Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của địa phương rất cần thiết phải quan tâm phát triển lực lượng lao động nữ. Trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, phát huy nhân tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu, chính vì thế phải chăm lo giáo dục, nâng cao nhận thức và tay nghề, giải quyết những nhu cầu chính đáng của lao động nữ là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và đặc biệt là các cấp hội với vai trò là lực lượng nòng cốt trong phát triển phụ nữ. Khi lao động nữ được quan tâm đúng mức, được nâng cao trình độ, chăm sóc sức khoẻ, bảo hộ lao động, giải quyết tốt công ăn việc làm sẽ tạo cho họ có nguồn thu nhập ổn định, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bản thân họ và gia đình họ, giúp họ làm tốt chức năng "người mẹ, người thầy đầu tiên của con người". Hơn thế nữa, khi lực lượng lao động nữ được quan tâm sẽ là nguồn đóng góp lớn cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội địa phương, tạo ra sự ổn định, cân bằng xã hội. Mặt khác, khi lực lượng lao động nữ được quan tâm sẽ tạo ra sức bật mới cho phong trào phụ nữ, phát huy mạnh mẽ truyền thống của phụ nữ Việt Nam, viết tiếp những trang sử vẻ vang của phụ nữ trong thời kỳ mới của kỷ nguyên độc lập và chủ nghĩa xã hội, đóng góp to lớn vào sự phát triển của quốc gia, đưa Việt Nam trở thành con rồng của Châu á.
Với đề tài tiểu luận "Vấn đề giới trong lao động, việc làm ở vùng nông nghiệp huyện Thái Thụy - Thái Bình" bản thân tụi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc phát hiện những vấn đề tồn tại, đề xuất một số giải pháp với cấp uỷ, chính quyền địa phương nhằm từng bước tạo sự bình đẳng cho lao động nữ nông nghiệp, tạo điều kiện cho chị em vươn lên khẳng định vị trí của mình trong gia đình và xã hội, đóng góp công sức vào sự phát triển của địa phương. Với trình độ và năng lực có hạn chắc hẳn trong bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót và chưa thực sự hoàn thiện.
34 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề giới trong lĩnh vực lao động, việc làm ở vùng nông nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết, công cụ lao động thủ công là chủ yếu, tiếp xúc với các loại hoá chất, thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và chức năng sinh sản, nuôi con của người phụ nữ.
2 .2 Yêu cầu của phong trào phụ nữ.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ với chức năng chính là" Đại diện quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích chính đáng và hợp pháp của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng. Hội đoàn kết vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa."
Thực hiện đường lối đổi mới và chủ trương giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước, trước thực tế bức xúc về đời sống của phụ nữ, hội LHPN Việt Nam đã phát huy vai trò của mình.Chủ động, sáng tạo trong việc đề ra các chương trình hành động thiết thực ; lãnh đạo, vận động phụ nữ cả nước tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ.
Xuất phát từ thực trạng đời sống việc làm liên quan đến phụ nữ : tỷ lệ đói nghèo còn cao (17,2% năm 2002 tương đương 2,8 triệu hộ, tỷ lệ thuần nông còn chiếm tới 62,22%, tình trạng thiếu việc làm còn phổ biến ở khu vực nông thôn, sử dụng thời gian lao động mới đạt 74%)[9 ; tr 57]... Vì vậy vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm mới cho người lao động nói chung, phụ nữ nói riêng là vấn đcần thiết. Trước thực tế đó, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX đã nhất trí thông qua việc đề ra 6 chương trình trọng tâm, trong đó chương trình "Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế" trở thành chương trình mũi nhọn thúc đẩy việc thực hiện có kết quả chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập cho phụ nữ.
Trong những năm qua, hội LHPN Việt Nam đã tác động, tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy tiềm năng, trí tuệ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, lao động sáng tạo, tham gia bình đẳng vào các lĩnh vực phát triển kinh tế. Các cấp Hội đã hỗ trợ nhiều hoạt động tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, tàn tật, phụ nữ vùng cao, vùng sâu có nhiều khó khăn nhằm xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho phụ nữ. Đồng thời hội LHPN Việt Nam còn tạo nhiều cơ hội và điều kiện cho phụ nữ lao động, nghiên cứu phát huy sáng kiến áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Hướng dẫn các lớp dạy nghề, giới thiệu việc làm nhằm góp phần giải quyết việc làm như chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tại hầu hết các tỉnh thành Trung ương Hội đều có kế hoạch giúp đỡ, tạo điều kiện để thành lập các trung tâm dạy nghề, hỗ trợ khuyến khích phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống, vận động chị em phụ nữ địa phương thành lập và phát triển nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm. Mặt khác Hội còn mở rộng khai thác các nguồn vốn tín dụng cho phụ nữ từ nguồn vốn trong nước và quốc tế. Hội đã kết hợp chặt chẽ với Ngân hàng người nghèo, quỹ quốc gia về giải quyết việc làm và hướng dẫn phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình dưới mọi hình thức.
Có thể nói trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của tổ chức Hội LHPN Việt Nam, phong trào phụ nữ trong cả nước đã lớn mạnh không ngừng, đặc biệt là phong trào phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, đóng góp rất lớn vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế đất nước. Trong nửa cuối nhiệm kỳ này và những năm tiếp theo, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình". Đồng thời Hội phát động phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi", động viên phụ nữ xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Ngoài sự nỗ lực của bản thân người phụ nữ, sự chỉ đạo sát sao của các cấp Hội thì sự bình đẳng thực sự trong lao động và việc làm là nhân tố quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Trung ương Hội đã đề ra.
2 .3 Yêu cầu của bản thân người phụ nữ.
Đối với lao động nữ, việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng :
Việc làm đem lại nguồn thu nhập để nuôi sống cho bản thân người phụ nữ và người thân trong gia đình, thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của họ trong cuộc sống. Việc làm là biểu hiện cụ thể về vị trí của người phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… trong một xã hội của một thời kỳ nhất định.
Việc làm là cơ sở để người phụ nữ khẳng định vai trò và khả năng của mình, giúp thúc đẩy nhanh sự nghiệp giải phóng phụ nữ, giảm định kiến giới, khoảng cách giới và tiến tới bình đẳng giới ; giúp thúc đẩy nhanh quá trình giảm nghèo của người phụ nữ ; giúp mỗi cá nhân người phụ nữ nâng cao vai trò, vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội, là điều kiện để mỗi cá nhân người phụ nữ phát triển một cách toàn diện nhất.
