Tiểu luận Văn hoá doanh nghiệp
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, kinh tế của một đất nước nói chung và của một doanh nghiệp nói riêng, nếu không muốn tự đào thải mình thì phải tham gia vào qúa trình đó. Trong vòng soáy của sự hội nhập chứa đựng đầy những thử thách. Một doanh nghiệp nếu không muốn hoà tan vào quá trình đó thì doanh nghiệp phải có một nền văn hoá doanh nghiệp cực mạnh mà hạt nhân của văn hoá doanh nghiệp là triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp vạch ra sứ mạng, mục tiêu là một hệ thống các giá trị có tính pháp lý và đạo lý và chủ yếu là quá trình đạo đức của con người, từ đó tạo nên một phong thái đặc thù của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp rất khó thay đổi, nó là cơ sở bảo tồn phong thái và bản sắc văn hoá của doanh nghiệp nó phản ánh cái tinh thần, ý chí của doanh nghiệp. Vì vậy một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài và bền vững thì doanh nghiệp đó phải phát huy được văn hoá độc đáo riêng của mình, không giống với bất cứ doanh nghiệp nào và cái độc đáo đó được thể hiện qua các nhân viên của doanh nghiệp và đặc biệt nó được thể hiện quá triết lý kinh doanh của doanh nghiệp đó.
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Văn hoá doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Thuật ngữ văn hoá doanh nghiệp mới được chúng ta làm quen trong những năm gần đây. Song trên thực tế thuật ngữ này đã tồn tại khá lâu trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết rằng một trong những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp ở một số nước phát triển( Mỹ, Nhật…) có sự phát triển thịnh vượng lâu dài là do họ có nền văn hoá doanh nghiệp cực tốt. Văn hoá là gì ? Có thể nói văn hoá là sự kết tinh những tinh hoa tốt đẹp của dân tộc. Từ bao đời nay, qua quá trình phát triển của xã hội và tồn tại tới ngày nay. Truyền thống của văn hoá có từ lâu đời, qua quá trình phát triển nó giữ lại và truyền lại cho con cháu mai sau đó là những tinh hoa. Đó là vấn đề văn hoá và truyền thống văn hoá, vậy còn " văn hoá doanh nghiệp " thì sao có thể hiểu văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tinh thần mang đặc trưng riêng biệt của doanh nghiệp, có tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.
Nội dung
I. Định nghĩa và vai trò của văn hoá doanh nghiệp
1.) Định nghĩa văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá là gì ?
Trước khi đi vào phần nội dung chính chúng ta cần hiểu văn hoá là gì? Có thể nói là một phức tạp bao gồm nhiều vấn đề mà chỉ với ý nghĩa là một lĩnh vực hoạt động của đời sống tinh thần thì nó có vị trí tương đối độc lập còn với ý nghĩa khác thì nó vừa biểu hiện vừa đan xen các hoạt động khác nhau của Xã hội loài người. ở Việt Nam, về mặt lý luận và học thuật mà nói, nội dung khái niệm văn hoá đã được nhiều người thảo luận làm rõ. Những thực tế, nó mới chỉ được quan tâm bó hẹp trong phạm vi nghiên cứu của khoa học xã hội.
Văn hoá doanh nghiệp là gì ?
Văn hoá doanh nghiệp là một dạng của văn hoá tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hoá mà doanh nghiệp làm ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo nên bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó.
Nói khác đi, văn hoá doanh nghiệp thực chất là văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trong một số trường hợp, có thể đồng nhất môi trường văn hoá doanh nghiệp với văn hoá doanh nghiệp của nó. Nói một cách chính xác thì môi trường nhân văn là một bộ phận của văn hoá doanh nghiệp, là cái bề nổi của văn hoá doanh nghiêp ( vì nó thể hiện trong quan hệ hành vi giữa các thành viên).
