã thành công về thể loại như nhạn xét của nhà thơ Hữu Thỉnh: “Các nhà tiểu thuyết cần xông thẳng vào những vấn đề nóng bỏng, thậm chí có thể là mạo hiểm của cuộc sống hiện tại. “Luật đời và cha con” đã thành công về mặt thể loại”. Cuốn tiểu thuyết này là tác phẩm dự thi “tiểu thuyết 2005 - 2009” do Hội nhà Văn Việt Nam và Nxb Văn hoá Sài Gòn tổ chức. Có thể nói, Nguyễn Bắc Sơn đã đi một “hướng riêng” và dũng cảm cầm ngòi bút của mình đào khoét vào đề tài cơ chế nóng bỏng. Để rồi trong cuốn tiểu thuyết của ông sắc xảo phô bày các vấn đề xã hội thông qua hình tượng nghệ thuật, để nêu những bất cập của cơ chế, nêu độ vênh giữa lý luận và thực tiễn đời sống. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trên Lao Động 11/3/2006 đã nhận xét thật xác đáng: “Luật đời và cha con” là chuyện gia đình, chuyện thế hệ, chuyện tình yêu, chuyện cơ chế. Chuyện cơ chế phức tạp, khó khăn và đau đớn vì nó đụng chạm đến cả nền tảng gia đình, xã hội và đến số phận mỗi người. Có thể khẳng định Nguyễn Bắc Sơn là người đã trải nghiệm cuộc sống một cách sâu sắc và cũng rất nhạy cảm với các mối quan hệ gia đình, xã hội. Những mối quan hệ, những hình ảnh đa chiều từ thời bao cấp đến đất nước bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường và cho đến hôm nay đã được phản ánh khá chính xác, gợi cảm như đưa người đọc đến với thực tiễn vậy. Với ngôn ngữ lúc thì giản dị đời thường, lúc thì theo đặc trưng nghề nghiệp, đặc trưng mối quan hệ của nhân vật mà làm cho nhân vật, tình tiết chuyện đầy sức sống, vì vậy có thể coi Nguyễn Bắc Sơn đã sử dụng văn phong điêu luyện, đơn giản mà sâu xa. Cách thức bố trí nhân vật và cấu trúc của tiểu thuyết khá hợp lý. Với nhiều nhân vật chính và nhân vật phụ tác giả đã cấu tạo và sắp xếp vào các quan hệ khá logic đảm bảo vừa diễn tả được nội dung, vừa phù hợp với sự phát triển tâm lý của nhân vật. Tác phẩm Nguyễn Bắc Sơn đã không chỉ đảm bảo được tính nghệ thuật, tuy không hoa mỹ ướt át nhưng thật xúc tích gợi cảm. “Luật đời và cha con” vẫn đảm bảo được tính Đảng, tính nhân dân, tính dân tộc, tính văn hoá và thẩm mỹ, ở đây không như đại đa số các tác phẩm khác đều ca ngợi phản ánh cái hay, cái đẹp, cái tốt của Đảng, chế độ chính trị- Xã hội mà đã đề cập trực diện đến sự thoái hoá biến chất của một bộ phận đảng viên. Cán bộ lãnh đạo, và các chính sách biện pháp đi ngược lại với đường lối của Đảng, các vấn nạn xã hội. Nguyễn Bắc Sơn đã cất lên những tiếng nói tâm huyết xót xa từ sự đồng cảm với đại bộ phận nhân dân, những người đau khổ cùng cực là nạn nhân của các tiêu cực và tệ nạn xã hội 4.2. Hạn chế: Hạn chế đầu tiên của tác phẩm là tác giả đã cố gắng đưa tất cả các vấn đề của cuộc sống, quan hệ, dù ít hay nhiều vào tác phẩm. Điều đó khiến chúng ta có cảm tưởng tiểu thuyết như một “nồi thắng cố” quá cầu toàn, nhồi nhét quá nhiều vấn đề đan xen phức tạp khiến cho người đọc có cảm giác ức chế mệt mỏi và phân tán khi thưởng thức và cảm nhận tác phẩm. Vì cố gắng đưa càng nhiều vấn đề càng tốt nên đôi lúc tác giả lồng những vấn đề này vào lời kể của các nhân vật. Như Thảo Tần kể với chồng về chuyện trường lớp, giáo viên, (vấn đề giáo dục), cô Dự kể với ông Hoè chuyện làng quê (văn hoá làng); chuyện Hùng kể với Trần Kiên về thu nhập, hội họp, phong bì (cơ chế xin cho). Những việc kể này đôi khi quá dài, xa lạ với tình tiết chuyện đang diễn ra đã làm dãn cách mạch văn khiến cho người đọc khó hiểu mất tập trung. Mặc dù liẹt kê khá nhiều các vấn đề xã hội nhưng có nhiều chi tiết vụn, chắp vá được mượn từ cuộc sống thực đưa vào văn chương làm cho người đọc cảm giác quá quen thuộc như mới thấy ở bài báo. Một vài tình tiết tỏ ra bất hợp lý như Kiều Linh khi mang bầu với Lê Cường đã đến nhà ông bà Lê Hoè để gặp hai người. Vậy mà khi Lê Đại dẫn Kiều Linh đến ngôi nhà ấy thì Kiều Linh lại không nhận ra được. KẾT LUẬN: Nguyễn Bắc Sơn đã được bạn đọc biểu dương vì đã dũng cảm khai thác chuyện cơ chế, gia đình, xã hội để sáng tác lên cuốn tiểu thuyết “cơ chế”, tiểu huyết “dự báo” “Luật đời và cha con”. Tuy còn một số hạn chế nhất định, song “Luật đời và cha con” đã thành công về mặt thể loại, phản ánh khá sinh động, phong phú các vấn đề xã hội, các mối quan hệ gia đình, công sở, đời sống. “Luật đời và cha con” đã dóng lên hồi chuông cảnh báo những rạn nứt xuống cấp của văn hoá, sự leo thang của tiêu cực, tệ nạn xã hội cũng như các vấn đề của thời đại. Qua cảm nhận, nghiên cứu về “Luật đời và cha con”, chúng tôi đã được vỡ vạc và mở mang tầm nhìn, xã hội và vấn đề khai thác đề tài này để sáng tác văn học nghệ thuật. Chúng tôi hy vọng sẽ được trở lại nghiên cứu đề tài này một lần nữa, ở một tầm cao hơn./. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHDOCS 1.doc
Tài liệu liên quan