I – MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Vào một ngày giữa tháng 3 vừa qua, khi đang công tác tại Trung Quốc, ông Ngô Duy Tân (Giám đốc Công ty bia Pacific - Thái Bình Dương – xã Bình An, huyện Dĩ an, tỉnh Bình Dương) chủ của đàn hổ 23 con tất tả trở về Việt Nam vì nghe tin đàn hổ mà mình chăm nuôi như con mọn từ bao lâu nay sẽ bị nhà nước tịch thu.
Tại nhà ông, phóng viên báo, đài đến phỏng vấn; người dân quanh vùng đến chia sẻ chật nhà, ông Ngô Duy Tân nghèn nghẹn nói chỉ vì yêu động vật nên mới gây dựng khu chuồng hổ đặc biệt này. Đến nay có lệnh tịch thu, coi như đóng cửa khu chuồng. Chỉ vào khu chuồng, ông phân bua với mọi người: “Các anh thấy đấy, hổ của tôi hiền ngoan như . mèo !”
Tương tự như vậy, ông Huỳnh Phi Ngọc (Giám đốc Công ty TNHH Nhân Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một) và ông Huỳnh Văn Phùng (chủ DN tư nhân Thanh Cảnh, huyện Thuận An) cũng trong tình trạng đứng ngồi không yên kể từ lúc nghe tin 37 con hổ (trong đó có số hổ mà họ đã chăm sóc nhiều năm nay) sẽ bị tịch thu.
Trong khi đó, những con hổ vằn vện vẫn lững thững, oai vệ dạo trong “giang sơn” của chúng được ngăn cách bởi hàng rào thép chắc chắn. Bầy hổ vẫn vô tư như ngày nào, không buồn quan tâm tới tâm trạng của những “vú nuôi” chúng.
Nắng thì chui vào “nhà 2 lầu” (chuồng hổ trong trại được xây 2 tầng) thư giãn; khi mưa thì gầm rú rủ nhau ra bãi cây cỏ hoang (trong khuôn viên trại - chuồng) nô giỡn. Buổi sáng chúng đua nhau “tập thể dục” chạy nhảy, vồ nhau rồi tót đến thân cây mài vuốt (hổ phải mài vuốt hàng ngày nếu không vuốt mọc ra quặp đâm vào bàn chân thì chỉ có nằm liệt). Tối thì kẻ nằm ngửa, tên nằm sấp lim dim ngắm trăng (theo các “vú nuôi” hổ rất khoái ngắm trăng và tắm mưa). Đến bữa nếu gặp mồi sống (gà), chúng còn giỡn cho gà chạy loạn để rượt, vồ.
Khi bị các nhà báo chụp hình, đèn Flash “bắn” choe chóe, hổ mẹ Ami là một trong 5 chú hổ con mà ông Ngô Duy Tân mua ngày đầu tiên, mới sinh con hoảng quá không chịu cho một chú hổ con bú. Đặc tính hổ, khi đã không chịu cho bú cũng đồng nghĩa với hổ con kia phải chết dù rằng tình mẫu tử của hổ rất thiêng liêng. Các “vú nuôi” bắt chú hổ con tội nghiệp ra khỏi chuồng và tập cho uống sữa bò và ngủ phòng máy lạnh!
Giờ đây chú hổ con đã tung tăng chạy khắp nơi, khoái người hơn đồng loại, khoái máy lạnh hơn bụi cây cỏ. Cứ hễ được mang ra khỏi chuồng lên khu nhà ở là chú rình rình rồi chui tọt vào phòng máy lạnh liu riu ngủ. Nếu không tìm ra, chú sẽ tìm bất cứ người nào, dụi chân dụi đầu vào họ như “làm nũng” với cha mẹ vậy.
Ông Ngô Duy Tân còn kể, hôm qua, chú hổ Simpa bị “Tào Tháo” rượt (bị tiêu chảy) cứ nằm bệt, 2 “vú nuôi” của công ty là anh Xã và Hải phải thay phiên nhau vào đút cho nó ăn, chăm cứ như chăm em bé vậy.
Khác với vẻ mặt buồn so của chồng, vợ ông Ngô Duy Tân trầm ngâm nhớ lại: "Đã nhiều năm nuôi hổ, mình ấn tượng nhất ở loài này một đặc điểm là sự thuỷ chung!”. Khi hổ đã cặp đôi ‘ăn nằm” với nhau thì không bao giờ phản bội. Có lần có một chàng hổ trẻ tới ve vãn, hổ cái Ami vẫn kiên quyết “thủ tiết” và thẳng tay “bạt tai” khiến "chàng kia" lãnh mấy phát toé máu .chừa thẳng !
Ông Ngô Duy Tân phân bua: “Người ta đầu tư vào bóng đá để cả thiên hạ biết đến thương hiệu Gạch, Gỗ. Tôi nuôi hổ không phải để lột da nấu cao mà để người ta biết tên bia Pacific. Tôi khẳng định vài năm nữa sẽ phát triển lên cả trăm con hổ từ 23 con hiện nay. Nếu cho tiếp tục nuôi tôi cam kết tuân thủ mọi quy định pháp luật về bảo tồn loài hổ”.
Luận văn dài 75 trang,chia làm 3 chương
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2183 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tình trạng bị kiệt sức, bại chân.
Biết mua hổ là vi phạm quy định của Nhà nước, tôi đã lưỡng lự. Song, vốn là người rất yêu động vật, tôi biết chắc chắn, 5 con hổ trên vào tay người không yêu động vật, không có năng lực để dưỡng nuôi, hổ sẽ chết. Tôi gọi điện xin phép ông Nguyễn Minh Đức - Bí thư Tinh uỷ lúc đó, ông Đức đồng ý ngay. Sau đó, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương cũng ủng hộ, cho phép tôi nuôi, trong điều kiện phải bảo đảm chuồng trại, kiểm lâm lập hồ sơ theo dõi thường xuyên, tôi chỉ được phép chăm sóc, nhân giống, sinh sản mà không kinh doanh hay làm bất cứ gì xâm phạm đàn hổ...".
Vợ chồng ông Ngô Duy Tân bên 4 con hổ vừa mới sinh tháng 9-2006
Cả đàn 5 chú hổ con sau một thời gian được nuôi dưỡng đúng quy cách đã không chỉ hết bại chân, mà ngày càng khoẻ mạnh. Gia đình ông Ngô Duy Tân đặt tên cho chúng là: Simba, Ford, Ami, Laser và Copbeo.
Ông Ngô Duy Tân đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng chuồng trại đạt tiêu chuẩn cho phép nuôi hổ... "Chỉ riêng thức ăn cho chúng, mỗi ngày tôi phải tốn 2-3 triệu đồng mua thịt về nuôi đàn hổ. Nhờ sản xuất bia hơi, mà tôi mới đủ sức nuôi hổ. Tôi chăm sóc chúng còn hơn con đẻ” - ông Ngô Duy Tân nói.
Suốt 7 năm qua, những hổ cái như Ami, Laser và Copbeo đã đẻ ra số hổ hàng chục con như hiện nay, trong đó có không ít con nặng từ 200-300 kg/ con. Cũng ngay trong thời gian đó – vào tháng 05/2002, Công ty Pacific –nơi ông Ngô Duy Tân làm giám đốc đã có tờ trình gửi Bộ NN-PTNT, Văn phòng Cites Việt Nam xin thành lập Khu bảo tồn và phát triển sinh sản các loại động vật hoang dã với mục đích đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch sinh thái của du khách đồng thời đầu tư nghiên cứu cho sinh sản để bảo tồn phát triển các loại động vật hoang dã (trong đó có số hổ sinh sản mà ông Ngô Duy Tân nuôi được). Tuy nhiên đề nghị này đã không được phúc đáp và rơi vào... quên lãng !
Đàn hổ nuôi ở Bình Dương phát triển rất tốt, đồng thời sinh sản được trong điều kiện nuôi nhốt
Khi đàn hổ của ông Ngô Duy Tân đã lên tới hàng chục con và việc nuôi hổ không chỉ là của một mình gia đình ông Ngô Duy Tân mà còn có 2 chủ nuôi khác là ông Huỳnh Phi Ngọc và ông Huỳnh Văn Phùng với đàn hổ lên tới 37 con, nơi nuôi hổ của các hộ tư nhân đã trở thành một địa điểm du lịch tham quan hấp dẫn thì tiếng tăm về việc nuôi hổ này đã không chỉ còn bó gọn trong tỉnh Bình Dương mà đã lan xa ra ngoài, thậm chí mấy hãng thông tấn nước ngoài cũng đã đến tận nơi điều tra và quay phim, chụp ảnh thì lúc này UBND tỉnh Bình Dương mới có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn giải quyết tình trạng nuôi hổ trái phép ở tỉnh.