Văn hoá doanh nghiệp là một khái hiệm rộng hơn: Ngoài bộ phận môi trường văn hoá doanh nghiệp ( khác với môi trường văn hoá chung của dân tộc, quốc gia) nó còn bao gồm sự thể hiện cái bản sắc của doanh nghiệp - các nhân tố văn hoá của nó ra bên ngoài doanh nghiệp, trong sản xuất kinh doanh. Môi trường nhân văn là hành vi, cách ứng xử còn văn hoá doanh nghiệp đăc trọng tâm vào hệ thống các giá trị của nó.
Văn hoá doanh nghiệp = môi trường văn hoá của doanh nghiệp + hệ thống các giá trị của doanh nghiệp + các nhân tố văn hoá trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2.) Vai trò của văn hoá doanh nghiệp
2.1.Văn hoá doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp, là nguồn lực để doanh nghiệp phát triển bền vững
Văn hoá doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất, đồng tâm của mọi thành viên trong doanh nghiệp bằng một hệ thống các giá trị - chuẩn mực chung, từ đó tạo nên một nguồn lực nội sinh chung của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là sự tập hợp của nhiều cá nhân với những nhân cách khác nhau. Tính đồng nhất, thống nhất của doanh nghiệp chỉ có được khi mọi thành viên của nó đều tự giác chấp nhận một bảng thang bậc của giá trị chung. Nhờ vậy lãnh đạo doanh nghiệp có thể tạo ra một nội lực cộng hưởng và động lực chung bằng cách hợp lực từ các cá nhân, bộ phận, đơn vị khác nhau. Đồng thời, với chức vụ định hướng hoạt động một cách tự giác và rộng khắp, văn hoá doanh nghiệp có thể khiến các thành viên đi chung hướng, hoạt động có hiệu quả mà không cần có quá nhiều quy chế và mệnh lệnh chi tiết, thường nhật từ cấp trên ban xuống. Văn hoá doanh nghiệp mạnh tương hợp với lối quản trị doanh nghiệp coi trọng khả năng của nhân viên) thuyết Y, J, Z ).Trái lại, những doanh nghiệp có một nền văn hoá nghèo nàn, dung túng cho những phản giá trị tồn tại, sẽ tạo ra một môi trường phi văn hoá không khuyến khích được tinh thần tự giác của nhân viên khong tạo ra tính thống nhất trong hàng động của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là bản sắc ( bản ngũ ) của doanh nghiệp là đặc tính để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Bản sắc văn hoá không chỉ là tấm căn cước để nhận diện doanh nghiệp mà còn là phương thức sinh hoạt và hoạt động chung của một cộng đồng.
2.2. Văn hoá doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp có tính ổn định và bền vững, bất chấp sự thay đổi thường xuyên của cá nhân kể cả những người sáng lập và lãnh đạo của doanh nghiệp. Nó quan hệ sâu sắc với động cơ hành động của doanh nghiệp, tạo thành định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân doanh nghiệp, nó luôn đóng vai trò như một lực lượng chung cần, một lực lượng hướng tân chung là ý thức thống nhất của toàn thể nhân viên của doanh nghiệp.
Hãng sony khi chế tạo thành công chiến Radio thu sóng ngắn tuy bán rất chạy, nhưng đã không rở rộng sản xuất mặt hàng này vì hàng tuân thủ triết lý của công ty là " người tìm kiếm những điều mới lạ chưa từng thấy để phục vụ toàn thế giới " Việc sáng chế thành công những sản phẩm mới sua đố như máy thu thanh bỏ túi, tivi bán dẫn, đèn hình màu trinitron, máy Wolkam đã chứng tỏ vai trò định hướng của văn hoá công ty.
2.3. Văn hoá doanh nghiệp điều chỉnh hành vi của nhân viên trong doanh nghiệp
Các chuẩn mực, giá trị được phản ánh trong văn hoá doanh nghiệp bao hành cả những nguyên tắc đạo đức chung, xác định rõ đâu là hành vi đạo đức đâu là hành vi phản ánh đạo đức của thành viên doanh nghiệp; biểu dương những hành vi tốt, lên án hành vi xấu. Những nguyên tắc ấy hướng dẫn cách cư xử của các thành viên, nêu ra hệ gái trị chuẩn để mọi người có thể xét đoán hành vi của mình, mặt khác chúng còn bao hàm cả nghĩa vụ và bổn phận của mỗi thành viên doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nói riêng và đối với xã hội nói chung. Trong hệ thống giá trị của công ty mẫu mực bao giờ cũng nêu ra những đức tính như trung thực, khoan dung, tôn trọng cá nhân, tôn trọng kỷ luật, tính đồng đội và sẵn sàng hợp tác.
