Tiểu luận Vận dụng yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét vấn đề học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay

Như vậy, quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó. Quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hiện tượng, nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản nhất, chủ yếu nhất và quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó. do đó trong học tập hay bản thân mình nhận thức về những nhu cầu cần thiết trong học tâp muốn thành công chỉ phải cố gắng học tập lúc đó ta mới tri thức nhiều mặt Quan điểm này nói lên mọi vấn đề trong cuộc sống, trong học tập rèn luyện của sinh viên thì ko chỉ có học tập mà còn phải có tu dưỡng rèn luyện nên người vì vậy ở các trường học người ta hay dùng câu " tiên học lễ, hậu học văn " là vậy, đặc biệt là khi học cũng phải chú ý học đều và tốt tất toàn diện cả các môn chứ ko được học lệch, nó sẽ làm cho chúng ta thiếu hụt những kiến thức cần thiết cho cuộc sống đời thường và trong công tác sau này của bạn.

docx11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vận dụng yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét vấn đề học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn: - Theza Tiểu luận: Vận dụng yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét vấn đề học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay LỜI MỞ ĐÀU Lý do chọn đề tài Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực , cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để thực hiện được chúng , mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với sinh viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh , xã hội ta ngày càng tươi đẹp. Trong bài tiểu luận này, với sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn, em xin được làm về đề tài "Vận dụng yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét vấn đề học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay11 Tổng quan đề tài Nguyên tắc khách quan toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng là một vấn đề rất thực tế để làm đề tài nghiên cứu. Đã có rất nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu, nhà báo viết về vấn đề này. ở trong trường học, cụ thể như trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, đề tài này mới chỉ được nghiên cứu như một bài luận nhỏ mang tính tham khảo. Mục đích nghiên cứu đề tài Tiếp cận được nguyên tắc khách quan toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nhận xét liên hệ với việc vận dụng trong học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay. Qua đó bài tiểu luận có nhiệm vụ: + Phân tích nguyên tắc khách quan toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng + Đánh giá ý nghĩa và giải pháp áp dụng nguyên tắc đối với sinh viên hiện nay trong học tập và rèn luyện Phạm vỉ nghiên cứu đề tài Vì đây cũng chỉ là một bài luận nhỏ, nên có sự giới hạn của nó trong việc nghiên cứu, đề tài chỉ tiếp cận và làm sáng tỏ phần nào nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc khách quan toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Từ đó điểm qua việc vận dụng nguyên tắc đôi với sinh viên hiện nay trong học tập và rèn luyện. Phương pháp nghiên cứu đề tài Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Leenin là cơ sở phương pháp luận định hướng nghiên cứu. Ngoài các phương pháp luận, bài tiểu luận sử dụng các phương pháp cụ thể, phân tích, tổng hợp và tổng kết thực tiễn,... ó.Đóng góp đề tài Trước tiên bài tiểu luận là cơ sở đánh giá quá trình học tập, tự nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung học phần Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mac-Leenin. Đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên về sau. 7.Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung bài tiểu luận được chia làm 2 chương với 4 tiết. Chương 1 Quan Điểm Toàn Diện Nội dung cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện Phép biện chứng duy vật là phương pháp triết học duy vật biện chứng và các khoa học nói chung. Theo Ph.