MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
CHƯƠNG I: HUYỆN BÌNH DƯƠNG 4
1. Vị trí địa lý 4
2. Cơ cấu đơn vị hành chính 4
3. Tiến trình lịch sử của huyện Bình Dương 4
CHƯƠNG II: HUYỆN BÌNH DƯƠNG QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠN GIA ĐỊNH LẬP NĂM 1836 7
I. Địa bạ Bình Dương trong kho địa bạ cổ 7
1. Địa bạ cổ Việt Nam 7
2. Địa bạ huyện Bình Dương năm 1836 8
II. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Bình Dương qua phân tích tư liệu địa bạ Gia Định lập năm 1836 9
1. Những số liệu tổng quát trong địa bạ và đặc điểm sở hữu ruộng đất 9
2. Tình trạng sở hữu ruộng đất tư 12
3. Chất lượng ruộng 13
4. Tình hình sở hữu ruộng đất của chức dịch các cấp 15
5. Phân bố sở hữu theo các dòng họ 16
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vài nét về tình hình ruộng đất ở Bình Dương (Gia Định) nửa đầu thế kỷ XIX (Qua việc nghiên cứu địa bạ tỉnh Giai Định lập năm 1836), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa lịch sử
Tiểu Luận
Đề tài:
Vài nét về tình hình ruộng đất ở Bình Dương nửa đầu thế kỷ XIX (Qua việc nghiên cứu địa bạ tỉnh Giai Định lập năm 1836)
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua mấy ngàn năm, nước ta vẫn là một xứ nông nghiệp và lấy xã thôn làm đơn vị cơ sở. Cho nên, hai vấn đề nông nghiệp và xã thôn là vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong và lớn mạnh của dân tộc ta. Chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề ấy một cách sâu sắc và toàn diện, không chỉ để ôn cố tri ân, mà còn nhằm mục đích góp phần xây dựng một chiến lược phát triển hài hòa cho khắp nước và mỗi người dân, từ thể chất đến tinh thần, từ thành thị đến thôn quê.
Dựa trên nguồn tư liệu địa bạ đồ sộ hàng triệu trang trong kho tàng di sản văn hóa và lịch sử Hán Nôm còn lưu lại đến ngày nay thì đây chính là những cứ liệu để các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành những công trình tìm hiểu đất nước và con người Việt Nam. Mục đích quan trọng hơn, chúng ta sẽ lưu giữ được những tư liệu quý giá về địa bạ, không để chúng bị thất lạc, hủy hoại, đánh cắp, mối mọt…vì đây là những tư liệu viết tay, không in ấn, nếu mất là mất hẳn.
Trong thời gian mấy chục năm gần đây, với việc coi địa bạ là một nguồn tư liệu nghiên cứu nhiều giá trị đã khiến cho việc khai thác kho tư liệu này đạt nhiều thành tựu quan trọng: về đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền Việt Nam, sự phân hóa xã hội ở nông thôn, kết cấu xã hội và các giai tầng trong làng xã, chế độ sở hữu ruộng đất với nhiều hình thái sở hữu…
Nguyễn Đình Đầu là người đi đầu trong việc khai thác kho tư liệu địa bạ cực kỳ phong phú này. Trong bao tháng ngày lăn lộn miệt mài trên hàng trăm cây số, với vô vàn những con số khô khan, ông đã cho ra mắt công trình nghiên cứu công phu, tỉ mỉ của mình: Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn trên nhiều địa phương khác nhau. Đó được coi là một trong những công trình lớn nhất về khoa học lịch sử ở cuối thế kỷ XIX của chúng ta. Nhiều tên tuổi khác thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử, đầu sách về địa bạ như: Nguyễn Đức Nghinh, Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Trương Hữu Quýnh, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Phan Phương Thảo…với nhiều bài viết, chuyên luận nghiên cứu sâu về nhiều phương diện của địa bạ.
Việc nghiên cứu các vấn đề nông thôn trong lịch sử dựa trên nguồn địa bạ là một vấn đề rất rộng và phức tạp, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải đi sâu tìm hiểu, thống kê, mô tả rồi phân tích. Với một kho tư liệu đồ sộ hiện có, có thể nói các nhà nghiên cứu đang phải “bơi” trong đó. Chỉ một vấn đề nhỏ thôi, chỉ một thôn, một xã, huyện nào đó cũng cần tới bàn tay của nhà nghiên cứu thống kê để đưa ra được những kết luận chính xác nhất.
Với nguồn tư liệu sưu tầm được, trong khuôn khổ một bài tiểu luận về vấn đề ruộng đất trong lịch sử và xã hội Việt Nam, tác giả bài viết muốn được quan tâm, làm rõ về tình hình ruộng đất trên địa bàn một huyện trong hệ thống làng xã Việt Nam: huyện Bình Dương (tỉnh Gia Định) hồi nửa đầu thế kỷ XIX. Với bài viết này, tác giả hy vọng sẽ làm phong phú thêm bức tranh nông thôn Việt Nam thời kỳ đầu nhà Nguyễn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: HUYỆN BÌNH DƯƠNG
1. Vị trí địa lý
Bình Dương xưa nằm trên địa bàn tỉnh Gia Định – nay là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Long An và một phần tỉnh Tiền Giang. Phía đông của huyện đến cửa biển Cần Giờ; phía tây vượt qua chằm gò, tiếp giáp miền thượng; phía nam đến ngã ba Thị Phổ và tổng Tân Phong huyện Tân Long rồi ngược dòng Rạch Ong nhỏ (Quận 8) thẳng lên cửa cống chợ Tân Kiểng đến hồ Lão Nhông (Hóc Môn); phía đông nam giáp tổng Lộc Thành huyện Phước Lộc (Cần Giuộc); phía tây nam giáp tổng Bình Cách huyện Thuận An.
2. Cơ cấu đơn vị hành chính
Trước là tổng, nay cải làm huyện gồm: 6 tổng, 95 làng, 27 thôn,
trong đó:
Dương Hòa Hạ (8 thôn) Bình Trị Hạ (26 làng)
Dương Hòa Trung (21 làng) Bình Trị Trung (21 làng)
Dương Hòa Thượng ( 19 thôn) Bình Trị Thượng (27 làng)
3. Tiến trình lịch sử của huyện Bình Dương
Từ gần 200 năm qua, chúng ta đã chứng kiến một quá trình đô thị hóa với tốc độ rất cao ở Bình Dương. Nghiên cứu kỹ lưỡng sưu tập địa bạ tỉnh Gia Định, chúng ta mới hiểu được những giai đoạn phát triển cực kỳ nhanh chóng của dải đất nằm giữa sông Bến Nghé và sông Vàm Cỏ Đông mà hiện nay Bình Dương đã trở thành một khu công nghiệp hàng đầu cả nước.
