Tiểu luận Vai trò của nhân tố văn hóa trong kinh doanh và thực tiễn tại Việt Nam

Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá nông nghiệp, làng xã và gia tộc klà đơn vị cơ sở. Các giá trị gia đình và cộng đồng được đặt lên trên giá trị cá nhân. Nhận thức này hết sức quan trọng vì nó giúp các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư hiểu biết tính chất văn hoá Việt Nam để tránh những khó khăn thất bại đo không hiểu hết tâm lý dân tộc. Mặc dù vốn là một nước chưa có truyền thống thương mại, kinh doanh phát triển nhưng từ lâu đời người Việt Nam đã khuyên nhau làm theo châm ngôn "Thứ nhất là tu tại gia - thứ nhì tu chợ - thứ batu chùa" Tuy nền kinh tế thị trường còn ở dạng sơ khai với không ít hiện tượng tiêu cực trong buôn bán, giao dịch hùn vốn nhưng càng ngày càng có thêm nhiều nhà kinh doanh biết suy nghĩ và hành động vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh trong đó có hạnh phúc của bản thân gia đình mình. Ngay sau cách mạng tháng tám 1945 thành công, nhà kinh doanh nổi tiếng Trần Văn Bô đã nêu tấm gương như vậy. Gia đình ông đã ủng hộ cho quỹ độc lập số tiền giá trị tương đương 5000lạng vàng. Lẽ sống cũng là triết lý kinh doanh của gia đình này là "buôn bán được 10 đồng lãi thì giữ lại 7, còn lại thì giúp đỡ người nghèo và làm những việc phúc đức. Khi cần để nuôi nền độc lập thì cống hiến tất cả. Từ ngàn sưa, ông cho ta đã đánh giá cao hoạt động kinh doanh xem kinh doanh là con đường làm giàu nhanh nhất. Ông cha ta đã từng dạy phải giữa lấy chữ tín lên hàng đầu coi trọng việc liên kết kinh doanh thành những hiệp hội ngành nghề là có nét độc đáo lịch sử phát triển kinh tế ở nước ta.

doc13 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò của nhân tố văn hóa trong kinh doanh và thực tiễn tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Văn hoá và kinh tế là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau, quy định và tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển của mọi quốc gia, nó có nội dung hết sức phong phú và phức tạp. Về vấn đề này, những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu nêu lên vai trò của nền văn hoá phương Đông trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế năng đọng của các quốc gia Châu á - Thái Bình Dương, trước hết là Nhật Bản, rồi đến các " con rồng" hiện hữu và các " con rồng, tương lai của Châu á. Nền kinh tế Việt Nam hôm nay cũng có một bước tiến đáng kể so với thời kỳ trước đây, khi còn thực hiện nền kinh tế chỉ huy theo lối hành chính quan liên bao cấp. Nguyên nhân thành công thực ra không phải chỉ do sự thúc đẩy tự động của các nhân tố kinh tế đơn thuần, mà trước hết là nhờ ở đổi mới tư duy trên cơ sở làm sống lại bài học " lấy dân làm gốc, đặt con người vào vại trí trung tâm của mọi chủ trương, chính sách và kế hoạch phát triển, khơi dậy và nhân lên các tiềm năng sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân bắt nguồn từ những giá trị văn hoá nhân loại. Điều đó có nghĩa chính văn hoá đã là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước trong quá trình đổi mới. Với những hiểu biết còn khiêm tốn về kinh tế và váưn hoá kinh tế cũng như vốn kiến thức có hạn về triết học em mong muốn vận dụng những hiểu biết đó để tìm hiểu vai trò của kinh tế và văn hoá kinh tế đối với sự phát triển của xã hội. Bài tiểu luận của em gồm có phần chính như sau: Phần I: Vai trò của nhân tố văn hoá trong kinh doanh. Phần II: Thực tiễn Việt Nam Vì đây là lần đầu viết tiểu luận nên không tránh khỏi những thiết sót, kính mong thầy , cô góp ý và bổ sung để bài viết của em