Việc làm của phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong tổng thu nhập của gia đình, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
ý nghĩa của việc làm đối với phụ nữ được biểu hiện qua sơ đồ sau :
Phụ nữ có việc làm
Có thu nhập
Trí tuệ
Thể chất
Phát triển phụ nữ
Phát triển con người
Phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế quốc gia
Có điều kiện phát triển cá nhân
Hơn 10 năm trở lại đây, khi nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ hoàn toàn chế độ hạch toán tập trung quan liêu bao cấp thì các giai cấp, thành phần kinh tế trong xã hội đều chịu tác động không nhỏ. Phụ nữ là người chịu ảnh hưởng lớn nhất từ sự chuyển đổi này. Sau những năm khủng hoảng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể, của các cấp Hội Phụ nữ, với bản tính cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dễ thích nghi với cái mới, phụ nữ cả nước đã từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên hoà mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Họ đã thực sự nỗ lực và gặt hái thành công trong lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm mới từ việc khôi phục, củng cố làng nghề truyền thống ; phát triển trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ; hỗ trợ lẫn nhau xoá đói giảm nghèo ; phát triển kinh tế địa phương. Phụ nữ từng bước tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặc dù có những đóng góp to lớn trong xã hội, song vai trò và vị trí của người phụ nữ Việt Nam dường như chưa được đánh giá đúng mức. Thách thức đầu tiên phải kể đến là tư tưởng "trọng nam khinh nữ" vốn đã tồn tại lâu đời trong xã hội Việt Nam. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàng loạt những định kiến khắt khe về việc làm của người phụ nữ, đang cản trở khiến họ ít có cơ hội khi tìm việc làm và hưởng lợi bình đẳng từ việc làm. Thực tế đó đòi hỏi cần phải xoá bỏ khoảng cách về giới trong tất cả các lĩnh vực nhất là trong việc làm để phụ nữ thực sự được tạo điều kiện để vươn lên, khẳng định vị trí của mình trong gia đình, xã hội, đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước.
II. thực trạng vấn đề giới trong lao động, việc làm ở vùng nông nghiệp của huyện Thái Thụy :
1. Tình hình lao động, việc làm của lao động nữ ở khu vực nông nghiệp Việt Nam :
ở nông thôn Việt Nam, tỷ lệ lao động tham gia hoạt động kinh tế đạt 93%, riêng nữ chỉ đạt 92%. Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế ở nông thôn cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Vùng có tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế cao là Trung du miền núi phía Bắc đạt 95,87% ; đồng bằng sông Hồng 94,2%, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ đạt 84,91%. Điều đó cho thấy phụ nữ đã chủ động tham gia lao động tích cực không kém gì nam giới. Về mặt định lượng, số liệu này thể hiện sự tương đối bình đẳng về quyền lao động theo giới tính.
Về mặt cơ cấu có 81,98% lao động động nữ ở nông thôn làm việc trong ngành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, 30,67% lao động nữ tham gia làm nghề phụ (tỷ lệ chung là 37%), 75% công việc nhà nông do phụ nữ đảm nhận.
Cùng với sự phát triển của KHKT, hoạt động sản xuất nông nghiệp dần được cơ khí hoá giảm bớt thời gian lao động cho người phụ nữ nông thôn. Tuy nhiên do sự phát triển của các khu công nghiệp, khu dân cư đất canh tác dần bị thu hẹp nên thời gian nông nhàn còn nhiều. Thực tế 1/3 thời gian lao động chưa được sử dụng. Nạn thiếu việc làm của lao động nói chung và lao động nữ nói riêng hiện nay đang là vấn đề bức xúc. Bên cạnh các khu công nghiệp, khu khai thác nguyên liệu và các thành phố mới ra đời là làn sóng lao động nữ nông thôn tràn ra các thành phố ồ ạt để kiếm sống. Họ làm đủ mọi nghề từ giúp việc gia đình, chăm sóc trẻ nhỏ, phục vụ tại các hàng ăn, bán báo, mua ve chai, bán hàng rong… thậm chí cả các nghề mà pháp luật nghiêm cấm như mại dâm, buôn lậu… Số lao động nữ còn lại ở nông thôn có việc làm thì năng suất và hiệu quả thấp, thu nhập kém. Một bộ phận không nhỏ rơi vào tình trạng đói nghèo mà trong đó 29% chủ hộ đói nghèo là nữ. Theo số liệu điều tra kinh tế - xã hội của Viện kinh tế học năm 1996 trên 4.000 hộ của 25 xã của các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thì mỗi xã trung bình có từ 170 - 200 lao động chưa có việc làm và khoảng 650 - 700 lao động chưa có việc làm thường xuyên.
Yêu cầu đặt ra, để có việc làm ổn định, có thu nhập để đảm bảo cuộc sống, số đông phụ nữ nông thôn có nguyện vọng được đào tạo nghề, tạo thêm nghề mới, vay vốn để sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
2 .Tình hình lao động việc làm của lao động nữ ở vùng nông nghiệp huyện Thái Thụy
2 .1 Khái quát chung về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của huyện Thái Thụy, Thái Bình.
. Điều kiện tự nhiên :
Thái Thụy là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình với 29 km bờ biển, nằm ở phía Đông, cách thành phố Thái Bình 32 km. Huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nhiều ngành nghề, đặc biệt có cảng thương mại Diêm Điền giao lưu buôn bán với các nước Đông Nam á.
Thái Thụy có diện tích tự nhiên là 240 km2 với tổng dân số hơn 28 vạn người phân bổ ở 47 xã và 1 thị trấn, có 6 xã ven biển. Toàn huyện có hơn 120.000 lao động với tiềm năng đất đai, bãi biển, vùng biển thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, vận tải biển. Huyện có nhà máy chế biến hải sản đông lạnh xuất khẩu, xí nghiệp cơ khí đóng tàu, cơ khí nông nghiệp, 3 Hợp tác xã và 28 công ty vận tải biển với hàng trăm tàu biển.
. Tình hình phát triển kinh tế :
Sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng toàn diện, có chuyển biến rõ nét về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đang dần hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung và cánh đồng đạt giá trị kinh tế trên 50 triệu/ha/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 8,46%, giá trị thu trên 1 ha canh tác năm 2002 đạt 34 triệu đồng. Năng suất lúa bình quân trên 11 tấn/ha/năm, năm 2002 đạt 11,9 tấn/ha. Bình quân lương thực đầu người đạt 630kg/người.
Kinh tế biển phát triển nhanh và khá toàn diện, nhất là vùng nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2002 giá trị kinh tế biển đạt 203,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 19,18% giá trị sản xuất toàn huyện. Nhịp độ tăng trưởng hàng năm là 16%.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm 15 - 16% góp phần thúc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện. Năm 2002 giá trị công nghiệp - TTCN và xây dựng cơ bản đạt 255,4 tỷ đồng.
Thương mại và dịch vụ phát triển với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Tốc độ tăng trưởng bình quân 15,4% năm.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn có tiến bộ nhanh về nhiều mặt. Các công trình điện, đường, trường, trạm, thông tin, nước sạch được triển khai đồng bộ. 100% số xã, 98% số hộ dân đều có điện sinh hoạt. Toàn huyện đã có 300 km đường đá láng nhựa, các tuyến đường liên xã, liên xóm đều được nhựa hoá, bê tông hoá.
. Tình hình văn hoá - xã hội :
100% xã có hệ thống truyền thanh, điện thoại về các thôn xóm. Toàn huyện có 4 trường PTTH, 2 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, 48 trường THCS, 48 trường tiểu học và hệ thống giáo dục mầm non hoàn chỉnh. Công tác dân số, gia đình, trẻ em thường xuyên được chăm lo. Tỷ lệ sinh 2002 1,2%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng 28,2%. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở phát triển mạnh. Đến nay có 90 làng đăng ký xây dựng làng văn hóa, 37 làng khai trương, 24 làng được công nhận làng văn hoá, 73,3% số hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, có 73,3% số gia đình đăng ký đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.