Bình Dương cho đến trước khi lập địa bạ năm 1836 là 1 trong 4 huyện của phủ Tân Bình thuộc trấn Phiên An . Lãnh 2 tổng, 150 xã, thôn, phường, lân, ấp. Trong đó, tổng Bình Trị (có 76 xã, thôn, phường, lân, ấp) và tổng Dương Hòa (có 74 xã, thôn, phường, lân, ấp). Năm 1832, đổi trấn ra tỉnh, đổi thành Gia Định làm thành Phiên An (không còn tên Gia Định nữa). Huyện Bình Dương vẫn thuộc phủ Tân Bình thuộc quyền thống trị của tỉnh Phiên An. Năm 1836, cải tỉnh Phiên An làm tỉnh Gia Định. Bình Dương trở thành 1 huyện nằm trong phủ Tân Bình của tỉnh Gia Định.
Dưới thời Pháp thống trị:
Năm 1862: huyện Bình Dương phủ Tân Bình thuộc lỵ sở Sài Gòn có 6 tổng , 72 làng, trong đó:
Bình Trị Thượng (14 làng) Dương Hòa Thượng (11làng) Bình Trị Trung (8 làng) Dương Hòa Trung (13 làng)
Bình Trị Hạ (11 làng) Dương Hòa Hạ (15 làng)
Năm 1867: huyện bình Dương thuộc hạt Sài Gòn có 6 tổng, 85 làng, trong đó:
Bình Trị Thượng (16 làng) Dương Hòa Thượng (13làng) Bình Trị Trung (14 làng) Dương Hòa Trung (9 làng)
Bình Trị Hạ (10 làng) Dương Hòa Hạ (23 làng)
Năm 1972: huyện Bình Dương là 1 trong 3 huyện (Bình Dương, Bình Long, Ngãi An) của hạt Sài Gòn có 7 tổng với 103 làng, trong đó:
Bình Trị Thượng (16 làng) Dương Hòa Thượng (15làng) Bình Trị Trung (18 làng) Dương Hòa Trung (9 làng)
Bình Trị Hạ (13 làng) Dương Hòa Hạ (27 làng)
Cần Giờ (5 làng)
Năm 1889, bãi bỏ cấp khu vực hành chính và quân sự, đổi tên địa hạt ra tỉnh Trên địa bàn tỉnh Gia Định xưa (1836) nay có thành phố Sài Gòn (một phần huyện Bình Dương).
Năm 1910,tỉnh Gia Định chia ra 18 tổng, không còn thấy xuất hiện tên gọi Bình Dương.
Trong 30 năm 1945 – 1975 dưới chế độ Sài Gòn, huyện Bình Dương đã có nhiều thay đổi trong các đơn vị hành chính theo tình hình diễn biến chung của toàn tỉnh. Tổng hết còn là đơn vị trung gian, quận là cấp hành chính giữa huyện với xã, bỏ danh xưng huyện. Bình Dương được thành lập thành một tỉnh mới.
Tỉnh Bình Dương được thành lập từ năm 1956, đến ngày giải phóng thì bị bãi bỏ. Trong thời gian gần 20 năm đó, ranh giới và đơn vị hành chính của tỉnh đã có nhiều lần thay đổi. Song ở thời điểm 1970, tỉnh Gia Định có 1 trong 6 quận tên là quận Phú Hòa, nay thuộc địa bàn thành phố. Quận này cũng được tách từ quận Hóc Môn tỉnh Gia Định, gồm 2 tổng Long Tuy Trung và Bình Thạnh Trung trước kia (trước thời thuộc Pháp, các tổng Bình Thạnh và Long Tuy hợp thành huyện Bình Long). 5 quận còn lại xưa thuộc tỉnh Biên Hòa (1836), nay thuộc tỉnh Sông Bé. Sau giải phóng, quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương hợp với quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa thành huyện Củ Chi thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đến năm 1994, Bình Dương thuộc quận Phú Hòa thành phố Hồ Chí Minh. Và hiện nay Bình Dương là 1 tỉnh độc lập, là 1 trong những khu công nghiệp phát triển nhất cả nước.
CHƯƠNG II: HUYỆN BÌNH DƯƠNG QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠN GIA ĐỊNH LẬP NĂM 1836
I. Địa bạ Bình Dương trong kho địa bạ cổ
1. Địa bạ cổ Việt Nam
Địa bạ là một nguồn tư liệu vô cùng phong phú để nghiên cứu về nông thôn Việt Nam trên nhiều phương diện, đúng như định nghĩa về nó trong địa bạ Hà Đông : “Địa bạ là văn bản chính thức và địa giới và diện tích các loại ruộng đất, các loại hình sinh hoạt ruộng đất của làng xã, được lập trên sự khám được và xác nhận của chính quyền, dùng làm cơ sở cho việc quản lý ruộng đất và thu tô thuế của Nhà nước”. Có thể tổng kết một cách tổng quát về địa bạ như vậy, tuy mỗi thời và mỗi nơi, tên gọi và quy cách địa bạ có khác nhau. Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu: địa bạ là sổ mô tả và ghi nhận quyền sở hữu từng mảnh ruộng đất, được làm một lần khi đo đạc. Diện tích ruộng đất được ghi theo mẫu, sào, thước, tấc.
Trong lịch sử Việt Nam, lần đầu tiên Nhà nước tiến hành lập sổ địa bạ là vào năm 1092 dưới triều Lý, bây giờ gọi là điền tịch. Thời Lê Sơ, ngay sau kháng chiến chống Minh thắng lợi, năm 1428 Lê Lợi đã ra lệnh cho các địa phương tiến hành điều tra, khám xét tình hình ruộng đất và canh tác ruộng đất, lập lại địa bạ trong 1 năm. Các thế kỷ về sau, công việc lập và tu bổ lại địa bạ được tiến hành rải rác trong nhiều năm.
Nhà Nguyễn sau khi bình định xong cả nước (1802) đã ý thức ngay được tầm quan trọng của việc lập địa bạ. Năm 1803, một năm sau khi lên ngôi, Gia Long đã sai lập địa bạ các trấn thuộc Bắc Hà tức vùng Đàng Ngoài thuộc quyền cai trị của chúa Trịnh trước đây. Công việc căn bản được hoàn thành năm Gia Long 4 (1805). Đến năm Gia Long 9 (1810) quyết định triển khai công việc ở các tỉnh từ Quảng Bình trở vào đến cực Nam Trung Bộ. Tuy nhiên việc lập địa bạ ở những tỉnh này tiến hành có vẻ chậm chạp nên phải tới những năm cuối thời Minh Mệnh mới xong. Năm 1836, Minh Mệnh thực hiện một quyết định lớn: đo đạc lại toàn bộ ruộng đất Nam kỳ và lập sổ địa bạ cho các làng xã ở đây. Kế hoạch được triển khai nhanh, triệt để và đạt kết quả tốt.
