Tiểu luận Về nhân vật Phương, người phụ nữ Hà Nội, và chủ đề văn học trong Nỗi buồn chiến tranh

Mục lục Về nhân vật Phương, người phụ nữ Hà Nội, và chủ đề văn học trong Nỗi buồn chiến tranh 2 Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến, Từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp 7 1. Từ những thách thức của lối viết. 9 2. Những mạch ngầm văn bản. 10 3. Thế giới nhân vật - biểu tượng và ý nghĩa. 12 4. Cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh và con đường mới viết về chiến tranh trong thời hậu chiến. 17 Nỗi buồn chiến tranh: Tự truyện bất thành 20 1. Tự truyện là gì? 21 2. Nỗi buồn chiến tranh, từ ký ức đến sáng tạo 23 3. Số phận của một bản thảo 28 Bảo Ninh và nỗi ám ảnh về chiến tranh 30 2. Hàng loạt các vấn đề đổi mới trong văn học (sau 1986), chiến tranh và thân phận con người trong chiến tranh được nhìn nhận lại. 30 3. Chọn Kiên - hình tượng người lính 31 4. Đặt Kiên - nhân vật trung tâm trong cái nhìn đa chiều 33 5. Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã vượt lên một số nhà văn cùng thời về kỹ thuật tiểu thuyết . 33 Nỗi buồn chiến tranh đến từ đâu 34 Nỗi buồn chiến tranh không phải chỉ là một tác phẩm viết về chiến tranh 36 Nỗi buồn chiến tranh là hòa âm tuyệt diệu của những giọng nói đa thanh, nhưng trên hết, là tác phẩm bỏ ngỏ của một nhà văn vô danh 39 Nỗi buồn chiến tranh không phải không chịu ảnh hưởng của một số tác phẩm khác 40 Vài nét về cái cao cả trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 41 Văn học đề tài chiến tranh, sự thiếu hụt về lực lượng và tác phẩm 47 1.Viết về chiến tranh sâu sắc, điềm tĩnh hơn. 47 2. Cảnh báo về thiếu hụt lực lượng và tác phẩm 48

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5052 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Về nhân vật Phương, người phụ nữ Hà Nội, và chủ đề văn học trong Nỗi buồn chiến tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên cũng có thể giải mã được vô số tầng ngầm ẩn chìm trong tác phẩm... (Ở bản tham luận này, người viết không có điều kiện đi sâu). 4. Đặt Kiên - nhân vật trung tâm trong cái nhìn đa chiều, Bảo Ninh đã xây dựng thành công bi kịch người lính. Bước ra từ cuộc chiến, Kiên lại đối mặt với những phũ phàng mới của thời hậu chiến, những mặt trái của xã hội - điều mà Kiên gọi là “tấn trò đời: Phương - người yêu của Kiên - một mối tình trinh trắng, đắm say... đẹp như một bài thơ giờ trở thành tan nát - đau như một vết thương lòng. Phương trở thành một gái điếm, một ca kỹ. Rồi em gái của một đồng đội đã hy sinh cũng trở thành một gái điếm, đói rách khốn khổ, bị ruồng rẫy... Rồi những đồng đội khác đều mang thương tật, mặc cảm với hòa bình... Không phải không có lý khi nhiều người cho rằng Bảo Ninh bi quan, bế tắc, khi tác giả đã để cho nhân vật của mình phát ngôn như sau: - “Hừ, hòa bình, mẹ kiếp, hòa bình chẳng qua là một thứ cây mọc lên từ máu thịt bao nhiêu anh em mình, để chừa lại chút xương... nền hòa bình này, tôi thấy hình như các mặt nạ người ta đeo trong những năm trước rơi hết... Mặt thật bày ra gớm chết”. Như trên đã nói, Kiên là kiểu nhân vật “bệnh lý” - một “di chứng của thời đại trước”. Với Kiên: “Tương lai đã nằm lại ở phía xa rồi... Kiên có cảm giác không phải mình đang sống mà đang mắc kẹt ở trên cõi đời nay”. Bi kịch của người lính sau chiến tranh là chỗ đó. Ở chỗ, họ không thể dung hòa với thực tại. Cuối tác phẩm hai nhân vật chính Kiên và Phương đều bỏ đi, mỗi nhân vật là mỗi kiểu chối bỏ thực tại... Vậy bức thông điệp của Nỗi buồn chiến tranh là gì, nếu không phải đó chính là sự phản ứng của Bảo Ninh đối với những mặt trái của xã hội Việt sau chiến tranh? Tính chân thực của tác phẩm là ở đó. 5. Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã vượt lên một số nhà văn cùng thời về kỹ thuật tiểu thuyết... Nỗi buồn chiến tranh đã chứng tỏ một cây bút tiểu thuyết sắc sảo, có chiều sâu. Trong tác phẩm này, người đọc bắt gặp kiểu nhân vật Bệnh lý của Dostoievski, thủ pháp độc thoại nội tâm và dòng ý thức của Faulkner, bút pháp gián ghép điện ảnh của M.Duras... Nhưng, thủ pháp đậm đặc nhất trong Nỗi buồn chiến tranh là thủ pháp độc thoại nội tâm. Thủ pháp này chi phối hàng loạt các vấn đề xử lý nghệ thuật trong văn bản... Các phương thức lưu chuyển, dồn nén, kéo căng không - thời gian và đặc biệt kiểu kết cấu phi logich đều tuân thủ nguyên tắc nghệ thuật này. Toàn bộ tác phẩm được tái hiện qua dòng kí ức của nhân vật Kiên. Những mảng kí ức lộn xộn, lắp ghép, đan xen, bấn loạn... Tất cả ùa về, ứ đầy, đông cứng, nghẹn tắc trong thế giới nội tâm nhân vật. Nhân vật dường như không tồn tại trong không thời gian thực, cuộc sống của Kiên đã dồn vào quá khứ, bị quá khứ chiến tranh níu giữ, bào mòn, gặm nhấm... Nó ám ảnh Kiên trong giấc mơ, trong những trang viết, trong sự bấn loạn của trực giác, vô thức của những cơn thần kinh kích động. Trong tâm thức của Kiên luôn ứ đầy những địa danh thảm khốc của cuộc chiến: đó là Truông gọi hồn, Đồi xáo thịt, là những nghĩa địa dày đặc với những bóng ma, những tiếng cười, tiếng hú ghê rợn, man rợ... Với kỹ thuật đồng hiện thời gian, gắn với thủ pháp gián ghép điện ảnh: đan xen những mảng màu tối sáng, những cơn mê sảng, thức tỉnh của nhân vật, tác giả đã đưa người đọc vào những màn sương mù, những cơn thác loạn của ký ức chiến tranh. Chọn kiểu nhân vật “bệnh lý” và đặt nhân vật vào những “mê trận” ký ức đó, Bảo Ninh đã soi chiếu nhân vật từ nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau: Đó là con người vô thức và hữu thức, tâm hồn và thể xác, bản năng và tâm linh... Giá trị nhân bản của tác phẩm chính là cái nhìn chân thực, đa chiều này. 6. Theo tôi, một cuốn tiểu thuyết thú vị, là cuốn tiểu thuyết tạo sự khiêu khích và có khả năng đối thoại với bạn đọc. Nỗi buồn chiến tranh có thể xem là một tác phẩm như vậy. Tính chất đa âm, đa tầng của nó đã tạo ra vô số thông điệp về con người và cuộc sống. Đặc biệt, Nỗi buồn chiến tranh đã xoáy sâu vào người đọc nỗi day dứt về thân phận con người trong chiến tranh. Lớn hơn thế, đó là bức thông điệp đối với toàn nhân loại: Chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa cũng gây nên mất mát, đau thương. Giá như, Bảo Ninh tinh tường và cao tay hơn nữa ở đoạn kết, chắc Nỗi buồn chiến tranh còn đi xa hơn. Cuối tác phẩm, nhân vật tôi - nhà văn, người chép lại toàn bộ bản thảo của Kiên đã thay nhân vật phát ngôn về cuộc sống (xin xem tác phẩm tr.342). Tôi nghĩ, sự tối kị nhất của một người cầm bút là nói thay nhân vật. Nhà văn cần phải biết tàng hình, biết ẩn chìm, phải dồn toàn bộ tư tưởng, quan điểm của mình vào tiếng nói nhân vật. Nam Cao, Doistoievski... là những nhà văn như vậy. Tất nhiên, đây không phải là nội