MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 4
3. Đối tương nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu . 5
3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
3.2 Pham vi nghiên cứu .5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỐNG THỬ
1.1. Khái niệm và phân loại về sống thử 6
1.1.1Khái niệm .6
1.1.2Phân loại 7
1.2. Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử 7
1.2.1. Sống thử để tiết kiệm .7
1.2.2. Sống thử vì cần có nhiều thời gian bên nhau 8
1.2.3. Sống thử theo trào lưu 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SỐNG
THỬ
2.1. Tình trạng sống thử trong sinh viên 10
2.1.1 Những kết thúc của việc sống thử .11
2.1.1.1 Kết thúc có hậu .11
2.1.1.2 Kết thúc đi đến đổ vỡ .11
2.1.1.3 Tiến thoái lưỡng nam 11
2.2. Những quan điểm về “sống thử” 12
2.2.1. Quan niệm của những người trong cuộc .12
2.2.2. Quan niêm của những người ngoài cuộc . 13
2.2.3. Ý kiến của các chuyên gia 14
2.3. Hệ quả không tốt của việc sống thử . 16
2.3.1 Ảnh hưởng đến bạn nữ . 16
2.3.1.1 Khi kết quả là bạn nữ mang thai ngoài ý muốn 16
2.3.1.2 Những tổn thương về tinh thần của bạn nữ trong sống thử 16
2.3.2. Ảnh hưởng đến bạn nam .17
2.3.2.1 Tâm lý, tình cảm .17
2.3.2.2 Không thể trưởng thành 17
CHƯƠNG3: BIỆN PHÁP LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG SỐNG THỬ
3.1. Sự quan tâm của gia đình .18
3.2. Nhà trường và Những hoạt động xã hội .18
3.2.1 Nhà trường 18
3.2.2 Những hoạt động xã hội 18
3.3. Có cách nghĩ đúng đắn về “tình yêu” và quan hệ trước hôn nhân .19
KẾT LUẬN
LỜI CẢM ƠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giới trẻ Việt Nam hiện nay có cách nghĩ và lối sống hiện đại hơn, quan niệm về giới tính “thoáng” hơn so với trước đây.
Theo thăm dò của VnExpress của 13.500 độc giả thăm dò ý kiến với câu hỏi “Có nên sống thử ?”. Mặc dù được khuyến cáo những cái lợi và hại song có đến 56% đồng tình với quan điểm sống thử và chỉ 36% không ủng hộ.
Nhưng đối với sinh viên những con người còn đang sống phụ thuộc rất nhiều vào gia đình lại đang phải học tập cho tương lại mai sau thì việc sống thử liệu có thực sự là phù hợp .
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Sống thử không còn là một vấn đề mới mẻ trong giới sinh viên. Các mặt lợi và hại của sống thử ngày càng được xã hội quan tâm đánh giá. Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện nhất về tình trạng sống thử của sinh viên ,cùng với đó là các ý kiến phân tích giúp chúng ta thấy được các mặt tồn tại của vấn đề này.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là vấn đề sống thử trong sinh viên và các quan điểm liên quan đến vấn đề này.
Phạm vi nghiên cứu
ã Về không gian: Chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu ở các trường Đại học và Cao đẳng trong thành phố Hà Nội. Đặc biệt ở các khu tập trung đông sinh vên của các trường đến trọ.
ã Về thời gian: Chúng tôi nghiên cứu vấn đề sống thử trong những năm trở lại đây.
ã Về tài liệu: Chúng tôi có sử dụng nguồn tài liệu và ý kiến trên các báo và các diễn đàn sinh viên.
Việc nghiên cứu trong phạm vi như vậy giúp chúng tôi có thể tập trung nghiên cứu từng vấn đề cụ thể như: thực trạng của vấn đề sống thử trong sinh viên, các ý kiến của sinh viên, các chuyên gia, của cả xã hội về vấn đề này Và giúp chúng tôi có sự đánh giá và nhìn nhận chính xác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hiểu được vấn đề sống thử trong sinh viên chúng tôi đã dùng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp khảo sát thực tiễn;
Phương pháp thống kê;
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 12613 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề sống thử trong sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề sống thử trong giới trẻ đặc biệt ở trong sinh viên đang trở thành vấn đề nóng cần được quan tâm và nhắc tới vì nó không chỉ là một hiện tượng mà dường như đã trở thành một lối sống của các bạn trẻ. Có rất nhiều ý kiến quan điểm trái chiều được đưa ra đối với vấn đề này.
Bài tiểu luận của nhóm chúng tôi được thực hiên trên các quan điểm, các thông kê khách quan về vấn đề, nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể nhất cho bạn đọc .
Để thực hiện được bài tiểu luận này, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới cô giáo Vũ Thị Hương Thảo đã giúp chúng tôi có những kiến thức nền tảng về phương pháp làm bài tiểu luận và định hướng đúng đắn những cách thức tiến hành một bài tiểu luận.