Như vậy, cho đến hết thời Minh Mệnh, nhà Nguyễn về cơ bản đã lập xong sổ địa bạ trên toàn quốc. Từ thời Thiệu Trị (1841) cho đến hết thời Bảo Đại (1945) công việc còn lại chỉ là bổ sung thêm địa bạ của một số địa phương vì lý do này hay lý do khác mà trong những đợt làm địa bạ lớn chưa thực hiện được. Vì thế, trong tổng số 18.519 đơn vị địa bạ còn lưu giữ được tại hai kho địa bạ lớn nhất nước ta hiện nay là Viện nghiên cứu Hán Nôm và Cục lưu trữ Nhà nước thì số địa bạ có niên đại Gia Long và Minh Mệnh lên tới 17.604 đơn vị địa bạ, chiếm tỷ lệ 95,6%
Địa bạ hiện phân bố không đều giữa các miền, các tỉnh, nói chung tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trong đó:
Địa bạ Bắc kỳ gồm 4.296 tập với 8.704 địa bạ của 162 huyện đương thời.
Địa bạ Trung kỳ gồm 5.264 tập với 6.465 địa bạ.
Địa bạ Nam kỳ gồm 484 tập với 1.715 địa bạ của 26 huyện thuộc 6 tỉnh Nam kỳ thời Nguyễn. Địa bạ này tập trung chủ yếu vào niên đại 1836 (chiếm tới 95,6%). Đó là năm triều Nguyễn lập địa bạ trên quy mô lớn toàn Nam kỳ.
Với một kho tư liệu địa bạ đồ sộ và vô cùng quý giá trên sẽ giúp ích rất lớn cho các nhà nghiên cứu lịch sử nông thôn Việt Nam trên nhiều phương diện.
2. Địa bạ huyện Bình Dương năm 1836
Theo đơn vị hành chính năm 1836, huyện Bình Dương là một huyện năm trong phủ Tân Bình thuộc tỉnh Gia Định. Lúc đó tỉnh Gia Định vừa được đổi từ tỉnh Phiên An sang.
Địa bạ Bình Dương nằm trong bộ sưu tập địa bạ tỉnh Gia Định có 122 quyển cho 122 làng. Sau khi xếp đặt lại theo đúng hệ thống hành chính, từ xã, thôn tới tổng rồi huyện, phủ, tỉnh và nghiên cứu tứ cận của mỗi xã thôn, chúng ta khám phá ra huyện Bình Dương mất 1 địa bạ.
Công cuộc đạc điền lập địa bạ cho Nam kỳ lục tỉnh vào năm 1836 là lần đầu tiên và cũng là lần sau chót của triều Nguyễn. Mục đích chính của việc này là làm cho mỗi người dân có một tổ chức xã thôn làm quê hương và một số ruộng đất để nuôi thân.
Địa bạ huyện Bình Dương cũng như các địa bạ khác thời Minh Mệnh, được trình bày theo cùng khuôn khổ giống nhau:
Phần đầu tiên của địa bạ ghi rất rõ đây là địa bàn huyện Bình Dương, thuộc phủ Tân Bình tỉnh Gia Định. Tiếp theo là mô tả ranh giới của huyện, rồi đến những số liệu tổng quát về ruộng đất bao gồm tổng ruộng đất công tư (tổng diện tích công tư điền thổ), trong đó có bao nhiêu ruộng đất canh tác (thực trưng), bao nhiêu ruộng đất bỏ hoang (lưu hoang). Trong từng loại tư điền, tư thổ cũng phân chia rất rõ ràng gồm bao nhiêu là thực trưng, bao nhiêu lưu hoang và cụ thể trong từng loại ruộng hay đất đó thì chất lượng ra sao (sơn điền, thảo điền). Tiếp theo là các loại ruộng đất khác như là quan điền, quan thổ viên…Phần tiếp theo và cũng là phần chính của địa bạ, miêu tả cụ thể từng thửa ruộng, rồi đến đất tư hữu với các thông tin: diện tích, vị trí, giáp giới bốn phía đông, tây, nam, bắc, họ tên người chủ sở hữu thửa ruộng đó, đồng thời ghi rõ người chủ sở hữu đó thuộc loại phân canh hay phụ canh. Phần cuối cùng là các thủ tục hành chính của địa bạ.
II. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Bình Dương qua phân tích tư liệu địa bạ Gia Định lập năm 1836
1. Những số liệu tổng quát trong địa bạ và đặc điểm sở hữu ruộng đất
Trước khi lập địa bạ, hầu như tư điền chưa được xác định rõ ràng, ít nhất về mặt pháp lý và chính thức ghi vào sổ bạ. Trương Đăng Quế nói rõ về quan điểm này : “ Nam kỳ chứa chất tệ hại đã lâu, cường hào cậy mạnh bá chiếm, người nghèo không đất cắm dùi. Có kẻ biệt xã chiếm ruộng đất xã khác, mà người sở tại lại phải tá ngụ để cày cấy và ở. Có nơi ruộng chỉ khai một thửa , tô thuế nguyên trưng không quá ba, bốn hộc, nay đã chia làm sáu, bảy thửa bán cho người khác, mà các người mua ấy đều phải nộp thóc gấp bội cho chủ nguyên trưng thu riêng; lại còn nhiều nỗi sách nhiễu không kể xiết! Nay khám đạc lại thì mọi người cứ chiếm phần mình cày cấy, nộp thuế, không bị cường hào ức hiếp”. Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu như trên rất quan trọng vừa hợp tình, vừa hợp lý. Nhà nước chống lại tệ nạn bá chiếm : Ai đang cày cấy thửa ruộng nào thì “Sở hữu” thửa ruộng đó.
Theo số liệu của địa bạ huyện Bình Dương năm 1836, các loại ruộng đất được phân bố như sau:
Bảng 1: Sự phân bố các loại ruộng đất của huyện Bình Dương
TT
Loại ruộng
Diện tích
Tỷ lệ (%)
1
Thực trưng
4198.4.4.2
99,30%
* Thực canh
- Điền thực canh
+ Tư điền
+ Công điền
- Thổ thực canh
+ Tư thổ
+ Công thổ
3193.1.8.2
2516.2.9.8
2317.8.3.8
198.4.6.0
676.8.8.4
636.4.6.9
40.4.1.5
75,52%
59,51%
54,82%
4,69%
16,00%
15,05%
0,95%
* Sử dụng vào việc khác
- Tịch điền
- Quan dụng
- Dân cư thổ
1005.2.6.0
3.0.0.0
360.0.10.0
642.1.6.0
23,78%
0,07%
8,52%
15,19%
2
Lưu hoang
29.5.7.5
0.70%
Tổng cộng
4227.9.11.7
100.00%
* Ghi chú: Cột tỷ lệ trong bảng trên được tính so với tổng diện tích ruộng đất của cả huyện.
- Số liệu thống kê trên cho thấy: Sở hữu tư nhân (bao gồm cả tư điền và tư thổ) lên tới 69,87% tổng diện tích ruộng đất, chiếm hơn 2/3 diện tích ruộng đất của cả huyện.