Việc thực hiện chính sách xã hội được giải quyết kịp thời. Các đối tượng chính sách được quan tâm, chăm sóc. Hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa được các cấp, các ngành và nhân dân hưởng ứng. Trong 3 năm qua đã xây dựng được trên 100 nhà tình thương cho hộ nghèo (kế hoạch năm 2004 xây dựng 96 nhà tình thương). Đã lập được 8.316 sổ Bảo hiểm y tế cho người nghèo, 32 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan, đoàn thể phụng dưỡng, những đối tượng nghèo đói được khám chữa bệnh miễn phí.
Thái Thụy là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân cần cù sáng tạo trong lao động. Đảng bộ, nhân dân Thái Thụy đã đạt nhiều thành tích to lớn được Đảng, Nhà nước phong tặng là huyện Anh hùng lực lượng vũ trang. Toàn huyện có 4 xã được phong Anh hùng.
Song bên cạnh những ưu điểm và thuận lợi trên Thái Thụy cũng còn gặp nhiều khó khăn trong bước đường đi lên, đó là : đất chật, người đông, lao động dư thừa nhiều, thu nhập chính vẫn dựa vào nông nghiệp.
2 .2 Tình hình lao động nữ trong nông nghiệp ở huyện Thái Thụy - Thái Bình
. Những đóng góp to lớn của phụ nữ trong phát triển kinh tế địa phương :
Sản xuất nông nghiệp những năm qua của huyện liên tục được mùa, năng suất lúa của năm sau cao hơn năm trước. Năm 2002 đạt 119,94 tạ/ha. Việc xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha/năm theo nghị quyết 08 của Tỉnh uỷ được triển khai tích cực. Năm 2003 có 44 xã, thị trấn đăng ký với diện tích 1.486 ha. Toàn huyện có 4.962 hội viên phụ nữ có diện tích trên cánh đồng 50 triệu của 44 xã. Qua khảo sát bước 1 năm 2004, đã có 25 xã có 25 xã có cánh đồng đạt giá trị 50 triệu/ha/năm. Những năm qua, lao động nữ tích cực tham gia vào chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Chuyển 1.016 ha diện tích cấy lúa năng suất thấp sang trồng cói, dâu, hoè, nuôi trồng hải sản. Chăn nuôi tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng, hình thành một số vùng chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại. Trong phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi" do hội Phụ nữ phát động đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, nhiều chị đã vươn lên trở thành các nữ chủ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có 58 chị là chủ doanh nghiệp, thu hút từ 1 - 300 lao động.
Những kết quả đó càng khẳng định vai trò to lớn của lực lượng lao động nữ nông dân. Không chỉ vì số lượng lao động nữ làm nông nghiệp trên 60% tổng số lao động nông nghiệp mà còn là nhiều khâu công việc do phụ nữ đảm trách : chăm sóc lúa, hoa màu, chăn nuôi, chăm sóc gia đình, sơ chế, bảo quản nông sản và đặc biệt là duy trì, phát triển các nghề thủ công truyền thống của huyện.
. Những tồn tại :
Về cơ hội tìm kiếm việc làm :
Trong vòng 10 năm trở lại đây, trên địa bàn huyện cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt. Hàng loạt đường xá, cầu cống, kênh mương, trường học, trạm xá được nâng cấp, xây mới đã giúp người dân tăng vụ, tăng diện tích cây trồng, làm dịch vụ, mở các ngành nghề phi nông nghiệp và khai thác việc theo mùa vụ. Điều này đã tạo ra rất nhiều việc làm mới cho cả nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, việc làm có thu nhập cao tại các công trường xây dựng chủ yếu dành cho nam giới. Đôi khi các công trình thi công vào giai đoạn nước rút, cần nhiều lao động. Các chủ thầu phải lấy người từ địa phương khác nhưng lao động nữ không được lựa chọn. Các dịch vụ khác như cày bừa, máy xay xát, chuyên chở vật liệu chủ yếu do nam giới đảm nhận.
Phụ nữ không được tiếp cận với công việc này trước hết do sức khoẻ không đảm nhận nổi các công việc nặng nhọc. Mặt khác do định kiến ngay từ nhỏ họ đã không được gia đình hướng cho học các nghề thuộc về kỹ thuật như xây dựng, nghề mộc… trong khi 80 % nam giới ở nông thôn đều biết làm các nghề này. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng do trình độ học vấn thấp họ cũng rất khó khăn khi tiếp cận với các máy móc, kỹ thuật mới như sử dụng máy cày, bừa, máy tuốt lúa, máy xay xát…
Về vấn đề di cư và đi làm thuê :
ở nông thôn Thái Thụy hiện nay, bình quân ruộng đất thấp (550 m2/1 người) thời gian nông nhàn nhiều, bình quân 1 năm người lao động nông thôn chỉ sử dụng 5 - 6 tháng cho công việc sản xuất nông nghiệp. Như vậy trong 1 năm ngoài khoảng thời gian sản xuất nông nghiệp, người lao động nông thôn còn rất nhiều thời gian nông nhàn, do đó họ đã lựa chọn di cư và đi làm thuê.
Tại địa phương số lao động đi làm ăn nơi xa là 25.587 [3 ; tr 8] người trong đó 80% là nam giới. Họ không đi làm ăn theo mùa vụ mà đi làm cả năm, một năm chỉ về 1 - 2 lần. Hiện nay, tại nông thôn nhiều gia đình chồng đi làm xa có xu hướng tăng lên, nhất là các gia đình vợ chồng ở độ tuổi 30 - 40 nên việc đồng áng, trông nom con cái, chăm sóc người già chủ yếu do người phụ nữ ở nhà đảm nhận. Nam giới đi làm ăn ở tỉnh ngoài bên cạnh việc gửi tiền về cho gia đình nhưng cũng có không ít người mang theo về cả những tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, bệnh tật. Hậu quả là người phụ nữ trong gia đình phải gánh chịu nặng nề cả về kinh tế, sức khoẻ và tinh thần.
Nếu nam giới đi làm ăn xa nhà quanh năm thì người phụ nữ vào lúc nông nhàn cũng di dân ra thành phố tìm việc nhưng theo thời vụ, lúc đến vụ thu hoạch lúa, hoa màu họ lại trở về để sản xuất. Đặc điểm lao động nữ ở nông thôn Thái Thụy là lao động giản đơn, hầu hết không có chuyên môn kỹ thuật nên khi ra Thành phố họ khó kiếm được một việc làm tốt với thu nhập cao. Họ chấp nhận làm tất cả mọi nghề từ giúp việc gia đình, chăm sóc trẻ nhỏ, người già ốm với mức lương từ 200 - 300.000 đ/tháng đến việc bán hàng rong, lượm ve chai với thu nhập từ 10 - 15 ngàn đồng/ngày.
Bên cạnh những người phụ nữ có gia đình di cư ra thành phố tìm việc làm theo thời vụ là một bộ phận không nhỏ nữ thanh niên trong độ tuổi từ 17 - 25 di cư đến các khu công nghiệp làm nghề may, da dày xuất khẩu. Tại địa phương có xã có tới trên 200 lao động nữ đi làm may và da dày ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Sau 5 - 7 năm họ thường lại trở về địa phương, họ tiếp tục làm nghề nông do sức khoẻ không đảm bảo để tiếp tục làm việc trong môi trường có cường độ cao, thu nhập lại bấp bênh và chủ yếu là họ khó có thể lập gia đình ở nơi làm việc.