Và trong quá trình viết bài tiểu luận, do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi hy vọng mọi người sẽ đóng góp ý kiến bổ sung để cho đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
TP.HCM, tháng11 năm 2010
MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………..4
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài………………………………………..4
3. Đối tương nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu……………………...…5
3.1 Đối tượng nghiên cứu …………………………………………..…5
3.2 Pham vi nghiên cứu ……………………………………………….5
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..…..5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỐNG THỬ
Khái niệm và phân loại về sống thử…………………………………..6
1.1.1Khái niệm………………………………………………………...6
1.1.2Phân loại…………………………………………………………7
Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử…………………………..7
1.2.1. Sống thử để tiết kiệm…………………………………………….7
1.2.2. Sống thử vì cần có nhiều thời gian bên nhau……………………8
1.2.3. Sống thử theo trào lưu…………………………………………..9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SỐNG
THỬ
2.1. Tình trạng sống thử trong sinh viên …………………………………10
2.1.1 Những kết thúc của việc sống thử……………………………….11
2.1.1.1 Kết thúc có hậu…………………………………………….11
2.1.1.2 Kết thúc đi đến đổ vỡ……………………………………...11
2.1.1.3 Tiến thoái lưỡng nam……………………………………11
2.2. Những quan điểm về “sống thử”…………………………………… 12
2.2.1. Quan niệm của những người trong cuộc……………………….12
2.2.2. Quan niêm của những người ngoài cuộc…………….…………13
2.2.3. Ý kiến của các chuyên gia………………………………………14
2.3. Hệ quả không tốt của việc sống thử……….…………………………16
2.3.1 Ảnh hưởng đến bạn nữ ……………………………...…………..16
2.3.1.1 Khi kết quả là bạn nữ mang thai ngoài ý muốn……………16
2.3.1.2 Những tổn thương về tinh thần của bạn nữ trong sống thử…16
2.3.2. Ảnh hưởng đến bạn nam………………………………………...17
2.3.2.1 Tâm lý, tình cảm…………………………………………….17
2.3.2.2 Không thể trưởng thành……………………………………..17
CHƯƠNG3: BIỆN PHÁP LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG SỐNG THỬ
3.1. Sự quan tâm của gia đình…………………………………………….18
3.2. Nhà trường và Những hoạt động xã hội……………………………...18
3.2.1 Nhà trường……………………………………………………....18
3.2.2 Những hoạt động xã hội………………………………………....18
3.3. Có cách nghĩ đúng đắn về “tình yêu” và quan hệ trước hôn nhân…...19
KẾT LUẬN
LỜI CẢM ƠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Giới trẻ Việt Nam hiện nay có cách nghĩ và lối sống hiện đại hơn, quan niệm về giới tính “thoáng” hơn so với trước đây.
Theo thăm dò của VnExpress của 13.500 độc giả thăm dò ý kiến với câu hỏi “Có nên sống thử ?”. Mặc dù được khuyến cáo những cái lợi và hại song có đến 56% đồng tình với quan điểm sống thử và chỉ 36% không ủng hộ.
Nhưng đối với sinh viên những con người còn đang sống phụ thuộc rất nhiều vào gia đình lại đang phải học tập cho tương lại mai sau thì việc sống thử liệu có thực sự là phù hợp .
Mục đích nghiên cứu đề tài
Sống thử không còn là một vấn đề mới mẻ trong giới sinh viên. Các mặt lợi và hại của sống thử ngày càng được xã hội quan tâm đánh giá. Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện nhất về tình trạng sống thử của sinh viên ,cùng với đó là các ý kiến phân tích giúp chúng ta thấy được các mặt tồn tại của vấn đề này.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là vấn đề sống thử trong sinh viên và các quan điểm liên quan đến vấn đề này.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu ở các trường Đại học và Cao đẳng trong thành phố Hà Nội. Đặc biệt ở các khu tập trung đông sinh vên của các trường đến trọ.
Về thời gian: Chúng tôi nghiên cứu vấn đề sống thử trong những năm trở lại đây.
Về tài liệu: Chúng tôi có sử dụng nguồn tài liệu và ý kiến trên các báo và các diễn đàn sinh viên.
Việc nghiên cứu trong phạm vi như vậy giúp chúng tôi có thể tập trung nghiên cứu từng vấn đề cụ thể như: thực trạng của vấn đề sống thử trong sinh viên, các ý kiến của sinh viên, các chuyên gia, của cả xã hội về vấn đề này…Và giúp chúng tôi có sự đánh giá và nhìn nhận chính xác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hiểu được vấn đề sống thử trong sinh viên chúng tôi đã dùng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp khảo sát thực tiễn;
Phương pháp thống kê;
Phương pháp nghiên cứu tài liệu…
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ SỐNG THỬ
Khái niệmvà phân loại
1.1.1 Khái niệm
"Sống thử" là việc hai người khác giới chung sống như vợ chồng trước hôn nhân.
Phân biệt sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Về hình thức, sống thử nói về hành động quan hệ tình dục với người yêu. Còn quan hệ tình dục trước hôn nhân thì có thể xảy ra với nhiều đối tượng.
Về bản chất, sống thử được hình thành xuất phát từ mong muốn được chia sẻ không chỉ là nhu cầu sinh lý, mà cả tình cảm của cả hai người. Còn quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể chỉ xuất phát từ nhu cầu sinh lý.