- Một điểm đáng lưu ý trong sự phân bố ruộng đất của huyện Bình Dương năm 1836 là hầu như chỉ có tư điền, tư thổ; công điền thổ chiếm tỷ lệ rất ít (5,64% tổng diện tích ruộng đất của huyện), quan dụng chiếm 8,52% tổng diện tích ruộng đất của huyện.
- Ruộng đất lưu hoang của Bình Dương chiếm 0,70% tổng diện tích ruộng đất cả huyện.
Trong khi đó, ruộng đất cả tỉnh Gia Định cũng vào thời điểm lập năm địa bạ 1836 được phân bố như sau :
- So sánh với tỷ lệ ruộng tư của cả tỉnh Gia Định cùng thời điểm thì mức độ sở hữu tư nhân về ruộng đất của Bình Dương thấp hơn (69,87% - 91,97%).
Tổng số tư điền, tư thổ của Gia Định là 156645.2.7.0, trong đó :
+ Tư điền là 155664.8.3.8 thì huyện Bình Dương chiếm 1,488% của tỉnh. Số ruộng tư điền của huyện Bình Dương là thấp nhất trong cả tỉnh. Trong tỉnh Gia Định, huyện Tân Hòa có diện tích tư điền lớn nhất, gấp gần 30 lần diện tích tư điền huyện Bình Dương.
+ Tư thổ của toàn tỉnh Gia Định là 980.3.13.7. Bình Dương là một trong hai huyện của Gia Định có tư thổ với diện tích 636.4.6.9.
Nói chung, diện tích tư thổ rất ít đối với tư điền. Tư thổ chiếm 21,54% trong khi tư điền chiếm 78,46% toàn huyện. Trong tư thổ thì đất trồng cau (tức viên lang thổ) chiếm tới quá nửa diện tích và tập trung trong tổng Bình Trị Hạ, huyện Bình Dương đặc biệt là thôn Hanh Phú và xã Hanh Thông thuộc tổng Bình Trị Hạ (trong quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh nay).
Bảng 2: Sự phân bố ruộng đất của tỉnh Gia Định
(theo số liệu địa bạ của Gia Định lập năm 1836)
TT
Loại ruộng
Diện tích
Tỷ lệ (%)
1
Thực trưng
169325.8.8.6
99,41%
* Thực canh
- Điền thực canh
+ Tư điền
+ Công điền
- Thổ thực canh
+ Tư thổ
+ Công thổ
162955.3.12.7
161903.7.11.0
155664.8.8.3
6238.9.2.7
1051.6.1.7
980.3.13.7
71.2.3.0
95,67%
95,05%
91,39%
3,66%
0,62%
0,58%
0,04%
* Sử dụng vào việc khác
- Tịch điền
- Quan dụng
- Dân cư thổ
3.0.0.0
360.0.10.0
6007.4.0.9
3,742%
0,002%
0,21%
3,53%
2
Lưu hoang
1008.3.8.7
0,59%
Tổng cộng
170334.2.2.3
100.00%
* Ghi chú: Cột tỷ lệ trong bảng trên được tính so với tổng diện tích ruộng đất của cả tỉnh.
- Toàn tỉnh Gia Định có 3,70% tổng diện tích ruộng đất là công điền thổ, thấp hơn so với tỷ lệ ruộng đất công điền thổ của huyện Bình Dương là 5,64%.
- Xét riêng điền thực canh, huyện Bình Dương có 59,51%, nhưng tỷ lệ loại đất này của Gia Định tới 95,05%, gần gấp đôi Bình Dương.
- Ngược lại, thổ thực canh của huyện Bình Dương là 16,00%, nhưng tỷ lệ loại đất này của Gia Định chỉ có 0,62% (tỷ lệ 1 / 2,58).
- Tỷ lệ ruộng đất lưu hoang của Bình Dương cũng tương đương so với toàn tỉnh Gia Định (0,70% - 0,59%).
2. Tình trạng sở hữu ruộng đất tư
Với quy mô sở hữu ruộng đất tư ở Bình Dương chúng ta có thể đi sâu xem xét cụ thể mức độ phân bố ruộng đất của các chủ sở hữu :
Bảng 3 : Quy mô sở hữu ruộng đất tư của huyện Bình Dương
Quy mô sở hữu
Số chủ
Diện tích sở hữu
Dưới 1 mẫu
1 – 5 mẫu
5 – 10 mẫu
10 – 20 mẫu
20 – 50 mẫu
50 – 70 mẫu
476 = 50,91%
305 = 32,62%
80 = 8,56%
46 = 4,92%
23 = 2,46%
5 = 0,53%
164.8.4.6 = 5,58%
692.8.0.3 = 23,45%
541.3.5.8 = 18,32%
644.0.2.5 = 21,80%
602.5.8.0 = 20,40%
308.6.9.5 = 10,45%
Tổng cộng
935 = 100.00%
2954.3.0.7 = 100.00%
Từ bảng 3, chúng ta nhận thấy:
- Cộng chung tư điền tư thổ của huyện Bình Dương có 2954.3.0.7 (2317.8.3.8 + 636.4.6.9) nếu chia bình quân cho 935 chủ điền, thì mỗi người sẽ có 3.1.8.9. Như vậy, 703 chủ sở hữu có dưới mức trung bình (476 + 151 + 76) và 232 chủ có số ruộng đất trên mức trung bình. Nếu tính 13 chủ có trên 30 mẫu thì cộng chung sẽ có 620.4.2.5 ruộng đất, tức 1,39% số chủ chiếm tới 21% tổng số ruộng đất tư của cả huyện Bình Dương. Tuy nhiên, nói chung huyện Bình Dương vẫn là vùng tiểu nông. ( Người sở hữu ruộng đất ít nhất có 0.0.4.5, người sở hữu nhiều ruộng nhất có 68.8.12.0 ).
Trong khi đó, so với thôn Bình Ân thuộc tổng Hòa Lạc huyện Tân Hòa phủ Tân An, nếu cộng chung diện tích của 11 chủ điền có nhiều ruộng nhất ta sẽ thấy số đó nhiều hơn cả diện tích của 935 chủ điền ở huyện Bình Dương cộng lại, tức 2989.3.4.6 đối với 2954.2.10.7.
- Có tới 476 chủ ở Bình Dương có mức sở hữu ruộng đất dưới 1 mẫu. Và vì vậy, mặc dù số lượng chủ này chiếm 50,91% tổng số chủ song tổng diện tích ruộng đất họ sở hữu thì lại quá nhỏ (5,58%).
- Bên cạnh đa số những người nông dân tự canh có sở hữu nhỏ thì cũng tồn tại một số ít chủ có mức sở hữu tương đối lớn ( 5 chủ sở hữu 308.6.9.5 chiếm 10,45% toàn huyện).
