Tiểu luận Vai trò của Thông tin đối với sự phát triển
MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
1. Vài nét về thông tin
2. Thông tin và vai trò thông tin đối với sự phát triển
2.1. Đặc điểm nền kinh tế tri thức
2.2. Các loại hình thông tin
2.3. Chu trình thông tin khoa học - kỹ thuật - sản xuất
2.4. Mô hình liên hệ thông tin - khoa học kỹ thuật - sản xuất
thể hiện
3. Vai trò của thông tin đối với sự phát triển
3.1 Thông tin là nguồn lực của sự phát triển xã hội
3.2. Thông tin trở thành cơ sở cho nhiều hoạt động xã hội
3.3. Thông tin đã trở thành hàng hoá
3.4. Thông tin trong hoạt động kinh tế và sản xuất
3.5. Thông tin giúp cho con người đổi mới, hoàn thiện các quy trình và phương pháp sản xuất hiện hành để phát triển kinh tế, nâng cao sức sản xuất
3.6. Thông tin trong sự phát triển của khoa học
3.7. Thông tin trong phát triển giáo dục
3.8. Thông tin đối với sự phát triển của quản lý
3.9. Thị trường thông tin và kinh tế thông tin
KẾT LUẬN
1. Vài nét về thông tin
Nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ. Thế kỷ này dự báo có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc cả trong lĩnh vực công nghệ, mà công nghệ điện tử và thông tin là ngành khoa học mũi nhọn có ảnh hưởng sâu sắc đến sự tiến bộ xã hội nói chung và hoạt động thông tin thư viện nói riêng. Trong thế kỷ này, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Khoa học thúc đẩy nền kinh tế tri thức phát triển làm cho nền sản xuất được hiện đại hoá với chất lượng cao, sản phẩm hàng hoá phong phú có hàm lượng trí tuệ cao, chất lượng tốt ngày càng thoả mãn nhu cầu của con người. Thông tin đã trở thành tài sản và sức mạnh của mỗi quốc gia, là yếu tố quyết định sự tiến bộ xã hội. Thông tin trở thành nhu cầu cơ bản không thể thiếu của mọi người, mọi tổ chức, mọi quốc gia.
2. Thông tin và vai trò thông tin đối với sự phát triển
2.1. Đặc điểm nền kinh tế tri thức
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và cuộc cách mạng thông tin đang diễn ra sôi động hiện nay đã mang lại nhiều biến đổi hết sức sâu sắc chưa từng có trong lịch sử nhân loại, làm thay đổi mọi hoạt động trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế - xã hội . và đưa nhân loại bước sang một chuyển biến mới về chất ở ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Khoa học công nghệ (tri thức nhân loại) đã trải qua 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn của nền sản xuất nông nghiệp thủ công, giai đoạn của nền sản xuất cơ khí và đại cơ khí (xã hội công nghiệp) và giai đoạn của nền kinh tế thị trường trong xã hội thông tin (giai đoạn cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại). Đặc biệt giai đoạn đưa cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đưa đến sự bùng nổ công nghệ cao, đáp ứng những đòi hỏi bức thiết phát triển khoa học công nghệ, khẳng định vai trò động lực quan trọng của tri thức đối với sự phát triển của xã hội. Đồng thời nền kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ sâu sắc đến kinh tế thế giới và xã hội loài người, tạo sự phát triển nhảy vọt trong phát triển lực lượng sản xuất. Nền kinh tế thế giới từ đây bước sang một giai đoạn mới: tri thức và thông tin trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển của sản xuất, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và khoa học kỹ thuật là điều kiện để nâng cao năng suất, hiệu quả của nền sản xuất xã hội trong đó thông tin khoa học công nghệ được coi là yếu tố cực kỳ quan trọng của tiềm lực khoa học kỹ thuật.