Nguyên nhân dẫn đến điều đó là do công nghiệp địa phương chậm phát triển, các khu thương mại, dịch vụ tập trung chủ yếu ở thành phố, thị trấn. Ngoài ra do đất canh tác bị thu hẹp, ngày công lao động ở nông thôn quá thấp.
Về thời gian làm việc của phụ nữ lớn hơn nam giới :
ở khu vực nông thôn thời gian lao động tạo thu nhập của phụ nữ và nam giới xấp xỉ như nhau. Phụ nữ tham gia vào tất cả các phần việc của nhà nông như cày bừa, chăm sóc, thu hoạch hoa màu, kể cả công việc nặng nhọc, độc hại như bơm thuốc trừ sâu. Tuy nhiên phụ nữ dành thời gian nhiều gấp đôi nam giới cho công việc gia đình : 14h/1 ngày (gồm các công việc sản xuất, nội trợ, nuôi dạy con), trong khi đó nam giới chỉ làm 7h /ngày. Đó là chưa kể vào những ngày thời vụ chị em phải làm quần quật 16 - 17h/ngày. Như vậy về thời gian lao động nữ làm việc gấp đôi so với nam giới. Tuy nhiên thời gian làm việc nhiều hơn của phụ nữ lại là loại công việc không tạo ra thu nhập hoặc thu nhập rất thấp chỉ nhằm duy trì cuộc sống gia đình. Nói tới người phụ nữ là nói đến thiên chức làm mẹ, làm vợ. Từ bao đời nay, định kiến của xã hội luôn gắn chặt họ với chức năng làm các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình và cho rằng họ làm công việc này là phù hợp và tốt nhất. Bản thân người phụ nữ tỏ ra hết sức tài giỏi trong công việc này. Chính nhờ sự đảm đang đó mà nam giới có thêm thời gian và điều kiện để lao động, sản xuất tốt hơn tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nói cách khác, trong giá trị ngày công của nam giới có sự đóng góp đáng kể của phụ nữ, tuy nhiên rất ít người muốn chia sẻ gánh nặng đó với họ. Lao động chăm sóc gia đình, nội trợ của phụ nữ được nam giới gọi là việc vặt, họ thường không được trả công và cũng chẳng ai tính là sẽ trả công cho những công việc này. Nhưng chính thời gian lao động dài gấp đôi nam giới này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và gia đình của họ. Họ thiếu thời gian nghỉ ngơi (phụ nữ nông thôn có thời gian nghỉ ngơi là 4% trong khi nam giới là 23%) giải trí và tham gia các hoạt động cộng đồng. Họ ít có thời gian chăm chút cho bản thân nên sức khoẻ giảm sút nhanh. Họ hầu như không tham gia vào các công việc cộng đồng như họp xóm, làng, phổ biến chỉ thị, Nghị quyết hay quy định của địa phương. 90% các gia đình ở nông thôn nam giới đảm nhận công việc này. Do đó người phụ nữ nông thôn ít được tiếp cận với thông tin, ít có cơ hội học tập, giao lưu nên trình độ thấp, kém hiểu biết nên rất ngại va chạm, tiếp xúc.
Nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến tình trạng này do đó cả xã hội cho rằng: định kiến về giới cho rằng việc nhà (nội trợ, chăm sóc con cái) là công việc của phụ nữ, là chức năng của họ nên người nam giới ngay từ nhỏ đã không được giáo dục, được dạy dỗ những công việc đó và bản thân họ không muốn chia sẻ công việc này với phụ nữ.
Về tiếp cận dịch vụ khuyến nông :
Phụ nữ tham gia vào hầu hết các khâu của quá trình trồng trọt cây lương thực, hoa màu (gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc, làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh) và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Có thể nói họ đảm nhận vai trò chính trong khi nam giới chủ yếu tham gia vào khâu làm đất (cày bừa), gặt hái, phun thuốc trừ sâu. Nhưng một nghịch lý ở nông thôn hiện nay là phụ nữ ít tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông. Đa số chị em phụ nữ mới chỉ được tham gia vào các hoạt động khuyến nông do hội Phụ nữ tổ chức. Trong những năm qua, để thực hiện tốt chương trình "hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình" Hội Phụ nữ huyện đã tổ chức tốt nhiều hoạt động phối hợp với các ban ngành nhằm trang bị những kiến thức nhất định cho phụ nữ về khuyến nông. Theo báo cáo giữa nhiệm kỳ của hội Phụ nữ huyện trong 2 năm vừa qua, hội Phụ nữ huyện đã phối hợp với ngành Nông nghiệp và Trung tâm khuyến nông tỉnh mở các lớp IPM, chuyển giao KHKT thu hút 383.000 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ về học. Riêng năm 2003, đã mở được 518 lớp cho 67.954 lượt cán bộ hội viên [5 ; tr 6]. Nhiều cán bộ khuyến nông là người trực tiếp làm báo cáo viên ở các lớp tập huấn cho rằng ở lớp học có phụ nữ tham gia họ phát biểu, trao đổi rất sôi nổi, có chị còn ở lại sau buổi học và hỏi rất tỷ mỉ, cặn kẽ. Các cán bộ này cho rằng trên thực tế phụ nữ tiếp thu và ứng dụng trong sản xuất, chăn nuôi tốt hơn nam giới vì họ là người trực tiếp làm nhiều hơn. Tuy nhiên, kinh phí cho hoạt động của hội Phụ nữ còn hạn chế nên không thể tổ chức được nhiều lớp tập huấn cho phụ nữ.
Đối với các lớp tập huấn do ban ngành chuyên môn hay chính quyền tổ chức, thì người tổ chức chỉ chú ý đến số lượng người tham dự, ít chú ý đến đối tượng tham dự. Thông thường các lớp do HTX tổ chức thì người nghe chủ yếu là nam giới vì thành phần lớp học là cán bộ thôn, xóm, ban ngành ở xã, ngoài ra mỗi xóm chọn một số nông dân còn phụ nữ rất ít. Theo thống kê các lớp tập huấn về chăn nuôi có khoảng 20 % phụ nữ tham gia, lớp tập huấn về trồng trọt có khoảng 10% phụ nữ tham gia. Mặt khác, đa số cán bộ cung cấp dịch vụ khuyến nông ở cơ sở là nam giới và họ cũng thường coi các nông dân nam (chủ hộ gia đình) là đối tượng, mục tiêu của các hoạt động khuyến nông.
Như vậy, nếu nhìn dưới góc độ giới, phụ nữ Thái Thụy chiếm 52% dân số, phụ nữ làm nông nghiệp chiếm trên 60%. Phụ nữ tham gia hầu hết các khâu của quá trình sản xuất, đồng thời với bản tính tự nhiên cần cù, cởi mở thì tác dụng truyền thông sẽ mạnh hơn nam giới. Nếu lao động nữ được tham gia đông đảo trong công tác khuyến nông thì chắc chắn hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.
Vấn đề tiếp cận vốn vay và tín dụng để phát triển đối với nông nghiệp.