Ănghen: "Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng". Là cơ sở của nhận thức lý luận tự giác, phép biện chứng duy vật là phương pháp dùng để nghiên cứu toàn diện và sâu sắc những mâu thuẫn trong sự phát triển của hiện thực, đưa lại chìa khoáđể nghiên cứu tổng thể những quá trình phức tạp của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì vậy, phép biện chứng duy vật được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực và có vai trò quyết định trong sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật không chỉđưa ra hướng nghiên cứu chung, đưa ra các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện tượng nghiên cứu màđồng thời còn làđiểm xuất phát đểđánh giá những kết quả đạt được. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - một trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng.Đây là một phạm trù của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Triết học Mác khẳng định: Cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là thuộc tính thống nhất vật chất của thế giới. Các sự vật, hiện tượng dù đa dạng và khác nhau đến mấy thì chúng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là vật chất mà thôi. Ngay bản thân ý thức vốn không phải là vật chất nhưng cũng chỉ là sự phát triển đến đỉnh cao của một thuộc tính, của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người, nội dung của ý thức có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới bên ngoài. Theo triết học Mác, mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là khách quan vốn có của bản thân chúng, đồng thời mối liên hệ còn mang tính phổ biến và tính phổ biến ấy được thể hiện ở những vấn đề sau đây: Mặt không gian, cấu tạo, thòi gian của quan điểm toàn diện Xét về mặt không gian Mỗi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể riêng biệt, song chúng tồn tại không phải trong trạng biệt lập tách rời tuyệt đối với các sự vật hiện tượng khác.Ngược lại, trong sự tồn tại của mình thì chúng tác động lẫn nhau và nhận sự tác động của các sự vật hiện tượng khác.Chúng vừa phụ thuộc nhau, chếước nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại và phát triển.Đó chính là hai mặt của quá trình tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Ànghen đã khẳng định: "Tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể liên hệ khăng khít với nhau và việc các vật thểấy có mối liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động qua lại lẫn nhau và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động". Trong đời sống xã hội ngày nay không có một quốc gia, dân tộc nào mà không có mối quan hệ, liên hệ với quốc gia, dân tộc khác về mọi mặt của đời sống xã hội.Đây chính là sự tồn tại, phát triển cho mỗi quốc gia, dân tộc.Trên thế giới đã vàđang xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá mọi mặt của đời sống xã hội.Các quốc gia dân tộc ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau trên con đường phát triển của mình. Xét về mặt cấu tạo cấu trúc bên trong của sự vật hiện tượng thì mỗi sự vật hiện tượng đều được tạo thành bởi nhiều nhân tố, nhiều bộ phận khác nhau và các nhân tố, bộ phận đó không tồn tại riêng lẻ mà chúng được tổ chức sắp xếp theo một logic nhất định, trật tự nhất định để tạo thành chỉnh thể. Mỗi biện pháp, yếu tố trong đó mà có vai trò vị trí riêng của mình, lại vừa tạo điều kiện cho các bộ phận, yếu tố khác. Nghĩa là giữa chúng có sựảnh hường, ràng buộc tác động lẫn nhau, sự biến đổi bộ phận nào đó trong cấu trúc của sự vật hiện tượng sẽảnh hưởng đến bộ phận khác vàđối với cả chỉnh thể sự vật, hiện tượng. Xét về mặt thòi gian Mỗi một sự vật hiện tượng nói riêng và cả thế giới nói chung trong sự tồn tại, phát triển của mình đều phải trải qua các giai đoạn, các thời kỳ khác nhau và các giai đoạn đó không tách rời nhau, có liên hệ làm tiền đề cho nhau, sự kết thúc của giai đoạn này làm mởđầu cho giai đoạn khác tiếp theo. Điều này thể hiện rõ trong mối liên hệ giữa quá khứ - hiện tại - tương lai (hiện tại chẳng qua là bước tiếp theo của quá khứ và là bàn đạp cho tương lai). Qua điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến vốn có của sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình mà nó còn nêu rõ tính phong phú, đa dạng và phức tạp của mối liên hệ qua lại đó. Khi nghiên cứu hiện thực khách quan có thể phân chia mối liên hệ thành từng loại khác nhau tuỳ tính chất phức tạp hay đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu, vai trò trực tiếp hay gián tiếp... khái quát lại có những mối liên hệ sau đây: mối liên hệ bên trong - bên ngoài, chủ yếu - thứ yếu, chung - riêng, trực tiếp - gián tiếp, bản chất - không bản chất, ngẫu nhiên- tất nhiên. Trong đó có những mối liên hệ bên trong, trực tiếp, chủ yếu, bản chất và tất