Tiểu luận Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á

MỤC LỤC A. KHÁI QUÁT CHUNG 1 I. Giới thiệu chung về Đông Nam Á 1 II. Khái niệm, điều kiện hình thành và chức năng của đô thị 2 1. Khái niệm đô thị 2 2. Điều kiện hình thành 2 3. Chức năng của đô thị 2 III. Sự hình thành các đô thị ở khu vực Đông Nam Á 3 B. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG TRONG VIỆC LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 5 I. Gắn liền với các quốc gia nông nghiệp và chịu ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước 5 1. Giới thiệu chung 5 2. Một số đô thị tiêu biểu 6 2.1. Pagan 6 2.2. Angkor Thom 6 2.3. Huế 7 II. Tuân theo quan niệm phong thủy của Trung Quốc và Ấn Độ 7 1. Giới thiệu chung 7 2. Một số đô thị tiêu biểu 8 2.1. Angkor Thom - đô thị theo mô hình vũ trụ của quan niệm Ấn Độ 8 2.2. Huế - xây dưng theo quan niệm phong thủy Trung Quốc 10 a. Ba con sông: sông Hương, sông Kim Long, sông Bạch Yến bao bọc xung quanh 10 b. Hướng Đông Nam 11 c. Lăng tẩm - ví dụ điển hình về việc tuân thủ nguyên tắc phong thủy Trung Quốc 12 2.3. Thăng Long 15 a. Thế đất hài hoà 16 b. Thế đất trung tâm, vững chãi 17 KẾT LUẬN 21 THƯ MỤC THAM KHẢO 22

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3279 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. KHÁI QUÁT CHUNG I. Giới thiệu chung về Đông Nam Á Đông Nam Á từ lâu được biết đến là khu vực chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới. Đây là khu vực rộng lớn nằm chắn ngang tất cả các con đường hàng hải từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương, từ châu Á đến châu Úc. Do tự nhiên và vị trí địa lý có nhiều thuận lợi nên từ buổi bình minh của lịch sử khu vực, Đông Nam Á đã giữ một vai trò đặc biệt trên con đường buôn bán Đông Tây và là nơi gặp gỡ của các nền văn hóa lớn thế giới. Đông Nam Á trở thành một khu vực địa lý - lịch sử - văn hóa có bản sắc riêng biệt, một trung tâm văn minh cổ, phát triển và có đóng góp lớn trong lịch sử nhân loại. Quá trình phát triển lịch sử của khu vực Đông Nam Á từ thời nguyên thủy đến khi hoàn toàn trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân có thể chia thành ba thời kỳ nhỏ: Thời kỳ hình thành vương quốc; thời kỳ thành lập và phát triển thịnh đạt của vương quốc và thời kỳ suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Từ nửa sau thế kỷ X đến thế kỷ XIX là thời kỳ Đông Nam Á đi từ phát triển thịnh đạt đến suy vong của các quốc gia phong kiến dân tộc. Nếu từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX là thời kỳ tích lũy của các vương quốc dân tộc thì đến thế kỷ IX - X, toàn Đông Nam Á lại có một sự hứng khởi mới đồng loạt, đánh dấu một bước nhảy vọt mới mở đầu cho một kỷ nguyên mới. Từ đây, Đông Nam Á bước vào thời kỳ Trung đại với sự khẳng định vững chắc nền văn hóa đầy bản sắc dân tộc. Cũng trong thời kỳ Trung đại này, sự phồn vinh của các vương quốc được đánh dấu bằng sự ra đời của hàng loạt đô thị. Tiếp cận đô thị dưới góc độ văn hóa và nhìn nhận như một nét đặc trưng văn hóa Đông Nam Á giúp chúng ta khám phá được nhiều nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam nói riêng cũng như toàn khu vực Đông Nam Á nói chung cũng như thấy được sự tương đồng văn hóa giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á. II. Khái niệm, điều kiện hình thành và chức năng của đô thị 1. Khái niệm đô thị Theo GS Trương Quang Thao [], đô thị là nơi đồn trú của bộ máy cai trị (đô), kinh tế xã hội (thị). Theo Từ điển Tử và ngữ Việt Nam [], đô là chỗ chính phủ Trung ương đóng, thị là chợ, chỗ đông người. Đô thị là chỗ tụ họp buôn bán đông đúc, sầm uất. Định nghĩa này khá toàn diện, có tính khoa học, làm cơ sở để triển khai đề tài. 2. Điều kiện hình thành Các đô thị được hình thành dựa vào một số điều kiện sau đây: Sự hiện hữu của thợ thủ công chuyên nghiệp, bằng chứng về sự phân công lao động Sự hiện hữu của tường thành bảo vệ quần cư Sự hiện hữu của một số lượng dân cư đông đảo với mật độ cao Sự hiện hữu của một kiểu nhà ở đô thị thường xây dựng bằng vật liệu kiên cố và xếp đặt để tạo thành phố Những điều kiện trên là cần thiết để hình thành đô thị và phân biệt với quần cư nông nghiệp hay quần cư du mục. 3. Chức năng của đô thị Sự hình thành các đô thị có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với lịch sử, quy tụ lại ở một số chức năng cơ bản sau: Chức năng quân sự - chính trị - tôn giáo: Chức năng quõn sự là chức năng xuất hiện đầu tiên của đô thị từ khi còn là nhà nước thành lũy với nhiệm vụ phòng thủ là chính. Chức năng chính trị tức là làm thủ phủ của một vùng đất, thường