Tiểu luận Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực vào nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO

Bao đời nay người Việt vẫn boăn khoăn toan tính: Dân tộc ta sẽ đi lên như thế nào? Vị thế của ta trên thế giới ?. Con người Việt Nam thông minh, cần cù, sáng tạo,đất nước Việt Nam với biết bao tài nguyên thiên nhiên phong phú Vậy tai sao chúng ta lại không thể trở thành một cường quốc trên thế giới ? Chẳng qua chúng ta còn đang quá non trẻ trước thế giới Khi mà cả thế giới đã đứng trong làn sóng toàn cầu hóa từ lâu, chúng ta lại chỉ mới làm quen với nó trong khoảng 20 năm trở lại đây.Nhưng cũng thật may mắn vì sau hơn 11 năm đàm phán cả song phương lẫn đa phương với tất cả các thành viên của tổ chức thương mai quôc tế,chúng ta đã ở tronh ngôi nhà chung cung với 149 thanh viên khác cung nhau xây dựng và phát triển Nghịch lý của toàn cầu hóa là nó có thể biến mọi điều thành có thể và ngược lại. Nó có thể tước đoạt hoặc gia tăng quyền lực. Nó có thể đồng hóa, làm nghèo đi,đồng thời có thể làm cho các nền văn hóa giao tiếp, xẻ chia và càng trở nên phong phú. Nó mở ra triển vọng phát triển,nhưng cũng có thể khiến mọi người ôm giữ chặt hơn “cây ôliu” truyền thống. Toàn cầu hóa nghĩa là chúng ta vừa lớn lên vừa nhỏ lại, vừa mạnh lên đồng thời lại vừa yếu đi Vậy dối với Việt Nam - chúng ta sẽ ra sao sau khi đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đâu là những cơ hội mà chúng ta có thể và cần phải tận dụng. Đâu là những thách thức mà chúng ta cần phải nhận biết để vượt qua.và để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức chúng ta phải làm những gì .

doc21 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực vào nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Vào hồi 19 giờ ngày 7 tháng 11 năm 2006, giờ Hà nội, tại Giơnever, Thụy Sĩ, Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã chính thức thông qua việc Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức này. Đây là kết quả sau hơn 11 năm đàm phán cả song phương lẫn đa phương với tất cả các thành viên trong tổ chức. Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ đón lấy những vận hội mới đang mở ra trước mắt cũng như phải đương đầu với những thách thức không nhỏ trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội. Hội nhập quốc tế là một cơ hội để Việt Nam có thể cất cánh. Nhưng để cất cánh chúng ta đang phải đứng trước những sự lựa chọn rất quan trọng. Chọn lối đi nào cho đất nước tiến lên? Và dường như việc làm thế nào để đưa nền kinh tế Việt đang hết sức trì trệ để trở thành nền kinh tế mở phát triển một cách mạnh mẽ hơn đang là câu hỏi làm đau đầu các cấp, các nghành. Việt Nam mở cửa Thị trường trong điều kiện thế giới có nhiều biến động và nền kinh tế trong nước chưa đủ sức cạnh tranh; tất cả nhưng khó khăn mà quốc tế hóa và toàn cầu hóa mang lại cho chúng ta là những bài toán khó buộc lòng chúng ta phải đi tìm lời giải. Tuy nhiên, với thành tựu to lớn của hơn hai mươi năm đổi mới, một qua trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập trong những năm qua, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng có thể tận dụng được những cơ hội, vượt qua thử thách, tiến lên cùng bước đi của toàn thế giới. Như một tiến trình tất yếu, hợp tác toàn cầu hóa là một thực tiễn mà Việt Nam đang tích cực tham gia. Tuy nhiên, bằng hiện thực và khả năng mà chúng ta đang có, chúng ta sẽ phải làm gì, làm như thế nào để có thể hội nhập thành công? Cùng với việc Việt Nam đã chấp nhận thay đổi để kí kết hầu hết những hiệp ước quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hóa xã hội…, chúng ta đã chuẩn bị một cách đầy đủ để sẵn sàng hội nhập? Trong khuôn khổ bài biết này, chúng em sẽ trình bày những thực tiễn và khả năng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam thời kì hậu WTO. Tiểu luận “Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực vào nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO’’ tuy chúng em đã thực hiện một cách cố gắng nhất nhưng không thể tránh được những sai sót. Vì thế mong thầy giáo giúp đỡ để bài viết được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Dựa trên nội dung đề tài, kết cấu của bài viết gồm 4 phần: I - TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ WTO VÀ VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO II - THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM III. MỘT VÀI LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO IV. VẬN DỤNG THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC Nhóm sinh viên thực hiện I- TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ WTO VÀ VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO I.1. Tổ chức thương mại thế giới WTO Định nghĩa: WTO là tên viết tắt tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới( World Trade Organization) – là một tổ chức Quốc tế đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. WTO hoạt động nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiêu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Từ ngày 13 tháng 5 năm 2006, tổng giám đốcWTO là ông Pascal Lamy, và tính đến thàng 11 năm 2006 thì tổ chức này có 150 thành viên. Chức năng: WTO có các chức năng cơ bản sau: Quản lí việc thực hiện các hiệp ước WTO Diễn đàn đàm phán về thương mại Giải quyết tranh chấp thương mại Trợ giúp kĩ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển Hợp tác với các tổ chức Quốc tế khác\ Các nguyên tắc của WTO: - Không phân biệt đối xử: + Không phân biệt đối xử hàng trong nước-ngoài nước + Các ưu đãi dành cho các nước thành viên WTO là như nhau Tăng cường tự do thương mại thông qua đàm phán Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển Một luật chơi quốc tế đơn giản: Vì mục tiêu thúc đẩy tự do thương mại, phương thức hoạt động cra WTO là: cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ hàng rào thuế quan, xóa bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoai nước, đảm báo sự sở hữu tài sản trí tuệ và bản quyền … Với một số đặc điểm sơ lược như trên, WTO là một tổ chức quốc tế tạo thuận lợi cho các thành viên mở rộng thị trường, thâm nhập vào thị trường của các nước khác trên cơ sở tự do thương mại. Các hiệp định quan trọng đã kí . Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) . Hiệp định chung về Thươnh mại dich vụ (GATS) . Hiệp định về các khía canh liên quan đến Thương mại vá quyền sỡ hữu trí tuệ (TRIPS) . Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại(TRIMS) . Hiệp định về Nông Nghiệp(AoA) . Hiêp định về hàng dệt may(ATC) . Hiêp định về Chống bán phá giá. Hiêp định về Trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp . Hiêp định về tự vệ . Hiêp định về thủ tục cấp phép Nhập Khẩu . Hiêp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (SPS) . Hiêp định về các rào cản kỷ thuật đối với thương mại(TBT) . Hiêp định về về Đinh giá Hải Quan . Hiêp định về Kiểm dịch và hàng trước vận chuyển . Hiêp định về Xuất xứ hàng hóa (ROO) . Hiêp định về cơ chế giải quyết tranh chấp Tài liệu chính thức của Ban công tác về việc Việt Nam nhập WTO (nguyên bản tiếng Anh) I.2. Việt Nam gia nhập WTO Ngay từ thời điểm gia nhập , Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ hiệp định và những quy định mang tính rang buộc chung của WTO. Tuy vậy do đất nước ta đang phát triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trính chuyển đổi nên yêu cầu WTO chấp nhận cho hưởng thời gian chuyển đổi để thực hiện cam kết .Theo đó, Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm, tức là phải hoàn thành trước 31/12/2018. Về nôngnghiệp Việt Nam đồng ý bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản ngay từ thời điểm gia nhập .Tuy nhiên, với một số quyền lợi riêng, ta được hưởng một số ưu đãi trong giai đoạn này với khoản ngân sách dành ưu đãi cho nông nghiệp giữ ở mức khoảng 400 tỷ đồng một năm Về quyền kinh doanh : Việt Nam cam kết minh bạch hoá, công bố công khai với nhân dân cũng như các tổ chức quốc tế . Một số cam kết khác mà Việt Nam đã ký: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, định giá thuế xuất nhập khẩu, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương maị, Tài chính- Ngân hàng… Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ các công ty nước ngoài đwocj hiện diện và trực tiếp kinh doanh tại Việt Nam với ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Về vốn đầu tư, ta chấp nhận 100% nước ngoài ở hầu hết các ngành dịch vụ quan trọng chủ chốt như: Khai thác dầu khí, bảo hiểm ngân hàng, chứng khoán,… Trong các cam kết nói trên, ta giữ một thái độ thẳng thắn và đúng mực, trongmột số lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến văn hoá, chính trị như in ấn, xuất bản. I.3. Tác động của WTO đến nền kinh tế Việt I.3.1. Về đầu tư xây dựng tiềm lực Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại là vấn đề có ý nghĩa to lớn. Thực hiện nghĩa vụ của hiệp định TRIMs sẽ xoá bỏ rào cản đối với đầu tư nước ngoài (FDI), tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào các ngành công nghiệp, chế biến nông sản và nhất là dịch vụ có lợi thế. Việc điều chỉnh chính sách nhằm xoá bỏ yêu cầu cân đối thương mại và cân đối ngoại tệ cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu. Khi gia nhập WTO, hiệp định TRIPs , một cơ chế hữu hiệu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc đầu tư chuyển giao công nghệ và đưa công nghệ cao vào các ngành kinh tế. Thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết TRIPs, tôn trọng quyền SHTT cũng là giải pháp khuyến khích sáng tạo, khích lệ doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hoạt động R&D, đặc biệt là ở những ngành hàng đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao, mang lại lợi kinh tế ích lớn. Làn sóng đầu tư nước ngoài nếu được gia tăng sẽ là động lực tích cực để tăng trưởng sản xuất công nghiệp, tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh các hoạt động R & D, góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và những sản phẩm ngành hàng. Nước ta mở rộng thị trường khi đại bộ phận các tổ chức sản xuất kinh doanh là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu nguồn lực đầu tư trình độ nhân lực thấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, nhiều lĩnh vực công nghệ đang còn lạc hậu. Sức ép lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi vào WTO là sự cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh thị trường nội địa càng trở nên gay gắt hơn khi các rào cản thương mại bị cắt giảm, những doanh nghiệp nhỏ, khả năng cạnh tranh yếu kém có nguy cơ phá sản hoặc giảm hiệu quả kinh doanh. Với tiềm lực hạn chế, doanh nghiệp Việt Nam đang ở thế yếu trong những tranh chấp thương mại quốc tế, thu hút được đầu tư nước ngoài vào phát triển những ngành có lợi thế phát triển, đòi hỏi trình độ công nghệ cao sẽ là một hướng thúc đẩy nhanh những ngành hàng có lợi thế xuất khẩu để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Từ thực tiễn ở nhiều quốc gia, trong thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp FDI thường mở mang những ngành nghề mới, thực hiện chuyển giao công nghệ và kỹ năng sản xuất kinh doanh cho lao động