2.4. Văn hoá doanh nghiệp là một bộ phận của văn hoá dân tộc
Các giá trị của văn hoá doanh nghiệp phải phù hợp, tương hợp văn hoá dân tộc. Nói như vậy không có nghĩa là các doanh nghiệp kinh doanh trên một thị trường, ngành hàng , thuộc một khu vực địa lý và cùng một dân tộc đều có văn hóa doanh nghiệp giống nhau. Văn hóa doanh nghiệp bao giờ cũng in đậm dấu ấn cá nhân từ nhân cách của người lãnh đạo.
Văn hoá có tính " di truyền " bảo tồn được cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tuy nhiên: Văn hoá doanh nghiệp không phải là thứ ma thuật quản lý để có thể giải quyết mọi vấn đề của doanh nghiệp, mà nó chỉ có thể phát huy vai trò trong quan hệ tương tác với các phương tiện và nguồn lực khác của doanh nghiệp như các chiến lược và kế hoạch kinh doanh, năng lực công nghệ, sự nghiệp đào tạo tay nghề và nâng cao nghiệp vụ.
II. văn hoá doanh nghiệp ở một số doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp do văn hoá của bản thân các doanh nghiệp hợp thành nhưng găn liền với văn hoá xã hội loà tầng sau của văn hoá xã hội. Mỗi nền văn hoá xã hội có những giá trị đặc trưng riêng có hệ quả đặc thù đối với doanh nghiệp. Trong các nền văn hoá phương Tây, chủ nghĩa cá nhân, tự do cá nhân và khả năng cá nhân được đề cao.Vì vậy các doanh nghiệp trong các nền văn hoá này thường đề cao các phương diện nói trên và có khuynh hướng chú trọng tới tính chủ động và sự thành đạt của cá nhân, đề cao trách nhiệm cá nhân và khuyến khích sự tranh đua giữa các cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp. Ngược lại, trong các nền văn hoá phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc …thì tinh thần tập thể, tính cộng đồng, tính thân ái được đề cao. Các doanh nghiệp trong nền văn hoá này có khuynh hướng nhấn mạnh thành tích của nhóm, hợp tác thân thiện, sự thống nhất từ trên xuống dưới.
1.) Văn hoá doanh nghiệp FPT
Nói đến FPT thì phần lớn người Việt Nam đều biết rằng đây là một doanh nghiệp chuyên buôn bán và sản xuất phần mêm máy tính. FPT là một trong những doanh nghiệp thành công nhất về việc sản xuất phần mềm máy tính ở Việt Nam hiện nay. Chúng ta có thể tự đặt ra câu hỏi tại sao FPT lại thành công đến thế, phải chăng FPT biết vận dụng yếu tố văn hoá trong sản xuất kinh doanh của mình. Việc vận dụng yếu tố văn hoá trong sản xuất kinh doanh để làm cho FPT có một phong cách rất riêng mà không có một công ty phần mềm nào của Việt Nam có thể bắt chước được. FPT luôn coi trọng những người có tài, có tinh thần tập thể có trách nhiệm cao trong công việc, tạo điều kiện thuận lợi chất có thể để nhân viên phát huy hết khả năng của mình, tạo ra một môi trường lành mạnh có văn hoá, ở đây không chỉ là cách ứng xử đối với khách hàng. Giữa các thành viên trong FPT vì văn hoá doanh nghiệp là một bộ phận của văn hoá dân tộc. Người Việt Nam có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau, chia xẻ khó khăn cũng như niềm vui. Các thành viên trong FPT cũng thế, đối với những thành viên mới luôn được những nhân viên cũ hướng dẫn, động viên trong công việc, mọi nhân viên biết đoàn kết hợp tác phát huy khả năng của nhiều người vào một sản phẩm. Giám đốc công ty biết tạo ra một bầu không khí làm việc hăng say hào hứng vì mục tiêu của doanh nghiệp, công ty FPT có một chính sách thưởng phạt và chế độ tiền lương hợp lý đối với từng nhân viên. Điều nàykhuyến khích được sự tìm tòi sáng tạo của từng thành viên. Đối với khách hàng nhân viên tận tình, chu đáo với mọi khách hàng, khi có một doanh nghiệp đặt hàng thì công ty luôn tìm cách hoàn thành sản phẩm nhanh nhất, tốt nhất, giá cả hợp lý nhất. Công ty FPT luôn lấy chữ tín làm trọng, tận tình hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm mới cho khách hàng, mở nhiều chi nhánh dịch vụ khách hàng ( dịch vụ bảo hành sau bán hàng ) để khách hàng yân tâm khi mua sản phẩm của công ty. Mở những chiến dịch khuyến mại vào dịp lễ tết để khuếch trương sản phẩm của công ty.