3. Chất lượng ruộng
Trước kia, điền canh hay ruộng lúa chia làm thứ hạng (nhất, nhì, ba) và có những tên như ruộng Điền tô, ruộng Điền mẫu, ruộng Thiên Mụ, ruộng Cảnh Dương (không hiểu là thứ hạng tốt xấu để tính thuế hay tên địa phương để nộp thuế vào kho có tên ấy). Khi làm địa bạ năm 1836, Nhà nước chia đơn giản ra hai loại tốt xấu để đánh thuế, gọi là thảo điền và sơn điền. Như Minh Mạng chỉ thị : “nay bỏ các đẳng hạng mà chỉ còn phân biệt thảo điền và sơn điền. Phàm những tên gọi là Điền tô, Điền mẫu…không dùng nữa”. Tuy nhiên, địa bạ còn giữ lại “Điền tô điền”
- Gia Định xưa có:
+Thảo điền (kể cả Điền tô điền) là 133962.7.8.0 chiếm 82,742%.
+ Sơn điền (kể cả ruộng mới khẩn) là 27940.9.3.0 chiếm 17,258%.
Nói chung, Gia Định có 82/100 thảo điền, tức ruộng tốt, nhưng cá biệt như huyện Bình Dương lại có tỷ lệ Sơn điền > Thảo điền : 1559.7.10.3 – 956.4.14.3 với tỷ lệ 61,99% - 38,01%.
- So với toàn tỉnh, huyện Bình Dương có diện tích 2516.2.9.8 chiếm 1,554% tỉnh. Trong đó :
+ Thảo điền : 956.4.14.3 chiếm 0,713% của thảo điền tỉnh.
+ Sơn điền : 1559.7.10.5 chiếm 5,582% của sơn điền tỉnh.
Sơ đồ tỷ lệ diện tích sơn điền và thảo điền của huyện Bình Dương
- Huyện Bình Dương là địa bàn có diện tích điền thấp nhất trong toàn tỉnh (cả về sơn điền, thảo điền).
+ Diện tích sơn điền chỉ bằng 1/7 diện tích sơn điền của huyện Tân Hòa là huyện có diện tích sơn điền lớn nhất tỉnh.
+ Diện tích thảo điền gần 1/66 diện tích thảo điền của huyện Tân Hòa là huyện có diện tích thảo điền lớn nhất tỉnh.
4. Tình hình sở hữu ruộng đất của chức dịch các cấp
Ta đã thống kê được đầy đủ tình hình quan chức và hương chức có tư điền tư thổ, đồng thời cũng lên danh mục hương chức vô sản “không đất cắm dùi” của huyện Bình Dương. Theo đó, Bình Dương có 368 quan chức và hương chức, chia ra :
1 chánh đội trưởng có 2.0.0.0 ruộng đất
95 hương chức có ruộng đất
272 hương chức không có ruộng đất.
Như vậy, quan chức có tư điền chỉ thấy có 1 người, và số hương chức vô sản chiếm tới hơn 74% của tổng số hương chức là 368 người. Số hương chức hữu sản chưa tới 26% tổng số. Số 95 hương chức có ruộng đất chia ra ta có bảng số liệu sau :
Bảng 4 : Quy mô sở hữu ruộng đất của chức dịch huyện Bình Dương
Quy mô sở hữu
Số chức dịch
Diện tích sở hữu
Dưới 1 mẫu
1 – 5 mẫu
5 – 10 mẫu
10 – 20 mẫu
20 – 50 mẫu
50 – 70 mẫu
33 = 34,74%
38 = 40,00%
15 = 15,79%
7 = 7,37%
1 = 1,05%
1 = 1,05%
6.4.8.5 = 1,68%
73.7.6.5 = 19,10%
95.8.6.2 = 24,82%
99.7.7.5 = 25,84%
48.5.0.0 = 12,56%
61.7.7.5 = 16,00%
Tổng cộng
95 = 100.00%
386.1.6.2 = 100.00%
Cộng chung số sở hữu ruộng đất của 95 hương chức là 402.1.8.2 chiếm 13,61% tổng số ruộng đất tư của cả huyện Bình Dương (2954.2.10.7). Một quan chức là Chánh đội trưởng chỉ có 2 mẫu ruộng đất, nghĩa là còn kém cả thôn trưởng Bình Khánh (huyện Cần Giờ nay) có tới trên 61 mẫu. Có điều đáng chú ý nữa là 1 đội trưởng và tất cả 6 cai tổng của huyện Bình Dương đều không có “đất cắm dùi”.
5. Phân bố sở hữu theo các dòng họ
Vấn đề dòng họ, thân tộc là một trong những trọng tâm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm khi nghiên cứu về nông thôn Việt Nam. Qua nghiên cứu địa bạ trên toàn lục tỉnh, ta có thể gặp nhiều trường hợp cha mẹ phân chia ruộng đất cho con. Phần của mỗi người, không phân biệt gái hay trai, hầu như hoàn toàn bình đẳng: chỉ riêng người con trưởng được nhận thêm một phần gọi là ruộng hương hỏa. Làng ở Nam Kỳ xưa ít khi gồm người cùng họ. Làng có nhiều họ khác nhau và có người ngoài làng tới phụ canh, làng sẽ trở thành cởi mở, đỡ bảo thủ, dễ canh tân nhờ các cuộc hôn nhân khác họ và các cuộc giao lưu thường trực.
Chúng ta có danh tính của tất cả điền chủ và hương chức của huyện Bình Dương. Bình Dương là một huyện nhỏ về mặt diện tích, song quan trọng nhất về công nghiệp, văn hóa, chính trị trong 5 huyện của tỉnh Gia Định xưa. Theo thống kê, trong huyện Bình Dương có tên 45 họ như sau (trong dấu ngoặc là số người cùng mang tên họ):
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Bùi (24)
Cao (11)
Chiêm (1)
Chu (2)
Dư (4)
Dữ (3)
Dương (17)
Đàm (1)
Đào (8)
Đặng (20)
Đinh (9)
Đoàn (13)
Đỗ (27)
Hà (5)
Hồ (38)
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Huỳnh (65)
Hưng(1)
Kiều (1)
Lai (1)
Lại (1)
Lâm (3)
Lê (135)
Lương (3)
Lưu (1)
Lý (2)
Mai (8)
Ngô (4)
Nguyễn (478)
Phạm (46)
Phan (39)
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
Phùng (6)
Sử (1)
Tạ (4)
Thái (2)
Thân (2)
Tô (2)
Trà (1)
Trần (126)
Trình (1)
Trịnh (9 )
Trương (28)
Văn (3)
Võ (51)
Vương (1)
Còn 9 họ nữa là họ Bảo (1), Cù (1), Du (1), Khổng (1), Lượng (1), Ma(1), Sầm (1), Tống (1), Trang (1) là những họ của các chủ điền cũ đã quá vãng. Như vậy tất cả là 53 họ. Trong số 44 họ trên gồm 935 chủ điền và 272 hương chức vô sản. Những họ nhiều người nhất là :
Nguyễn
Lê
Trần
Huỳnh
478 người
135 người
126 người
65 người
Võ
Phạm
Phan
Hồ
51 người
46 người
39 người
38 người
8 họ này đã có tổng cộng 978 người, tức đã chiếm trên 81% số người của cả 44 họ. Có 11 họ (không kể 9 họ tuyệt tự) chỉ có một người mỗi họ. Có 4 họ chỉ có 2 người mỗi họ. Riêng người họ Nguyễn chiếm tới gần 40% số người của cả 44 họ. Tất nhiên, các họ Nguyễn, Lê, Trần… chia ra nhiều chi phái khác nhau.