Bộ NN-PTNT khi nhận được báo cáo kiểm tra của các cơ quan chức năng đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan có liên quan để xem xét vụ việc. Cục Kiểm lâm cũng đã cùng đại diện một số cơ quan Nội chính và Khoa học ở Trung ương họp vào ngày 15/12/2006 để xem xét, tư vấn cho Bộ biện pháp chỉ đạo giải quyết. Sau khi cân nhắc thấy rằng việc giải quyết vụ việc phải được xem xét toàn diện cả về quy định pháp luật và tình hình thực tiễn, nhận thấy có những vấn đề vượt quá thẩm quyền của cấp Bộ, do vậy Bộ NN-PTNT đã có công văn số 3421/BNN-KL ngày 22/12/2006 xin ý kiến chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ.
Tại báo cáo đó, Bộ NN-PTNT chỉ nêu ý kiến của Hội nghị tư vấn, trong đó Bộ NN-PTNT đã báo cáo rõ: “Sau khi nghiên cứu, thảo luận về các quy định pháp luật hiện hành, các đại biểu đã thống nhất đề nghị tịch thu toàn bộ số hổ đang nuôi nhốt bất hợp pháp, giao cho tổ chức có chức năng nuôi nhằm mục đích bảo tồn theo đúng quy định của Nhà nước. Bộ NN-PTNT kính báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”.
Ngày 13/03/2007, theo báo Lao Động số 57 đưa tin: “Ngày 12/3, nguồn tin từ tỉnh Bình Dương cho biết: Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa thay mặt Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý việc nuôi nhốt trái phép 37 con hổ tại tỉnh Bình Dương, theo đúng quy định luật pháp.
37 con hổ này được nuôi nhốt tại các huyện Thuận An, Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một đều có nguồn gốc bất hợp pháp.
Hành vi mua, nuôi hổ trái phép của các tổ chức, cá nhân ở Bình Dương là vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; cần được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm các quy định về bảo tồn tái diễn trên diện rộng, có thể gây phức tạp trong công tác quản lý và việc xuất nhập khẩu động - thực vật nuôi hợp pháp, như một số loài đã bị Ban Thư ký Công ước về buôn bán động vật hoang dã nguy cấp quốc tế cấm vận.
Sau khi thống nhất với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an, Viện KSND và Toà án ND Tối cao, Bộ NNPTNT đã có báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ tịch thu toàn bộ số hổ đang nuôi nhốt bất hợp pháp ở tỉnh Bình Dương, giao cho tổ chức có chức năng nuôi, nhằm mục đích bảo tồn theo đúng quy định của Nhà nước”.
Quan điểm trên đã được Bộ trưởng NN-PTNT khẳng định qua cuộc trao đổi nhanh với phóng viên báo SGGP ngày 14/3/2007 như sau: “Việc nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý hiếm phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật và quốc tế. So sánh với những quy định này thì rõ ràng các hộ nuôi nhốt hổ tại Bình Dương là không đúng pháp luật. Vì vậy, những con hổ này phải được đưa vào nuôi nhốt tập trung là quy định bắt buộc.
* Thông tin về việc những hộ nuôi hổ tại Bình Dương đã có từ lâu, nhưng tại sao khi người dân nuôi tốt và nhân giống được hổ thì lại bị tịch thu; trong khi trước đó, họ nuôi những con hổ ốm thì không thấy nói đến chuyện tịch thu ?
Đây không phải là quan điểm của riêng Bộ NN-PTNT mà là quy định của pháp luật. Hơn nữa, Chính phủ cũng đã có ý kiến rõ ràng về việc này là cần phải đưa những con hổ vào nuôi tập trung. Tôi muốn nhấn mạnh, tinh thần là phải làm đúng quy định của pháp luật xung quanh vấn đề trên.
* Việc tịch thu thì không thể nói đến chuyện bồi thường, tuy nhiên, các cơ quan chức năng có tính đến phương pháp hỗ trợ kinh tế như thế nào đối với những người chăn nuôi đàn hổ hiện nay ?
Về nguyên tắc, đã là tịch thu thì cá nhân, tổ chức bị tịch thu là vi phạm pháp luật mà không có ai bồi thường cho người vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ở trường hợp những người nuôi hổ trên, chúng tôi cũng còn phải bàn bạc thêm với các cơ quan chức năng liên quan để có biện pháp có lý có tình.
* Được biết, Bộ NN-PTNT đề nghị đưa đàn hổ về chăn nuôi tập trung tại Sóc Sơn (Hà Nội), liệu điều kiện chăn nuôi ở đây có bảo đảm cho đàn hổ tiếp tục duy trì và phát triển?
Bộ NN-PTNT không có ý định đưa đàn hổ trên về Sóc Sơn mà đưa về nơi khác tại miền Bắc. Còn địa điểm cụ thể thì chúng tôi sẽ thông báo sau.
* Vẫn có nhiều ý kiến lo ngại về việc khi đưa đàn hổ về địa điểm mới, thì chưa chắc đàn hổ đã được bảo tồn và phát triển như hiện nay ?
Việc bảo tồn và phát triển đàn hổ chắc chắn phải được thực hiện với điều kiện tốt hơn hoặc ít nhất là bằng điều kiện hiện tại. Chúng tôi cũng đã tính tới cả điều kiện ngoại cảnh là khí hậu giữa miền Nam và miền Bắc. Mục đích bảo tồn và phát triển đàn hổ là quan trọng hàng đầu.
2.2. Dư luận xã hội về việc xử lí đàn hổ của các cơ quan chức năng
Ngay sau thông tin về đề xuất tịch thu đàn hổ thì khắp nơi trong cả nước bày tỏ mối quan tâm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng chủ yếu việc xử lý 37 con hổ đã gây ra 2 luồng tranh cãi:
* Thứ nhất: Đó là nhóm (mà hầu hết là những người đại diện cho các tổ chức, cơ quan chức năng của Nhà nước) đã viện dẫn cả những điều luật để cho rằng hành vi nuôi nhốt hổ của ông Ngô Duy Tân là trái với pháp luật và cần được xử lí.
Đó là những tổ chức quốc tế về bảo tồn động vật hoang dã hiện đã có mặt tại Việt Nam và đại diện của họ vừa ký bức thư gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Cục trưởng Cục Kiểm lâm Việt Nam. Các chuyên gia quốc tế cho rằng, rất có thể đàn hổ nuôi ở Bình Dương là nhập trái phép từ Campuchia.
6 tổ chức này gồm WWF (Quỹ quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên), WAR (Cuộc sống hoang dã trước nguy cơ bị tổn hại), TRAFFIC (Mạng lưới Giám sát bảo tồn động thực vật hoang dã), IUCN (Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế), ENV (Trung tâm Giáo dục Môi trường) và FFI (Tổ chức Động vật, Thực vật hoang dã quốc tế).
Các chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã cho rằng, việc nuôi hổ có nguồn gốc trái phép đã vi phạm Nghị định 82 của Chính phủ Việt Nam, ban hành ngày 10/8/2006. Theo những thông tin hiện nay, dường như những con hổ này đang được nuôi nhốt trái phép.
Chiểu theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP, thì động vật thuộc nhóm 1B. Điều này có nghĩa là không tổ chức, cá nhân nào được phép vận chuyển hoặc nuôi nhốt nếu không có sự đồng ý của Bộ NN-PTNT. Chỉ khi "việc vận chuyển và nuôi nhốt" động vật này phải có đầy đủ giấy tờ mới được coi là hợp pháp.
Bên cạnh đó, theo đại diện các tổ chức này, lập luận cho rằng hiện các con hổ đang được nuôi nhốt vì mục đích bảo tồn là không có căn cứ. Đến thời điểm này, vẫn có chưa có một trường hợp nào thả hổ nuôi nhốt về môi trường tự nhiên mà chúng vẫn sinh sống được.
Các chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã quốc tế nhận định, nguồn gen của những con hổ này vẫn chưa được xác định và chúng cũng không nằm trong chương trình nuôi vì mục đích bảo tồn hổ trên thế giới. Do đó, xét về khía cạnh bảo tồn nguồn gen, những con hổ này hoàn toàn không có một giá trị bảo tồn gen nào.