Thuật ngữ “Thông tin” (gốc Latinh là Informatio - có nghĩa là diễn giải, thông báo, lý giải) là thuật ngữ thông dụng nhất, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đời sống hàng ngày, thông tin được hiểu là tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh. Trong các lĩnh vực khoa học khác như triết học, toán học, vật lý học, điều khiển học, di truyền học .khái niệm thông tin được sử dụng nhưng có nội dung rất khác nhau, không giống như cách hiểu trong đời sống hàng ngày:
Theo quan điểm điều khiển học: Thông tin là tính trật tự của các đối tượng vật chất có những mối liên hệ biện chứng
Theo quan điểm hệ thống: Thông tin là sự hạn chế tính đa dạng của mỗi hệ thống sự vật đối với môi trường.
Theo quan điểm triết học: Thông tin là một phạm trù triết học phản ánh sự vận động và tương tác của các hiện tượng, sự vật của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5453 - 1991: Thông tin là các dữ liệu, tin tức được xem xét trong quá trình tồn tại và vận động trong không gian và thời gian. Như vậy, khái niệm thông tin được hiểu là các tin tức, dữ liệu phản ánh các hiện tượng, sự vật của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy được xem xét trong quá trình tồn tại và vận động của chúng trong không gian và thời gian
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò của Thông tin đối với sự phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Khoa Thông tin Thư viện
TIỂU LUẬN
Đề bài:
Vai trò của Thông tin đối với sự phát triển
1. Vài nét về thông tin
Nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ. Thế kỷ này dự báo có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc cả trong lĩnh vực công nghệ, mà công nghệ điện tử và thông tin là ngành khoa học mũi nhọn có ảnh hưởng sâu sắc đến sự tiến bộ xã hội nói chung và hoạt động thông tin thư viện nói riêng. Trong thế kỷ này, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Khoa học thúc đẩy nền kinh tế tri thức phát triển làm cho nền sản xuất được hiện đại hoá với chất lượng cao, sản phẩm hàng hoá phong phú có hàm lượng trí tuệ cao, chất lượng tốt ngày càng thoả mãn nhu cầu của con người. Thông tin đã trở thành tài sản và sức mạnh của mỗi quốc gia, là yếu tố quyết định sự tiến bộ xã hội. Thông tin trở thành nhu cầu cơ bản không thể thiếu của mọi người, mọi tổ chức, mọi quốc gia.
2. Thông tin và vai trò thông tin đối với sự phát triển
2.1. Đặc điểm nền kinh tế tri thức
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và cuộc cách mạng thông tin đang diễn ra sôi động hiện nay đã mang lại nhiều biến đổi hết sức sâu sắc chưa từng có trong lịch sử nhân loại, làm thay đổi mọi hoạt động trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế - xã hội... và đưa nhân loại bước sang một chuyển biến mới về chất ở ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Khoa học công nghệ (tri thức nhân loại) đã trải qua 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn của nền sản xuất nông nghiệp thủ công, giai đoạn của nền sản xuất cơ khí và đại cơ khí (xã hội công nghiệp) và giai đoạn của nền kinh tế thị trường trong xã hội thông tin (giai đoạn cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại). Đặc biệt giai đoạn đưa cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đưa đến sự bùng nổ công nghệ cao, đáp ứng những đòi hỏi bức thiết phát triển khoa học công nghệ, khẳng định vai trò động lực quan trọng của tri thức đối với sự phát triển của xã hội. Đồng thời nền kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ sâu sắc đến kinh tế thế giới và xã hội loài người, tạo sự phát triển nhảy vọt trong phát triển lực lượng sản xuất. Nền kinh tế thế giới từ đây bước sang một giai đoạn mới: tri thức và thông tin trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển của sản xuất, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và khoa học kỹ thuật là điều kiện để nâng cao năng suất, hiệu quả của nền sản xuất xã hội trong đó thông tin khoa học công nghệ được coi là yếu tố cực kỳ quan trọng của tiềm lực khoa học kỹ thuật.
Thuật ngữ “Thông tin” (gốc Latinh là Informatio - có nghĩa là diễn giải, thông báo, lý giải) là thuật ngữ thông dụng nhất, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đời sống hàng ngày, thông tin được hiểu là tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh. Trong các lĩnh vực khoa học khác như triết học, toán học, vật lý học, điều khiển học, di truyền học...khái niệm thông tin được sử dụng nhưng có nội dung rất khác nhau, không giống như cách hiểu trong đời sống hàng ngày:
Theo quan điểm điều khiển học: Thông tin là tính trật tự của các đối tượng vật chất có những mối liên hệ biện chứng
Theo quan điểm hệ thống: Thông tin là sự hạn chế tính đa dạng của mỗi hệ thống sự vật đối với môi trường.