được tốt hơn trong các lần sau. Em cũng cảm ơn sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, em hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Phần Nội dung Phần I: Vai trò của nhân tố văn hoá trong kinh doanh Kinh nghiệm thực tế của Việt Nam và của thế giới cho thấy: kinh tế không thể phát triển lành mạnh và lâu bền nếu thiếu nền tảng văn hoá và không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế, mà có sức mạnh tinh thần lớn lao tác động ngược lại đối với kinh tế, chỉ có trên cơ sở mới quan hệ hài hoà, hợp lý giữa kinh tế và vă hoá thì mỗi quốc gia mới mong đạt tới sự phát triển và năng động có hiệu quả và chất lượng cao về mọi mặt của đời sống. Về nhận thức lý luận nhiều người có thể đồng ký với quan điểm kể trên về vai trò văn hoá trong phát triển. Song trong thực tế cần làm gì và làm như thế nào để có thể kết hợp hài hoà trong hoạt động kinh doanh (bao gồm 3 nội dung chủ yếu: sản xuất - tiếp thị - quản lý tài chính) vốn là những hoạt động cụ thể, sinh động trong một nền kinh tế hiện đại thì vấn đề lại không đơn giản chút nào. Nói đến kinh doanh, trước hết là nói đến việc đầu tư cho sản xuất, buôn bán, phân phối hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời. Không thu được lợi nhuận để từ đó vừa thực hiện tái đầu tư, vừa đảm bảo lợi ích thiết thân cho cả người quản lý và người lao động thì kinh doanh không thể tồn tại và phát triển. Nhưng kiếm lời bằng cách nào thì lại có nhiều cách khác nhau: - Có cách kiếm lời bằng sự bóc lột quá mức sức lao động của người làm công, khiến cho những người này chỉ đủ tồn tạ với một mức sống tối thiểu. - Có cách kiếm lời bằng cách khai thác bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên gây ô nhiễm môi trường và bằng làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế lừa đảo, đầu cơ, ích kỷ hại nhân đối với cả trong và ngoài nước. - Nhưng cũng có cách kiếm lời bằng nhanh nhạy nắm bắt thông tin, gia sức cải tiến kỹ thuật và công nghệ, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu quan tâm thích đáng đến đời sống vật chất và tinh thần của người làm công bồi dưỡng và phát huy tiềm năng sáng tạo của họ trong việc tạo ra những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt, hình thức đẹp và giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu của thị trường, giữ được chữ tín đối với người tiêu dùng và bạn hàng trong - ngoài nước. Rõ ràng, 3 cách kiếm lời đầu tiên là những biểu hiện tồi tệ của lối kinh doanh chụp giật, thiếu văn hoá, vô đạo đức, phản tự nhiên và không thể tồn tại lâu bền, do sự thiển cận, sai lầm của bản thân những cách đó và sự phản đối của xã hội. Còn cách kiếm lời thứ tư thể hiện những mặt ưu việt của phương thức kinh doanh có văn hoá. Nó đảm bảo được cái đúng, cái đẹp - vốn là những giá trị cốt lõi của văn hoá - với các lợi là mục đích của kinh doanh. Việc đưa các nhân tốt văn hoá hoạt động kinh doanh có thành công hay không phụ thuộc vào nhều điều kiện, trong đó điều kiện quyết định là con người - bao gồm tất cả mọi người trong giây truyền sản xuất, phân phối và tiêu thụi các hàng hoá và dịch vụ làm ra, nhưng trước hết và chủ yếu là người đứng đầu, người quản lý doanh nghiệp. Một số nhà kinh tế học ở phương tây thường cho rằng: kinh doanh là kinh doanh, lợi nhuận là mục tiêu tối thượng. Để đạt được lợi nhuận tối đa, nhà doanh nghiệp có thể sử dụng mọi biện pháp và thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn xấu xa và tàn ác theo triết lý "khôn sống, mống chết", "mạnh được - yếu thua". Không thể hô hào đạo đức trong kinh doanh không thể nói đến cái