của nước sở tại nhằm thu được lợi nhuận cao. Mở mang phát triển những ngành nghề mới áp dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi lao động có trình độ kỹ thuật cao, buộc lực lượng lao động trẻ phải tự học hỏi vươn lên để có việc làm. Đây cũng chính là là cơ hội để nâng cao trình độ nguồn nhân lực nước ta khi vào WTO. I.3.2. Tác động trong ngành nông nghiệp Được hưởng ưu đãi của 148 nước thành viên, mặt hàng nông sản nhiệt đới có thế mạnh của nước ta không bị phân biệt đối xử, có nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường toàn cầu, đặc biệt ở những nước phát triển có nhu cầu cao. Ngoài những sản phẩm có ưu thế đặc thù, cây trồng vụ đông là một thế mạnh khi các nước ôn đới đang mùa đông băng giá cần nhiều, nông sản thực phẩm sạch có khả năng mở rộng cũng là một hướng có nhiều triển vọng xuất khẩu lâu dài... Khi gia nhập WTO, ngành nông nghiệp nước ta có thuận lợi hơn trong các tranh chấp, với cam kết không phân biệt đối xử, hàng nông sản xuất khẩu giá rẻ nước ta sẽ có cơ hội thâm nhập vào nhiều thị trường. Thêm vào đó, ảnh hưởng trong các chương trình nghị sự và quyền đàm phán đa biên của nước thành viên WTO cũng là những thuận lợi để tối đa hoá các lợi ích trong các vòng đàm phán thương mại. Từ chính sách và thể chế phù hợp với thông lệ quốc tế, nông nghiệp nước nhà sẽ có sức thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, khi vào WTO, Việt Nam còn được tham gia nhiều hơn vào những chương trình hợp tác khoa học công nghệ, thu hút đầu tư đổi mới công nghệ, mở mang ngành nghề nông thôn, hiện đại hoá công nghiệp chế biến....sẽ tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế-xã hội nông thôn. Với hướng phát triển này, theo ước tính của ngành Lao động TBXH, nếu xuất khẩu nông nghiệp, thuỷ sản và lâm nghiệp tăng được 31% , 62% và 7% thì việc làm cho lao động nông nghiệp có thể tăng thêm được 85 vạn. I.3.3. Tác động tổng thể đối với ngành công nghiệp Có thể nói, khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành công nghiệp nước ta còn ở thế yếu do năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và trình độ khoa học công nghệ, khả năng quản lý còn nhiều hạn chế. Ngành công nghiệp có một số mặt hàng có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vục và thế giới song tỷ trọng nhỏ, chủ yếu dựa vào lợi thế tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ. Với chính sách thúc đẩy tự do hoá thương mại, việc bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan chỉ thực hiện được trong những hoàn cảnh nhất định và ngày càng giảm, khả năng Nhà nước bảo hộ cho ngành công nghiệp trước sức ép cạnh tranh ngày càng hạn hẹp, ngành công nghiệp nước nhà đang phải chấp nhận một cuộc chơi không cân sức, phải có những nỗ lực tối đa mới không bị biến thành thị trường tiêu thụ của các nước còng nghiệp phát triển khi vào WTO. I.3.4. Trong ngành địch vụ Gia nhập WTO, dịch vụ sẽ là khu vực có độ mở cao. Đón nhận dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI sẽ đến cùng với công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư , xu hướng này cũng tạo nhiều thuận lợi để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển các ngành dịch vụ. Sự tăng trưởng các ngành dịch vụ, đến lượt mình lại tạo điều kiện để tăng sức hấp dẫn và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn FDI. Các nguồn đầu tư được phân phối lại theo hướng hiệu quả cho phép phát triển nhanh những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, đi theo hướng này, nước ta có thể mở rộng một số dịch vụ du lịch và xuất khẩn lao động. Khi vào WTO, thị trường mở rộng, người tiêu dùng trong nước được tiếp cận với những dịch vụ đa ngành với giá thấp và chất lượng tết sẽ là cơ hội để giảm chi phí sản xuất và quan trọng là nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam. II- THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM II.1. Những thay đổi về mọi mặt của Việt Nam từ khi tiến hành công cuộc đổi mới trong 20 năm qua Ba mươi mốt năm qua, đặc biệt là từ sau năm 1986 khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử, thay đổi đời sống mọi mặt của người dân: kinh tế tăng trưởng ở mức tương đối cao, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình chính trị và xã hội ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Thành tựu nổi bật nhất là Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong nhiều năm liên tục (đứng thứ hai châu Á). Trong vòng 10 năm từ 1991 đến 2000, GDP của Việt Nam đã tăng gấp đôi, với tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 7,5%. Từ năm 2001 đến 2006, GDP tăng trưởng trung bình trên 7%/năm. Riêng năm 2004, GDP tăng 7,6% so với năm 2003. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng dần, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần: nông, lâm thủy sản giảm từ 40,2% năm 1985 xuống còn 21,76% năm 2004; tương ứng nhóm ngành công nghiệp-xây dựng đã tăng từ 27,4% lên 40,09%, nhóm ngành dịch vụ đã tăng từ 32,5% lên 38,15%.. Môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng thông thoáng. Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam cùng hàng loạt các văn bản pháp luật khác từng bước tạo lập một hệ thống pháp luật minh bạch và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Tính đến hết tháng 11/năm 2004, có hơn 5.100 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 45,5 tỷ USD, trên 50% số dự án đã đi vào hoạt động với số vốn thực hiện trên 26 tỷ USD. Riêng năm 2004, Việt Nam thu hút được 4,1 tỷ USD FDI trong đó 2,3 tỷ USD là dự án mới còn 1,8 tỷ USD là vốn bổ sung. Doanh nghiệp FDI đóng góp gần 15% GDP, chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 4,9% tổng thu ngân sách Nhà nước và tạo ra hàng vạn công ăn việc làm. Xuất khẩu Việt Nam cũng tăng liên tục trong nhiều năm, đạt 26 tỷ USD năm 2004, tăng 30% so với 2003. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu… Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD là dầu thô, hàng dệt may, giày dép. Có hai mặt hàng mới của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là đồ gỗ và hàng điện tử máy tính. Kim ngạch nhập khẩu năm 2004 đạt khoảng 31,5 tỷ USD tăng 25% so với 2003. Nhập siêu ước đạt 5,5 tỷ USD, bằng 21,2% kim ngạch xuất khẩu. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, kể từ khi Luật Doanh nghiệp 4 năm trước đây, hơn 75 nghìn doanh nghiệp tư nhân đã ra đời, đóng góp khoảng 10 tỷ USD, chiếm 27% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội, giải quyết việc làm cho gần 6 triệu lao động. Khu vực kinh tế nhà nước được sắp xếp lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả. Số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm từ hơn 12.000 xuống còn khoảng trên 4.700, trong đó gần 1000 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá. Mục tiêu của Việt Nam năm 2005 sẽ cổ phần hoá hơn 2000 doanh nghiệp nữa. Hiện Việt Nam đang xây dựng Luật cạnh tranh cùng với việc hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Cải cách tài chính - ngân hàng là lĩnh vực được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Những thành tựu trong lĩnh vực này đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát, bảo đảm tính minh bạch của tài chính nhà nước, xoá bỏ dần bao cấp qua tín dụng, áp dụng tỷ giá và lãi suất phù hợp với cung cầu thị trường, gia tăng huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tại Việt Nam, lần đầu tiên hình thành và dần phát triển các loại thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản… Đi đôi với tập trung phát triển kinh tế, Nhà nước đặc biệt quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, dành hơn 1/3 tổng vốn đầu tư của toàn xã hội cho các nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá... Đời sống mọi mặt của người dân Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi đã được cải thiện nhanh chóng. Hầu hết các chỉ tiêu phát triển xã hội đều đạt và vượt kế hoạch: tạo việc làm mới cho 1,5 triệu lao động, thu nhập GDP theo đầu người đã tăng gấp đôi trong giai đoạn từ 1995-2003. Trong vòng 10 năm từ 1993 đến 2002, Việt Nam đã giảm tỷ lệ nghèo chung theo chuẩn quốc tế từ mức 58% xuống còn 28,9% dân số, tương đương với khoảng 25 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói và được Liên Hợp Quốc đánh giá là một trong những nước dẫn đầu thế giới về thành tích xóa đói giảm nghèo. Các quyền công dân ghi trong Hiến pháp, kể cả quyền tự do tín ngưỡng và quyền sinh hoạt tôn giáo hợp pháp ở Việt Nam được tôn trọng. Số lượng tín đồ, các nhà tu hành cũng như các cơ sở tôn giáo tại Việt Nam ngày càng tăng. Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện trên nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ". Hệ thống pháp luật không ngừng được hoàn thiện nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân Chính sách đối ngoại của Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước” đã đem lại những kết quả rất tích cực. Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 168 nước trên thế giới và quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Hiện nay, Việt Nam là thành viên tích cực của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM...việc trơ thành một thành viên của WTO đã đưa Viêt Nam lên môt tầm cao mới với nhiều lựa chọn đầy hứa hẹn……. Các chỉ tiêu chủ yếu của Việt Nam năm 2005 là: GDP tăng 8,5 %; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 16%, giá trị tăng thêm tăng 11%; giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tăng 5,2%; giá trị tăng thêm tăng 3,8%; giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng 8,2%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%, chỉ số giá tiêu dùng không tăng quá 6,5%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 7%, tạo thêm 1,6 triệu việc làm… II.2. Những tồn tại của nền kinh tế Việt Nam Bước qua chiến tranh với rất nhiều đau thương, viêc phục hồi kinh tế và đạt một số thành tựu đã là một thanh công lớn của Đảng, Nhà nước va cả dân tôc Việt Nam.Tuy thế, đứng trên khía cạnh khách quan mµ nói thì nền kinh tế của chúng ta vẫn còn những tồn tại không nhỏ... II.2.1. Quy mô nền kinh tế vẫn còn nhỏ Theo Tổng cục Thống kê, năm 2006, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,17% với GDP danh nghĩa đạt 974 nghìn tỷ đồng (khoảng 60 tỷ đô-la). Đây là con số khá ấn tượng, nhưng nó chỉ xấp xỉ nền kinh tế Thái Lan vào năm 1988 và nhỉnh hơn kinh tế Singapore vào năm 1994 một chút. Nếu lấy hơn 60 tỷ đô-la chia cho 84 triệu người thì GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2006 là 725 đô-la, tương đương với con số này của Trung Quốc cách đây 10 năm, Thái Lan 20 năm và Singapore 30 năm.2 Mặt khác, theo số liệu trên website CIA Fact Book, GDP-PPP (GDP ngang bằng sức mua) năm 2006 của Việt Nam là 258 tỷ đô-la, xếp hạng 38 toàn thế giới và thứ 5 trong 10 nước Asean. GDP-PPP bình quân đầu người là 3.100 đô-la, xếp hạng 156 trên thế giới và thứ 7 trong 10 nước Asean. Giả sử tốc độ tăng GDP và GDP bình quân đầu người được duy trì bằng mức bình quân 7 năm qua, đến năm 2020, tổng GDP-PPP và GDP-PPP bình quân đầu người tính theo giá năm 2006 của Việt Nam lần lượt là 435 tỷ và 8.000 đô-la, bằng với vị trí số 