Cần giao hổ cho các trung tâm cứu trợ
Do các chức trách Việt Nam khẳng định rằng trường hợp nuôi nhốt hổ ở Bình Dương là phạm pháp, các tổ chức này kiến nghị, đối tượng liên quan đến viêc nhập khẩu trái phép những con hổ này nhất định phải bị khởi tố và chịu các hình phạt như trong Nghị định 82. Mức cao nhất dành cho những người nuôi nhốt hổ trái phép ở Bình Dương là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, có một hình phạt nữa mà các tổ chức quốc tế cho rằng rất nên áp dụng. Đó là nếu những người nuôi hổ này bị tuyên bố là vi phạm pháp luật thì họ sẽ phải chịu tất cả những chi phí liên quan đến việc tịch thu, vận chuyển và chăm sóc những con hổ này cho đến khi chúng tự chết.
Các con hổ này sẽ bị tịch thu và giao cho các trung tâm cứu hộ hoặc sở thú có đầy đủ trang thiết bị.
Điều quan trọng là hiện nay, đã có một tổ chức quốc tế bày tỏ nguyện vọng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng và quản lý một khu bảo tồn mới để nuôi giữ những con hổ ở Bình Dương. 5 tổ chức này cũng thông báo sắp diễn ra cuộc họp Diễn đàn Hổ toàn cầu, tổ chức tại Kathmandu (Nepal). Trong đó, sẽ thảo luận về việc tiếp tục duy trì lệnh cấm buôn bán sản phẩm từ hổ trên toàn thế giới. Đặc biệt, chấm dứt tình trạng gia tăng các trại nuôi hổ.
"Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng đây là cơ hội quan trọng để Chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng việc mua bán, nuôi nhốt trái phép các loài bảo tồn dưới bất kỳ hình thức nào nhất định sẽ KHÔNG được tha thứ. Đồng thời, đây cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam chứng tỏ với cộng đồng thế giới rằng Việt Nam có một lập trường cứng rắn và dứt khoát đối với những vấn đề như thế này và sẵn sàng hành động về bảo vệ lập trường đó", bức thư do các tổ chức này viết.
* Thứ hai: Nhóm này thì cho rằng việc nuôi hổ của ông Ngô Duy Tân là một việc làm tốt đáng được biểu dương khen ngợi.
Theo luồng dư luận này thì việc tư nhân đã nuôi sống lại sinh sản cả một bày đàn hàng chục con hổ thì phải coi đó là điều đáng mừng, lẽ ra Nhà nước nên xúm vào mà hỗ trợ hướng dẫn sao cho phải phép cả về pháp lý lẫn khoa học.
Dưới đây là một vài trong số những ý kiến có quan điểm như vậy:
Ông Ngô Duy Tân nuôi hổ không vi phạm pháp luật ?
Là người đã từng được chiêm ngưỡng đàn hổ của ông Ngô Duy Tân ở Bình Dương, tôi thật bất ngờ khi Bộ NN-PTNT đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho tịch thu về nuôi tập trung.
Tôi xin đặt ra câu hỏi là tại sao Bộ NN-PTNT không đề xuất tịch thu khi ông Ngô Duy Tân vừa mới đem mấy con hổ bệnh tật, èo uột về để điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng? Tại Bộ NN-PTNT chưa biết hay cố tình không biết ? Trong khi Nhà nước chưa có điều kiện chăm sóc chu đáo, thì tư nhân nuôi dưỡng và cho sinh sản được hổ là điều đáng biểu dương. Thế nhưng ngược lại, Bộ NN-PTNT lại quy cho ông Ngô Duy Tân là... vi phạm luật pháp.
Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, tại điểm a, khoản 3, điều 5 nghiêm cấm hành vi "nuôi nhốt" động vật rừng... tuy nhiên "nuôi sinh sản" lại không vi phạm luật pháp. Hàng chục con hổ ông Ngô Duy Tân nuôi không nhằm mục đích thương mại, sinh trưởng mạnh khỏe và sinh sản phát triển đàn hổ.
Hổ do ông Ngô Duy Tân được nuôi trong điều kiện bán tự nhiên, vừa trong nhà, vừa có không gian rộng rãi ngoài trời gần 1 ha và hổ được tiếp xúc với thiên nhiên là điều cần khuyến khích bởi cách nuôi ấy đã giúp đàn hổ khỏe mạnh, phát triển và sinh sôi dễ dàng, mà ngay cả những vườn thú trong nước cũng chưa làm được. Hơn nữa khoản 3, điều 3 của Nghị định 32 lại quy định: Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư, quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Dư luận đặt câu hỏi, tại sao lúc ông Ngô Duy Tân thông báo xin phép mua 5 hổ con ốm yếu về nuôi, ngành kiểm lâm không tịch thu, đưa vào nuôi tập trung nhằm bảo tồn? Để đến khi người dân nuôi hổ sinh sản thành công, các đài, báo đưa tin thì các cơ quan chức năng lại tịch thu để "đưa vào nuôi nhốt tập trung" ? Phải chăng có uẩn khúc gì đây ?
Việt Hà (175 Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM)
Để có một đàn hổ "hùng mạnh"
Theo tôi, Nhà nước không nên tịch thu số hổ này. Người dân đã nuôi đạt hiệu quả như vậy thì cứ để cho họ tiếp tục nuôi. Nhà nước chỉ nên phối hợp với người nuôi để phát triển đàn hổ, phải cố gắng tạo cho chúng có được một môi trường sống nhân tạo giống như môi trường sống tự nhiên của chúng.
Các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc nuôi hổ. Đồng thời người nuôi hổ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về bảo tồn các loài động vật của Nhà nước.
Nếu giữa Nhà nước và người nuôi hổ cùng phối hợp tốt được việc nuôi hổ, tôi nghĩ với những thành công như thế này thì khoảng vài ba năm nữa nước ta sẽ có một đàn hổ "hùng mạnh" khiến cả thế giới phải để mắt đến và khi đó Nhà nước có tiến hành đưa một số con hổ vào các khu bảo tồn tự nhiên, các vườn thú để "trưng bày hổ của Việt Nam" thì sẽ không có ai phản đối mà còn tự hào.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên tạo điều kiện và cho phép số người đã nuôi hổ thành công tiếp tục nuôi chứ không nên để dân nuôi một cách tự do sẽ rất nguy hiểm.
Võ Minh Huy (75 Trần Nhân Tôn, P.9, Q.5, TP HCM)
Không chu cấp thì thôi, sao còn tịch thu ?
Nghe công văn ấy có vẻ hợp lý nhưng lại không hợp lý chút nào. Mà khi đọc xong nó lại càng thấy sự ngang như cua của các ngài trong Bộ NN-PTNT. Người dân xin đem về nuôi khi chúng ốm o gầy mòn thì ủng hộ nhiệt tình (có xin hẳn hoi chứ không phải là lậu), nhưng khi dân nuôi thành công, đẻ ra cả đàn lại muốn "tịch thu". Tịch thu cái gì ở đây ? Từ tịch thu chỉ nên dùng cho những người làm việc phạm pháp, tồn trữ hàng lậu... Nhưng đây là dân nuôi hổ thành công, không ủng hộ hay chu cấp thì thôi, nay đàn hổ đã đông thì muốn lấy lại. Nếu Chính phủ mà chấp nhận thì thật tôi chẳng còn gì để mà nói nữa ! Thất vọng hoàn toàn !
Minh Duy (Bluesky )
Bộ NN&PTNT muốn gì ?
Là một công dân của đất nước Việt Nam, tôi thật sự xấu hổ thay cho Bộ NN&PTNT khi đã ra đề nghị tịch thu đàn hổ của ông Tân.
Tôi không rõ Bộ ta muốn làm gì đây nhỉ. Bộ muốn cứu vớt cho cuộc đời của những chú hổ hiện đang rất sung sướng và hài lòng với cuộc sống bên gia đình của chúng và những người chủ tốt bụng của chúng ư ? Nghe "nhân đạo" vô cùng. Làm sao mà chúng có thể thích nghi với đời sống tự nhiên để tồn tại. Làm sao mà chúng có thể tránh được những tay thợ săn ranh mãnh đang nóng lòng chờ chúng được thả về.
Hay Bộ muốn đưa chúng vào vườn thú để vinh danh với bạn bè quốc tế là nước tôi đã nuôi dưỡng tốt những hơn ba mươi con hổ Đông Dương, một giống loài đang bên bờ của sự tuyệt chủng. Bộ hãy nhìn cho rõ vài con hổ phải sống ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn chật vật như thế nào...
Bọn thợ săn đang chờ "tin nóng" !
Nếu tịch thu và thả vào rừng thì không khác gì bỏ đói đàn hổ. Bọn thợ săn chắc đang mừng rỡ chờ đón vì tin "nóng" này, đàn hổ sẽ nhanh chóng vào tay bọn họ.