tâm" của nhà doanh nghiệp. Nhưng ở các nước Phương Đông. vốn có truyền thống tôn trọng các giá trị văn hoá và đạo đức, nhiều nhà doanh nghiệp nổi tiếng lại quan niệm vừa phải đề cao nhân tố trí tuệ, vừa phải biết sức coi trọng nhân tố đạo đức , tức "cái tâm" của con người trong các hoạt động sản xuất buôn bán và dịch vụ. Theo quan niệm ấy, các nhà doanh nghiệp trước hết phải là người có tài năng. Tài năng trong việc nắm bắt các thành tự khoa học và công nghệ - vận dụng sáng tạo vào quy trình sản xuất làm cho hàm lượng trí tuệ trong mỗi đơn vị sản phẩm ngày càng tăng lên, đồng thời sự tiêu hao năng lượng, nguyên liệu ngày càng giảm bớt. Tài năng trong việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng của thị trường, dự báo được chiều hướng hay đơi của cung cầu, từ đó mà có thể " đi trước - đón đầu" trong việc vạch kế hoạch hành động của doanh nghiệp. Tài năng trong quản lý tài chính để mũi đồng vốn bỏ ra đều mang lại hiệu quả mà không để xảy ra lãnh phí, thất thoát. Nhưng tài năng phải đi đôi với đạo đức, và đạo đức là nền tảng nhân cách cho tài năng của nhà doanh nghiệp được. Theo em, tiêu chuẩn hàng đầu về đạo đức của các nhà doanh nghiệp là tính trung thực. Trung thực trong việc chấp hành luật pháp của Nhà nước để không đi vào con đường trốn thuế, lậu thuế, buôn bán những đồ quốc cấm, hoặc tiến hành những dịch vụ có lợi cho thuần phong mĩ tục của dân tộc! Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng và người tiêu dùng để đảm bảo chất lượng hàng hoá và dịch vụ đúng như những lời giới thiệu và quảng cáo! Trung thực ngay cả với bản thân để không tham ô, thụt két, "chiếm công vị tư" dù hàng ngày, hàng giờ va chạm với tiền và hàng lại có quyền quyết định trong tay và cũng có thể không ai biết được ngoài lương tâm mình. Cùng với tính trung thực, điều không thể thiếu trong đạo đức của nhà doanh nghiệp có văn hoá là thái độ tôn trọng cuộc sống, phẩm giá và quyền lợi chính đáng của những người cộng sự và những người dưới quyền. Tính trung thực, thái độ tôn trọng con người và nhiều đức tính khác nữa của nhà doanh nghiệp khó có thể chỉ do pháp luật hay bất cứ một chỉ thị, mệnh lệnh nào tạo ra được. Những đức tính từ trong gia đình, ở trường học và ngoài xã hội. Mặc dù vốn là một nước chưa có truyền thống thương mại, kinh doanh phát triển, nhưng từ lâu người Việt Nam đã khuyên nhau làm theo châm ngôn "thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì là thu chợ, thứ ba tư chùa..." Xét đến cùng, việc có đưa được nhân tố văn hoá vào kinh doanh hay không tuỳ thuộc vào quan niệm của người ta về các giá trị mà hoạt động kinh doanh cần đạt tới. Quan niệm đó được khái quát thành triết lý kinh doanh. Trong triết lý sống của một số người theo quan niệm sùng bái tiền tệ, sùng bái của cải vật chất, đồng tiền đã xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc đối với bản chất con người; cũng như đối với những liên hệ xã hội khác, như Các - Mác đã từng phân tích đó chính là mặt trái, là sự tha hoá của quan hệ tiền hàng, mà quan hệ này vốn là một tất yếu kinh tế và một bước tiến của văn minh Nhưng có những giới hạn mà đồng tiền không thể vươn tới được. Đó là hạnh phúc và niềm vui chân chính của con người. II. Văn hoá trong kinh doanh và kinh doanh có văn hoá 1. Văn hoá trong kinh doanh: Bản thân hoạt động kinh doanh, dưới mọi hình thức là một hoạt động văn hoá, bởi nó đáp ứng nhu cầu cần hưởng thụ hay thưởng thức của con người. Yếu tố văn hoá trong kinh doanh chính là hoạt động đem cái đẹp, cái tiện nghi tới mọi nhà, yếu tố văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa các vùng miền của mỗi nước, giữa các liên quốc gia có tính toàn cầu mà sản phẩm là phương tiện chuyển giao các thông tin về văn minh và tiến bộ xã hội từ nước này sang nước khác. Văn hoá kinh doanh còn thể hiện mối quan hệ giữa người bán và người mua, chính việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có thể làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội bởi nó thúc đẩy quá trình tiến hoá của xã hội. Yếu tố văn hoá và phản văn hoá trong kinh doanh tiềm ẩn trong mỗi nhà kinh doanh. Vấn đề là ở chỗ nhà kinh doanh nào thực tài thì có đối sách thích hợp để gặt hái thành công trên thương trường. yếu tố văn hoá trong kinh doanh chính là bản lĩnh người tham gia kinh doanh. Tóm lại, phạm trù " Văn hoá trong kinh doanh chính là nỗ lực chủ quan của người tham gia kinh doanh, họ thực sự đã đóng góp công sức cho sự tiến bộ xã hội." 2. Kinh doanh có văn hoá: Hoạt động kinh doanh diễn ra khắp thế giới, cả trong thời chiến và thời bình với nhiều quy mô và hình thức khác nhau. Trong phạm trù "kinh doanh có văn hoá" thì yếu tố cái thiện và cái ác là thước đo giữa văn hoá và phản văn hóa, giữa văn minh và man rợ mà biểu hiện cụ thể của phạm trù này chính là vật được đem đi trao đổi với tư cách của kẻ bán - người mua. Kinh doanh có văn hoá còn thể hiện rõ nét tong mối quan hệ giữa các người cùng làm kinh doanh... có người, để bán được nhiều hàng họ cải tiến phương pháp phụ cụ, đầu tư cơ sở vật chất kũ thuật; song cũng có nhiều kẻ đê hèn, tham lam và vị kỷ dùng các thủ đoạn tranh mua, tranh bán, thậm chí tìm mọi cách thủ tiêu đối thủ của mình. Kinh doanh có văn hoá còn thể hiện ở cách chọn sản phẩm kinh doanh và đối tượng phục vụ... ví như có hai nhà kinh doanh đồ chơ, một nhà chuyên tìm kiếm đồ chơi có tính giáo dục giúp trẻ phát triển cả thể lực và trí tuệ vì thật đó có thể cùng đạt nhiều mục đích trong một hoạt động và do vậy, có lúc họ chịu thua thiệt về hiệu quả kinh tế nhưng đổi lại "họ được lời" một trạng thái tâm lý lành mạnh yên tâm và thanh thản biết bao... một nhà kinh doanh khác lại săn lùng các hàng cấm nhưng kích thích tính hiếu kù ở trẻ... lăn lợi lên tận biên giới cõng về hàng kiện hàng toàn súng ống và bán với giá cao, thu được nhiều lời, song đổi lại ý nơm nớp ngày đêm bị phát giácông việcà ra hầu toà. Do đó, chọn đối tượng để kinh doanh phản ánh khía cạnh kinh doanh có văn hoá của người tham gia kinh doanh. Kinh doanh có văn hoá còn thể hiện việc đáp ứng yêu cầu của thị trường. Cũng có người không ngừng đầu tư công sức tiền của để cải tiến mẫu mã, công nghệ, nhưng cũng có kẻ lao vào con đường phạm pháp như làm hàng giả, ăn cắp mẫu mã, tranh cướp thị trường... Nếu ai đặt mục tiêu phục vụ tiến bộ xã hội lên trên, người đó có được sự tành đạt toàn diện, hài hoà, yên tâm và thanh tản... còn kẻ nào đặt mục đích kiếm tiền lên trên hết thì sự thành đạt về kinh tế xem như đã nằm trong tầm tay, nhưng chính kẻ đó phải chịu một nỗi bất hạnh ghê gớm, dằn vặt và day dứt do phải áp dụng quá nhiều các thủ đoạn phản văn hoá để đạt được mục đích của mình. Tóm lại, phạm trù kinh doanh có văn hoá chính là phần thể hiện cái tâm và là bản chất văn hoá của người tham gia kinh doanh. Nó chính là thước đo trình độ văn hoá - giáo dục - tình cảm và trách nhiệm của người kinh doanh trước vận mệnh của khách hàng. Một xã hội kinh doanh có văn hoá là hợp các nhà kinh doanh có văn hoá. Xã hội đó là văn minh, lành mạnh và phát triển. Nếu ngược lại có nghĩa là phải trả giá cho sự bất lực và yếu kém về trí tuệ và văn hoá trong kinh doanh. Cho đến nay, có lẽ không còn mấy người suy nghĩ rằng, hai lĩnh vực kinh doanh và văn hoá loại trừ nhau. Nhưng kinh doanh thế nào là có văn hoá và yếu tố văn hoá chi phối kinh doanh đến mức độ nào vẫn còn là vấn đề khá đau đầu đối với các nhà doanh nghiệp. Để đơn vị mình có thể tồn tại và phát triển họ phải động não tìm mọi cách đẻ làm ra lãi. Chính lợi nhuận đã làm cho các nhà kinh doanh cạnh tranh, sát phạt, thậm chí loại trừ nhau. Có thể nói lợi nhuận có khuynh hướng phân hoá con người làm cho quan hệ người với người ngày càng xấu đi và đó cũng là nguồn gốc của sự tha hoá, suy đồi đạo đức xã hội và là cội rễ của nhiều cuộc chiến tranh trong quá khứ. Chính vì vai trò mang tính quyết định của lợi nhuận trong tăng trưởng kinh tế nên có lúc người ta quyên đi yếu tố văn hoá thậm chí còn nghĩ rằng kinh doanh chi phối và bao trùm cả văn hoá. Nghĩ như thế là thô thiển. Mỗi một dân tộc đều có một văn hoá riêng, nhân cách riêng và trong từng khu vực, các nền văn hoá cũng có những nét tương đồng. Khi nói văn hoá nông nghiệp hay văn hoá công nghiệp là đã bao hàm cả yếu tố kinh tế trong văn hoá nói một cách khác, bất cứ một nền kinh tế của dân tộc nào cũng in đậm dấu ấn văn hoá dân tộc đó, không thể tách rời và cũng không thể đi ngược lại quy luật này. Nếu chúng ta suy nghĩ và hành động trái ngược, coi thường yếu tố văn hoá, xem nhẹ đặc tính dân tộc trong hoạt động kinh tế, kinh doanh, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt, điều này thể hiện rõ trong thời gian qua ở một số nước công nghiệp phát triển. Nếu lợi nhuận chia cắt con người phân hoá xã hội của nền văn hoá lại đóng vai trò nối kết con người với nhau. Đặc điểm của nền văn hoá nông nghiệp hay nền văn minh lúa nướ ở khu vực Châu á đòi hỏi mọi người cùng làm việc, cùng phụ thuộc vào nhau và có trách nhiệm liên đới, không có kẻ thắng người thua một mình. Hiểu biết văn hoá dân tộc và tôn trọng văn hoá quốc tế, người ta dễ dàng đồng cảm với nhau sẽ đưa đến thái độ hiểu biết tương nhượng lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau, nâng cánh nhau để thực hiện những mục đích tốt đẹp trong kinh doanh. ý nghĩa tích cực của cạnh tranh là để cùng tồn tại và phát triển chứ không phải cạnh tranh để tiêu diệt nhau. Cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến nhiều tác hại trong đó ảnh hưởng đến tác phong, đạo đức cũng như đời sống tình cảm, tinh thần của cá nhân lẫn tập thể đồng thời cũng làm hư hại môi trường thiên nhiên, môi trường sống và làm việc. Trong điều kiện mở cửa hiện nay, các giá trị đạo đức truyền thống đang bị các luồng gió độc lấn át. Mọi giá trị tinh thần đang bị đảo lộn, lợi nhuận trở thành mục tiêu, động lực duy nhất của kinh doanh. Người ta sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để đạt được càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Nhiều người rất bi quan nhưng may mắn thay từ thời các vua hùng đến nay nhân dân ta đã được rèn luyện thử thách qua các cuộc đấu tranh dựng nước và giữa nước. Trong phạm vi nộ bộ doanh nghiệp nội dung văn hoá thiể hiện ở tổ chức kinh doanh, nhân cách cảu người lãnh đạo và người lao động. Trước hết là doanh nghiệp không nên chỉ chú trọng đến lợi nhuận đơn thuần mà phải xem người lao động vừa là động lực cho sự phát triển kinh doanh vừa là mục tiêu của hoạt động kinh doanh. Cần xem đơn vị kinh doanh là một gia đình lớn trong đó mỗi thành viên có trách nhiệm phải hành động vì sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác người lao động là đối tượng được chăm sóc và được hưởng thích đáng, kết quả cho công sức họ làm ra. Quan hệ đối xử, phong cách kinh doanh, cách tổ chức