dung bàn luận trong bản tham luận này. Cũng phải nói thêm rằng, trong lần xuất thứ bản thứ hai, tác giả đã thay nhan đề tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh thành Thân phận tình yêu. Tôi nghĩ, nên giữ nguyên nhan đề lần đầu sẽ hay hơn, đúng với tinh thần tác phẩm hơn. Trên hết, tôi vẫn đánh giá cao Nỗi buồn chiến tranh. Với tác phẩm này, Bảo Ninh là nhà văn xuất sắc trong lãnh địa tiểu thuyết và trong lĩnh vực của đề tài hậu chiến. Nỗi buồn chiến tranh đã đưa Bảo Ninh đến gần với kỹ thuật tiểu thuyết của phương Tây hậu hiện đại. Nỗi buồn chiến tranh đến từ đâu Hình như, xin lỗi các bạn vì sự liên tưởng hơi có vẻ triết lý này, quá khứ là thứ nặng nề nhất và cũng quý giá nhất mà con người phải mang theo trong suốt cuộc đời. Người ta không thể trốn đi đâu để thoát khỏi những ám ảnh của dĩ vãng, và nếu người ta có thể vứt bỏ quá khứ dễ dàng như vứt bỏ chiếc bị đeo vai thì cuộc sống cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Con người không có quá khứ cũng chẳng có tương lai, ngay cả hiện tại cũng không có nốt, bởi vì anh ta không sống, anh ta chỉ tồn tại. Vậy mà, chúng ta đang cố tình quên đi quá khứ. Người ta không thích nhắc tới hai từ đó nữa: chiến tranh. Đã có quá đủ chiến tranh cho người Việt Nam. Mỗi một ngày, người ta nhìn lớp trẻ và tự nhủ: con sẽ lớn và con sẽ quên! Quên đi tất cả. Quên đi để sống. Nhưng ở một góc nào đó sâu thẳm trong tâm hồn, quá khứ vẫn thức, vẫn sống động, quẫy đạp, day dứt... Có lẽ chính vì thế mà đối với những người như Bảo Ninh, mặc dù chiến tranh đã kết thúc được hai chục năm, thì chiến trường câm lặng trong lòng những người lính vẫn chưa được một ngày im tiếng súng, và ngày chiến thắng hãy còn xa lắm. Chiến tranh không mang khuôn mặt phụ nữ, không mang khuôn mặt trẻ em, và nói chung không có bộ mặt con người. Cho đến tận khi nào con người chưa biết sợ bộ mặt khủng khiếp của chiến tranh thì ngày chiến thắng hãy còn xa lắm. Và trên tất cả các sắc cờ, màu máu bao giờ cũng chỉ là một! Bao nhiêu năm qua, người ta cố tô điểm để chiến tranh có một bộ mặt dễ coi. Và tôi bỗng thấy sợ. Tôi sợ sẽ đến ngày, các thế hệ khác của Việt Nam sẽ chỉ biết đến chiến tranh với những hồi kèn chiến thắng, tiếng đại bác gầm thét, đồn thù sụp đổ, lớp lớp chiến binh ào ạt xông lên. Và "đường ra trận mùa này đẹp lắm"... Họ sẽ không bao giờ biết đến thảm họa mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu suốt ba mươi năm, họ sẽ không bao giờ còn nhớ những mất mát, đau thương mà mảnh đất này phải gánh chịu, mảnh đất mà số phận nghiệt ngã nào đã biến thành "bãi chiến trường bốn nghìn năm gươm khua, ngựa hí quân reo"? Và - như Satana đã nói - những kẻ cố tình quên đi quá khứ sẽ có nguy cơ mắc lại sai lầm của quá khứ một lần nữa. Nỗi buồn chiến tranh, bởi vậy, là khúc bi ca tha thiết, sâu thẳm, mênh mang buồn về "một cuộc chiến tranh chưa hề được biết tới", là hồi chuông sầu thảm nhắc nhở con người. Hãy nhớ, đừng quên. Hãy "nhớ lại và suy nghĩ"! Tác phẩm là tiếng thở dài "nhớ nhung, thương tiếc, cay đắng, ngậm ngùi", gợi lại nỗi đau của tất cả những nàng vọng phu, những người lính "trấn thủ lưu đồn" miền biên viễn xa xôi, của cả lời thơ nặng trĩu nỗi buồn ngàn năm: "Túy ngọa sa trường quân mạc vấn Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi" (Lương châu từ - Vương Hàn) Nỗi buồn chiến tranh không phải chỉ là một tác phẩm viết về chiến tranh. Bản thân tiểu thuyết đã là một cuộc chiến tranh, một thảm họa chiến tranh, một thế giới chiến tranh thu nhỏ nằm trong bi kịch vĩ đại của Một Con Người. Hình như, sáng tác của Bảo Ninh có cái gì đó rất gần gũi với Vasin Bukov, Rasputin của Nga hay Oliver Stone và Bradley của Mỹ. Số phận của họ cũng rất giống nhau. Cùng là những nhà văn - trung úy trẻ măng, từ nhà trường bước thẳng vào chiến trường, và "mỗi một người bị chiến tranh chà nát theo một kiểu riêng". Trong tác phẩm của mình, họ tái hiện lên một cuộc chiến tranh của riêng họ, nhiều khi hoàn toàn khác với cuộc chiến tranh chung, hay chính xác hơn, hoàn toàn khác với những cái mà người ta tưởng tượng về cuộc chiến tranh chung. Nhưng như Bảo Ninh đã viết: "chúng tôi có chung một nỗi buồn, nỗi buồn chiến tranh mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt trên đau khổ". Và tự thủa xa xưa, giữa những con người đó với nhau đã hình thành một quan hệ trìu mến. Họ cùng là những nô lệ của xúc cảm, cùng xao xuyến vì một ngọn lửa chung, cùng nhỏ những giọt nước mắt đàn ông mặn chát, hiếm hoi, những giọt lệ đắng cay u buồn và hân hoan khi tận mắt chứng kiến tình người bị hủy hoại và hồi sinh trong chiến tranh. Chính vì vậy, ngay cả lời hát rùng rợn "chân trời chết chóc mở ra mênh mang, vô tận những nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nhô tựa sóng cồn", những thảm cảnh bên bờ sông Sa Thầy, ở Đắc Tô cũng chỉ là lớp vỏ của cuộc chiến tranh. Cuộc chiến tranh khủng khiếp thật sự là cuộc chiến tranh trong lòng mỗi một người lính ở cả hai phía chiến tuyến, cuộc chiến day dứt giữa cái Thiện và cái Ác, là sự giằng xé khôn nguôi của lương tâm khi người ta buộc phải bóp cò để tồn tại, khi trong tiếng rít của đạn tiểu liên con người phải quên đi tiếng gọi của trái tim, nếu không sẽ "điên lên hoặc chết rũ vì khiếp sợ". "Người ta sinh ra không phải để làm lính", đó chính là điều bi thảm nhất cho những thanh niên như Kiên. Nhưng chiến tranh như một bệnh dịch khủng khiếp không thể trốn khỏi. Quay cuồng trong chiếc máy xay thịt khủng khiếp, họ đã thấy thần Mars không chỉ gieo rắc và gặt hái cái chết mà còn hủy hoại cả tâm hồn của những người đang sống. Và sau ngần ấy năm trời, đôi tay ngập trong máu đỏ, họ cay đắng hiểu rằng, họ "chả trở lại thành người được nữa đâu", rằng chiến tranh không chỉ cướp đi tình yêu, tuổi thanh xuân, mà còn dày xéo cả tâm hồn của họ. Năm tháng chiến tranh và những trận đánh, những hi sinh mất mát đã phủ lên trái tim của Kiên và những người như anh trăm nghìn vết sẹo, nhưng vết thương của trái tim vẫn không thôi rỉ máu. Từ đâu đó sâu thẳm trong tâm hồn, lương tâm bị chôn chặt nhưng vẫn không ngừng quẫy đạp đòi ra. Nhưng trên cái nền máu và xác chết dày đặc trong các trang sách của Nỗi buồn chiến tranh vẫn vang lên khúc ai ca ca ngợi sự bất diệt của tình người, "vĩnh viễn tình người". Tình người hiện lên trong trang sách của Bảo Ninh không chỉ là những hi sinh vĩ đại mà bình dị "chết cho đồng đội của mình sống", là những mối tình tuyệt đẹp của Kiên và Phương, của những người lính trong tiểu đội trinh sát với những cô gái giữ kho, mà trước tiên ở chính nỗi day dứt khôn nguôi của lương tâm những người lính chiến trước cảnh bắn giết triền miên trong chiến tranh, dù cho đôi khi họ phải trả giá cho những giây phút do dự