Người ta nuôi hổ từ nhỏ, xin phép và xin ý kiến của chính quyền đàng hoàng, giấy tờ, thậm chí cả khai sinh cho từng con hổ cũng được công khai. Lý do gì bây giờ đòi tịch thu ?
Bất kỳ ai đi sở thú cũng thấy lác đác vài con hổ gầy xơ xác, thiếu sức sống đang tù túng, chết dần mòn trong sở thú ở TP HCM (nhiều loài khác cũng vậy, chứ không riêng gì loài hổ), điều đó chứng tỏ gì ? Nhà nước hay cơ quan chức năng không có quan tâm đúng mực về vấn đề thú nuôi quý hiếm hoặc không đủ sức hay tệ hơn là không đủ trình độ nuôi hổ. Người ta nuôi hổ từ 5 conbệnh hoạn từ tay bọn thợ săn trở nên khỏe mạnh và sinh nở trong môi trường nhân tạo. Vậy cớ gì lại tịch thu đàn hổ ?
Doan Duy
Hình như mấy anh nuôi hổ quên...
Mấy hôm trước, nghe đài, xem truyền hình, thấy mấy ông ở Bình Dương nuôi được hổ, mừng quá vì như vậy là nguy cơ diệt vong của hổ đã có thể qua, chẳng mấy chốc nước ta cũng chẳng kém gì Thái Lan có trại nuôi hàng trăm con hổ cho bà con đến xem. Lại còn cảm phục mấy ông nuôi hổ, chưa cần lợi lộc gì, làm việc phúc đức (chăm sóc mấy con hổ con suýt chết), có lợi cho môi trường sinh thái, cho dân cho nước... Cái hay ấy ai mà chẳng biết. Nay lại nghe tin mấy con hổ bị tịch thu, mấy ông nuôi hổ chưa chừng có lẽ ra tòa cũng nên vì dám làm việc phi pháp, coi thường pháp luât. Không hiểu sao cái pháp luật nước mình kỳ lạ thế ! Cùng một việc, khi thì bảo đúng, báo đài tuyên dương rất là xôm tụ, khi thì lại bảo sai. Nghĩ một lúc, hình như hóa ra mấy anh nuôi hổ quên không "thăm hỏi" mấy bác có trách nhiệm.
Dương Đình Giao (Hà Nội)
Phương án tối ưu
Tôi rất xúc động khi biết tin ông Ngô Duy Tân đã nuôi được đàn hổ với tấm lòng yêu quý con vật hoang, không quản ngại đến chi phí về kinh tế của gia đình. Trước hết, ông là một chuyên gia giỏi về nuôi hổ. Thứ hai ông là con người đàng hoàng, tôn trọng kỷ cương, phép nước, ngay từ đầu ông đã báo cáo và xin phép các cơ quan chức năng về việc làm của mình. Đến nay, đàn hổ do ông nuôi dưỡng đang khỏe mạnh và sinh sản tốt. Phương án tối ưu hiện nay, theo tôi là, Nhà nước nên tạo điều kiện về pháp lý và hỗ trợ về kinh phí để ông Ngô Duy Tân tiếp tục phát triển đàn hổ. Nên động viên ông Ngô Duy Tân xây dựng doanh nghiệp tư nhân, hình thức kinh doanh du lịch và nhân giống hổ để ông Ngô Duy Tân có thể lấy thu bù chi. Nếu làm được như vậy mới thực sự bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch và khuyến khích người dân làm việc thiện. Nếu giải quyết theo bất kỳ phương án khác đều không ổn.
Tran Duc Vuong (vuonghou@yahoo.com)
Tôi cảm phục những người gây dựng đàn hổ
Tôi rất đồng ý với các ý kiến phản ứng của bạn đọc về việc Bộ NN-PTNT trình Chính phủ về việc tịch thu hổ ở Bình Dương. Là người dân ở Đà Nẵng chỉ mới thấy các con hổ nuôi qua truyền hình tôi thực sự cảm phục những người đã bỏ công sức để nuôi và gây dựng đàn hổ. Tôi thực sự không hiểu những người có trách nhiệm ở Bộ NN-PTNT nghĩ gì khi trình ý kiến đề nghị chính phủ tịch thu đàn hổ khi chúng đang được chăm sóc và phát triển trong một môi trường tốt.
Nếu như đó là ý kiến đề nghị Chính phủ hỗ trợ hoặc tạo điều kiện cho những người dân nuôi và phát triển được động vật quý hiếm như hổ Đông Dương thì tốt cho dân biết bao và như vậy chắc rằng những động vật quý hiếm sẽ không bao giờ bị tuyệt chủng.
Phan Van Lanh ()
Tôi đề nghị người nào ký vào văn bản đề nghị tịch thu hổ và người nào ký quyết định tịch thu hổ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước công luận khi để đàn hổ này sau khi bị tịch thu mà có vấn đề, cụ thể là chết đi một vài con và không "sinh sôi nảy nở" lên thêm.
Hữu Nguyên (Bến Tre)
Nếu tịch thu giao cho cơ quan chức năng của Nhà nước quản lý chăn nuôi, tôi e rằng nó sẽ chết dần chết mòn với đủ lý do mà không ai chịu trách nhiệm gì hết (vì nhiều lý do khách quan bất khả kháng) cùng lắm cũng chỉ rút kinh nghiệm, kiểm điểm nghiêm khắc.
Vũ Huy Thuật (Hà Nội)
Người ta cứu 5 con hổ bị săn bắt, sau đó còn bỏ ra bao nhiêu công sức và trí tuệ để nhân giống thành 37 con thì bị đề nghị tịch thu. Còn hàng ngàn con gấu bị săn bắt sau đó nuôi bất hợp pháp để lấy mật thì sao chẳng thấy cái Bộ NN-PTNT này có ý kiến ý cò gì ? Hay đây là một hình thức "đánh tiếng" nhằm gây khó dễ ?
Nguyen Huy Hoang (quận 4, TP HCM)
Tôi đề nghị các cấp lãnh đạo hãy ngồi lại và cùng bàn bạc với người dân để lập nên một dự án khả thi nhất. Cái gì giao được cho tư nhân làm thì cứ giao đi để mình còn cáng đáng nhiều công việc khác nữa. Chứ cái gì mình cũng đòi giành quyền quản lý rồi cuối cùng thì chẳng ra ngô ra khoai gì cả.
Nguyen Thanh Thien Bao
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt quá bức xúc trước thông tin Bộ NN-PTNT đề nghị tịch thu đàn hổ đã gọi điện cho báo chí và ông đã thẳng thắn nêu ý kiến của mình như sau:
“Ông nói: Tịch thu đàn hổ nuôi của dân là hết sức vô lý. Động vật hoang dã, đặc biệt là động vật quý hiếm, một mặt phải hết sức nghiêm khắc đối với việc săn bắt và tiêu dùng, nhưng mặt khác phải khuyến khích rộng rãi nhân dân nuôi dưỡng chúng.
Muốn chúng tồn tại và phát triển, phải khuyến khích người dân nuôi chúng, chăm sóc chúng. Cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước phải hướng dẫn, giúp đỡ dân, để làm sao chúng sinh sôi nảy nở vừa để bảo đảm an toàn cho người xung quanh.
Đối với những việc sai trái, như việc nuôi gấu vì lợi ích thiển cận, mà bắt ép gấu để lấy mật quá nhiều, quá sức chịu đựng của nó, làm cho nó kiệt sức đi, việc này không thể chấp nhận được. Còn người ta nuôi với tất cả tình cảm, trách nhiệm để bảo tồn và phát triển động vật quý hiếm thì phải khuyến khích, phải giúp đỡ người ta. Sợ nhất là người ta không nuôi, sao lại đòi tịch thu khi người ta nuôi tốt!
Ông có ý kiến gì về đàn hổ của ông Ngô Duy Tân và một số gia đình ở Bình Dương?
Trường hợp này tôi có theo dõi. Từ 5 con hổ bệnh tật, người ta mua về, cứu chữa, chăm sóc, rồi phát triển thành cả bầy hổ. Người ta phải tốn kém, trách nhiệm lắm mới làm được, Nhà nước đâu có làm nổi chuyện này. Từ trước tới nay chưa bao giờ có ai làm tốt như thế, chưa bao giờ có chuồng trại an toàn như thế, chăm sóc tốt như thế, sinh sôi nảy nở nhiều như thế.
Và người ta có bẩm báo đàng hoàng với chính quyền địa phương, được chính quyền địa phương khuyến khích. Rất tiếc vừa rồi chính quyền địa phương đã không lên tiếng bảo vệ. Người ta nuôi có hợp pháp không? Hợp pháp chứ! Nuôi công khai minh bạch.