kinh doanh là nét riêng của từng doanh nghiệp và tất nhiên đó là biểu hiện bên ngoài của sự phát triển hay sa sút của một doanh nghiệp. Nội dung văn hoá của một doanh nghiệp còn thể hiện ở thái độ đối với sự thành công hay thất bại trong thương trường: "Thẳng không kiêu - bại không nản". Đó là thái độ đúng đắn mang đậm đà bản sắc dân tộc. Quá trình kinh doanh là một quá trình vượt dốc nhà doanh nghiệp phải luôn luôn tính toán để đưa đó cả đơn vị đi lên, và lúc hưng thịnh vẫn phải lo lắng làm sao để tồn tại và phát triển mà không phá sản. Và phải luôn nhớ rằng không có ai một mình thắng ở quá trình này. Cá nhân chỉ là cái chấm nhỏ nhoi trong lòng của tập thể người lao động, có suy nghĩ như thế, nhà doanh nghiệp mới động viên thuyết phục và huy động được mọi người lao động hướng về mục tiêu chung chứ không chỉ phục vụ, sùng bái một người, một tập thể nào. Kinh tế thị trường và luân lý đạo đức Kinh tế thị trường ảnh hưởng như thế nào tới nhân cách và tinh thần con người, nó cũng ảnh hưởng như thế tới luân lý và đạo đứ xã hội. Đời sống thị trường vừa thích hợp với con người vừa trói buộc con người. Trong hai mặt này không thể bỏ một lấy một bản thân đời sống thị trường là mâu thuẫn. Một vấn đề đặt ra là tại sao trong đời sống kinh tế thị trường người ta lại đòi hỏi trung thực ... trả lời vấn đề này, có người cho rằng trước hết cơ chế thị trường vận hành nói trên đã chứa đựng những ràng buộc luân lý đối với quan hệ giữa con người với nhau. Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, có diễn ra sự cấu tạo lại luân lý và đạo đức xã hội hay không? Về vấn đề này "Cấu tạo lại" luận lý và đạo đức, có hai phương thức lý giải. Một là lý giải việc cấu tạo lại luận lý và đạo đức là: luận lý và đạo đức vốn có đã mất hoàn toàn tính ràng buộc hoặc tính kích thích do đó cần lật nhào và tiến hành chế định ra một loại quy tắc luân lý khác và đưa ra giá trị đạo đức mới. Một số người cho rằng cách lý giải này có khuynh hướng đơn giản hoá vấn đề, dường như luân lý đạo đức xã hội hiện thực có thể đặt sang một bên giống như một thứ đồ vật đã từng cũng và muôn người như một, có thể vứt bỏ một thứ luân lý đạo đức nào đó. Có người chỉ ra rằng ngay cả trong quá trình chuyển đổi trật tự xã hội dữ dội, những chuẩn mực luân lý quan trọng nào đó như "không thể vô cớ gây hại" , "người cần có chữ tín" những giá trị đạo đức quan trọng nào đó người nên làm nhiều việc thiện, cũng rất ít có biến đổi căn bản. Một cách lý giải khác coi việc cấu tạo luân lý đạo đức là biến động có tính kết cấu của luân lý đao đức xã hội. Sự biến động này có thể có hai tình huống. Một là cùng với sự biến động của đời sống xã hội sẽ nảy sinh một hoặc một số nguyên tắc về chuẩn mực luân lý và đạo đức xã hội mới nào đó và chúng phát triển thành xí nghiệp chuẩn mực luân lý và giá trị đạo đứ hạt nhân và gạt bỏ một số chuẩn mực luân lý và đạo đưchính sách xã hội có tính ngoại biên nào đó trở thành luân lý hạt nhân, một số chuẩn mực luân lý hạt nhân và đạo đức hạt nhân vốn có điều hoà một cách tương ứng với nó, lùi xuống hàng ngoại biên, hoặc dần mất sức sống. Có người cho rằng phương thức lý giải ôn hoà này có tính hợp lý hơn. Bởi vì, nếu thừa nhận kinh tế thị trường có quy tắc luân lý bên trong của nó và những quy tắc này không thể phát huy đầy đủ trong xã hội phi kinh tế thị trường thì phải thừa nhận, trong quá trình chuyển sang chế độ đời sống kinh tế chủ yếu là kinh tế thị trường, những biến động có tính kết cấu nào đó của luân lý đạo đứ hoặc việc cấu tạo lại chúng là điều không tránh khỏi, ở tầng luân lý xã hội, chủ thể trong biến