Theo quan điểm triết học: Thông tin là một phạm trù triết học phản ánh sự vận động và tương tác của các hiện tượng, sự vật của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5453 - 1991: Thông tin là các dữ liệu, tin tức được xem xét trong quá trình tồn tại và vận động trong không gian và thời gian. Như vậy, khái niệm thông tin được hiểu là các tin tức, dữ liệu phản ánh các hiện tượng, sự vật của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy được xem xét trong quá trình tồn tại và vận động của chúng trong không gian và thời gian
2.2. Các loại hình thông tin
Thuộc tính trung nhất của vật chất ở mọi trình độ tổ chức của nó - thế giới vô sinh (phản ánh sơ đẳng); thế giới hữu sinh (phản ánh sinh học); xã hội loài người (phản ánh nhận thức). Mỗi loại hình phản ánh đều có đối tượng phát thông tin và tiếp nhận thông tin và vật chất vật mang tin của mình. Căn cứ vào loại hình phản ánh tương ứng với các trình độ tổ chức của vật chất, có thể phân loại thông tin:
Thông tin sơ đẳng: Là thông tin thuộc thế giới vô sinh. Các quá trình thông tin trong thế giới vô sinh được các ngành khoa học tự nhiên (vật lý học, nhiệt động học...) nghiên cứu.
Thông tin sinh học: Là thông tin thuộc thế giới hữu sinh. Loại thông tin này được các ngành khoa học sinh học nghiên cứu.
Thông tin xã hội là thông tin được lưu chuyển trong xã hội trong quá trình giao tiếp của con người. Các quá trình trao đổi thông tin xã hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. Một xã hội không thể tồn tại thiếu sự trao đổi thông tin cũng tương tự như một cơ thể sống không thể tồn tại nếu thiếu quá trình trao đổi chất. Thông tin xã hội được chia thành nhiều loại hình khác nhau: thông tin sinh hoạt hàng ngày, thông tin báo chí, thông tin văn hoá, thông tin khoa học, thông tin kỹ thuật, thông tin công nghệ...Theo chức năng xã hội các loại hình thông tin được phân thành 2 loại: thông tin đại chúng và thông tin chuyên ngành.
2.3. Chu trình thông tin khoa học - kỹ thuật - sản xuất
Thông tin là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh tế và sản xuất, bởi :
- Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi liên tục
- Khuynh hướng thị trường ngày càng được mở rộng
- Các vật liệu của sản xuất mới đang xuất hiện
- Các thiết bị mới với tính năng kỹ thuật cao thay đổi liên tục
- Các công nghệ mới được triển khai áp dụng thường xuyên
Thông tin giúp cho con người đổi mới, hoàn thiện các quy trình và phương pháp sản xuất hiện hành để phát triển kinh tế và nâng cao sức sản xuất
Từ giữa thế kỷ XX, nền sản xuất công nghiệp và kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ, nhu cầu thông tin và xử lý thông tin bắt đầu nảy sinh nhanh chóng. Sản xuất đòi hỏi thông tin. Nhu cầu, giá cả và kỹ thuật đáp ứng kịp thời, do đó vai trò của thông tin và kỹ thuật ngày càng quan trọng. Trong cách mạng khoa học và công nghệ khoa học kỹ thuật và sản xuất có quan hệ khăng khít với nhau tạo thành chu trình “khoa học - kỹ thuật - sản xuất”. Mỗi bộ phận vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để thúc đẩy cho các bộ phận khác phát triển mà thực chất là trao đổi thông tin.