Tôi theo dõi báo chí nên biết việc này và chính tôi đã đến thăm. Tôi thấy hết sức thích thú. Các hãng tin nước ngoài cũng đến thăm, họ cũng cho đó là điều chưa từng có.
Thưa ông, mặc dù Nghị định số 32 (ra ngày 30/3/2006) của Chính phủ khẳng định "Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm", nghĩa là việc nuôi hổ của ông Ngô Duy Tân và các gia đình ở Bình Dương là không vi phạm pháp luật. Nhưng Bộ NN&PTNT vẫn đề nghị tịch thu. Và mới đây nhất, ngày 21/3, Cục Kiểm lâm vẫn cho rằng các gia đình ở Bình Dương đã "gây, nuôi hổ không có nguồn gốc hợp pháp" và khẳng định "sẽ xử lý nghiêm" ?
Họ vi phạm cái gì mà xử lý ? Họ mua những con hổ ốm yếu, họ đã báo với anh. Cơ quan quản lý nói không rõ nguồn gốc, có nhà khoa học nào đó cũng nói không rõ nguồn gốc, đó là nói theo sách vở. Truy ra nguồn gốc là việc của anh, không phải là việc của dân, người dân chỉ biết bồng lên những con hổ ốm yếu để cứu chữa nó.
Họ đã báo với chính quyền địa phương, chính quyền địa phương cũng là nhà nước chứ ! Họ đã nuôi tốt như vậy, trước hết phải khen thưởng họ chứ sao lại có chuyện bắt nạt người ta? Chính quyền của dân sao kỳ lạ vậy ! Công lao người ta như thế, người ta làm điều ích nước lợi dân như thế, cơ quan Nhà nước phải có đạo lý với dân, lẽ ra phải phát hiện đây là nhân tố mới, đáng trân trọng, đáng biểu dương khuyến khích, sao lại cho người ta là phi pháp ?
Nhưng người ta vẫn viện dẫn luật pháp...
Tôi rất hoan nghênh báo chí đã phản ứng mạnh mẽ chuyện này. Nếu không có báo chí chắc đàn hổ này đã bị tịch thu rồi, còn bắt tội người ta nữa. Hãy nhìn những con hổ trong vườn thú của ta, con nào cũng ốm nheo ốm nhách. Hôm nay tôi đọc báo thấy con hổ tịch thu đem về Sóc Sơn nuôi, bữa nay cũng không ra gì cả, lông rụng tả tơi, không còn là hổ nữa.
Hãy đối chiếu những con hổ đó với những con hổ dân nuôi để thấy cái công của dân. Người ta đã trình thưa đàng hoàng, đã tôn trọng luật pháp. Nhưng giả sử người ta không xin phép, giả sử người ta làm không đúng đi chăng nữa thì khi họ làm tốt như vậy cơ quan Nhà nước cũng phải khen, rồi nhắc nhở, hướng dẫn, giúp đỡ người ta làm cho đúng.
Trong trường hợp luật pháp chưa quy định đầy đủ hoặc không rõ ràng thì phải bổ sung cho đầy đủ, vì việc này dân làm trong thực tế là bảo tồn và phát triển được đàn hổ và bảo đảm an toàn.
Theo tôi, đây là trường hợp điển hình, cần nghiên cứu, tổng kết và nhân rộng, nếu luật pháp thiếu thì bổ sung. Quản lý Nhà nước mà viện vào những điều chưa hợp lý của luật pháp để truy bức dân là không có đạo lý.
Tôi xin lưu ý, trường hợp này hoàn toàn khác về bản chất với những trường hợp vi phạm đất đai, xâm phạm lợi ích công rồi cho hợp pháp hóa. Trường hợp này là người dân làm lợi cho đất nước. Người ta nuôi hổ rất hay, hay không thể tưởng tượng nổi.
Mấy ngày qua báo chí lên tiếng rất nhiều, nhưng các cơ quan có trách nhiệm vẫn giữ nguyên ý định tịch thu và họ đã đưa ra các phương án giải quyết... Họ vẫn tịch thu thì làm thế nào, thưa ông ?
Tôi chờ xem mấy ổng sẽ làm gì. Các phương án mà Cục Kiểm lâm đưa ra không có phương án nào dân chấp nhận cả. Chính phủ nên ngăn chặn việc tịch thu đàn hổ và tuyên dương những người dân nuôi hổ. Tôi muốn viết thư cho cả Quốc hội nữa. Rõ ràng những người dân này đã cứu những con hổ và đã bỏ ra rất nhiều tiền bạc, công sức để phát triển được cả đàn hổ.
Luật pháp nếu chưa đủ thì phải bổ sung, rồi hướng dẫn, giúp đỡ dân. Tôi nghĩ rằng luật pháp cũng phải tạo điều kiện để nhân ra, để những con hổ nuôi thành công được chia sẻ cho những người khác cùng nuôi, với những quy định an toàn nghiêm ngặt.
Người nuôi hổ đã đầu tư rất tốn kém để bảo tồn và phát triển đàn hổ, luật pháp còn cần tạo điều kiện cho họ thu hồi vốn đã bỏ ra nữa. Cái gì dân làm được phải cho dân làm, phải khuyến khích, cổ vũ dân làm và phải tôn vinh những người làm tốt”.
Theo Hoàng Hải Vân - Tuổi trẻ
Còn theo ý kiến khác thì đưa ra phương án “nhà nước và nhân dân cùng làm” thì sẽ có tình, có lý hơn. Theo đó, cần liên kết giữa đơn vị có chức năng với các chủ nuôi hổ tại nhà theo phương thức bảo tồn tại chỗ theo đúng pháp luật. Ông Ngô Duy Tân vẫn được chăm sóc nuôi dưỡng và phát triển đàn hổ mà mình đã nặng tình bao năm nay. Phía cơ quan chức năng có biện pháp quản lý, nghiên cứu khoa học và tìm hướng phát triển “đầu ra” cho đàn hổ, đưa đàn hổ này vào những chương trình có ích lợi cho xã hội như học tập, phục vụ khách tham quan du lịch, cung ứng cho các đoàn xiếc, trao đổi với các vườn thú trong và ngoài nước...
Tuy nhiên có những ý kiến lại lo ngại rằng người dân hay một số điểm du lịch nuôi hổ có thể không bảo đảm an toàn về chuồng trại, dẫn đến việc hổ có thể xổng chuồng.
Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp người nuôi thú đã bị chính thú đang nuôi giết hại như vụ trăn quấn chết người ở Hà Tiên, vụ voi quật chết chủ ở Buôn Đôn (Đắc Lắc), vụ gấu cắn người tham quan hay nhân viên cho gấu ăn ở một vài khu du lịch.
Ngay cả Thảo Cầm viên Sài Gòn trước đây cũng đã có lần xảy ra một trường hợp hy hữu, để con hổ tên là Long xổng chuồng vào ngày 01/6/1988. Ngay cả một đơn vị quân đội làm kinh tế là Trại rắn Đồng Tâm cũng đã mất cảnh giác để kẻ trộm bắt mất một con hổ trong khu trưng bày vào tháng 6/2006...
2.3. Tính khả thi của giải pháp tình huống
Tại báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 22/12/2006 tại công văn số 3421/BNN-KL, Bộ NN-PTNT đã nêu ý kiến của Hội nghị tư vấn: “Sau khi nghiên cứu, thảo luận về các quy định pháp luật hiện hành, các đại biểu đã thống nhất đề nghị tịch thu toàn bộ số hổ đang nuôi nhốt bất hợp pháp, giao cho tổ chức có chức năng nuôi nhằm mục đích bảo tồn theo đúng quy định của Nhà nước”.
Trước tiên, phải công nhận các quy định của Nhà nước và quốc tế về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm là vô cùng cần thiết. Trước đề xuất tịch thu đàn hổ của Bộ NN-PTNT với Thủ tướng Chính phủ, các chủ nuôi hổ cũng sẵn sàng giao lại những con hổ cho cơ quan quản lý của nhà nước nhưng cũng không khỏi băn khoăn không biết số phận đàn hổ của mình sẽ ra sao khi giao lại cho các ngành chức năng là điều kiện nuôi có tốt được như của mình không ?
Theo ông Đoàn Văn Tràng (Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Bình Dương) bùi ngùi “ Theo pháp luật chúng tôi sẽ phải xử lý thôi. Nhưng nói thật thấy tội cho ông Tân. Ông ấy nuôi hổ từ lúc sinh ra đến trưởng thành giống như chăm đứa con mọn vậy. Nào là lót mền, thắp điện cho hổ đủ ấm, đặt cả bình sữa cho hổ bú, phòng ngừa bệnh tật…Nói chung là đủ thứ trên đời. Cực lắm!”.