Phân biệt sống thử và sống thật
Sống thử
Sống thật
Không có sự chấp thuận của hai bên gia đình
Có sự đồng tình của hai bên gia đình
Không có sự chấp nhận của pháp luật
Có sự chấp nhận của pháp luật
Nhận diện sống thử trên bình diện:
Tính nhân sinh: Sống thử là một trong những hoạt động của con người.
Tính lịch sử: Sống thử đã xuất hiện từ khá lâu ở các nước phương Tây nhưng ở Việt Nam thì mới xuất hiện từ những năm 90 trở lại đây.
Tính giá trị: Sống thử bù đắp tình cảm, làm mất đi cảm giác cô đơn, "góp gạo thổi cơm chung" đem lại lợi ích về kinh tế, giảm các khoản "tình phí", đáp ứng nhu cầu tình cảm và tình dục.
Tính hệ thống: "Sống thử" gần đây xuất hiện rất nhiều ở giới sinh viên và công nhân. "Sống thử" còn được coi là "mốt", hay còn là phong trào "sống thử".
1.1.2 Phân loại sống thử
Phân loại theo chủ thể:
- Sinh viên: "sống thử" theo mốt, theo phong trào.
- Công nhân: "sống thử" để tiết kiệm chi phí.
- Công chức và những người thành đạt:"sống thử" vì nhu cầu tình cảm.
Phân loại theo hình thức:
- Sống thử vì nhu cầu tình cảm
- Sống thử theo mốt, theo phong trào
- Sống thử vì lợi ích kinh tế
1.2 Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử.
Sống thử là tình trạng phổ biến của sinh viên hiện nay.Việc sống thử tồn tại khách quan, nhưng nó lại có nguyên nhân từ quy luật tâm sinh lý chủ quan trong mỗi người. Có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sống thử. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân cơ bản mà chính các sinh viên đã từng sống thử đã chia sẻ.
1.2.1 Sống thử để “tiết kiệm”
Đây là nguyên nhân mà hầu hết các cặp đôi đã từng sống thử đều đưa ra. Xét về khía cạnh kinh tế, lý do này tỏ ra rất hợp lý với cuộc sống của sinh viên. Trong khi giá cả kinh tế thị trường đang từng bước leo thang, giá nhà, giá điện, giá các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng thì có người chia sẻ gáng nặng kinh tế cùng là một việc hết sức hợp lý. Một số cặp đôi có ý trí và có sự định hướng cho tương lai một cách rõ rệt. Họ có sự nhận thức đúng đắn về việc sống thử. Đi học về, cả hai người cùng đói và mệt mỏi, nhưng mỗi người một chân một tay cùng nấu bữa cơm sẽ trở nên nhanh hơn và vui vẻ hơn để không cảm thấy mệt nhọc. Khi công việc đã xong xuôi là lúc họ dành thời gian cho nhau để nuôi nấng cho tình cảm của họ, nhưng vẫn giữ được một khoảng cách để tạo ra sự vui vẻ cho cả hai người. Thường thường những cặp đôi xác định được như vậy thì sau khi sống thử sẽ tiến tới hôn nhân và có một cuộc sống hạnh phúc. Theo thống kê thì trong số các đôi đã từng sống thử thì có khoảng 15% các đôi có thể tiến đến hôn nhân.
Nhưng nhìn về thực tế, đó có phải là nguyên nhân căn bản để các cặp đôi dọn đến ở chung với nhau? Hẳn là không đúng hoàn toàn. Vì thay bằng lựa chọn sống với người mình yêu, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tìm những người bạn cùng giới của mình để chia sẻ gánh nặng đó. Những đôi uyên ương trẻ khi mới yêu thường cần rất nhiều thời gian ở bên nhau. Họ ở bên nhau cả ngày mà vẫn cảm thấy chưa đủ. Bởi vậy mà cái nguyên nhân sống thử để tiết kiệm được hầu hết các cặp đôi đưa ra, nhưng thực chất đó lại không phải là mấu chốt để họ dọn đến ở với nhau. Vậy tại sao hầu hết các đôi lại đều đưa ra lý do này là chính? Một phần họ vẫn còn e ngại sự xăm soi của người đời, nói lí do đó có vẻ như sẽ được những người nhìn vào và thông cảm cho họ. Thế nhưng họ đã quá quen với cái cảnh này của các sinh viên, có lẽ không mấy ai còn thấy lí do này là chính đáng. Một phần các bạn đưa ra lí do sống thử để tiết kiệm cũng để tự miễn hoặc chính mình, để không tự hỏi xem sống như vậy có đúng với chuẩn mực đạo đức của nước ta hay không.
Như vậy, nếu biết tận dụng đúng mặt tích cực của lý do ‘‘ sống thử để tiết kiệm” thì đây sẽ là một cơ hội để cho tất cả những sinh viên có thể bớt đi gánh nặng về kinh tế cho chính họ và cho cả gia đình cũng như xã hội.