đó bằng chính sinh mạng của mình. Hàng vạn, hàng triệu người đã ngã xuống cứ như chưa hề được sinh ra trên đời, cuộc sống giống như một "candle in the wind" (Elton John), mà mỗi một người trong số họ đều có thể là một nhà thơ, một nhạc sĩ, một nhà kiến trúc tài ba. Và cái tiếng gọi thảm thiết của Phán giữa màn mưa "Ngụy ơi, Ngụy ơi, mày ở đâu?" là một trong những trường đoạn hay nhất và cũng đau buồn nhất của tác phẩm. Kiên đã hiểu được rằng, "chiến tranh không thiêu được gì cả", nó có thể vò xé tâm hồn con người, nhưng không thể biến tất cả họ thành những cỗ máy bắn giết không tim. Nhưng như vậy thì nỗi buồn chiến tranh bắt nguồn từ đâu? Mặc dù, đối với Kiên "đau buồn là một thể nguyên khối suốt cuộc đời, liền một mạch từ thời thơ ấu, qua chiến tranh đến tự bây giờ", nhưng có lẽ, nỗi buồn chiến tranh đã bắt đầu từ những linh cảm kỳ lạ của Phương. Chính cô, với sự mẫn cảm đặc biệt mà tạo hóa đã phú cho phụ nữ mới dự cảm được nỗi bất hạnh khủng khiếp lớn lao đang tới gần. Trong khi những thanh niên như Kiên hăm hở đi vào cuộc chiến, "say mê cuộc chiến tranh đến đứng ngồi không yên" thì bằng nỗi "tiên cảm đau xót" của mình, người phụ nữ trong cô hiểu rằng "đã mất hết", rằng "trên thế giới này, từ nay, ngọn gió phũ phàng nào sẽ thổi". Không ai hiểu được những suy nghĩ của cô, ngay cả Kiên, cũng như anh đã không hiểu được chân lý giản đơn và cổ xưa như trái đất mà người dượng đã cố truyền lại cho anh trước khi anh ra đi: "Nghĩa vụ của một con người trước Trời đất là sống chứ không phải là hi sinh nó, là nếm trải sự đời một cách ngành ngọn chứ không phải là chối bỏ nó". Và cô, cũng như dượng, như cha Kiên, mãi mãi là những con người "lạc thời và lạc loài". Cô đơn vì không ai hiểu, họ lặng lẽ và đau xót nhìn những người thân yêu của mình bị cuộc chiến tranh cuốn đi. Thấy trước được số phận mà không thể thay đổi nó, đó là điều bi thảm của những tâm hồn nhạy cảm. Chỉ có chiến tranh với những bất hạnh của nó cũng như vì được hưởng "những giọt cuối cùng sót lại của tình người" mới giúp Kiên hiểu được thực chất của những gì đang diễn ra quanh anh. Chiến tranh, dù sao đi chăng nữa, cũng là khoảng thời gian khi mọi tình cảm đều bị đẩy lên đến cực điểm. Chính vì đã quen với điều Phi lý vĩ đại, các Ác vĩ đại, cũng như cái Thiện vĩ đại trong chiến tranh, người lính không thể chịu đựng được "đời sống thường nhật tối tăm, bơ phờ, và chán ngấy" khi phải chen vai thích cánh với "đời sống thị dân không ký ức, không ước mơ" của thời hậu chiến. Trong khi đó, đêm đêm, "vô vàn những ám ảnh... hùa theo nhau thức cả dậy... các tử thần xanh tái lỗ chỗ vết đạn cúi xuống như muốn soi bóng vào giấc ngủ của anh". Cả quá khứ và tương lai chèn ép anh ở cả hai phía đến nỗi hoàn toàn không có chỗ cho hiện thực nữa. Sợ hãi trước viễn cảnh của một cuộc sống mà "niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ đều cùn mòn, nhạt nhẽo và vô ích", anh quay đầu chạy ngược trở lại với quá khứ. Và mặc dù anh tưởng mình đang trôi theo dòng thời gian, thực ra Kiên chỉ còn sống bằng hồi ức. Bởi vì tất cả đã quá muộn. Tâm hồn anh đã "mãi mãi ngưng bước lại ở những ngày tháng ấy" còn cuộc sống hiện tại chỉ còn là những mộng mị, ảo giác triền miên, cheo leo giữa hai vực thẳm không đáy của cái không tồn tại, và "niềm nuối tiếc không nguôi cứ mãi hoài thổi trong đời". Nỗi buồn của anh là nỗi buồn mênh mang trước thân phận nhỏ bé và hữu hạn của con người trước cái vô tận của thế giới, trước sự bí ẩn của cuộc sống và cái chết, nỗi buồn "tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất tri lai giả", là nỗi day dứt trước sự bất lực của con người trước sự nhận thức chân lý, và câu hỏi câm lặng không lời giải đáp: "vậy thì tại sao người ta lại đánh nhau và chiến đấu với nhau, khiến cho máu đổ và nước mắt tuôn trào, khiến cho người nào cũng cho mình là phải và kẻ khác là trái? Vậy thì đâu là chân lý và ai là người có quyền thốt ra chân lý?" (Aitmantov - Đoạn đầu đài). Người ta bảo bản thân sự thật thường cay đắng hơn những hồi ức được viết ra, nhưng nhân vật chính của Nỗi buồn chiến tranh cứ lặp đi lặp lại một quyết tâm, một lời thề thôi thúc "Phải viết, phải viết thôi". Chìm trong "nỗi cô đơn không phải của riêng anh mà của cả đám đông", trở thành tù binh của quá khứ, Kiên chỉ tìm thấy sự giải thoát trong sáng tạo. "Viết để quên đi, viết để nhớ lại... như là tự tước vụn trái tim mình, như là tự lộn trái con người mình ra". Viết là một cách để đương đầu với cái chết, bởi vì "anh sáng tạo nghĩa là anh giết chết cái chết" (V. Hugo). Đối với anh, viết là một cứu cánh, để chứng minh sự tồn tại của mình trên đời và cũng để hồi sinh lại những con người, những xúc cảm đã chết một lần trong chiến tranh, và ngày nay lại chết một lần nữa trong thời hậu chiến. Xuyên suốt cuộc chiến tranh, đi qua cả những ngày tháng hòa bình "tù đọng, ngột ngạt" là tình yêu kỳ diệu của Phương và Kiên, tình yêu với biết bao dự cảm đau buồn và chua chát, nhưng vẫn ngời lên thứ ánh sáng trong suốt, rực cháy cuồng nhiệt. Phương, đối với Kiên, tượng trưng cho những gì trìu mến và thân thương nhất trong cuộc đời, là người tình, là người mẹ chân chính chở che, đùm bọc mà anh không bao giờ có, là người chị, người em gái... Là tất cả thế giới kỳ diệu của phụ nữ, của tình yêu. Tất cả những Hạnh, Lan "đồi mơ", Hiền... các mối tình thoảng qua hoặc chưa bao giờ kịp tới chỉ là những biến dạng cuộc tình của anh với Phương, hay nói một cách khác, chỉ là cách anh lần tìm theo những dư âm mối tình đã mất của mình. Phương ra đi, có lẽ vì nàng hiểu rằng đó là cách tốt nhất để gìn giữ trong nhau những kỷ niệm đã qua, tạo nên trong nhau những "vùng chưa hề có", và như vậy, đối với anh, nàng vĩnh viễn là người tình lý tưởng, "vĩnh viễn ở ngoài thời gian, vĩnh viễn trong trắng" là phần vô hình của quá khứ và hi vọng cuối cùng níu kéo anh lại trên đời. Nàng sợ phần vật chất thô kệch của hiện tại sẽ dày xéo tan nát những tâm tưởng kỳ diệu của cả hai người. Phương ra đi, nhưng tình yêu thì vẫn còn đấy, như ngọn gió "mãi hoài thổi trên đời". Nỗi buồn chiến tranh là hòa âm tuyệt diệu của những giọng nói đa thanh, nhưng trên hết, vẫn là tác phẩm bỏ ngỏ của một nhà văn vô danh. Đúng vậy, bởi Kiên của thời hậu chiến chỉ còn có cái tên, chỉ còn là "nhà văn của phường". Dường như, tất cả những gì là Kiên của ngày xưa anh đã đánh rơi trong chiến tranh. Và cũng như Proust "đi tìm thời gian đã mất", Kiên cũng đi tìm lại cuộc chiến tranh đã mất của mình. Đối với anh, "muôn thủa chỉ có một cuộc chiến tranh kia, một cuộc chiến tranh mãi mãi ám ảnh, mãi mãi đè nặng... và tất cả những gì bị chiến tranh nghiền nát thì dư âm lại bền lâu, bền lâu hơn tất cả những tàn tích chiến tranh và chinh