động này có thể bắt nguồn từ hai mặt, trước hết, chủ thể trong đời sống thị trường, con người kinh tế luân lý sẽ dần dần trưởng thành, trở thành chủ thể xã hội chủ đạo trong đời sống kinh tế. Thứ hai luân lý của kinh tế thị trường, hệ thống quy tắc luân lý mà đời sống. Kinh tế thị trường đòi hỏi như giao dịch công bằng, cạnh thế giới tinh thần của người bị bình diện hoá làm cho con người không phát triển năng lực thể nghiệm các giá trị văn hoá và giá trị tinh thần đạo đức ở tầng sâu của loài người, từ đó cản trở con người thưởng thức, lĩnh hội và theo đuổi các gía trị tinh thần đạo đức. Thứ ba, đời sống kinh tế thị trường còn có khuynh hướng mở rộng các nguyên tắc trao đổi thị trường ra tất cả các lĩnh vực đời sống cá nhân và đời sống công cộng, cso khuynh hướng biến những giá trị đời sống, dịch vụ chính phủ quan trọng, cho đến toàn bộ hoạt động sống của người thành hàng hoá có thể nêu giá mua bán, từ đó phá vỡ về cơ bản chính nghĩa luân lý của xã hội phá hoại thứ môi trường xã hội khích lệ người ta phát triển tinh thần đạo đức của mình. Đời sống kinh tế thị trường kiện toàn một mặt có thể cản trở sự phát triển tinh thần đạo đức của con người mặt khác lại cung cấp một cách tích cực những khả năng mới cho sự phát triển tinh thần đạo đức của con người, dù rằng không phải nó đưa lại sự phát triển này một cách tự nhiên. Điều quan trọng là đời sống kinh tế thị trường không phải là toàn bộ đời sống của con người, thậm chí không phải là bộ phận chủ yếu nhất trong đời sống của con người. Ngọn nguồn phát triển tinh thần của con người không chỉ là đời sống kinh tế mà còn là các lĩnh vực sống khác. Phần II: thực tiễn Việt Nam Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá nông nghiệp, làng xã và gia tộc klà đơn vị cơ sở. Các giá trị gia đình và cộng đồng được đặt lên trên giá trị cá nhân. Nhận thức này hết sức quan trọng vì nó giúp các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư hiểu biết tính chất văn hoá Việt Nam để tránh những khó khăn thất bại đo không hiểu hết tâm lý dân tộc. Mặc dù vốn là một nước chưa có truyền thống thương mại, kinh doanh phát triển nhưng từ lâu đời người Việt Nam đã khuyên nhau làm theo châm ngôn "Thứ nhất là tu tại gia - thứ nhì tu chợ - thứ batu chùa" Tuy nền kinh tế thị trường còn ở dạng sơ khai với không ít hiện tượng tiêu cực trong buôn bán, giao dịch hùn vốn nhưng càng ngày càng có thêm nhiều nhà kinh doanh biết suy nghĩ và hành động vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh trong đó có hạnh phúc của bản thân gia đình mình. Ngay sau cách mạng tháng tám 1945 thành công, nhà kinh doanh nổi tiếng Trần Văn Bô đã nêu tấm gương như vậy. Gia đình ông đã ủng hộ cho quỹ độc lập số tiền giá trị tương đương 5000lạng vàng. Lẽ sống cũng là triết lý kinh doanh của gia đình này là "buôn bán được 10 đồng lãi thì giữ lại 7, còn lại thì giúp đỡ người nghèo và làm những việc phúc đức. Khi cần để nuôi nền độc lập thì cống hiến tất cả. Từ ngàn sưa, ông cho ta đã đánh giá cao hoạt động kinh doanh xem kinh doanh là con đường làm giàu nhanh nhất. ông cha ta đã từng dạy phải giữa lấy chữ tín lên hàng đầu coi trọng việc liên kết kinh doanh thành những hiệp hội ngành nghề là có nét độc đáo lịch sử phát triển kinh tế ở nước ta. Tuy xem trọng kinh doanh nhưng ông cha ta không xem việc lãi lỗ là lớn mà xem kinh doanh là điều kiện để đi đây đi đó, tiếp xúc với xã hội, học được điều hay lẽ phải. Tư duy của ông cha ta đến nay vẫn còn con người có dịp tiế xúc với xã hội, để phát triển xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29981.doc
Tài liệu liên quan