2.) Tâp đoàn oracle
Oracle là một công ty xuyên quốc gia của Mỹ, rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ thông tin. Với tổng doanh thu hàng năm lên đến 4,2 tỷ đôla ( năm 1996) là tập đoàn sản xuất phần mềm lớn thứ hai trên thế giới sau Microsoft công ty đã cung cấp cơ sở dữ liệu, phương tiện và các sản phẩm ứng dụng cùng với dịch vụ tư vấn, đào tạo …cho trên 90 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Công ty Oracle đã đặt ra một chuẩn mực về nguyên tắc kinh doanh và đạo đức kinh doanh và được viết thành cuốn "điều lệ Oracle) dịch ra nhiều thứ tiếng cho tất cả các thành viên của Oracle trên toàn thế giới. Trong cuốn sách bắt đầu bằng việc tóm tắt những chuẩn mực nghề nghiệp, những bí quyết chủ yếu dẫn đến sự thành công của Oracle, bắt mọi nhân viên của Oracle thừa nhận và thực hiện những chuẩn mực này trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình. Việc tôn trọng rỗng rãi những chuẩn mực của nhân viên tạo ra sự thành công lâu dài của công ty bằng việc nâng cao khả năng phục vụ khách hàng, tăng sức cạnh tranh và bằng việc làm tăng thêm niềm tự hào khi đứng trong hàng ngũ Oracle. Nếu bất kỳ một nhân viên của Oracle nào có những thắc mắc liên quan đến điều lệ thì có thể đặt bất kỳ một câu hỏi hay đưa ra thắc mắc với giám đối để giám đốc trả lời. Đây cũng là một nét văn hoá rất độc đáo của oracle mà các doanh nghiệp Việt Nam lên học hỏi và tiếp thu, chúng ta không áp dụng một cách máy móc vào các doanh nghiệp mà chúng ta có thể sàng lọc, phát huy những điểm mạnh và không đi ngược lại với truyền thống văn hoá của nước ta. ông Lawrencej Ellíon chủ tịch tập đoàn kiêm giám đốc điều hành cao cấp và ông Raymond J Lane chủ tịch kiêm điều hành trưởng của công ty Oracle và một số thành viên khác của công ty đã đề ra những nguyên tắc kinh doanh cơ bản của Oracle. Thứ nhất công ty đề cao đưc liên chính: Mọi thành viên của Oracle luôn thể hiện một thái độ trung thực và có một tư cách đạo đức tốt trong tất cả các cuộc giao dịch kinh doanh và thể hiện một đức tính chính trực trong cách cư xử với các đồng nghiệp khác. Các nhân viên trong công ty trước sau như một, nhân viên Oracle đối xử với những cá nhân khác với một sự tôn trọng và phẩm cách. Mọi nhân viên phải có tính đồng đội cao để cùng nhau trong đội ngũ làm việc phục vụ lợi ích của công ty. Nhân viên phải thường xuyên cùng nhau chia xẻ những thông tin một cách rộng rãi và hiệu quả trừ những thông tin bảo mật. Nhân viên của Oracle luôn tìm tòi những giải pháp mới đầy sáng tạo khi giải quyết vấn đề về khách hàng thì trước sau như một, việc hài lòng của khách hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu với các nhân viên của Oracle, còn chất lượng sản phẩm thì các nhân viên Oracle phải biến chất lượng và thế mạnh thành một phần của những công việc hàng ngày, không ngừng sáng tạo vào tìm tòi những cải tiến trong công việc của mình. Công ty rất quan tâm và đề cao tính trung thực của nhân viên không chỉ trong công ty mà cả đối với khách hàng. Đã là thành viên trong