chiến". Thực ra đó chỉ là cố gắng tuyệt vọng nhằm "vật chất hoá" cái phi vật chất là quá khứ. Anh đã vẽ nên cả một giấc mơ tràn đầy những đợt sóng của xúc cảm. Nhưng quá khứ là thứ đâu còn nằm trong quyền lực của con người, ký ức lại vốn vô hình, nên những hình bóng mờ nhạt hiện lên trên "cả một núi giấy", đối với Kiên chỉ là những phiên bản mờ nhạt, đứt đoạn của ký ức. Cuộc tìm kiếm những mảnh đời bị đánh mất của anh thất bại, cho nên cả cuốn tiểu thuyết trở thành một nỗi buồn, "một nỗi buồn nguyên khối". Tác phẩm là khối nguyên liệu quý mà bàn tay người nghệ sĩ bất lực không tạo nên được một tác phẩm như ý muốn. Kiên biết anh có thể tạo nên một tác phẩm vĩ đại từ khối nguyên liệu đó, "tác phẩm của cả đời" như chữ dùng của Olga Becgon, nhưng cũng linh cảm được sự thất bại của mình. Nỗi buồn chiến tranh, vì vậy, là một nỗi buồn day dứt, dang dở. Nhưng nó cuốn hút người đọc chính trong cái dang dở, cái chưa định hình ấy, bởi tác phẩm không chỉ bao gồm những gì mà nhà văn đã làm mà còn tiềm ẩn những gì nhà văn định làm. Nhà văn không tái tạo hiện thực, anh đã gợi được cái hồn, cái chất hư ảo kỳ bí của hiện thực, của nỗi buồn, như Rodin đã tạo nên một Bandac - thiên thạch tuyệt vời (Tượng Bandac - Lê Đạt). Tôi nghĩ, chính nỗi buồn ấy là cội nguồn, là chiếc nôi của sự sáng tạo, nó cũng giống như thiên thần hộ mạng cho những người cầm bút. Chính nỗi buồn gìn giữ sự trong sáng và giản dị của xúc cảm, giúp con người lắng đọng những nghĩ suy để tìm ra chính bản thân con người mình. Đó chính là những khoảng lặng im cần thiết cho tâm hồn. Và như ai đó đã nói, chính bản thân nỗi buồn đó cũng có một vị ngọt ngào, một ánh sáng riêng. Bởi vậy, Kiên có lẽ "vô cùng hạnh phúc trên con đường hướng mãi về quá khứ. Không bị sự lãng quên xói mòn, tâm hồn anh mãi mãi được sống trong mùa xuân của những tình cảm mà ngày nay đã mai một hoặc biến tướng". Và cũng không cần phải chờ đến ngòi bút của nhà văn, tác phẩm tự nó được viết ra, dòng nối dòng, nó tự chọn lấy số phận cho mình, tự định hình, thậm chí tự biến đổi cả về chất, "tạo nên trong ký ức của Kiên những vùng không gian mới, những vùng quá khứ chưa từng có". Những hồi ức của Kiên, cứ bồi lên từng lớp, từng lớp một trong tâm hồn anh, cũng như loài trai hoài thai viên ngọc, để cuối cùng tạo thành một "nỗi buồn nguyên khối". Nhà văn vô danh ra đi, thiên mệnh bí ẩn của anh đã hoàn thành, nhưng cũng như chàng Trương Chi thủa nào với "nỗi buồn mang xuống tuyền đài chưa tan", tác phẩm của anh vượt qua ngọn lửa trong lò, vì "bản thảo không bao giờ cháy" (Bulgakov), để đến với độc giả, và chúng ta bàng hoàng thấy tác phẩm hiện ra "trong một cấu trúc hoàn toàn khác", hoàn hảo chặt chẽ trong cái động lung linh, uyển chuyển, rất khó nắm bắt được của Nỗi buồn chiến tranh. Nỗi buồn chiến tranh không phải không chịu ảnh hưởng của một số tác phẩm khác, trong đó đặc biệt là các sáng tác về chiến tranh của E. Remarque - Thời gian để sống và thời gian để yêu, Bia mộ đen và nhất là Phía tây không có gì lạ. Có đôi lúc, Bảo Ninh không tránh khỏi vay mượn ý tưởng, chẳng hạn như câu chuyện của Phán về cuộc tao ngộ bi kịch giữa hai người lính, để cuối cùng anh lính giải phóng cuống cuồng đi tìm người lính ngụy bị thương giữa màn mưa. Nhưng có lẽ ảnh hưởng của văn học "dòng ý thức" ảnh hưởng sâu sắc nhất tới sáng tác của Bảo Ninh. Người đọc vốn quen thuộc với những tác phẩm nguyên vẹn, có đầu có cuối sẽ ngơ ngác khi lần đầu tiên lạc vào chốn "mê lộ" của Nỗi buồn chiến tranh, chới với lọt thỏm trong những khe nứt bất ngờ của mạch chuyện, của những khoảng thời gian đổi chiều liên tục, bởi vì "trang nào cũng có thể là trang đầu, trang nào cũng có thể là trang cuối". Những hình ảnh hư ảo, vô vàn những giấc mơ, ẩn ức kỳ lạ khó hiểu cứ trải dài và trở đi trở lại trong tác phẩm khiến chúng ta khó nắm bắt ngay được nội dung của nó. Nỗi buồn chiến tranh là cả một thế giới động, và câu chữ chỉ tạo nên phần vật chất làm điểm dừng cho những kênh xúc cảm, những phần phi vật chất mà tác phẩm đã gợi nên. Những âm điệu du dương của những câu văn như những lời thơ cứ đưa dần ta vào một giấc mộng buồn bã da diết, vào sâu trong tâm thức con người, vào thế giới kỳ ảo của cõi vô thức, khi trong một phần ngàn giây kết đọng cuộc sống của cả một đời người, còn trong cuộc sống của một con người lại "hàm chứa cả một thế giới, một thời đại, một lịch sử". Và đằng sau nó là bóng dáng mù mờ của cái chết, kỳ bí, tối thượng, sâu thẳm như bóng đêm, ẩn chứa vô vàn những tiền kiếp, những bí ẩn phía sau cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà người ta coi Nỗi buồn chiến tranh là một trong những tác phẩm hay viết về chiến tranh, "cuốn tiểu thuyết tình yêu xót thương nhất" (Đỗ Đức Hiểu - Đổi mới phê bình văn học). Tác phẩm đã tạo nên những huyền thoại, trong khi bản thân nó cũng là một huyền thoại. Lặng lẽ, nhưng không vì thế mà kém thuyết phục, tác phẩm tự chọn cho mình một số phận, tạo thành một điểm nhìn hoàn toàn mới về một miền quá khứ chưa hề xa xôi. Hà Nội 30.4.1995 Nguyễn Thanh Sơn VÀI NÉT VỀ CÁI CAO CẢ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU 1975 Xuất phát từ sự thay đổi hệ hình giá trị ở một bối cảnh xã hội – văn hoá mới, văn xuôi Việt Nam sau 1975 ngày càng cho thấy sự đa dạng của các phẩm chất thẩm mĩ. Sự đa dạng đó, một mặt là sự phong phú của các phạm trù thẩm mĩ; mặt khác, là ở sự tương tác, chuyển hoá giữa các phẩm chất thẩm mĩ. Trong vận động đa dạng ấy, cái bi và cái hài hước chiếm vị trí chủ đạo. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa rằng cái cao cả, một dạng phẩm chất từng toả sáng mạnh mẽ trong văn học cách mạng 1945 – 1975, không còn xuất hiện. Cái cao cả, hình tượng người anh hùng vẫn được văn xuôi thể hiện như một giá trị không thể thiếu được trong cuộc sống ngày càng phồn tạp, tất nhiên những giá trị này đã biến đổi trong một hệ thống thẩm mĩ không còn như trước. PHẠM TUẤN ANH Cái cao cả trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 có những điểm kế thừa từ những phẩm chất cao cả của văn học cách mạng 1945 – 1975, ngay cả khi chúng ta xem xét các sáng tác từ 1986 trở đi. Trong văn học sử thi, con người cá nhân “siêu việt tồn tại hữu hạn của mình để tự khẳng định mình trong sinh mệnh vô hạn của Tổ quốc, nhân dân, tập thể, đoàn thể, tiến bộ, lí tưởng(1) đã tạo nên một cục diện thẩm mĩ nguyên phiến phù hợp với “trạng thái sử thi của thế giới”. Cái cao cả đã hiển hiện trọn vẹn trong tính lí tưởng hết sức đặc thù của một dân tộc đang vượt lên bằng tất cả sức mạnh ý chí quật cường để dành chiến thắng. Con người trong cái nhìn sử thi đã tự nâng mình lên, đồng nhất mình với những phạm trù lớn lao. Con người quần chúng chính là sản phẩm của