1.2.2 Sống thử vì cần có nhiều thời gian bên nhau.
Trong muôn vàn những lí do mà các đôi tình nhân sống thử với nhau đưa ra thì có lẽ đây là lí do quan trọng nhất và thực tế nhất. Khi mới yêu nhau, hầu hết mỗi người đều cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên người mình yêu, họ gần nhau ban ngày thôi chưa đủ, vì vậy mà đã dọn về ở với nhau để được gần nhau cả về ban đêm mặc những ngăn cản của bạn bè xung quanh, mặc sự soi xét của hàng xóm láng giềng.. . Do xa nhà, không trực tiếp chịu sự quản lí của bố mẹ và gia đình, phải hoàn toàn quyết định trong việc chi tiêu, sinh hoạt, chi phối thời gian…thế nên nhiều sinh viên đã không làm chủ được bản thân, cảm thấy thiếu thốn tình cảm và cần được quan tâm chăm sóc. Vì vậy đã vội vàng yêu và bắt đầu cuộc sống sinh viên bằng cách sống thử để được quan tâm chăm sóc và chia sẻ trong cuộc sống. Cũng có rất nhiều bộ phận các sinh viên muốn sống thử là để tự khẳng định mình, khẳng định tình cảm của mình và coi đó như tiền đề để tiến tới hôn nhân.
Hầu hết các đôi khi yêu nhau đều cho rằng càng sống gần nhau họ sẽ càng hiểu nhau và yêu nhau hơn. Cũng chính vì lí do này mà các đôi yêu nhau đã không ngại dọn về ở với nhau.
1.2.3 Sống thử theo trào lưu
"Sống thử" gần đây xuất hiện rất nhiều ở giới sinh viên và công nhân. "Sống thử" còn được coi là "mốt", hay còn là phong trào "sống thử". Phân tích nguyên nhân của lối sống mới mẻ này nhiều chuyên gia khẳng định đó là kết quả của sự vận động xã hội, là xu hướng tất yếu của giới trẻ hiện đại, không cưỡng lại được.
Phải thừa nhận rằng, việc sống thử chỉ vì chạy theo trào lưu của các sinh viên như hiện nay là một việc hết sức sai lầm trong suy nghĩ và thật đáng lo ngại. Chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn rằng việc sống thử chỉ mang lại hiệu quả tích cực khi chúng ta biết cách khai thác nó một cách hợp lí.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SỐNG THỬ
2.1. Tình trạng sống thử trong sinh viên
Sống thử đang trở thành xu hướng của một bộ phận giới trẻ Việt Nam trong thời đại @. Đặc biệt, nó như một thứ "mốt" với các sinh viên xóm trọ vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản lĩnh để bươn trải vào đời...
Ở một góc độ nào đấy có thể coi "sống thử" là một chiêu bài để thử nghiệm. Nếu coi "sống thử" như "sống thật" thì đây là cơ hội để trải nghiệm, để tích luỹ cho việc xây dựng cuộc sống hôn nhân bền vững sau này
Theo điều tra của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội, có 6.5% sinh viên sống thử trong tổng số 691 sinh viên được điều tra. Tỉ lệ sống thử ở sinh viên đến từ thành thị, nông thôn, sống ở nhà trọ hay ký túc xá là khá phổ biến. Tỉ lệ “sống thử” cao nhất ở những sinh viên ít giao tiếp với xung quanh. Có 47,1% sinh viên “sống thử” cho rằng được sự đồng ý của gia đình, 45,1% sinh viên đó “sống thử” trên 1 năm. 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43,% chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ có 36% sẽ cưới.
Rất nhiều bạn mới chập chững bước vào đời sinh viên đã vội bước vào sống thử vì rất nhiều lí do khác nhau: nào là do không tìm được nhà trọ, nào là cho tiết kiệm chi phí, do đã yêu nhau từ trước đó… Thế nhưng, vấn đề mấu chốt vẫn là quan điểm lệch lạc về lối sống.
2.1.1 Những kết thúc của việc sống thử.
2.1.1.1Kết thúc có hậu
Là trường hợp hai bạn sống chung khi trên tay đã đeo nhẫn đính hôn và ngày cưới đã ấn định, hay ít nhất, cả hai cùng biết rằng: “Không lâu nữa, chúng ta sẽ kết hôn với nhau”. Chưa có bằng chứng nào cho thấy chung sống trong một khoảng thời gian nhất định trước hôn nhân sẽ khiến hai người sau này không thể trọn đời vui vẻ, hạnh phúc. Chưa kể một số ích lợi từ thực tế cần được công nhận: Hai người có thể tiết kiệm chi phí sinh hoạt, đủ đầy “chuyện ấy” ở cái tuổi “chẳng thể đừng được.
Tuy nhiên hiếm có cặp đôi nào sống thử trong điều kiện chín muồi để có được “kết thúc có hậu” như vậy. Đa phần các bạn dọn về với nhau khi còn đang đi học, công việc chưa ổn định, tương lai về một đám cưới rất mù mờ.
2.1.1.2 Loại đi đến đổ vỡ
Kiểu chung sống mà chưa định rõ mối quan hệ của hai người sẽ dẫn tới đâu là điều hết sức nên tránh.