So với thôn Bình Ân (nay thuộc Gò Công tỉnh Tiền Giang) có 15 họ với 63
điền chủ. Tất cả 15 họ trên đều hiện diện trong số 53 họ của huyện Bình
Dương. Có lẽ số họ trong toàn tỉnh Gia Định cũng chỉ tới 70, 80 họ là cùng.
Như vậy, số họ của huyện Bình Dương chiếm hơn một nửa tổng số họ của
cả tỉnh Gia Định.
Diện tích sở hữu theo từng họ, toàn huyện Bình Dương chia ra (tên họ, diện
tích, tỷ lệ đối với tổng số điền thổ tư hữu) thể hiện qua bảng số liệu sau :
Bảng 5: Sự phân bố ruộng đất của các dòng họ
TT
Họ
Số chủ
Diện tích sở hữu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
Bảo
Cù
Du
Đàm
Khổng
Lai
Lượng
Ma
Sầm
Tống
Trạng
Văn
Kiều
Hưng
Lâm
Chiêm Vương
Lưu
Tô
Trình
Mai
Dữ
Lại
Lý
Thân
Tạ
Sử
Lương
Trà
Chu
Phùng
Cao
Hà
Trịnh
Dư
Đoàn
Đỗ
Đào
Ngô
Đặng
Đinh
Dương
Thái
Phan
Bùi
Phạm
Trương
Võ
Hồ
Huỳnh
Trần
Lê
Nguyễn
1 = 0,08 %
1 = 0,08
1 = 0,08
1 = 0,08
1 = 0,08
1 = 0,08
1 = 0,08
1 = 0,08
1 = 0,08
1 = 0,08
1 = 0,08
3 = 0,25
1 = 0,08
1 = 0,08
3 = 0,25
1 = 0,08
1 = 0,08
1 = 0,08
2 = 0,16
1 = 0,08
8 = 0,66
3 = 0,25
1 = 0,08
2 = 0,16
2 = 0,16
4 = 0,33
1 = 0,08
3 = 0,25
1 = 0,08
2 = 0,16
6 = 0,50
11 = 0,91
5 = 0,41
9 = 0,74
4 = 0,33
13 = 1,08
27 = 2,24
8 = 0,66
4 = 0,33
20 = 1,66
9 = 0,74
17 = 1,41
2 = 0,16
39 = 3,23
24 = 1,99
46 = 3,81
28 = 2,32
51 = 4,22
38 = 3,15
65 = 5,38
126 = 10,44
135 = 11,18
478 = 39,60
Không còn
Không còn
Không còn
Không còn
Không còn
Không còn
Không còn
Không còn
Không còn
Không còn
Không còn
Không còn
0.0.9.0
0.1.3.0
0.1.7.5
0.1.12.0
0.2.6.0 = 0,0006%
0.3.7.5 = 0,0010
0.7.9.0 = 0,0023
1.0.0.0 = 0,0030
1.5.4.5 = 0,0050
1.6.0.0 = 0,0054
1.7.12.0 = 0,0057
2.0.0.0 = 0,0067
2.2.0.0 = 0,0074
2.3.6.0 = 0,0077
2.4.0.0 = 0,0081
3.2.0.0 = 0,0108
3.5.3.0 = 0,0119
5.2.7.6 = 0,0176
7.9.7.5 = 0,0267
8.4.13.5 = 0,0284
8.6.6.0 = 0,0291
9.1.10.5 = 0,0308
9.3.3.0 = 0,0314
15.2.6.0 = 0,0514
18.7.7.0 = 0,0632
21.5.0.3 = 0,0772
23.7.7.5 = 0,0802
26.0.0.0 = 0,0880
29.2.7.5 = 0,0988
30.2.13.5 = 1,0222
37.8.0.0 = 1,2795
47.7.6.9 = 1,6146
50.1.10.5 = 1,6958
51.8.5.4 = 1,7534
55.5.6.9 = 1,8786
116.2.7.3 = 3,9933
133.3.0.0 = 4,5122
161.6.9.9 = 5,4701
258.6.6.3 = 8,7536
399.3.6.0 = 13,5183
1252.7.14.2 = 42,40
Tổng cộng
1207 người = 100.00%
2800.7.42.8 = 100.00%
- Qua bảng số liệu cho thấy ở huyện Bình Dương xưa, các họ Nguyễn, Lê, Trần, Huỳnh, Hồ, Võ,…là những họ vừa có đông người vừa sở hữu nhiều ruộng đất nhất.
- Trung bình mỗi họ có 22,8 người / họ; mỗi họ có diện tích sở hữu ruộng đất 52,83 mẫu /họ; mỗi người có diện tích sở hữu ruộng đất 2,32 mẫu / người.
KẾT LUẬN
Địa bạ là nguồn tư liệu vô cùng phong phú và quý báu góp phần giúp chúng ta có thể nghiên cứu về nông thôn cũng như một số đô thị Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau.
Bình Dương là một trong số các huyện của Gia Định có địa bạ lập năm 1836, tức là trước khi thi hành chính sách quân điền của Minh Mệnh 1839.
Sau khi trích dẫn, thống kê và phân tích địa bạ huyện Bình Dương ta có thể hiểu biết thêm về tình hình ruộng đất, bức tranh toàn cảnh về đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất, cũng như một số đặc điểm về kinh tế - xã hội đầu thế kỷ XIX của Bình Dương. Qua đó, tác giả xin đưa ra vài lời nhận xét như sau:
1. Vì lý do hình thành đặc biệt, nên hầu hết ruộng đất ở Nam bộ xưa đều là tư điền tư thổ, Bình Dương cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Những người lưu dân Việt Nam đã tới “khẩn hoang lập ấp” ở đồng bằng sông Đồng Nai và song Cửu Long (khi ấy hầu như hoang vu vô chủ), có lẽ từ nhiều thế kỷ trước. Chính sách khẩn hoang lập làng của chúa Nguyễn quy định từ năm 1669, các gia đình nông dân được quyền chiếm ruộng đất khai phá làm ruộng đất tư (gọi là bản tức tư điền). Những người di cư mới ra sức chặt phá cây cối, cắt cỏ rậm và mở mang đất đai thành những vùng đất bằng phẳng, thổ địa phì nhiêu. Nhà Nguyễn lại cho dân được tự tiện chiếm đất mở vườn trồng cau và xây dựng nhà cửa. Tình hình “tự tiện chiếm đất” được kéo dài cả trăm năm, nên tư điền được củng cố và phát triển mạnh. Số chủ điền có một lượng tài sản lớn về đất đai, đày tớ, trâu bò được hình thành ngay từ đó, tức khoảng giữa thế kỷ XVIII. Như vậy, Bình Dương là một huyện được lập trên cơ sở những gia đình nông dân khai hoang có ruộng đất tư.