đi kèm với chức năng quân sự: một thành lũy tạo nên khuôn khổ không gian của đô thị với sự phân bố bên trong cú cỏc đồn trại, các pháo đài bảo vệ cho cơ quan chính trị, phụ trách việc cai quản vùng lãnh thổ. Chức năng tôn giáo tín ngưỡng chính là bởi trong tất cả các nền văn minh có sự xuất hiện ba bộ: ông vua - nhà tu hành - thủ lĩnh quân sự đều có sự xuất hiện không gian đô thị trong các vương quốc. Chức năng sản xuất - thương mại - dịch vụ: đô thị giữ vai trò là trung tâm trao đổi hàng nông phẩm và phát triển công nghiệp, chức năng thương mại – chợ cựng cỏc xưởng thủ công tạo nên các cơ sở kinh tế của đô thị tiền công nghiệp Chức năng trung tâm - chức năng văn hóa: chức năng văn hóa được lí giải như một tập hợp các cách thức ăn ở và cách thức ứng xử của cỏc nhúm xã hội cấu thành cộng đồng cư dân đô thị. Nguồn gốc của mô hình văn hóa đô thị là do mức tập trung dân số tạo nên mật độ cao của sự cư trú ở một mặt và sự không thuần nhất về mặt xã hội. Văn hóa đô thị, đó là khung cảnh sống và lối sống chung của cộng đồng đô thị. III. Sự hình thành các đô thị ở khu vực Đông Nam Á Đô thị mới chỉ xuất hiện trên thế giới ở nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên. Đây là đợt bột phát lớn nhất trong việc xây dựng đô thị trước đợt phát triển của thành phố vào thế kỷ XIX. Mặc dù có buôn bán sớm nhưng thị trấn đô thị chưa xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Mãi cho đến nằm 700, thành phố, đô thị mới xuất hiện hầu hết ở các nước Đông Nam Á lục địa. Vào thế kỷ XI và XII, đạt đỉnh cao của đô thị là Angkor chiếm 20.000 ha, Pagan chiếm 10.000 ha, đó là hai đô thị lớn nhất, rộng nhất thời trung đại. Sự hình thành các đô thị ở Đông Nam Á chủ yếu dựa vào các yếu tố văn hóa tổ chức sản xuất và tổ chức đời sống. Đó là môi trường để cư dân sáng tạo nên văn minh nông nghiệp mà không phải là chăn nuôi hay trồng trọt. Yếu tố tổ chức xã hội và môi trường sống đã hình thành ba kiểu đô thị: Các thành đô hình thành ở miền núi và cao nguyên với các vương quốc là nông nghiệp khô và khai thác lâm thổ sản nối với nhau trên những tuyến đường bộ thao cấu chỳc chựm có chức năng quân sự là chủ yếu. Các thành thị thuộc cảnh quan đồng bằng châu thổ với các vương quốc làm lúa, kinh tế hướng nội, liên kết với nhau bởi đường sông tạo nên mạng lưới theo chùm, trong đó chức năng văn hóa đóng vai trò chủ đạo. Cảng thị thuộc cảnh quan duyên hải và hải đảo với rất nhiều vương quốc làm nông nghiệp, có nền kinh tế hướng ngoại, được liên kết với nhau bởi chức năng kinh tế là chính. Sự phân chia thành ba kiểu đô thị trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Dưới quyền lực chính trị, trong quá trình phát triển, ba dạng nguyên mẫu trờn cú sự tác động, tích hợp trong không gian để trở thành những thành phố, những trung tâm đa chức năng: chính trị, văn hóa, kinh tế, có sự phân bố vừa hỗ trợ vừa cạnh tranh lẫn nhau. Tổng hợp cả ba yếu tố tác động trên, sự hình thành các đô thị ở Đông Nam Á thường kết cấu theo mô hình: Đô => Thị (từ các kinh đô phát triển kết hợp với sự phát triển của buôn bán (thị) tạo thành đô thị Nét đặc trưng của đô thị ở các quốc gia Đông Nam Á là đô thị hình thành từ các quốc gia nông nghiệp. Theo GS. Nguyễn Tất Đắc, đô thị ở các quốc gia Đông Nam Á là những trung tâm hành chính, quân sự của đế chế mà sức mạnh có được là nhờ cống vật của cỏc vựng đất đã chinh phục và sử dụng số lượng lao động do các nơi cung cấp. Việc buôn bán thực sự đã xuất hiện trong các quốc gia đế chế đó, nhưng nó không phải là nguồn chính tạo ra của cải và nguồn lực. Các đô thị ở Đông Nam Á đã thu hút của cải vật chất từ nền văn minh nông nghiệp tại chỗ và có chức năng là trung tâm quyền lực, tôn giáo. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa thế quyền và thần quyền. Vì vậy, nó thường được xây dựng theo những mô hình có sẵn, tức là theo mô hình vũ trụ của quan niệm Ấn Độ với núi Meru ở giữa như kinh thành Angkor hay theo quan niệm phong thủy địa lý ở Trung Quốc có long chầu hổ phục của kinh thành Thăng Long hay Huế. Những đô thị này có đặc điểm là những công trình xây dựng to lớn bền vững, phục vụ chính quyền và tôn giáo. B. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG TRONG VIỆC LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ I. Gắn liền với các quốc gia nông nghiệp và chịu ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước 1. Giới thiệu chung Đông Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh nông nghiệp từ rất sớm với truyền thống nông nghiệp lúa nước lâu đời. Do vây, vai trò văn hóa của cây lúa hết sức quan trọng. Cây lúa thúc đẩy quá trình đi tìm và khai thác các đồng bằng châu thổ, cây lúa nước thúc đẩy hình thành nền văn hóa nông nghiệp với đặc điểm: bám đất, tự túc, hướng nội, đóng cửa. Bên cạnh đó, cây lúa nước còn thúc đẩy quá trình hình thành các tổ chức xã hội, làng và các quốc gia nông nghiệp. Các đô thị gắn liền với các quốc gia nông nghiệp phát triển mạnh trong thời kỳ này phải kể đến Mataram, Sailendra, Pagan, Angkor… Do sự phát triển mạnh của nông nghiệp lúa nước nên ở các thung lũng và châu thổ hình thành những cơ sở gia đình làng mạc. Những nơi tụ cư có sự tập trung về hành chính, quân sự, tôn giáo và buôn bán trở thành những đô thị nông nghiệp. Dân cư trong đô thị là những người làm nghề nông. Họ chiếm tuyệt đại đa số cư dân, lấy việc trồng lúa nước là cơ sở sinh sống, họ vừa làm ruộng vừa làm vườn. Dân số trong đô thị thiờng luụn ổn định, khác hẳn với sự thay đổi dân cư theo mùa của dân số đô thị thương nghiệp: đông đúc vào mùa buôn bán và vắng vẻ hơn vào mựa khụng buôn bán. Đô thị gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để phát triển kinh tế và tăng cường thế quyền, các đời vua cai trị ở các kinh đô cho xây dựng những công trình thủy lợi có giá trị cao nhằm đẩy lùi thiên tai và phát triển nông nghiệp. 2. Một số đô thị tiêu biểu Những thành tựu về nông nghiệp đã khẳng định đặc điểm của các đô thị ở khu vực Đông Nam Á luôn gắn liên với nền nông nghiệp lúa nước. 2.1. Pagan Thế kỷ XII là thời kỳ Pagan phát triển toàn diện cả về lãnh thổ lẫn mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Nông nghiệp Pagan phát triển với hệ thống thủy lợi như hồ nước được xây dựng với mạng lưới khá dày. Tiêu biểu nhất là hồ nước Mrakan trên núi Diuin. Ở Jawa, công trình có vai trò quan trọng và độc đáo nhất là hai hồ nước Jalatunda và Belakhan. Hồ Jalatunda được khoét sâu vào núi với diện tích 13m. 16m nước từ núi chảy ra bể nước, vào hồ phụ rồi dần đến hồ chính. 2.2. Angkor Thom Ở Campuchia, trong thời Angkor huy hoàng, khi văn minh Khmer phát triển thì kỹ thuật nông nghiệp và cách quản trị sử dụng nước của họ ngày càng trở nên phức tạo. Tại đô thị Angkor có đến 1000 bể nước được bố trí theo sơ đồ của thành phố. Angkor là một kinh thành thủy lợi với hệ thống Baray Ấn Độ. Dưới thời Jayavarman trị vì từ 877 - 890, quyền lực được thiết lập bằng việc tạo ra hệ thống tưới nước. Nhờ đó mà khai thác được nhiều đất đai có hiệu quả hơn và sử dụng lao động cung cấp cho việc xây dựng thành phố. Vua Jayavarman đã làm sống dậy kĩ thuật chứa nước cũ của chân nạp cổ. Ông làm hồ nhân tạo Baray hình chữ nhật (7000mì1800m). Nó giữ nước từ hai con sông. Hồ làm ở một độ cao hơn ruộng lúa xung quanh nên có thể chảy từ Baray theo mương đến ruộng. Vùng xung quanh là các làng nằm rải rác cách nhau bởi những cánh đồng lúa, vườn cây ăn quả và rừng cọ. Cỏc kờnh chảy từ Bayon qua thành phố, tưới cho đất và cung cấp đường vận chuyển giao thông cho dân chúng. Kinh thành thu của cải chủ yếu từ cư dân nông thôn ở xung quanh các làng ra cống nộp cung cấp cho các đền thờ những nhu cầu về người và của. Angkor Thom được xây dựng hơn 40 năm (1181 – 1219), do yêu cầu phòng vệ nờn cú những sửa đổi so với quy hoạch ban đầu nhưng hệ thống thủy lợi vẫn được giữ gìn và nâng lên trình độ cao. Quy hoạch cơ bản của Angkor Thom vẫn phản ánh những yếu tố nông nghiệp tôn giáo. 2.3. Huế Việc xây dựng kinh thành Huế theo thuật phong thủy không chỉ đảm bảo yếu tổ linh thiêng, yếu tố phong thủy mà còn hợp với truyền thống của nền văn minh nông nghiệp gắn liền với yếu tố nước. Cùng với hệ thống phòng thủ các vua nhà Nguyễn còn xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn hảo để phục vụ phát triển nông nghiệp. Việc đào sông hộ thành và của cải tạo đoạn dưới sông Kim Long, thành Ngự Hà đã tạo cho kinh thành Huế một khả năng tiờu thoỏt nước thật hoàn hảo. Bên trong kinh thành Huế có 43 hồ ao lớn nhỏ đảm nhận chức năng điều hòa lượng nước mặt cho kinh thành. Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp được phát triển một bước cơ bản. II. Tuân theo quan niệm phong thủy của Trung Quốc và Ấn Độ 1. Giới thiệu chung Các đô thị ở các quốc gia nông nghiệp ở Đông Nam Á không chỉ là trung tâm về quyền lực hành chính, quân sự và là trung tâm kinh tế nông nghiệp mà còn là trung tâm tôn giáo. Vỡ võy, nó thường được xây dựng theo những mô hình quan niệm có sẵn, theo mô hình vũ trụ của quan niệm Ấn Độ hay theo quan niệm phong thủy địa lý Trung Quốc với hệ thống thành quách vững chắc phục vụ chính quyền và các thế lực tôn giáo. Chính sự kế hợp thế quyền và thần quyền này đã tạo nên những công trình kiến trúc độc đáo có giá trị văn hóa nhân loại. Đó là các cung điện, đền miếu, thành quách. Campuchia trong thời kỳ Angkor huy hoàng nổi tiếng với các công trình kiến trúc của đô thị Angkor Thom. Cả khu đền Angkor được xây dựng bằng những phiến đã khổng lồ là một tác phẩm vĩ đại, tuyệt tác cả về kiến trúc, hội họa lẫn điêu khắc với hai khu đền chính: Angkor Voat và Angkor Thom. Hệ thống kinh thành Angkor Thom được xây dựng theo quan niệm vũ trụ của Ấn Độ. Pagan trở thành thành thị và trung tâm Phật giáo nổi tiếng của Myanma trong thế kỷ XI - XIII. Hàng nghìn ngôi chua đã được xây dựng, trong đó vĩ đại nhất là chùa Svegutgi (chùa Vàng) được xây dựng từ thế kỷ XIV. Chùa vàng được coi là biểu tượng của nhân dân Myanma, cũng được xây dựng theo quan niệm vũ trụ của Ấn Độ. Ở Thái Lan, đô thị Ayuthaya và Thon Buri, các đời Rama đã dồn tâm vào việc xây dựng tường thành bao quanh kinh đô, xây dựng cung điện lớn cũng là một công trình minh chứng cho việc tuân theo quan niệm vũ trụ của Ấn Độ. Ở Việt Nam, sự hình thành và phát triển của đô thị Thăng Long và kinh đô Huế đã để lại nhiều công trình vĩ đại như: Chùa Một Cột, thỏp Bỏo Thiờn... là các công trình được xây dựng theo quan niệm phong thủy của Trung Quốc. Những công trình này luôn gắn liền với tôn và và nhà vua, phục vụ cho Phật giáo và Nho giáo. 2. Một số đô thị tiêu biểu 2.1. Angkor Thom - đô thị theo mô hình vũ trụ của quan niệm Ấn Độ Sự kết hợp chặt chẽ thần quyền và thế quyền được thể hiện qua quy mô kiến trúc và quy hoạch theo mô hình vũ trụ quan theo quan niệm Ấn Độ, quy hoạch Angkor Thom thể hiện triết lý tôn giáo Ấn Độ: vũ trụ hình vuông được bao bọc bởi những ngọn núi thiêng xung quanh, bên ngoài đại dương mênh mông, trung tâm vũ trụ là núi Meru linh thiêng nhất - nơi ngự trị của các vị thần linh, con đường dài dẫn đến Gopuras tượng trưng cho hai dải cầu vồng dắt con người đến với thế giới của thần thánh. Angkor Thom là công trình đồ sộ nhất với hàng chục tòa thành được xây dựng trên khuôn viên khoảng 12 km. Hạt nhân của đô thị là một ngôi đền Bayon rộng lớn nhất được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông, dạng đến núi (mô hình núi vũ trụ Meru), từ đó tỏa ra bốn hướng đông - tây - nam - bắc là nơi trú ngụ của thần linh. Xung quanh Bayon là cung điện nhà vua và tường thành bằng đá cao 8m, hào rộng 100m để bảo vệ đô thành thể hiện quy hoạch núi, thành và biển theo quan niệm của vũ trụ. Tường và hào để phòng vệ có năm cổng vào chính với năm cầu bắc qua hào.Trờn đỉnh của mỗi tháp cổng là bốn khuôn mặt nhìn ra bốn hướng, được tạc vào đá với đôi mắt khép hờ trên khuôn mặt gợi nhiều bí ẩn. Riêng cổng phía Nam, một con đường dài khoảng 200m nằm giữa rừng cây xanh dẫn vào Gopuras, với hai hàng tượng đá mỗi bên 54 vị thần cùng trong tư thế nằm giữ thân rắn thần Nagar, đầu thân rắn vươn cao xòe rộng hình nan quạt ở phía đầu con đường. Quy mô đô thị cho thấy Angkor Thom là đô thị đông dân. Có nhà nghiên cứu nhận xét rằng: “nú rộng hơn bất kỳ những thành phố có tường bọc nào của châu Âu trung cổ và có thể dễ dàng chứa thành phố Roma vào thời Nero”. Thời kỳ Angkor là thời kỳ mà khu vực kinh đô có đến hơn 1 triệu dân sinh sống. Các vị vua Khmer cho dung nhiều công trình thủy lợi khổng lồ và các đền đài to lớn, và có nền quân sự, kinh tế và văn hóa trải rộng ra cả một khu vực mà ngày nay là Campuchia, phần lớn Thái Lan, Lào và miền Nam Việt Nam hiện nay. Nơi đây cũng là trung tâm quyền lực, hành chính tôn giáo và quân sự. Như vậy, Angkor Thom không phải là một đền thờ nhỏ mà là một kinh thành lớn thịnh vượng, biểu hiện đỉnh cao của một đế chế lớn và là một khuôn mẫu phức tạp của tín ngường vũ trụ và văn hóa nông nghiệp, như một nhà nghiên cứu có nhận xét “Khụng giống các thành phố phương Tây của chúng ta, chỉ là một cụm ngôi nhà, cái chợ và nơi đặt chính quyền. Ở đây đô thị là bản sao thu nhỏ của một thế giới huyền thoại theo vũ trụ quan Ấn Độ, một mô hình thu nhỏ của vũ trụ, một tiểu vũ trụ. Angkor Thom là thủ đô cuối cùng lâu đời nhất của người Khmer, vì vậy, Angkor Thom còn được xem như là kinh thành của thần linh, một đô thị thiêng liêng thời trung đại ở khu vực Đông Nam Á. Đế đô Angkor Thom là biểu tượng vua - thần mà nhà vua Jayavarman VII muốn hóa thân với đức Phật quan thế âm bồ tát. Nó được thể hiện ý niệm về ngọn núi thần Meerru đang được rắn thần Naga khuấy sữa tìm thuốc trường sinh trước khải hoàn môn. Một sự kết hợp giữa đền - núi và mộ táng với cái đỉnh - trung tâm đô thị là đền Bayon. Những tháp điêu khắc mặt người khổng lồ biểu thị hoàng tráng gương mặt của vua - thần