Quá trình trao đổi thông tin phản ánh sự vận động của thông tin từ khoa học đến sản xuất và từ sản xuất đến khoa học. Sự trao đổi thông tin nhằm đảm bảo liên tục quá trình vòng quay tri thức của chu trình “khoa học - kỹ thuật - sản xuất” trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đẩy mạnh quá trình vật chất hoá của các tri thức khoa học. Đảm bảo trình độ khoa học kỹ thuật cho các công trình nghiên cứu, triển khai mới. Rút ngắn thời gian cho các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
2.4. Mô hình liên hệ thông tin - khoa học kỹ thuật - sản xuất
thể hiện
Quá trình vật chất hoá các tri thức trong các phương tiện và đối tượng lao động. Thông tin khoa học kỹ thuật được vận dụng từ nguồn tin khoa học thông qua con người và các phương tiện lao động đến sản xuất.
Theo các kênh sản xuất - khoa học kỹ thuật - khoa học sản xuất, thông tin được truyền đi bao gồm:
Thông tin về nhu cầu cấp bách của sản xuất
- Thông tin về các nguồn lực kinh tế của đất nước
- Thông tin về sự sẵn sàng và khả năng tiếp thu kỹ thuật mới của sản xuất
- Thông tin về những điểm “kẹt” kìm hãm sự phát triển của kỹ thuật. Nói cách khác, thông qua các kênh này, đơn đặt hàng của xã hội được truyền đến lĩnh vực khoa học, thông báo về những vấn đề sản xuất và kỹ thuật mới nhất
Kênh khoa học - kỹ thuật hoặc khoa học sản xuất dùng để truyền thông tin về tư tưởng khoa học, lý thuyết hoặc giả thuyết mới. Các thông tin có tính chất dự báo. Thông tin có tính chất đã được rút ra từ kho tàng tri thức khoa học đã được tích luỹ. Các thông tin về khả năng sử dụng trên thực tế các thành tựu nghiên cứu khoa học
Kênh kỹ thuật - sản xuất dùng để truyền thông tin: Thông tin về những kết quả tiếp thu các thành tựu khoa học của lĩnh vực kỹ thuật (dưới dạng các phát minh sáng chế, các thiết kế mẫu thử, các công nghệ được đổi mới).
Kênh quản lý - khoa học; quản lý - kỹ thuật hay quản lý - sản xuất dùng để truyền thông tin cần thiết cho việc quản lý tiến bộ khoa học kỹ thuật. Quyết định chuyển giao công nghệ đảm bảo sự hoạt động liên tục của chu trình “khoa học - kỹ thuật - sản xuất”. Vòng quay của chu trình “KH - KT - SX” cũng như sự hoạt động đều đặn của chu trình này. Sự liên kết chặt chẽ giữa các chương trình phát triển khoa học kỹ thuật với chương trình phát triển kinh tế quốc dân.
Như vậy, sự trao đổi thông tin một cách có hiệu quả kịp thời, đầy đủ và chính xác giữa các bộ phận trong chu trình “KH - KT - SX” với tư cách là cầu nối giữa khoa học và sản xuất, các thành tựu khoa học, kinh nghiệm sản xuất (sáng kiến cải tiến kỹ thuật) được tiếp thu vật chất hoá thành các bộ phận kỹ thuật mới.
3. Vai trò của thông tin đối với sự phát triển
3.1 Thông tin là nguồn lực của sự phát triển xã hội
Ngày nay, cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra với qui mô lớn - nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội thì thông tin khoa học công nghệ lại tạo nên những ưu thế về kinh tế và chính trị cho mỗi nước. Tiềm lực khoa học và kỹ thuật là điều kiện để nâng cao năng suất, hiệu quả của nền sản xuất xã hội thì thông tin khoa học công nghệ được coi là yếu tố rất quan trọng của tiềm lực khoa học kỹ thuật.
Nhờ có thông tin mà có sức cạnh tranh tạo ra sản phẩm có giá thành thấp nhưng trình độ tiên tiến hơn trong mỗi sản phẩm. Thông tin là nền tảng phát triển khoa học công nghệ: để có sản phẩm mang tính cạnh tranh phải đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm để phát triển sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Mặt khác, thông tin là tiền đề để phát triển khoa học. Qui luật phát triển khoa học là tính kế thừa, thông tin, thành tựu trước đây truyền qua không gian, thời gian được loài người tích luỹ trở thành cái mới. Thông tin rút ngắn khoảng cách về thời gian và áp dụng cho cái mới. Thông tin giúp khoa học phát triển, là nền tảng để phát triển công nghệ mới, đổi mới sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ. Thông tin là nguồn lực kinh tế.........., là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia. Trước đây, mọi nền kinh tế đều dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc sở hữu, sử dụng và khai thác thông tin đã và đang đem lại hiệu quả về kinh tế rất lớn cho đời sống xã hội trong khi tài nguyên thiên nhiên có thể mở rộng phát triển không ngừng.