Bạn chuyển đến với người yêu vì hợp đồng thuê nhà của mình đã hết, vì như thế thì tiện chăm sóc nhau hơn, tiết kiệm chi phí sinh hoạt hơn v.v. tất cả chỉ là những lý do nhất thời, có phần bồng bột.
Sống thử dẫn đến chia tay cũng giống như một cuộc ly hôn nhỏ. Hậu quả là bạn đã mất thời gian cho người “không phải một nửa đích thực” của mình.
2.1.1.3Tiến thoái lưỡng nan
Đó là tình trạng của một số người, khi bước vào sống thử họ mới nhận ra rằng, người mình yêu không giống như những gì mình suy nghĩ. Đáng ra đó sẽ là thời điểm nói chia tay của những người có thể gọi là trơ, chẳng để ý đến dư luận. Thế nhưng, với những người biết suy nghĩ thì khác. Họ sẽ cảm thấy bối rối khi chuyện tình cảm không như mình mong muốn. Bỏ cũng không nỡ mà tiếp tục thì chắc chắn là…không thể.
2.2 Những quan điểm về “sống thử”
2.21. Quan điểm của người trong cuộc
Cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay khiến nhiều người đã thay đổi cách suy nghĩ của mình. Nếu như cách đây vài chục năm , việc sống thử trước hôn nhân bị xem là tội lỗi; thì ngày nay, giới trẻ thường nghĩ nên sống thử trước hôn nhân hơn và xem đó là một thời thượng. Rất nhiều sinh viên hiện nay ủng hộ lối sống thử và họ đã đưa ra những lý do như: Sống thử cũng là biểu hiện của tình yêu vì nó mang lại lợi ích cả về mặt sinh lý và tình cảm, sự chia sẻ vật chất, tiền bạc và khó khăn giữa hai bên; Sống thử không bị ràng buộc về mặt pháp lý, không bị nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân. Hai bên có thể nói chia tay bất cứ khi nào cảm thấy không hợp để tìm đối tác khác và “thử” tiếp cho đến khi tìm được ý trung nhân “hợp 100%” để tiến tới hôn nhân.
Một số khác cho rằng sống thử chỉ là một dạng quan hệ cộng hưởng theo kiểu đôi bên cùng có lợi. Bởi đa số sinh viên đều sống xa gia đình, sự thiếu thốn về tình cảm cộng với sự phát triển về tâm sinh lý chính là con đường dẫn các sinh viên gần gũi nhau và chung sống với nhau theo kiểu góp gạo thổi cơm chung, đồng thời chia sẻ với nhau về mặt tình cảm.
Chấp nhận “sống thử “ là một quan niệm tiến bộ nếu người trong cuộc có đủ chín chắn và có trách nhiệm. Nhưng trên thực tế, một khi sinh viên nam và sinh viên nữ sống với nhau như vợ chồng thì sự chung sống đó không còn là thử mà là một cuộc sống thật.
Bạn Phan Lê Hoài Anh - Trường Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội tâm sự: “Theo tôi nghĩ, hiện giờ sống thử như một trào lưu. Điều cần thiết lúc này không phải là phán xét mà nên giúp cho giới trẻ trang bị kiến thức giới tính và quan hệ một cách an toàn. Nhiều đôi sống thử, họ đã đủ nhận thức và kinh nghiệm để hiểu thì tôi chẳng có ý kiến gì, thậm chí còn nói là ủng hộ. Vì họ có trách nhiệm và biết đâu đấy khi sống chung với nhau họ mới biết được những khuyết điểm mà bù đắp cho nhau”.
Thật sự, nếu với ý nghĩa như thế thì "sống thử" không hẳn là đáng chê trách mà còn có các khía cạnh tốt. Và tình dục ở đây chỉ là một điểm, dù là rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả của việc sống thử.
Chẳng hạn như một số sinh viên cho rằng, “sống chung là một cách thử nghiệm hội nhập vợ chồng, là sự trải nghiệm và học cách hòa nhập trong các mối quan hệ của nhau, cùng quyết định chi tiêu, cùng nhượng bộ chấp nhận lẫn nhau và bày tỏ mong muốn của mình, quan hệ tình dục, vân vân, khi mà trinh tiết người con gái không phải là cái gì giữ ngọc gìn vàng". Điều này càng có ý nghĩa hơn, nếu ta nhìn nhận được rằng đó là một hành động có ý thức, bao hàm cả việc giữ gìn cái vô giá của tình yêu - sự hy sinh, và sự tự chủ bản thân, chứ không phải là một sự thỏa mãn, lợi dụng nhau về xác thịt hay tiền bạc.
Sống thử trước hôn nhân luôn đòi hỏi bản lĩnh của người trong cuộc. Và cả may mắn nữa. Xấu hay tốt, về chuyện hạnh phúc cá nhân, người ngoài không nên xâm phạm và can thiệp. Đôi khi lạt mềm buộc chặt, nhưng cũng có khi… buộc lỏng, thì cũng phải chấp nhận, giống như câu ca dao từ xưa: “Thân em như hạt mưa sa. Hạt vào đài các, hạt ra ruộng đồng”.