Tuy nhiên nếu hiểu đúng bản chất “bảo tồn” của Cites (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) thì sẽ có hướng ra. Theo ông Đỗ Quang Tùng, chuyên gia Cites (văn phòng Cites Việt Nam) bảo tồn theo Cites là giữ gìn nguồn gien. Khi hổ đã lai loài này với giống kia, không thuần loài, không có gia phả thì không có giá trị bảo tồn! Nếu thả hổ lai vào môi trường sống của hổ thuần loài sẽ phá vỡ môi trường, không đúng với mục tiêu của Cites !
Phó giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn, ông Phạm Việt Lâm, người lấy bằng tiến sĩ về động vật hoang dã cho hay để bảo tồn nguồn gien động vật hoang dã, Cites quản lý sinh sản theo mã nguồn gien loài của Vườn thú thế giới. Nghĩa là mỗi con hổ (ở sở thú, đoàn xiếc) đều lập gia phả và gắn chip dưới da.
Vì vậy tấm lòng của ông là rất đáng quý nhưng phương pháp thì sai. Việc Bộ NN-PTNT kiến nghị tịch thu cũng đúng theo luật. Tuy nhiên mục tiêu tịch thu để bảo tồn nhưng giả sử 37 con hổ kia lai tạp thì rõ là…không ý nghĩa !
Các chuyên gia cho rằng trước tiên cần lấy mẫu AND 37 con hổ xác định gien, con nào thuần loài Đông Dương sẽ nuôi bảo tồn, con nào lai tạp phải xử lý. Khi chưa xác định nguồn gien thì mọi động tác đều vội vàng.
Nếu xác định con có gien thuần loài cũng không thể thả ngay vì mất bản năng săn mồi, cọp sẽ chết… đói ! Còn nếu 37 con hổ đều thuần loài hết thì khả năng của Thảo cầm viên Sài Gòn, Hà Nội nhận nuôi cũng chỉ 3 con ở mỗi nơi là tối đa. Vì vậy cần phải có Trung tâm cứu hộ quy mô cũng như nhân vật lực đảm bảo để động vật hoang dã đủ thời gian lấy lại bản năng của mình.
Việc bảo tồn động vật hoang dã thường do cơ quan Nhà nước làm. Tuy nhiên Cites không phân biệt tư nhân hay Nhà nước. Từ đây cũng sẽ mở ra cơ hội nếu ông Ngô Duy Tân đủ khả năng bảo tồn đúng nghĩa như các chuyên gia Cites đã phân tích để hổ là hổ chứ không phải hổ lùa theo con thỏ được một đoạn thì…đứng lại thở hổn hển !
Theo Phó GS-TS Trần Hồng Việt – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu động vật ẩn sinh và động vật quý hiếm Việt Nam - việc thả hổ ở Việt Nam là thuận lợi, vì hổ hoang dã không còn nhiều, địa bàn rộng. Nhưng "thuận lợi" ấy rất nhỏ (0,1%), trong khi hiểm hoạ đối với những con hổ được "trả tự do" quá lớn.
Ông Việt nói: "Một con hổ con để thuần dưỡng còn khó, nói gì đến việc huấn luyện hổ lớn thành hổ hoang dã. Không ai làm thế bao giờ với những con hổ đã trưởng thành. Hổ thả về vài chục con, nhưng có đến hàng ngàn chiếc bẫy đang... chờ chúng. Chưa kể bản năng săn mồi của hổ nhà gần như không có. Tôi khẳng định, bây giờ nếu thả hổ nuôi vào các khu rừng của Việt Nam, thì một thời gian ngắn sau chẳng còn con nào".
Qua các ý kiến trên của những chuyên gia động vật hoang dã, cho thấy việc nuôi tập trung lẫn thả hổ về rừng đều bế tắc trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Thế nhưng, không hiểu vì sao lãnh đạo Bộ NN-PTNT và Cục Kiểm lâm Việt Nam vẫn... kiên định một mục tiêu, mà ai cũng biết để biến nó thành thực tiễn là quá khó khăn !
Giải pháp tịch thu đàn hổ để đưa về nuôi tập trung ở Trung tâm Bảo tồn không chỉ làm các ông chủ của đàn hổ băn khoăn, lo lắng mà ngay cả ông Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Dương cũng tỏ ra băn khoăn không kém:
“Bởi vì quy định của luật pháp, Nhà nước, chúng tôi phải chấp hành thôi. Dù quy định Nhà nước cấm nuôi nhốt hổ, nhưng thực tế những năm qua, nếu không nhờ 3 hộ trên chăm sóc, nhân giống, sẽ không thể có số hổ lớn như thế để tập trung vào Trung tâm bảo tồn. Còn việc chăm sóc, nuôi dưỡng số hổ này ra sao, trách nhiệm thuộc Trung tâm bảo tồn. Dĩ nhiên, rất tốn kém. Nếu không chăm sóc kỹ lưỡng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng đàn hổ", ông Tràng nói.
Trong lúc đó, theo ông Lương Xuân Quang - Chánh Văn phòng Công ty bia Pacific: "Chấp hành chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi sẽ giao đàn hổ cho Trung tâm bảo tồn nuôi. Nhưng họ phải cam kết nuôi tốt, nhân giống sinh sản thật tốt đàn hổ như chúng tôi đã thực hiện bao năm nay.
Nếu không bảo đảm được như thế, chúng tôi kiến nghị Chính phủ, Nhà nước hãy tạo điều kiện, có một cơ chế mở cho một số người đủ điều kiện như chúng tôi được phép nuôi, bảo tồn và phát triển đàn hổ. Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước luật pháp, đàn hổ sẽ ngày một sinh sôi, khoẻ mạnh, mà Nhà nước không phải tốn bất cứ một chi phí nào".
Bây giờ chúng ta hãy cùng đoàn phóng viên báo Lao động tới thăm Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn để tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất của Trung tâm này để chuẩn bị đón nhận đàn hổ về đây nuôi dưỡng.
Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn có tổng diện tích là 1ha nhưng thực tế phần diện tích dành cho nuôi nhốt các loại thú, rắn, rùa, khỉ, chim... lại chưa đến 300m2. Để tiếp nhận 93 con khỉ từ Quảng Ninh, trung tâm đã phải nhốt chung vào chuồng chim.
Theo ông Ngô Bá Oanh - Phó giám đốc phụ trách trung tâm động vật hoang dã Sóc Sơn – khi được hỏi về việc liệu có đủ điều kiện tiếp nhận 37 con hổ vào thời điểm này ? Ông thừa nhận: Hiện tại không thể tiếp nhận. Nếu Trung tâm bắt buộc phải tiếp nhận thì chúng tôi mới xây dựng đề án trình Chi cục Kiểm lâm và trình UBND TP. Hà Nội, đồng thời phải tăng thêm biên chế với các bác sĩ thú y, kỹ sư chăn nuôi. Theo tạm tính, riêng kinh phí cho việc xây dựng mỗi chuồng hổ cũng lên đến hàng trăm triệu đồng...
Ông Oanh cho biết thêm, từ khi thành lập đến nay (trên 10 năm), trung tâm chưa nuôi hổ lần nào. Mới đây nhất là tháng 1 năm 2007, Trung tâm tiếp nhận 1 con hổ (khoảng 1 năm tuổi) từ Đồng Nai về nuôi dưỡng. Còn bác sĩ thú y áng Toàn Thế khẳng định, việc nuôi dưỡng hổ là rất khó do điều kiện chăn nuôi và thời tiết tại Bình Dương rất khác với ngoài Bắc.
Theo ghi nhận của nhóm phóng viên báo Lao động, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị tại đây cũng còn quá nhiều hạn chế. Với khá nhiều loại chim, thú nhưng cũng chỉ có 2 bác sĩ, 1 kỹ sư chăn nuôi, 6 công nhân, điều này đã dẫn tới việc khám bệnh cho động vật còn chưa đảm bảo, đặc biệt không phát hiện được nguyên nhân, không chẩn đoán được bệnh dẫn tới việc chết hàng loạt động vật quý hiếm... Ông Oanh cho biết tỉ lệ chết đã có thấp hơn, nhưng vẫn lớn. Trước đây, tỉ lệ sống chỉ đạt 30 - 40% thì nay đã hơn khoảng 60%.