Số liệu thống kê trong những năm gần đây cho thấy, phụ nữ đã có mặt hầu như trong tất cả các ngành nghề sản xuất nông nghiệp hiện có ở nông thôn. Tỷ lệ trong chăn nuôi 82%, trồng trọt 75%. Việc người nông dân vay vốn của ngân hàng, tổ chức tín dụng, đặc biệt là thông qua tổ chức hội Phụ nữ giúp phụ nữ vay vốn đầu tư cho sản xuất, chăn nuôi, giảm tình trạng cho vay nặng lãi, bán lúa non ở nông thôn, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình. Theo báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ của hội Phụ nữ huyện, trong những năm qua Hội phụ nữ các cấp đã bằng nhiều hình thức để huy động vốn giúp hội viên phát triển sản xuất như vay vốn 120, vốn ngân hàng người nghèo, ngân hàng chính sách, huy động vốn nhàn rỗi trong hội viên. Số dư vốn toàn huyện đến nay là 18 tỷ đồng cho 6.700 hội viên vay, so với đầu năm 2002 tăng 5 tỷ đồng.
Mặc dù tỷ lệ tiếp cận vốn vay của phụ nữ nhìn chung tăng lên so với trước nhưng điều đáng chú ý là phụ nữ tiếp cận nhiều hơn với các quỹ tín dụng và nguồn vốn của các tổ chức xã hội mà chủ yếu là thông qua tín chấp của hội Phụ nữ, trong khi nam giới được vay vốn cao hơn ở các ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng công thương. Phụ nữ nghèo còn gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay chính thức, nhất là phụ nữ nghèo là chủ hộ gia đình.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là : Các ngân hàng thường cho người đứng tên chủ hộ gia đình vay vốn mà tỷ lệ nam giới là chủ hộ gia đình chiếm trên 80%. Thủ tục vay vốn làm hồ sơ, khế ước yêu cầu tài sản thế chấp của ngân hàng còn phiền hà, cồng kềnh. Phụ nữ không đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng, họ hầu như phụ nữ không đứng tên sở hữu trong các tài sản có giá trị của gia đình như quyền sử dụng đất, nhà ở, xe máy… Mặt khác do ít tiếp xúc với các hoạt động cộng đồng nên chị em e ngại khi giao tiếp làm các thủ tục hành chính. Đôi khi không đủ trình độ để khai báo hoàn chỉnh 1 bộ hồ sơ vay vốn. Số phụ nữ nghèo thực sự được vay vốn hiện nay còn ở mức hạn chế do ràng buộc bởi quy định người vay có điều kiện hoàn trả nợ cho ngân hàng. Khi bình bầu cho vay, những người quá nghèo không có khả năng hoàn trả nợ thì không được vay vốn.
Tìm hiểu sâu hơn nữa về kiểm soát đất đai chúng ta thấy :
ở địa phương diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp (550 m2/người) ruộng đất chia cho người dân bị phân tán manh mún ở nhiều xứ đồng cao thấp, xa gần khác nhau nên việc đầu tư phát triển sản xuất không thuận lợi. Từ sau khi thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa của UBND tỉnh mới chấm dứt được tình trạng đất canh tác phân tán, manh mún. Việc giao đất ổn định lâu dài 20 năm nên những người mới sinh ra sau năm 1993 không có ruộng cũng gây ra thắc mắc trong nhân dân. Mặt khác việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân theo hộ gia đình đã nảy sinh vấn đề thực hiện một số quyền giữa chủ hộ (nam giới) và các thành viên trong hộ gia đình.
Cụ thể là :
Việc xác định chủ hộ nông dân là sự ngẫu nhiên nhưng hầu như những gia đình có cả vợ và chồng có trên 80% chủ hộ là nam giới, chủ hộ là nữ khoảng 16%. Giấy chứng nhận cấp quyền sử dụng đất ghi tên chủ hộ là văn bản pháp lý duy nhất có giá trị đối với đất đai. Văn bản này không chỉ được các cơ quan Nhà nước công nhận và bảo hộ mà còn được sử dụng trong chuyển nhượng, thế chấp, đi vay vốn theo điều 728 Bộ luật dân sự (Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995) quy định : "Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai thì có quyền thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai" [8 ; tr 320]; còn Điều 729 quy định : "Hộ gia đình cá nhân sử đụng dất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng được thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Việt Nam, tại các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập để vay vốn sản xuất" [8 ; tr 321].
Với quy định pháp lý như trên, chưa nói tới bình đẳng giới mà ở đây giữa việc phân chia ruộng đất trên cơ sở lao động và nhân khẩu với việc giấy tờ hợp pháp về ruộng đất chỉ đứng tên 1 người rõ ràng là chưa hợp pháp.
Thực ra đối với các gia đình hoà thuận vấn đề này không có gì đáng bàn nhưng khi gia đình có bất hoà thì sẽ là điều bất lợi cho các thành viên trong gia đình, thường thì quyền sử dụng ruộng đất của phụ nữ bị vi phạm. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không mang tên mình nên phụ nữ không có gì để thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Theo số liệu điều tra có tới 95% phụ nữ không được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy quyền lợi mà phụ nữ đương nhiên được hưởng đã có thể bị bỏ qua.
Theo luật đất đai mới được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ 1/7/2004 tại Điều 48 khoản 3 quy định về việc ghi tên cả vợ và chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau : "…Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi rõ cả họ, tên vợ và họ, tên chồng" [16 ; tr 155]. Điều này khắc phục được những tồn tại đảm bảo cho cả phụ nữ và nam giới được tham gia bình đẳng trong sử dụng đất đai. Quy định này góp phần làm giảm bớt những bất hoà trong gia đình, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần vào ổn định xã hội.
Hiện nay tại địa phương bắt đầu triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp có ghi tên cả hai vợ chồng nhưng tiến độ thực hiện còn chậm. Đến nay mới hoàn thành ở 6/48 xã thị trấn.
Một vấn đề nữa cũng liên quan đến việc kiểm soát đất đai của phụ nữ là việc phụ nữ kết hôn với những người ngoài làng, xã. Nếu kết hôn trước khi giao đất thì đương nhiên người phụ nữ có đất ở nhà chồng. Nhưng trường hợp kết hôn sau khi chia đất họ không thể mang theo cũng như không thể canh tác trên mảnh đất họ được chia. Như vậy đương nhiên người phụ nữ khi lấy chồng khác làng, xã vẫn làm nông nghiệp nhưng không có đất canh tác, rơi vào tình trạng phụ thuộc gia đình nhà chồng.
Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy việc chia đất khi ly hôn. Tại luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội khoá X thông qua ngày 9/6/2000 đã quy định 2 điều liên quan đến quyền sử dụng đất của vợ chồng. Điều 27 quy định "… Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận…"[15 ; tr 23] ; Điều 97 quy định việc chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng : "1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó…" [15 ;tr 57]. Song ở nông thôn phụ nữ khi ly hôn trở về nhà mẹ đẻ nên việc tính giá trị quyền sử dụng mà họ được hưởng theo thực tế thật khó và phức tạp. Do vậy họ vẫn là người bị thiệt thòi, gặp rất nhiều khó khăn sau khi ly hôn.