2.2.2. Quan điểm của người ngoài cuộc
Bên cạnh ý kiến đồng ý với sống thử thì còn có một luồng ý kiến khác. Đó là quan điểm của những người ngoài cuộc.
Phần lớn các bậc phụ huynh đều đưa ra ý kiến không đồng tình với sống thử. Họ cho rằng bát nước hắt xuống đất rồi thì không thể múc lại cho đầy được nữa. Bố mẹ nào sinh con chẳng muốn con mình trưởng thành, chín chắn, thành đạt. Ai mà chẳng giận khi con cái không nghe lời cha mẹ, bỏ ngoài tai lời răn dạy để chạy theo một lối sống hưởng thụ, ích kỷ, xem thường tương lai.
Buồn bởi chuyện “sống thử” vẫn xảy ra thường xuyên, không thấy chiều hướng giảm. Càng sầu hơn khi thuần phong mỹ tục cứ nhạt nhòa. Lối sống tha hóa về đạo đức không từ ai, không kể giới nào. Nam, nữ đều đề nghị chuyện “sống thử” như mua mớ rau, con tép ngoài chợ. Chẳng còn sự tế nhị, e ấp, hay xấu hổ trong vấn đề giới tính.
Không bàng hoàng sao được khi chuyện “sống thử” lại rơi vào toàn sinh viên. Đây có thể coi là thế hệ tương lai của đất nước. Những cô cậu cử nhân, kỹ sư, luật sư, bác sỹ mang trong mình nền tri thức tiến bộ, được giáo dục trong môi trường tốt. Có niềm tin, ý chí, hoài bão, được tiếp thu văn hóa, được thừa hưởng truyền thống cũng như hiện đại.
2.2.3. Ý kiến của các chuyên gia
Các chuyên gia đều nhìn nhận sống thử là vấn đề tế nhị, nhiều người ngại đề cập. Tiến sĩ Triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh Khiếu cho rằng “Không nên dùng từ sống thử mà là chung sống trước hôn nhân. Đối với Việt Nam, hiện tượng này còn mới nhưng ở phương Tây việc chung sống trước hôn nhân rất bình thường. Đấy không phải là sống thử mà là sống thật. Sống hết sức nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa. Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu đều là thật…
Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái giảng viên Đại hoc Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn cho rằng hiện tượng sống thử mang trong mình nhiều yếu tố tiêu cực hơn là tích cực, không thuận lợi cho sự phát triển của xã hội. Tiêu cực ở chỗ sống thử làm con người tự do phóng túng, tình cảm bị chai sạn và đặc biệt nó tàn phá tình yêu - món quà thượng đế ban tặng. Đó là chưa kể đến hậu quả về sức khỏe khi bạn nữ có bầu, phải sinh con hoặc nạo hút thai... Tích cực thì như bạn trẻ đã nói là thỏa mãn nhu cầu tình dục, tiết kiệm chi phí sinh hoạt. "Tuy nhiên, tiện ích do sống thử mang lại không thể bù đắp những tổn thất do nó gây ra", bà Thái nhấn mạnh. Dưới góc độ văn hoá, tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng phần lớn người Việt Nam hiện đại gốc gác là những nông dân, khó mà chấp nhận sống thử. Nhưng đó là một thực tế “đắng lòng” của xã hội hiện đại nên buộc phải chấp nhận. Nếu các bạn trẻ muốn sống thử theo cách của xã hội phương Tây thì nên nhìn nhận nó từ góc nhìn văn hoá phương Đông để điều chỉnh và chọn lọc cho phù hợp, nên tiếp thu tư tưởng triết học khoẻ mạnh của phương Tây. Đó là thái độ độc lập, tự chịu trách nhiệm về tình cảm và hành động của mình. Trong quá trình chung sống, đôi nam nữ rất cần phải đối thoại thẳng thắn với nhau về tất cả vấn đề. "Còn nếu cứ duy trì một cuộc sống thử vô nguyên tắc, duy tình, tối tăm, mụ mị mà phải nhận lấy... quả đắng thì hãy ráng chịu”, đó là lời khuyên của tiến sĩ Thái.
Với lập luận gia đình bền vững là cốt lõi của xã hội, tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức cho rằng, nếu xã hội mà toàn thanh niên chỉ thích sống thử, không thích xây dựng gia đình ổn định thì sẽ "bất an vô cùng", sẽ không bao giờ có được các nhà bác học thiên tài. Thực tế đa số thiên tài như Beethoven, Mozart, Bill Gates đều sinh ra trong những gia đình nề nếp, có căn bản vững chắc.
Dù chưa nghiên cứu, song tiến sĩ Đức cho rằng sau quá trình sống thử, rất ít bạn trẻ tiến đến hôn nhân. Lý do là khi yêu mọi thứ đều rất đẹp, nhưng khi sống với nhau thì va chạm rất nhiều, từ chỗ chàng ngáy ngủ, ở bẩn cũng khiến nàng tức giận, xung đột, rồi vỡ mộng và chia tay. "Chưa đăng ký kết hôn, chưa có sự ràng buộc về luật pháp, trách nhiệm thì người ta có thể dễ dàng bỏ nhau, hậu quả thì vô cùng nặng nề", bà Đức nói.