28 và 104 trên thế giới hiện nay.Những con số nêu trên có thể giúp hình dung phần nào vị trí của nền kinh tế Việt Nam ở hiện tại và vào năm 2020. II.2.2. Tăng trưởng GDP nhờ lượng nhiều hơn chất Tốc độ tăng trưởng đạt được trong năm 2006 nói riêng, một vài năm gần đây được cho là cao, nhưng so với số tiền đầu tư 399 nghìn tỷ đồng bỏ ra, chiếm đến 41% GDP thì cần phải nhìn nhận khách quan hơn. Chỉ số đầu tư tăng trưởng (ICOR) có xu hướng gia tăng là điều không tốt cho nền kinh tế. Riêng năm 2006, ICOR là 5,02 và bình quân từ năm 2000 đến nay lên đến 5,11, cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc cách đây 10 năm, Thái Lan 20 năm và Singapore 30 năm. Xin nhắc lại phát hiện rất có ý nghĩa của Giáo sư David Dapice, Nhà kinh tế trưởng Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard, rằng cũng với tỷ lệ đầu tư so với GDP tương đương với Việt Nam, nhưng Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng 9-10%, trong khi Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mức 7-8%. Điều này có nghĩa là với quy mô nền kinh tế hiện tại, hàng năm Việt Nam mất đi khoảng 1 tỷ đô-la. Bảng dưới đây cung cấp thêm một con số so sánh với các nước khác và nó có thể minh chứngphần nào lập luận trên: Nước Đầu tư ( % GDP) Tăng trưởng GDP (%) ICOR Việt Nam ('00-'06) 38,8 7,5 5,1 Trung Quốc('91_'03) 39,1 9,5 4,1 Đài Loan ('81-90) 21,9 8,0 2,7 Hàn Quốc('81-90) 29,6 9,2 3,2 Nhật Bản('61-'70) 32,6 10,2 3,2                 Một điểm cần lưu ý khác là tuy có giảm một chút (2%), nhưng tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước vẫn chiếm đến 50,1% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Dựa trên con số này và nhìn vào tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp dân doanh và các doanh nghiệp nhà nước phần nào lý giải được tại sao ICOR của Việt Nam lại cao đến như vậy. Hơn thế nữa, trong 136 nghìn tỷ đồng GDP danh nghĩa tăng thêm trong năm 2006, có đến 15 nghìn tỷ đồng (gần 1 tỷ đô-la) gia tăng từ xuất khẩu dầu thô và 25 nghìn tỷ đồng gia tăng trong đầu tư của khu vực nhà nước. II.2.3. Hệ thống tài chính có sự nở rộng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro Năm 2006 chứng kiến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán khi mà tổng vốn hóa của toàn thị trường (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) bằng 30% GDP, cao gấp 5 lần so với thời điểm cuối năm 2005 và vượt qua mục tiêu đặt ra đến năm 2010. Việc gia tăng này có được là nhờ có thêm hơn 150 công ty lên sàn. Nhưng một phần rất lớn sự gia tăng của thị trường là do kỳ vọng quá lớn của công chúng dưới tác động của tâm lý đám đông. Khi mà rất nhiều người cảm thấy kiếm tiền quá dễ dàng qua việc kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường chứng khoán sẽ làm giảm nhiệt huyết và động cơ làm việc để tạo ra giá trị gia tăng thực sự cho toàn xã hội. Đây là một điều rất không tốt cho nền kinh tế. Đối với các ngân hàng, với tốc độ tăng trưởng lên đến 33% đưa đến kết quả là lần đầu tiên, tổng tài sản của toàn hệ thống vượt 1 lần GDP (số cụ thể là 1,2 lần), tổng dư nợ cho vay trong nền kinh tế bằng khoảng 75% GDP, chỉ thấp hơn bình quân trong khối Asean một chút. Tuy nhiên, theo con số của Tổng cục Thống kê thì toàn bộ giá trị gia tăng của ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chỉ đóng góp có 1,81% GDP. Con số này có phần khiêm tốn vì chỉ riêng lợi nhuận của các ngân hàng được công bố đã bằng 1,1% GDP. Phân tích ra sẽ thấy lợi nhuận của các ngân hàng có được chủ yếu là do chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra quá cao (gấp 1,5 lần so với mức bình quân chung trên thế giới). Điều này có nghĩa là chi phí của các doanh nghiệp đang bị đẩy lên đáng kể. Thêm vào đó, làn sóng ngầm trong cuộc đua lãi suất của các ngân hàng vẫn đang âm ỉ cộng với mức gia tăng cung tiền, tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua cao hơn so với ba nền kinh tế nêu trên ở các giai đoạn phát triển tương tự sẽ không tốt cho phát triển dài hạn. Tuy có sự cải thiện, nhưng quy mô của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhỏ, tiềm lực tài chính yếu cộng với câu hỏi về chất lượng nợ, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước (chiếm trên 70% thị phần) nhưng lại tăng trưởng quá nhanh đã tạo ra sự nghi ngờ về khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của các ngân hàng trong bối cảnh mở cửa và hội nhập hiện nay.Từ những vấn đề trên cho thấy, dấu hiệu bong bóng trên thị trường chứng khoán cộng với sự mong manh của các ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho hệ thống tài chính nói riêng, nền kinh tế nói chung. Chắc ít ai trong chúng ta không hình dung ra hậu quả của một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ là như thế nào. II.2.4. Tham nhũng và chất lượng giáo dục, hai điều đáng quan tâm Trong những vài thập kỷ sau năm 1950, Hàn Quốc và Đài Loan có được sự tăng tốc thần kỳ để trở thành những nền kinh tế phát triển như ngày nay. Kết quả mà hai nước này có được không đơn thuần chỉ nhờ những khoản viện trợ của các nước phương Tây (Nếu tính viện trợ tuyệt đối hay so với quy mô nền kinh tế, thì Việt Nam có thể đang ở vị thế tốt hơn hai nước này cách đây hơn 4 thập kỷ) mà nhờ hai yếu tố hết sức quan trọng là họ có chính phủ mạnh, tình trạng tham nhũng rất ít cộng với chính sách giáo dục hợp lý. Trái lại với hai nền kinh tế nêu trên, sau những năm 1950, cũng có một hệ thống giáo dục tốt, nhưng do tình trạng tham nhũng, sự đặc quyền của các quan chức chính phủ cộng với những bất ổn về chính trị mà sau gần 50 năm, Philipin phải