Oracle phải biết tuân thủ tất cả những điều lệ và quy định mà có tính quyết định đối với công việc kinh doanh. Nguyên tắc kinh doanh, nhân viên của Oracle phải tuân thủ những chuẩn mực do Oracle thiết lập và có một phương pháp giải quyết vấn đề trên những cơ sở mang tính đạo đức nghề nghiệp đối với tất cả những quyết định trong kinh doanh. Chỉ bằng ấy lý do thôi thì chúng ta cũng có thể trả lời được câu hỏi vì sao oracle phát triển đến thế, những nét văn hoá rất riêng, đặc sắc của oracle nó mang một phong cách văn hó phương tây sâu sắc, nó đề cao tính tự chủ cá nhân của mỗi thành viên trong công ty nhưng nó không làm rõ trong nộ bộ. Tính tự chủ ở đây là tự chủ trong công việc biết tìm tòi sáng tạo trong công việc, mệnh lệnh của cấp trên buộc các thành viên của công ty phải chấp hành một cách tuyệt đối.
Tuy văn hoá doanh nghiệp không thể thay thế cho các nguồn lực khác nhau của doanh nghiệp như vốn, nhân lực, công nghệ, tài sản… cũng như các năng lực chuyên môn nghiệp vụ như maketing, tài chính, kỹ thuật …trái lại, văn hoá có nhiệm vụ tạo ra môi trường và cách thức sử dụng các nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp một cách có hiệu quả lâu dài, tạo ra phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp chỉ là một bộ phận, phân nhánh của văn hoá dân tộc, quốc gia và nó phải phù hợp với nền văn hoá chung này. Tính đặc thù, tính phổ biến và bền vững của nó nhỏ bé hơn so với nền văn hoá dân tộc, quốc gia.
Kết luận
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, kinh tế của một đất nước nói chung và của một doanh nghiệp nói riêng, nếu không muốn tự đào thải mình thì phải tham gia vào qúa trình đó. Trong vòng soáy của sự hội nhập chứa đựng đầy những thử thách. Một doanh nghiệp nếu không muốn hoà tan vào quá trình đó thì doanh nghiệp phải có một nền văn hoá doanh nghiệp cực mạnh mà hạt nhân của văn hoá doanh nghiệp là triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp vạch ra sứ mạng, mục tiêu là một hệ thống các giá trị có tính pháp lý và đạo lý và chủ yếu là quá trình đạo đức của con người, từ đó tạo nên một phong thái đặc thù của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp rất khó thay đổi, nó là cơ sở bảo tồn phong thái và bản sắc văn hoá của doanh nghiệp nó phản ánh cái tinh thần, ý chí của doanh nghiệp. Vì vậy một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài và bền vững thì doanh nghiệp đó phải phát huy được văn hoá độc đáo riêng của mình, không giống với bất cứ doanh nghiệp nào và cái độc đáo đó được thể hiện qua các nhân viên của doanh nghiệp và đặc biệt nó được thể hiện quá triết lý kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Tài liệu tham khảo
1.) Giáo trình khoa học quản lý trường đại học QL & KD Hà Nội
2.) Mấy suy nghĩ về nhân tố văn hóa trong kinh doanh - Trần Lan
3.) Văn hoá và kinh doanh - GS Phạm Xuân Nam
4.) Văn hoá trong kinh doanh - KS Hà Trọng Dũng
5.) Văn hoá và lối sống - hành trang vào thế kỷ 21 - Thanh Lê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34655.doc