Từng là bác sĩ Bệnh viện Phụ sản trung ương, chứng kiến rất nhiều bi kịch của lối sống thử, bác sĩ Đức chỉ ra những hậu quả: Đứa trẻ sinh ra trong điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu điều kiện để phát triển toàn diện. Đấy là may mắn còn có con, một số do nạo phá thai quá nhiều, nạo phá thai ở những nơi không đủ điều kiện hành nghề dẫn đến tai biến thủng tử cung, băng huyết, vô sinh, thậm chí chết người.
2.3. Hệ quả không tốt của việc sông thử
Nói chung, các nhà nghiên cứu,chuyên gia đều không đồng tình với việc sống thử trước hôn nhân ở sinh viên hiện nay, dù ở một khía cạnh nào đó sống thử cũng có lợi. Lợi là sẽ biết được trước cảm giác và cuộc sống hôn nhân thế nào. Nhưng cái hại sẽ nhiều hơn.
2.3.1 Ảnh hưởng đối với bạn nữ.
2.3.1.1 Khi kết quả là bạn nữ mang thai ngoài ý muốn.
Đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi ám ảnh dai dẳng về tinh thần. Không còn cách nào khác là phải bỏ cái thai cứ ngày càng lớn dần lên trong bụng. Đó là sự lựa chọn cuối cùng và là tất yếu của nhiều bạn trẻ đã vội “sống thử”, vội “cho” để minh chứng tình yêu với người yêu. Có thể bạn trẻ cho rằng, “ráng đau một lát là xong chuyện”, nhưng sẽ có những chuyện mà cả đời chúng ta không “xong” được, ví như nhiều bạn trẻ do nạo hút nhiều lần sẽ mãi mãi mất quyền làm mẹ; nhiều bạn gái vì đã trót “nhắm mắt đưa chân” phá một lần, dễ “dính” lại phải phá nhiều lần. Hơn nữa, tỉ lệ của các cặp yêu đương có quan hệ tình dục trước hay dễ dẫn đến những mâu thuẫn và sự nhàm chán. Hậu quả là những bất trắc không đáng có sẽ xảy ra trong cuộc sống hôn nhân và đó lại là một lộ trình buồn cho các gia đình trẻ. Cuối cùng sự bất hạnh lại phải đổ lên đầu những đứa con…
2.3.1.2 Những tổn thương về tinh thần của bạn gái trong sống thử.
Sau khi trót tin tưởng vào những lời hứa hẹn ngọt ngào của đấng mày râu, nhiều bạn gái rơi vào tình trạng hoang mang tột độ khi chàng "trở mặt", cao chạy xa bay còn mình thì đau đớn với những hậu quả về tổn thương về tình cảm Các bạn gái có xu hướng mất niềm tin vào đàn ông. Và không ít bạn gái trở nên bất cần, buông xuôi và sa vào lối sống bừa bãi sau khi “chẳng còn gì nữa để mất”. Đó không phải là cá tính, không phải là phong cách, mà đó là nguy cơ hủy hoại tương lai
2.3.2 Ảnh hưởng đối với bạn nam
2.3.2.1 Tâm lí, tình cảm
Trong sống thử nhiều ý kiến cho rằng bạn nữ chịu thiệt thòi nhưng bên cạnh đó thì các bạn nam cũng chịu những ảnh hưởng nhất định về tương lai phía trước của mình nếu như hai người đổ vỡ. Một bạn nam đã từng sống thử sẽ khó có thể nhận được sự chấp nhận của một người bạn nữ khác. Cho dù lúc đầu chưa biết nhưng sau một thời gian thì các bạn nữ này cũng sẽ rời xa, đơn giản là vì họ không chấp nhận một người đã từng sống thử.
Khi bị cự tuyệt vì có một quá khứ không đẹp thì thường dẫn đến tâm lý chán nản, buông thả… dễ dẫn đến những tệ nạn xã hội khác.
2.3.2.2 Không thể trưởng thành
Đó là tình trạng của một số ít trong những cặp đôi sống thử. Khi người nữ tỏ ra quá đảm đang sẽ khiến cho chính người yêu của mình rơi vào thế bị động hay nói khác hơn là quen với thói ỉ lại mà tỏ ra thụ động trong công việc. Đó cũng là những nguy hiểm cho xã hội khi những cá nhân đó bước ra ngoài làm việc. Xã hội ngày càng phát triển thì càng cần những cá nhân năng động và sáng tạo để có những sáng kiến, những ý tưởng mang tính đột phá. Nếu cứ đào tạo ra những cá nhân thụ động thì xã hội sẽ chỉ ngày càng đi xuống mà thôi.
Việc bất dắc dĩ sảy ra với những chàng trai sẽ trở thành những ông bố trẻ khi chưa sẵn sàng. Điều này sẽ gây lên tâm lí hoang mang và trở lên bế tắc cũng như những suy nghĩ “vẩn vơ” khiến chàng mất tập trung và có nhưng biện pháp khó lường.