Có thể phỏng đoán không sai lắm : Sản xuất gạo – hàng hóa xuất hiện trước hết từ thời điểm này ở đây. Đó là điều kiện thuận lợi để làm chuyển hóa phương thức sản xuất của cả nước, nhưng đó cũng là cái hấp dẫn làm cho đế quốc tư bản Pháp xâm chiếm Nam Bộ trước khi thôn tính Đông Dương. Tuy nhiên việc “tự tiện chiếm đất” không được kéo dài mãi.
Một số nhà nghiên cứu cho là phương thức sản xuất của ta xưa theo “chế độ tiểu nông”. Điều đó có thể đúng đối với những nơi có nhiều công điền công thổ, những nơi mà sau này thi hành triệt để “phép quân điền” của Minh Mệnh quy định năm 1839 như ở Bình Định (thiết tưởng ngay giả thuyết này cũng chỉ nên khẳng định sau khi đã làm thống kê toàn bộ sưu tập Địa bạ của cả nước) nhưng không đúng với tình hình Bình Dương – nơi có số lượng điền chủ lớn. Tuy nhiên, điền chủ Bình Dương xưa không phải là những lãnh chúa được “phong hầu kiến ấp” như ở Trung quốc hay Âu Châu thời trung cổ, cũng không phải là những chủ nhân ông chỉ sống ở thành thị mà có những latifundia bát ngát ở thôn quê như ở Nam Mỹ. Song điền chủ ở Bình Dương xưa chỉ là lưu dân hoặc con cháu lưu dân đã “tự tiện chiếm đất” rồi dùng nhiều “đầy tớ” khẩn hoang được nhiều ruộng đất (tất nhiên có cả những trường hợp “bá chiếm” và sang đoạt nữa). Chủ điền gắn liền với ruộng đất sinh sống và lao động ngay trên ruộng đất mình. Chủ điền vẫn lao động như ai, nhất là lao động quản lý. Khi một chủ điền chết, sản nghiệp được chia cho con cái, nên không còn được to lớn như cũ. Rồi nếu không có những kẻ kế nghiệp biết làm ăn, thì chẳng bao lâu sản nghiệp cũ sẽ phải sang tay cho người khác biết làm ăn hơn. Cho nên nếu nghiên cứu kỹ địa bạ ta sẽ thấy ở mảnh đất này ngày xưa “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, tuy họ nào và đời nào cũng có những người không đất cắm dùi và một số ít người có ruộng thẳng cánh cò bay.
2. Ruộng đất tư phân phối không đều
Xưa nay và ở đâu cũng vậy, không thể có sự đồng đều trong sở hữu ruộng đất. Tuy nhiên, ở Bình Dương xưa có đặc điểm nổi bật là người có ít ruộng đất nhất gần như không đủ “chỗ căm dùi”, còn đại điền chủ thì ruộng đất “thẳng cánh cò bay”., theo đúng nghĩa đen.
Trước khi phân tích nhiều mặt liên quan đến tư điền tư thổ, xin dẫn chứng sau đây một số trường hợp điển hình.
- Thôn Bình Khánh ở xứ Xoài Rạp thuộc tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương (nay là một xã lớn vẫn giữ tên cũ của huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh) có một sở sơn điền rộng 61.7.7.5 với chủ điền duy nhất là Trần Văn Đạo. Thôn trưởng cũng là Trần Văn Đạo. Hai dịch mục là Nguyên Văn Thọ và Phạm Văn Nhân cùng điểm chỉ trong địa bạ hoàn toàn không có ruộng đất.
- Thôn Bình Quới Tây thuộc tổng Bình Trị Thượng (Gò Vấp nay) có 239.4.6.0 sơn điền, chia ra:
+ 31 chủ phân canh 151.9.9.0
+ 7 chủ phụ canh 87.4.12.0
- Thôn Bình Khánh cũng thuộc tổng Bình Trị Thượng (Quận 8, TP.HCM nay) có 54.6.7.5 sơn điền do 2 chủ ngoài thôn phụ canh. Thôn trưởng và hai dịch mục có tên trong địa bạ đều vô sản.
- Huyện Bình Dương có địa bàn nằm trên tỉnh Tây Ninh và TP.HCM ngày nay (trừ huyện Thủ Đức xưa thuộc tỉnh Biên Hòa) tuy có số ruộng đất ít ỏi, song đã đô thị hóa khá đậm, dân chúng tập trung đông làm thương nghiệp, công nghiệp và các dịch vụ khác. Sưu tập địa bạ huyện này gồm 122 quyển, được trích thuật đủ chi tiết về chủ điền và diện tích ruộng đất của họ. Trong phần thống kê huyện Bình Dương, có các danh mục sau đây :
+ Danh sách 1.207 chủ điền và dịch mục (gồm 1.125 chủ điền kể cả dịch mục hữu sản và 272 dịch mục vô sản) xếp theo thứ tự ABC của 45 họ.
+ Danh sách chủ điền và dịch mục, xếp theo đơn vị hành chính.
+ Danh sách 368 dịch mục của cả huyện, gồm 272 người không có ruộng đất và 96 người hữu sản.
Dựa trên những số liệu này, chúng ta thấy rằng :
- Từ 200 năm qua, Bình Dương xưa đã được đô thị hóa khá mạnh.
Tổng Bình Trị Trung của huyện Bình Dương (nay là Quận I , TP.HCM) có 20 thôn và phường, với diện tích gần 300 mẫu và thực canh chưađược 30 mẫu, còn lại toàn là dân cư thổ và đất phố thị (Bến Nghé).
- Huyện Bình Dương với diện tích 3.193 mẫu, ngoài tổng đô thị hóa nói trên, thì đều thuộc vùng sản xuất tiểu nông.
- Xã thôn Bình Dương không khép kín : hầu như làng nào cũng có chủ điền là người ngoài xã thôn có ruộng đất phụ canh. Số này không nhiều và phải chịu “lệ làng” khá nặng nề, ngoài việc chịu thuế má theo đúng “phép nước”. Có lẽ vì Bình Dương là đất mới, nên việc cư trú và sở hữu đất đai rất tự do. Thông thường 1 phần 3 chủ điền là phụ canh, số đó có khi lên tới một nửa, thậm chí chiếm hết ruộng đất của làng tại sở.
Thí dụ làng Bình Quới Tây nêu trên có 31 chủ phân canh sở hữu 151.9.9.0 ruộng đất và 7 chủ phụ canh sở hữu 87.4.12.0 ruộng đất, tức 18,42% số chủ và chiếm 36,50% số ruộng đất.
Sự phân bố sở hữu ruộng đất tư của huyện Bình Dương
3. Mức độ tư hữu: tổng hợp tất cả số liệu tư điền, tư thổ cả huyện có 1207 chủ sở hữu với tổng diện tích là 2954.3.0.7. Như vậy, bình quân sở hữu tư điền thổ là 2,45 mẫu / người. Đây là mức sở hữu nhỏ.