Hiện nay ở nông thôn Thái Thụy do ảnh hưởng của truyền thống, tập quán, phong tục, việc thừa kế quyền sử dụng đất đai, tài sản thường cho con trai trưởng vì theo quan niệm "con gái là con người ta". Số tài sản cha mẹ để lại không đáng là bao, chủ yếu là ngôi nhà trên mảnh đất ở, do đó họ thường giao cho con trai để làm nơi cúng giỗ, hương khói cho ông bà, cha mẹ. Vấn đề chỉ thực sự phức tạp khi các địa phương tiến hành quy hoạch thị trấn, thị tứ, khu dân cư, đất đai trở nên có giá trị. Nhiều người nhờ bán mảnh đất được thừa kế đã trở nên giàu có và đã không ít xảy ra trường hợp đánh, chửi nhau để tranh giành đất và người chịu thiệt thòi vẫn là phụ nữ.
Điều đó có nguyên nhân từ định kiến giới : đàn ông là trụ cột gia đình, là người ra quyết định do đó họ là người kiểm soát đất đai, khi chia thừa kế, đất đai đương nhiên thuộc về họ. Mặt khác ở nông thôn, tư tưởng thuyền theo lái, gái theo chồng, người phụ nữ quan niệm khi đã lấy chồng thì không còn thuộc về gia đình bố mẹ đẻ nữa. Đôi khi họ cảm thấy thiệt thòi vì không được đối xử công bằng khi chia đất đai, tài sản nhưng bản tính nhường nhịn, hy sinh họ lại cam chịu cho yên ấm cửa nhà.
Về đề bảo vệ sức khoẻ, bảo hộ lao động cho lao động nữ nông nghiệp.
ở địa phương 70 - 80% phụ nữ thường xuyên phải làm những công việc nặng nhọc như gánh gồng, cuốc đất, phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ… chưa kể họ phải làm việc trong điều kiện ngoài trời tiếp xúc trực tiếp với sự thay đổi thất thường của thời tiết khi nắng, khi mưa… Nhiều chị em có thai đến tháng thứ 5 thứ 6 vẫn đi phun thuốc sâu, có thai đến tháng thứ 6, 7 vấn đi cấy, gặt vì gia đình neo người hoặc chồng đi làm ăn xa. Chế độ nghỉ ngơi sau khi sinh đối với phụ nữ làm nông nghiệp không được quan tâm chu đáo. Nếu như nữ công nhân viên chức được nghỉ sinh con 4 tháng theo Bộ luật lao động thì lao động nữ làm nông nghiệp, tuỳ theo điều kiện của từng gia đình nhưng bình quân thời gian nghỉ lao động của họ khoảng 2 tháng. Nhiều chị sinh con mới được 1 tháng đã phải đi làm cho kịp thời vụ và còn vì một lý do khác (đây là lý do cơ bản) : “cán bộ nghỉ còn có lương do nhà nước trả còn các chị nghỉ làm là nghỉ ăn”. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ phụ nữ, đến chức năng sinh sản và nuôi con của họ. Bản thân họ sức khoẻ bị giảm sút, thiếu máu, gầy yếu, rất nhiều chị bị mắc bệnh phụ khoa. Năm 2003 trong số 76.508 lượt chị về khám bệnh tại các cơ sở đã có 26.902 chị bị mắc bệnh phụ khoa chiếm 35,16%. Trẻ em không được quan tâm chăm sóc chu đáo do mẹ mải làm ăn nên tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn ở mức cao 28% [6 ; tr7].
Hiện nay nữ lao động nông nghiệp rất mong muốn có một chế độ chăm sóc, bảo hộ. Trong những năm qua hội Phụ nữ các cấp đã hết sức quan tâm đến vấn đề này. Các cấp Hội thường xuyên phối hợp với Trung tâm y tế, Uỷ ban dân số - gia đình - trẻ em tuyên truyền về chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ em. Trong năm 2003, hội Phụ nữ huyện đã phối hợp với đội Bảo vệ bà mẹ, trẻ em huyện mở các lớp học truyền thông kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục ở 12 xã cho 1.836 chị về học. Ngoài ra còn thường xuyên phối hợp, tổ chức tốt việc khám sức khoẻ, khám phụ khoa cho phụ nữ. Hội Phụ nữ đã tham mưu với chính quyền trích kinh phí mua thuốc hỗ trợ chị em với tổng số tiền là 5.489.000 đ (năm 2003). Một trong những hình thức bảo hiểm được chị em nhiệt tình hưởng ứng trong những năm qua là mua Bảo hiểm thân thể. Hội Phụ nữ đã phối hợp với Bảo việt tổ chức bán bảo hiểm cho chị em. Chỉ với 10.000 đ/1 năm nhưng khi chẳng may gặp rủi ro chị em được nhận một khoản chi phí nhất định, cao nhất là 500.000 đ/1 người cho 1 ca tử vong, từ 30 - 100.000 đ cho ốm đau, phẫu thuật… Trong năm 2003 đã có 9.082 chị tham gia mua loại hình bảo hiểm này.
2.3 Vai trò của hội Phụ nữ trong việc giải quyết việc làm cho lao động nữ.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, Đại hội Phụ nữ toàn tỉnh lần thứ XII và Đại hội Phụ nữ toàn huyện lần thứ XI Hội LHPN huyện Thái Thụy đã phát huy tốt vai trò của mình, xứng đáng là người đại diện cho quyền lợi hợp pháp và chính đáng của phụ nữ.
Trong những năm qua, BCH hội Phụ nữ Thái Thụy đã bám sát 3 mục tiêu của chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là : Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ xoá đói giảm nghèo ; Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần tạo thêm việc làm cho phụ nữ ; đồng thời phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, dịch vụ việc làm cho phụ nữ.
Trên cơ sở những mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đề ra, hội Phụ nữ đã phối hợp với ngành Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tỉnh mở các lớp tập huấn về chuyển giao KHKT, IPM cho cán bộ, hội viên. Kết quả trong 2 năm (2002 - 2003) đã thu hút 383.000 lượt cán bộ, hội viên về học. Qua tập huấn giúp chị em có kiến thức khoa học áp dụng trong sản xuất, chăn nuôi, nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ sức lao động cho phụ nữ, góp phần tích cực thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện về xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha/năm.
Hội Phụ nữ các cấp đã tích cực vận động chị em hưởng ứng phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi". Trong phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, nhiều chị đã vươn lên trở thành những chủ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Toàn huyện đến nay có 58 chị là chủ doanh nghiệp, thu hút từ 1 - 300 lao động, điển hình như chị Hồi - Thụy Chính, chị Thiết - Thuỵ Sơn. Hội Phụ nữ huyện còn chú trọng công tác huấn luyện kỹ năng quản lý cho các nữ chủ doanh nghiệp. Trong nửa nhiệm kỳ qua, hội Phụ nữ huyện tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh Hội mở lớp tập huấn cho 66 chị nữ chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo báo cáo giữa nhiệm kỳ, hội Phụ nữ các cấp đã phối hợp với các ngành mở nhiều lớp dạy nghề cho hội viên, làm tốt công tác dịch vụ, giới thiệu việc làm. Toàn huyện đã mở 636 lớp, thu hút 6.215 chị về học. Đến nay 4.918 chị có nghề, thu nhập từ 200 - 500.000 đ/tháng. Toàn huyện giới thiệu 1.179 cháu đi học máy may công nghiệp, dân dụng tại tỉnh và huyện, giới thiệu việc làm cho 842 cháu. Nét mới là trong hơn hai năm qua toàn huyện đã giới thiệu 430 chị đi lao động ở Đài Loan.