quá trình đồng nhất đó. Chiều kích của con người cá nhân đã được thay thế bằng chiều kích lí tưởng của Tổ quốc, nhân dân, giai cấp, lí tưởng cách mạng,… Hình tượng cao cả của văn học cách mạng như thế đã tạo ra một hiệu quả tác động thẩm mĩ đặc thù. Người tiếp nhận, những cá thể, cũng tự đồng nhất, tự đặt mình vào trạng thái vĩ đại, siêu việt. Nói cách khác, cá thể với sự hữu hạn của mình không thể tri nhận trọn vẹn được những phạm trù trừu tượng mà vĩ đại, song hứng khởi sử thi với sức mạnh cuốn hút của nó đã khiến con người cá nhân hoà mình vào cái lớn lao như một cuộc “lột xác” màu nhiệm. Con người hân hoan khi phát hiện thấy trong cái chung phẩm chất cao cả của mình. Trong văn xuôi đổi mới sau 1975 cũng không hiếm những hình tượng cao cả như thế. Cánh đồng phía Tây của Hồ Phương, Lõm của Sơn Tùng, Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai, truyện lịch sử của Ngô Văn Phú, kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường,… vẫn âm vang chất cao cả sử thi như những giá trị bất diệt, trường tồn. Hồ Phương viết về chiến dịch Điện Biên lịch sử với những người anh hùng như Dũng, Nguyệt Lệ, Lanh, Noãn, Hoàng, Minh,… Câu chuyện tình yêu dang dở của Dũng và Nguyệt Lệ đan cài với cái khốc liệt của bom đạn chiến tranh càng tô đậm thêm vẻ đẹp anh hùng của những con người đang hiến dâng tất cả cho chiến thắng của dân tộc. Tình yêu của họ rất đời thường song cũng rất đỗi phi thường. Hồ Phương cũng đã dựng lên những tượng đài đẹp đẽ về sự dũng cảm của người chiến sĩ. Sau khi đã bị thương, một người đã mù mắt và một người dập nát cả hai tay, Minh và Hoàng đã dựa vào nhau để chiến đấu: “Cứ như thế, hai người chiến sĩ, một mù, một què cùng dựa vào nhau chiến đấu. Họ tiếp tục giữ vững mẩu chiến hào còn lại. Họ đang vẽ lên một quang cảnh mà có lẽ mãi mãi về sau này, đời đời con cháu ta sẽ còn nhắc, như nhắc lại những huyền thoại tuyệt vời của dân tộc…”. Tác giả cũng cho chúng ta thấy vẻ đẹp của đoàn quân vào trận qua con mắt vốn đã thấm đủ những đắng cay, thù hận của Dũng: “Anh đứng ở một ngã ba chiến hào, ngắm nhìn các đơn vị bạn rầm rập chạy qua. Các chiến sĩ đều khoẻ mạnh, hăm hở, trang bị hết sức gọn gàng. Đúng là một đội quân thiện chiến. Nhìn mà sướng mắt. Người nọ tiếp người kia, đơn vị này nối đơn vị khác cùng ào ạt, phăng phăng, xé bùn nước vượt lên. Dũng bỗng có cảm tưởng mình đang đứng xem một cuốn phim chiến trận tuyệt vời nào đó. Trong lòng anh dào dạt những cảm xúc mãnh liệt. (…) Có lẽ cả đời chiến đấu của Dũng chưa bao giờ được chứng kiến một quang cảnh đẹp đẽ, hùng tráng đến thế này…”. Khoái cảm cao cả là một trạng thái có thực của tâm lí con người nói chung. Ở đó khát vọng được thoả mãn. Lõm của Sơn Tùng có đoạn kể về cuộc đối thoại giữa Điệp và Thuỳ Phương, hai cô gái ăn chơi ở đất Sài Gòn nói về sự cảm phục đối với cái cao thượng của người chiến sĩ giải phóng: “- Em đã thất vọng, hoàn toàn mất lòng tin. Em ngờ vực khinh hết trọi mọi đàn ông có chức tước. Nhưng từ tối qua tiếp xúc với người đàn ông đào binh này, một người đồng hương với chị, gốc Bắc, đã làm đảo lộn mọi sự suy nghĩ của em. Em đâu ngờ một người đã nhịn đói mấy ngày liền mà ngồi trước bàn ăn, có nhiều món ăn ngon, hai mắt vẫn dửng dưng gắp ăn từ tốn.Người nào coi miếng ăn là nhỏ, người đó sẽ làm nên việc lớn cho đời. (…) Rồi lúc đưa ảnh lên giường ngủ, em lại thử ảnh… em vờ lên giường thả mùng, quạt muỗi, sửa lại gối mà trên thân thể em lúc đó chỉ có ba mụn vải. Nhưng ảnh vẫn giữ trong mắt mình ánh sáng lung linh, không một bóng tối phủ xuống”. Điệp đã ngỡ ngàng trước phẩm chất của người chiến sĩ giải phóng và rồi được cảm hoá theo cách mạng. Con người đã tự nâng mình lên khỏi những cái tầm thường để tìm thấy phẩm giá của mình ở những giá trị cao cả. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã đồng nhất cái “tôi” của mình vào sự sống của đất đai xứ sở, vào vẻ đẹp, chiều sâu văn hoá của Huế. Ai đã đặt tên cho dòng sông là một điển hình cho sự đồng nhất này. Cho nên, chúng ta mới được thấy một cái “tôi” tài hoa, tinh tế mà uyên bác Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhập vào sông Hương, vào những trầm tích lịch sử văn hoá lâu đời theo dòng chảy của sông Hương, cái “tôi” ấy đã tìm đến một sự tự biểu hiện cao cả, bền chặt. Con đường khẳng định bản lĩnh, giá trị sống như thế, thời nào cũng cần.Kant cho rằng cái cao cả chỉ “đạt tới những ý tưởng của lí trí” mà không đạt tới “một đối tượng nào của tự nhiên” - và do đó mà không thể nằm trong một hình thức cảm tính nào(2). Hêghen thì phát biểu rằng “ở trong cái trác tuyệt thì sự tồn tại bên ngoài (ở đây bản chất trở thành một đối tượng được chiêm ngưỡng lại bị hạ thấp so với bản chất) và sự hạ thấp nó xuống trình độ một cái gì phụ thuộc”, “so với nó thì yếu tố bên ngoài chỉ làm thành một cái gì phụ thuộc, bởi vì yếu tố bên trong không có mặt ở đấy mà vượt xa ra ngoài phạm vi của yếu tố bên ngoài. Kết quả là đối tượng được miêu tả đó là sự thoát li và sự tồn tại của yếu tố bên trong ở ngoài phạm vi của cái bên ngoài chứ không phải là cái gì khác trở thành đối tượng miêu tả” (ở đây sublime được dịch là cái trác tuyệt)(3).Như vậy, có thể hiểu: 1/Trong tự nhiên và xã hội luôn có những sự vật, hiện tượng với quy mô to lớn, vượt ra khỏi khả năng giác quan của cá thể; 2/Những chiều kích cực lớn trở thành phẩm chất thẩm mĩ cao cả khi con người cá thể tự nâng mình lên, thoát khỏi cảm giác choáng ngợp để có thể cảm nhận được vẻ đẹp của chiều kích đó; 3/Cái cao cả, với bản chất siêu việt của nó luôn là giá trị cần thiết cho sự sống nhân văn của con người, nó nâng đỡ con người, là điểm tựa để con người vượt lên cái hữu hạn, tính bất toàn của thế giới và cuộc đời. Những giá trị cao cả, như thế không bao giờ mất đi ý nghĩa trong cuộc sống của con người.Tuy nhiên, chỉ thấy cái cao cả của Tổ quốc, của sự nghiệp cách mạng, của giai cấp… văn học sẽ dễ lãng quên những giá trị cá nhân, cái cao cả từ những giá trị sống của cá thể. Phản ứng gay gắt, có phần cực đoan của PhạmThị Hoài trong Thiên sứ về chủ nghĩa hiện thực cổ điển và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một biểu hiện cho nhu cầu cân bằng đặt ra cho văn xuôi thời kì mới. Ngô Văn Phú, người say sưa với những câu chuyện lịch sử ngợi ca những tấm gương trung liệt, vẻ đẹp của truyền thống đạo lí (tiêu biểu là ở các truyện trong tập Một đời hoàng phái) có một truyện tên là Nhật kí một chuyện tình. Câu chuyện được kể dưới hình thức nhật kí, một hình thức có hiệu quả trong việc tạo ra niềm tin về cái có thật. Vợ của viên quận trưởng, thiếu tá quân lực cộng hoà đã yêu say đắm anh giải phóng quân: “Em sững sờ! Sao lại có chàng trai xinh đến thế! Gọn ghẽ, thanh thoát. Trong phút cứng