Bây giờ, ta có thể xem xét và nhìn lại việc “sống thử” và những hệ lụy của nó kéo theo. Chúng ta có thể thấy hậu quả mà nó mang lại cho hai bên, tuy rằng những lợi ích của nó về vật chất là có ích nhưng khi đổ vỡ thì dẫn đến tâm lý bị tổn thương và mất niềm tin vào tình yêu, cuộc sống.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP LÀM GIẢM HẬU QUẢ CỦA TÌNH TRẠNG SỐNG THỬ
3.1. Sự quan tâm của gia đình
Các gia đình có con cái trong độ tuổi học sinh, sinh viên cần có các biện pháp nhắc nhở, kiểm soát, giáo dục các bạn trẻ nhận ra sai lầm của việc sống thử.
3.2. Nhà trường và các hoạt động xã hội
3.2.1 Nhà trường
Trước hết, nhà trường cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên. Đồng thời, cần bổ sung đội ngũ giáo viên có chất lượng, chuyên môn, am hiểu tâm lý học sinh, sinh viên để từ đó dễ dàng tuyên truyền, phổ biến về vấn đề này. Bên cạnh đó cũng phải tăng cường những buổi sinh hoạt, ngoại khóa để cho sinh viên có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau về cuộc sống
3.2.2 Các hoạt động xã hội
Nhà nước và các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nữa về vấn đề nhà ở của sinh viên, xây dựng các khu Làng sinh viên đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhiều hoàn cảnh của mỗi sinh viên... Nâng cấp và cải tạo những khu trọ của sinh viên đồng thời ổn định giá cả thuê phòng trọ của sinh viên sao cho hợp lý.
Nâng cao tinh thần, trách nhiệm cho sinh viên trong lối sống tập thể
Tuyên truyền lối sông văn hóa, lành mạnh ở các khu trọ sinh viên, tạo không khí đoàn kết giữa các thành viên trong khu trọ với nhau.
Tăng cường các đội tự quản, an ninh phường_ quận quan
Đồng thời, làm công tác tư tưởng đến các hộ dân giúp đỡ những sinh viên thuê trọ để tạo được sự hòa đồng giữa chủ nhà và người thuê giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và trong cuộc sông hàng ngày.
3.3. Có cách nghĩ đúng đắn về tình yêu và quan hệ trước hôn nhân
Cấm đoán chưa bao giờ là một biện pháp hữu hiệu, nhất là đối với những nhu cầu sinh lý cơ bản của con người như tình dục. Theo tôi, chúng ta chỉ có một cách là giáo dục sức khỏe giới tính. Sinh viên là những người có trí thức, đa phần thông minh, với kiến thức đầy đủ họ sẽ tự chọn cho mình một cách thức sinh hoạt đúng.
KẾT LUẬN
Nhìn chung vấn đề sống thử không còn là một đề tài mới nhưng nó vẫn thu hút đươc sự quan tâm của mọi người trong xã hội. Mặc dù mới chỉ du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 nhưng đối với vấn đề này có rất nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau. Có quan điểm đồng tình ủng hộ với cách nhìn “thoáng”, bên cạnh đó là quan điểm không đồng tình, phản đối với cách nhìn theo truyền thống văn hóa phương Đông ( Đặc biệt là các bậc phụ huynh).
Bên cạnh những tích cực về mặt vật chất thế nhưng không thể phủ nhận được những hệ quả tiêu cực là rất lớn đối với những cặp đôi sống thử. Không những thế lối sống được coi là “mốt” này đang làm đảo lộn các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Trinh tiết, phẩm hạnh của người con gái Việt đã và đang bị coi thường và cho rằng không quan trọng như trước nữa. Đã có những giải pháp được đưa ra từ nhà trường, gia đình, xã hội nhưng đây là một vấn đề vẫn còn tồn tại trong giới sinh viên nói chung nên cần phải tích cực tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức đời sống hơn nữa.
Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nhóm chúng tôi có phần nghiêng về quan điểm không nên sống thử. Mặc dù sống thử dần được xã hội nhìn nhận với con mắt thông cảm hơn. Thế nhưng đó cũng không phải là lí do để các bạn trẻ có thể đơn giản hóa chuyện này. Khi sống thử sẽ có rất nhiều vấn đề không chỉ của bạn nữ . Các bạn nam cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả. Các bạn trẻ đang yêu nên cân nhắc kỹ để không chỉ bảo vệ được tình yêu mà còn cả tương lai phía trước.
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành, tới khoa Văn bản và công nghệ hành chính, đặc biệt là giáo viên giảng dạy bộ môn đã giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Do thời gian có hạn, kiến thức và sự hiểu biết chúng tôi còn hạn hẹp,nguồn tư liệu không phong phú so với những vấn đề mà đề tài. Vậy kính mong sự góp ý của cô và bạn đọc để đề tài của chúng tôi hoàn thiện hơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo mạng Dân trí
Báo Vnexpress.net
Vietbao.vn
Giáo trình tiếng việt thực hành (xuất bản giáo dục – 2005)
Cũng như một số trích dẫn từ các ý kiến của các tài kiệu khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1tieu_luan_tinh_trang_song_thu_trong_sinh_vien_9212_413.doc