4. Tỷ lệ công điền, công thổ thấp hơn tư điền, tư thổ rất nhiều.
Đến năm 1836, triều đình Huế quyết định lập địa bạ cho Nam Kỳ Lục Tỉnh, nói là để tránh những “án kiện tranh giành đất đai”, những cường hào bá chiếm. Trong khi tiến hành đo đạc và trước bạ, hầu như các quan kinh phái muốn đôn thêm một số ruộng đất càng nhiều càng tốt vào hạng công điền thổ, vì trước đó hạng này chưa được chính thức thiết lập, tuy nhiên chỉ đạt được một phần kết quả. Ruộng đất công ít hơn ruộng đất tư rất nhiều (ruộng đất tư của huyện Bình Dương chiếm 69,87% tổng diện tích ruộng đất toàn huyện). Đó cũng là thể hiện bối cảnh chung của toàn tỉnh Gia Định đầu thế kỷ XIX (ruộng đất tư chiếm 91,97% tổng diện tích ruộng đất). Chỉ đến năm Minh Mệnh 20 (1839), khi nhà nước thực hiện chính sách quân điền thì số ruộng tư sung công nhiều khiến tỷ lệ diện tích công điền, công thổ tăng lên.
5. Trong đời sống làng xã Việt Nam thời phong kiến, đội ngũ chức sắc thường đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng qua địa bạ này, chính quyền ở đây nửa đầu thế kỷ XIX không phải đều nằm trong tay những người giàu có nhất. Thậm chí có người còn không hề có ruộng đất tư hữu như trường hợp của thôn trưởng Huỳnh Văn Mai, chánh tổng Lê Phước Chất…Số chức sắc không hề có ruộng là 272 người chiếm tới hơn 74% tổng số hương chức là 368 người (với giả định họ không có đất phụ canh ở huyện khác). Tuy nhiên trong số họ có 1 chánh đội trưởng có sở hữu tư lớn nhất là 2.0.0.0. Ở đây cũng xin lưu ý là chưa nghiên cứu và thống kê cụ thể địa bạ các huyện xung quanh nên cũng chưa thể tính tới khả năng phụ canh của các chức dịch này, cũng như các chủ sở hữu của Bình Dương nói chung. Đây không phải là hiện tượng đặc biệt của huyện mà trái lại là hiện tượng khá phổ biến trong các làng xã Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Như vậy có thể nói tài sản ruộng đất không phải là một tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn người vào bộ máy chính quyền cấp làng xã ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Chúng ta thấy khó kết luận : Vua quan là “giai cấp phong kiến” hiểu theo nghĩa “phong hầu kiến ấp”.
Sự phân bố sở hữu ruộng đất của chức dịch huyện Bình Dương
6. Về tình hình sở hữu ruộng đất của dòng họ
Tình hình sở hữu không đồng đều giữa các dòng họ là một đặc điểm nổi bật ở đây. Phần lớn ruộng đất tập trung trong 6 dòng họ (Nguyễn, Lê, Trần, Huỳnh, Hồ, Võ) chiếm 73,98% tổng số chủ, 78,65% tổng diện tích ruộng đất. Đặc biệt là họ Nguyễn chiếm tới gần 1/2 ruộng đất. Nhưng vì họ Nguyễn có nhiều chi phái nên không mang tính bộ tộc độc tôn. Nếu chúng ta có đầy đủ các sưu tập điền bạ (hàng năm phải có để đóng thuế), sẽ thấy sự chuyển đổi quyền sở hữu trong dân thôn ta khá linh hoạt, thay đổi giàu nghèo rất nhanh, ít điền chủ nào “giàu nứt đố đổ vách” cha truyền con nối. Nghiên cứu sâu địa bạ và điền bạ chúng ta sẽ thấy “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” là một thực tế ở nông thôn ta.
Cũng như ở đồng bằng Bắc Bộ, ở Bình Dương cũng có hiện tượng trong từng làng một có thể có những “họ to” và những “họ bé”, những “họ mạnh” và “những họ yếu”, những “họ đàn anh” và những “họ đàn em”. Tổ chức họ cũng có vai trò trong lịch sử xây dựng làng mới để mở rộng diện tích canh tác. Mặc dù vậy tổ chức họ không phải là một viện trợ vật chất mà là chỗ dựa tinh thần và đôi khi còn là chính trị nữa.
7. Nam nữ chủ điền thổ
Qua số liệu địa bạ, ta thấy rằng sự phân chia tài sản trong các gia đình ở Bình Dương xưa hầu như hoàn toàn cân bằng, chỉ trừ một khoản nào đó thêm cho trưởng nam làm của hương hỏa.
Ở đây, phụ nữ được làm chủ ruộng đất với 1 tỷ lệ khá cao, tới 1/4 tổng số diện tích ruộng đất, nghĩa là một phần rất lớn. Nếu kể cả quyền cộng đồng phụ nữ nằm trong sản nghiệp chung của gia đình mà cha hay chồng đứng tên, thì quyền sở hữu ruộng đất của phụ nữ ở Việt Nam thật là quan trọng; so với các nước trong vùng và có lẽ khắp thế giới, ở thời điểm 200 năm về trước, không đâu quyền sở hữu tài sản của phụ nữ được quy định bình đẳng như vậy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Đình Đầu, Thử tìm hiểu đất nước qua 10044 tập địa bộ, Tạp chí Khoa học Đại học Tổng hợp HN, số 4, 1988
Nguyễn Đình Đầu, Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ Lục Tỉnh, Nxb.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – Gia Định, Nxb.
Phan Huy Lê, “Địa bạ cổ Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử (5 – 6 /1995)
Phan Huy Lê, “Địa bạ cổ Hà Nội”, Tạp chí nghiên cứu Lịch Sử (số 2 /1996)
Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Phan Phương Thảo, “Địa bạ Hà Đông”, HN, 1995
Phan Huy Lê, Nguyễn Đức Nghinh, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Phan Phương Thảo, “Địa bạ Thái Bình”, HN, 1997
Vũ Văn Quân, “Tài liệu Địa bạ trong nghiên cứu làng xã Việt Nam truyền thống, (Khảo sát địa bạ vùng làng Việt đồng bằng Bắc Bộ)”, Tạp chí Dân tộc học, số 2 / 2005
Phan Phương Thảo, Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định qua tư liệu địa bạ, Nxb Thế Giới, HN, 2004
Viện Sử Học, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử ( Nghiên cứu xã hội nông thôn truyền thống), tập I, II, Nxb KHXH , HN, 1977 – 1978)
Philippe Langlet, “Một số suy nghĩ về lịch sử địa bạ ở Việt Nam trước đây”, kỷ yếu hội thảo Việt Nam học lần thứ nhất, tập V, Nxb Thế giới, HN, 2001
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LSDOCS (65).doc