Khả năng mở rộng của thông tin thể hiện ở chính các thuộc tính của thông tin:
- Thông tin thường lan truyền một cách tự nhiên
- Thông tin không bao giờ cạn đi mà trái lại càng trở nên phong phú do đó được tái tạo và bổ sung thêm các nguồn thông tin mới
- Thông tin được chia sẻ, nhưng không mất đi trong giao dịch
3.2. Thông tin trở thành cơ sở cho nhiều hoạt động xã hội
Khả năng truyền với tốc độ cao và khả năng đem lại ưu thế cho người dùng tin, thông tin đã thực sự đi vào hoạt động tích cực cho các ngành, các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục đào tạo, hoạt động xuất bản, tiếp thị và hoạt động chính trị.
Mối quan tâm của xã hội đối với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được mở rộng, đặc biệt trong việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3.3. Thông tin đã trở thành hàng hoá
Trong nền kinh tế quốc dân đã hình thành một bộ phận mới đó là khu vực dịch vụ thông tin. Khu vực này ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin đa dạng, đóng góp một tỉ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Khối lượng, chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin đã trở thành tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước.
3.4. Thông tin trong hoạt động kinh tế và sản xuất
Thông tin là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh tế và sản xuất bởi:
- Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi liên tục
- Khuynh hướng thị trường ngày càng mở rộng
- Các vật liệu sản xuất mới đang xuất hiện
- Các thiết bị mới với khả năng kỹ thuật cao thay đổi liên tục
- Các công nghệ mới được triển khai áp dụng thường xuyên...
3.5. Thông tin giúp cho con người đổi mới, hoàn thiện các quy trình và phương pháp sản xuất hiện hành để phát triển kinh tế, nâng cao sức sản xuất
Từ giữa thế kỷ XX, nền sản xuất công nghiệp và kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ, nhu cầu thông tin và xử lý thông tin mới nảy sinh nhanh chóng. Sản xuất đòi hỏi thông tin: nhu cầu, giá cả và kỹ thuật đáp ứng kịp thời, do đó vai trò của thông tin ngày càng quan trọng.
3.6. Thông tin trong sự phát triển của khoa học
Vai trò của thông tin thể hiện trong chính quy luật nội tại của khoa học - là tính kế thừa và tính quốc tế của nó. Một phát minh khoa học là sản phẩm lao động của nhiều người, nhiều thế hệ chứ không phải một cá nhân nào đó trong một thời điểm nhất định nào đó. Issac Newton đã nói: “Nừu tôi có nhìn xa hơn một người khác một phần nào đó là do tôi đứng trên vai những người khổng lồ”. Tính kế thừa là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật . Thế hệ sau chọn lọc, hệ thống hoá thành quả của người đi trướcm, phát triển ra nhiều quy luật mới. Quy luật mới này sản phẩm khoa học, cũng là thông tin khoa học mới. Hoạt động nghiên cứu khoa học là loại hoạt động đặc thù của con người nhằm thu hút nhiều thông tin khoa học mới trên cơ sở những thông tin mà xã hội loài người đã tích luỹ được. Hoạt động nghiên cứu khoa học còn là hệ thống có sự đầu tư vật chất và tiếp nhận thông tin để tạo ra những thông tin mới. Thiếu thông tin là nguyên nhân dẫn đến yếu kém về khoa học kỹ thuật của cả nước.