Một trong những hoạt động nổi bật của hội Phụ nữ huyện trong công tác giải quyết việc làm cho phụ nữ là bằng nhiều hình thức các cấp Hội đã huy động vốn cho hội viên vay như : lấy tín chấp vay vốn ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách, vốn quốc gia giải quyết việc làm, huy động vốn nhàn rỗi trong hội viên để giúp chị em sản xuất. Đến nay số dư vốn của toàn huyện là 18 tỷ đồng cho 6.700 hội viên vay.
Với tinh thần tương thân tương ái, hội Phụ nữ các cấp còn tiếp tục duy trì, đẩy mạnh phong trào "phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình" đồng thời phát động phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi" để động viên phụ nữ thực hiện xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Trong nửa nhiệm kỳ qua, toàn huyện đã vận động phụ nữ giúp nhau xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình bằng hình thức cho vay không lấy lãi với tổng giá trị là 2 tỷ 327 triệu đồng, đã giúp cho 640/2157 hội viên phụ nữ nghèo xoá được nghèo. [5 ; tr 8].
Các hoạt động trên thực sự đã đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động lúc nông nhàn, đặc biệt là lao động nữ. Góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của huyện, xoá hẳn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn 9,2% ; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân lao động trong toàn huyện.
iii. một số đề xuất, kiến nghị về giải pháp
1. Đối với Đảng bộ, chính quyền địa phương.
Cần lồng ghép vấn đề giới trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong các báo cáo thống kê hàng năm về kinh tế - xã hội cần có số liệu về sự tham gia đóng góp của mỗi giới.
Có chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong kế hoạch đào tạo nghề hàng năm. Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ với các công nghệ phù hợp với hộ gia đình kể cả công nghiệp nhẹ chế biến sau thu hoạch nhằm giúp họ có cơ hội có việc làm, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống.
Có biện pháp cụ thể hỗ trợ người nghèo đặc biệt là phụ nữ nghèo tạo cho họ tiếp cận các cơ hội việc làm bằng cách được hỗ trợ, tạo điều kiện để họ được học hành, trang bị kiến thức, tập huấn KHKT. Chính quyền địa phương cần phát triển hệ thống dịch vụ đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm tới các xã, thôn nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, cập nhật cùng với việc tư vấn cho người lao động nữ có nhu cầu tìm việc làm.
Cần thiết có chính sách ưu đãi đặc biệt với đối tượng phụ nữ nghèo để họ được tiếp cận vốn vay như cải tiến thủ tục vay vốn, tạo cơ hội cho họ vươn lên thoát nghèo. Đối với các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, chính quyền địa phương tạo điều kiện trong các khâu kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn vì các doanh nghiệp này là nơi thu hút rất lớn nguồn lao động nữ ở địa phương.
Để phụ nữ được tham gia bình đẳng như nam giới trong sử dụng đất đai chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng.
Có biện pháp đầu tư khuyến khích người dân thay thế công cụ lao động thủ công bằng máy móc để giảm nặng nhọc cho lao động nữ.
Mở rộng các hoạt động dịch vụ nông thôn, góp phần tạo ra sự phân công lại lao động, chuyển dịch cơ cấu trong nông thôn.
Hàng năm phòng Nông nghiệp nên có chương trình khuyến nông riêng cho phụ nữ, kinh phí đầu tư ưu tiên cho xã nghèo, khó khăn, giao cho hội Phụ nữ và hội Nông dân quản lý.
Kiện toàn mạng lưới khuyến nông viên cấp xã và nên bố trí nhiều nữ tham gia để tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận khuyến nông hiệu quả hơn.
Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào đào tạo khuyến nông. Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức khuyến nông cần có những biện pháp tích cực hướng dẫn, vận động nông dân sử dụng an toàn hoá chất, thuốc trừ sâu, mở rộng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp ; góp phần hạn chế ảnh hưởng tới sức khoẻ nông dân nói chung và phụ nữ nói riêng.
2. Đối với hội Phụ nữ :
Để đạt được bình đẳng giới, đồng thời với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng các chính sách và cơ cấu thể chế hỗ trợ là sự nỗ lực của các cấp Hội phụ nữ - tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích của phụ nữ.
Hội Phụ nữ huyện trong thời gian tới cần tích cực triển khai chiến lược quốc gia và kế hoạch hành động quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ XII góp phần thực hiện mục tiêu tổng quát của chiến lược là : " Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị- kinh tế - xã hội.
Hội Phụ nữ huyện cần :
Tiếp tục vận động phụ nữ thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế - xã hội, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi và xây dựng thành công cánh đồng đạt giá trị 50 triệu/ha/năm, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện.
Hội Phụ nữ huyện cần phối hợp với các ban ngành mở các lớp tập huấn trang bị kiến thức về giới cho cán bộ Hội cơ sở, từng bước thay đổi định kiến giới trong nhân dân, góp phần tạo sự bình đẳng cho phụ nữ ngay từ trong gia đình. Bằng cách mở các lớp tập huấn trang bị kiến thức cho phụ nữ về tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con cái, hướng cho con cái lao động bình đẳng ngay từ khi còn nhỏ. Bằng mọi hình thức động viên nam giới chia sẻ gánh nặng công việc gia đình với phụ nữ, tạo điều kiện cho chị em có thời gian nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động đoàn thể, tham gia học tập nâng cao trình độ mọi mặt.
Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" và chỉ đạo thực hiện 6 chương trình công tác trọng tâm.
Tăng cường tuyên truyền nâng cao hiểu biết về KHKT trồng trọt, chăn nuôi, kiến thức sản xuất kinh doanh bằng cách phối hợp với phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông mở các lớp IPM, chuyển giao KHKT, tích cực vận động thành lập các câu lạc bộ IPM, câu lạc bộ khuyến nông.
Phát động phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi, phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Tổ chức các hoạt động giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ ở từng chi hội, tham gia tích cực vào phong trào xoá nhà dột nát cho hộ nghèo theo tinh thần Nghị quyết 09 của Tỉnh uỷ.
Mở rộng xây dựng nhóm phụ nữ lồng ghép tín dụng tiết kiệm, tiết kiệm tín dụng nhằm xây dựng nguồn vốn tự có trong hội viên phụ nữ.
Tích cực khai thác các nguồn vốn giúp phụ nữ phát triển sản xuất bằng tín chấp với các ngân hàng. Coi trọng đầu tư đi đôi với trang bị kiến thức quản lý vốn, kiến thức kinh doanh phát triển sản xuất để các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, chống thất thoát, khê đọng vốn. Có biện pháp tích cực hỗ trợ giúp các doanh nghiệp do nữ làm chủ được vay thêm vốn phát triển sản xuất, trang bị kiến thức quản lý doanh nghiệp.