nhiên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng, quyết định cho sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Triết học Mác xít đồng thời cũng thừa nhận rằng các mối liên hệ khác nhau có khả năng chuyển hoá cho nhau, thay đổi vị trí của nhau vàđiều đó diễn ra có thể là sự thay đổi phạm vi bao quát sự vật, hiện tượng hoặc có thể do kết quả vận động khách quan của sự vật hiện tượng đó. Chương 2 Vận Dụng Vào Việc Học Tập Của Sinh Viên 2.1. Ý nghĩa việc ứng dụng quan điểm Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng chúng ta rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn. về mặt nhận thức, khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong mối liên hệ tác động qua lại với những sự vật, hiện tượng khác và cần phải phát hiện ra những mối liên hệ giữa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính, các giai đoạn khác nhau của bản thân sự vật. Lênin đã khẳng định: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt của mối liên hệ và quan hệ của sự vật đó". Đe nhận thức đúng được sự vật, hiện tượng cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn, ứng với mỗi thời kỳ, giai đoạn, thế hệ thì con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được số lượng hữu hạn các mối liên hệ. Vì vậy tri thức về các sự vật, hiện tượng chỉ là tương đối, không đầy đủ và cần phải được hỏi chúng ta phải phát hiện ra không chỉ là mối liên hệ của nó mà còn phải biết xác định phân loại tính chất, vai trò, vị trí của mỗi loại liên hệđối với sự phát triển của sự vật. cần chống cả lại khuynh hướng sai lầm phiến diện một chiều, cũng như đánh giá ngang bằng vị trí của các loại quan hệ. về mặt thực tiễn, quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo sự vật, hiện tượng cần làm thay đổi mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng cũng như mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Muốn vậy, cần phải xác định, sử dụng đồng bộ các phương pháp, các biện pháp, phương tiện để giải quyết sự vật.Mặt khác, quan điểm toàn diện đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn cần phải kết hợp chính sách dàn đều và chính sách có trọng tâm, trọng điểm. Vừa chúý giải quyết về mặt tổng thể vừa biết lựa chọn những vấn đề trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho việc giải quyết những vấn đề khác. Trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới của cách mạng Việt Nam hiện nay, nếu không phân tích toàn diện những mối liên hệ, tác động sẽ không đánh giáđúng tình hình nhiệm vụ cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể và do vậy không đánh giá hết những khó khăn, những thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc vận dụng quan điểm vào quá trình học tập và rèn luyện của sình viên hiện nay Vận dụng bản thân Là một sinh viên thì việc vận dụng quan điểm toàn diện có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình học tập và phát triển của mỗi chúng ta.Nó góp phần định hướng,chỉ đạo các hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn và cải tạo bản thân chúng ta.Nhưng ta phải biết cách vận dụng nó như thế nào là tốt nhất đối với chúng ta trong từng không gian thời gian cụ thể. Áp dụng trong học tập Học là việc vô cùng quan trọng đối với sinh viên để có thể phát triển và hoàn thiện bản thân.Nhưng học như thế nào để có thể đạt được kết quả như mong đợi thì không phải là chuyện dễ.Việc áp dụng quan điểm toàn diện trong học tập là việc rất cần thiết để ta có thể nắm bắt toàn diện những điều cần học rồi góp phần đưa ra phương pháp học thích hợp cho bản thân. Cụ thể là khi áp dụng quan điểm toàn diện thì ta sẽ đặt việc học tập vào các mối liên hệ khác nhau: cần học cái gì, khi nào thì học, học như thế nào, áp dụng ở đâu, áp dụng như thế nào... , từ đó ta có thể rút ra mối quan hệ giữa những điều ta học được để tạo nên một hệ thống kiên thức cần thiết cho quá trình học tập. Ví dụ như khi học môn lý thì có những kiến thức của môn lý không làm rõ mà chỉ khái quát vấn đề, trong khi có những bộ môn khác lại tập trung làm rõ vấn đề đó thì ta phải tìm hiểu để có thể hiểu sâu sắc hofn vấn đề và phải tiếp thu những ý kiến khác nhau để so sánh. Nhưng người ta vẫn thường nói “học đi đôi với hành”, và chỉ khi nào áp dụng những thứ học được vào thực tế thì mới có thể đối chiếu để so sánh xem những điều mình học đã đúng hay chưa, có phát sinh ra những vấn đề khác hay không.Qua quan điểm toàn diện ta có thể thấy mối