nhắc vẫn mềm mại, lịch thiệp. Em đứng trên gác hai nhìn xuống. Anh dẫn chồng em đi… Súng chĩa sau lưng gã, đầy khí thế. Như một người chiến binh kiêu hùng. Chồng em tóc rũ xuống! Còn anh kiêu hãnh… Trời xanh ở phía anh. Em khóc. Lo sợ cả gia đình tan nát. Nhưng em lại thấy mây trắng trên sông đẹp lạ thường. Anh là giải phóng quân đến trong ngày vẻ vang nhất của đời chiến trận”. Sự tương phản giữa một bên tăm tối, bại vong với một bên sáng láng, thắng lợi đã trở thành cấu tứ cho toàn truyện. Cho đến lúc chết, người phụ nữ tha hương nơi đất khách đã sống tủi nhục, ê chề mà vẫn khắc khoải mong ngóng, níu giữ vẻ đẹp ngời ngợi của anh giải phóng quân như một điểm bám víu cuối cùng để được làm người. Số phận bất hạnh của người phụ nữ trong thiên truyện này đã mở ra một cuộc đối thoại về cái cao cả trong muôn mặt đời thường với tất cả những éo le, trắc trở của nó. Sự sống trần trụi, thê thảm và cái cao khiết, lồng lộng, cả hai đều không mất đi, cùng song tồn. Hình thức nhật kí của truyện này nhắc chúng ta nhớ đến hiện tượng Nhật kí Nguyễn Văn Thạc và Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm. Dư luận cồn lên về những dòng ghi chép của những người anh hùng bằng xương bằng thịt, đã hi sinh. Hiện tượng này gợi ra nhiều ý nghĩa. 1/Sự quan tâm của dư luận cho thấy sức sống của những giá trị cao cả. 2/Sự quan tâm của dư luận cho thấy nhu cầu về “sự thật” và trong một chừng mực nào đó là một câu hỏi đặt ra cho khoa học lịch sử cũng như tính chân thật của văn chương. 3/Sự cần thiết của cái cao cả cho cuộc sống mới. Chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Văn xuôi cũng đã có những cái nhìn mới đối với những giá trị cao cả. Dòng chảy của đời sống phồn tạp nhiều khi đã khiến cái cao cả không khỏi bị tổn thương. Nhà văn đã có một quan niệm toàn diện hơn về đời sống. Cái cao cả, do đó cũng được nói đến trong mối liên hệ mật thiết hơn đối với nhân sinh, thế sự. Ma Văn Kháng đã sớm bộc lộ dự cảm về tính nhiều mặt của đời sống đồng thời cũng đề cập đến ý thức giữ gìn cái cao cả trong Mùa lá rụng trong vườn. Bên cạnh nỗi đau của ông Bằng như một sự tổn thương, mất mát không tránh khỏi của vẻ đẹp truyền thống tình cảm gia đình người Việt trong đời sống mới, tác giả cũng đã cho thấy tính vững bền quý giá của vẻ đẹp cao cả thuần khiết, nhuần nhị của Hoài, Phượng. Chính những giá trị tốt đẹp đã được hun đúc qua truyền thống văn hoá lâu đời đã tạo nên một sự cân bằng ấm áp, một niềm tin mới vào nhân phẩm, đạo lí trong một thời cuộc ồn ã, xô bồ. Nguyễn Quang Lập trong Người thổi kèn trom-pet kể về Thuỳ Dương, một nữ diễn viên múa sẵn sàng lên đường ra mặt trận, thực hiện “chuyến đi cùng với ý nghĩa thiêng liêng của nó” đã vĩnh viễn mất đi niềm hạnh phúc được đứng trên sân khấu. Hình ảnh Thuỳ Dương bị mất hai chân hoàn toàn đối lập với sự thành công của chàng trai thổi kèn trom-pet trốn tránh ra mặt trận và thành đạt với rất nhiều huy chương vàng. Hồ Thị Hải Âu cũng có một truyện ngắn cảm động về tình thương của người cha trong một gia đình nghèo. Người con gái hơn bốn mươi tuổi đời mới hiểu hết được cái cao cả trong gánh xương trâu mà người cha nghèo tủi gắng kiếm trong ngày Tết (Gánh xương trâu). Văn xuôi đổi mới sau 1975 đã khai thác những giá trị cao cả của đời sống trong một quan niệm thẩm mĩ mới. Cá thể sống không mặc nhiên đồng nhất mình với cái lớn lao, vĩ đại mà luôn phải đối mặt với cảm giác choáng ngợp, nhiều khi là sự tương phản trớ trêu giữa khả năng hữu hạn của mình với những chiều kích cực lớn, thoát khỏi sự kiểm soát của cá thể mình. Trong Đỉnh lũ của Nguyễn Khắc Phục, sức mạnh của thiên nhiên và sức mạnh của con người là một sự tương phản như thế. Tác phẩm như một minh chứng hùng hồn, sâu sắc cho sự biến đổi cái dữ dội, hoang dã, vô nhân tính của thiên nhiên trở thành những giá trị nhân văn của cuộc sống con người. Lân – nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết hiện thân cho sự vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính bản thân mình để xứng tầm và làm chủ thiên nhiên, biến cái sức mạnh vô biên, lấn át và huỷ diệt tất cả của đỉnh nước lũ trở thành giá trị thẩm mĩ cao cả. Trước thiên nhiên, con người đã phải đánh đổi cả sinh mạng, phải gồng mình lên và nếu không có tập thể, không có sự hợp lực, không có trí tuệ thì mãi mãi con người chỉ là những nạn nhân hay một ẩn dụ cho cái nhỏ nhoi, tội nghiệp của sinh linh. Không phải sự mạnh mẽ nào của con người cũng là phẩm chất cao cả. Trương Đồng mạnh mẽ, duy lí đến tàn bạo cũng chỉ là kẻ cơ hội, sâu mọt, vị thành tích cá nhân. Phó tiến sĩ Tuấn chỉ đẹp đẽ khi hướng sức mạnh của mình tới công việc kĩ thuật còn khi rút về với chức vụ, quyền lợi thì chỉ còn là một kẻ hèn kém chuyên kèn cựa, mưu mô đen tối. Chỉ có ở kĩ sư Lân và những người lao động chân chính, sự mạnh mẽ mới khai phóng thành cái cao cả. Họ đã biến cái không thể đo lường, không thể kiểm soát thành cái có thể đo lường, có thể kiểm soát. Đó cũng là những con người sống trọn vẹn với cả những xúc cảm cùng lí trí của mình trước sự hi sinh của những người công nhân xây dựng, tác giả viết: “Hỡi sông Đà, người uống của chúng tôi bao nhiêu máu trước khi chịu nhả ra dòng điện quý báu cho đất nước gian khổ, đau thương và tràn đầy khát vọng này? Lân lặng lẽ khóc trên đường về. Ngọn đèn sinh mệnh của bố Lân đang leo lét. Anh em Lân đang âm thầm đổ máu và mồ hôi cho mỗi khối bê-tông mọc lên. Ngày mai và niềm hi vọng đã trở thành nỗi khắc khoải, canh cánh bên lòng. Đêm nay, ai ngủ yên được?”. Tác giả triết lí: “Công cuộc chinh phục dòng sông không còn là một hình ảnh ẩn dụ. Sông Đà trở thành một trường học vĩ đại, dạy cho con người học sống, học cách tổ chức cuộc đời mình với những phương tiện hiện thực, những thử nghiệm khốc liệt, những đòi hỏi cấp thiết, những thất bại, những chiến công… phù hợp với quy luật phát triển để hướng tới khát vọng. Hơn thế nữa, con người ở đây phải xác tín sự cân bằng của chính mình, trước khi phá vỡ sự cân bằng vô nhân tính của tự nhiên. Khi ấy, thế giới khách quan sẽ tràn ngập thứ năng lượng được giải phóng trong hình thái nhân tạo mới. Như vậy, có sự cân bằng đồng nghĩa với cái chết, đó là cân bằng giá trị đời sống với tiêu chuẩn thực dụng của tham vọng. Có sự cân bằng đồng nhất với sự đổi mình trong khát vọng và đau khổ, hi sinh, khắc khoải và sự đền bù ấm áp của niềm tin thẫm đẫm màu sắc nhân văn và hàm chứa sức mạnh chiến thắng.”