Jayavarman VII. Đây có lẽ là sự mô phỏng hình tượng Brama 5 mặt trong sử thi Mahabharata của Ấn Độ. 2.2. Huế - xây dưng theo quan niệm phong thủy Trung Quốc Về phong thủy, kinh thành Huế có thể bằng phẳng, hiền hòa, long hổ vây quanh, án kề trước mặt, sông xa uống khúc chầu về, rồng cuộn hổ ngồi, hình thế vững chải. Phan Thuận An cho rằng: Thành phố Huế có giữ lại được rất tốt cái kinh đô tinh thần và chính trị của nó đã được chọn theo những lí do thần bí và phương hướng của nó đã chiếu theo những chỉ dẫn của những nhà phong thủy, hai hòn đảo Thanh Long và Bạch hổ chầu về giữa dòng sụng thiờng. Với sự phồn thịnh của kinh thành Huế và những giá trị văn hóa to lớn, đô thị Huế đã khẳng định được tính chất thiêng liêng và sức sống trường tồn như một minh chứng lịch sử của Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung về một thời kỳ huy hoàng. a. Ba con sông: sông Hương, sông Kim Long, sông Bạch Yến bao bọc xung quanh Việt Nam là nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước nờn cú một truyền thống tư duy sông nước trong việc định đô, lập phố. Các đô thị cổ Việt Nam dường như là dạng đô thị giữa hai con sông, trong đó có một con sông lớn làm sông trước và một hệ thống chi lưu của nó một hay nhiều con sông sau. Đó là hệ thống thủy lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Có thể thấy đó là một kinh thành Cổ Loa với hệ thống sông Hoàng Giang, là Luy Lâu với hệ thống sụng Dõu, là Thăng Long với hệ Nhị Hà… là Huế với hệ sông Hương gồm ba con sông bao quanh (sông Hương, sông Kim Long, sông Bạch Yến). Đó cũng là lý do quan trọng nhất để Huế được lựa chọn, quy hoạch, xây dựng thành một kinh thành. Kinh thành Huế được xây dựng ở vùng đất có nước phủ bốn bề, theo thuật phong thủy là nơi đất phát tài. Sông Hương bao quanh với hệ thống ba con sông sông Hương, sông Kim Long, sông Bạch Yến uốn khúc vì vậy tạo hành kim thịnh vượng, phía Đông có biển bao la. Phía Tây có Trường Sơn hung vĩ che chắn, cuồn cuộn tuân theo mạch đất nhằm hướng Tây Bắc - Đông Nam, phía Nam có núi chắn, phía Bắc có sông Giăng, xét theo quan niệm phong thủy tất phải có long mạch. Thế đất của kinh thành cú sụng Hương uốn lượn bao bọc mặt Nam là sông chủ đóng vai trò minh đường, trên sông có hai đảo nhỏ: Cồn Hến và dó Viờn làm tả thanh long và hữu bạch hổ cho kinh thành. Phía trước kinh thành có núi Ngự Bình tiền án. b. Hướng Đông Nam Việc xây dựng kinh thành được hoạch định theo một hệ thống các nguyên tắc hết sức nghiêm ngặt của hình núi sông, long mạch, hướng của kinh thành… theo quan niệm phong thủy Trung Quốc có sẵn. Hướng kinh thành Huế là hướng Đông Nam vừa theo quan niệm phong thủy xưa (các kinh thành đều hướng về phía Nam) nhưng vừa hợp với đại hình mạch núi Trường Sơn, đặc biệt là quần sơn kế cận kinh đô cho đến dãy Bạch mã đều chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Một người thuộc dòng dõi Tôn Thất, uyên thâm về dịch học, lý số, phong thủy, ông Vĩnh Cao đã nhận xét: Theo thuật phong thủy thì bất cứ một ngôi nhà hay cung điện gỡ thỡ phía trước gọi là chu tước (chim sẻ đỏ), thuộc hướng hành nam, hành hóa. Phớa trỏi (từ trong nhìn ra) gọi là bạch hổ thuộc hướng tây, hành kim. Phía phải gọi là thanh long thuộc hướng đông, hành mộc. Phía sau gọi là huyền vũ thuộc hướng bắc, hành thủy. Vua Gia Long đó đúng hướng kinh thành dựa theo hướng thiên nhiên, dung ngũ hành mà sinh khắc chế hóa để sửa đổi, tạo thế quân bình, rồi dung ngữ hành mà tạo lực thân để đoán định và quy hoạch, bố chí cung điện. c. Lăng tẩm - ví dụ điển hình về việc tuân thủ nguyên tắc phong thủy Trung Quốc * Lăng Tự Đức Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Ðức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình: không trùng lặp và rất sinh động. Cách phân bố các khu vực và bố cục các công trình kiến trúc trong từng khu vực ở lăng Tự Ðức đã phá bỏ hệ thông lệ giữ gìn sự đối xứng từng cổ điển ở một số lăng khác. Tại đây cũn cú những lối đi uốn lượn mềm mại theo thế đất tự nhiên hoặc do bàn tay con người tạo dáng. Ðường nét kiến trúc thật phóng khoáng, hài hòa thiên nhiên có sẵn, hoặc cải tạo lại cho phù hợp với nghệ thuật kiến trúc phong cảnh. Nếu phá vỡ sự đối xứng cũng là một nét đẹp trong nghệ thuật thì lăng Tự Ðức cú thờm nét đẹp đó. Kiến trúc và thiên nhiên ở đây gây được nhiều cảm xúc thẩm mỹ mới lạ cho người đến tham quan, và phản ánh được tâm hồn lãng mạn trữ tình của một ông vua thi sĩ. Lăng Tự Ðức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một "hồn êm thơ mộng"). Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Ở đó quanh năm có suối chảy, thông reo, muôn chim ca hát. Yếu tố được tôn trọng triệt để trong lăng Tự Đức là sự hài hòa của đường nét. Không có những con đường thẳng tắp, đầy góc cạnh như các kiến trúc khác, thay vào đó là con đường lát gạch Bát Tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước Khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ và đột ngột khuất vào những hàng cây sứ đại thụ ở gần lăng Hoàng hậu Lệ Thiên Anh. Sự sáng tạo của con người hài hòa với cảnh quan tự nhiên tạo nên một khung cảnh thơ mộng, diễm lệ. Trong cái quyến rũ của mây nước, hương hoa đó, người ta như quên đi rằng đó là lăng tẩm của một người quá cố mà ngỡ là thiên đường của cỏ cây, của thi ca và mộng tưởng... Tuy có sự kế thừa nhưng đã phá vỡ không gian tạo hình, không giống những lăng các vị tiên đế. Ðồ án uyển chuyển nhịp nhàng, tạo nhịp điệu đầy chất thơ hoà quyện trong không gian thiên nhiên đầy thông, hồ nước chảy quanh, đặc biệt điểm tô thêm nhà thuỷ tạ duyên dáng soi bóng trên mặt hồ sen, một nhà bia với tấm văn bia đồ sộ biểu lộ tâm trạng bi quan của nhà vua. Lăng phản ánh tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của một vị vua thi sĩ đã có nhiều trước tác về thơ văn có giá trị văn học. * Lăng Minh Mạng Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng, xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo, xuyên qua một loạt các hạng mục công trình gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn, điện Sùng Ân (thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu), hồ Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt (trăng non), cổng tam quan Quang Minh Chính Trực, Trung Đạo kiều và cuối cùng là Bửu thành (mộ vua Minh Mạng). Cửa chính của lăng tên là Đại Hồng môn, là cửa chỉ để rước linh cữu của vua nhập lăng. Hai bên cửa chính là hai cửa Tả Hồng môn và Hữu Hồng môn. Hồ Trừng Minh gồm hai nửa nối thông với nhau ở phía sau điện Sùng Ân nơi có ba cây cầu đá bắc qua, giống như hai lá "phổi xanh", bao bọc lấy điện Sùng Ân và các kiến trúc vòng ngoài nằm trên trục thần đạo (khu vực tưởng niệm). Không gian thoáng đãng, yên bình và trong lành của lăng Minh Mạng Trên mặt cắt kiến trúc dọc theo đường thần đạo, các công trình cao thấp theo một nhịp điệu vần luật nhất quán, âm dương xen kẽ, tạo nên nét đẹp riêng cho công trình kiến trúc lăng tẩm này. Nhìn từ trên cao các hạng mục kiến trúc chính xếp thành hình một cành hoa với một bông hoa là khu mộ vua, những chiếc lá đối xứng hai bên là các phần của hai hồ nước. Cũng có thể suy tưởng toàn bộ quần thể lăng giống như phần trên của cơ thể con người, với đầy đủ tim phổi (khu tưởng niệm) và đầu óc (phần mộ vua). Bố cục kiến trúc đăng đối của các hạng mục chính trong lăng đem lại cho lăng một vẻ uy nghiêm cần có của công trình lăng mộ. Khung cảnh bên trong điện Sùng Ân - nơi thờ vua Minh Mạng và hoàng hậu Lăng Minh Mạng, với đồ án chữ Minh của mặt bằng hồ cùng những công trình kiến trúc theo trật tự thẳng trục thần đạo, có tính chất uy nghiêm hùng vĩ, đã phản ảnh tư tưởng trung ương tập quyền của vị hoàng đế này. Lăng Minh Mạng được coi là một trong những công trình lăng tẩm đạt đỉnh cao của sự hài hoà đối xứng và bất đối xứng của trật tự nghiêm ngặt tạo sự hoành tráng uy nghi, đặc biệt tẩm (khu mộ khối hình tròn thành cao tượng trưng cho mặt trời, biểu tượng thiên thể). 2.3. Thăng Long Khi chọn đất đóng đô các vị vua đều đưa ra các tiêu chí bao gồm: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, dân cư - xã hội, truyền thống chính trị. Chọn Thăng Long - Hà Nội làm kinh đô “chỗ ở giữa, trờn kớnh mệnh trời, dưới theo ý dõn” là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Nó thể hiện tầm nhìn chiến lược về một đất nước thịnh trị, bền lâu của vị vua tài trí, anh minh Lý Công Uẩn. Và thực sự nhà Lý đã có được một vương vị hòa bình, đất nước yên ổn xây dựng đất đế đô muôn đời. Chúng ta có thể lấy một so sánh khá hình tượng như sau: Nếu Thủ đô Hoa Thịnh Đốn là đất đại can long, đại long mạch của Hoa Kỳ nằm trên bờ sông Potomac, thì Hà Nội tức Thăng Long xưa là đất đại can long, đại long mạch của Việt Nam nằm trên bờ sông Hồng Hà [5]. Kinh thành Thăng Long là khu vực thành - chính trị, thành - thị quân vương giữ vai trò đầu não của nhà nước trung ương tập quyền. Xem xét theo quan điểm dân gian, chúng ta thấy có 3 yếu tố để chứng tỏ thế nào là một đất đế đô - một kinh đô (đô thị) thiêng. Theo quan niệm phong thủy của Trung Quốc, chúng ta thấy kinh đô Thăng Long - Hà Nội bao gồm hai yếu tố 2 yếu tố Thế đất hài hoà Thế đất trung tâm, vững trãi Có nước (có vật thịnh) Có núi (có điểm tựa) Núi