quan hệ của việc học, và việc vận dụng quan điểm toàn diện không chỉ có áp dụng trong học tập mà còn áp dụng trong quá trình học, tu dưỡng các phẩm chất đạo đức để hoàn thiện bản thân.Một con người “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” đây là hai mặt khác nhau về nội dung nhưng thống nhất với nhau để góp phần hoàn thiện bản thân.Khi đã có tài qua việc học tập thì đức sẽ làm cho cái tài của ta được bộc lộ một cách toàn diện. Đức không chỉ là do một phẩm chất tạo thành mà cần rất nhiều phẩm chất góp lại để tạo nên. Nó được bộc lộ trong mọi thời gian không gian khác nhau, nó phản ánh đúng bản chất con người trong việc đối nhân xử thế. Áp dụng trong cuộc sống hằng ngày Trong cuộc sống hằng ngày có vô số các sự vật hiện tượng xảy ra trước chúng ta mà ta không nhìn nhận một cách đúng đắn sẽ làm cho ta hiểu sai bản chất vấn đề, không đúng với sự thật.Ví dụ như cách chọn cho mình những người bạn phù hợp với bản thân.Không phải chỉ vì cái là nhìn đầu tiên là ta có thể đánh giá đó là một người bạn tốt hay xấu được cho dù đó là một người có ngoại hình đẹp,dễ nhìn hay chỉ là người có ngoại hình xấu, khi nhìn đã có ấn tượng không tốt về họ .Người ta thường nói “cha sinh con trời sinh tính”,tính cách và ngoại hình là hai mặt khác nhau của một con người vì vậy khi đánh giá một con người qua vẻ bề ngoài là hoàn toàn phiến diện.Cho dù trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó người đó có những cử chỉ tốt hay nhìn có vẻ rất thân thiện, dễ gần gũi thì cũng chỉ gây ấn tượng tốt ban đầu đối với chúng ta chứ không thể khẳng định đó là một người bạn tốt.Đôi khi đó chỉ là cách gây ấn tượng với người khác của họ chứ không phải là bản chất thật sự của họ.Mà quá trình đánh giá một con người là một quá trình lâu dài và toàn diện về nhiều mặt khác nhau của họ.Cách thức họ ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh, cách họ làm việc với bản thân và tập thể.Bác Hồ đã nói “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”,công việc xây dựng một con người tốt không phải trong một thời gian ngắn mà là cả một đời người.Cho thấy công việc đánh giá con người cũng phải là một công việc lâu dài,một ngày có thể ta không thấy nhưng nhiều ngày ta sẽ thấy họ như thế nàoứch kỉ, nhỏ nhen,vụ lợi hay là một người rộng lượng,tốt bụng để ta có thể chọn lựa đúng đắn hon.Qua đó ta cũng thấy rằng cho dù có những người không tốt ở hiện tại nhưng chưa chắc họ sẽ không tốt ở tưong lai,vì vậy ta hãy đánh giá lại khi họ đã thay đổi để có cái nhìn toàn diện hon.Ngoài ra,ta còn áp dụng quan điểm toàn diện trong giao tiếp hằng ngày với mọi người xung quanh.Tùy trường hợp cụ thể mà ta có những cách cư xử khác nhau cho phù hợp,ta phải biết mình đứng ở đâu,vị trí nào trong hoàn cảnh đó để có cách ứng xử và lời nói,suy nghĩ cho phù hợp.Ví dụ như khi giao tiếp với người lớn thì ta cần có thái độ tôn trọng,lễ phép.Còn khi nhìn nhận một vấn đề thì ta cần đặt nó vào những mối liên hệ,xem xét tất cả các mặt để đưa ra những kết luận đúng đắn. Áp dụng quan điểm toàn diện không những giúp ta có những đánh giá đúng hiện bản chất của sự vật hiện tượng mà còn giúp ta có những mối quan hệ tốt đẹp hơn với mọi người xung quanh. Kêt Luân Như vậy, quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó. Quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hiện tượng, nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản nhất, chủ yếu nhất và quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó. do đó trong học tập hay bản thân mình nhận thức về những nhu cầu cần thiết trong học tâp muốn thành công chỉ phải cố gắng học tập lúc đó ta mới tri thức nhiều mặt Quan điểm này nói lên mọi vấn đề trong cuộc sống, trong học tập rèn luyện của sinh viên thì ko chỉ có học tập mà còn phải có tu dưỡng rèn luyện nên người vì vậy ở các trường học người ta hay dùng câu " tiên học lễ, hậu học văn " là vậy, đặc biệt là khi học cũng phải chú ý học đều và tốt tất toàn diện cả các môn chứ ko được học lệch, nó sẽ làm cho chúng ta thiếu hụt những kiến thức cần thiết cho cuộc sống đời thường và trong công tác sau này của bạn. Tài liệu tham khảo Giáo trình: Những nguyên lý cơ bạn của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhà xuất bản chính trị quốc gia - năm 2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtieu_luan_van_dung_yeu_cau_phuong_phap_luan_cua_nguyen_tac_k.docx
  • pdfnguyen-tac-khach-quan-toan-dien-hoc-tap-sv.pdf