rơi vào tình trạng bất ổn và phát triển chậm như ngày hôm nay. Ở Việt Nam hiện nay, ổn định chính trị là điều không bàn cãi, nhưng tham nhũng và sự yếu kém trong hệ thống giáo dục có lẽ là hai vấn đề đau đầu nhất. Nếu không có những quyết sách đúng đắn thì chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển dài hạn.Hiện tại, Thủ tướng đã và đang thúc giục hệ thống ngân hàng đẩy nhanh tiến trình cải cách, nhất là việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước và Chính phủ đưa ra ba nhiệm vụ được ưu tiên trong năm 2007 là tập trung cho tăng trưởng kinh tế, cải cách hành chính và chống tham nhũng. Hy vọng rằng, với việc đánh giá, nhìn nhận đúng vấn đề, không chỉ năm 2007 này mà cả nhiều năm tiếp theo, Việt Nam sẽ có những chính sách và bước đi hợp lý để có thể đạt được mục tiêu đề ra với con đường ngắn nhất, trôi chảy nhất với chi phí thấp nhất. III. MỘT VÀI LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ một khả năng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc khóa IX của Đảng, sau khi phân tích tình hình trong nước, tình hình thế giới và khu vực đã nhận định rằng, hiện nay đất nước ta đang “có cả cơ hội lớn và thách thức lớn” Giáo trình triết học Mác - LêNin(Dùng trong các trường đại học cao đẳng) Nhà xuất bản chính trị quốc gia Ngày 7-11-2006 Việt Nam được WTO kết nạp làm thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức này, theo đó chúng ta sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội thuận lợi nhưng gặp phải không ít thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, cơ hội không tự nó trơ thành vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta.Thách thức này tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta .Khả năng đến với chúng ta, có thể bao gồm cả vận hội và bao gồm cả thách thức, nó luôn vận động, chuyển hoá, và thách thức với nghành này có thể là cơ hội cho nghành khác phát triển .Tận dụng cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thử thách , tạo ra cơ hội mới lớn hơn .Ngược lại không tận dụng được cơ hội thách thức sẽ lất át, cơ hội sẽ không đứng chờ mà sẽ không trôi qua , thách thức thì càng khó khắc phục .Cũng không cần và vì thế không nên đặt câu hỏi liệu trong hội nhập thì cơ hội và thách thức , cái nào nhiều hơn, chúng đan xen và dung hoà lẫn nhau, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan bên trong của dân tộc . Với những cam kế và thực tiễn đã nêu, con đường phát triển của Việt Nam sẽ có những thuận lợi và thách thức được biểu hiện như thế nào khi gia nhập WTO? Toàn cầu hoá giống như một tất yéu khách quan, bởi động lực bên trong của nó là sự phát triển của lực lượng sản xuất thì không ngừng phát triển và càng về sau càng phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Tham gia vào tiến trình này, cùng với thời đại, tuy thách thức rất lớn nhưng cơ hội cũng rất nhiều. Không tham gia vào tiến trình ấy, trở thành người ngoài cuộc sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, sẽ rất khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinhtế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng kỹ thuật-công nghệ lần thứ 3, mà sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước này sẽ dẫn đến sự thay đổi của nước khác, Quan trọng không kém, khi không tham gia vào quá trình hội nhập, vị thế của quốc gia sẽ không bình đẳng trong việc bàn thảo và xây dựng định chế của nền thươngmại thế giới, không có điều kiện đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình,trong tiến trình này, đảng cộng sản Việt Nam đã chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ toàn diện và mở cửa buôn bán với bạn bè trong khu vực và trên toàn thế giới, thể hiện bằng việc gia nhập ASEAN, Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương APEC tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á-Âu ASEM, hiệp định ASEAN–Trung Quốc; ASEAN-Ấn Độ; ASEAN-Châu Đại Dương; thương mại song phương với Hoa kỳ BTA… III.1. Những cơ hội của Việt Nam khi gia nhập WTO Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, khi mở cửa thị trường, chúng ta đã có gặp khó khăn lúc ban đầu nhưng có thể là thế mạnh về sau. Chúng ta đã có những bài học về xe máy Trung Quốc chẳng hạn. Đáng mừng là sau những thất bại ban đầu, các doanh nghiệp của chúng ta đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, hợp tác đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và thay đổi mẫu mã, sản phẩm của chúng ta đã cạnh tranh được trên thị trường trong nước và thậm chí xuất khẩu sang nước bạn. Thực hiện các cam kết mậu dịch tự do trong khối ASEAN, có 10283 loại thuế chiếm 99,43% biểu thuế nhập khẩu ASEAN được đưa về 0-5% nhưng Việt Nam vẫn đủ sức cạnh tranh và sản xuất ngày một phát triển. Điều đó cho phép chúng ta lạc quan, tin tưởng rằng sau khi gia nhập WTO, thị trường chúng ta sẽ ngày một rộng lớn, sản xuất được mở rộng về số lượng và chất lượng; đồng nghĩa với việc người dân Việt Nam cũng như thế giới được lợi từ những mặt hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng có giá thành hạ từ Việt Nam. +)Tham gia vào WTO, nước ta được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và không bị phân biệt đối xử. Điều đó tạo điều kiện xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp và nền kinh tế cả nước – chúng ta sẽ mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. +)Với việc hoàn thành hệ thống pháp luật theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh ở Việt Nam sẽ ngày càng thông thoáng, cởi mở và hoàn thiện tạo điều kiện cho việc phát huy kinh doanh trong nước cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài; tiếp nhận vốn và công nghệ, mô hình quản lý kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá và cải thiện lao động Việt Nam về việc làm, tiền lương… +)gia nhập WTO, chúng ta có vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập trật tự kinh tế công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện bảo vệ lợi ích đất nước. +) Sau 20năm đổi mới, cùng với những thành tựu đã được bạn bè ghi nhận thì việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, nhất là trong khi đất nước chúng ta còn yếu kém về nhiều mặt; sẽ được thế giới chú ý và giúp đỡ nhiều hơn. III.2. Những thách thức mà Việt Nam gặp phải khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới Song song với những cơ hội chúng ta đã nhận ra, cũng cần phải nhận định rằng; đất nước ta đang có một trình độ phát triển hết sức thấp kém so với thế giới, với đội ngũ lao động trình độ không đồng đều, đa phần là lao động trình độ thấp, quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô còn yếu kém và bất cập nhiều mặt; doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn quá nhỏ bé, thử thách dành cho chúng ta khi gia nhập WTO là vô cùng lớn. +)Khi gia nhập WTO, cạnh tranh sẽ sâu rộng hơn, sâu sắc hơn, quyết liệt và sâu sắc hơn. Đây là cạnh tranh không những là tài sản phẩm háng hoá thông thường mà còn là sự cạnh tranh về trí tuệ và về con người, thể hiện trên tất cả các vấn đè xã hội. Thuế nhập khẩu đã giảm mạnh và cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp đọ sản phẩm mà còn là sự cạnh tranh doanh nghiệp và thậm chí là trình độ quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khả năng đón đầu thời cơ và tận dụng cơ hội của mỗi nước. +) Tuy trên hình thức hội nhập nhưng lợi ích của toàn cầu hoá sẽ tập trung vào các nước phát triển. Ở nhưng nước đang phát triển, số các doanh nghiệp phá sản và lao động thất nghiệp có nguy cơ tăng. Cần phải có chính sách phúc lợi và an ninh xã hội đúng đắn, ngay trong từng gia đoạn phát triển, phải điều tiết hợp lý sự phân công lao động, tránh tình trạng thất nghiệp không thời hạn của nguồn lao động. +) Trong một xã hội toàn cầu hoá, biến động thế giới rất dễ xảy ra sự liên kết chặt chẽ giữa các nước. Chính vì vậy mỗi nước phải tự ý thức việc điều tiết nền kinh tế của nước mình để tránh khủng hoảng, gây tác động xấu đến nền kinh tế trong nước cũng như thế giới. +) Trong thời đại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển mạnh mẽ cảu các phương tiện truyền thông và công nghệ thông tin; “cả thế giới thu nhỏ nằm trong mắt của bạn” ; Các nền văn hoá không nhừng hội nhập lẫn nhau. Do đó mà việc giữ giàn truyền thống, bản sắc dân tộc là một yêu cầu thực tiễn được đặt ra. Cùng với cơ chế thị trường, lối sống thực dụng đôi lúc đã làm cho con người thay đổibản chất, bị đồng hoá với những cách sống không phù hợp. Với một số nước có nền văn hoá lâu đời và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa thì điều này càng được quan tâm và có ý nghĩa quan trọng. IV. VẬN DỤNG THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC Qua phân tích tổng quan trên, nhận thấy việc gia nhập WTO và hội nhập kinh tế toàn cầu vừa có cơ hội lớn vừa phải đối đầu với nhiều thách thức không nhỏ. Thể hiện chúng ta vào WTO lúc này là sớm hay muộn ? Thực tế chứng kiến lịch sử trong thời gian gần đây cho chúng ta nhận thấy, chúng ta đã quá dè dặt, ngập ngừng và do dự; đã làm lỡ đi không biết bao nhiêu cơ hội. Chẳng phải đâu xa, như hàng trăm vụ kiện bán phá giá của một loạt mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trưòng Hoa Kỳ và châu Âu gần đây hay sự thua kiện không thể tranh cãi của VietNam Airline … Bên cạnh đó, người Việt Nam cho đến giờ vẫn chưa thực sự được tiếp nhận một cách cởi mở những sản phẩm công nghệ cao, những phương tiện cuộc sống hữu ích? Tất cả những điều đó đều xuất phát từ việc chúng ta đang đứng bên lề cuộc chơi chung của thế giới. Chúng ta bị kiện và thua kiện là do chúng ta chưa hiểu được luật chơi cũng như chưa hiểu hết những khắt khe của thị trường khó tính mà sản phẩm của chúng ta chưa đáp ứng được. Cần phải nói thêm là khi đã là thành viên của WTO rồi, đón lấy những cơ hội mới , Việt Nam sẽ phải nhìn nhận đúng đắn hơn về cách làm việc của người lao động cũng như phương pháp quản lý của người Việt Nam. Sự thực trả lời rằng, tuy đất nước đã thoát ra khỏi cơ chế quan liêu bao cấp nhưng trong tiềm thức con người Việt Nam vẫn còn mang nặng những tư tưởng chưa phù hợp với thời đại. Gia nhập WTO và hội nhập toàn cầu là sự thách thức khắc nghiệt nhưng đồng thời đó cũng là dịp để mỗi người dân Việt Nam tự nhìn lại mình cũng như học hỏi những phương pháp quản lý tiên tiến của nhưng nước phát triển để có thế du nhập được vào thị trường nước ngoài mạnh mẽ hơn, an toàn và hiệu quả Để phù hợp với xu thế hội nhập và tạo điều kiện cho xã hội phát triển theo hướng đa phương hoá, đa diện hoá một cách cởi mở và thông thoáng, cũng như đáp ứng yêu cầu của WTO, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ ché quản lý nhằm hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường.Với những rang buộc mang tính toàn cầu đó, mỗi người dân trong toàn xã hội cũng như các tổ chức, đơn vị hoạt động trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, hành chính, pháp luật…và cả chính quyền từng địa phương đến trung ương vô hình chung đã buộc mình phải “ Sống thật”, “ Làm thật”, và làm đúng yêu cầu; Nếu như không muốn bị loại bỏ, sát nhập hay phá sản! Cũng vì vậy mà tác động ngược trở lại theo hướng tích cực là mỗi tổ chức, mỗi người