3.7. Thông tin trong phát triển giáo dục
Trong thiết chế của xã hội người ta cho rằng giáo dục là hoạt động xã hội nhằm thực hiện chức năng chuyển giao thông tin giữa các thế hệ. Do đó, giáo dục là nhân tố hàng đầu của sự phát triển. Nguồn thông tin trước hết là những kho tài liệu, các hoạt động khai thác và phát triển tri thức của các tri thức, thông tin thư viện và các hoạt động giảng dạy, học tập, tự đào tạo có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục truyền tải tri thức, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Thuộc tính cơ bản của thông tin là độc lập và bất định và ngẫu nhiên nó cũng phản ánh cái xác định và trật tự trong các mối quan hệ của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, thông tin đúng đắn và chính xác đem lại trật tự và sự ổn định của tổ chức giáo dục và đời sống cộng đồng.
Ví dụ: Thông tin về kinh tế đem lại sự ổn định cho thị trường; thông tin chính trị và thời sự giúp cho các thành viên trong xã hội có thái độ về chất lượng xã hội đúng đắn; thông tin về thời tiết đảm bảo an toàn cho người sản xuất.
3.8. Thông tin đối với sự phát triển của quản lý
Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý, nhằm đạt được mục đích của nhà quản lý. Quản lý là hoạt động tương tác liên kết của con người với môi trường xung quanh nhằm đạt được mục tiêu trên cơ sở sử dụng tài nguyên: con người, tri thức, kinh phí, vật chất, năng lượng và không gian, thời gian. Đây chính là nguồn nhân lực, vật lực, trí lực. Chính vì vậy, trong quản lý thông tin là yếu tố quan trọng nhất mà thiếu nó thì không thể có bất kỳ một hệ thống quản lý nào trong hệ thống tổ chức của xã hội. Do vậy, nếu thông tin chính xác, tốt, cập nhật chắc chắn nhà quản lý sẽ đưa ra quyết định sáng suốt và ngược lại.
3.8. Thị trường thông tin và kinh tế thông tin
Công nghệ thông tin là một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều việc làm mới và làm thay đổi đáng kể nhiều ngành công nghiệp hiện có. Trong xã hội thông tin, thông tin là yếu tố làm tăng giá trị và tăng hiệu quả sản xuất, có giá trị trao đổi và trở thành hàng hoá. Giá trị của thông tin được đặc trưng bởi lợi ích kinh tế có được do sử dụng thông tin dưới mọi dạng dịch vụ cung cấp nội dung có thể truy cập: thư viện, viện bảo tàng...
Khu vực thông tin đang trở thành một yếu tố xuất khẩu quan trọng. Trong nền kinh tế thông tin, thông tin và hàng loạt những dịch vụ liên quan tới nó có thể trở nên xuất khẩu và nhập khẩu được. Nhờ khả năng hỗ trợ đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm, nền kinh tế thông tin đang trở thành một thành phần quan trọng nhất và đồng thời là một động lực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hoá. Trong xã hội thông tin, các mạng máy tính, các công nghệ truyền thông và viễn thông là những yếu tố chủ chốt có tính chiến lược bởi vì thông qua chúng, nguồn nhân lực có kỹ năng sẽ tiến hành quá trình sản xuất thông tin và trao đổi các nguồn thông tin khoa học công nghệ và kiến thức hiện được coi là nguồn lực trọng yếu đối với nền kinh tế quốc gia và quốc tế.
KẾT LUẬN
Ngày nay, thông tin có vai trò quan trọng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy, hiểu biết về thông tin là vô cùng cần thiết đối với mỗi cá nhân trong xã hội và trong sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang tạo ra những biến đổi về chất của lực lượng sản xuất, đưa nhân loại từng bước quá độ sang một trình độ văn minh mới - văn minh trí tuệ mà nội dung chủ yếu là nền kinh tế tri thức. Đối với nước ta, việc phát triển thông tin đang mở ra cơ hội lớn để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, phát triển nguồn nhân lực mới của lực lượng sản xuất đi lên chủ nghĩa xã hội để bắt kịp tri thức mới của nhân loại. Đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới cho các trường Đại học - nơi đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai. Do vậy, mỗi thành viên phải xác định mục đích, nhiệm vụ chiến lược của mình nhằm phát triển nền kinh tế xã hội cũng như phát triển xã hội thông tin trong tương lai.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv11-webtailieu.net.doc