Tiếp tục phối hợp với phòng Công thương mở các lớp dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ ở các xã, thị trấn. Thực hiện đa dạng hoá các loại hình dạy nghề truyền thống, nghề mới ở từng địa phương. Quan tâm đẩy mạnh 3 nghề đang có ưu thế là mây tre đan xuất khẩu, ươm tơ và xe tơ tằm ; khai thác và chế biến hải sản nhằm thu hút tối đa lao động nữ học nghề, có việc làm ổn định.
Tích cực vận động nông dân đi khai hoang các vùng kinh tế mới, đi xuất khẩu lao động.
Quan tâm đến công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Phối hợp với Bảo Việt tổ chức vận động chị em mua Bảo hiểm thân thể.
kết luận
Ngày nay, nói đến phát triển người ta đề cập đến 2 yếu tố : đó là tăng trưởng kinh tế và phát triển con người. Phát triển con người phụ thuộc trước tiên vào tình hình sức khoẻ và giáo dục của người dân. Một lực lượng lao động có giáo dục, khoẻ mạnh sẽ có khả năng đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế của đất nước. Đầu tư cho cả phụ nữ và nam giới sẽ đạt hiệu quả cao cho gia đình và xã hội, là yếu tố đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Phụ nữ có đóng góp to lớn vào sự phát triển của mỗi quốc gia và toàn cầu. Phụ nữ chiếm 70% lực lượng lao động nông nghiệp và làm ra 1/2 sản lượng nông nghiệp của thế giới. ở Việt Nam phụ nữ đang đóng góp 48% lực lượng lao động trực tiếp của nền kinh tế quốc dân, 75% lực lượng lao động nông nghiệp. Đầu tư phát triển cho phụ nữ là đầu tư một cách hiệu quả.
Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước trong nhiều năm qua đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trưởng thành của các tầng lớp phụ nữ, tạo ra những chuyển biến tiến bộ trong họ. Đa số phụ nữ đã thích ứng với sự đổi mới về phân công lao động, chủ động tiếp cận đào tạo ngành nghề mới, bồi dưỡng kỹ năng lao động, kiến thức sản xuất, năng lực quản lý, áp dụng tiến bộ KHKT, công nghệ tiên tiếp vào sản xuất. Vì vậy lực lượng lao động nữ có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề kể cả những lĩnh vực, ngành nghề vốn trước kia được xem là độc quyền của nam giới. Mặt khác, chất lượng lao động nữ được tăng lên thể hiện qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn được đào tạo. Họ đã và đang vượt qua những khó khăn của cuộc sống, những mặc cảm tâm lý, bền bỉ sáng tạo vươn lên khẳng định vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân người phụ nữ phải kể đến sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các cấp các ngành đang từng bước tạo cơ hội cho phụ nữ vươn lên bình đẳng thực sự với nam giới.
Phụ nữ Thái Thụy chiếm 52 % dân số trong huyện và 65% lực lượng lao động nông nghiệp. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước, chính quyền và hội Phụ nữ các cấp, đời sống nhân dân trong toàn huyện nói chung và phụ nữ nói riêng được cải thiện rõ rệt. Phụ nữ có cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, vai trò, vị trí của họ trong gia đình và ngoài xã hội được thừa nhận và nâng lên đáng kể. Tuy nhiên một bộ phận lớn lao động nữ trong nông nghiệp đang chịu rất nhiều thiệt thòi. Họ chưa thực sự được tạo điều kiện để có việc làm, thu nhập ổn định phát triển kinh tế gia đình và đóng góp vào sự phát triển của địa phương.
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của địa phương rất cần thiết phải quan tâm phát triển lực lượng lao động nữ. Trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, phát huy nhân tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu, chính vì thế phải chăm lo giáo dục, nâng cao nhận thức và tay nghề, giải quyết những nhu cầu chính đáng của lao động nữ là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và đặc biệt là các cấp hội với vai trò là lực lượng nòng cốt trong phát triển phụ nữ. Khi lao động nữ được quan tâm đúng mức, được nâng cao trình độ, chăm sóc sức khoẻ, bảo hộ lao động, giải quyết tốt công ăn việc làm sẽ tạo cho họ có nguồn thu nhập ổn định, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bản thân họ và gia đình họ, giúp họ làm tốt chức năng "người mẹ, người thầy đầu tiên của con người". Hơn thế nữa, khi lực lượng lao động nữ được quan tâm sẽ là nguồn đóng góp lớn cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội địa phương, tạo ra sự ổn định, cân bằng xã hội. Mặt khác, khi lực lượng lao động nữ được quan tâm sẽ tạo ra sức bật mới cho phong trào phụ nữ, phát huy mạnh mẽ truyền thống của phụ nữ Việt Nam, viết tiếp những trang sử vẻ vang của phụ nữ trong thời kỳ mới của kỷ nguyên độc lập và chủ nghĩa xã hội, đóng góp to lớn vào sự phát triển của quốc gia, đưa Việt Nam trở thành con rồng của Châu á.
Với đề tài tiểu luận "Vấn đề giới trong lao động, việc làm ở vùng nông nghiệp huyện Thái Thụy - Thái Bình" bản thân tụi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc phát hiện những vấn đề tồn tại, đề xuất một số giải pháp với cấp uỷ, chính quyền địa phương nhằm từng bước tạo sự bình đẳng cho lao động nữ nông nghiệp, tạo điều kiện cho chị em vươn lên khẳng định vị trí của mình trong gia đình và xã hội, đóng góp công sức vào sự phát triển của địa phương. Với trình độ và năng lực có hạn chắc hẳn trong bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót và chưa thực sự hoàn thiện.
Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các cô giáo.
Tôi xin chân thành cám ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của nhà trường, của các cô giáo đã giúp tôi hoàn thành bài tiểu luận này.
tài liệu tham khảo
1/ Báo cáo quốc gia lần thứ 2, 3, 4 về tình hình thực hiện Công ước Liên hiệp quốc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).
2/ Báo cáo tổng kết "Dự án nghiên cứu về giới trong xây dựng, thực hiện chính sách ở Thái Bình".
3/ Báo cáo một số tình hình kinh tế xã hội năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2004 của huyện Thái Thụy.
4/ Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thái Thụy lần thứ XII
5/ Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX của BCH hội Phụ nữ huyện Thái Thụy - Thái Bình.
6/ Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2003 của hội Phụ nữ huyện Thái Thụy.
7/ Bộ luật lao động 1994. Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội 1994
8/ Bộ luật dân sự 1995. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 1995
9/ Các phát hiện từ đánh giá nghèo đói có sự tham gia của người dân (PPA) 2003 phục vụ cho đánh giá giữa nhiệm kỳ việc thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ đến năm 2005 (KHHĐ).
10/ Công ước CEDAW. Nhà xuất bản Phụ nữ. Hà Nội 1999
11/ Điều lệ hội LHPN Việt Nam. Nhà xuất bản Phụ nữ. Hà Nội 2002
12/ Hiến pháp 1992. UBND tỉnh Thái Bình 1992
13/ Luật hôn nhân gia đình 2000. Nhà xuất bản trẻ Hà Nội 2000
14/ Luật đất đai 2004. Nhà xuất bản tư pháp. Hà Nội 2004
15/ Thông tin Phụ nữ số 8/3 (2004)
16/ Số liệu thống kê về giới ở Việt Nam (tờ rơi)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0127.doc