. Có thể coi đây là một triết luận tiêu biểu cho cái cao cả, chủ nghĩa anh hùng mới trong đời sống hoà bình. Cái cao cả đã được nhận thức cùng với sự phát hiện mới về sức mạnh của con người cá nhân, cũng có nghĩa là sức mạnh mới của cộng đồng.Những tấm lòng cao cả thường tạo ra sự ngỡ ngàng cho những suy đoán thông thường của người đời. Điều này càng được tô đậm khi con người được thể hiện ở tư cách cá thể sống với vô vàn những bí ẩn mà lí trí nhiều khi bất lực. Một người phụ nữ đã cống hiến hết tuổi xuân của mình nơi chiến trận lại đã âm thầm chịu đựng hi sinh vì hạnh phúc của người mình yêu (Võ Thị Hảo, Người sót lại của Rừng Cười). Một người phụ nữ nhạy cảm, yêu mến những con chim sẻ vì thấy chúng cũng là những sinh thể sống, cũng có tình yêu thương, mẫu tử đã khiến người chồng vô cảm không thể hiểu nổi, và li hôn vì anh chồng đã đánh con mèo nhỏ tàn nhẫn (Hồ Thị Hải Âu, Khi hoàng hôn bình yên). Trước cái cao cả, con người luôn thấy mình bé nhỏ, bị lấn át. Khi đó, con người phải tự nâng mình lên để chiếm lĩnh. Quá trình tự nâng mình lên ấy có thể diễn ra ở nhân vật như Dũng (Cánh đồng phía tây), Lân (Đỉnh lũ), người con gái (Gánh xương trâu)… Nhiều khi, quá trình tự nâng mình lên ấy không diễn ra trực tiếp trong tác phẩm mà được thực hiện ở hình tượng tác giả hay chính người đọc: Mùa lá rụng trong vườn, Khi hoàng hôn bình yên, Người thổi kèn trom-pet… Ở những tác phẩm như thế, cái cao cả thường được thể hiện trong những tình huống trớ trêu của số phận, những nghịch lí của cuộc đời. Tất nhiên, giá trị cao cả đích thực cuối cùng bao giờ cũng được nhân lên trong thế giới tinh thần của người tiếp nhận, dù tác phẩm có sử dụng theo phương thức nào đi chăng nữa.Như vậy, nghệ thuật có thể xây dựng những hình tượng cao cả trong “cái bình thường hằng ngày” không? Thực tế cho thấy, cái cao cả nếu không thể được biểu hiện cùng với cái trần tục, đời thường thì cũng không khác là mấy so với cái “phi trần thế” của tư tưởng nghệ thuật trung cổ, trong khi, từ đó cho đến nay, lịch sử thẩm mĩ của nhân loại đã trải qua bao thời kì lớn, cái cao cả cũng đã mang những đặc trưng thẩm mĩ khác nhau. Đó là chưa tính đến chuyện cái cao cả có thể được bộc lộ ở nhiều phương diện, tầng bậc khác nhau của cấu trúc nghệ thuật. Có khi, một sự ngưỡng vọng hoang tưởng chỉ đem lại hình ảnh về sự thấp hèn của cái nhìn nghệ thuật. Song cũng có khi, cái méo mó, nghịch dị, hèn mọn, cô đơn,… lại hàm chứa một tầm vóc lớn lao, người nghệ sĩ được tự do trong thể nghiệm cao cả của mình. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải nắm bắt biểu hiện của những thuộc tính vĩ đại, siêu việt ở những góc độ khác nhau, đặt nó trong liên hệ với chiều kích triết học mà hình tượng có thể có.Burke đã nói đến xúc cảm bi kịch khi phân biệt giữa cái đẹp và cái cao cả: “Sở thích là vị thẩm phán chắc chắn của cái Đẹp. Cái Đẹp toát lên từ bản năng xã hội, còn cái cao cả thì toát lên từ bản năng bảo tồn. Nguyên nhân thực sự của cái Đẹp, do đó, là “một cảm giác thích thú tích cực làm nảy sinh tình yêu, đi đôi với sự dãn nhẹ những cơ bắp và thần kinh của chúng ta”. Trái lại, cái cao cả gắn liền với sự căng thẳng, với sự trương lên về cơ bắp và thần kinh. Được gợi ra từ một cảm giác đau khổ tốt lành, cái cao cả gắn liền với cái trống rỗng, cái khủng khiếp, bóng tối, sự cô đơn, sự im lặng”(4)#. Sen-ling cũng từng cho rằng: “một bản tính cao cả chỉ có thể bộc lộ trong đau khổ. Một nhân cách cao cả mang tính bi kịch “kiệt sức do các thế lực của tự nhiên nhưng đồng thời vẫn chiến thắng qua phong thái tinh thần của mình”(5). Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Tuấn trong Không phải trò đùa của Khuất Quang Thuỵ, Quy trong Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, sư già và ông đại tá về hưu trong Sư già chùa Thắm và ông đại tá hưu của Nguyễn Khải, Đề Thám trong Mưa Nhã Nam của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Qúy Ly trong tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Xuân Khánh,... đã tạo nên bản hợp ca mới về chủ nghĩa anh hùng. Đó là những con người cá nhân không thuần khiết, sáng láng, cũng là những bản thể cô đơn trong sức mạnh lí trí của mình, cái lí trí đã gắn bó máu thịt với xúc cảm đời thường.Cái cao cả trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 khẳng định về sự cần thiết của những giá trị lớn lao trong quá trình hình thành nhân cách mới. Những phẩm chất cao cả trong văn học truyền thống đã được nhận thức cùng với những phẩm chất cách tân về giá trị cá nhân, con người đời thường. Với tư cách ấy, con người phải đối mặt với thách thức không nhỏ để có thể trở nên cao cả. Như thế, từ những con người anh hùng trong hai cuộc kháng chiến gian khổ mà oanh liệt trước 1975 cho đến những nhân vật của quá khứ xa xưa đều hiện lên chân thực hơn, toàn diện hơn. Cái cao cả, nhờ vậy cũng giàu sức lay động, lan toả. Nhân vật có thể vượt lên được hoặc không, nhưng chắc chắn độc giả đã có được những tình huống tự cải biến, nâng cao tầm vóc, khắc phục tính hữu hạn của mình để vươn tới những giá trị bất tử. ------------ 1Trần Đình Sử (2001), Văn học và thời gian, NXB Văn học, tr 285. 2 D. Huisman (2004), Mỹ học, NXB Văn hóa thông tin, tr 37. 3 F. Hêghen (1999), Mĩ học, tập 1, NXB Văn học, tr 592 .4 D. Huisman (2004), Sđd, tr 31-32. 5 M.F. Ốp-xi-an-nhi-cốp (2001), Mỹ học cơ bản và nâng cao, NXB Văn hóa thông tin, 200-201. Văn học đề tài chiến tranh, sự thiếu hụt về lực lượng và tác phẩm                                                                  Nguyễn Hữu Quý        Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đã sinh ra đội ngũ nhà văn chiến sĩ hùng hậu và dòng văn học chiến tranh yêu nước mạnh mẽ. Trong Tổng tập Nhà văn quân đội xuất bản năm 2000 tập hợp trên 300 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình từng và đang mặc áo lính. Có những tác phẩm viết về chiến tranh và người lính cách mạng đã ghi dấu son vào nền văn học nước nhà, được bạn đọc nhiều thế hệ say mê. Giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh hoà bình với sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ trên nhiều mặt thì dòng văn học đề tài chiến tranh tồn tại phát triển như thế nào? Đó chính là câu hỏi, mối quan tâm của một bộ phận không nhỏ người viết và bạn đọc hiện nay. 1.Viết về chiến tranh sâu sắc, điềm tĩnh hơn. Nếu như trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ có một dòng chảy từ bên ngoài vào Quân đội những nhà văn, những sinh viên thanh niên có năng khiếu văn chương thì ngược lại khi chiến tranh kết thúc nhiều nhà văn mang áo lính chuyển ra ngoài. Vì thế, đội ngũ nhà văn chiến sĩ ngày càng vơi dần đi. Tuy vậy, hơn 30 năm qua những người viết văn trong Quân đội vẫn tỏ ra khá sung sức trong sáng tác và có những đóng góp nhất định vào sự đổi mới, phát triển của văn học nước nhà. Cũng như nhiều nhà văn khác, những người cầm bút chiến sỹ trong tiến trình đổi mới đã bước qua thời đoạn nhận thức ban đầu với sự suy ngẫm điềm tĩnh, sâu sắc hơn