dân sẽ được hưởng những lợi ích to lớn từ thành quả thực của họ! Trước những yêu cầu ngày càng cao của sản xuất hàng hoá và mở rộng thị trường đê có thể đứng vững được trên trường quốc tế trong con đường hội nhập, một tiêu điểm quan trọng và cấp thiết mà Việt Nam phải hết sức quan tâm và phải dành một vị trí tương ứng đặc biệt đó là nâng cao tay nghề của lao động trên tất cả các lĩnh vực. Hiện nay dân số Việt Nam với hơn nửa dưới 30 tuổi được xem là dân số “ rất trẻ” và đó chính là tiềm năng vô cùng to lớn cho lao động thay thế. Cho dẫu còn nhiều lo lắng, băn khoăn, thời khắc tăng tốc ra khơi xa đã đến rất gần. Và chúng ta, không nghi ngờ gì nữa, sẽ bước vào hành trình đó. Trong một thế giới đầy biến động, và biến động với tốc độ cao, biến động nhiều hướng, nhiều chiều. Một khi đã bước vào, phải ứng biến. Để ứng biến được cần có nhiều thứ lắm. Có những thứ ta có rồi, có những thứ đã có nhưng còn rất ít, và nhiều thứ ta chưa có. Nhưng cái cần nhất là gì? Cái cần nhất để nhập cuộc vào nơi biến động là một sự vững chắc, một sức mạnh nội tâm lớn lao đủ để mình vẫn là mình, không bị văng quật sang hết phía này, phía khác, không bị biến hình theo hoàn cảnh, theo ý muốn của người khác. Cái cần nhất, là biết cách“Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Không có gì lớn hơn khát vọng và trí tuệ của một dân tộc muốn sánh vai cùng thiên hạ. Cái bất biến lớn nhất để đối chọi với mọi biến cố là ý chí đem lại phồn vinh cho đất nước đã chịu quá nhiều đau khổ và thua thiệt của chúng ta. Trong cuộc vượt biển vĩ đại sắp tới, dân tộc và mỗi người Việt , cùng đội tiền phong của mình, sẽ phải phát huy hết những sức mạnh nội tâm để bù đắp cho những thiếu hụt của sự đi sau, do những khắc nghiệt khách quan của lịch sử. Đây là cuộc đi để khắc tạo hình của nước trong thế kỷ 21 - Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hãy khởi động hết những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn ngàn đời của dân tộc Việt, hãy xốc lại đội ngũ ở tất cả các vị trí , hãy khởi động hết mọi năng lượng tươi trẻ, mới mẻ mà bây giờ đã có và đang mạnh mẽ nảy nở trong xã hội chúng ta. Đó là nguồn năng lượng vĩ đại để con tàu Việt Nam vượt trùng khơi, đến những bến bờ thành công cho cả đất nước, và cho mỗi con người Việt. LỜI KẾT Bao đời nay người Việt vẫn boăn khoăn toan tính: Dân tộc ta sẽ đi lên như thế nào? Vị thế của ta trên thế giới ?..... Con người Việt Nam thông minh, cần cù, sáng tạo,đất nước Việt Nam với biết bao tài nguyên thiên nhiên phong phú…Vậy tai sao chúng ta lại không thể trở thành một cường quốc trên thế giới ? Chẳng qua chúng ta còn đang quá non trẻ trước thế giới…Khi mà cả thế giới đã đứng trong làn sóng toàn cầu hóa từ lâu, chúng ta lại chỉ mới làm quen với nó trong khoảng 20 năm trở lại đây.Nhưng cũng thật may mắn vì sau hơn 11 năm đàm phán cả song phương lẫn đa phương với tất cả các thành viên của tổ chức thương mai quôc tế,chúng ta đã ở tronh ngôi nhà chung cung với 149 thanh viên khác cung nhau xây dựng và phát triển Nghịch lý của toàn cầu hóa là nó có thể biến mọi điều thành có thể và ngược lại. Nó có thể tước đoạt hoặc gia tăng quyền lực. Nó có thể đồng hóa, làm nghèo đi,đồng thời có thể làm cho các nền văn hóa giao tiếp, xẻ chia và càng trở nên phong phú. Nó mở ra triển vọng phát triển,nhưng cũng có thể khiến mọi người ôm giữ chặt hơn “cây ôliu” truyền thống. Toàn cầu hóa nghĩa là chúng ta vừa lớn lên vừa nhỏ lại, vừa mạnh lên đồng thời lại vừa yếu đi…Vậy dối với Việt Nam - chúng ta sẽ ra sao sau khi đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đâu là những cơ hội mà chúng ta có thể và cần phải tận dụng. Đâu là những thách thức mà chúng ta cần phải nhận biết để vượt qua.và để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức chúng ta phải làm những gì…. Trên đây, chúng em đã trình bày những hiểu biết của chúng em về mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực đến nền kinh tế Việt Nam thời hậu WTO. Đây là một vấn đề còn tường đối nóng bỏng và còn nhiều bất cập mà chúng ta cần phải nỗ lực thật nhiều hơn nữa để có thể vững bước trên con đường hội nhập. Với tính chất nhạy cảm của vấn đề cũng như những hiểu biết còn hạn chế của mình, dù đã cố gắng hết sức nhưng bài viết của chúng em cũng chưa thể tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của thầy để chúng em có thể hoàn thiện hơn bài viết cũng như nâng cao tầm hiểu biết của bản thân. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đoàn Quang Thọ đã giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này! CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các tạp chí, các báo như tạp chí Tia Sáng, ViệtNamnet……. Đổi mới kinh tế ở Việt Nam tiến trình thành tựu và kinh nghiệm Nhà xuất bản quốc gia Hà Nội 2004 Giáo trình kinh tế chính trị Mac-LeNin (Dùng cho khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học cao đẳng) Nhà xuất bản chính trị quốc gia Giáo trình kinh tế chinh trị Mac-LeNin - Hội đồng trung ương chỉ đạo đặc biệt Giáo trình triết học Mác - LêNin(Dùng trong các trường đại học cao đẳng) Nhà xuất bản chính trị quốc gia Phan Thanh Phố - Vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam Lê Thanh Sinh - Chính sách kinh tế mới của LeNin với công cuộc đổi mới ở Việt Nam Tài liệu chính thức của Ban công tác về việc Việt Nam nhập WTO(nguyên bản tiếng Anh) Trang Web chinh thức của Đảng cộng sản Việt Nam: http//:dangcongsanvietnam.com.vn Ts.Nguyễn Ninh Trí - Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển kinh tế MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35830.doc
Tài liệu liên quan