Theo ý kiến của một số chuyên gia, lãnh đạo vườn thú Hà Nội thì nếu mang hổ về phải bắt buộc có đủ năng lực như chuồng nuôi, kỹ thuật, con người. Để số hổ phát triển bình thường, hoạt động không bị tù túng phải cần tới từ 30-40m2/một con, đặc biệt phải có đội ngũ y bác sĩ thú y am hiểu về loại động vật này.
Phải đi qua mấy chuồng nuôi khỉ mới tới chuồng nuôi hổ. Chị nhân viên nuôi hổ mở 2 lần cửa ngoài, tới cửa thứ ba mới vào được bên trong. Mùi hôi thối xộc lên nồng nặc. Một con hổ nằm trong cũi rộng 1m x 1,5m. Con hổ không đứng được mà nằm im, chẳng phản ứng gì. Con hổ nặng khoảng 30kg, không còn màu sắc gì của hổ nữa, lông rụng tả tơi.
Đây là cảnh nuôi nhốt hổ tại Trung tâm cứu hộ đồng vật hoang dã quý hiếm...nơi người ta phải bịt khẩu trang vàđi qua 3 lần cửa để vào chuồng thú !
Con hổ trên được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai tịch thu của một người dân và chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn nuôi dưỡng cách đây hơn 2 tháng. Chủ nuôi cũ của con hổ là bà Dương Thị Nhã - chủ một trang trại tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - đã rơi nước mắt, khi nhắc tới con hổ vốn có thời gian được bà chăm sóc, nuôi nấng.
Con hổ của bà Nhã ban đầu chỉ nặng có 3kg, được bà chăm sóc, nuôi dưỡng trong 5 tháng đã nặng khoảng 50kg. Con hổ có bộ lông rất đẹp. Hổ khoẻ mạnh, hiếu động lắm. Bà Nhã đã đầu tư xây dựng chuồng, không gian rộng rãi cho con hổ sống, với điều kiện tốt nhất...
Tuy nhiên sau đó, chấp hành luật pháp và quy định của cơ quan chức năng, bà đã phải giao con hổ cho Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai để đưa về Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn nuôi dưỡng, mặc dù lòng đau như cắt, vì con hổ đã quá quen thuộc với bà.
Tết Đinh Hợi vừa rồi, bà Nhã ra Hà Nội, lặn lội lên tận Sóc Sơn để thăm con hổ. Bà đã khóc khi thấy con hổ trong tình trạng suy kiệt trầm trọng không còn giống con hổ của mình đã nuôi ngày nào.
Chú hổ không còn sức sống này được chụp lúc 10hngày 17/03/2007 tại Trung tâm Cứu hộ động vậthoang dã quý hiếm ở Sóc Sơn, Hà Nội.
Bà Nhã đã bày tỏ nguyện vọng của mình: “Nếu Nhà nước cho phép, tôi xin giúp Nhà nước nhận nuôi lại con hổ trên cho qua cơn bi kịch này. Dẫu sao, tôi đã từng nuôi và quen tính nết nó. Tôi nuôi cho hổ khoẻ mạnh, béo mập thật tốt, rồi sẽ giao lại cho Nhà nước bảo quản, hay thả vô rừng theo đúng quy định của luật pháp".
Hổ là một loài động vật rất hiếu động, thích đùa giỡn mà nhốt trong cũi thế này là không được. Hổ ưa những vũng nước sạch, ánh sáng ngoài trời, nhưng TT Sóc Sơn không làm được điều này. Nếu trung tâm cứ để nguyên hiện trạng nuôi hổ thế này, e rằng chỉ thời gian ngắn con hổ trên sẽ bại liệt và không sống nổi.
Điều có thể khẳng định, việc tiếp nhận 37 con hổ vào thời điểm này là hoàn toàn... không thể. Bởi lẽ chuồng trại cũng như con người đều thiếu.
2.4. Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về xử lí vụ việc
Thế là trước sự phản ứng khá gay gắt của dư luận xã hội, cộng với phương án bảo tồn đàn hổ sau khi tịch thu hoàn toàn không khả thi của các cơ quan chức năng nhà nước, một lần nữa, Bộ NN-PTNT lại chủ trì hội nghị các nhà tư vấn để họp bàn về số phận của đàn hổ vào chiều ngày 22/3. Trong cuộc họp, các nhà lãnh đạo cơ quan chức năng đã thảo luận kĩ càng, có xem xét mọi khía cạnh vấn đề và đưa ra ba phương án giải quyết.
Ngay sau cuộc họp, vào lúc 21g cùng ngày, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, đã bất ngờ ghé thăm trại hổ của ông Ngô Duy Tôn
ở tỉnh Bình Dương. Bộ trưởng đã được ông Ngô Duy Tân giới thiệu sơ lược về quá trình nuôi hổ, về 5 con hổ ban đầu gây nuôi, thăm đàn hổ con mới sinh…
Bộ trưởng tỏ ý rất thích thú khi tận mắt trông thấy những con hổ nặng từ 200-300kg đùa giỡn với nhau. Ông đã vào tận chuồng hổ, vuốt ve và bồng trên tay những chú hổ con vừa mới sinh. Ông nói: “Lần đầu tiên tôi dám bước vào chuồng hổ, thật khác so với tưởng tượng ban đầu…”.
Bộ trưởng đã tỏ ý khen ngợi việc nhân giống hổ và nuôi đàn hổ quy mô lớn thành công, hiếm thấy ở Việt Nam.
Trong buổi gặp gỡ, Bộ trưởng nói: mục đích của ông đến thăm trại hổ là để tận mắt chứng kiến việc nuôi hổ sinh sản và nghe tâm tư của ông Ngô Duy Tân trước các quyết định xử lý của cơ quan chức năng.
Ngày 27/3/2007, sau khi cân nhắc thận trọng các quy định của pháp luật, dư luận trong nước, quốc tế và tâm tư nguyện vọng của tổ chức, cá nhân đang nuôi hổ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chính thức đề nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết như sau:
1. Việc những tổ chức, cá nhân ở Bình Dương mua hổ và một số động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc để nuôi nhốt là trái với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan ở thời điểm mua và các văn bản pháp luật hiện hành.
2. Hiện nay trong nước chưa có cơ sở nào khác có đủ điều kiện để nuôi hổ với số lượng lớn tốt hơn. Các cơ sở hiện có thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số địa phương đều nhằm cứu hộ động vật như “bệnh viện cho động vật hoang dã”, không có điều kiện nuôi lâu dài hoặc nuôi thích nghi trước khi trả lại hoang dã. Hiện Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn đang cứu hộ một con hổ tịch thu từ tỉnh Đồng Nai cũng là con hổ đầu tiên được đưa đến cứu hộ tại Trung tâm này.
3. Đàn hổ hiện nay đang được các tổ chức, cá nhân nuôi ở tỉnh Bình Dương hầu như không thể trả lại hoang dã.
Với những lý do như trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các tổ chức và cá nhân tại tỉnh Bình Dương được tiếp tục nuôi thí điểm hổ và một số động vật nguy cấp, quý, hiếm hiện có.
Số phận của đàn hổ đang được nuôi nhốt cuối cùng cũng đã có một quyết định chính thức. Văn phòng Chính phủ, ngày 04/4 có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ NN-PTNT cho phép các tổ chức và cá nhân tại Bình Dương được tiếp tục nuôi thí điểm hổ và một số động vật nguy cấp và quý hiếm hiện có.
Thủ tướng giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương hướng dẫn các tổ chức cá nhân hiện đang nuôi hổ và một số loài động vật nguy cấp, quý hiếm lập phương án và hồ sơ đăng ký trại nuôi theo đúng quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006; đảm bảo các điều kiện về an toàn đối với người nuôi và nhân dân trong vùng, đồng thời phải an toàn đối với gia súc; chăm sóc, duy trì, phát triển động vật lâu dài phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế có liên quan.
Từ sự phân tích trên, ta có thể thấy nguyên nhân gây ra sự bất bình trong dân chúng về việc tịch thu đàn hổ là do:
Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về vấn đề liên quan chưa thường xuyên, nhiều người dân và chính quyền địa phương chưa nắm vững pháp luật.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền không giải quyết vụ việc ngay từ đầu, để kéo dài quá lâu. Cụ thể là từ tháng 05/2002, Công ty Pacific đã có tờ trình gửi Bộ NN-PTNT, Văn phòng Cites Việt Nam xin thành lập Khu bảo tồn và phát triển sinh sản các loại động vật hoang dã với mục đích đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch sinh thái của du khách đồng thời đầu tư nghiên cứu cho sinh sản để bảo tồn phát triển các loại động vật hoang dã” (trong đó có số hổ sinh sản mà ông nuôi được). Tuy nhiên đề nghị này đã không được phúc đáp.