chầu sông tụ Thăng Long tứ trấn a. Thế đất hài hoà Kinh đô Thăng Long - Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến từ xưa được xem như nơi có thế đất hài hòa. Bởi lẽ nơi này có nước (có vật thịnh), có núi (có điểm tựa) Trong cảm thức người Việt chúng ta, núi và sụng luụn cú sức lay động. Từ truyền thuyết 50 người con theo cha lờn nỳi và 50 người theo mẹ xuống biển là một lựa chọn của sự cân bằng tâm thế hướng núi và hướng biển, giữa núi non và sông nước. Trong cuốn sách “Thiờn nhiờn Việt Nam”, có thể đọc được điều đó: “Mỗi người Việt Nam, dù sống ở đâu, ngay cả ở trên miền núi, hình như bao giờ cũng nghe được tiếng rì rào của biển cả ngày đêm không mỏi vỗ sóng vào bờ. Đấy là vì đất nước ta là một bán đảo có chiều dài lớn gấp bốn lần chiều rộng nhất, do đó mà không có nơi nào ở nước ta lại xa biển hơn 500km theo đường chim bay. Ngay cây rừng cũng mọc rậm rạp hơn ở hướng nhìn ra biển Đông và hướng nhà đâu đâu cũng quay về phía gió biển đến” [6]. Kinh đô Thăng Long - Hà Nội có được một vị thế rất thuận lợi và hài hòa. Bởi lẽ bao bọc bên quanh kinh đô là hai ngọn núi lớn Phía Tây kinh thành Thăng Long là núi Tản Viên và nỳi Nùng được coi là cái rốn của con rồng sát Hồ Tây, đối với sụng Tụ Nhị (sông Hồng). Đây là thành phố nằm gần như ngay tại trung tâm của đồng bằng Bắc Việt, trên dải đất hẹp giữa con sông Hồng ở phớa éụng và sụng Tụ Lịch ở phía Tây. Ðối với Phong thủy, dải đất này chính là chân long, là nơi kết tụ được nhiều nguyên khí của địa hình sụng, nỳi ở xung quanh. Căn cứ vào truyền thuyết cũng như nhìn lên bản đồ miền Bắc, ta sẽ thấy những con sông lớn như sông Cầu, sông Gầm, sụng Lụ ở phía Bắc; sông Ðà, ở phía Tây, sau khi chảy qua nhiều nơi cuối cùng đều nhập vào sông Nhị Hà chảy về Hà Nội. Xa xa, dọc biên giới Việt-Hoa, những dãy núi trùng trùng, điệp điệp xuất phát từ miền Nam Trung Hoa đâm thẳng xuống dọc theo các phía Tây Bắc, Bắc và éụng Bắc, tất cả cũng đều như muốn hướng về. éõy chớnh là thế "núi sông chầu phục" của Hà Nội - một địa thế phong thủy đẹp.  b. Thế đất trung tâm, vững chãi * Núi chầu - sông tụ Trong “Chiếu dời đụ”, Lý Thái Tổ đã chỉ rõ địa thế và vai trò của kinh đô Thăng Long xưa (Hà Nội nay): "Địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng... Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Khảo sát hệ thống truyền thuyết, ta có thể thấy Thăng Long - Hà nội có một địa thế vô cùng thuận lợi. Đó là núi chầu - sông tụ (hay còn gọi là núi sông phục chầu) Trước hết, nói về thuật phong thủy. Ta thấy thuật phong thủy thường được áp dụng để chọn đất khi xây thành quách, lập đô thị. Trong đó, lựa chọn khu vực thích hợp để làm kinh đô luôn là vấn đề vô cùng quan trọng, nó liên quan đến sự thịnh vượng hay suy vong của thành phố trong tương lai, thậm chí liên quan đến tiền đồ và vận mệnh của đất nước. Chính bởi vậy, các triều đình xưa đều dựa vào thuật phong thủy để tìm đất đóng đô. Khi tìm đất, trước hết phải tìm tổ sơn rồi dò long mạch theo thế đất mà tìm huyệt. Huyệt trường phải có tiền án hậu chẩm (được che phía trước, có chỗ dựa phía sau), tả có Thanh Long, hữu có Bạch Hổ, phía trước có chỗ trũng nước tụ lại (Minh đường) và chỗ trũng phía sau (Não đường). Phía ngoài phải có bàng sa triều củng, đất được như thế mới là chỗ tụ khí tàng long, mới là chân huyệt. Theo thuật phong thủy thì Hà Nội có địa thế tuyệt đẹp, là nơi kết tụ được nhiều nguyên khí của địa hình sông núi ở xung quanh. Các truyền thuyết cũng đã chứng minh được địa thế thuận lợi này. Ta có thể thấy cỏc dãy núi Tản Viên Nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Nỳi Nùng được coi là cái rốn của con rồng Sát Hồ Tây, đối với sụng Tụ Nhị (sông Hồng). Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm), hồ Tây nằm tụ lại ở trung tâm kinh đô. Cỏc sụng lớn đều có nhánh hòa vào sông Hồng tạo thành dòng chảy như dải lụa đào nằm vắt ngang thành phố. Truyền thuyết kể rằng “Xưa kia đoạn hồ Trúc Bạch thông với hồ Cổ Ngựa chạy đến dốc hàng Than. Chung quanh đó là kiểu đất long, ly, quy, phượng như Trấn Vũ, Thuỵ Chương nằm trên thế phượng chầu. Quảng Bá, Tây Hồ, Nghi Tàm nằm trên thế rùa chầu. Trúc bạch, Yên Ninh nằm trên thế rồng chầu. Nhật Chiờu, Quỏn La, Trích Sài nằm trên thế ly chầu. Riờng Vừng Thị, Hồ Khẩu, Yờn Thỏi lại nằm trên thế con cá nhô ra mặt hồ”. Địa huyệt kết nơi cao nhất là nỳi Nùng. Thiờn huyệt kết chỗ thấp nhất có tên là hồ Hoàn Kiếm nơi thần Kim Quy hiện ra báo hiệu điềm lành. Đõy chính là thế núi chầu sông tụ - núi sông phục chầu * Thăng Long tứ trấn Theo sử sách và các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng: Trong tín ngưỡng người Việt, ngay từ khi dựng đô, các vị vua đã tìm thấy niềm tin vào kinh thành bền vững một cách ngẫu nhiên, thấy các hướng đều có các vị Phúc Thần che chở, bảo vệ, tiêu biểu là các vị thần trấn giữ 4 phía Đông - Tây - Nam - Bắc dân gian quen gọi là "Thăng Long tứ trấn", đó là thần Long Đỗ thờ ở đền Bạch Mã, thần Cao Sơn thờ ở đình Kim Liên, thần Linh Lang thờ ở đền Voi Phục và thần Trấn Vũ thờ ở đền Quỏn Thỏnh. Kinh thành Thăng Long - Hà Nội được bao bọc và bảo vệ bởi bốn trấn do bốn vị thần canh giữ. Bốn trấn này nằm quanh kinh đô nên cũng gọi là bốn nội trấn hoặc bốn kinh lộ/ kinh trấn, là những trấn phên giậu che chở cho kinh đô Thăng Long về các mặt an ninh, chính trị, văn hóa và xã hội. Con số bốn trong dân gian từ xưa đã có nhiều ý nghĩa mang tính triết lí: bốn phương tám hướng, tứ hải giai huynh đệ, tứ trụ triều đình, tứ huyệt. Bốn hướng được bốn vị thần che chở đó cũng là những dấu mốc định hình long mạch đất kinh kỳ, đã tồn tại từ bao đời nay trong tâm tưởng của người Việt. Hướng Tây thuộc mệnh Kim, biểu tượng của mùa thu, thể hiện cho sự thịnh vượng. Hướng Đông là hướng mặt trời mọc, thể hiện cho sức sống, thuộc mệnh Mộc, biểu tượng giàu có, phúc đức. Hướng Nam thuộc mệnh Hỏa, biểu tượng cho mùa Hạ, sự ấm áp đầy nắng thể hiện dương lực mạnh mẽ, tốt lành. Hướng Bắc thuộc mệnh Thủy, lạnh giá, biểu tượng của mùa Đông, thể hiện phần âm. Kinh đô Thăng Long xưa được xây dựng theo thuật phong thủy cũng với 4 cửa chính quay 4 hướng, tên gọi các cửa đều có những hàm nghĩa sâu sắc. Cửa hướng Đông có tên là Tường Phù nghĩa là điềm tốt lành, với ý luụn đún nhận sức sống, ánh sáng mặt trời từ phương Đông đến. Cửa hướng Tây có tên là Quảng Phúc, nghĩa là phúc lớn trải rộng, đem lại phồn thịnh, đồng thời cũng là đún “phỳc đẳng hà sa” của Phật từ phương Tây về. Cửa hướng Nam có tên là Đại Hưng, nghĩa là hưng thịnh lớn, tốt đẹp, bền vững dài lâu. Cửa hướng Bắc có tên là Diệu Đức, nghĩa là đức sáng ngời, xua đi sự giá lạnh của phương Bắc, nó cũng có hàm ý làm tiêu tan mưu đồ đen tối của thế lực ngoại xâm đất Bắc. Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, tứ trấn vẫn trường tồn cùng thời gian, trở thành niềm tự hào của dân tộc Lạc Hồng. Đền Bạch Mã là trấn phía Đông, xưa ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, nơi sụng Tụ Lịch thông nước sông Hồng, nay thuộc phố Hàng Buồm. Đền thờ thần Long Đỗ, hiện là Quảng Lợi Bạch Mã đại vương. Đây là vị thần núi Long Đỗ, còn gọi là nỳi Nùng, nơi tiếp nhận khí thiêng của sông núi Kinh Thành Thăng Long. Bạch Mã hiện thân là một con ngựa trắng, đồng nhất với mặt trời mọc ở phương Đông theo quan niệm dân gian. KẾT LUẬN Thế giới biết đến Đông Nam Á như một trung tâm văn minh, một khu vực địa lý, lịch sử, văn hóa độc đáo. Bên cạnh đó, Đông Nam Á còn là một khu vực kinh tế riêng biệt có khả năng cung cấp một khối lượng lớn thóc lúa, cỏ, cỏc sản phẩm, kim khớ… và những sản vật thiên nhiên quý giá. Từ sự thịnh đạt đó, Đông Nam Á đã hình thành nờn cỏc đô thị phồn vinh và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á. Đô thị thiêng của Đông Nam Á là kết quả của quá trình lao động, công sức của người dân dưới sự cai trị của các đế chế phong kiến để xây dựng lên những công trình thế kỷ, là kết tinh của sự sùng bái và tín ngưỡng dân tộc cũng như sự tiếp thu từ các nền văn húa… Với những giá trị còn để lại đến ngày nay, các đô thị ở Đông Nam Á cần được nhắc đến như một nét văn hóa đặc sắc của Đông Nam Á. THƯ MỤC THAM KHẢO Phạm Đức Dương. Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á. NXB Khoa học xã hội. 2000 Mai Ngọc Chừ. Văn hóa Đông Nam Á. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 1998 Ngô Thị Diễm Hằng. Truyền thuyết Hùng Vương chọn đất đóng đô và kiểu truyện chọn đất đóng đô của truyền thuyết của người Việt (Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn. 2006) Phan Ngọc Liên. Lược sử Đông Nam Á. NXB Giáo dục. 2001 Lờ Bá Thảo Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, 1991 Ngô Đức Thịnh. Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa. NXB Trẻ, 2003 Trần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo dục. 2000 Phạm Thái Việt, Đào Ngọc Tuấn. Đại cương về văn hóa Việt Nam. NXB Văn hóa thông tin. 2004 Tạp chí văn học: số5/2002; số 5/ 1973; số 7/1994; số 1/1974; sô2/2000; số 8/1969 Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 134/1970; 123/1969 Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội (Nxb Văn hóa thông tin. 2000) MỤC LỤC Trang A.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhai quat chung.doc