về xã hội và con người. Hơn 3 thập kỷ qua, khuynh hướng hiện thực vẫn là dòng chủ lưu của văn học Việt Nam. Phần lớn các nhà văn Quân đội trong điều kiện mới của cuộc sống và văn học vẫn tâm huyết với đề tài chiến tranh. Đã có độ lùi về thời gian để họ nhìn lại quá khứ một cách tỉnh táo, công bằng, sâu sắc hơn ở nhiều góc độ, phương diện, tầng nấc khác nhau. Cái nhìn về ta - địch cũng không còn phiến diện, sơ lược, cực đoan như trước đây nữa. Xu hướng phản ánh miêu tả cuộc chiến tranh đúng như nó đã xảy ra trở thành phổ biến. Trong ý thức, các nhà văn Quân đội xem việc viết về các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc như là trách nhiệm, tình cảm, sự tri ân với đồng chí, đồng bào nhất là những người đã đổ máu vì nền độc lập, tự do, hoà bình đất nước. Bên cạnh tô đậm thêm, lý giải sâu sắc hơn về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng tập thể cao cả người cầm bút không ngần ngại phản ánh sự hy sinh mất mát to lớn của dân tộc, những sai lầm, khiếm khuyết, những ấu trĩ non nớt của chúng ta ở một thời đã qua. Văn chương thật hơn trong việc miêu tả hành động cao cả hay thấp hèn, những thân phận, cảnh huống trắc trở éo le, những thầm kín bản năng con người... Những trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, Sóng Côn Đảo của Anh Ngọc, Trường ca Sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu, Đổ bóng xuống mặt trời của Trần Anh Thái...cũng như một số tập thơ của Phạm Ngọc Cảnh, Phùng Khắc Bắc, Vương Trọng, Nguyễn Hồng Hà, Đỗ Trung Lai, Lê Thành Nghị...cùng với những tác phẩm văn xuôi như Miền cháy, Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Thời xa vắng của Lê Lựu, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Mây cuối chân trời của Nguyễn Trọng Oánh, Những bức tường lửa của Khuất Quang Thuỵ, Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh, Thượng Đức của Nguyễn Bảo, Ngày rất dài của Nam Hà, Tiếng khóc của nàng Út của Nguyễn Chí Trung, Người về bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh, Cõi đời hư thực của Bùi Thanh Minh...đã phần nào minh chứng cho nhận định trên. Sẽ là thiếu chu đáo nếu ta không điểm danh những nhà văn ở ngoài Quân đội nhưng đã có những tác phẩm viết về chiến tranh sau chiến tranh đầy ấn tượng như Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Trần Văn Tuấn với Rừng thiêng nước trong, Xuân Đức với Bến đò xưa lặng lẽ..(Văn xuôi) Thanh Thảo với Những người đi tới biển, Trần Mạnh Hảo với Đất nước hình tia chớp, Lê Thị Mây với Lửa mùa hong áo (Trường ca).v.v. 2. Cảnh báo về thiếu hụt lực lượng và tác phẩm Điều không khó thấy là lực lượng nhà văn trong và ngoài Quân đội tâm huyết với đề tài chiến tranh đang ít dần đi. Trong Quân đội số nhà văn thế hệ chống Mỹ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Sau khi các nhà văn, nhà thơ Chu Lai, Nguyễn Đức Mậu, Vương Trọng, Anh Ngọc, Lê Thành Nghị, Hồng Diệu, Nguyễn Hồng Hà, Đỗ Viết Nghiệm...nhận sổ hưu thì chỉ còn lại Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Bảo, Khuất Quang Thuỵ, xấp xỉ lục tuần. Thế hệ nhà văn xuất hiện sau năm1975 như Ngô Vĩnh Bình, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Hữu Quý, Trần Anh Thái, Mai Nam Thắng, Hà Đức Hạnh, Bùi Thanh Minh, Nguyễn Bình Phương, Phạm Thanh Khương, Nguyễn Tiến Hải, Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Minh Ngọc, Lê Anh Dũng...tuổi cũng đã trên dưới năm mươi. Còn lại và không nhiều lắm những nhà văn thuộc lớp X70 như Nguyễn Đình Tú, Đỗ Bích Thuý, Đỗ Tiến Thuỵ, Nguyễn Thế Hùng, Phùng Văn Khai, Bùi Như Lan... Những người cầm bút ngoài Quân đội tâm huyết với đề tài chiến tranh vẫn thuộc thế hệ chống Mỹ và sau năm 1975. Chưa có những nhà văn trẻ viết về chiến tranh có uy tín. Bằng chứng là các cây bút thế hệ 7X hoặc trẻ hơn  hình như không mặn mà lắm với đề tài này kể cả họ đang khoác quân phục. Những tác phẩm được bạn đọc chú ý bấy lâu nay của họ không nằm trong đề tài chiến tranh. Có mấy lý do để lý giải hiện trạng này. Đó là, với nhà văn trẻ thì cuộc sống đương đại đang diễn ra từng ngày hấp dẫn họ hơn, văn học đời thường đang chiếm ưu thế. Trở ngại lớn nhất đối với nhà văn trẻ viết về chiến tranh là họ chưa được nếm trải những năm tháng ấy và hiện thực bi hùng của quá khứ xảy ra khi họ chưa sinh hoặc còn bé tẹo đã lùi xa hằng bao thập kỷ. Người viết trẻ cảm nhận về các cuộc kháng chiến của cha anh chỉ qua những dư âm của nó. Tôi tin, những tác phẩm viết về chiến tranh của họ sẽ khác với những gì đã có của thế hệ đi trước, tuy nhiên điều này lại phụ thuộc vào tài năng và tâm huyết của người cầm bút. Người ta lo ngại về sự thiếu hụt đội ngũ cầm bút  kế thừa viết về chiến tranh  là rất có lý. Dòng văn học viết về chiến tranh liệu còn tuôn chảy hay đang vơi cạn khuất lấp dần trước sự bộn bề của cuộc sống hôm nay? Trong khi đó, chiến tranh còn nhiều tầng vỉa để khai thác lắm. Bao nhiêu kỳ tích, con người, sự việc chưa được phản ánh miêu tả, bao nhiêu hy sinh mất mát của đồng chí đồng bào chưa tri ân đủ, bao nhiêu câu hỏi về chiến tranh chưa được trả lời...Món nợ của người viết vẫn còn lớn lắm. Mấy mươi năm qua song phẳng mà nói ta mới chỉ có một số tác phẩm hay viết về chiến tranh, chưa có những tác phẩm lớn tương xứng với sự vĩ đại của 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như những cuộc chiến tranh bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc sau này. Chiến tranh vẫn là một đề tài nóng của văn học. Tôi nghĩ rằng:30 năm, 50 năm hoặc lâu hơn nữa thì sự quan tâm của người cầm bút đối với nó vẫn không hoàn toàn mất đi. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhân loại đến nay vẫn còn nhắc tới Chiến tranh và hoà bình của L.Tônxtôi...và gần gũi hơn những tác phẩm văn xuôi và thơ về chiến tranh của Tố Hữu, Trần Mai Ninh, Chính Hữu, Hữu Loan, Trần Dần, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Minh Châu, Đỗ Chu, Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Sáng, Bảo Ninh, Xuân Đức, Trần Văn Tuấn...vẫn làm cho chúng ta xúc động. Xây dựng đội ngũ nhà văn tâm huyết viết về chiến tranh và cần có những bà đỡ mát tay cho các tác phẩm về đề tài này là một việc cần thiết. Quân đội có giải thưởng Bộ Quốc phòng và các cuộc đầu tư cho sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài chiến tranh cách mạng, Hội Nhà văn có Ban Quốc phòng - An ninh, báo Sài gòn giải phóng có Quỹ Văn học chiến tranh...Tuy nhiên, bấy nhiêu vẫn chưa đủ điều kiện để khơi rộng mở mang dòng chảy văn học viết về chiến tranh và trước mắt chúng ta vẫn còn đó nỗi lo thiếu hụt về lực lượng cũng như  tác phẩm lớn và hay cho đề tài này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTIM HIEU NOI BUON CHIEN TRANH.doc
Tài liệu liên quan