Bên cạnh đó một số quy định của pháp luật về bảo vệ các loài động vật bị đe doạ tuyệt chủng còn có khía cạnh chưa rõ, chưa đầy đủ; việc hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước của các cơ quan có chức năng tỉnh Bình Dương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa sâu sát, kịp thời.
Phương án đưa ra lại không khả thi, không phù hợp với thực tiễn. Việc đưa những con hổ về nuôi tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã là hoàn toàn không thể.
Việc xử lí tình huống vụ việc lại không thấu tình, đạt lý. 32 năm qua, Thảo cầm viên Sài Gòn mới phối được 1 con cọp cái có bầu trong khi một cá nhân có công phát triển từ 5 con hổi sắp chết thành 23 con, hàng tháng tốn hàng trăm triệu đồng tiền mua thức ăn cho hổ thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lí theo pháp luật (theo ý kiến của Cục kiểm lâm vận dụng mục 3, diều 5, chương I của Nghị định 32 của Chính phủ ngày 30/6/2006 quy định nghiêm cấm các hành vi “nuôi nhốt” động vật rừng nguy cấp, quý hiếm).
3 – PHÂN TÍCH HẬU QUẢ
Từ sự thiếu cẩn trọng, sự kém năng lực, buông lỏng quản lý và chậm chạp trong giải quyết vấn đề của các cơ quan chức năng, sự thiếu công cụ để quản lý mà ở đây là văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước mà vụ việc xảy ra đã gây những ảnh hưởng xấu về những mặt sau đây:
ảnh hưởng xấu về mặt xã hội; nhân dân sẽ không tin tưởng vào cách giải quyết của chính quyền.
Sự giảm sút uy tín, vai trò của các cơ quan chức năng đại diện cho nhà nước.
Pháp chế XHCN Việt Nam không có hiệu quả nếu không được bổ sung đầy đủ.
Làm mất uy tín, danh dự của những người có lòng tấm lòng yêu quý động vật.
IV. PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Việc Thủ tướng cho phép các hộ ở tỉnh Bình Dương được tiếp tục nuôi hổ là quyết định rất sáng suốt, chẳng những thấu lý đạt tình, mà còn phù hợp với thực tiễn. Khác với các kiến nghị gây "sốc" của Bộ NNPTNT và Cục Kiểm lâm trước đây là "tịch thu, nuôi tập trung"...
Ông Ngô Duy Tân rất vui và mãn nguyện. Ông nói: “Sau thời gian bị quá nhiều sức ép từ những ý kiến của các cơ quan tham mưu chưa sâu sát thực tiễn, thì giờ đây, tôi đã có thể yên tâm, lấy lại niềm tin để tiếp tục chăm sóc, đầu tư cho đàn hổ.
Nhân đây, tôi xin cảm ơn các cơ quan ngôn luận, bạn đọc gần xa, nhiều người dân trên cả nước đã chia sẻ với tôi trong vụ 37 con hổ vừa qua”.
Ông Nguyễn Văn Lãng - Chủ tịch Hội Cá cảnh TPHCM, hội viên Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp (WWF): "Đây là quyết định hợp lý, hợp tình, phù hợp với thực tiễn".
Ông Huỳnh Văn Phùng - chủ DN tư nhân - nhà hàng Thanh Cảnh (xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương): Thủ tướng đã quyết định theo lòng dân.
Thật quá tốt, thật hạnh phúc, khi tôi được tin Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định cuối cùng về vụ những con hổ ở Bình Dương. Trong đó, có 9 con hổ do tôi đang nuôi. Vậy là cuối cùng, sau biết bao tranh cãi, Thủ tướng Chính phủ đã lắng nghe và quyết định sự việc theo hướng thuận lòng dân.
Việc Thủ tướng cho phép những người như tôi được tiếp tục nuôi hổ, khác nào tiếp thêm động lực cho chúng tôi đầu tư, nuôi dưỡng đàn hổ. Ngày xưa, khi chưa chính danh, chúng tôi còn nuôi trong sự phập phồng, lo lắng, chưa dám phô trương. Nay, Thủ tướng cho phép, tôi sẽ tiếp tục đầu tư nuôi hổ; dĩ nhiên, theo đúng quy định của luật pháp”.
Vậy là quyết định của Thủ tướng ở thời điểm hiện tại là hợp lý và phù hợp với lòng dân, nhưng phải hiểu quyết định trên của Thủ tướng là phù hợp và thấu lý đạt tình với riêng 3 hộ nuôi 37 con hổ gây tranh cãi vừa qua. Không thể hiểu, quyết định trên cho phép mọi cá nhân, từ đây thả sức bắt hổ, mua hổ từ rừng về nuôi thoải mái...
Điều này không ai khuyến khích cả; thậm chí nó trái với quy định của các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã và Cites. Việc Thủ tướng chấp thuận cho 3 hộ trên tiếp tục nuôi hổ ở đây, là chấp thuận một sự đã rồi, chứ không khuyến khích ai ai cũng được quyền nuôi hổ. Bất kỳ ai hiểu suy diễn như thế là rất nguy hiểm".
Cách giải quyết trên là quyết định theo lòng dân nhưng đứng trên phương diện quản lý của nhà nước thì còn những mặt chưa được, đó là:
- Theo Mục 2, Điều 46, khoản 3. Bảo vệ động vật rừng, đã ghi rõ:
“Những loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen động vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo quy định của Chính phủ”. Vậy là việc giao đàn hổ lại cho tư nhân tiếp tục nuôi nhốt chỉ là giải pháp tình thế, do các cơ sở bảo tồn của nhà nước chưa đủ điều kiện để nuôi hổ tốt hơn nhưng chiểu theo quy định của pháp luật thì việc tư nhân nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là trái với văn bản pháp luật hiện hành.
Việc để tư nhân nuôi nhốt hổ nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ đầu ra dễ dẫn đến mục đích thương mại vì nguồn lợi mà các sản phẩm của hổ mang lại là quá lớn.
Hổ là một loài vật nguy hiểm cho người, nếu các cơ sở nuôi tư nhân không đầu tư tốt về chuồng trại sẽ gây ra những thiệt hại cho bản thân chủ trại và những người dân xung quanh.
Việc hổ được nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo sẽ khó có khả năng tồn tại trong môi trường tự nhiên và việc lai tạo giống mới không thuần loài sẽ không có giá trị bảo tồn nguồn gen động vật hoang dã.
V – LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN
- Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho tư nhân tiếp tục nuôi hổ thí điểm và giao cho Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Bình Dương hướng dẫn các tổ chức cá nhân đang nuôi hổ và một số động vật nguy cấp, quý hiếm lập phương án và hồ sơ đăng ký trại nuôi theo đúng quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006; đảm bảo điều kiện về an toàn đối với người nuôi và nhân dân trong vùng; chăm sóc, duy trì, phát triển động vật lâu dài phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế.
- Bộ NN-PTNT, chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra thực thi nghiêm các quy định pháp luật hiện hành để tiếp tục ngăn chặn tình trạng, săn, bắt, mua bán, nuôi nhốt động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trái phép. Mặt khác tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất Chính phủ về việc hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.
- Ngày 04/8/2006, Bộ NN-PTNT đã có văn bản số 1937/BNN-KL trình Thủ tướng Chính phủ về việc xin chủ trương thực hiện phương án quản lý các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã.
- Các chủ nuôi hổ phải tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng để đẩy nhanh việc hoàn tất các thủ tục, hồ sơ đăng ký, đầu tư cơ sở nuôi hổ theo đúng quy định của Chính phủ, theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Đồng thời tiếp tục đảm bảo các điều kiện để đàn hổ được nuôi dưỡng, sinh sản tốt nhất và đảm bảo sự an toàn cho gia đình và cư dân xung quanh.
VI – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Vụ việc những con hổ đã khép lại, những quyết định của cơ quan nhà nước đã được thực hiện nhưng dư âm của vụ việc vẫn còn đọng lại trong tâm trí những người quan tâm tới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị định số 32/2006/NĐ-TTg của Chính phủ ngày 30/6/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về Quản lí hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004
Luật Bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993
Pháp lệnh về kí kết và thực hiện Điều ước quốc tế ngày 20/8/1998
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống kh bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010
Công văn số 1258/VPCP-NN ngày 09/3/2007
Công văn số 3421/BNN-KL ngày 22/12/2006
Công văn số 1937/BNN-KL ngày 04/8/2006
Một số bài báo xung quanh vụ 37 con hổ
Nội dung văn bản, (TT55) gồm
- phần,
- chương,
- mục,
- điều,
- khoản,
- điểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tl_37_con_ho_huong_7734.doc